Kinh Đời

“Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng?” – Nỗi oan ngàn năm của Chu Du

Từ xưa đến nay, có rất nhiều tác phẩm văn học làm cải biến hình ảnh lịch sử của nhân vật, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là một trong số tác phẩm ấy. Có lẽ, vì chịu sự ảnh hưởng của tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa”

Từ xưa đến nay, có rất nhiều tác phẩm văn học làm cải biến hình ảnh lịch sử của nhân vật, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là một trong số tác phẩm ấy. Có lẽ, vì chịu sự ảnh hưởng của tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” mà rất nhiều người đã nhìn nhận rằng, Chu Du là người lòng dạ hẹp hòi, ghen ghét người hiền tài. Nhưng Chu Du trong lịch sử, có thực sự là người như vậy không?

sử trung quốc
Tạo hình nhân vật Chu Du trong phim. Ảnh: Qua read01.com)

Chu Du khí phách phi phàm, khoan dung cao thượng

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của tác giả La Quán Trung, Chu Du bị miêu tả thành một nhân vật ghen ghét với Gia Cát Lượng. Ông trở thành nhân vật có lòng dạ hẹp hòi, nhiều lần muốn đẩy Gia Cát Lượng đến chỗ chết.

Thậm chí người đời còn lưu truyền rằng, trước khi chết, Chu Du đã than thở rằng: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng”… Nhưng, theo sử sách thì tất cả đều không phải sự thật. Chu Du thật trong lịch sử là người có khí phách phi phàm, có tấm lòng khoan dung độ lượng và rất cao thượng.

Trong “Tam Quốc Chí”, một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của tác giả Trần Thọ viết về Chu Du: “Tính tình khoáng đạt, đại lượng…là bậc kỳ tài!” Ông đối với người bề dưới đều có lễ nghĩa, được mọi người vô cùng kính trọng. Trong cuốn sách sử “Giang biểu truyện”, khi kể về Chu Du còn nói rõ hơn về vấn đề này qua mối quan hệ của ông với Trình Phổ.

Trình Phổ là công thần khai quốc nước Đông Ngô, từng đi theo Tôn Kiên ra sống vào chết, lập được nhiều chiến công hiển hách. Ông lớn tuổi hơn Chu Du nhưng chức vị lại thấp hơn nên sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, không phục. Vì thế, Trình Phổ nhiều lần vũ nhục Chu Du nhưng Chu Du trước sau đều thủy chung khoan dung tha thứ, cung kính đối đãi Trình Phổ, nhẫn nhịn vì việc nước.

Sau nhiều lần như vậy, Trình Phổ đã sinh lòng cảm động, kính trọng Chu Du. Về sau, khi nhắc đến Chu Du, ông nói: “Dữ chu công cẩn giao, như ẩm thuần lao, bất giác tự túy” . Ý nói làm bạn với Chu Du giống như uống rượu ngon, không biết bị say lúc nào.

Có thể khiến cho công thần khai quốc Đông Ngô là Trình Phổ – một người nổi tiếng là tâm cao  khí ngạo, cảm động và ngợi ca kính trọng đủ để thấy trí tuệ và sức hấp dẫn về nhân cách của Chu Du lớn thế nào. Một người như vậy, sao có thể ghen tị, đố kỵ với Gia Cát Lượng?

Tạo hình Chu Du trong phim.
Tạo hình Chu Du trong phim.

Trong sử sách còn ghi chép rằng, Tào Tháo đã phái người tên là Tưởng Cán là người quen của Chu Du đến dụ dỗ ông, nhưng Tưởng Cán về báo lại với Tào Tháo rằng: “Nhã lượng cao trí, phi ngôn từ sở nhàn” . Ý tứ là, Chu Du là người độ lượng, trí hướng cao vời không từ nào có thể thuyết phục được.

Lưu Bị lúc đến Kinh Khẩu mượn Kinh Châu đã từng đàm luận với Tôn Quyền rằng Chu Du là người văn võ song toàn, bậc anh tài kiệt xuất trong thiên hạ. Ngoài ra, Chu Du từng cho Lưu Bị mượn 2000 binh lính, đây quả thực là một việc mà người có lòng dạ hẹp hòi không thể làm được.

Trong “Dung trai tùy bút” của tác giả Hồng Mại đời nhà Tống viết rằng, từ xưa đến nay tướng soái thống lĩnh có không ít người có tính cao ngạo, đố kỵ ghen ghét với người tài giỏi hơn mình. Nhưng “”Tôn ngô tứ anh tương” tức Chu Du, Lỗ Túc, Lữ Mông và Lục Tốn không phải người như vậy. Chu Du tận sức tiến cử Lỗ Túc, đây là một ví dụ điển hình.

Nhà văn lớn triều Tống là Tô Thức cũng khẳng định rằng, ít nhất ở triều đại nhà Tống, hình tượng của Chu Du vẫn là phi thường ngay chính, nhưng từ triều Nguyên thì hình tượng Chu Du bắt đầu bị bẻ cong, làm ảnh hưởng đến người đời sau, khiến họ hiểu sai về con người ông.

Đôi nét về thân thế của Chu Du theo sử sách

sử trung quốc
(Hình minh họa chân dung Chu Du trong lịch sử : Qua youee.org)

Theo ghi chép trong “Tam Quốc Chí”, Chu Du (175 -210) tên tự là Công Cẩn, sinh ra trong một đại gia tộc có nhiều người làm quan ở huyện Thư, Lư Giang, An Huy ngày nay. Ông nội của ông là Chu Cảnh và chú là Chu Trung đều làm quan Thái úy (một trong 9 chức quan thời xưa). Cha của ông là Chu Dị từng làm quan huyện lệnh Lạc Dương. Có thể nói, gia tộc Chu Du là một trong những gia tộc hiển hách trong lịch sử Trung Hoa.

Chu Du từ lúc trẻ đã nổi tiếng là người có tướng mạo tuấn tú, thân hình cao lớn, tráng kiện. Không những thế, Chu Du còn có tài năng cả văn và võ.

Theo sử sách ghi chép, Chu Du từ lúc còn ít tuổi đã tinh thông âm luật, chơi đàn giỏi. Cho dù đã uống hết ba chung rượu tức là đã ngà ngà say, nhưng chỉ cần người chơi đàn mắc một lỗi nhỏ ông vẫn phát hiện ra. Đồng thời ngay lập tức ông sẽ ngó về phía ấy và chỉ ra lỗi sai.

Bởi vì Chu Du có tướng mạo khôi ngô tuấn tú nên các cô gái khi chơi đàn để giành được nhiều cái “liếc mắt” của ông nên thường thường cố ý mắc lỗi.  Vì vậy mà dân gian lưu truyền một câu rất nổi tiếng “Khúc hữu ngộ, chu lang cố”, ý nói khi nốt nhạc bị đánh sai, Chu Lang liền ngó về phía đó).

Không chỉ tinh thông âm nhạc, nho nhã khôi ngô, Chu Du còn có tài năng quân sự phi phàm. Vào những năm cuối Đông Hán, quần hùng khởi binh tranh giành. Phá lỗ tướng quân Tôn Kiên khởi binh thảo phạt quyền thần Đổng Trác của Thiếu Đế và chuyển nhà đến huyện Thư.

Con trai “tiểu bá vương” của Tôn Kiên là Tôn Sách cùng độ tuổi với Chu Du. Hai người họ gặp nhau, có cùng chí hướng nên rất thân thiết, tình cảm như anh em. Chu Du còn cho gia đình Tôn Sách ở dãy nhà phía nam hướng ra đường lớn của nhà mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Về sau này, Chu Du và Tôn Sách hợp binh chinh chiến, đánh đâu thắng đấy, không gì cản nổi, xưng bá ở Giang Đông.

Khi ấy, Viên Thuật thấy Chu Du là người có tài, bèn mời ông đến làm bộ tướng (Tôn Sách bấy giờ trên danh nghĩa vẫn là người của Viên Thuật). Nhưng Chu Du nhận thấy Viên Thuật không phải là người có thể làm được việc lớn, nên tìm cách thoái thác, chỉ xin làm quan huyện ở Cư Sào để tìm cách trở về Giang Đông theo Tôn Sách. Tôn Sách được tin Chu Du trở về nên đã tự mình nghênh đón và phong ông làm Kiến Uy trung lang tướng. Đồng thời, Tôn Sách cũng giao cho Chu Du điều khiển 2000 quân và 50 ngựa chiến. Năm ấy Chu Du mới 24 tuổi, mọi người đều tôn sùng ông và gọi ông là “Chu Lang”.

Từ đó trở đi, Chu Du hiệp trợ cho Tôn Sách chinh chiến bốn phương. Sau khi đánh chiếm được Hoãn Thành (tỉnh An Huy ngày nay), họ gặp hai tiểu thư xinh đẹp nổi tiếng con của Kiều công và lấy làm vợ. Tôn Sách lấy người chị tên là Đại Kiều, Chu Du lấy người em tên là Tiểu Kiều. Hai cặp trai tài gái sắc bỗng trở thành một giai thoại được người đời nhắc đến.

Năm 200, Tôn Sách gặp chuyện bị bỏ mạng, Chu Du phụ tá em trai của Tôn Sách là Tôn Quyền. Trương Chiêu phụ trách việc triều đình, Chu Du phụ trách việc binh lính, chống lại kẻ thù bên ngoài. Lúc ấy ở Giang Đông có thuyết pháp “Nội sự bất quyết vấn Trương Chiêu, ngoại sự bất quyết vấn Chu Du”, tức là: Việc nội bộ không quyết được thì hỏi Trương Chiêu, việc bên ngoài không quyết được thì hỏi Chu Du.

Chu Du trung thành tận tâm có phương pháp điều binh bên ngoài, đánh bại đội quân tấn công của Lưu Biểu. Năm 208 CN, sau khi Tôn Quyền quyết ý thảo phạt Giang Hạ, Chu Du được bổ nhiệm làm Tiền Bộ Đại Đô Đốc.

An Hòa (dịch và t/h)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

“Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng?” – Nỗi oan ngàn năm của Chu Du

Từ xưa đến nay, có rất nhiều tác phẩm văn học làm cải biến hình ảnh lịch sử của nhân vật, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là một trong số tác phẩm ấy. Có lẽ, vì chịu sự ảnh hưởng của tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa”

Từ xưa đến nay, có rất nhiều tác phẩm văn học làm cải biến hình ảnh lịch sử của nhân vật, “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là một trong số tác phẩm ấy. Có lẽ, vì chịu sự ảnh hưởng của tác phẩm “Tam Quốc Diễn Nghĩa” mà rất nhiều người đã nhìn nhận rằng, Chu Du là người lòng dạ hẹp hòi, ghen ghét người hiền tài. Nhưng Chu Du trong lịch sử, có thực sự là người như vậy không?

sử trung quốc
Tạo hình nhân vật Chu Du trong phim. Ảnh: Qua read01.com)

Chu Du khí phách phi phàm, khoan dung cao thượng

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của tác giả La Quán Trung, Chu Du bị miêu tả thành một nhân vật ghen ghét với Gia Cát Lượng. Ông trở thành nhân vật có lòng dạ hẹp hòi, nhiều lần muốn đẩy Gia Cát Lượng đến chỗ chết.

Thậm chí người đời còn lưu truyền rằng, trước khi chết, Chu Du đã than thở rằng: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng”… Nhưng, theo sử sách thì tất cả đều không phải sự thật. Chu Du thật trong lịch sử là người có khí phách phi phàm, có tấm lòng khoan dung độ lượng và rất cao thượng.

Trong “Tam Quốc Chí”, một sử liệu chính thức và có căn cứ về thời đại Tam Quốc của tác giả Trần Thọ viết về Chu Du: “Tính tình khoáng đạt, đại lượng…là bậc kỳ tài!” Ông đối với người bề dưới đều có lễ nghĩa, được mọi người vô cùng kính trọng. Trong cuốn sách sử “Giang biểu truyện”, khi kể về Chu Du còn nói rõ hơn về vấn đề này qua mối quan hệ của ông với Trình Phổ.

Trình Phổ là công thần khai quốc nước Đông Ngô, từng đi theo Tôn Kiên ra sống vào chết, lập được nhiều chiến công hiển hách. Ông lớn tuổi hơn Chu Du nhưng chức vị lại thấp hơn nên sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, không phục. Vì thế, Trình Phổ nhiều lần vũ nhục Chu Du nhưng Chu Du trước sau đều thủy chung khoan dung tha thứ, cung kính đối đãi Trình Phổ, nhẫn nhịn vì việc nước.

Sau nhiều lần như vậy, Trình Phổ đã sinh lòng cảm động, kính trọng Chu Du. Về sau, khi nhắc đến Chu Du, ông nói: “Dữ chu công cẩn giao, như ẩm thuần lao, bất giác tự túy” . Ý nói làm bạn với Chu Du giống như uống rượu ngon, không biết bị say lúc nào.

Có thể khiến cho công thần khai quốc Đông Ngô là Trình Phổ – một người nổi tiếng là tâm cao  khí ngạo, cảm động và ngợi ca kính trọng đủ để thấy trí tuệ và sức hấp dẫn về nhân cách của Chu Du lớn thế nào. Một người như vậy, sao có thể ghen tị, đố kỵ với Gia Cát Lượng?

Tạo hình Chu Du trong phim.
Tạo hình Chu Du trong phim.

Trong sử sách còn ghi chép rằng, Tào Tháo đã phái người tên là Tưởng Cán là người quen của Chu Du đến dụ dỗ ông, nhưng Tưởng Cán về báo lại với Tào Tháo rằng: “Nhã lượng cao trí, phi ngôn từ sở nhàn” . Ý tứ là, Chu Du là người độ lượng, trí hướng cao vời không từ nào có thể thuyết phục được.

Lưu Bị lúc đến Kinh Khẩu mượn Kinh Châu đã từng đàm luận với Tôn Quyền rằng Chu Du là người văn võ song toàn, bậc anh tài kiệt xuất trong thiên hạ. Ngoài ra, Chu Du từng cho Lưu Bị mượn 2000 binh lính, đây quả thực là một việc mà người có lòng dạ hẹp hòi không thể làm được.

Trong “Dung trai tùy bút” của tác giả Hồng Mại đời nhà Tống viết rằng, từ xưa đến nay tướng soái thống lĩnh có không ít người có tính cao ngạo, đố kỵ ghen ghét với người tài giỏi hơn mình. Nhưng “”Tôn ngô tứ anh tương” tức Chu Du, Lỗ Túc, Lữ Mông và Lục Tốn không phải người như vậy. Chu Du tận sức tiến cử Lỗ Túc, đây là một ví dụ điển hình.

Nhà văn lớn triều Tống là Tô Thức cũng khẳng định rằng, ít nhất ở triều đại nhà Tống, hình tượng của Chu Du vẫn là phi thường ngay chính, nhưng từ triều Nguyên thì hình tượng Chu Du bắt đầu bị bẻ cong, làm ảnh hưởng đến người đời sau, khiến họ hiểu sai về con người ông.

Đôi nét về thân thế của Chu Du theo sử sách

sử trung quốc
(Hình minh họa chân dung Chu Du trong lịch sử : Qua youee.org)

Theo ghi chép trong “Tam Quốc Chí”, Chu Du (175 -210) tên tự là Công Cẩn, sinh ra trong một đại gia tộc có nhiều người làm quan ở huyện Thư, Lư Giang, An Huy ngày nay. Ông nội của ông là Chu Cảnh và chú là Chu Trung đều làm quan Thái úy (một trong 9 chức quan thời xưa). Cha của ông là Chu Dị từng làm quan huyện lệnh Lạc Dương. Có thể nói, gia tộc Chu Du là một trong những gia tộc hiển hách trong lịch sử Trung Hoa.

Chu Du từ lúc trẻ đã nổi tiếng là người có tướng mạo tuấn tú, thân hình cao lớn, tráng kiện. Không những thế, Chu Du còn có tài năng cả văn và võ.

Theo sử sách ghi chép, Chu Du từ lúc còn ít tuổi đã tinh thông âm luật, chơi đàn giỏi. Cho dù đã uống hết ba chung rượu tức là đã ngà ngà say, nhưng chỉ cần người chơi đàn mắc một lỗi nhỏ ông vẫn phát hiện ra. Đồng thời ngay lập tức ông sẽ ngó về phía ấy và chỉ ra lỗi sai.

Bởi vì Chu Du có tướng mạo khôi ngô tuấn tú nên các cô gái khi chơi đàn để giành được nhiều cái “liếc mắt” của ông nên thường thường cố ý mắc lỗi.  Vì vậy mà dân gian lưu truyền một câu rất nổi tiếng “Khúc hữu ngộ, chu lang cố”, ý nói khi nốt nhạc bị đánh sai, Chu Lang liền ngó về phía đó).

Không chỉ tinh thông âm nhạc, nho nhã khôi ngô, Chu Du còn có tài năng quân sự phi phàm. Vào những năm cuối Đông Hán, quần hùng khởi binh tranh giành. Phá lỗ tướng quân Tôn Kiên khởi binh thảo phạt quyền thần Đổng Trác của Thiếu Đế và chuyển nhà đến huyện Thư.

Con trai “tiểu bá vương” của Tôn Kiên là Tôn Sách cùng độ tuổi với Chu Du. Hai người họ gặp nhau, có cùng chí hướng nên rất thân thiết, tình cảm như anh em. Chu Du còn cho gia đình Tôn Sách ở dãy nhà phía nam hướng ra đường lớn của nhà mình. Hai nhà cùng giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Về sau này, Chu Du và Tôn Sách hợp binh chinh chiến, đánh đâu thắng đấy, không gì cản nổi, xưng bá ở Giang Đông.

Khi ấy, Viên Thuật thấy Chu Du là người có tài, bèn mời ông đến làm bộ tướng (Tôn Sách bấy giờ trên danh nghĩa vẫn là người của Viên Thuật). Nhưng Chu Du nhận thấy Viên Thuật không phải là người có thể làm được việc lớn, nên tìm cách thoái thác, chỉ xin làm quan huyện ở Cư Sào để tìm cách trở về Giang Đông theo Tôn Sách. Tôn Sách được tin Chu Du trở về nên đã tự mình nghênh đón và phong ông làm Kiến Uy trung lang tướng. Đồng thời, Tôn Sách cũng giao cho Chu Du điều khiển 2000 quân và 50 ngựa chiến. Năm ấy Chu Du mới 24 tuổi, mọi người đều tôn sùng ông và gọi ông là “Chu Lang”.

Từ đó trở đi, Chu Du hiệp trợ cho Tôn Sách chinh chiến bốn phương. Sau khi đánh chiếm được Hoãn Thành (tỉnh An Huy ngày nay), họ gặp hai tiểu thư xinh đẹp nổi tiếng con của Kiều công và lấy làm vợ. Tôn Sách lấy người chị tên là Đại Kiều, Chu Du lấy người em tên là Tiểu Kiều. Hai cặp trai tài gái sắc bỗng trở thành một giai thoại được người đời nhắc đến.

Năm 200, Tôn Sách gặp chuyện bị bỏ mạng, Chu Du phụ tá em trai của Tôn Sách là Tôn Quyền. Trương Chiêu phụ trách việc triều đình, Chu Du phụ trách việc binh lính, chống lại kẻ thù bên ngoài. Lúc ấy ở Giang Đông có thuyết pháp “Nội sự bất quyết vấn Trương Chiêu, ngoại sự bất quyết vấn Chu Du”, tức là: Việc nội bộ không quyết được thì hỏi Trương Chiêu, việc bên ngoài không quyết được thì hỏi Chu Du.

Chu Du trung thành tận tâm có phương pháp điều binh bên ngoài, đánh bại đội quân tấn công của Lưu Biểu. Năm 208 CN, sau khi Tôn Quyền quyết ý thảo phạt Giang Hạ, Chu Du được bổ nhiệm làm Tiền Bộ Đại Đô Đốc.

An Hòa (dịch và t/h)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm