Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

𝗖𝗛𝗜𝗘̂́𝗡 𝗛𝗔̣𝗠 “𝗖𝗢́ 𝗛𝗨𝗢̂𝗡𝗚”: 𝗧𝗛𝗜𝗘̂́𝗧-𝗚𝗜𝗔́𝗣 𝗛𝗔̣𝗠 𝗦𝗖𝗛𝗔𝗥𝗡𝗛𝗢𝗥𝗦𝗧 Lê Chánh Thiêm

Chiếc Tuần dương Thiết giáp hạm (armored cruiser) Scharnhorst (*), thuộc Hải-Quân Đức-Quốc Xã, cùng với chiếc Gneisenau được Hải quân Đức gọi là thiết giáp hạm.....
Image may contain: sky, ocean, outdoor and water
Image may contain: ocean, sky, outdoor and water
Image may contain: outdoor

I. Mở đầu.

Chiếc Tuần dương Thiết giáp hạm (armored cruiser) Scharnhorst (*), thuộc Hải-Quân Đức-Quốc Xã, cùng với chiếc Gneisenau được Hải quân Đức gọi là thiết giáp hạm (Schlachtschiff) nhưng Hải quân Hoàng gia Anh xếp vào hạng tuần dương hạm, còn Hải quân Hoa Kỳ xem chúng như những thiết giáp hạm, được đóng sau hòa ước Versailles. Hòa ước Versailles năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918) giữa nước Đức và các quốc gia thuộc “phe Hiệp Ước”. Hòa ước được soạn thảo bởi Georges Clemenceau, Thủ tướng nước Pháp - cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh – là ba nước thắng trận, áp đặt những điều khoản khắt khe lên nước Đức bại trận. Sau khi chế độ Đức Quốc xã được thành lập với sự lãnh đạo của Adolf Hitler, hòa ước nầy đã bị Hitler đơn phương xóa bỏ vào thập niên 1930, đến năm 1935 Đức bắt đầu đóng 2 chiếc tàu nầy.

Các con tàu được đặt tên theo những nhà cải cách quân đội người Phổ vào thế kỷ 19, là Gerhard von Scharnhorst và August von Gneisenau. Đây là loại chiến-hạm tối-tân, là niềm tự-hào của chính-quyền Hitler với hy-vọng mang lại chiến-thắng khi giao chiến, để phô-trương sức mạnh quân-sự của Đức và cũng để răn đe đối-phương, một đòn “chiến tranh tâm lý”. Lịch-sử chiếc tàu này cho thấy ngoài việc nó nổi danh ngoài việc hỏa lực mạnh, khả năng tham chiến cao, vận tốc lớn, nó còn mang tiếng là “vật có huông”, vật xui-xẻo, mang đến nhiều tai-vạ hơn là đem lại kết quả như Bá-Linh mong muốn.

Mười lăm thế-kỷ trước Thiên Chúa giáng-sinh, một triết-nhân Ấn-Độ đã nói: “Người nào tin vào chúc lành, cũng sẽ tin vào chúc dữ”. Nói một cách khác, nếu có một quyền lực vô hình nào đó thì có thể dùng nó để xây-dựng hay phá-hoại tùy theo mục-đích người vận-hành; nếu sử dụng nó được thì có thể cầu mong được và nếu chúc lành ứng nghiệm thì chúc dữ hay lời nguyền cũng có hiệu-quả. Khoa-học hiện-đại thì lại không tin như vậy, họ cho đó là dị-đoan, mê-tín. Gần đây, trước các khám-phá về tâm-sinh-lý, các nhà khoa-học đã phải công-nhận sức mạnh từ sự tập-trung tư-tưởng hòa lẫn với tình-yêu hay căm ghét mãnh-liệt có thể truyền ảnh-hưởng tốt hay xấu cho một vật, giống như thanh sắt phản-ứng với thanh nam-châm. Trong đề tài nầy, mời độc-giả theo-dõi câu chuyện “có huông” của chiếc Scharnhorst sau đây.

II. Lịch sử của chiếc Scharnhorst.

Trước thế chiến thứ nhất, Hải quân Đức đã có chiếc tuần dương hạm bọc thép (armored cruiser) cũng mang tên Scharnhorst, đó là chiếc SMS Scharnhorst, được khởi công đóng từ năm 1905, đến năm 1907 gia nhập vào hạm đội Đức, vận tốc 22.7 knots (42 km/h) được phân về Hải đội Đông Á Đức Quốc, là soái hạm của Đô đốc Maximilian von Spee. Scharnhorst được đánh giá là con tàu được huấn luyện tốt, nhận những giải thưởng về thành tích thực hành tác xạ. Vào ngày 1 tháng 12 năm 1914 Scharnhorst bắn chìm chiếc Good Hope của Hải quân Hoàng Gia Anh ngoài khơi Coronel thuộc Chí Lợi (Chile). Trong trận chiến quần đảo Falkland ở Á Căn Đình với Hải quân Hoàng Gia Anh, SMS Scharnhorst bị các chiến hạm Anh bắn chìm vào lúc 13:20 PM ngày 8-12-1914.

Hình 1: Chiếc SMS Scharnhorst (số 1)

Chiếc Scharnhorst “có huông” là chiếc thứ hai, thuộc lớp thiết giáp hạm Scharnhorst (Scharnhorst class) gồm hai chiếc: Scharnhorst và Gneisenau. Scharnhorst được hạ thủy trước nên nó được xem là chiếc dẫn đầu của lớp (class); tuy nhiên đôi khi còn được gọi là lớp Gneisenau vì Gneisenau được đặt lườn và đưa ra hoạt động sớm hơn. Cả 2 chiếc được đặt lườn vào năm 1935, hạ thủy vào cuối năm 1936, được đưa ra hoạt động cùng hạm đội Đức vào đầu năm 1939.

Tuần dương hạm Scharnhorst có trọng tải 40.000 tấn, một chiến hạm được chế-tạo theo nhu-cầu chiến-tranh dành cho Hải-quân Đức. Đây là một chiến hạm được kể vào hạng tối-tân thời bấy giờ. Tuy nó có vận-tốc nhanh, có khả-năng tác-chiến khá cao, dàn đại-bác tầm bắn xa khá mạnh, được trang-bị các thiết-bị điện-tử tối-tân khiến nó có thể tìm ra địch-thủ nhanh hơn trước khi nó bị phát-giác nhưng không được giới Hải-quân Đức ưa thích lắm vì tiếng đồn “có huông”. Không ai muốn phục-vụ trên chiếc tàu này, ai cũng buồn khi thấy tên mình có trong danh-sách thủy-thủ đoàn, ngay cả cấp sĩ-quan. Họ phải phục vụ trên tàu vì phải tuân lệnh thượng cấp chứ không có một người nào ưa thích cả.

Khi đang còn ở xưởng chế-tạo, chiếc tàu này đã để lộ “bản-chất phá hoại” của mình rồi. Lúc đóng mới được một nửa, khi còn đang nằm trên giá đỡ trong cầu tàu, nó bị trượt khỏi giá, nghiêng sang một phía, đè chết 63 người và làm 110 người khác bị trọng thương khi họ đang làm việc gần đó. Ngay sau tai nạn này, nó đươc mang danh “vật có huông” nên không một nhân viên nào của hãng đóng tàu - quân nhân cũng như dân chính - muốn làm việc cạnh nó. Việc dựng nó dậy là cả một vấn-đề gay-go mà cơ-xưởng phải đảm-trách. Tất cả các toán thợ phải bị “sung công”, nghĩa là bị cấp trên bắt-buộc. Phải mất ba tháng nó mới được vét sạch-sẽ bùn để công-việc đóng tàu được tiếp-tục. Và rồi sau cùng cũng hoàn-tất việc đóng tàu, chờ ngày hạ thủy để đưa vào sử-dụng.

Hình 2: Chiếc SMS Scharnhorst số 2

Vào lúc này, chiến cuộc đang gần đến thời-kỳ quyết-liệt, người Đức đang vận dụng sức mạnh quân-sự của mình trên các mặt trận. Scharnhorst là một chiến-hạm tối-tân nên việc hạ thủy là một cơ-hội cho Đức Quốc xã chứng-tỏ sức mạnh và ưu-thế của vũ-khí Đức hòng uy-hiếp tinh-thần các nước Đồng-minh, các nước chưa tham chiến, các nước trung-lập và nhất là các kẻ thù của Đức. Theo chương-trình dự trù, để cho buổi lễ hạ thủy được long-trọng, ba nhân-vật chính của chính-quyền Đức là Hitler, Goering và Himmler sẽ đến chủ-tọa buổi lễ hạ thủy, đương nhiên có các Tướng Tá cao-cấp trong Quân-lực cũng như Hải-quân Đức sẽ tháp tùng. Nhưng chiếc chiến hạm này - “niềm kiêu-hãnh của nhà độc-tài Hitler và tập-đoàn Đức Quốc Xã” - đã không chờ đợi ông ta và đám tùy-tùng: ngay trong đêm trước, nó đã “tự ý hạ thủy” không cần ai trợ giúp. Trên đường từ giá đỡ để tuột xuống nước, chiến hạm này đã đè bẹp mấy chiếc xà-lan đậu gần nó, gây ra nhiều thiệt-hại to lớn. Dĩ nhiên buổi lễ hạ thủy bị hủy bỏ, không có tiếng champainge nổ vang như trong các lễ hạ thủy tàu thường lệ, các quan chức liên quan bị Hitler khiển trách, nhất là Hải quân Đức.

Hình 3: Pháo tháp của SMS Scharnhorst

Trận tham chiến đầu tiên của Scharnhorst là trận hải chiến ở Danzig. Sau trận nầy, trên mặt-trận tuyên-truyền, chính phủ Đức đã chiếu đi chiếu lại cho khắp thế-giới thấy hình-ảnh các khẩu đại-bác của chiến-hạm nầy nghiền nát hải-cảng Danzig. Tuy nhiên, họ dấu nhẹm vài việc “xui xẻo” đã xảy ra trên chiến hạm: một pháo-tháp trên tàu nổ tung làm chết 9 quân-nhân, và trong một pháo tháp khác, hệ-thống điều-hòa không-khí bị hỏng khiến cho 12 người chết. Các biến-cố này không thể dấu các nhân-viên trên chiến hạm, và dĩ-nhiên được “truyền tai” trong quân-đội Đức, bắt đầu từ trong hải quân truyền ra..

Tiếp đến, trong trận phong-tỏa hải-cảng Oslo, Na-Uy, Tuần dương Thiết giáp hạm Scharnhorst bị hư hại đến 12 chỗ nên Bộ chỉ-huy Đức ra lệnh cho “anh em sinh đôi” Gneisenau kéo về bến để sửa-chữa. Trên chuyến kéo đi này thật gay-go vì ban ngày đoàn tàu phải đậu lại để tránh các oanh-tạc cơ, tuần-tiễu cơ của Đồng-minh, phải di-chuyển ban đêm là chính. Bao gian khổ rồi cũng qua đi, nó cũng về đến cửa biển Elbe. Tai cửa biển này nó đã nhận chìm chiếc tàu khách lớn nhất thế-giới là chiếc Brement khi hai chiếc đụng nhau. Người ta không hiểu tại sao hệ-thống Radar siêu-hạng của nó không phát-giác ra chiếc tàu khách nói trên, đến khi các giám-lộ viên báo-cáo cho đài chỉ-huy biết được thì đã quá trễ. Về đến ụ của cơ xưởng chờ sửa-chữa, nó được nghỉ ở đó rất lâu vì ít ai muốn nó trở lại chiến trường để gieo thêm tai-vạ cho những quân nhân trên nó và chiến hạm bạn. Nhưng vì nhu-cầu chiến cuộc nên lệnh phải sửa-chữa lại nó ban ra cho cơ xưởng.

Khi sửa-chữa xong và nó hoạt-động trở lại thì cuộc chiến gần tàn, khi mà Hitler gần như hết thời, Đức quốc Xã sắp thua trên khắp các mặt trận. Lúc tái tham chiến, chiếc Scharnhorst được phái đi tấn-công một đoàn convoy của Đồng-minh ở vùng biển Arctic. Với khả-năng tham chiến của nó thì đây là một nhiệm-vụ quá dễ-dàng. Khi đó, lực-lượng Hải-quân Đức đã tan tành, chiếc chiến-hạm nổi danh là chiếc Bismark đã bị đánh chìm, chiếc Tripitz chỉ còn là một đống thép nằm trong một vịnh thuộc Na-Uy, chỉ còn có nó hoạt-động được cho dù nó mang danh có huông.

Đêm nó rời khỏi hải cảng Elbe để tham-gia vào chiến trận, nó tránh được chiếc Brement mặc-dù đêm này cũng tối dày đặc như đêm nào chúng đụng nhau. Trời tối đen như mực, không thấy bờ biển trên đường đến điểm hẹn. Nhờ thời-tiết xấu như thế nên nó tránh được các phi-cơ tuần-tiễu của Đồng-minh cũng như nó cũng không thấy một chiếc tàu chiến của Hải-quân Hoàng-Gia Anh đang sửa máy được thả trôi, nhấp-nhô trên hải-trình của nó. Khi chiếc Scharnhorst chạy qua, gần đến nỗi sóng làm cho chiếc tàu Anh tròng-trành, khi đó vị thuyền-trưởng chiếc tàu Anh mới giật mình báo động. Vài phút sau khi lệnh báo-động ban ra, cả một hạm-đội Anh đang ở gần đó được lệnh bám theo dấu chiếc Scharnhorst. Nó vượt xa tàu Anh về tốc-độ nên nó lướt nhanh vào bóng đêm, chỉ có vài loạt đạn vu vơ bắn theo hướng của nó.

Một vị Hạm-trưởng của một chiếc tàu đuổi theo nó không biết mục-tiêu mình truy-đuổi đang ở đâu, chỉ biết hướng đi của nó theo lệnh thông-báo nhưng ông cũng ra lệnh khai-hỏa dàn đại-bác bên hông tàu, bắn theo sau chiếc Scharnhorst độ khoảng 1.500 mét. Người ta không hiểu tại sao chiếc Scharnhorst đột nhiên lại đổi hướng và rơi đúng vào tầm đạn của chiếc chiến-hạm Anh đang bắn nó. Trong khi nó còn đang rung-rinh vì bị ăn đạn thì các chiến-hạm Anh khác xác-định được vị-trí của nó nên đã cùng nhau nã đạn tới-tấp vào nó cho đến khi chìm hẳn vào lòng đại-dương mênh-mông.

Tất cả thủy thủ đoàn trên chiếc Scharnhorst đều tử nạn ngoại trừ hai thủy-thủ sống sót nhờ nhảy kịp xuống chiếc xuồng cấp-cứu. Tuy thoát chết trong trận hải chiến này nhưng về sau, họ không thoát khỏi cái “huông” của con tàu, nơi họ đã từng phục-vụ: trong một tai-nạn khi đang làm việc, họ đã chết vì bị nổ một lò dầu khí.

Như vậy mọi người trên chiếc chiến-hạm nổi danh này cũng như một số người đã góp công trong việc chế-tạo ra nó cũng cùng chung số phận với vật có huông nổi tiếng nầy. Tên nó được nhắc lại như một giai-thoại, dù là giai-thoại không mấy vui.

Lê Chánh Thiêm 
California, 2001

(*) Gerhard Johann David von Scharnhorst là một danh Tướng của Đức, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1755 tại Bordenau (gần Hanover), qua đời ngày 28-6-1813 tại Prague, Czech Republic. Ông phục vụ trong quân đội của Đức từ 1778 đến 1813. Tên của ông được đặt cho: một chiếc tuần dương hạm bọc thép (armored cruiser) SMS Scharnhorst trong Thế Chiến 1, và đặt tên cho chiếc Tuần dương thiết giáp hạm nói trong bài nầy, tên 1 trường học tại Hildesheim, tên 1 thành phố thuộc Dortmund.

Nguồn: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=30

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

𝗖𝗛𝗜𝗘̂́𝗡 𝗛𝗔̣𝗠 “𝗖𝗢́ 𝗛𝗨𝗢̂𝗡𝗚”: 𝗧𝗛𝗜𝗘̂́𝗧-𝗚𝗜𝗔́𝗣 𝗛𝗔̣𝗠 𝗦𝗖𝗛𝗔𝗥𝗡𝗛𝗢𝗥𝗦𝗧 Lê Chánh Thiêm

Chiếc Tuần dương Thiết giáp hạm (armored cruiser) Scharnhorst (*), thuộc Hải-Quân Đức-Quốc Xã, cùng với chiếc Gneisenau được Hải quân Đức gọi là thiết giáp hạm.....
Image may contain: sky, ocean, outdoor and water
Image may contain: ocean, sky, outdoor and water
Image may contain: outdoor

I. Mở đầu.

Chiếc Tuần dương Thiết giáp hạm (armored cruiser) Scharnhorst (*), thuộc Hải-Quân Đức-Quốc Xã, cùng với chiếc Gneisenau được Hải quân Đức gọi là thiết giáp hạm (Schlachtschiff) nhưng Hải quân Hoàng gia Anh xếp vào hạng tuần dương hạm, còn Hải quân Hoa Kỳ xem chúng như những thiết giáp hạm, được đóng sau hòa ước Versailles. Hòa ước Versailles năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914–1918) giữa nước Đức và các quốc gia thuộc “phe Hiệp Ước”. Hòa ước được soạn thảo bởi Georges Clemenceau, Thủ tướng nước Pháp - cùng với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh – là ba nước thắng trận, áp đặt những điều khoản khắt khe lên nước Đức bại trận. Sau khi chế độ Đức Quốc xã được thành lập với sự lãnh đạo của Adolf Hitler, hòa ước nầy đã bị Hitler đơn phương xóa bỏ vào thập niên 1930, đến năm 1935 Đức bắt đầu đóng 2 chiếc tàu nầy.

Các con tàu được đặt tên theo những nhà cải cách quân đội người Phổ vào thế kỷ 19, là Gerhard von Scharnhorst và August von Gneisenau. Đây là loại chiến-hạm tối-tân, là niềm tự-hào của chính-quyền Hitler với hy-vọng mang lại chiến-thắng khi giao chiến, để phô-trương sức mạnh quân-sự của Đức và cũng để răn đe đối-phương, một đòn “chiến tranh tâm lý”. Lịch-sử chiếc tàu này cho thấy ngoài việc nó nổi danh ngoài việc hỏa lực mạnh, khả năng tham chiến cao, vận tốc lớn, nó còn mang tiếng là “vật có huông”, vật xui-xẻo, mang đến nhiều tai-vạ hơn là đem lại kết quả như Bá-Linh mong muốn.

Mười lăm thế-kỷ trước Thiên Chúa giáng-sinh, một triết-nhân Ấn-Độ đã nói: “Người nào tin vào chúc lành, cũng sẽ tin vào chúc dữ”. Nói một cách khác, nếu có một quyền lực vô hình nào đó thì có thể dùng nó để xây-dựng hay phá-hoại tùy theo mục-đích người vận-hành; nếu sử dụng nó được thì có thể cầu mong được và nếu chúc lành ứng nghiệm thì chúc dữ hay lời nguyền cũng có hiệu-quả. Khoa-học hiện-đại thì lại không tin như vậy, họ cho đó là dị-đoan, mê-tín. Gần đây, trước các khám-phá về tâm-sinh-lý, các nhà khoa-học đã phải công-nhận sức mạnh từ sự tập-trung tư-tưởng hòa lẫn với tình-yêu hay căm ghét mãnh-liệt có thể truyền ảnh-hưởng tốt hay xấu cho một vật, giống như thanh sắt phản-ứng với thanh nam-châm. Trong đề tài nầy, mời độc-giả theo-dõi câu chuyện “có huông” của chiếc Scharnhorst sau đây.

II. Lịch sử của chiếc Scharnhorst.

Trước thế chiến thứ nhất, Hải quân Đức đã có chiếc tuần dương hạm bọc thép (armored cruiser) cũng mang tên Scharnhorst, đó là chiếc SMS Scharnhorst, được khởi công đóng từ năm 1905, đến năm 1907 gia nhập vào hạm đội Đức, vận tốc 22.7 knots (42 km/h) được phân về Hải đội Đông Á Đức Quốc, là soái hạm của Đô đốc Maximilian von Spee. Scharnhorst được đánh giá là con tàu được huấn luyện tốt, nhận những giải thưởng về thành tích thực hành tác xạ. Vào ngày 1 tháng 12 năm 1914 Scharnhorst bắn chìm chiếc Good Hope của Hải quân Hoàng Gia Anh ngoài khơi Coronel thuộc Chí Lợi (Chile). Trong trận chiến quần đảo Falkland ở Á Căn Đình với Hải quân Hoàng Gia Anh, SMS Scharnhorst bị các chiến hạm Anh bắn chìm vào lúc 13:20 PM ngày 8-12-1914.

Hình 1: Chiếc SMS Scharnhorst (số 1)

Chiếc Scharnhorst “có huông” là chiếc thứ hai, thuộc lớp thiết giáp hạm Scharnhorst (Scharnhorst class) gồm hai chiếc: Scharnhorst và Gneisenau. Scharnhorst được hạ thủy trước nên nó được xem là chiếc dẫn đầu của lớp (class); tuy nhiên đôi khi còn được gọi là lớp Gneisenau vì Gneisenau được đặt lườn và đưa ra hoạt động sớm hơn. Cả 2 chiếc được đặt lườn vào năm 1935, hạ thủy vào cuối năm 1936, được đưa ra hoạt động cùng hạm đội Đức vào đầu năm 1939.

Tuần dương hạm Scharnhorst có trọng tải 40.000 tấn, một chiến hạm được chế-tạo theo nhu-cầu chiến-tranh dành cho Hải-quân Đức. Đây là một chiến hạm được kể vào hạng tối-tân thời bấy giờ. Tuy nó có vận-tốc nhanh, có khả-năng tác-chiến khá cao, dàn đại-bác tầm bắn xa khá mạnh, được trang-bị các thiết-bị điện-tử tối-tân khiến nó có thể tìm ra địch-thủ nhanh hơn trước khi nó bị phát-giác nhưng không được giới Hải-quân Đức ưa thích lắm vì tiếng đồn “có huông”. Không ai muốn phục-vụ trên chiếc tàu này, ai cũng buồn khi thấy tên mình có trong danh-sách thủy-thủ đoàn, ngay cả cấp sĩ-quan. Họ phải phục vụ trên tàu vì phải tuân lệnh thượng cấp chứ không có một người nào ưa thích cả.

Khi đang còn ở xưởng chế-tạo, chiếc tàu này đã để lộ “bản-chất phá hoại” của mình rồi. Lúc đóng mới được một nửa, khi còn đang nằm trên giá đỡ trong cầu tàu, nó bị trượt khỏi giá, nghiêng sang một phía, đè chết 63 người và làm 110 người khác bị trọng thương khi họ đang làm việc gần đó. Ngay sau tai nạn này, nó đươc mang danh “vật có huông” nên không một nhân viên nào của hãng đóng tàu - quân nhân cũng như dân chính - muốn làm việc cạnh nó. Việc dựng nó dậy là cả một vấn-đề gay-go mà cơ-xưởng phải đảm-trách. Tất cả các toán thợ phải bị “sung công”, nghĩa là bị cấp trên bắt-buộc. Phải mất ba tháng nó mới được vét sạch-sẽ bùn để công-việc đóng tàu được tiếp-tục. Và rồi sau cùng cũng hoàn-tất việc đóng tàu, chờ ngày hạ thủy để đưa vào sử-dụng.

Hình 2: Chiếc SMS Scharnhorst số 2

Vào lúc này, chiến cuộc đang gần đến thời-kỳ quyết-liệt, người Đức đang vận dụng sức mạnh quân-sự của mình trên các mặt trận. Scharnhorst là một chiến-hạm tối-tân nên việc hạ thủy là một cơ-hội cho Đức Quốc xã chứng-tỏ sức mạnh và ưu-thế của vũ-khí Đức hòng uy-hiếp tinh-thần các nước Đồng-minh, các nước chưa tham chiến, các nước trung-lập và nhất là các kẻ thù của Đức. Theo chương-trình dự trù, để cho buổi lễ hạ thủy được long-trọng, ba nhân-vật chính của chính-quyền Đức là Hitler, Goering và Himmler sẽ đến chủ-tọa buổi lễ hạ thủy, đương nhiên có các Tướng Tá cao-cấp trong Quân-lực cũng như Hải-quân Đức sẽ tháp tùng. Nhưng chiếc chiến hạm này - “niềm kiêu-hãnh của nhà độc-tài Hitler và tập-đoàn Đức Quốc Xã” - đã không chờ đợi ông ta và đám tùy-tùng: ngay trong đêm trước, nó đã “tự ý hạ thủy” không cần ai trợ giúp. Trên đường từ giá đỡ để tuột xuống nước, chiến hạm này đã đè bẹp mấy chiếc xà-lan đậu gần nó, gây ra nhiều thiệt-hại to lớn. Dĩ nhiên buổi lễ hạ thủy bị hủy bỏ, không có tiếng champainge nổ vang như trong các lễ hạ thủy tàu thường lệ, các quan chức liên quan bị Hitler khiển trách, nhất là Hải quân Đức.

Hình 3: Pháo tháp của SMS Scharnhorst

Trận tham chiến đầu tiên của Scharnhorst là trận hải chiến ở Danzig. Sau trận nầy, trên mặt-trận tuyên-truyền, chính phủ Đức đã chiếu đi chiếu lại cho khắp thế-giới thấy hình-ảnh các khẩu đại-bác của chiến-hạm nầy nghiền nát hải-cảng Danzig. Tuy nhiên, họ dấu nhẹm vài việc “xui xẻo” đã xảy ra trên chiến hạm: một pháo-tháp trên tàu nổ tung làm chết 9 quân-nhân, và trong một pháo tháp khác, hệ-thống điều-hòa không-khí bị hỏng khiến cho 12 người chết. Các biến-cố này không thể dấu các nhân-viên trên chiến hạm, và dĩ-nhiên được “truyền tai” trong quân-đội Đức, bắt đầu từ trong hải quân truyền ra..

Tiếp đến, trong trận phong-tỏa hải-cảng Oslo, Na-Uy, Tuần dương Thiết giáp hạm Scharnhorst bị hư hại đến 12 chỗ nên Bộ chỉ-huy Đức ra lệnh cho “anh em sinh đôi” Gneisenau kéo về bến để sửa-chữa. Trên chuyến kéo đi này thật gay-go vì ban ngày đoàn tàu phải đậu lại để tránh các oanh-tạc cơ, tuần-tiễu cơ của Đồng-minh, phải di-chuyển ban đêm là chính. Bao gian khổ rồi cũng qua đi, nó cũng về đến cửa biển Elbe. Tai cửa biển này nó đã nhận chìm chiếc tàu khách lớn nhất thế-giới là chiếc Brement khi hai chiếc đụng nhau. Người ta không hiểu tại sao hệ-thống Radar siêu-hạng của nó không phát-giác ra chiếc tàu khách nói trên, đến khi các giám-lộ viên báo-cáo cho đài chỉ-huy biết được thì đã quá trễ. Về đến ụ của cơ xưởng chờ sửa-chữa, nó được nghỉ ở đó rất lâu vì ít ai muốn nó trở lại chiến trường để gieo thêm tai-vạ cho những quân nhân trên nó và chiến hạm bạn. Nhưng vì nhu-cầu chiến cuộc nên lệnh phải sửa-chữa lại nó ban ra cho cơ xưởng.

Khi sửa-chữa xong và nó hoạt-động trở lại thì cuộc chiến gần tàn, khi mà Hitler gần như hết thời, Đức quốc Xã sắp thua trên khắp các mặt trận. Lúc tái tham chiến, chiếc Scharnhorst được phái đi tấn-công một đoàn convoy của Đồng-minh ở vùng biển Arctic. Với khả-năng tham chiến của nó thì đây là một nhiệm-vụ quá dễ-dàng. Khi đó, lực-lượng Hải-quân Đức đã tan tành, chiếc chiến-hạm nổi danh là chiếc Bismark đã bị đánh chìm, chiếc Tripitz chỉ còn là một đống thép nằm trong một vịnh thuộc Na-Uy, chỉ còn có nó hoạt-động được cho dù nó mang danh có huông.

Đêm nó rời khỏi hải cảng Elbe để tham-gia vào chiến trận, nó tránh được chiếc Brement mặc-dù đêm này cũng tối dày đặc như đêm nào chúng đụng nhau. Trời tối đen như mực, không thấy bờ biển trên đường đến điểm hẹn. Nhờ thời-tiết xấu như thế nên nó tránh được các phi-cơ tuần-tiễu của Đồng-minh cũng như nó cũng không thấy một chiếc tàu chiến của Hải-quân Hoàng-Gia Anh đang sửa máy được thả trôi, nhấp-nhô trên hải-trình của nó. Khi chiếc Scharnhorst chạy qua, gần đến nỗi sóng làm cho chiếc tàu Anh tròng-trành, khi đó vị thuyền-trưởng chiếc tàu Anh mới giật mình báo động. Vài phút sau khi lệnh báo-động ban ra, cả một hạm-đội Anh đang ở gần đó được lệnh bám theo dấu chiếc Scharnhorst. Nó vượt xa tàu Anh về tốc-độ nên nó lướt nhanh vào bóng đêm, chỉ có vài loạt đạn vu vơ bắn theo hướng của nó.

Một vị Hạm-trưởng của một chiếc tàu đuổi theo nó không biết mục-tiêu mình truy-đuổi đang ở đâu, chỉ biết hướng đi của nó theo lệnh thông-báo nhưng ông cũng ra lệnh khai-hỏa dàn đại-bác bên hông tàu, bắn theo sau chiếc Scharnhorst độ khoảng 1.500 mét. Người ta không hiểu tại sao chiếc Scharnhorst đột nhiên lại đổi hướng và rơi đúng vào tầm đạn của chiếc chiến-hạm Anh đang bắn nó. Trong khi nó còn đang rung-rinh vì bị ăn đạn thì các chiến-hạm Anh khác xác-định được vị-trí của nó nên đã cùng nhau nã đạn tới-tấp vào nó cho đến khi chìm hẳn vào lòng đại-dương mênh-mông.

Tất cả thủy thủ đoàn trên chiếc Scharnhorst đều tử nạn ngoại trừ hai thủy-thủ sống sót nhờ nhảy kịp xuống chiếc xuồng cấp-cứu. Tuy thoát chết trong trận hải chiến này nhưng về sau, họ không thoát khỏi cái “huông” của con tàu, nơi họ đã từng phục-vụ: trong một tai-nạn khi đang làm việc, họ đã chết vì bị nổ một lò dầu khí.

Như vậy mọi người trên chiếc chiến-hạm nổi danh này cũng như một số người đã góp công trong việc chế-tạo ra nó cũng cùng chung số phận với vật có huông nổi tiếng nầy. Tên nó được nhắc lại như một giai-thoại, dù là giai-thoại không mấy vui.

Lê Chánh Thiêm 
California, 2001

(*) Gerhard Johann David von Scharnhorst là một danh Tướng của Đức, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1755 tại Bordenau (gần Hanover), qua đời ngày 28-6-1813 tại Prague, Czech Republic. Ông phục vụ trong quân đội của Đức từ 1778 đến 1813. Tên của ông được đặt cho: một chiếc tuần dương hạm bọc thép (armored cruiser) SMS Scharnhorst trong Thế Chiến 1, và đặt tên cho chiếc Tuần dương thiết giáp hạm nói trong bài nầy, tên 1 trường học tại Hildesheim, tên 1 thành phố thuộc Dortmund.

Nguồn: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=30

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm