Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
05/06/1967: Cuộc chiến thần tốc Sáu ngày bắt đầu
Nguồn: Six-Day War begins, History.com
Biên dịch: Lê Hồng Loan
Vào ngày này năm 1967, Israel đáp trả sự tập hợp đáng ngại của các lực lượng Ả Rập dọc biên giới bằng cách tiến hành các cuộc tấn công đồng thời chống lại Ai Cập và Syria. Jordan sau đó bước vào cuộc xung đột, nhưng liên minh Ả Rập không thể sánh được với các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của Israel. Trong sáu ngày chiến đấu, Israel đã chiếm đóng Dải Gaza và Bán đảo Sinai của Ai Cập, Cao nguyên Golan của Syria, cùng Bờ Tây và khu vực của người Ả Rập thuộc Đông Jerusalem, cả hai khu vực trước đây đều nằm dưới sự cai quản của Jordan.
Vào thời điểm lệnh ngừng bắn của Liên Hợp Quốc có hiệu lực vào ngày 11 tháng 06, Israel đã tăng gấp đôi diện tích của mình. Thành quả thực sự của chiến thắng này là việc Israel giành được Thành cổ Jerusalem từ tay Jordan. Nhiều người đã khóc khi cúi xuống cầu nguyện tại Bức tường phía Tây của Đền thờ thứ hai.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi rút quân khỏi tất cả các khu vực bị chiếm đóng, nhưng Israel đã từ chối, sáp nhập vĩnh viễn khu vực Đông Jerusalem và thiết lập chính quyền quân sự tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Israel tuyên bố rằng Gaza, Bờ Tây, Cao nguyên Golan và Sinai sẽ được trả lại để đổi lấy sự công nhận của người Ả Rập về quyền tồn tại của Israel và sự bảo đảm rằng sẽ không có các cuộc tấn công trong tương lai. Các nhà lãnh đạo Ả Rập, vẫn còn tức giận vì sự thất bại của họ, đã gặp nhau vào tháng 8 để thảo luận về tương lai của Trung Đông. Họ quyết định chính sách không hòa bình, không thỏa hiệp và không công nhận Israel, và đưa ra kế hoạch để bảo vệ quyền lợi của người Ả Rập Palestine trong các lãnh thổ bị chiếm đóng.
Tuy nhiên, Ai Cập cuối cùng đã đàm phán và hòa giải với Israel, và vào năm 1982, Bán đảo Sinai đã được trả lại cho Ai Cập để đổi lấy sự công nhận ngoại giao đầy đủ đối với Israel. Ai Cập và Jordan sau đó đã trao lại yêu sách của họ đối với Dải Gaza và Bờ Tây cho người Palestine, những người đã mở các cuộc đàm phán “đổi đất lấy hòa bình” với Israel bắt đầu từ những năm 1990. Tuy nhiên, một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn giữa Israel và Palestine vẫn còn xa vời.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
05/06/1967: Cuộc chiến thần tốc Sáu ngày bắt đầu
Nguồn: Six-Day War begins, History.com
Biên dịch: Lê Hồng Loan
Vào ngày này năm 1967, Israel đáp trả sự tập hợp đáng ngại của các lực lượng Ả Rập dọc biên giới bằng cách tiến hành các cuộc tấn công đồng thời chống lại Ai Cập và Syria. Jordan sau đó bước vào cuộc xung đột, nhưng liên minh Ả Rập không thể sánh được với các lực lượng vũ trang chuyên nghiệp của Israel. Trong sáu ngày chiến đấu, Israel đã chiếm đóng Dải Gaza và Bán đảo Sinai của Ai Cập, Cao nguyên Golan của Syria, cùng Bờ Tây và khu vực của người Ả Rập thuộc Đông Jerusalem, cả hai khu vực trước đây đều nằm dưới sự cai quản của Jordan.
Vào thời điểm lệnh ngừng bắn của Liên Hợp Quốc có hiệu lực vào ngày 11 tháng 06, Israel đã tăng gấp đôi diện tích của mình. Thành quả thực sự của chiến thắng này là việc Israel giành được Thành cổ Jerusalem từ tay Jordan. Nhiều người đã khóc khi cúi xuống cầu nguyện tại Bức tường phía Tây của Đền thờ thứ hai.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã kêu gọi rút quân khỏi tất cả các khu vực bị chiếm đóng, nhưng Israel đã từ chối, sáp nhập vĩnh viễn khu vực Đông Jerusalem và thiết lập chính quyền quân sự tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Israel tuyên bố rằng Gaza, Bờ Tây, Cao nguyên Golan và Sinai sẽ được trả lại để đổi lấy sự công nhận của người Ả Rập về quyền tồn tại của Israel và sự bảo đảm rằng sẽ không có các cuộc tấn công trong tương lai. Các nhà lãnh đạo Ả Rập, vẫn còn tức giận vì sự thất bại của họ, đã gặp nhau vào tháng 8 để thảo luận về tương lai của Trung Đông. Họ quyết định chính sách không hòa bình, không thỏa hiệp và không công nhận Israel, và đưa ra kế hoạch để bảo vệ quyền lợi của người Ả Rập Palestine trong các lãnh thổ bị chiếm đóng.
Tuy nhiên, Ai Cập cuối cùng đã đàm phán và hòa giải với Israel, và vào năm 1982, Bán đảo Sinai đã được trả lại cho Ai Cập để đổi lấy sự công nhận ngoại giao đầy đủ đối với Israel. Ai Cập và Jordan sau đó đã trao lại yêu sách của họ đối với Dải Gaza và Bờ Tây cho người Palestine, những người đã mở các cuộc đàm phán “đổi đất lấy hòa bình” với Israel bắt đầu từ những năm 1990. Tuy nhiên, một thỏa thuận hòa bình vĩnh viễn giữa Israel và Palestine vẫn còn xa vời.