Tham Khảo
10 ĐỒNG BẠC CÓ GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT THẾ GIỚI Lê Chánh Thiêm
Năm 2011, đồng bạc Việt Nam đã “được” The Telegraph xếp đầu danh sách 10 đồng tiền “vô giá trị nhất thế giới”.
1. Đại cương:
Mỗi quốc gia có một đồng bạc lưu hành để người dân mua bán với nhau ở trong nước hay dùng đồng tiền của mình mua bán, trao đổi với các nước khác. Mỗi đồng bạc có giá trị khác nhau, quốc gia nào giàu mạnh, có nền chính trị và kinh tế ổn định cộng với nhiều tiêu chuẩn căn bản khác thì đồng bạc nước đó có giá trị lớn, đồng bạc nào dẫn đầu hay luôn ổn định thì được chọn làm đồng bạc bạc tiêu chuẩn để quy ra giá trị của món hàng hay đồng bạc các nước khác trong trao đổi hoặc để dự trữ trong ngân hàng, làm tài sản dự trữ cho quốc gia. Trong các thế kỷ trước, người ta lấy vàng làm đơn vị tiêu chuẩn, trong khoảng nhiều thập niên trở lại đây và hiện đại, đồng Đô la Mỹ - còn gọi là Mỹ kim - được chọn là đồng bạc tiêu chuẩn trong trao đổi, mua bán trên thị trường quốc tế, được xem như đồng tiền dự trữ ở hầu hết các kho quốc gia tại nhiều nước, tuy rằng vàng vẫn còn là tài sản dự trữ ở nhiều quốc gia.
Trong đề tài nầy ta xem sơ lược về tiêu chuẩn căn bản để biết về một đồng bạc, nói sơ qua về đồng Đô la Mỹ hay “Mỹ kim” (United States dollar), vì hiện nay thế giới đang lấy đồng Mỹ kim làm tiêu chuẩn và phần sau là xem qua những đồng bạc của các nước có giá trị nhỏ nhất hiện nay, cùng con số so sánh giá trị của đồng bạc đó so với đồng Mỹ kim.
2. Sơ lược các ký hiệu quốc tế để biết nguồn gốc của một đồng bạc.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, khi nhìn vào những ký hiệu của một đồng bạc, các nhà chuyên môn sẽ biết ngay nguồn gốc của đồng bạc đó. Các ký hiệu tiêu chuẩn nầy được quốc tế công nhận, gồm có dấu hiệu (sign hay gọi là symbol), mã số (code), mã số ISO (ISO code: International Organization for Standardization, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá), mã số quốc gia (Country Codes)…; ISO có nhiều mã số: sau chữ tắt ISO đi liền là những con số (ví dụ ISO 840, ISO 3166, ISO 4217, ISO Alpha-2, Alpha-3, ISO numeric code), [xem thí dụ về đồng Đô la Mỹ (xem phần kế) hay đồng Nhân dận tệ của Tàu cộng]. Đồng bạc của Tàu cộng gọi là Nhân dân tệ, hay đồng Yuan, viết tắt là CNY, còn theo quy ước quốc tế được gọi là RMB, biểu tượng {ký hiệu sign} là ¥, phiên âm tiếng Việt là “nguyên”. Đồng nguyên là tiền giấy; tiền kim loại thì có “giác” (jiǎo) và “phân” (fēn), theo tỷ giá: 1 nguyên = 10 giác = 100 phân.
3. Sơ lược về đồng Đô la Mỹ và vài chuyện liên quan.
Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ, còn được gọi tắt là “Đô la” hay “Đô”. Ký hiệu tiêu chuẩn phổ biến nhất cho đồng Đô La là dấu $. Mã số ISO 4217 cho Đô la Mỹ là USD; ký hiệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng là US$; country code là USA, ISO Alpha-2 code là US, ISO Alpha-3 code là USA, ISO numeric code là 840, ký hiệu trên giấy tờ tại Mỹ ghi là $. Vài quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế nhưng không chính thức (xem ở phần kế). Đô la Mỹ (USD) còn được dùng để dự trữ tại một số quốc gia khác, được gọi là “kim ngạch dự-trữ”. USD là “fiat money”, loại tiền giấy không đổi lấy vàng được. Trước khi có lệnh bãi bỏ, đồng tiền Hoa Kỳ theo chế độ "kim bản vị" (bản vị vàng). Ta thử tìm hiểu về chế độ bản vị vàng tại Mỹ trước kia như thế nào.
Hoa Kỳ đã áp dụng chế độ bản vị vàng trên toàn quốc từ năm 1879, và liên tục giữ chế độ nầy vì kinh tế Mỹ liên tục phát triển và ổn định trong nhiều thập niên. Trong Thế chiến thứ nhất, chính phủ ban lệnh "cấm vận xuất khẩu vàng" (an embargo on gold exports) do sự thất bại của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ Đại suy thoái (Great Depression) kinh tế toàn cầu những năm 1930. Kinh tế thế giới suy thoái đã khiến dân Mỹ lo sợ và tích trữ vàng, khiến chính sách Mỹ vẫn áp dụng trước nay không thể đứng vững nếu chính phủ Mỹ không khéo có chính sách thích hợp. Vì thế, ít lâu sau khi nhậm chức, tháng 3-1933, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (tại chức: 1933 - 1945) đã tuyên bố "tạm ngừng hoạt động các ngân hàng trên toàn quốc" để ngăn chận "một cuộc rút tiền gửi đột ngột của dân Mỹ ở các ngân hàng từ những khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế Mỹ". Ông cũng ngăn cấm (forbid) các ngân hàng "trả bằng vàng khi thu tiền từ khách hàng đem đến đổi vàng hay xuất khẩu nó". Theo lý thuyết kinh tế của Keynes, cách tốt nhất để chống lại một cuộc suy thoái kinh tế là "thổi phồng mức cung tiền". Như vậy, nếu tăng lượng vàng mà Cục Dự trữ Liên bang FED nắm giữ thì sẽ có tăng cung tiền cao hơn.
Ngày 5-4-1933, . Roosevelt ra lệnh đổi tất cả những đồng tiền vàng và những giấy chứng nhận sở hữu vàng có mệnh giá lớn hơn $100 USD sang loại tiền tệ khác: toàn dân Mỹ phải đổi lại toàn bộ tiền vàng, vàng thỏi, các giấy chứng nhận sở hữu vàng cho Cục Dự trữ Liên bang trước ngày 01-5-1933 với mức giá $20,67 USD cho mỗi ounce vàng (29,35 gam). Lệnh nầy được áp dụng, đến ngày 10-5-1933, chính phủ đã thu lại được $300 triệu USD tiền vàng và $470 triệu USD chứng nhận sở hữu vàng. Hai tháng sau đó, một nghị quyết của Quốc hội Mỹ bãi bỏ các điều khoản vàng trong nhiều nghĩa vụ công cộng và tư nhân, yêu cầu con nợ trả nợ bằng đồng đô la vàng với trọng lượng và phẩm chất như khi vay. Đến năm 1934, giá vàng ở Mỹ tăng lên đến $35 USD/ 1 ounce, tăng lượng vàng trong bản cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang FED lên 69%. Lượng tăng tài sản này cho phéo Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục thổi phồng mức cung tiền, theo đúng chính sách kìm giữ giá trị đồng Đô la và nền kinh tế Mỹ, giúp cho kinh tế Mỹ từ từ hồi phục.
Để kết thúc việc nói về bản vị vàng, theo tình hình của kinh tế Mỹ và thế giới, nhất là do các thế lực tài phiệt về tài chánh làm áp lực, vào ngày 5-6-1933, Tổng thống Mỹ Roosevelt ký lệnh "Executive Order 6102": ngừng áp dụng chế độ kim bản vị (bản vị vàng), một hệ thống tiền tệ mà trong đó đồng Mỹ kim được bảo đảm bằng vàng, tùy theo 1 ounce vàng giá trị bao nhiêu tiền, người giữ tiền có thể đem tiền mặt đến đổi chúng ra vàng mang về nhà. Chính phủ Mỹ kìm giữ mức giá $35 USD/ 1 ounce vàng một thời gian dài, từ năm 1934 cho đến ngày 15-8-1971, khi Tổng thống Richard Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn chuyển đồng đô la sang vàng ở một tỉ giá nhất định, hoàn toàn từ bỏ chế độ kim bản vị (completely abandoning the gold standard). Tuy nhiên, đến năm 1974, Tổng thống Gerald Ford ký một đạo luật cho phép người dân Mỹ sở hữu vàng thỏi trở lại, bãi bỏ một phần lệnh ban ra từ thời . Roosevelt và lệnh nầy còn áp dụng mãi đến nay.
Một điều nên biết là tuy Mỹ vẫn dự trữ đồng Mỹ kim làm kim ngạch dự trữ nhưng chính phủ Mỹ vẫn còn lưu trữ vàng làm tài sản dự trữ của quốc gia. Theo báo cáo của Văn phòng Công khố (Bureau of the Fiscal Service) trực thuộc Bộ Tài Chánh (Department of the Treasury) công bố vào ngày 31-3-2016, tổng số vàng dự trữ (Government Gold Reserve) của Mỹ hiện tồn kho là 261,498,926.230 Fine Troy Ounces, quy thành tiền là $11,041,059,957.46 USD. Được biết vàng của Mỹ dự trữ tại nhiều thành phố: Fort Knox (Kentucky), New York (New York), Denver (Colorado) v.v... trong những hầm chưa kiên cố và được canh phòng cẩn một nhất. Ngoài việc lưu trữ vàng cho chính phủ, các kho lưu trữ của Mỹ còn nhận "giữ thuê" vàng cho rất nhiều quốc gia trên thế giới mang đến gửi vì không đâu an toàn bằng Hoa Kỳ.
Tưởng cũng cần biết thêm số lượng vàng dự trữ của 10 quốc gia thuộc tài sản quốc gia (không kể số vàng nằm trong tay dân chúng) nhiều nhất, tính đến hiện nay là: 1. Hoa Kỳ: 8,133.5 tấn; 2. Đức (Germany): 3,387.1 tấn; 3. Ý (Italy): 2,451.8 tấn; 4. Pháp (France): 2,435.4 tấn; 5. Trung Cộng (China): 1,054.1 tấn; 6. Thụy Sĩ (Switzerland): 1,040.1 tấn; 7. Nga (Russia): 1,034.7 tấn; 8. Nhật (Japan): 765.2 tấn; 9. Hòa Lan (Netherlands): 612.5 tấn và 10. Ấn Độ (India): 557.7 tấn. Riêng "Việt Nam xã nghĩa", 16 tấn vàng của miền Nam trữ trong kho, sau ngày 30-4-1975, nghe đâu "ta" xem lại thì nó đã tan thành nước hay bốc hơi từ bao giờ rồi, giống như "cà-lem" gặp nắng vì ở miền Nam "thằng" Thiệu nói trữ "vàng cà lem" nên nó biến mất đâu rồi. Biết hỏi ai đây?
Trở lại nói về đồng Mỹ kim, ngoài Hoa Kỳ ra, những quốc gia, vùng tự trị, thành phố v.v…lưu hành, dự trữ hay lấy Đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức hoặc không chính thức gồm có: Đông Timor (East Timor); Ecuador; El Salvador; Quần đảo Marshall (Marshall Islands); Liên bang Micronesia (Federated States of Micronesia); Palau; Panama; Zimbabwe; tại 3 vùng lãnh thổ ngoài Mỹ (Non-U.S. territories): Trung Mỹ thuộc Hòa Lan (Caribbean Netherlands), quần đảo Virgin thuộc Anh (British Virgin Islands), quần đảo Thổ và Caico (Turks and Caicos Islands); 15 quốc gia không chính thức (Unofficial user): Afghanistan, The Bahamas, Barbados, Belize, Cambodia, Guatemala, Haiti, Iraq, Jamaica, Lebanon, Liberia, Maldives, Nicaragua, Peru, Uruguay, Việt Nam; 4 vùng lãnh thổ ngoài Mỹ (non-U.S. territories): quần đảo Cayman thuộc Anh (Cayman Islands, UK, de facto), Bermuda thuộc Anh (UK), quần đảo Pitcairn thuộc Anh (Pitcairn Islands, UK; de facto), Vùng lãnh thổ Ấn Độ dương thuộc Anh (British Indian Ocean Territory, de facto); 4 thành phố không thuộc Mỹ (non-U.S. cities): Niagara Falls thuộc Canada, Pyongyang thuộc Bắc Hàn, Tijuana thuộc Mexico, Cancún thuộc Mexico. Các cựu thành viên trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương (Trust Territory of the Pacifi Islands) dưới sự quản trị của Hoa Kỳ, kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi họ độc lập nên dùng đồng USD làm tiền chính thức.
Những năm gần đây, châu Âu - nhất là nước Pháp - muốn hất cẳng đồng Đô la Mỹ để lấy đồng Euro làm đơn vị tiền tệ quốc tế chính thức nhưng họ đã không làm được, cho dù hiện tại, đồng Euro vẫn cao giá hơn đồng USD. Đồng Euro ra mắt vào ngày 4-10-1999, được dùng trong 19 nước thuộc Liên Âu, gồm có: Áo (Austria), Bỉ (Belgium), Phần Lan (Finland), Pháp (France), Đức (Germany), Hy Lạp (Greece), Ý (Italy), Lục Xâm Bảo (Luxembourg), Hòa Lan (Netherlands), Bồ Đào Nha (Portugal), Tây Ban Nha (Spain), Síp (Cyprus), Ireland, Slovenia, Slovakia, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta. Người được xem là “kẻ chống Mỹ số một" trên thế giới là cựu Tổng Thống Pháp “Charles André Joseph Marie de Gaulle” (gọi tắt là de Gaulle) sau khi Pháp và châu Âu bị Mỹ “qua mặt không bóp còi” nhiều chuyện, Pháp nhờ Mỹ giúp về quân sự (chiến tranh Đông Dương, kỹ thuật về bom nguyên tử...) nhưng bị Mỹ từ chối,... đã manh nha ra ý tưởng "lật đổ đồng Đô la" nhưng chưa làm gì được thì ông ta “đi bán muối” nhưng còn nhiều người kế thừa ý tưởng nầy.
Một trong số đó, là Dominique Strauss-Kahn, là người sốt sắng nhất trong nhiệm vụ thi hành tham vọng đó. Ông ta từng đảm nhiệm nhiều chức vụ: cựu thị trưởng, cựu dân biểu, cựu Bộ trưởng nhiều bộ trong chính phủ Pháp, cựu Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp trong nhiệm kỳ sau ngày ông ta bị Mỹ vồ, “đầu tàu” cũng là người có ảnh hưởng nhất trong âm mưu lật đổ đồng Đô la Mỹ trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tham vọng nầy đã phá sản một cách ngoạn mục, một thất bại quá thảm hại cho ông ta, Strauss-Kahn đã dính “độc thủ” cũng bởi vì dã tâm nầy của ông ta. Người ta cho rằng Strauss-Kahn “bị gài bẫy”, với một tội danh không lấy làm vinh dự gì: hiếp dâm một bà bồi phòng da đen trong khách sạn Sofitel ở Manhattan, thuộc thành phố New York.
Ngày 14-5-2011, ông định trốn thoát khỏi Mỹ nhưng bị nhà chức trách bắt giữ trên chiếc máy bay của hãng Air France vài phút trước khi chiếc phi cơ nầy cất cánh bay trở lại Pháp. Ông ta đã có tiền án về tội hiếp dâm: năm 2007, Tristane Banon, một nhà văn cũng là nhà báo Pháp đã cáo buộc ông Strauss-Kahn cưỡng bức tình dục bà ta vào năm 2002. Tội trạng lần nầy đã lấy đi nơi ông ta tất cả mọi thứ: danh vọng, sự nghiệp chính trị, những tham vọng khác nữa, nhưng đau khổ nhất là ông ta có nhiều thì giờ trong “nhà đá” (nhà tù) để nghiền ngẫm lại âm mưu của mình cùng cái giá phải trả quá chua cay. “Thế lực tài phiệt trong bóng tối” ra đòn khủng khiếp thật!
Hiện nay, tập đoàn “ăn cắp trí tuệ” hàng đầu thế giới là bọn Tàu Cộng - nước mà sau cuộc chiến Việt-Hoa năm 1979 được được các "đồng chí như môi với răng, núi liền núi sông liền sông" Hà Nội gọi là "bọn bành trướng Bắc Kinh" - bắt đầu thực hiện tham vọng của họ: “soán ngôi của ồng Đô la Mỹ để đồng nguyên (Yuan) của họ thay thế”. Bắc Kinh có làm được việc nầy hay không, hạ hồi sẽ phân giải, tuy nhiên, muốn làm được việc đó không phải dễ dàng, nhất là một nước chỉ cậy vào việc “ăn cắp trí tuệ” của người khác làm phương châm để tiến bộ thì không khá được nên cơ may thành công sẽ là bài toán chưc có đáp số. Đó là chưa nói đến các "đòn phép" không ai ngờ trước của các "thế lực tài phiệt trong bóng tối" nếu họ không muốn điều như tham vọng của "chú ba" xảy ra.
Nói về chuyện "đòn phép" của giới tài phiệt, xin nêu vài chuyện điển hình trong biên niên sử của tiền tệ quốc tế, do “thế lực tài phiệt dấu mặt” quyết định, đạo diễn, khi cần, họ sẽ “ra lệnh” cho các nhân viên hữu trách thi hành. Thứ nhất, trước thập niên 70 của thế kỷ trước, Mỹ nợ tiền của Nhật Bản (như Mỹ đang nợ Trung Cộng ngày nay), một số tiền rất lớn. Khi thấy cần “giảm bớt số nợ”, lúc đó (thập niên 70), họ hạ giá đồng USD xuống với một cách biệt lớn, chỉ trong một ngày, "số nợ” của họ giảm đáng kể: Mỹ đã “ăn cướp một cách công khai" mà nạn nhân chỉ biết kêu trời, chẳng làm gì được. Họ giảm giá đồng bạc của họ, chẳng dính dáng gì đến ai cả kia mà! Thứ hai, gần đây hơn, với chương trình mang tên EQ2, Mỹ cũng đã “cướp” của Tàu Cộng số tiền 11,2 tỷ USD trong số tiền trái phiếu mà Mỹ “nợ” Trung Cộng chỉ trong phút chốc, với cùng ngón đòn đã đánh vào đám con cháu của Thái Dương thần nữ ngày nào, làm chú Ba méo mặt, chỉ biết nói câu "ngộ tả nị" (tao đánh mày) mà không biết bao giờ "tả" được chú Sam. Kế hoạch EQ2 của FED dẫn đến việc đồng Đô la Mỹ yếu hơn [nhưng lãi suất cao hơn], tỷ lệ lãi suất nằm trong khoảng 0-> 0,25% đồng thời tuyên bố quyết định “mua lại trái phiếu” với tổng số tiền 600 tỷ đô la, do đó làm giảm giá trị trái phiếu kho bạc mà Mỹ “nợ” của Tàu Cộng đang nắm giữ với số tiền như đã kể.
Đối với dân Mỹ, việc nầy không ảnh hưởng gì nhiều nhưng với Tàu thì là một "đòn chí tử". Việc làm nầy có nghĩa “Mỹ in tiền ra rồi mua lại các cổ phiếu” (tức mua lại “nợ”) của Tàu Cộng với số tiền khổng lồ là 600 tỷ USD. Sau sự việc nầy, một câu hỏi được đặt ra là: "Trong tương lai, nếu Hoa Kỳ tiếp tục phát hành trái phiếu mới và bán ra (tức chơi lại ngón đòn cũ) thì Tàu Cộng có tiếp tục mua nữa hay không?". Những chuyên gia tài chánh cho rằng chú Ba “vẫn phải mua” bằng mọi giá do Mỹ ấn định, vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của họ, là “căn cứ địa” bảo đảm công ăn việc làm cho hàng nhiều trăm triệu người lao động Tàu cộng, một nước đa số là dân lao động tay chân. Bất cứ một biến động lớn nào trên thị trường lao động sẽ là một thảm hoạ cho ổn định xã hội mà nguồn bất an luôn âm ỉ cháy trong nước Tàu, điều mà các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải không bao giờ muốn xảy ra. Như vậy, bằng mọi giá Tàu Cộng phải bám vào thị trường Mỹ, vẫn phải cho Mỹ nợ dù họ biết nhiều "thủ đoạn" của Mỹ mà không có lối thoát nào tốt hơn. Điều quan trọng là không biết còn bao nhiêu thủ đoạn nào khác nữa không và chừng nào "đế quốc Mỹ" ra tay mà thôi.
Tàu Cộng đã mang tiền của đi đến nhiều nơi mà luôn bị thất bại. Tàu có thể "ăn cắp" được nhiều thứ nhưng "trí tuệ" thì không thể được, đó là nhược điểm của người Cộng sản, dù là Cộng sản Nga, Tàu Cộng hay Việt Cộng. Chúng ta hãy chờ xem chừng nào đồng "nguyên" của chú ba lên ngôi, chắc sẽ rất lâu hay chẳng bao giờ xảy ra, trừ phi các thế lực tài phiệt muốn vậy thì không kể. Tóm lại, Mỹ vay, Mỹ mượn (nợ) tiền của Tàu Cộng nhưng chính Mỹ lại in ra đồng tiền đó nên việc “sinh, sát” nằm trong tay Mỹ cho dù chú Ba là “chủ nợ”. Để kết thúc vấn đề nầy, xin dẫn chứng một đoạn trong bài viết trên CNN Money, tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu mang tính “triết lý”: "Nếu ngân hàng cho bạn vay $1.000 Đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay $1 triệu Đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng" (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank). Bất cứ biến cố nào xảy ra đều không có lợi cho "chú ba", cho dù chú là một trong chủ nợ lớn thứ ba của Mỹ. Xem thêm để biết những ai là chủ nợ của Mỹ, clik vào đây.
4. Mười đồng bạc có giá trị nhỏ nhất hiện nay.
Đến đây, chúng ta đi vào phần xem đồng bạc nào "ẹ" nhất thế giới hiện nay. Tùy theo tình hình chính trị, quân sự, nhất là kinh tế của mỗi quốc gia, chính quyền nước đó vững mạnh hay lệ thuộc ngoại bang, tổng sản phẩm quốc nội (GDP, Gross Domestic Product), Tổng sản lượng quốc gia (GNP, Gross National Product), cùng nhiều chi tiết khác nữa của nước đó thế nào để định giá đồng tiền nước đó có giá trị cao hay thấp. Một quốc gia mà đem đất đai bán hay cho ngoại bang thuê dài hạn, người dân nước đó phải đi ra nước ngoài làm lao nô, đàn bà đi kiếm chồng ở các nước khác để lấy tiền nuôi gia đình, người dân trong nước bị chiếm đất canh tác, đuổi nhà đang cư ngụ...để bán hay cho người ngoại quốc thuê, cán bộ tham ô, ăn cắp tài sản quốc gia cho vào túi riêng rồi cho con cái mang ra ngoại quốc tẩu tán, chính quyền cai trị dân bằng bạo lực và nhà tù v.v... thì đồng bạc nước đó không thể được xếp hạng cao, dù nước đó được điều hành bởi những "đỉnh cao trí tuệ của loài người" hay đã từng "đánh thắng bao nhiêu đế quốc to lớn" nào đi nữa. Quốc gia nào hùng mạnh thì đồng tiền có giá trị cao. Theo tờ The Telegraph, trang Country Detail và trang The Richest, bảng xếp hạng 10 đồng bạc của 10 quốc gia được cho là có “giá trị kém” nhất thế giới so với đồng Đô la Mỹ trong trao đổi, tính đến ngày 31/12/2015, được liệt kê dưới đây, xếp hạng từ 10 đến hạng 1, hạng 1 là "ẹ" nhất.
10. ĐỒNG ZIMBABWE DOLLAR CỦA ZIMBABWE:
Đồng Zimbabwe Dollar (ký hiệu là ZWD) của nước Zimbabwe được coi là đồng tiền vô giá trị nhất hành tinh do tỉ lệ lạm phát quá lớn của nước này trong giai đoạn từ 2005 - 2010. Trên thế giới, chỉ có nước nầy có đồng tiền mang mệnh giá lớn nhất [là 100 ngàn tỷ = 100 trillion). Tuy nhiên, sau những chuyển biến chính trị và việc sử dụng đồng tiền của Nam Phi làm đơn vị tiền tệ mới, hiện nay đồng tiền Zimbabwe khá hơn, chỉ còn đứng thứ 10 trong danh sách. Tính đến ngày giờ ghi kế sau, $1USD được đổi 361,9 đồng Zimbabwe (Theo chỉ số của Top ZWD Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-07 04:19 UTC) [giá trao đổi theo Mid-market rates, vào ngày 7 tháng 5 năm 2016, lúc 4:19 giờ UTC]. (Ghi chú: từ đây đến cuối bài, giá trị mỗi đồng bạc được tính theo các chỉ số trong ngoặc đơn đi sau, tức theo ngày giờ và tên của chỉ số).
9. ĐỒNG COLON CỦA COSTA RICA:
Đứng thứ 9 trong danh sách là đồng Colon của Costa Rica (ký hiệu là CRC). Hiện tại, $1USD đổi được 531.2 CRC Colon (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 03:57 UTC).
Đồng tiền Colon có giá trị lớn nhất là đồng 50.000 Colon.
8. ĐỒNG GUARANI CỦA PARAGUAY:
Đứng thứ 8 trong danh sách nầy là đồng Guarani của Paraguay (PYG); hiện tại $1USD đổi được 5.590 PYG (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 03:00 UTC).
Đồng Guarani được lưu hành từ năm 1944 bởi ngân hàng trung ương Paraguay thay cho đồng Peso. Tờ bạc có giá trị lớn nhất là 100.000 PYG.
7. ĐỒNG FRANC CỦA GUINEA:
Đứng thứ 7 là đồng Franc (đồng quan) của Guinea (GNF). Được lưu hành từ năm 1959 để thay thế cho đồng CFA với hệ thống tiền giấy và tiền xu mệnh giá 1,5, 10 và 25 Franc. Năm 1985, ngân hàng quốc gia Guinea bắt đầu cho lưu hành tiền giấy mệnh giá 50, 100, 500, 1000, 5000 và 10.000 Franc.
Tính đến ngày giờ kế sau, với mệnh giá $1USD = 7,225.00 GNF (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 02:44 UTC).
6. ĐỒNG KIP CỦA LÀO:
Đồng KIP của Lào (LAK) đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng. Hiện tại $1USD quy đổi được 8.100 LAK. (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 02:40 UTC). Lào là nước duy nhất thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không giáp biển, 80% dân nước này làm nông nghiệp và khoảng 1/3 dân số sống dưới mức nghèo đói. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 của Lào là $841 USD.
Đồng tiền có giá trị lớn nhất là 100.000 LAK
5 ĐỒNG RUBLE CỦA BELARUS:
Xếp thứ 5 trong danh sách những đồng tiền “vô giá trị” nhất thế giới hiện tại là đồng Ruble của Belarus (BYR). Hiện tại, 19.424 BYR mới đổi được $1USD. (Theo Top BYR Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-07 02:16 UTC)
4 ĐỒNG RUPIAH CỦA INDONESIA:
Đồng Rupiah của Indonesia (IDR) xếp thứ tư trong bảng xếp hạng này. $1USD đổi theo tỉ giá hiện tại sẽ được 13,321.50 IDR (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 01:47 UTC)
Tiền xu Rupia có mệnh giá từ 50 đến 1000 đồng và tiền giấy có mệnh giá từ 1000 đến 100.000 đồng. Tờ 100.000 đồng có giá trị lớn nhất.
3. ĐỒNG DOBRA CỦA SÃO TOMÉ AND PRINCIPE:
Là một đảo quốc nhỏ ở Phi châu nên đồng Dobra của São Tomé and Principe (STD) có mệnh giá rất thấp, để đổi $1USD, cần 21.445 STD (Theo Top STD Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-07 01:27 UTC). São Tomé được trao trả độc lập vào năm 1975 từ Bồ Đào Nha, và ngay sau đó hệ thống tiền tệ mới đã được lưu hành.
2. ĐỒNG VIỆT NAM.
Được ra đời từ năm 1946 để thay thế cho đồng Đông Dương của Pháp, (thời gian 1939-1945, đồng bạc Việt Minh còn được gọi là tín phiếu) nhưng đến năm 1976 đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế là VND) mới bắt đầu công khai lưu hành. Tuy là một quốc gia có đất đai và dân số không nhỏ, đất nước không lâm vào tình trạng chiến tranh từ hơn 40 năm nay nhưng đồng tiền nước này đã bị ngân hàng thế giới đánh giá rất thấp kể từ ngày bắt đầu lưu hành đến nay do tập đoàn chính phủ nước nầy điều hành đất nước quá yếu kém, đem đất đai, tài sản bán hay cho ngoại bang thuê dài hạn lấy tiền đút túi riêng, cai trị đất nước bằng bạo lực, người dân phải đi làm lao nô ở ngoại quốc để kiếm sống, dân chúng bị chính quyền chiếm nhà, chiếm đất canh tác để cho ngoại bang thuê kiếm tiền bỏ túi riêng.
Năm 2011, đồng bạc Việt Nam đã “được” The Telegraph xếp đầu danh sách 10 đồng tiền “vô giá trị nhất thế giới”. Đến ngày 31/12/2015, đồng tiền Việt Nam mới “tiến bộ” một chút khi vượt được…1 bậc (thăng 1 hạng) nên chỉ còn đứng ở vị trí thứ…nhì (tính từ dưới lên!!). Tiếc quá, vuột mất “hạng nhất”, dù hạng nhất của “tệ…nhất”. Hiện nay, $1USD đổi được VND 22,390 (Theo IRR Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-06 22:24 UTC).
Có lẽ "Bắc Bộ phủ" cho rằng đây là bảng xếp hạng của các “thế lực thù địch”, của bọn “phản động hiện hành”, của “thế lực xấu xa ngoại bang” chứ dưới sự lãnh đạo anh minh, sáng suốt, tài tình của các “đỉnh cao trí tuệ” đã từng “đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ”, từng cho dân nghèo “ăn bo bo thay cơm” dài dài, một dân tộc “ra ngỏ đã gặp anh hùng” với “rừng vàng bạc biển” [nhưng đã “cúng” cho Tàu Cộng nhiều rồi] đâu đến nỗi chỉ hơn chú “Một Răng” (*), một nước đã bị Mỹ và Tây phương cấm vận từ năm 1980 đến nay sao! Chúng lại xếp đồng bạc “bác” của ta còn thua đồng bạc của São Tomé, một nước mà khi hỏi tên 10 triệu người chỉ chừng ¼ người biết tên nếu người đó không phải học trò của ông Larousse (tự điển Pháp) hay người nhà của chú “đót khom” (internet) hoặc là còn thua xa chú Lào "anh em" nghèo nàn lạc hậu xưa nay. Quả là quân “vô phèng” thật!
Dù sao đi nữa, “đồng tiền của “ta” cũng đứng hạng “nhì”, dù tính…ngược, được nằm trong danh sách từ 1 đến 10 trên thế giới. Bố khỉ thật!
1 ĐỒNG RIAL CỦA IRAN:
Rial là đồng bạc của Iran, một quốc gia Cộng hòa Hồi giáo ở Vịnh Á Rập [Persian (Arabian) Gulf]. Tỉ giá hiện tại của đồng Rial Iran (IRR) so với đồng USD là 30.350,5 tức $1USD sẽ đổi được 30.350,5 Rial (Theo IRR Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-07 00:50 UTC).
Sau năm 1980, khi chính quyền Hồi giáo được thiết lập tại Tehran, đồng tiền Iran bị mất giá trầm trọng do các lệnh trừng phạt kinh tế toàn cầu áp đặt lên Iran từ phía Mỹ và phương Tây cho dù quốc gia nầy có nguồn lợi thiên nhiên là “vàng đen” (dầu hỏa) to lớn. Một phần lệnh cấm vận bởi chính quyền nước nầy theo đuổi chương trình nguyên tử đang bị cấm kỵ.
100.000 Rial là tờ bạc có mệnh giá lớn nhất tại Iran.
Lê Chánh Thiêm
Tài liệu tổng hợp.
(*) Sau 30-4-1975, khi đọc ngoại ngữ, “ta” đọc theo kiểu “đỉnh cao trí tuệ”, ví dụ tên của nước Iraq thì đọc là "Một rắc", tên nước Iran thì đọc là “Một răng”, chữ "I" đọc là một, "raq" đọc là rắc, "ran" đọc là răng. Vui thiệt! "Made in XHCN" có khác!
Hình 1: Đồng bạc có mệnh giá lớn nhất, Đồng bạc 100 trillion của Zimbabwe (mặt trước)
Hình 2: Đồng bạc có hình của tên phản chiến Mỹ John Kerry (tờ giấy bạc giả, không có thật!)
Xem hình các đồng bạc nói trong bài, click vào đây: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=7758
HQVNCH faceboook
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
10 ĐỒNG BẠC CÓ GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT THẾ GIỚI Lê Chánh Thiêm
Năm 2011, đồng bạc Việt Nam đã “được” The Telegraph xếp đầu danh sách 10 đồng tiền “vô giá trị nhất thế giới”.
1. Đại cương:
Mỗi quốc gia có một đồng bạc lưu hành để người dân mua bán với nhau ở trong nước hay dùng đồng tiền của mình mua bán, trao đổi với các nước khác. Mỗi đồng bạc có giá trị khác nhau, quốc gia nào giàu mạnh, có nền chính trị và kinh tế ổn định cộng với nhiều tiêu chuẩn căn bản khác thì đồng bạc nước đó có giá trị lớn, đồng bạc nào dẫn đầu hay luôn ổn định thì được chọn làm đồng bạc bạc tiêu chuẩn để quy ra giá trị của món hàng hay đồng bạc các nước khác trong trao đổi hoặc để dự trữ trong ngân hàng, làm tài sản dự trữ cho quốc gia. Trong các thế kỷ trước, người ta lấy vàng làm đơn vị tiêu chuẩn, trong khoảng nhiều thập niên trở lại đây và hiện đại, đồng Đô la Mỹ - còn gọi là Mỹ kim - được chọn là đồng bạc tiêu chuẩn trong trao đổi, mua bán trên thị trường quốc tế, được xem như đồng tiền dự trữ ở hầu hết các kho quốc gia tại nhiều nước, tuy rằng vàng vẫn còn là tài sản dự trữ ở nhiều quốc gia.
Trong đề tài nầy ta xem sơ lược về tiêu chuẩn căn bản để biết về một đồng bạc, nói sơ qua về đồng Đô la Mỹ hay “Mỹ kim” (United States dollar), vì hiện nay thế giới đang lấy đồng Mỹ kim làm tiêu chuẩn và phần sau là xem qua những đồng bạc của các nước có giá trị nhỏ nhất hiện nay, cùng con số so sánh giá trị của đồng bạc đó so với đồng Mỹ kim.
2. Sơ lược các ký hiệu quốc tế để biết nguồn gốc của một đồng bạc.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, khi nhìn vào những ký hiệu của một đồng bạc, các nhà chuyên môn sẽ biết ngay nguồn gốc của đồng bạc đó. Các ký hiệu tiêu chuẩn nầy được quốc tế công nhận, gồm có dấu hiệu (sign hay gọi là symbol), mã số (code), mã số ISO (ISO code: International Organization for Standardization, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá), mã số quốc gia (Country Codes)…; ISO có nhiều mã số: sau chữ tắt ISO đi liền là những con số (ví dụ ISO 840, ISO 3166, ISO 4217, ISO Alpha-2, Alpha-3, ISO numeric code), [xem thí dụ về đồng Đô la Mỹ (xem phần kế) hay đồng Nhân dận tệ của Tàu cộng]. Đồng bạc của Tàu cộng gọi là Nhân dân tệ, hay đồng Yuan, viết tắt là CNY, còn theo quy ước quốc tế được gọi là RMB, biểu tượng {ký hiệu sign} là ¥, phiên âm tiếng Việt là “nguyên”. Đồng nguyên là tiền giấy; tiền kim loại thì có “giác” (jiǎo) và “phân” (fēn), theo tỷ giá: 1 nguyên = 10 giác = 100 phân.
3. Sơ lược về đồng Đô la Mỹ và vài chuyện liên quan.
Đồng đô la Mỹ hay Mỹ kim là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ, còn được gọi tắt là “Đô la” hay “Đô”. Ký hiệu tiêu chuẩn phổ biến nhất cho đồng Đô La là dấu $. Mã số ISO 4217 cho Đô la Mỹ là USD; ký hiệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng là US$; country code là USA, ISO Alpha-2 code là US, ISO Alpha-3 code là USA, ISO numeric code là 840, ký hiệu trên giấy tờ tại Mỹ ghi là $. Vài quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế nhưng không chính thức (xem ở phần kế). Đô la Mỹ (USD) còn được dùng để dự trữ tại một số quốc gia khác, được gọi là “kim ngạch dự-trữ”. USD là “fiat money”, loại tiền giấy không đổi lấy vàng được. Trước khi có lệnh bãi bỏ, đồng tiền Hoa Kỳ theo chế độ "kim bản vị" (bản vị vàng). Ta thử tìm hiểu về chế độ bản vị vàng tại Mỹ trước kia như thế nào.
Hoa Kỳ đã áp dụng chế độ bản vị vàng trên toàn quốc từ năm 1879, và liên tục giữ chế độ nầy vì kinh tế Mỹ liên tục phát triển và ổn định trong nhiều thập niên. Trong Thế chiến thứ nhất, chính phủ ban lệnh "cấm vận xuất khẩu vàng" (an embargo on gold exports) do sự thất bại của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ Đại suy thoái (Great Depression) kinh tế toàn cầu những năm 1930. Kinh tế thế giới suy thoái đã khiến dân Mỹ lo sợ và tích trữ vàng, khiến chính sách Mỹ vẫn áp dụng trước nay không thể đứng vững nếu chính phủ Mỹ không khéo có chính sách thích hợp. Vì thế, ít lâu sau khi nhậm chức, tháng 3-1933, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (tại chức: 1933 - 1945) đã tuyên bố "tạm ngừng hoạt động các ngân hàng trên toàn quốc" để ngăn chận "một cuộc rút tiền gửi đột ngột của dân Mỹ ở các ngân hàng từ những khách hàng thiếu niềm tin vào nền kinh tế Mỹ". Ông cũng ngăn cấm (forbid) các ngân hàng "trả bằng vàng khi thu tiền từ khách hàng đem đến đổi vàng hay xuất khẩu nó". Theo lý thuyết kinh tế của Keynes, cách tốt nhất để chống lại một cuộc suy thoái kinh tế là "thổi phồng mức cung tiền". Như vậy, nếu tăng lượng vàng mà Cục Dự trữ Liên bang FED nắm giữ thì sẽ có tăng cung tiền cao hơn.
Ngày 5-4-1933, . Roosevelt ra lệnh đổi tất cả những đồng tiền vàng và những giấy chứng nhận sở hữu vàng có mệnh giá lớn hơn $100 USD sang loại tiền tệ khác: toàn dân Mỹ phải đổi lại toàn bộ tiền vàng, vàng thỏi, các giấy chứng nhận sở hữu vàng cho Cục Dự trữ Liên bang trước ngày 01-5-1933 với mức giá $20,67 USD cho mỗi ounce vàng (29,35 gam). Lệnh nầy được áp dụng, đến ngày 10-5-1933, chính phủ đã thu lại được $300 triệu USD tiền vàng và $470 triệu USD chứng nhận sở hữu vàng. Hai tháng sau đó, một nghị quyết của Quốc hội Mỹ bãi bỏ các điều khoản vàng trong nhiều nghĩa vụ công cộng và tư nhân, yêu cầu con nợ trả nợ bằng đồng đô la vàng với trọng lượng và phẩm chất như khi vay. Đến năm 1934, giá vàng ở Mỹ tăng lên đến $35 USD/ 1 ounce, tăng lượng vàng trong bản cân đối kế toán của Cục Dự trữ Liên bang FED lên 69%. Lượng tăng tài sản này cho phéo Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục thổi phồng mức cung tiền, theo đúng chính sách kìm giữ giá trị đồng Đô la và nền kinh tế Mỹ, giúp cho kinh tế Mỹ từ từ hồi phục.
Để kết thúc việc nói về bản vị vàng, theo tình hình của kinh tế Mỹ và thế giới, nhất là do các thế lực tài phiệt về tài chánh làm áp lực, vào ngày 5-6-1933, Tổng thống Mỹ Roosevelt ký lệnh "Executive Order 6102": ngừng áp dụng chế độ kim bản vị (bản vị vàng), một hệ thống tiền tệ mà trong đó đồng Mỹ kim được bảo đảm bằng vàng, tùy theo 1 ounce vàng giá trị bao nhiêu tiền, người giữ tiền có thể đem tiền mặt đến đổi chúng ra vàng mang về nhà. Chính phủ Mỹ kìm giữ mức giá $35 USD/ 1 ounce vàng một thời gian dài, từ năm 1934 cho đến ngày 15-8-1971, khi Tổng thống Richard Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn chuyển đồng đô la sang vàng ở một tỉ giá nhất định, hoàn toàn từ bỏ chế độ kim bản vị (completely abandoning the gold standard). Tuy nhiên, đến năm 1974, Tổng thống Gerald Ford ký một đạo luật cho phép người dân Mỹ sở hữu vàng thỏi trở lại, bãi bỏ một phần lệnh ban ra từ thời . Roosevelt và lệnh nầy còn áp dụng mãi đến nay.
Một điều nên biết là tuy Mỹ vẫn dự trữ đồng Mỹ kim làm kim ngạch dự trữ nhưng chính phủ Mỹ vẫn còn lưu trữ vàng làm tài sản dự trữ của quốc gia. Theo báo cáo của Văn phòng Công khố (Bureau of the Fiscal Service) trực thuộc Bộ Tài Chánh (Department of the Treasury) công bố vào ngày 31-3-2016, tổng số vàng dự trữ (Government Gold Reserve) của Mỹ hiện tồn kho là 261,498,926.230 Fine Troy Ounces, quy thành tiền là $11,041,059,957.46 USD. Được biết vàng của Mỹ dự trữ tại nhiều thành phố: Fort Knox (Kentucky), New York (New York), Denver (Colorado) v.v... trong những hầm chưa kiên cố và được canh phòng cẩn một nhất. Ngoài việc lưu trữ vàng cho chính phủ, các kho lưu trữ của Mỹ còn nhận "giữ thuê" vàng cho rất nhiều quốc gia trên thế giới mang đến gửi vì không đâu an toàn bằng Hoa Kỳ.
Tưởng cũng cần biết thêm số lượng vàng dự trữ của 10 quốc gia thuộc tài sản quốc gia (không kể số vàng nằm trong tay dân chúng) nhiều nhất, tính đến hiện nay là: 1. Hoa Kỳ: 8,133.5 tấn; 2. Đức (Germany): 3,387.1 tấn; 3. Ý (Italy): 2,451.8 tấn; 4. Pháp (France): 2,435.4 tấn; 5. Trung Cộng (China): 1,054.1 tấn; 6. Thụy Sĩ (Switzerland): 1,040.1 tấn; 7. Nga (Russia): 1,034.7 tấn; 8. Nhật (Japan): 765.2 tấn; 9. Hòa Lan (Netherlands): 612.5 tấn và 10. Ấn Độ (India): 557.7 tấn. Riêng "Việt Nam xã nghĩa", 16 tấn vàng của miền Nam trữ trong kho, sau ngày 30-4-1975, nghe đâu "ta" xem lại thì nó đã tan thành nước hay bốc hơi từ bao giờ rồi, giống như "cà-lem" gặp nắng vì ở miền Nam "thằng" Thiệu nói trữ "vàng cà lem" nên nó biến mất đâu rồi. Biết hỏi ai đây?
Trở lại nói về đồng Mỹ kim, ngoài Hoa Kỳ ra, những quốc gia, vùng tự trị, thành phố v.v…lưu hành, dự trữ hay lấy Đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức hoặc không chính thức gồm có: Đông Timor (East Timor); Ecuador; El Salvador; Quần đảo Marshall (Marshall Islands); Liên bang Micronesia (Federated States of Micronesia); Palau; Panama; Zimbabwe; tại 3 vùng lãnh thổ ngoài Mỹ (Non-U.S. territories): Trung Mỹ thuộc Hòa Lan (Caribbean Netherlands), quần đảo Virgin thuộc Anh (British Virgin Islands), quần đảo Thổ và Caico (Turks and Caicos Islands); 15 quốc gia không chính thức (Unofficial user): Afghanistan, The Bahamas, Barbados, Belize, Cambodia, Guatemala, Haiti, Iraq, Jamaica, Lebanon, Liberia, Maldives, Nicaragua, Peru, Uruguay, Việt Nam; 4 vùng lãnh thổ ngoài Mỹ (non-U.S. territories): quần đảo Cayman thuộc Anh (Cayman Islands, UK, de facto), Bermuda thuộc Anh (UK), quần đảo Pitcairn thuộc Anh (Pitcairn Islands, UK; de facto), Vùng lãnh thổ Ấn Độ dương thuộc Anh (British Indian Ocean Territory, de facto); 4 thành phố không thuộc Mỹ (non-U.S. cities): Niagara Falls thuộc Canada, Pyongyang thuộc Bắc Hàn, Tijuana thuộc Mexico, Cancún thuộc Mexico. Các cựu thành viên trong nhóm Lãnh thổ Tín nhiệm Các đảo Thái Bình Dương (Trust Territory of the Pacifi Islands) dưới sự quản trị của Hoa Kỳ, kể cả Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall, đã không phát hành tiền riêng sau khi họ độc lập nên dùng đồng USD làm tiền chính thức.
Những năm gần đây, châu Âu - nhất là nước Pháp - muốn hất cẳng đồng Đô la Mỹ để lấy đồng Euro làm đơn vị tiền tệ quốc tế chính thức nhưng họ đã không làm được, cho dù hiện tại, đồng Euro vẫn cao giá hơn đồng USD. Đồng Euro ra mắt vào ngày 4-10-1999, được dùng trong 19 nước thuộc Liên Âu, gồm có: Áo (Austria), Bỉ (Belgium), Phần Lan (Finland), Pháp (France), Đức (Germany), Hy Lạp (Greece), Ý (Italy), Lục Xâm Bảo (Luxembourg), Hòa Lan (Netherlands), Bồ Đào Nha (Portugal), Tây Ban Nha (Spain), Síp (Cyprus), Ireland, Slovenia, Slovakia, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta. Người được xem là “kẻ chống Mỹ số một" trên thế giới là cựu Tổng Thống Pháp “Charles André Joseph Marie de Gaulle” (gọi tắt là de Gaulle) sau khi Pháp và châu Âu bị Mỹ “qua mặt không bóp còi” nhiều chuyện, Pháp nhờ Mỹ giúp về quân sự (chiến tranh Đông Dương, kỹ thuật về bom nguyên tử...) nhưng bị Mỹ từ chối,... đã manh nha ra ý tưởng "lật đổ đồng Đô la" nhưng chưa làm gì được thì ông ta “đi bán muối” nhưng còn nhiều người kế thừa ý tưởng nầy.
Một trong số đó, là Dominique Strauss-Kahn, là người sốt sắng nhất trong nhiệm vụ thi hành tham vọng đó. Ông ta từng đảm nhiệm nhiều chức vụ: cựu thị trưởng, cựu dân biểu, cựu Bộ trưởng nhiều bộ trong chính phủ Pháp, cựu Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ứng cử viên hàng đầu trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp trong nhiệm kỳ sau ngày ông ta bị Mỹ vồ, “đầu tàu” cũng là người có ảnh hưởng nhất trong âm mưu lật đổ đồng Đô la Mỹ trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, tham vọng nầy đã phá sản một cách ngoạn mục, một thất bại quá thảm hại cho ông ta, Strauss-Kahn đã dính “độc thủ” cũng bởi vì dã tâm nầy của ông ta. Người ta cho rằng Strauss-Kahn “bị gài bẫy”, với một tội danh không lấy làm vinh dự gì: hiếp dâm một bà bồi phòng da đen trong khách sạn Sofitel ở Manhattan, thuộc thành phố New York.
Ngày 14-5-2011, ông định trốn thoát khỏi Mỹ nhưng bị nhà chức trách bắt giữ trên chiếc máy bay của hãng Air France vài phút trước khi chiếc phi cơ nầy cất cánh bay trở lại Pháp. Ông ta đã có tiền án về tội hiếp dâm: năm 2007, Tristane Banon, một nhà văn cũng là nhà báo Pháp đã cáo buộc ông Strauss-Kahn cưỡng bức tình dục bà ta vào năm 2002. Tội trạng lần nầy đã lấy đi nơi ông ta tất cả mọi thứ: danh vọng, sự nghiệp chính trị, những tham vọng khác nữa, nhưng đau khổ nhất là ông ta có nhiều thì giờ trong “nhà đá” (nhà tù) để nghiền ngẫm lại âm mưu của mình cùng cái giá phải trả quá chua cay. “Thế lực tài phiệt trong bóng tối” ra đòn khủng khiếp thật!
Hiện nay, tập đoàn “ăn cắp trí tuệ” hàng đầu thế giới là bọn Tàu Cộng - nước mà sau cuộc chiến Việt-Hoa năm 1979 được được các "đồng chí như môi với răng, núi liền núi sông liền sông" Hà Nội gọi là "bọn bành trướng Bắc Kinh" - bắt đầu thực hiện tham vọng của họ: “soán ngôi của ồng Đô la Mỹ để đồng nguyên (Yuan) của họ thay thế”. Bắc Kinh có làm được việc nầy hay không, hạ hồi sẽ phân giải, tuy nhiên, muốn làm được việc đó không phải dễ dàng, nhất là một nước chỉ cậy vào việc “ăn cắp trí tuệ” của người khác làm phương châm để tiến bộ thì không khá được nên cơ may thành công sẽ là bài toán chưc có đáp số. Đó là chưa nói đến các "đòn phép" không ai ngờ trước của các "thế lực tài phiệt trong bóng tối" nếu họ không muốn điều như tham vọng của "chú ba" xảy ra.
Nói về chuyện "đòn phép" của giới tài phiệt, xin nêu vài chuyện điển hình trong biên niên sử của tiền tệ quốc tế, do “thế lực tài phiệt dấu mặt” quyết định, đạo diễn, khi cần, họ sẽ “ra lệnh” cho các nhân viên hữu trách thi hành. Thứ nhất, trước thập niên 70 của thế kỷ trước, Mỹ nợ tiền của Nhật Bản (như Mỹ đang nợ Trung Cộng ngày nay), một số tiền rất lớn. Khi thấy cần “giảm bớt số nợ”, lúc đó (thập niên 70), họ hạ giá đồng USD xuống với một cách biệt lớn, chỉ trong một ngày, "số nợ” của họ giảm đáng kể: Mỹ đã “ăn cướp một cách công khai" mà nạn nhân chỉ biết kêu trời, chẳng làm gì được. Họ giảm giá đồng bạc của họ, chẳng dính dáng gì đến ai cả kia mà! Thứ hai, gần đây hơn, với chương trình mang tên EQ2, Mỹ cũng đã “cướp” của Tàu Cộng số tiền 11,2 tỷ USD trong số tiền trái phiếu mà Mỹ “nợ” Trung Cộng chỉ trong phút chốc, với cùng ngón đòn đã đánh vào đám con cháu của Thái Dương thần nữ ngày nào, làm chú Ba méo mặt, chỉ biết nói câu "ngộ tả nị" (tao đánh mày) mà không biết bao giờ "tả" được chú Sam. Kế hoạch EQ2 của FED dẫn đến việc đồng Đô la Mỹ yếu hơn [nhưng lãi suất cao hơn], tỷ lệ lãi suất nằm trong khoảng 0-> 0,25% đồng thời tuyên bố quyết định “mua lại trái phiếu” với tổng số tiền 600 tỷ đô la, do đó làm giảm giá trị trái phiếu kho bạc mà Mỹ “nợ” của Tàu Cộng đang nắm giữ với số tiền như đã kể.
Đối với dân Mỹ, việc nầy không ảnh hưởng gì nhiều nhưng với Tàu thì là một "đòn chí tử". Việc làm nầy có nghĩa “Mỹ in tiền ra rồi mua lại các cổ phiếu” (tức mua lại “nợ”) của Tàu Cộng với số tiền khổng lồ là 600 tỷ USD. Sau sự việc nầy, một câu hỏi được đặt ra là: "Trong tương lai, nếu Hoa Kỳ tiếp tục phát hành trái phiếu mới và bán ra (tức chơi lại ngón đòn cũ) thì Tàu Cộng có tiếp tục mua nữa hay không?". Những chuyên gia tài chánh cho rằng chú Ba “vẫn phải mua” bằng mọi giá do Mỹ ấn định, vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu quan trọng và lớn nhất của họ, là “căn cứ địa” bảo đảm công ăn việc làm cho hàng nhiều trăm triệu người lao động Tàu cộng, một nước đa số là dân lao động tay chân. Bất cứ một biến động lớn nào trên thị trường lao động sẽ là một thảm hoạ cho ổn định xã hội mà nguồn bất an luôn âm ỉ cháy trong nước Tàu, điều mà các nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải không bao giờ muốn xảy ra. Như vậy, bằng mọi giá Tàu Cộng phải bám vào thị trường Mỹ, vẫn phải cho Mỹ nợ dù họ biết nhiều "thủ đoạn" của Mỹ mà không có lối thoát nào tốt hơn. Điều quan trọng là không biết còn bao nhiêu thủ đoạn nào khác nữa không và chừng nào "đế quốc Mỹ" ra tay mà thôi.
Tàu Cộng đã mang tiền của đi đến nhiều nơi mà luôn bị thất bại. Tàu có thể "ăn cắp" được nhiều thứ nhưng "trí tuệ" thì không thể được, đó là nhược điểm của người Cộng sản, dù là Cộng sản Nga, Tàu Cộng hay Việt Cộng. Chúng ta hãy chờ xem chừng nào đồng "nguyên" của chú ba lên ngôi, chắc sẽ rất lâu hay chẳng bao giờ xảy ra, trừ phi các thế lực tài phiệt muốn vậy thì không kể. Tóm lại, Mỹ vay, Mỹ mượn (nợ) tiền của Tàu Cộng nhưng chính Mỹ lại in ra đồng tiền đó nên việc “sinh, sát” nằm trong tay Mỹ cho dù chú Ba là “chủ nợ”. Để kết thúc vấn đề nầy, xin dẫn chứng một đoạn trong bài viết trên CNN Money, tác giả Paul R. La Monica nêu ra một câu mang tính “triết lý”: "Nếu ngân hàng cho bạn vay $1.000 Đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay $1 triệu Đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng" (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank). Bất cứ biến cố nào xảy ra đều không có lợi cho "chú ba", cho dù chú là một trong chủ nợ lớn thứ ba của Mỹ. Xem thêm để biết những ai là chủ nợ của Mỹ, clik vào đây.
4. Mười đồng bạc có giá trị nhỏ nhất hiện nay.
Đến đây, chúng ta đi vào phần xem đồng bạc nào "ẹ" nhất thế giới hiện nay. Tùy theo tình hình chính trị, quân sự, nhất là kinh tế của mỗi quốc gia, chính quyền nước đó vững mạnh hay lệ thuộc ngoại bang, tổng sản phẩm quốc nội (GDP, Gross Domestic Product), Tổng sản lượng quốc gia (GNP, Gross National Product), cùng nhiều chi tiết khác nữa của nước đó thế nào để định giá đồng tiền nước đó có giá trị cao hay thấp. Một quốc gia mà đem đất đai bán hay cho ngoại bang thuê dài hạn, người dân nước đó phải đi ra nước ngoài làm lao nô, đàn bà đi kiếm chồng ở các nước khác để lấy tiền nuôi gia đình, người dân trong nước bị chiếm đất canh tác, đuổi nhà đang cư ngụ...để bán hay cho người ngoại quốc thuê, cán bộ tham ô, ăn cắp tài sản quốc gia cho vào túi riêng rồi cho con cái mang ra ngoại quốc tẩu tán, chính quyền cai trị dân bằng bạo lực và nhà tù v.v... thì đồng bạc nước đó không thể được xếp hạng cao, dù nước đó được điều hành bởi những "đỉnh cao trí tuệ của loài người" hay đã từng "đánh thắng bao nhiêu đế quốc to lớn" nào đi nữa. Quốc gia nào hùng mạnh thì đồng tiền có giá trị cao. Theo tờ The Telegraph, trang Country Detail và trang The Richest, bảng xếp hạng 10 đồng bạc của 10 quốc gia được cho là có “giá trị kém” nhất thế giới so với đồng Đô la Mỹ trong trao đổi, tính đến ngày 31/12/2015, được liệt kê dưới đây, xếp hạng từ 10 đến hạng 1, hạng 1 là "ẹ" nhất.
10. ĐỒNG ZIMBABWE DOLLAR CỦA ZIMBABWE:
Đồng Zimbabwe Dollar (ký hiệu là ZWD) của nước Zimbabwe được coi là đồng tiền vô giá trị nhất hành tinh do tỉ lệ lạm phát quá lớn của nước này trong giai đoạn từ 2005 - 2010. Trên thế giới, chỉ có nước nầy có đồng tiền mang mệnh giá lớn nhất [là 100 ngàn tỷ = 100 trillion). Tuy nhiên, sau những chuyển biến chính trị và việc sử dụng đồng tiền của Nam Phi làm đơn vị tiền tệ mới, hiện nay đồng tiền Zimbabwe khá hơn, chỉ còn đứng thứ 10 trong danh sách. Tính đến ngày giờ ghi kế sau, $1USD được đổi 361,9 đồng Zimbabwe (Theo chỉ số của Top ZWD Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-07 04:19 UTC) [giá trao đổi theo Mid-market rates, vào ngày 7 tháng 5 năm 2016, lúc 4:19 giờ UTC]. (Ghi chú: từ đây đến cuối bài, giá trị mỗi đồng bạc được tính theo các chỉ số trong ngoặc đơn đi sau, tức theo ngày giờ và tên của chỉ số).
9. ĐỒNG COLON CỦA COSTA RICA:
Đứng thứ 9 trong danh sách là đồng Colon của Costa Rica (ký hiệu là CRC). Hiện tại, $1USD đổi được 531.2 CRC Colon (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 03:57 UTC).
Đồng tiền Colon có giá trị lớn nhất là đồng 50.000 Colon.
8. ĐỒNG GUARANI CỦA PARAGUAY:
Đứng thứ 8 trong danh sách nầy là đồng Guarani của Paraguay (PYG); hiện tại $1USD đổi được 5.590 PYG (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 03:00 UTC).
Đồng Guarani được lưu hành từ năm 1944 bởi ngân hàng trung ương Paraguay thay cho đồng Peso. Tờ bạc có giá trị lớn nhất là 100.000 PYG.
7. ĐỒNG FRANC CỦA GUINEA:
Đứng thứ 7 là đồng Franc (đồng quan) của Guinea (GNF). Được lưu hành từ năm 1959 để thay thế cho đồng CFA với hệ thống tiền giấy và tiền xu mệnh giá 1,5, 10 và 25 Franc. Năm 1985, ngân hàng quốc gia Guinea bắt đầu cho lưu hành tiền giấy mệnh giá 50, 100, 500, 1000, 5000 và 10.000 Franc.
Tính đến ngày giờ kế sau, với mệnh giá $1USD = 7,225.00 GNF (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 02:44 UTC).
6. ĐỒNG KIP CỦA LÀO:
Đồng KIP của Lào (LAK) đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng. Hiện tại $1USD quy đổi được 8.100 LAK. (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 02:40 UTC). Lào là nước duy nhất thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không giáp biển, 80% dân nước này làm nông nghiệp và khoảng 1/3 dân số sống dưới mức nghèo đói. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 của Lào là $841 USD.
Đồng tiền có giá trị lớn nhất là 100.000 LAK
5 ĐỒNG RUBLE CỦA BELARUS:
Xếp thứ 5 trong danh sách những đồng tiền “vô giá trị” nhất thế giới hiện tại là đồng Ruble của Belarus (BYR). Hiện tại, 19.424 BYR mới đổi được $1USD. (Theo Top BYR Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-07 02:16 UTC)
4 ĐỒNG RUPIAH CỦA INDONESIA:
Đồng Rupiah của Indonesia (IDR) xếp thứ tư trong bảng xếp hạng này. $1USD đổi theo tỉ giá hiện tại sẽ được 13,321.50 IDR (Theo XE Currency Converter, Mid-market rates: 2016-05-07 01:47 UTC)
Tiền xu Rupia có mệnh giá từ 50 đến 1000 đồng và tiền giấy có mệnh giá từ 1000 đến 100.000 đồng. Tờ 100.000 đồng có giá trị lớn nhất.
3. ĐỒNG DOBRA CỦA SÃO TOMÉ AND PRINCIPE:
Là một đảo quốc nhỏ ở Phi châu nên đồng Dobra của São Tomé and Principe (STD) có mệnh giá rất thấp, để đổi $1USD, cần 21.445 STD (Theo Top STD Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-07 01:27 UTC). São Tomé được trao trả độc lập vào năm 1975 từ Bồ Đào Nha, và ngay sau đó hệ thống tiền tệ mới đã được lưu hành.
2. ĐỒNG VIỆT NAM.
Được ra đời từ năm 1946 để thay thế cho đồng Đông Dương của Pháp, (thời gian 1939-1945, đồng bạc Việt Minh còn được gọi là tín phiếu) nhưng đến năm 1976 đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế là VND) mới bắt đầu công khai lưu hành. Tuy là một quốc gia có đất đai và dân số không nhỏ, đất nước không lâm vào tình trạng chiến tranh từ hơn 40 năm nay nhưng đồng tiền nước này đã bị ngân hàng thế giới đánh giá rất thấp kể từ ngày bắt đầu lưu hành đến nay do tập đoàn chính phủ nước nầy điều hành đất nước quá yếu kém, đem đất đai, tài sản bán hay cho ngoại bang thuê dài hạn lấy tiền đút túi riêng, cai trị đất nước bằng bạo lực, người dân phải đi làm lao nô ở ngoại quốc để kiếm sống, dân chúng bị chính quyền chiếm nhà, chiếm đất canh tác để cho ngoại bang thuê kiếm tiền bỏ túi riêng.
Năm 2011, đồng bạc Việt Nam đã “được” The Telegraph xếp đầu danh sách 10 đồng tiền “vô giá trị nhất thế giới”. Đến ngày 31/12/2015, đồng tiền Việt Nam mới “tiến bộ” một chút khi vượt được…1 bậc (thăng 1 hạng) nên chỉ còn đứng ở vị trí thứ…nhì (tính từ dưới lên!!). Tiếc quá, vuột mất “hạng nhất”, dù hạng nhất của “tệ…nhất”. Hiện nay, $1USD đổi được VND 22,390 (Theo IRR Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-06 22:24 UTC).
Có lẽ "Bắc Bộ phủ" cho rằng đây là bảng xếp hạng của các “thế lực thù địch”, của bọn “phản động hiện hành”, của “thế lực xấu xa ngoại bang” chứ dưới sự lãnh đạo anh minh, sáng suốt, tài tình của các “đỉnh cao trí tuệ” đã từng “đánh thắng hai đế quốc sừng sỏ”, từng cho dân nghèo “ăn bo bo thay cơm” dài dài, một dân tộc “ra ngỏ đã gặp anh hùng” với “rừng vàng bạc biển” [nhưng đã “cúng” cho Tàu Cộng nhiều rồi] đâu đến nỗi chỉ hơn chú “Một Răng” (*), một nước đã bị Mỹ và Tây phương cấm vận từ năm 1980 đến nay sao! Chúng lại xếp đồng bạc “bác” của ta còn thua đồng bạc của São Tomé, một nước mà khi hỏi tên 10 triệu người chỉ chừng ¼ người biết tên nếu người đó không phải học trò của ông Larousse (tự điển Pháp) hay người nhà của chú “đót khom” (internet) hoặc là còn thua xa chú Lào "anh em" nghèo nàn lạc hậu xưa nay. Quả là quân “vô phèng” thật!
Dù sao đi nữa, “đồng tiền của “ta” cũng đứng hạng “nhì”, dù tính…ngược, được nằm trong danh sách từ 1 đến 10 trên thế giới. Bố khỉ thật!
1 ĐỒNG RIAL CỦA IRAN:
Rial là đồng bạc của Iran, một quốc gia Cộng hòa Hồi giáo ở Vịnh Á Rập [Persian (Arabian) Gulf]. Tỉ giá hiện tại của đồng Rial Iran (IRR) so với đồng USD là 30.350,5 tức $1USD sẽ đổi được 30.350,5 Rial (Theo IRR Exchange Rates, Mid-market rates: 2016-05-07 00:50 UTC).
Sau năm 1980, khi chính quyền Hồi giáo được thiết lập tại Tehran, đồng tiền Iran bị mất giá trầm trọng do các lệnh trừng phạt kinh tế toàn cầu áp đặt lên Iran từ phía Mỹ và phương Tây cho dù quốc gia nầy có nguồn lợi thiên nhiên là “vàng đen” (dầu hỏa) to lớn. Một phần lệnh cấm vận bởi chính quyền nước nầy theo đuổi chương trình nguyên tử đang bị cấm kỵ.
100.000 Rial là tờ bạc có mệnh giá lớn nhất tại Iran.
Lê Chánh Thiêm
Tài liệu tổng hợp.
(*) Sau 30-4-1975, khi đọc ngoại ngữ, “ta” đọc theo kiểu “đỉnh cao trí tuệ”, ví dụ tên của nước Iraq thì đọc là "Một rắc", tên nước Iran thì đọc là “Một răng”, chữ "I" đọc là một, "raq" đọc là rắc, "ran" đọc là răng. Vui thiệt! "Made in XHCN" có khác!
Hình 1: Đồng bạc có mệnh giá lớn nhất, Đồng bạc 100 trillion của Zimbabwe (mặt trước)
Hình 2: Đồng bạc có hình của tên phản chiến Mỹ John Kerry (tờ giấy bạc giả, không có thật!)
Xem hình các đồng bạc nói trong bài, click vào đây: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=7758
HQVNCH faceboook