Hình Ảnh & Sự Kiện
10 điều về Bức tường Berlin chia cắt Đông – Tây Đức
Bức tường Berlin từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức) gọi là “Bức tường ô nhục” . Nó một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố từ ngày 13/8/1961 đến ngày 9/11/1989.
Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức Tư bản và Đức Cộng sản. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.
Trong suốt 28 năm tồn tại cho đến khi sụp đổ vào 9/11/1989, Bức tường Berlin đã ghi dấu một thời kỳ không thể nào quên của nước Đức chia tách Đông – Tây.
Dưới đây là 10 sự thật có thể bạn chưa biết về Bức tường Berlin:
1. Việc xây dựng Bức tường Berlin bắt đầu vào ngày 13/8/1961 nhằm phân tách vùng do Anh, Pháp, Mỹ kiểm soát và khu vực do Liên Xô (cũ) kiểm soát.
Sau Thế chiến II, Đức bị chia thành bốn khu, mỗi khu vực bị chiếm đóng bởi một trong bốn cường quốc Liên minh đã đánh bại phát-xít Đức. Các vùng được kiểm soát bởi Anh, Pháp, Mỹ đã trở thành Tây Đức, (Cộng hòa Liên bang Đức). Khu vực do Liên Xô kiểm soát trở thành Đông Đức (Cộng hòa Dân chủ Đức).
Đặc biệt, Thủ đô của Đức, Berlin, nằm ở Đông Đức do Liên Xô kiểm soát, nhưng vì thành phố này là khu hành chính của các lực lượng Đồng Minh, nên nó cũng bị chia thành bốn. Điều này có nghĩa là Anh, Pháp, Mỹ kiểm soát Tây Berlin, trong khi Liên Xô kiểm soát phía Đông. Bức tường Berlin là một biểu tượng của sự thù địch Mỹ – Liên Xô trong suốt nửa cuối thế kỷ XX, một ranh giới mà sau đó được gọi là ‘Bức màn sắt’.
2. Bức tường Berlin được xây dựng như một cách để chính phủ Đông Đức ngăn chặn người dân của mình vượt biên sang Tây Đức. Đó không phải là vách ngăn người Tây Đức muốn sang phía Đông vì ở Tây Đức người dân có thể sang Đông Đức bằng cách xin giấy phép trước vài tuần.
Các cường quốc phương Tây cũng không phản đối sự tồn tại của bức tường này vì việc xây dựng Bức tường Berlin giúp họ an tâm rằng Liên Xô không có kế hoạch thôn tính Tây Berlin.
3. Số liệu chính thức cho thấy có ít nhất 136 người đã chết khi băng qua biên giới. Những người cố gắng vượt biên từ Đông sang Tây được coi là kẻ phản bội và cảnh vệ Đông Đức được phép nổ súng nếu phát hiện có người cố ý làm như vậy. Nhưng ngay cả cảnh vệ Đông Đức cũng tìm cách trốn sang phía Tây tự do. Trong thời gian bức tường tồn tại, khoảng 2.500 lính canh phía Đông đã vượt biên thành công nhưng cũng có 5.500 người bị bắt lại. Những lính canh bị bắt bị phạt tù trung bình 5 năm.
4. Phía tây của bức tường Berlin được phủ kín bằng các hình vẽ graffiti. Phía Đông thì không.
5. Bức tường Berlin là minh chứng cho thảm hoạ tuyên truyền của Liên Xô và Đông Đức. Nó cho thấy khía cạnh độc tài đơn giản nhất là kiểm soát mong muốn và tự do đi lại của người dân trong khi sẵn sàng bắn chết những người mà họ coi là kẻ phản bội.
6. Người dân Tây Berlin coi bức tường này như là một nơi lý tưởng để vứt rác. Nếu họ có gì muốn bỏ đi, họ ném nó qua bức tường.
7. David Michael Hasselhoff, nghệ danh The Hoff, một ca sĩ người Mỹ, rất nổi tiếng ở Đức thời điểm đó, đã trình diễn bài hát nổi tiếng “Tìm kiếm Tự do” trong khi đứng trên Bức tường Berlin năm 1989.
8. Mặc dù đây là bức tường ngăn cách Đông và Tây, cũng có một số trạm kiểm soát cho phép đi qua từ hai bên. Trạm nổi tiếng nhất trong số đó là Trạm kiểm soát Charlie, một điểm kiểm soát ngăn cách khu vực do người Mỹ kiểm soát Tây Berlin và vùng Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát. Nhà bảo vệ của Trạm kiểm soát Charlie đã bị gỡ bỏ vào tháng 10/1990 và hiện đang nằm trong Bảo tàng Đồng Minh ở Zehlendorf, thủ đô Berlin. Phần còn lại Trạm Charlie, một tháp canh của Đông Đức, đã bị phá hủy vào năm 2000.
9. Mặc dù ngày 9/11/1989 được công nhận là Bức tường Berlin sụp đổ, nhưng việc phá dỡ chính thức đến tận ngày 13/6/1990 mới bắt đầu. Từ ngày 9/11/1989 đến ngày 13/6/1990, các trạm kiểm soát đường biên vẫn tồn tại, mặc dù ít nghiêm ngặt hơn trước đây. Trong thời gian này, một số đoạn của bức tường đã bị phá đi nhưng chỉ để người ta dễ di qua hơn. Tất cả hoạt động kiểm tra biên giới kết thúc vào ngày 1/7/1990 và Đức được công nhận là một quốc gia thống nhất từ ngày 3/10/1990. Các bộ phận của bức tường được người Đức gỡ bỏ để giữ làm quà lưu niệm, và sau này bán trên eBay. Những người đã làm điều này được biết đến như là “chim gõ kiến tường”.
10. Bức tường Berlin là một vách ngăn vật lý trên mặt đất, nhưng dưới lòng đất thì sao? Berlin, giống như nhiều thành phố lớn khác, có hệ thống đường hầm và tàu điện ngầm.
Sau khi xây dựng Bức tường Berlin, các đoàn tàu chỉ có thể hoạt động riêng biệt ở mỗi bên. Một số đoàn tàu hoặc chạy hoàn toàn ở phía tây hoặc phía đông. Nếu đoàn tàu nào trước đó có đường tàu chạy vắt qua 2 bên thì giờ phải đi đường vòng, tức là đi quá biên giới rồi vòng lại.
Trong hơn 30 năm qua kể từ khi Bức từng Berlin sụp đổ, khách du lịch cũng đến thủ đô nước Đức với hy vọng được “mục sở thị” chứng nhân lịch sử của một thời chia rẽ Đông – Tây.
Nhưng có lẽ họ sẽ không khỏi thất vọng về Bức Tường Berlin hiện tại. Ở đó giờ chỉ có một vài phần của bức tường cũ và một số tháp canh. Nhiều khả năng những gì còn sót lại cuối cùng này cũng sẽ biến mất trong vài năm sắp tới. Trên hầu hết các đường phố thủ đô Berlin, điểm mốc cũ của bức tường nổi tiếng ngày nào giờ chỉ được đánh dấu bằng đôi hàng đá lát.
Tân Bình
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
10 điều về Bức tường Berlin chia cắt Đông – Tây Đức
Bức tường Berlin từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức) gọi là “Bức tường ô nhục” . Nó một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố từ ngày 13/8/1961 đến ngày 9/11/1989.
Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức Tư bản và Đức Cộng sản. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại.
Trong suốt 28 năm tồn tại cho đến khi sụp đổ vào 9/11/1989, Bức tường Berlin đã ghi dấu một thời kỳ không thể nào quên của nước Đức chia tách Đông – Tây.
Dưới đây là 10 sự thật có thể bạn chưa biết về Bức tường Berlin:
1. Việc xây dựng Bức tường Berlin bắt đầu vào ngày 13/8/1961 nhằm phân tách vùng do Anh, Pháp, Mỹ kiểm soát và khu vực do Liên Xô (cũ) kiểm soát.
Sau Thế chiến II, Đức bị chia thành bốn khu, mỗi khu vực bị chiếm đóng bởi một trong bốn cường quốc Liên minh đã đánh bại phát-xít Đức. Các vùng được kiểm soát bởi Anh, Pháp, Mỹ đã trở thành Tây Đức, (Cộng hòa Liên bang Đức). Khu vực do Liên Xô kiểm soát trở thành Đông Đức (Cộng hòa Dân chủ Đức).
Đặc biệt, Thủ đô của Đức, Berlin, nằm ở Đông Đức do Liên Xô kiểm soát, nhưng vì thành phố này là khu hành chính của các lực lượng Đồng Minh, nên nó cũng bị chia thành bốn. Điều này có nghĩa là Anh, Pháp, Mỹ kiểm soát Tây Berlin, trong khi Liên Xô kiểm soát phía Đông. Bức tường Berlin là một biểu tượng của sự thù địch Mỹ – Liên Xô trong suốt nửa cuối thế kỷ XX, một ranh giới mà sau đó được gọi là ‘Bức màn sắt’.
2. Bức tường Berlin được xây dựng như một cách để chính phủ Đông Đức ngăn chặn người dân của mình vượt biên sang Tây Đức. Đó không phải là vách ngăn người Tây Đức muốn sang phía Đông vì ở Tây Đức người dân có thể sang Đông Đức bằng cách xin giấy phép trước vài tuần.
Các cường quốc phương Tây cũng không phản đối sự tồn tại của bức tường này vì việc xây dựng Bức tường Berlin giúp họ an tâm rằng Liên Xô không có kế hoạch thôn tính Tây Berlin.
3. Số liệu chính thức cho thấy có ít nhất 136 người đã chết khi băng qua biên giới. Những người cố gắng vượt biên từ Đông sang Tây được coi là kẻ phản bội và cảnh vệ Đông Đức được phép nổ súng nếu phát hiện có người cố ý làm như vậy. Nhưng ngay cả cảnh vệ Đông Đức cũng tìm cách trốn sang phía Tây tự do. Trong thời gian bức tường tồn tại, khoảng 2.500 lính canh phía Đông đã vượt biên thành công nhưng cũng có 5.500 người bị bắt lại. Những lính canh bị bắt bị phạt tù trung bình 5 năm.
4. Phía tây của bức tường Berlin được phủ kín bằng các hình vẽ graffiti. Phía Đông thì không.
5. Bức tường Berlin là minh chứng cho thảm hoạ tuyên truyền của Liên Xô và Đông Đức. Nó cho thấy khía cạnh độc tài đơn giản nhất là kiểm soát mong muốn và tự do đi lại của người dân trong khi sẵn sàng bắn chết những người mà họ coi là kẻ phản bội.
6. Người dân Tây Berlin coi bức tường này như là một nơi lý tưởng để vứt rác. Nếu họ có gì muốn bỏ đi, họ ném nó qua bức tường.
7. David Michael Hasselhoff, nghệ danh The Hoff, một ca sĩ người Mỹ, rất nổi tiếng ở Đức thời điểm đó, đã trình diễn bài hát nổi tiếng “Tìm kiếm Tự do” trong khi đứng trên Bức tường Berlin năm 1989.
8. Mặc dù đây là bức tường ngăn cách Đông và Tây, cũng có một số trạm kiểm soát cho phép đi qua từ hai bên. Trạm nổi tiếng nhất trong số đó là Trạm kiểm soát Charlie, một điểm kiểm soát ngăn cách khu vực do người Mỹ kiểm soát Tây Berlin và vùng Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát. Nhà bảo vệ của Trạm kiểm soát Charlie đã bị gỡ bỏ vào tháng 10/1990 và hiện đang nằm trong Bảo tàng Đồng Minh ở Zehlendorf, thủ đô Berlin. Phần còn lại Trạm Charlie, một tháp canh của Đông Đức, đã bị phá hủy vào năm 2000.
9. Mặc dù ngày 9/11/1989 được công nhận là Bức tường Berlin sụp đổ, nhưng việc phá dỡ chính thức đến tận ngày 13/6/1990 mới bắt đầu. Từ ngày 9/11/1989 đến ngày 13/6/1990, các trạm kiểm soát đường biên vẫn tồn tại, mặc dù ít nghiêm ngặt hơn trước đây. Trong thời gian này, một số đoạn của bức tường đã bị phá đi nhưng chỉ để người ta dễ di qua hơn. Tất cả hoạt động kiểm tra biên giới kết thúc vào ngày 1/7/1990 và Đức được công nhận là một quốc gia thống nhất từ ngày 3/10/1990. Các bộ phận của bức tường được người Đức gỡ bỏ để giữ làm quà lưu niệm, và sau này bán trên eBay. Những người đã làm điều này được biết đến như là “chim gõ kiến tường”.
10. Bức tường Berlin là một vách ngăn vật lý trên mặt đất, nhưng dưới lòng đất thì sao? Berlin, giống như nhiều thành phố lớn khác, có hệ thống đường hầm và tàu điện ngầm.
Sau khi xây dựng Bức tường Berlin, các đoàn tàu chỉ có thể hoạt động riêng biệt ở mỗi bên. Một số đoàn tàu hoặc chạy hoàn toàn ở phía tây hoặc phía đông. Nếu đoàn tàu nào trước đó có đường tàu chạy vắt qua 2 bên thì giờ phải đi đường vòng, tức là đi quá biên giới rồi vòng lại.
Trong hơn 30 năm qua kể từ khi Bức từng Berlin sụp đổ, khách du lịch cũng đến thủ đô nước Đức với hy vọng được “mục sở thị” chứng nhân lịch sử của một thời chia rẽ Đông – Tây.
Nhưng có lẽ họ sẽ không khỏi thất vọng về Bức Tường Berlin hiện tại. Ở đó giờ chỉ có một vài phần của bức tường cũ và một số tháp canh. Nhiều khả năng những gì còn sót lại cuối cùng này cũng sẽ biến mất trong vài năm sắp tới. Trên hầu hết các đường phố thủ đô Berlin, điểm mốc cũ của bức tường nổi tiếng ngày nào giờ chỉ được đánh dấu bằng đôi hàng đá lát.
Tân Bình
MM chuyển