Hình Ảnh & Sự Kiện
10 thảm họa sập hầm, cầu nghiêm trọng nhất thế giới
10 thảm họa sập hầm, cầu nghiêm trọng nhất thế giới
Sập cầu treo ở Indonesia, 11 người chết tháng 11/2011
Hình ảnh cây cầu treo ở Indonesia bị sập hồi tháng 11/2011. |
Cây cầu treo dài nhất Indonesia, cầu Mahakam II, trên đảo Borneo bị sập xuống sông vào ngày 26/11/2011 khiến 11 người thiệt mạng. Nhiều xe cộ đã rơi thẳng xuống sông Mahakam mà cây cầu bắc qua.
Cầu Mahakam II dài 720m, bắt đầu hoạt động vào năm 2002. Theo một số nguồn tin, cáp treo của cây cầu bị đứt khiến cầu sập.
Sập cầu tại Pakistan tháng 8/2006
Cây cầu ở thành phố Mardan, phía tây bắc Pakistan sập sau mưa lớn khiến 60 người thiệt mạng. Thảm kịch xảy ra vào ngày 5/8/2006 sau nhiều ngày mưa to gây lụt ở Pakistan. Cây cầu này cao 10m ở Mardan, cách Thủ đô Islamabad gần 100 km.
Sập cầu ở Daman (Ấn Độ) tháng 8/2003
Ngày 28/8/2003, một cây cầu ở Daman (Ấn Độ) gãy khiến 25 người tử vong, đa số là các em học sinh trên đường đi học trở về nhà. Ngay sau đó, dân chúng biểu tình, tấn công các tòa nhà chính phủ vì cho rằng cây cầu đã quá cũ kỹ, xuống cấp và giới chức phớt lờ trước tình trạng trên.
Sập cầu Hintze Ribeiro ở Bồ Đào Nha tháng 3/2001
Đêm ngày 4/3/2001 vẫn là ký ức kinh hoàng đối với người dân ở Entre-os-Rios (Bồ Đào Nha) khi cây cầu Hintze Ribeiro ở khu vực này sập cướp đi sinh mạng của 59 người. Nước mạnh cộng với bão tại thời điểm xảy ra thảm họa khiến công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều nạn nhân chìm xuống nước.
Cầu Hintze Ribeiro tại thời điểm xảy ra tai nạn đã hơn 100 tuổi. Một vài giờ sau thảm kịch, Bộ trưởng Bộ Giao thông Jorge Coelho đã từ chức. Thời gian sau đó, nhiều cây cầu ở Bồ Đào Nha ngừng hoạt động để sửa chữa.
Sập cầu Cầu vồng ở Trung Quốc tháng 1/1999
Thảm kịch xảy vào khoảng 7h sáng ngày 4/1/1999 khi mọi người đang hối hả đi qua cầu Cầu vồng tới nơi làm việc. Hậu quả 49 người đã tử vong. Nguyên nhân của vụ việc được cho là do tình trạng tham nhũng, rút ruột công trình khiến chất lượng cầu kém.
Sập hầm Toyohama, Furubira, Hokkaidō (Nhật Bản) tháng 2/1996
Khói bụi mù mịt sau khi đường hầm Sasaga trên đường cao tốc Chuo (Nhật Bản) sụp đổ. |
Trước khi sập hầmSasaga ở đường cao tốc Chuo, Nhật Bản năm 1996, ở quốc gia này đã xảy ra một thảm kịch kinh hoàng khác. Hầm Toyohama tại Furubira, tỉnh Hokkaidō sập ngày 10/2/1996 khiến 22 người tử vong.
Nguyên nhân xảy ra thảm họa là do lở đất khiến một tảng đá cực lớn lăn xuống sườn núi, rơi xuống hầm khiến hầm Toyoham bị đè bẹp. Một chiếc xe bus và ít nhất một ô tô bị kẹt trong hầm. Thảm họa khiến 22 người thiệt mạng.
Sập cầu Seongsu (Hàn Quốc) tháng 10/1994
Cầu Seongsu bắc qua sông Hàn ở Seoul, Hàn Quốc, nối quận Seongdong và Gangnam. Cây cầu đi vào hoạt động năm 1979 với chiều dài 1.160m. Ngày 21/10/1994, Seongsu bị gãy chôn vùi 31 mạng người. Nguyên nhân được xác định là do lỗi bảo dưỡng và kỹ thuật.
Sau đó, chính quyền vùng này dự định sẽ sửa chữa lại cây cầu nhưng do kết cấu yếu nên phải thiết kế và xây lại.
Sập cầu treo Hyatt Regency ở Mỹ tháng 7/1981
Ngày 17/7/1981, cầu treo Hyatt Regency tại thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ) sập, cướp đi sinh mạng của 114 người và khiến 216 người khác bị thương. Nguyên nhân được cho là cây cầu quá tải khi mọi người đang nhảy múa trên cầu.
Sập Cầu Bạc ở Mỹ tháng 12/1967
Cầu Bạc sau khi hoàn thành năm 1928. |
Cầu Bạc ở Mỹ đi vào hoạt động năm 1928, nối thị trấn Point Pleasant ở Tây Virgima và Kanauga, bang Ohio qua con sông Ohio. Ngày 15/12/1967, câu cầu gãy lìa vào giờ cao điểm khiến 46 người thiệt mạng. Nguyên nhân là do dùng quá trọng tải cho phép.
Cầu Bạc sau khi sập. |
Sập cầu ở Quebec (Canada) năm 1907
Cầu ở Quebec (Canada) dài 987m, rộng 29m có lịch sử 2 lần bị sập. Lần một sập vào mùa hè năm 1907 khiến 75 người thiệt mạng. Nguyên nhân chính được cho là do trọng tải thực tế lớn hơn trọng tải cho phép. Tháng 7/1916, cây cầu bị sập lần 2, làm 15 người tử vong.
đỗ quyên
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
10 thảm họa sập hầm, cầu nghiêm trọng nhất thế giới
10 thảm họa sập hầm, cầu nghiêm trọng nhất thế giới
Sập cầu treo ở Indonesia, 11 người chết tháng 11/2011
Hình ảnh cây cầu treo ở Indonesia bị sập hồi tháng 11/2011. |
Cây cầu treo dài nhất Indonesia, cầu Mahakam II, trên đảo Borneo bị sập xuống sông vào ngày 26/11/2011 khiến 11 người thiệt mạng. Nhiều xe cộ đã rơi thẳng xuống sông Mahakam mà cây cầu bắc qua.
Cầu Mahakam II dài 720m, bắt đầu hoạt động vào năm 2002. Theo một số nguồn tin, cáp treo của cây cầu bị đứt khiến cầu sập.
Sập cầu tại Pakistan tháng 8/2006
Cây cầu ở thành phố Mardan, phía tây bắc Pakistan sập sau mưa lớn khiến 60 người thiệt mạng. Thảm kịch xảy ra vào ngày 5/8/2006 sau nhiều ngày mưa to gây lụt ở Pakistan. Cây cầu này cao 10m ở Mardan, cách Thủ đô Islamabad gần 100 km.
Sập cầu ở Daman (Ấn Độ) tháng 8/2003
Ngày 28/8/2003, một cây cầu ở Daman (Ấn Độ) gãy khiến 25 người tử vong, đa số là các em học sinh trên đường đi học trở về nhà. Ngay sau đó, dân chúng biểu tình, tấn công các tòa nhà chính phủ vì cho rằng cây cầu đã quá cũ kỹ, xuống cấp và giới chức phớt lờ trước tình trạng trên.
Sập cầu Hintze Ribeiro ở Bồ Đào Nha tháng 3/2001
Đêm ngày 4/3/2001 vẫn là ký ức kinh hoàng đối với người dân ở Entre-os-Rios (Bồ Đào Nha) khi cây cầu Hintze Ribeiro ở khu vực này sập cướp đi sinh mạng của 59 người. Nước mạnh cộng với bão tại thời điểm xảy ra thảm họa khiến công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, nhiều nạn nhân chìm xuống nước.
Cầu Hintze Ribeiro tại thời điểm xảy ra tai nạn đã hơn 100 tuổi. Một vài giờ sau thảm kịch, Bộ trưởng Bộ Giao thông Jorge Coelho đã từ chức. Thời gian sau đó, nhiều cây cầu ở Bồ Đào Nha ngừng hoạt động để sửa chữa.
Sập cầu Cầu vồng ở Trung Quốc tháng 1/1999
Thảm kịch xảy vào khoảng 7h sáng ngày 4/1/1999 khi mọi người đang hối hả đi qua cầu Cầu vồng tới nơi làm việc. Hậu quả 49 người đã tử vong. Nguyên nhân của vụ việc được cho là do tình trạng tham nhũng, rút ruột công trình khiến chất lượng cầu kém.
Sập hầm Toyohama, Furubira, Hokkaidō (Nhật Bản) tháng 2/1996
Khói bụi mù mịt sau khi đường hầm Sasaga trên đường cao tốc Chuo (Nhật Bản) sụp đổ. |
Trước khi sập hầmSasaga ở đường cao tốc Chuo, Nhật Bản năm 1996, ở quốc gia này đã xảy ra một thảm kịch kinh hoàng khác. Hầm Toyohama tại Furubira, tỉnh Hokkaidō sập ngày 10/2/1996 khiến 22 người tử vong.
Nguyên nhân xảy ra thảm họa là do lở đất khiến một tảng đá cực lớn lăn xuống sườn núi, rơi xuống hầm khiến hầm Toyoham bị đè bẹp. Một chiếc xe bus và ít nhất một ô tô bị kẹt trong hầm. Thảm họa khiến 22 người thiệt mạng.
Sập cầu Seongsu (Hàn Quốc) tháng 10/1994
Cầu Seongsu bắc qua sông Hàn ở Seoul, Hàn Quốc, nối quận Seongdong và Gangnam. Cây cầu đi vào hoạt động năm 1979 với chiều dài 1.160m. Ngày 21/10/1994, Seongsu bị gãy chôn vùi 31 mạng người. Nguyên nhân được xác định là do lỗi bảo dưỡng và kỹ thuật.
Sau đó, chính quyền vùng này dự định sẽ sửa chữa lại cây cầu nhưng do kết cấu yếu nên phải thiết kế và xây lại.
Sập cầu treo Hyatt Regency ở Mỹ tháng 7/1981
Ngày 17/7/1981, cầu treo Hyatt Regency tại thành phố Kansas, bang Missouri (Mỹ) sập, cướp đi sinh mạng của 114 người và khiến 216 người khác bị thương. Nguyên nhân được cho là cây cầu quá tải khi mọi người đang nhảy múa trên cầu.
Sập Cầu Bạc ở Mỹ tháng 12/1967
Cầu Bạc sau khi hoàn thành năm 1928. |
Cầu Bạc ở Mỹ đi vào hoạt động năm 1928, nối thị trấn Point Pleasant ở Tây Virgima và Kanauga, bang Ohio qua con sông Ohio. Ngày 15/12/1967, câu cầu gãy lìa vào giờ cao điểm khiến 46 người thiệt mạng. Nguyên nhân là do dùng quá trọng tải cho phép.
Cầu Bạc sau khi sập. |
Sập cầu ở Quebec (Canada) năm 1907
Cầu ở Quebec (Canada) dài 987m, rộng 29m có lịch sử 2 lần bị sập. Lần một sập vào mùa hè năm 1907 khiến 75 người thiệt mạng. Nguyên nhân chính được cho là do trọng tải thực tế lớn hơn trọng tải cho phép. Tháng 7/1916, cây cầu bị sập lần 2, làm 15 người tử vong.
đỗ quyên