Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
11 điều khó làm hơn cả vào Harvard
Bước chân vào cổng trường Harvard, một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới, là ước mơ của biết bao sinh viên. Tuy nhiên, còn có những trường học hay công việc mà tỷ lệ “chọi” cao hơn rất nhiều so với việc trúng tuyển vào Harvard.
Ngôi trường tọa lạc tại Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ này chỉ tiếp nhận 5,2% tổng số 40.000 hồ sơ xin nhập học cho niên khóa 2017-2021. Các sinh viên của Harvard không những có kết quả học tập cao, mà còn là những người có nhiều thành tích nổi trội, chẳng hạn như có khả năng vượt khó – từ tình trạng vô gia cư bứt phá ngoạn mục để thành lập ra được một tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, có nhiều điều tưởng chừng đơn giản như tìm được một công việc ở Walmart, hay trúng tuyển vào một số trường công lập ở Mỹ còn khó khăn hơn rất nhiều so với việc vượt qua kỳ xét tuyển của trường đại học uy tín hàng đầu thế giới này.
1. Tìm việc tại quỹ đầu tư Citadel
Được tuyển dụng vào làm việc tại Phố Wall đã là điều vô cùng khó khăn, nhưng tìm được một vị trí tại Citadel lại được cho là điều dường như không thể.
Năm 2015, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành quỹ đầu tư Citadel, Ken Greffin – một cựu sinh viên Harvard, nói với CNBC rằng quỹ đầu tư dự định sẽ tuyển dụng 300 người trong số 10.000 ứng viên tham dự phỏng vấn. Điều này tương đương với tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 3%.
2. Lọt vào danh sách 50 bài đăng trên Newsfeed của Facebook một người bạn
Khi Facebook biện soạn để tạo Newsfeed cho bạn, nó phải chọn lọc từ khoảng 1.500 bài đăng khác nhau. Sau đó, nó sử dụng một thuật toán dựa trên sự phổ biến và tính tương quan giữa các bài viết, cùng với các yếu tố khác, để quyết định bài nào sẽ được đưa lên.
Kết quả là, chỉ có 3,3% số bài đăng nhất định được lựa chọn, và chúng sẽ xuất hiện trong nhóm 50 bài viết trên Newsfeed của một ai đó.
Nếu bạn muốn tăng cơ hội hiển thị bài viết của mình, thì các bài đăng cần có ảnh hiển thị chứ không chỉ đơn thuần là gắn kèm liên kết hay văn bản thuần túy.
3. Công việc tại Walmart
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart đã lần đầu tiên mở trung tâm mua sắm tại Washington D.C vào cuối năm 2013.
Theo NBC Washington đưa tin, tuy cửa hàng đã nhận được 23.000 hồ sơ ứng tuyển, nhưng chỉ quyết định thuê 600 cộng tác viên. Nhu vậy, tỷ lệ thành công cho mỗi ứng viên chỉ là 2,6%, khắt khe gấp hai lần so với Harvard.
Trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp Harvard có thể kỳ vọng mức thu nhập lên đến 6 con số, nhân viên của Walmart chỉ nhận được 11,83 USD cho một giờ công, hay gần 25.000 USD/ năm.
4. “Giấc mơ Mỹ”
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Harvard và Berkeley chỉ ra rằng ở nhiều thành phố lớn của Hoa Kỳ, rất khó để biến “giấc mơ Mỹ” trở thành hiện thực, việc từ nghèo khó “phất” lên thành người giàu có dường như rất xa vời.
Báo cáo này phân tích số người có xuất thân nghèo khó và trở nên giàu có sau đó. Kết quả cho thấy sự chuyển biến không đáng là bao.
Ở Atlanta, Georgia; Charlotte, North Carolina; Jacksonville, Florida; Columbus, Ohio; Dayton, Ohio; Milwaukee, Wisconsin; và Indianapolis, Indiana, cơ hội này chỉ dưới 5%.
Ngay cả ở những vị trí hàng đầu danh sách, thì chỉ có 12,9% người dân ở San Jose, California đã thực hiện được “giấc mơ Mỹ”.
5. Công việc tại Goldman Sachs
Năm 2015, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã nhận hơn 313.000 hồ sơ cho 9.700 vị trí tuyển dụng, đồng nghĩa với tỷ lệ trúng tuyển của mỗi ứng viên chỉ khoảng 3%.
Cũng không quá ngạc nhiên khi có nhiều người muốn làm việc ở đó, bởi theo xếp hạng của tạp chí Fortune, Goldman nằm trong danh sách 100 nơi làm việc lý tưởng nhất năm 2016.
6. Mật vụ Hoa Kỳ
Bảo vệ Tổng thống Hoa Kỳ là một công việc có mức lương ngất ngưởng, nhưng đổi lại, điều kiện làm việc vô cùng cực nhọc và yêu cầu cả về thể chất và trí lực ở mức cao.
Trách nhiệm của mật vụ là bảo vệ tổng thống cùng gia đình 24 giờ một ngày và 7 ngày trong một tuần. Ngoài ra, các quan chức chính phủ quan trọng khác, như phó tổng thống cùng gia đình của họ, cũng được bảo vệ, thậm chí ngay cả khi họ rời nhiệm sở.
Bởi vậy, Sở Mật vụ Hoa Kỳ chỉ tiếp nhận 1% trong số 27.000 hồ sơ ứng viên năm 2015, theo tờ USA Today đưa tin.
7. Một số trường trung học công lập tại thành phố New York
Một số trường công lập nổi tiếng ở New York thực sự còn khó vào hơn cả Harvard.
Theo Sở Giáo dục Thành phố New York, năm 2016, đã có 16.962 hồ sơ xin nhập học nộp vào Trường Brooklyn Latin, tuy nhiên, trường chỉ tuyển sinh chưa đến 2,4% số học sinh đó.
Bên cạnh đó, Trường Trung học Nghiên cứu Hoa Kỳ ở Bronx, cũng như Trường Trung học Khoa học Queens thuộc Đại học York có tỷ lệ trúng tuyển dưới 1%.
8. Thẻ xanh định cư ở Hoa Kỳ
Theo Tạp chí Phố Wall, mỗi năm có tới 15 triệu người nộp hồ sơ xin cấp thẻ xanh của Mỹ với hy vọng có cơ hội được sống ở Mỹ, tuy nhiên, chỉ có 50.000 người nhận được thẻ xanh.
Việc xét duyệt cấp thẻ xanh của chính phủ Mỹ tùy thuộc vào khu vực của người nộp đơn. Nếu bạn không có quốc tịch Úc, New Zealand hay các đảo thuộc Thái Bình Dương, thì cơ hộ chủ thành chủ thẻ vô cùng thấp.
Chưa đến 2% số người nộp hồ sơ xin cấp visa trên khắp thế giới được chấp thuận. Tỷ lệ này đạt 6% ở Châu Đại Dương (bởi lượng hồ sơ thấp hơn trong khi hạn ngạch cao hơn đáng kể).
9. Viện Quản lý Ấn Độ
Theo Bloomberg Businessweek, trong khi tỷ lệ ứng viên trúng tuyển vào Harvard là 5,2%, trường đào tạo kinh doanh hàng đầu của Ấn Độ chỉ nhận không tới 1% lượng sinh viên thi tuyển cho niên khóa 2014.
Viện Quản lý Ấn Độ ở Ahmedabad (IIM-A) đã nhận được 173.866 hồ sơ dự tuyển cho khóa học 2012-2014. Ngôi trường danh tiếng này quá “kén cá chọn canh” bởi dân số Ấn Độ đông thứ hai thế giời, và quá nhiều học sinh thi đầu vào đạt kết quả xuất sắc.
10. Tiếp viên hàng không của hãng Delta
Bạn có chưa đầy 1% cơ hội để trở thành tiếp viên hàng không của hãng Delta, theo Bloomberg.
Năm 2013, Delta nhận được 44.000 hồ sơ ứng tuyển cho 400 việc làm trong hãng.
Delta đánh giá cao kỹ năng ngoại ngữ, bởi vậy khoảng 30% số người được tuyển dụng có khả năng nói thành thạo ngôn ngữ thứ hai.
11. Đại học Stanford
Trên thực tế, Harvard không phải là trường đại học khó vào nhất ở Hoa Kỳ.
Năm 2017, 44.073 người nộp hồ sơ ứng tuyển vào Đại học Stanford và hơn 95% bị từ chối.
Đại học Stanford
Tỷ lệ trúng tuyển Đại học Stanford (California, Mỹ) tiếp tục giữ ở mức rất thấp cho niên khóa 2017-2021. Chỉ 4,7% ứng viên được chấp nhận vào ngôi trường danh giá này, theo Business Insider.
Theo Business Insider
Vũ Minh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
11 điều khó làm hơn cả vào Harvard
Bước chân vào cổng trường Harvard, một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới, là ước mơ của biết bao sinh viên. Tuy nhiên, còn có những trường học hay công việc mà tỷ lệ “chọi” cao hơn rất nhiều so với việc trúng tuyển vào Harvard.
Ngôi trường tọa lạc tại Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ này chỉ tiếp nhận 5,2% tổng số 40.000 hồ sơ xin nhập học cho niên khóa 2017-2021. Các sinh viên của Harvard không những có kết quả học tập cao, mà còn là những người có nhiều thành tích nổi trội, chẳng hạn như có khả năng vượt khó – từ tình trạng vô gia cư bứt phá ngoạn mục để thành lập ra được một tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, có nhiều điều tưởng chừng đơn giản như tìm được một công việc ở Walmart, hay trúng tuyển vào một số trường công lập ở Mỹ còn khó khăn hơn rất nhiều so với việc vượt qua kỳ xét tuyển của trường đại học uy tín hàng đầu thế giới này.
1. Tìm việc tại quỹ đầu tư Citadel
Được tuyển dụng vào làm việc tại Phố Wall đã là điều vô cùng khó khăn, nhưng tìm được một vị trí tại Citadel lại được cho là điều dường như không thể.
Năm 2015, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành quỹ đầu tư Citadel, Ken Greffin – một cựu sinh viên Harvard, nói với CNBC rằng quỹ đầu tư dự định sẽ tuyển dụng 300 người trong số 10.000 ứng viên tham dự phỏng vấn. Điều này tương đương với tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 3%.
2. Lọt vào danh sách 50 bài đăng trên Newsfeed của Facebook một người bạn
Khi Facebook biện soạn để tạo Newsfeed cho bạn, nó phải chọn lọc từ khoảng 1.500 bài đăng khác nhau. Sau đó, nó sử dụng một thuật toán dựa trên sự phổ biến và tính tương quan giữa các bài viết, cùng với các yếu tố khác, để quyết định bài nào sẽ được đưa lên.
Kết quả là, chỉ có 3,3% số bài đăng nhất định được lựa chọn, và chúng sẽ xuất hiện trong nhóm 50 bài viết trên Newsfeed của một ai đó.
Nếu bạn muốn tăng cơ hội hiển thị bài viết của mình, thì các bài đăng cần có ảnh hiển thị chứ không chỉ đơn thuần là gắn kèm liên kết hay văn bản thuần túy.
3. Công việc tại Walmart
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Walmart đã lần đầu tiên mở trung tâm mua sắm tại Washington D.C vào cuối năm 2013.
Theo NBC Washington đưa tin, tuy cửa hàng đã nhận được 23.000 hồ sơ ứng tuyển, nhưng chỉ quyết định thuê 600 cộng tác viên. Nhu vậy, tỷ lệ thành công cho mỗi ứng viên chỉ là 2,6%, khắt khe gấp hai lần so với Harvard.
Trong khi nhiều sinh viên tốt nghiệp Harvard có thể kỳ vọng mức thu nhập lên đến 6 con số, nhân viên của Walmart chỉ nhận được 11,83 USD cho một giờ công, hay gần 25.000 USD/ năm.
4. “Giấc mơ Mỹ”
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Harvard và Berkeley chỉ ra rằng ở nhiều thành phố lớn của Hoa Kỳ, rất khó để biến “giấc mơ Mỹ” trở thành hiện thực, việc từ nghèo khó “phất” lên thành người giàu có dường như rất xa vời.
Báo cáo này phân tích số người có xuất thân nghèo khó và trở nên giàu có sau đó. Kết quả cho thấy sự chuyển biến không đáng là bao.
Ở Atlanta, Georgia; Charlotte, North Carolina; Jacksonville, Florida; Columbus, Ohio; Dayton, Ohio; Milwaukee, Wisconsin; và Indianapolis, Indiana, cơ hội này chỉ dưới 5%.
Ngay cả ở những vị trí hàng đầu danh sách, thì chỉ có 12,9% người dân ở San Jose, California đã thực hiện được “giấc mơ Mỹ”.
5. Công việc tại Goldman Sachs
Năm 2015, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã nhận hơn 313.000 hồ sơ cho 9.700 vị trí tuyển dụng, đồng nghĩa với tỷ lệ trúng tuyển của mỗi ứng viên chỉ khoảng 3%.
Cũng không quá ngạc nhiên khi có nhiều người muốn làm việc ở đó, bởi theo xếp hạng của tạp chí Fortune, Goldman nằm trong danh sách 100 nơi làm việc lý tưởng nhất năm 2016.
6. Mật vụ Hoa Kỳ
Bảo vệ Tổng thống Hoa Kỳ là một công việc có mức lương ngất ngưởng, nhưng đổi lại, điều kiện làm việc vô cùng cực nhọc và yêu cầu cả về thể chất và trí lực ở mức cao.
Trách nhiệm của mật vụ là bảo vệ tổng thống cùng gia đình 24 giờ một ngày và 7 ngày trong một tuần. Ngoài ra, các quan chức chính phủ quan trọng khác, như phó tổng thống cùng gia đình của họ, cũng được bảo vệ, thậm chí ngay cả khi họ rời nhiệm sở.
Bởi vậy, Sở Mật vụ Hoa Kỳ chỉ tiếp nhận 1% trong số 27.000 hồ sơ ứng viên năm 2015, theo tờ USA Today đưa tin.
7. Một số trường trung học công lập tại thành phố New York
Một số trường công lập nổi tiếng ở New York thực sự còn khó vào hơn cả Harvard.
Theo Sở Giáo dục Thành phố New York, năm 2016, đã có 16.962 hồ sơ xin nhập học nộp vào Trường Brooklyn Latin, tuy nhiên, trường chỉ tuyển sinh chưa đến 2,4% số học sinh đó.
Bên cạnh đó, Trường Trung học Nghiên cứu Hoa Kỳ ở Bronx, cũng như Trường Trung học Khoa học Queens thuộc Đại học York có tỷ lệ trúng tuyển dưới 1%.
8. Thẻ xanh định cư ở Hoa Kỳ
Theo Tạp chí Phố Wall, mỗi năm có tới 15 triệu người nộp hồ sơ xin cấp thẻ xanh của Mỹ với hy vọng có cơ hội được sống ở Mỹ, tuy nhiên, chỉ có 50.000 người nhận được thẻ xanh.
Việc xét duyệt cấp thẻ xanh của chính phủ Mỹ tùy thuộc vào khu vực của người nộp đơn. Nếu bạn không có quốc tịch Úc, New Zealand hay các đảo thuộc Thái Bình Dương, thì cơ hộ chủ thành chủ thẻ vô cùng thấp.
Chưa đến 2% số người nộp hồ sơ xin cấp visa trên khắp thế giới được chấp thuận. Tỷ lệ này đạt 6% ở Châu Đại Dương (bởi lượng hồ sơ thấp hơn trong khi hạn ngạch cao hơn đáng kể).
9. Viện Quản lý Ấn Độ
Theo Bloomberg Businessweek, trong khi tỷ lệ ứng viên trúng tuyển vào Harvard là 5,2%, trường đào tạo kinh doanh hàng đầu của Ấn Độ chỉ nhận không tới 1% lượng sinh viên thi tuyển cho niên khóa 2014.
Viện Quản lý Ấn Độ ở Ahmedabad (IIM-A) đã nhận được 173.866 hồ sơ dự tuyển cho khóa học 2012-2014. Ngôi trường danh tiếng này quá “kén cá chọn canh” bởi dân số Ấn Độ đông thứ hai thế giời, và quá nhiều học sinh thi đầu vào đạt kết quả xuất sắc.
10. Tiếp viên hàng không của hãng Delta
Bạn có chưa đầy 1% cơ hội để trở thành tiếp viên hàng không của hãng Delta, theo Bloomberg.
Năm 2013, Delta nhận được 44.000 hồ sơ ứng tuyển cho 400 việc làm trong hãng.
Delta đánh giá cao kỹ năng ngoại ngữ, bởi vậy khoảng 30% số người được tuyển dụng có khả năng nói thành thạo ngôn ngữ thứ hai.
11. Đại học Stanford
Trên thực tế, Harvard không phải là trường đại học khó vào nhất ở Hoa Kỳ.
Năm 2017, 44.073 người nộp hồ sơ ứng tuyển vào Đại học Stanford và hơn 95% bị từ chối.
Đại học Stanford
Tỷ lệ trúng tuyển Đại học Stanford (California, Mỹ) tiếp tục giữ ở mức rất thấp cho niên khóa 2017-2021. Chỉ 4,7% ứng viên được chấp nhận vào ngôi trường danh giá này, theo Business Insider.
Theo Business Insider
Vũ Minh