Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
2 Tiểu Đoàn 32&35 BĐQ Tăng Viện Nhảy Dù Mỹ Đánh Chiến Khu C
Cuộc hành quân hỗn hợp Toledo tấn công CQ ở chiến khu C:
Như đã trình bày, kể từ khi thành lập vào giữa năm 1960 cho đến cuối tháng 4/1975, các đơn vị Biệt động quân thường được biệt phái, tăng viện cho các sư đoàn Bộ binh, các biệt khu và tiểu khu. Trong giai đoạn từ 1963 đến 1966, khi binh chủng Biệt động quân chưa thành lập cấp liên đoàn tại các Vùng chiến thuật, nhiều tiểu đoàn Biệt động quân đã được các bộ tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn sử dụng làm nỗ lực chính trong các cuộc hành quân tiếp ứng đơn vị bạn. Chính từ những chiến tích lẫy lừng của các đơn vị Mũ Nâu, nên trong nhiều cuộc hành quân do các đơn vị Đồng minh đảm trách, các vị tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại các Vùng chiến thuật đã yêu cầu các tư lệnh Quân đoàn VNCH tăng phái vài tiểu đoàn Biệt động quân cùng tham dự, nhiệm vụ của các tiểu đoàn này trong các cuộc hành quân hỗn hợp là tấn công thẳng vào các vị trí trọng yếu của đối phương. Cuộc hành quân của 2 tiểu đoàn 33 và 35 Biệt động quân tăng viện cho 1 lữ đoàn Hoa Kỳ hành quân ở chiến khu C thuộc Miền Đông Nam phần vào tháng 8/1966 là một trường hợp điển hình.
Diễn tiến về cuộc hành quân trong bài viết này được biên soạn dựa theo tài liệu của tác giả Rob Krott, phổ biến vào tháng 12/1994 và được giới thiệu trong tạp chí KBC vào năm 1995. Một số nhận xét về Biệt động quân VNCH nhìn từ phía người Mỹ đã nói lên sự thán phục của các đơn vị Hoa Kỳ trước khả năng chiến đấu và kinh nghiệm trận mạc của các tiểu đoàn Mũ Nâu VNCH. Sau đây là phần tường trình về cuộc hành quân theo ghi nhận của ông Rob Krott:
* Chiến đoàn Biệt động quân tiến vào mật khu Mao Tào:
Ngày 8 tháng 8/1966, theo đề nghị của bộ Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Vùng 3 chiến thuật (Miền Đông Nam phần), bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã điều động 1 chiến đoàn đặc nhiệm gồm 2 tiểu đoàn 33 và 35 Biệt động quân tăng viện lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ. Lữ đoàn này đang điều hợp cuộc hành quân mang tên Toledo nhằm truy kích các đơn vị Cộng quân tại “chiến khu C” ở phía Đông Tây Ninh.
Theo phân nhiệm, ngày 14 tháng 8/1966, chiến đoàn Biệt động quân được giao nhiệm vụ làm nỗ lực chính tảo thanh địch quân trong mật khu Mao-Tào thuộc chiến khu nói trên. 10 giờ cùng ngày, chiến đoàn tăng viện đã hoàn tất cuộc đổ quân. Theo kế hoạch, hai tiểu đoàn 33 & 35 BĐQ tiến quân về mục tiêu 1. Từng trung đội, đại đội được bung rộng để lục soát khu vực hành quân. Thời gian này đang ở vào giữa mùa mưa và núi rừng ở mật khu Mao Tào chứa đầy muỗi truyền bệnh sốt rét. Ngày 16 tháng 8/1966, một thành phần của tiểu đoàn 35 Biệt động quân đã chạm súng lần đầu tiên với 1 toán Cộng quân. Binh sĩ Biệt động quân bắn hạ 2 Cộng quân, bắt sống 7 sĩ quan CSBV, tịch thu trong người các tù binh này bản đồ và sơ đồ đóng quân của các đơn vị CQ. Các tù binh bị bắt rất xanh xao vì bị sốt rét. Những người này cho biết rằng khả năng tham chiến của các đơn vị CQ đã giảm đi 50% vì bị bom B 52 và mức độ sốt rét cao lan rộng toàn đơn vị.
Trong cuộc thẩm vấn của sĩ quan tình báo chiến trường, các sĩ quan CSBV trình bày kế hoạch hoạt động của CQ. Theo đó, một tiểu đoàn chủ lực được giao nhiệm vụ đánh phá bãi đáp trực thăng và tổ chức phục kích trục lộ giao thông. Các tù binh cũng khai thêm về một điểm hẹn của đơn vị họ vào ngày hôm sau với một đơn vị CSBV đang hoạt động trong mật khu Mao Tào. Các sĩ quan cố vấn của 2 tiểu đoàn Biệt động quân rất hứng khởi trước tin tức tình báo vừa thu thập được, họ thông báo ngay cho ban Tình báo tác chiến của lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ, đồng thời gởi các tài liệu tịch thu được về đơn vị 172 tình báo Hoa Kỳ để tiếp tục khai thác và điều tra.
Theo phân tích của sĩ quan tình báo của chiến đoàn BĐQ, thì Cộng quân đang xâm nhập vào vùng hành quân từng toán nhỏ từ 5 đến 10 người. Nếu bộ chỉ huy lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ phổ biến và khai triển nhanh chóng các tin tức của Biệt động quân VNCH thu thập được, các đơn vị Hoa Kỳ có thể tiêu diệt hàng chục đơn vị CQ bằng các cuộc phục kích cấp trung đội. Thế nhưng bộ chỉ huy lữ đoàn Hoa Kỳ này vẫn do dự, chưa bao giờ đưa ra những quyết định dựa theo tin tức tình báo do Quân đội VNCH lấy được, họ cũng không tiến hành kế hoạch ngăn chận các đơn vị CQ xâm nhập vào mật khu, cũng như phục kích các điểm hẹn của đối phương. Mặc dù sĩ quan tình báo của Biệt động quân đã chứng minh là địch quân đã xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau, nhưng bộ chỉ huy lữ đoàn 173 vẫn yêu cầu các đơn vị tăng phái tiếp tục nhiệm vụ dựa theo kế hoạch hành quân ban đầu, và sau đó tiến sang mục tiêu 2.
Trong 5 ngày liên tiếp, Biệt động quân tiếp tục truy lùng địch, chạm súng bất ngờ với Cộng quân trong các trận tao ngộ chiến. Trong các trận đụng độ này, chiến binh Biệt động quân đã chứng minh khả năng tác chiến vượt trội so với đơn vị Hoa Kỳ, hạ sát được nhiều Cộng quân, tịch thu, tiêu hủy rất nhiều vũ khí, nhiều hơn cả tổng số vũ khí địch mà các đơn vị của lữ đoàn 173 đã tịch thu và gom lại. Trong kỹ thuật lùng và diệt địch, các đơn vị Biệt động quân di chuyển thận trọng, dù bị bắn sẻ hàng ngày do địch quân lẫn trốn trong các xóm làng quanh vòng đai mật khu CQ. Chiến đoàn Biệt động quân bung rộng lục soát các ngôi làng này, tịch thu nhiều hầm chứa vũ khí, thực phẩm, quân dụng, vật liệu của địch, nhiều tài liệu quan trọng. Riêng về gạo của CQ cất giấu lên đến hàng trăm tấn.
* Cuộc hành quân thứ hai của BĐQ với lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ:
Sau hai tuần lễ hành quân, chiến đoàn Biệt động quân được trực thăng bốc ra khỏi bãi đáp Yankee đưa về An Lộc để nhận thêm tiếp liệu. Nhiệm vụ tăng phái của hai tiểu đoàn đã kéo dài hơn dự trù trong kế hoạch mà lữ đoàn 173 Dù soạn thảo là chỉ có 10 ngày. Sau đó, hai tiểu đoàn Biệt động quân nhận lệnh hành quân mới cho một chiến dịch lùng và diệt địch khác cũng do lữ đoàn 173 Nhảy Dù điều phối chỉ huy tổng quát, cả chiến đoàn sẽ được trực thăng vận vào vùng hành quân vào sáng hôm sau.
Ngày 23 tháng 8/1966, các phi đội trực thăng đưa hai tiểu đoàn Biệt động quân vào vùng hành quân mới. Chiến đoàn Biệt động quân đổ quân xuống bãi đáp Đỏ, sau đó khai triển đội hình tiến quân lục soát khu vực xung quanh. Tối hôm đó, một số binh sĩ Biệt động quân đang ngồi quanh bếp lửa, phi cơ quan sát của Hoa Kỳ bay ngang qua trông thấy, thay vì phải liên lạc trung tâm hành quân của lữ đoàn 173 Nhảy Dù để biết vị trí quân bạn, nhưng quan sát viên và phi công Hoa Kỳ trên phi cơ này đã gọi phi tuần phản lực đến oanh kích “lửa trại của địch” bằng bom napalm vào chỗ đóng quân của tiểu đoàn 33 BĐQ trước khi cố vấn tiểu đoàn, đại úy Stanley Shaneyfelt liên lạc được với phi cơ quan sát để ngưng cuộc oanh kích. Việc ném bom lầm này đã làm cho 4 chiến binh Biệt động quân bị thương. Chuyện không may xảy ra cho tiểu đoàn 33 Biệt động quân đã khiến cho đại úy Hồ Văn Hòa, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 35 BĐQ lo ngại. Vị tiểu đoàn trưởng 25 tuổi này đã phải yêu cầu pháo đội 175 ly Hoa Kỳ ngưng các tác xạ quấy rối đối phương để tránh tình trạng pháo lầm vào đơn vị bạn.
Hai ngày sau, tiếp tục nhiệm vụ lùng và diệt địch, nhiều binh sĩ tiểu đoàn 33 BĐQ bị sốt rét hành. Một vài sĩ quan trẻ trình bày với thiếu tá Văn, tiểu đoàn trưởng, rằng binh sĩ của họ không muốn biệt phái nữa, chỉ muốn trở về hậu cứ ở Biên Hòa để tránh bị sốt rét rừng. Trong vòng 1 tuần lễ, 92 binh sĩ của chiến đoàn đặc nhiệm Biệt động quân bị sốt rét nặng phải chuyển về quân y viện, 6 người bị tử vong. Sau đó, các đơn vị của chiến đoàn BĐQ đã báo cho bộ chỉ huy lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ là số quân nhân tham chiến bị sốt rét ngày càng tăng, nên không thể tiến quân sâu nữa. Tư lệnh Quân đoàn 3 lúc bấy giờ là thiếu tướng Lê Nguyên Khang (thăng trung tướng vào 1/11/1966) đã phải bay ra vùng hành quân, thuyết phục chiến đoàn Biệt động quân hãy tiếp tục cuộc hành quân. Sau đó cả hai tiểu đoàn Biệt động quân được trực thăng Hoa Kỳ đem đến quân dụng tiếp liệu cùng thực phẩm bồi dưỡng cho những ngày hành quân kế tiếp.
Hai tiểu đoàn Biệt động quân tiếp tục cuộc hành quân cho đến ngày 31 tháng 8/1966. Tiểu đoàn 35 Biệt động quân được giao nhiệm vụ cuối là giải tỏa áp lực CQ trên đoạn đường số 2 từ Bắc Ngãi Giao đến phi đạo tại xã Cam Mỹ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ với kết quả xuất sắc, hai tiểu đoàn Biệt động quân trở về Quân đoàn 3, kết thúc sự tăng viện cho cuộc hành quân Toledo do lữ đoàn 173 Nhảy Dù đảm trách trong tháng 8/1966.
Trong cuộc hành quân nói trên, hai tiểu đoàn Biệt động quân đã chạm súng 36 lần, mặc dù đối phương đã cố tình tránh né. Điều quan trọng là các đơn vị Hoa Kỳ đã học hỏi được nhiều điều trong vấn đề phối hợp với các đơn vị Việt Nam trong lúc hành quân.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
2 Tiểu Đoàn 32&35 BĐQ Tăng Viện Nhảy Dù Mỹ Đánh Chiến Khu C
Cuộc hành quân hỗn hợp Toledo tấn công CQ ở chiến khu C:
Như đã trình bày, kể từ khi thành lập vào giữa năm 1960 cho đến cuối tháng 4/1975, các đơn vị Biệt động quân thường được biệt phái, tăng viện cho các sư đoàn Bộ binh, các biệt khu và tiểu khu. Trong giai đoạn từ 1963 đến 1966, khi binh chủng Biệt động quân chưa thành lập cấp liên đoàn tại các Vùng chiến thuật, nhiều tiểu đoàn Biệt động quân đã được các bộ tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn sử dụng làm nỗ lực chính trong các cuộc hành quân tiếp ứng đơn vị bạn. Chính từ những chiến tích lẫy lừng của các đơn vị Mũ Nâu, nên trong nhiều cuộc hành quân do các đơn vị Đồng minh đảm trách, các vị tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại các Vùng chiến thuật đã yêu cầu các tư lệnh Quân đoàn VNCH tăng phái vài tiểu đoàn Biệt động quân cùng tham dự, nhiệm vụ của các tiểu đoàn này trong các cuộc hành quân hỗn hợp là tấn công thẳng vào các vị trí trọng yếu của đối phương. Cuộc hành quân của 2 tiểu đoàn 33 và 35 Biệt động quân tăng viện cho 1 lữ đoàn Hoa Kỳ hành quân ở chiến khu C thuộc Miền Đông Nam phần vào tháng 8/1966 là một trường hợp điển hình.
Diễn tiến về cuộc hành quân trong bài viết này được biên soạn dựa theo tài liệu của tác giả Rob Krott, phổ biến vào tháng 12/1994 và được giới thiệu trong tạp chí KBC vào năm 1995. Một số nhận xét về Biệt động quân VNCH nhìn từ phía người Mỹ đã nói lên sự thán phục của các đơn vị Hoa Kỳ trước khả năng chiến đấu và kinh nghiệm trận mạc của các tiểu đoàn Mũ Nâu VNCH. Sau đây là phần tường trình về cuộc hành quân theo ghi nhận của ông Rob Krott:
* Chiến đoàn Biệt động quân tiến vào mật khu Mao Tào:
Ngày 8 tháng 8/1966, theo đề nghị của bộ Tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Vùng 3 chiến thuật (Miền Đông Nam phần), bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã điều động 1 chiến đoàn đặc nhiệm gồm 2 tiểu đoàn 33 và 35 Biệt động quân tăng viện lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ. Lữ đoàn này đang điều hợp cuộc hành quân mang tên Toledo nhằm truy kích các đơn vị Cộng quân tại “chiến khu C” ở phía Đông Tây Ninh.
Theo phân nhiệm, ngày 14 tháng 8/1966, chiến đoàn Biệt động quân được giao nhiệm vụ làm nỗ lực chính tảo thanh địch quân trong mật khu Mao-Tào thuộc chiến khu nói trên. 10 giờ cùng ngày, chiến đoàn tăng viện đã hoàn tất cuộc đổ quân. Theo kế hoạch, hai tiểu đoàn 33 & 35 BĐQ tiến quân về mục tiêu 1. Từng trung đội, đại đội được bung rộng để lục soát khu vực hành quân. Thời gian này đang ở vào giữa mùa mưa và núi rừng ở mật khu Mao Tào chứa đầy muỗi truyền bệnh sốt rét. Ngày 16 tháng 8/1966, một thành phần của tiểu đoàn 35 Biệt động quân đã chạm súng lần đầu tiên với 1 toán Cộng quân. Binh sĩ Biệt động quân bắn hạ 2 Cộng quân, bắt sống 7 sĩ quan CSBV, tịch thu trong người các tù binh này bản đồ và sơ đồ đóng quân của các đơn vị CQ. Các tù binh bị bắt rất xanh xao vì bị sốt rét. Những người này cho biết rằng khả năng tham chiến của các đơn vị CQ đã giảm đi 50% vì bị bom B 52 và mức độ sốt rét cao lan rộng toàn đơn vị.
Trong cuộc thẩm vấn của sĩ quan tình báo chiến trường, các sĩ quan CSBV trình bày kế hoạch hoạt động của CQ. Theo đó, một tiểu đoàn chủ lực được giao nhiệm vụ đánh phá bãi đáp trực thăng và tổ chức phục kích trục lộ giao thông. Các tù binh cũng khai thêm về một điểm hẹn của đơn vị họ vào ngày hôm sau với một đơn vị CSBV đang hoạt động trong mật khu Mao Tào. Các sĩ quan cố vấn của 2 tiểu đoàn Biệt động quân rất hứng khởi trước tin tức tình báo vừa thu thập được, họ thông báo ngay cho ban Tình báo tác chiến của lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ, đồng thời gởi các tài liệu tịch thu được về đơn vị 172 tình báo Hoa Kỳ để tiếp tục khai thác và điều tra.
Theo phân tích của sĩ quan tình báo của chiến đoàn BĐQ, thì Cộng quân đang xâm nhập vào vùng hành quân từng toán nhỏ từ 5 đến 10 người. Nếu bộ chỉ huy lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ phổ biến và khai triển nhanh chóng các tin tức của Biệt động quân VNCH thu thập được, các đơn vị Hoa Kỳ có thể tiêu diệt hàng chục đơn vị CQ bằng các cuộc phục kích cấp trung đội. Thế nhưng bộ chỉ huy lữ đoàn Hoa Kỳ này vẫn do dự, chưa bao giờ đưa ra những quyết định dựa theo tin tức tình báo do Quân đội VNCH lấy được, họ cũng không tiến hành kế hoạch ngăn chận các đơn vị CQ xâm nhập vào mật khu, cũng như phục kích các điểm hẹn của đối phương. Mặc dù sĩ quan tình báo của Biệt động quân đã chứng minh là địch quân đã xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau, nhưng bộ chỉ huy lữ đoàn 173 vẫn yêu cầu các đơn vị tăng phái tiếp tục nhiệm vụ dựa theo kế hoạch hành quân ban đầu, và sau đó tiến sang mục tiêu 2.
Trong 5 ngày liên tiếp, Biệt động quân tiếp tục truy lùng địch, chạm súng bất ngờ với Cộng quân trong các trận tao ngộ chiến. Trong các trận đụng độ này, chiến binh Biệt động quân đã chứng minh khả năng tác chiến vượt trội so với đơn vị Hoa Kỳ, hạ sát được nhiều Cộng quân, tịch thu, tiêu hủy rất nhiều vũ khí, nhiều hơn cả tổng số vũ khí địch mà các đơn vị của lữ đoàn 173 đã tịch thu và gom lại. Trong kỹ thuật lùng và diệt địch, các đơn vị Biệt động quân di chuyển thận trọng, dù bị bắn sẻ hàng ngày do địch quân lẫn trốn trong các xóm làng quanh vòng đai mật khu CQ. Chiến đoàn Biệt động quân bung rộng lục soát các ngôi làng này, tịch thu nhiều hầm chứa vũ khí, thực phẩm, quân dụng, vật liệu của địch, nhiều tài liệu quan trọng. Riêng về gạo của CQ cất giấu lên đến hàng trăm tấn.
* Cuộc hành quân thứ hai của BĐQ với lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ:
Sau hai tuần lễ hành quân, chiến đoàn Biệt động quân được trực thăng bốc ra khỏi bãi đáp Yankee đưa về An Lộc để nhận thêm tiếp liệu. Nhiệm vụ tăng phái của hai tiểu đoàn đã kéo dài hơn dự trù trong kế hoạch mà lữ đoàn 173 Dù soạn thảo là chỉ có 10 ngày. Sau đó, hai tiểu đoàn Biệt động quân nhận lệnh hành quân mới cho một chiến dịch lùng và diệt địch khác cũng do lữ đoàn 173 Nhảy Dù điều phối chỉ huy tổng quát, cả chiến đoàn sẽ được trực thăng vận vào vùng hành quân vào sáng hôm sau.
Ngày 23 tháng 8/1966, các phi đội trực thăng đưa hai tiểu đoàn Biệt động quân vào vùng hành quân mới. Chiến đoàn Biệt động quân đổ quân xuống bãi đáp Đỏ, sau đó khai triển đội hình tiến quân lục soát khu vực xung quanh. Tối hôm đó, một số binh sĩ Biệt động quân đang ngồi quanh bếp lửa, phi cơ quan sát của Hoa Kỳ bay ngang qua trông thấy, thay vì phải liên lạc trung tâm hành quân của lữ đoàn 173 Nhảy Dù để biết vị trí quân bạn, nhưng quan sát viên và phi công Hoa Kỳ trên phi cơ này đã gọi phi tuần phản lực đến oanh kích “lửa trại của địch” bằng bom napalm vào chỗ đóng quân của tiểu đoàn 33 BĐQ trước khi cố vấn tiểu đoàn, đại úy Stanley Shaneyfelt liên lạc được với phi cơ quan sát để ngưng cuộc oanh kích. Việc ném bom lầm này đã làm cho 4 chiến binh Biệt động quân bị thương. Chuyện không may xảy ra cho tiểu đoàn 33 Biệt động quân đã khiến cho đại úy Hồ Văn Hòa, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 35 BĐQ lo ngại. Vị tiểu đoàn trưởng 25 tuổi này đã phải yêu cầu pháo đội 175 ly Hoa Kỳ ngưng các tác xạ quấy rối đối phương để tránh tình trạng pháo lầm vào đơn vị bạn.
Hai ngày sau, tiếp tục nhiệm vụ lùng và diệt địch, nhiều binh sĩ tiểu đoàn 33 BĐQ bị sốt rét hành. Một vài sĩ quan trẻ trình bày với thiếu tá Văn, tiểu đoàn trưởng, rằng binh sĩ của họ không muốn biệt phái nữa, chỉ muốn trở về hậu cứ ở Biên Hòa để tránh bị sốt rét rừng. Trong vòng 1 tuần lễ, 92 binh sĩ của chiến đoàn đặc nhiệm Biệt động quân bị sốt rét nặng phải chuyển về quân y viện, 6 người bị tử vong. Sau đó, các đơn vị của chiến đoàn BĐQ đã báo cho bộ chỉ huy lữ đoàn 173 Nhảy Dù Hoa Kỳ là số quân nhân tham chiến bị sốt rét ngày càng tăng, nên không thể tiến quân sâu nữa. Tư lệnh Quân đoàn 3 lúc bấy giờ là thiếu tướng Lê Nguyên Khang (thăng trung tướng vào 1/11/1966) đã phải bay ra vùng hành quân, thuyết phục chiến đoàn Biệt động quân hãy tiếp tục cuộc hành quân. Sau đó cả hai tiểu đoàn Biệt động quân được trực thăng Hoa Kỳ đem đến quân dụng tiếp liệu cùng thực phẩm bồi dưỡng cho những ngày hành quân kế tiếp.
Hai tiểu đoàn Biệt động quân tiếp tục cuộc hành quân cho đến ngày 31 tháng 8/1966. Tiểu đoàn 35 Biệt động quân được giao nhiệm vụ cuối là giải tỏa áp lực CQ trên đoạn đường số 2 từ Bắc Ngãi Giao đến phi đạo tại xã Cam Mỹ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ với kết quả xuất sắc, hai tiểu đoàn Biệt động quân trở về Quân đoàn 3, kết thúc sự tăng viện cho cuộc hành quân Toledo do lữ đoàn 173 Nhảy Dù đảm trách trong tháng 8/1966.
Trong cuộc hành quân nói trên, hai tiểu đoàn Biệt động quân đã chạm súng 36 lần, mặc dù đối phương đã cố tình tránh né. Điều quan trọng là các đơn vị Hoa Kỳ đã học hỏi được nhiều điều trong vấn đề phối hợp với các đơn vị Việt Nam trong lúc hành quân.
vietbao.com
Sinh Tồn chuyển