Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
2012, năm kỷ lục về an toàn hàng không!
Chưa bao giờ đi máy bay lại an toànnhư trong năm 2012. Đó là nhận định của Trung tâm dữ liệu an toàn hàng không JACDEC, được đăng trên nguyệt san Đức Aero International, số tháng Giêng năm nay, 2013.
Thiệt hại nhân mạng trong hàng không dân dụng trên toàn thế giới, trong năm 2012 là 496 người, thấp hơn một chút so với năm 2011 là 498 nạn nhân. Theo tạp chí của Đức, « có thể nói gần như chắc chắn rằng rủi ro trong tai nạn hàng không chưa bao giờ lại thấp như hiện nay ».
Cũng trong năm 2012, 44 máy bay hàng không dân dụng đã bị phá hủy, trong khi con số của năm 2011 là 45 chiếc. Các hãng hàng không có tên tuổi ngày càng ít bị tai nạn và đa số các sự cố liên quan đến những loại máy bay không được tiếp tục chế tạo từ nhiều năm nay.
Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là hai nơi có tỷ lệ an toàn hàng không cao nhất. Ngược lại, rủi ro lớn nhất là đi trên một máy bay của một hãng hàng không khu vực của một nước đang có xung đột.
Hãng hàng không Phần Lan Finnair đứng đầu bảng
Trong bảng xếp hạng của JACDEC (Jet Airliner Crash Data Evaluation Centre) liên quan đến 60 hãng hàng không an toàn nhất thế giới, đứng đầu bảng là hãng hàng không Phần Lan Finnair. Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways, đứng đầu bảng trong năm 2011, sang đến năm 2012, lại tụt xuống hàng thứ 12, sau khi xẩy ra một loạt sự cố.
Các hãng hàng không Air New Zealand và Hồng Kông Cathay Pacific được xếp hạng thứ 2 và thứ 3. Cũng như Finnair, hai hãng hàng không này, không bị mất một chiếc máy bay nào và cũng không có tai nạn chết người nào, trong suốt 30 năm qua.
Tại châu Âu, ngoài Finnair, có thêm một hãng hàng không khác được xếp ở hạng thứ 7 là TAP của Bồ Đào Nha. Trong khi đó, British Airways của Anh đứng thứ 10, trên Lufthansa của Đức, xếp thứ 11. Hai hãng khác của Anh là Virgin Atlantic được xếp thứ 15 và Easy Jet thứ 17. Hàng không Ý Alitalia ở vị trí thứ 38, đứng trên Aeroflot của Nga, thứ 39. Còn Air France của Pháp chỉ được xếp ở hạng 41.
Một số hãng hàng không khác, được biết đến nhiều tại châu Á, có thứ hạng không cao lắm, như Singapore Airlines đứng thứ 30, Malaysia Airways thứ 35, trong khi đó, Thai Airways International xếp thứ 53.
Vietnam Airlines không nằm trong bảng xếp hạng của JACDEC.
Tổ chức này thống kê và lưu trữ tất cả các sự cố hàng không trong nhiều thập niên qua. Một sự cố nhỏ cũng có thể làm tụt bậc trong bảng xếp hạng về an toàn.
Hãng hàng không Thụy Sĩ Swiss bị xếp hạng 33 do một sự cố xẩy ra ngày 10/07/2002 : Hôm đó, một chiếc máy bay hai động cơ Saab 2000 của hãng này, trên chuyến bay Bâle (Thụy Sĩ) – Hambourg (Đức) đã buộc phải quay lại điểm xuất phát vì lý do thời tiết xấu. Thế nhưng, theo Cơ quan hàng không dân dụng liên bang – OFAC – lúc hạ cánh, máy bay đã đâm phải một bờ đất và bị hư hỏng nặng. Một trong số 16 hành khách bị thương nhẹ trong vụ này.
Cuối bảng: China Airlines
Ba hãng hàng không xếp cuối bảng trong năm 2012 là Air India của Ấn Độ, thứ 58, TAM Airlines của Brazil, thứ 59 và đội sổ, xếp thứ 60 là China Airlines của Đài Loan.
Đối với JACDEC, một sự cố được coi là nghiêm trọng khi máy bay bị hư hỏng nặng hoặc tránh được một tai nạn trong đường tơ kẽ tóc. Việc đánh giá mức độ an toàn chỉ tính đến các sự cố đối với các chuyến bay thương mại.
Bảng xếp hạng an toàn hàng không 2012 của JACDEC : http://www.aerointernational.de/service/sicherheitsranking/Aero-0213-Sicherheitranking-2012.pdf
Đức Tuấn ( RFI )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
2012, năm kỷ lục về an toàn hàng không!
Chưa bao giờ đi máy bay lại an toànnhư trong năm 2012. Đó là nhận định của Trung tâm dữ liệu an toàn hàng không JACDEC, được đăng trên nguyệt san Đức Aero International, số tháng Giêng năm nay, 2013.
Thiệt hại nhân mạng trong hàng không dân dụng trên toàn thế giới, trong năm 2012 là 496 người, thấp hơn một chút so với năm 2011 là 498 nạn nhân. Theo tạp chí của Đức, « có thể nói gần như chắc chắn rằng rủi ro trong tai nạn hàng không chưa bao giờ lại thấp như hiện nay ».
Cũng trong năm 2012, 44 máy bay hàng không dân dụng đã bị phá hủy, trong khi con số của năm 2011 là 45 chiếc. Các hãng hàng không có tên tuổi ngày càng ít bị tai nạn và đa số các sự cố liên quan đến những loại máy bay không được tiếp tục chế tạo từ nhiều năm nay.
Châu Âu và Bắc Mỹ vẫn là hai nơi có tỷ lệ an toàn hàng không cao nhất. Ngược lại, rủi ro lớn nhất là đi trên một máy bay của một hãng hàng không khu vực của một nước đang có xung đột.
Hãng hàng không Phần Lan Finnair đứng đầu bảng
Trong bảng xếp hạng của JACDEC (Jet Airliner Crash Data Evaluation Centre) liên quan đến 60 hãng hàng không an toàn nhất thế giới, đứng đầu bảng là hãng hàng không Phần Lan Finnair. Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways, đứng đầu bảng trong năm 2011, sang đến năm 2012, lại tụt xuống hàng thứ 12, sau khi xẩy ra một loạt sự cố.
Các hãng hàng không Air New Zealand và Hồng Kông Cathay Pacific được xếp hạng thứ 2 và thứ 3. Cũng như Finnair, hai hãng hàng không này, không bị mất một chiếc máy bay nào và cũng không có tai nạn chết người nào, trong suốt 30 năm qua.
Tại châu Âu, ngoài Finnair, có thêm một hãng hàng không khác được xếp ở hạng thứ 7 là TAP của Bồ Đào Nha. Trong khi đó, British Airways của Anh đứng thứ 10, trên Lufthansa của Đức, xếp thứ 11. Hai hãng khác của Anh là Virgin Atlantic được xếp thứ 15 và Easy Jet thứ 17. Hàng không Ý Alitalia ở vị trí thứ 38, đứng trên Aeroflot của Nga, thứ 39. Còn Air France của Pháp chỉ được xếp ở hạng 41.
Một số hãng hàng không khác, được biết đến nhiều tại châu Á, có thứ hạng không cao lắm, như Singapore Airlines đứng thứ 30, Malaysia Airways thứ 35, trong khi đó, Thai Airways International xếp thứ 53.
Vietnam Airlines không nằm trong bảng xếp hạng của JACDEC.
Tổ chức này thống kê và lưu trữ tất cả các sự cố hàng không trong nhiều thập niên qua. Một sự cố nhỏ cũng có thể làm tụt bậc trong bảng xếp hạng về an toàn.
Hãng hàng không Thụy Sĩ Swiss bị xếp hạng 33 do một sự cố xẩy ra ngày 10/07/2002 : Hôm đó, một chiếc máy bay hai động cơ Saab 2000 của hãng này, trên chuyến bay Bâle (Thụy Sĩ) – Hambourg (Đức) đã buộc phải quay lại điểm xuất phát vì lý do thời tiết xấu. Thế nhưng, theo Cơ quan hàng không dân dụng liên bang – OFAC – lúc hạ cánh, máy bay đã đâm phải một bờ đất và bị hư hỏng nặng. Một trong số 16 hành khách bị thương nhẹ trong vụ này.
Cuối bảng: China Airlines
Ba hãng hàng không xếp cuối bảng trong năm 2012 là Air India của Ấn Độ, thứ 58, TAM Airlines của Brazil, thứ 59 và đội sổ, xếp thứ 60 là China Airlines của Đài Loan.
Đối với JACDEC, một sự cố được coi là nghiêm trọng khi máy bay bị hư hỏng nặng hoặc tránh được một tai nạn trong đường tơ kẽ tóc. Việc đánh giá mức độ an toàn chỉ tính đến các sự cố đối với các chuyến bay thương mại.
Bảng xếp hạng an toàn hàng không 2012 của JACDEC : http://www.aerointernational.de/service/sicherheitsranking/Aero-0213-Sicherheitranking-2012.pdf
Đức Tuấn ( RFI )