Theo bản nghiên cứu thường niên “Những quốc gia tốt nhất thế giới”, được báo Mỹ Tin tức và Thế giới công bố gần đây, Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới.
Tổ
chức truyền thông này đã nghiên cứu và đánh giá ở 80 quốc gia, dựa trên
nhiều tiêu chí đặc trưng, bao gồm lịch sử văn hoá, vị thế công dân và
chất lượng cuộc sống.
Một vấn đề quan trọng khác có ảnh hưởng đến đánh giá về giá trị là
"quyền lực", xác định mức độ ảnh hướng của nền kinh tế và hệ thống
chính trị đến giá trị của quốc gia, đánh giá sức mạnh “quyền lực” liên
minh quốc tế và quân đội của quốc gia đó.
Hơn 21.000 người bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, giới tinh hoa
của truyền thông và những công dân thông thường đã được đặt câu hỏi
khảo sát nhằm mục đích phát hiện ra, các quốc gia trên toàn thế giới
được đánh giá, nhìn nhận thế nào trên quy mô toàn cầu.
Mỹ được nhận định là siêu cường mạnh nhất thế giới, sau đó là Nga,
Trung Quốc, Vương quốc Anh đứng hàng thứ tư, tiếp sau là các quốc gia
khác như Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.
23.
Qatar - Một trong những quốc gia có vị thế đáng kể thuộc vùng Trung
Đông, Qatar là quốc gia giàu nhất thế giới về tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) bình quân đầu người nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ giàu có. Giá dầu
suy giảm đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, làm suy giảm thu nhập
trong năm qua.
22. Tây Ban Nha - "Sự kiện gia nhập Liên
minh Châu Âu năm 1986 đã là bước khởi đầu cho tiến trình hiện đại hóa cơ
sở hạ tầng xã hội, công nghiệp và chính sách kinh tế của Tây Ban Nha"
US News nhận xét.
21.
Hà Lan – Quốc gia này có vị thế trên trường quốc tế một phần do Toà
Công lý Quốc tế và Toà Hình sự Quốc tế ở Hague. Nền kinh tế Hà Lan cũng
đóng một vai trò quan trọng trên thế giới nhưng vị thế chính trị, văn
hóa và quân sự tương đối mờ nhạt.
20.
Pakistan - Sự bất ổn về chính trị, tham nhũng và cuộc đấu tranh với chủ
nghĩa cực đoan đã cản trở Pakistan đứng thứ hạng cao trong bảng xếp
hạng các quốc gia quyền lực. Sự tăng trưởng của quốc gia này luôn ở mức
thấp do nền kinh tế dựa vào xuất khẩu "không thu hút được vốn đầu tư
nước ngoài", US News nhận xét, nhưng bù lại Pakistan là một quốc gia lớn
và có ảnh hưởng đến những quốc gia vùng Trung Á khác.
19.
Thụy Điển - Mặc dù đất nước này hình thành và phát triển từ nguồn gốc
quân sự nhưng Thụy Điển quyết định không đầu tư lớn vào các lực lượng vũ
trang để đảm bảo cam kết về nhân quyền cũng như sự phát triển bền vững.
Sự tôn trọng của nhà nước với phúc lợi của công dân đã khiến quốc gia
này được đánh giá đặc biệt cao trên toàn thế giới, đóng góp vào việc xác
định vị thế của quốc gia này thay cho sự thiếu hụt về quyền lực ảnh
hưởng trên trường quốc tế.
18. Ý - Ý đang phải đối mặt với một năm
có những xao động về chính trị với sự cố Thủ tướng Matteo Renzi từ chức
và việc xây dựng lại chính phủ, quốc gia này vẫn nằm trong danh sách
những nước tốt nhất trên thế giới, do quốc gia này có nền kinh tế lớn
thứ ba trong khu vực đồng Euro.
17.
Úc - Mặc dù quốc gia có vị trí tương đối thấp về ảnh hưởng của sức mạnh
kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự trên toàn thế giới, nhưng Úc
đứng vị trí thứ 4 trong danh mục chất lượng cuộc sống.
16.
Ấn Độ - Đây là quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới, Ấn Độ cũng là nền
kinh tế lớn nhất thế giới trong hầu hết năm 2016. Nhưng cuộc khủng hoảng
tiền tệ gần đây đã gây tổn thất nặng nề đến nền kinh tế, khiến quốc gia
này mất 11 tỷ phú và 86% giá trị tiền mặt lưu hành.
15.
Thụy Sĩ - Một quốc gia châu Âu nhỏ nhưng được cho là nơi có đời sống
tốt nhất trên thế giới. Đây là quốc gia đứng thứ 11 về GDP bình quân đầu
người, có môi trường kinh doanh cực kỳ hấp dẫn do thuế suất doanh
nghiệp thấp. Liên Hợp Quốc cũng có một trong những trụ sở chính ở thủ đô
Geneva.
14.
Iran – Quốc gia Hồi giáo này "từ lâu đã quan tâm đến vị thế quyền lực
toàn cầu do vị trí địa chính trị chiến lược của quốc gia này ở Trung
Đông và là nguồn cung cấp dầu mỏ và cũng như dự trữ tài nguyên thiên
nhiên phong phú khác", US News nhận xét. Quốc gia này nắm giữ 9% trữ
lượng dầu mỏ thế giới và đang có ảnh hưởng lớn đối với những quốc gia
láng giềng khu vực.
13.
Thổ Nhĩ Kỳ - Quốc gia này là cửa ngõ từ Trung Đông vào Liên minh Châu
Âu, và mối quan hệ giữa hai vùng địa chính trị này ngày càng trở nên
quan trọng hơn khi xung đột và chiến tranh đang diễn ra khốc liệt ở các
quốc gia Ả rập lân cận. Tháng 9,2016, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho
biết Anh sẽ ủng hộ những nỗ lực đấu trang lâu dài của Thổ Nhĩ Kỳ để gia
nhập EU, nhưng hiện nay mối quan hệ căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và một
số nước EU có thể gây lên những cản trở đáng kể cho mục đích này.
12. Canada – US News đánh giá Canada là nước có vị thế và giá trị
đứng thứ hai sau Mỹ, nhưng sức mạnh kinh tế, chính trị và văn hóa của
Canada trên trường thế giới không gây nên những ảnh hưởng sâu rộng, cho
dù đây là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
11.
Hàn Quốc – Quốc gia này đang nằm trong tình trạng chiến tranh với nước
láng giềng bị cô lập phía bắc, vì vậy Hàn Quốc thường nhận được sự ủng
hộ quân sự và chính trị từ siêu cường thế giới và các nước phương Tây.
Là một trong những quốc gia có dự trữ ngoại tệ lớn nhất, Hàn Quốc cũng
là nước có nền kinh tế xuất khẩu lớn thứ sáu thế giới.
10.
Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất - UAE là một trong những
quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Tại Trung Đông, UAE có
ngân sách quốc phòng lớn thứ hai sau Ả-rập Xê-út và lớn hơn bất kỳ quốc
gia Ả rập nào khác.
9.
Ả-rập Xê-út - Trữ lượng tài nguyên dầu mỏ của Ả-rập Xê-út đã khiến
quốc gia này trở thành một trong những nước giàu có và quyền lực nhất ở
Trung Đông. Quốc gia vùng Vịnh này từ lâu là đồng minh thân thiết của
Mỹ, Anh và các quốc gia phương Tây khác.
8.
Israel – Mặc dù đất nước này có dân số chỉ hơn 8 triệu người nhưng
Israel có ảnh hưởng lớn lên trên trường quốc tế. Israel đang trong cuộc
xung đột với người dân Palestine nhưng quốc gia Do Thái có một nền kinh
tế mạnh, có nền giáo dục tiên tiến, công dân đất nước này có thu nhập
bình quân đầu người rất cao.
7.
Nhật Bản - Một trong những quốc gia hàng đầu về khoa học công nghệ,
Nhật Bản tự hào là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Quốc gia này đang
phục hồi ngoạn mục từ thảm hoạ sóng thần năm 2011, phá vỡ và gây tổn
thất nặng nề cơ sở hạ tầng xã hội và sản xuất.
6.
Pháp – Quốc gia này có GDP bình quân 42.384 USD (34.581 USD)/người,
Pháp tự hào là một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là một
trong những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Ảnh hưởng của Pháp
lan tỏa khắp thế giới "trên các lĩnh vực khoa học, chính trị, kinh tế và
hơn hết là văn hoá", US News nhận xét.
5.
Đức – Thế giới nhận định Liên bang Đức là cường quốc kinh tế của châu
Âu, nước đông dân nhất châu lục này đã cho thấy, vị thế và vai trò của
Đức càng ngày càng có ý nghĩa quan trọng trên trường thế giới kể từ khi
thống nhất hai miền năm 1990.
4.
Vương quốc Anh - Anh là quốc gia có trình độ phát triển cao, có những
ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế, chính trị, khoa học và văn hoá quốc
tế", theo US News nhận xét. Mặc dù không rõ sự ly khai khỏi Liên minh
châu Âu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến vị thế của đất nước, nhưng dường
như quốc gia này gánh chịu một cú sốc rất lớn của kết quả trưng cầu dân
ý.
3.
Trung Quốc – Một trong những vấn đề gây ấn tượng mạnh trên trường thế
giới là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Quốc gia có 1,4 tỷ người này có lực
lượng vũ trang lớn nhất thế giới, các chuyên gia dự báo rằng Trung Quốc
sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050.
2.
Nga – Quốc gia này có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và
là một trong những nước giàu có nhất thế giới. Chi tiêu quân sự theo tỷ
lệ phần trăm GDP của quốc gia này tiếp tục vượt xa các nước trong khối
NATO với khoảng cách khá lớn. Hiện nước này đang chi 5,4% GDP hàng năm
cho quốc phòng – quốc gia lớn nhất của NATO là Mỹ cũng chỉ chi khoảng
3,3%.
1.
Mỹ - Mỹ vẫn là quốc gia đứng hàng đầu. Nền kinh tế, chính trị, văn hoá,
nghệ thuật của siêu cường này ảnh hưởng đến cấu trúc trật tự thế giới.
Nước Mỹ cũng là nước có ngân sách quốc phòng khổng lồ trong khoảng 600
tỷ USD, nền kinh tế Mỹ luôn ở vị trí đứng đầu.
Nam Tào chuyển