Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
25/08/1944: Paris được thoát khỏi ách thống trị của Đức
Nguồn: “Liberation of Paris”, History.com (truy cập ngày 25/8/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Vào ngày này năm 1944, Tướng Pháp Jacques Leclerc đã tiến vào thủ đô nước Pháp tự do trong tư thế chiến thắng. Những ổ kháng cự của quân Đức vẫn tồn tại, nhưng Paris đã thoát khỏi sự kiểm soát của Đức.
Hai ngày trước đó, một sư đoàn thiết giáp của Pháp đã bắt đầu tiến về thủ đô. Các thành viên của phong trào kháng chiến, lúc này được gọi là Lực lượng Kháng chiến Nội địa Pháp (French Forces of the Interior), đã tiến hành giải thoát cho tất cả các tù nhân dân sự người Pháp ở Paris. Người Đức vẫn còn phản công, đốt cháy cung điện Grand Palais, vốn bị lực lượng kháng chiến chiếm lại, và giết chết các nhóm nhỏ binh sĩ kháng chiến khi bắt gặp họ trong thành phố.
Vào ngày 24 tháng 8, một sư đoàn thiết giáp của Pháp đã tiến vào Paris từ phía nam trước sự đón tiếp nồng nhiệt và đầy biết ơn từ người dân Pháp vốn đổ ra đường để chào đón những người anh hùng của mình. Nhưng quân Đức vẫn tiếp tục bắn vào các chiến binh người Pháp từ phía sau các rào chắn, và thường khiến những người dân thường mắc kẹt giữa các làn đạn.
Nhưng vào ngày 25 tháng 8, sau khi Tướng Dwight Eisenhower đã được Tướng Charles de Gaulle, lãnh đạo lực lượng kháng chiến của Pháp, đảm bảo rằng quân đội Đồng Minh bây giờ có thể hầu như quét qua Paris mà không bị kháng cự, Eisenhower đã ra lệnh tướng cho Tướng Jacques Philippe Leclerc tiến vào thủ đô với sư đoàn thiết giáp số 2 của mình. Những tay súng bắn tỉa còn lại của Đức đã bị khống chế, nhiều binh sĩ Đức đã bị bắt sống làm tù binh. Trong thực tế, sự căm thù đối với binh lính Đức lớn đến nỗi ngay cả những người đã đầu hàng cũng bị tấn công, một số thậm chí còn bị bắn bằng súng máy khi họ bị dẫn đi.
Hơn 500 binh sĩ của lực lượng kháng chiến đã chết trong chiến dịch giải phóng Paris, cùng với 127 dân thường. Sau khi thành phố được giải phóng khỏi ách thống trị của Đức, những người Pháp cộng tác với Đức thường bị giết ngay sau khi bị bắt, không cần xét xử.
http://nghiencuuquocte.org/2016/08/25/paris-duoc-giai-phong/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
25/08/1944: Paris được thoát khỏi ách thống trị của Đức
Nguồn: “Liberation of Paris”, History.com (truy cập ngày 25/8/2016)
Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân
Vào ngày này năm 1944, Tướng Pháp Jacques Leclerc đã tiến vào thủ đô nước Pháp tự do trong tư thế chiến thắng. Những ổ kháng cự của quân Đức vẫn tồn tại, nhưng Paris đã thoát khỏi sự kiểm soát của Đức.
Hai ngày trước đó, một sư đoàn thiết giáp của Pháp đã bắt đầu tiến về thủ đô. Các thành viên của phong trào kháng chiến, lúc này được gọi là Lực lượng Kháng chiến Nội địa Pháp (French Forces of the Interior), đã tiến hành giải thoát cho tất cả các tù nhân dân sự người Pháp ở Paris. Người Đức vẫn còn phản công, đốt cháy cung điện Grand Palais, vốn bị lực lượng kháng chiến chiếm lại, và giết chết các nhóm nhỏ binh sĩ kháng chiến khi bắt gặp họ trong thành phố.
Vào ngày 24 tháng 8, một sư đoàn thiết giáp của Pháp đã tiến vào Paris từ phía nam trước sự đón tiếp nồng nhiệt và đầy biết ơn từ người dân Pháp vốn đổ ra đường để chào đón những người anh hùng của mình. Nhưng quân Đức vẫn tiếp tục bắn vào các chiến binh người Pháp từ phía sau các rào chắn, và thường khiến những người dân thường mắc kẹt giữa các làn đạn.
Nhưng vào ngày 25 tháng 8, sau khi Tướng Dwight Eisenhower đã được Tướng Charles de Gaulle, lãnh đạo lực lượng kháng chiến của Pháp, đảm bảo rằng quân đội Đồng Minh bây giờ có thể hầu như quét qua Paris mà không bị kháng cự, Eisenhower đã ra lệnh tướng cho Tướng Jacques Philippe Leclerc tiến vào thủ đô với sư đoàn thiết giáp số 2 của mình. Những tay súng bắn tỉa còn lại của Đức đã bị khống chế, nhiều binh sĩ Đức đã bị bắt sống làm tù binh. Trong thực tế, sự căm thù đối với binh lính Đức lớn đến nỗi ngay cả những người đã đầu hàng cũng bị tấn công, một số thậm chí còn bị bắn bằng súng máy khi họ bị dẫn đi.
Hơn 500 binh sĩ của lực lượng kháng chiến đã chết trong chiến dịch giải phóng Paris, cùng với 127 dân thường. Sau khi thành phố được giải phóng khỏi ách thống trị của Đức, những người Pháp cộng tác với Đức thường bị giết ngay sau khi bị bắt, không cần xét xử.
http://nghiencuuquocte.org/2016/08/25/paris-duoc-giai-phong/