Trang lá cải
25 chuyện “khác người” của Bắc Triều Tiên
Nhiều nơi trên thế giới xem Bắc Triều Tiên là một đất nước đầy bí ẩn vì chủ trương đóng cửa với thế giới của chính quyền nước này. Ngoài ra, chính quyền Bắc Triều Tiên cũng hay có những hành động “không bình thường” làm thế giới không thể hiểu nổi…
1. Cần sa là hợp pháp
Tại Bắc Triều Tiên, cần sa không bị luật pháp cấm cản. Đầu năm 2013, phóng viên tự do Darmon Richter đã đi mua cần sa bán công khai ở chợ tại Bình Nhưỡng và chụp hình lại, sau đó ông đã chia sẻ lên blog cá nhân.
2. Cách tính năm
Đa số các nước trên thế giới dùng Tây lịch, thế nhưng cho đến tận năm 2016 hiện nay Bắc Triều Tiên vẫn sử dụng thứ lịch riêng của họ, theo đó với họ năm nay là năm 104. Vì năm 1997 Bắc Triều Tiên đã thông qua loại lịch của riêng họ, theo đó dùng năm sinh của ông Kim Il-sung (1912) là năm đầu tiên.
3. Bầu cử
Thực tế Bắc Triều Tiên không theo chế độ thế tập, cứ 5 năm họ tổ chức bầu cử một lần, lãnh đạo Bắc Triều Tiên được chọn qua bầu cử, còn tỉ lệ phiếu bầu cho lãnh đạo luôn tuyệt đối 100%. Nguyên nhân vì sao? Vì chỉ có một lựa chọn trong bầu cử.
4. Không có đèn giao thông
Trên đường phố Bắc Triều Tiên không có đèn giao thông xanh đỏ, không có bất cứ thứ đèn tín hiệu giao thông nào, thay vào đó họ dùng một nữ cảnh sát chỉ huy giao thông. Bắc Triều Tiên không xảy ra rối loạn giao thông, vì chỉ quân nhân mới có xe hơi cá nhân.
5. Sân thể thao lớn nhất thế giới
Tuy đất nước Bắc Triều Tiên không lớn, nhưng họ lại có sân vận động có sức chứa 150.000 người: Sân vận động Rungra 51. Nơi đây từng diễn ra hoạt động biểu diễn hoành tráng nhất thế giới: đồng diễn thể dục khổng lồ “Arirang” với 100.000 người tham gia.
6. Trừng phạt ba đời
Ở Bắc Triều Tiên, nếu một người phạm pháp bị tống vào nhà tù thì có thể liên lụy đến người thân, cả cha mẹ và con cái họ cũng bị trừng phạt, bị bắt đi cải tạo lao động. Vì luật của Bắc Triều Tiên có điều “trừng phạt ba đời”.
7. Học đàn phong cầm
Ở Bắc Triều Tiên rất thịnh hành đàn phong cầm, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước tất cả các thầy cô giáo đều buộc phải học sử dụng đàn phong cầm. Đến nay loại nhạc cụ này vẫn được nhiều người Bắc Triều Tiên quan tâm.
8. Làng làm mẫu
Gần vĩ tuyến 38, Bắc Triều Tiên có làng Hòa Bình, sau chiến tranh Triều Tiên được sử dụng như một phương thức đối chọi với Hàn Quốc, được xây dựng thành “làng làm mẫu”. Làng này tuy không có dân cư sinh sống nhưng luôn được chiếu sáng, có đường sá gọn gàng sạch sẽ, tạo cho mọi người cảm giác lầm lẫn có người sinh sống. “Hành động giả” này của chính quyền Bắc Triều Tiên cũng tốn rất nhiều công sức.
9. Hiến pháp chỉ dùng để đọc
Trong Hiến pháp Bắc Triều Tiên cũng có những nội dung về tự do ngôn luận, bầu cử dân chủ và tự do tôn giáo, nhưng những vấn đề này không đi vào thực tế cuộc sống.
10. Bắt cóc đạo diễn làm phim
Ông Kim Chính Nhật rất xem trọng phát triển công nghiệp điện ảnh, vì thế đã từng bắt cóc đạo diễn Shin Sang-ok và người vợ là diễn viên Choi Eun-hee người Hàn Quốc đến Bắc Triều Tiên làm phim. Sau 8 năm bị bắt họ mới trốn thoát được trong một chuyến đi công tác.
11. Godzilla của Bắc Triều Tiên
«Quái thú Bình Nhưỡng (Pulgasari)» là phiên bản Godzilla của Bắc Triều Tiên, là bộ phim “quái thú” hàng đầu của nước này. Sau khi bộ phim vừa hoàn thành thì đạo diễn Shin Sang-ok trốn thoát, nhưng ông Kim Chính Nhật không thừa nhận Shin Sang-ok là đạo diễn của bộ phim này.
12. Lãnh đạo vĩnh cửu
Bắc Triều Tiên có “lãnh đạo vĩnh cửu”, đó là Kim Nhật Thành. Cho dù ông ta đã qua đời nhiều năm và vai trò lãnh đạo được trao cho con và cháu ông ta, nhưng Kim Nhật Thành vẫn được xem là “lãnh đạo vĩnh cửu”.
13. Rượu mạnh (Brandy)
Công ty Hennessy từng tiết lộ, khách quý nhất của họ là ông Kim Nhật Thành. Từng có thông tin, hàng năm ông Kim Nhật Thành chi khoảng 7,63 triệu đô la Mỹ để nhập khẩu rượu mạnh.
14. Kỳ lân
Nhà khoa học của Bắc Triều Tiên vô cùng lợi hại, vì theo truyền thông nước này thì những nhà khoa học không chỉ phát hiện ra hang của kỳ lân mà còn tin hang này thuộc về con kỳ lân do Đông Minh Vương cưỡi (người sáng lập nên vương quốc Cao Câu Ly cổ đại).
15. Tỷ lệ người biết chữ là 99%
Số liệu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ cung cấp năm 2006 cho biết, tỷ lệ người biết chữ ở Bắc Triều Tiên không thua gì Mỹ, cao đến 99%. Dù vậy, chính quyền Bắc Triều Tiên không thừa nhận số liệu này, họ kiên quyết cho rằng “nước chúng tôi không có ai là không biết chữ”.
16. Giải trí
Người Bắc Triều Tiên giải trí như thế nào? Họ có ba khu vui chơi lớn ở Bình Nhưỡng, trong đó có công viên nước. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể được thụ hưởng.
17. Việc được hoan nghênh nhất
Có một việc được chính quyền Bắc Triều Tiên hoan nghênh nhất: đi thăm quan thi thể ông Kim Chính Nhật.
18. Luật bóng rổ
Bắc Triều Tiên quả thật khác biệt, thậm chí đến cả luật ghi điểm trong bóng rổ, nhiều thứ hoàn toàn khác với giải nhà nghề NBA. Ví dụ ném phạt mà không vào rổ là bị trừ điểm.
19. Người Mỹ tự nguyện sống tại Bắc Triều Tiên
Có một người Mỹ tên Joseph Dresnok là người Mỹ duy nhất cho đến nay vẫn sống khỏe mạnh ở Bình Nhưỡng. Sau chiến tranh Triều Tiên, ông đã vượt biên giới vào Bắc Triều Tiên. Khi đó Joseph Dresnok cũng gặp 3 chiến binh người Mỹ khác chạy vào Bắc Triều Tiên, nhưng về sau cả 3 người kia đều bỏ đi, hiện chỉ còn mình Joseph Dresnok chọn quyết định ở lại.
20. Ba kênh truyền hình
Bắc Triều Tiên chỉ có ba kênh truyền hình, trong đó hai kênh chỉ phát vào cuối tuần, kênh còn lại thì chỉ chiếu vào buổi tối. Hàng nhập lậu mà Bắc Triều Tiên thích nhất là gì? Đó chính là vở nhạc kịch ‘Giặt quần áo’ của Hàn Quốc.
21. Trong 10 nước sản xuất rau quả hàng đầu thế giới
Cho dù người dân Bắc Triều Tiên thường xuyên thiếu ăn, nhưng đây lại là nước sản xuất rau quả hàng đầu thế giới. Đây là thực tế, vì đa số đồ ăn không thể trực tiếp đến tay người dân Bắc Triều Tiên.
22. Học trò trả phí sưởi ấm và bàn ghế
Có ba thứ miễn phí mà người dân Bắc Triều Tiên được hưởng đó là giáo dục, nơi cư trú và phí y tế. Tuy nhiên, đối với học trò thì dường như chỉ có học phí là được miễn, toàn bộ những thứ khác phải chi tiền, ví dụ bàn ghế thì phải bỏ tiền ra mua.
23. Bình Nhưỡng chỉ dành cho tinh anh
Thủ đô Bình Nhưỡng có khoảng 3 triệu người, nhưng đối với người dân ở nhiều nơi khác thì nơi này không khác gì một “thiên đường” xa vời, vì chỉ giới “tinh anh” mới có khả năng ở nơi này.
24. Tài nguyên… phân và nước tiểu
Nguồn tài nguyên của Bắc Triều Tiên thiếu thốn, và họ cũng rất thiếu… phân bón. Để gia tăng sản lượng, chính quyền Bắc Triều Tiên có phương pháp “tiên tiến”, theo đó họ ra lệnh phải thu giữ lại một lượng nhất định phân và nước tiểu của các gia đình.
25. Một nửa dân số nghèo khổ cùng cực
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, một người chi phí cuộc sống trung bình một ngày chưa đến 1,25 đô la Mỹ là thuộc diện cực nghèo. Nhưng trong dân số hơn 24 triệu người ở Bắc Triều Tiên thì có hơn một nửa số dân thiếu thốn nhu cầu sinh hoạt cơ bản.
Mộc Vệ (T/H), Trí Thức Việt Nam
Bàn ra tán vào (0)
25 chuyện “khác người” của Bắc Triều Tiên
Nhiều nơi trên thế giới xem Bắc Triều Tiên là một đất nước đầy bí ẩn vì chủ trương đóng cửa với thế giới của chính quyền nước này. Ngoài ra, chính quyền Bắc Triều Tiên cũng hay có những hành động “không bình thường” làm thế giới không thể hiểu nổi…
1. Cần sa là hợp pháp
Tại Bắc Triều Tiên, cần sa không bị luật pháp cấm cản. Đầu năm 2013, phóng viên tự do Darmon Richter đã đi mua cần sa bán công khai ở chợ tại Bình Nhưỡng và chụp hình lại, sau đó ông đã chia sẻ lên blog cá nhân.
2. Cách tính năm
Đa số các nước trên thế giới dùng Tây lịch, thế nhưng cho đến tận năm 2016 hiện nay Bắc Triều Tiên vẫn sử dụng thứ lịch riêng của họ, theo đó với họ năm nay là năm 104. Vì năm 1997 Bắc Triều Tiên đã thông qua loại lịch của riêng họ, theo đó dùng năm sinh của ông Kim Il-sung (1912) là năm đầu tiên.
3. Bầu cử
Thực tế Bắc Triều Tiên không theo chế độ thế tập, cứ 5 năm họ tổ chức bầu cử một lần, lãnh đạo Bắc Triều Tiên được chọn qua bầu cử, còn tỉ lệ phiếu bầu cho lãnh đạo luôn tuyệt đối 100%. Nguyên nhân vì sao? Vì chỉ có một lựa chọn trong bầu cử.
4. Không có đèn giao thông
Trên đường phố Bắc Triều Tiên không có đèn giao thông xanh đỏ, không có bất cứ thứ đèn tín hiệu giao thông nào, thay vào đó họ dùng một nữ cảnh sát chỉ huy giao thông. Bắc Triều Tiên không xảy ra rối loạn giao thông, vì chỉ quân nhân mới có xe hơi cá nhân.
5. Sân thể thao lớn nhất thế giới
Tuy đất nước Bắc Triều Tiên không lớn, nhưng họ lại có sân vận động có sức chứa 150.000 người: Sân vận động Rungra 51. Nơi đây từng diễn ra hoạt động biểu diễn hoành tráng nhất thế giới: đồng diễn thể dục khổng lồ “Arirang” với 100.000 người tham gia.
6. Trừng phạt ba đời
Ở Bắc Triều Tiên, nếu một người phạm pháp bị tống vào nhà tù thì có thể liên lụy đến người thân, cả cha mẹ và con cái họ cũng bị trừng phạt, bị bắt đi cải tạo lao động. Vì luật của Bắc Triều Tiên có điều “trừng phạt ba đời”.
7. Học đàn phong cầm
Ở Bắc Triều Tiên rất thịnh hành đàn phong cầm, vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước tất cả các thầy cô giáo đều buộc phải học sử dụng đàn phong cầm. Đến nay loại nhạc cụ này vẫn được nhiều người Bắc Triều Tiên quan tâm.
8. Làng làm mẫu
Gần vĩ tuyến 38, Bắc Triều Tiên có làng Hòa Bình, sau chiến tranh Triều Tiên được sử dụng như một phương thức đối chọi với Hàn Quốc, được xây dựng thành “làng làm mẫu”. Làng này tuy không có dân cư sinh sống nhưng luôn được chiếu sáng, có đường sá gọn gàng sạch sẽ, tạo cho mọi người cảm giác lầm lẫn có người sinh sống. “Hành động giả” này của chính quyền Bắc Triều Tiên cũng tốn rất nhiều công sức.
9. Hiến pháp chỉ dùng để đọc
Trong Hiến pháp Bắc Triều Tiên cũng có những nội dung về tự do ngôn luận, bầu cử dân chủ và tự do tôn giáo, nhưng những vấn đề này không đi vào thực tế cuộc sống.
10. Bắt cóc đạo diễn làm phim
Ông Kim Chính Nhật rất xem trọng phát triển công nghiệp điện ảnh, vì thế đã từng bắt cóc đạo diễn Shin Sang-ok và người vợ là diễn viên Choi Eun-hee người Hàn Quốc đến Bắc Triều Tiên làm phim. Sau 8 năm bị bắt họ mới trốn thoát được trong một chuyến đi công tác.
11. Godzilla của Bắc Triều Tiên
«Quái thú Bình Nhưỡng (Pulgasari)» là phiên bản Godzilla của Bắc Triều Tiên, là bộ phim “quái thú” hàng đầu của nước này. Sau khi bộ phim vừa hoàn thành thì đạo diễn Shin Sang-ok trốn thoát, nhưng ông Kim Chính Nhật không thừa nhận Shin Sang-ok là đạo diễn của bộ phim này.
12. Lãnh đạo vĩnh cửu
Bắc Triều Tiên có “lãnh đạo vĩnh cửu”, đó là Kim Nhật Thành. Cho dù ông ta đã qua đời nhiều năm và vai trò lãnh đạo được trao cho con và cháu ông ta, nhưng Kim Nhật Thành vẫn được xem là “lãnh đạo vĩnh cửu”.
13. Rượu mạnh (Brandy)
Công ty Hennessy từng tiết lộ, khách quý nhất của họ là ông Kim Nhật Thành. Từng có thông tin, hàng năm ông Kim Nhật Thành chi khoảng 7,63 triệu đô la Mỹ để nhập khẩu rượu mạnh.
14. Kỳ lân
Nhà khoa học của Bắc Triều Tiên vô cùng lợi hại, vì theo truyền thông nước này thì những nhà khoa học không chỉ phát hiện ra hang của kỳ lân mà còn tin hang này thuộc về con kỳ lân do Đông Minh Vương cưỡi (người sáng lập nên vương quốc Cao Câu Ly cổ đại).
15. Tỷ lệ người biết chữ là 99%
Số liệu của Cục Tình báo Trung ương Mỹ cung cấp năm 2006 cho biết, tỷ lệ người biết chữ ở Bắc Triều Tiên không thua gì Mỹ, cao đến 99%. Dù vậy, chính quyền Bắc Triều Tiên không thừa nhận số liệu này, họ kiên quyết cho rằng “nước chúng tôi không có ai là không biết chữ”.
16. Giải trí
Người Bắc Triều Tiên giải trí như thế nào? Họ có ba khu vui chơi lớn ở Bình Nhưỡng, trong đó có công viên nước. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể được thụ hưởng.
17. Việc được hoan nghênh nhất
Có một việc được chính quyền Bắc Triều Tiên hoan nghênh nhất: đi thăm quan thi thể ông Kim Chính Nhật.
18. Luật bóng rổ
Bắc Triều Tiên quả thật khác biệt, thậm chí đến cả luật ghi điểm trong bóng rổ, nhiều thứ hoàn toàn khác với giải nhà nghề NBA. Ví dụ ném phạt mà không vào rổ là bị trừ điểm.
19. Người Mỹ tự nguyện sống tại Bắc Triều Tiên
Có một người Mỹ tên Joseph Dresnok là người Mỹ duy nhất cho đến nay vẫn sống khỏe mạnh ở Bình Nhưỡng. Sau chiến tranh Triều Tiên, ông đã vượt biên giới vào Bắc Triều Tiên. Khi đó Joseph Dresnok cũng gặp 3 chiến binh người Mỹ khác chạy vào Bắc Triều Tiên, nhưng về sau cả 3 người kia đều bỏ đi, hiện chỉ còn mình Joseph Dresnok chọn quyết định ở lại.
20. Ba kênh truyền hình
Bắc Triều Tiên chỉ có ba kênh truyền hình, trong đó hai kênh chỉ phát vào cuối tuần, kênh còn lại thì chỉ chiếu vào buổi tối. Hàng nhập lậu mà Bắc Triều Tiên thích nhất là gì? Đó chính là vở nhạc kịch ‘Giặt quần áo’ của Hàn Quốc.
21. Trong 10 nước sản xuất rau quả hàng đầu thế giới
Cho dù người dân Bắc Triều Tiên thường xuyên thiếu ăn, nhưng đây lại là nước sản xuất rau quả hàng đầu thế giới. Đây là thực tế, vì đa số đồ ăn không thể trực tiếp đến tay người dân Bắc Triều Tiên.
22. Học trò trả phí sưởi ấm và bàn ghế
Có ba thứ miễn phí mà người dân Bắc Triều Tiên được hưởng đó là giáo dục, nơi cư trú và phí y tế. Tuy nhiên, đối với học trò thì dường như chỉ có học phí là được miễn, toàn bộ những thứ khác phải chi tiền, ví dụ bàn ghế thì phải bỏ tiền ra mua.
23. Bình Nhưỡng chỉ dành cho tinh anh
Thủ đô Bình Nhưỡng có khoảng 3 triệu người, nhưng đối với người dân ở nhiều nơi khác thì nơi này không khác gì một “thiên đường” xa vời, vì chỉ giới “tinh anh” mới có khả năng ở nơi này.
24. Tài nguyên… phân và nước tiểu
Nguồn tài nguyên của Bắc Triều Tiên thiếu thốn, và họ cũng rất thiếu… phân bón. Để gia tăng sản lượng, chính quyền Bắc Triều Tiên có phương pháp “tiên tiến”, theo đó họ ra lệnh phải thu giữ lại một lượng nhất định phân và nước tiểu của các gia đình.
25. Một nửa dân số nghèo khổ cùng cực
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới, một người chi phí cuộc sống trung bình một ngày chưa đến 1,25 đô la Mỹ là thuộc diện cực nghèo. Nhưng trong dân số hơn 24 triệu người ở Bắc Triều Tiên thì có hơn một nửa số dân thiếu thốn nhu cầu sinh hoạt cơ bản.
Mộc Vệ (T/H), Trí Thức Việt Nam