Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
28 Tuần Đổ Mồ Hôi Thao Trường
Ngày mới đến trường Bộ Binh, anh em khó quên được cảnh Huynh Trưởng khăn Tím ra đón đàn em. Nhớ lúc di chuyển từ Quang Trung qua Thủ Đức, xe chạy còn cách xa trường vài trăm thước, anh em còn nói nói cười cười,
Võ Thành Trinh
Có lẽ từ trước tới giờ, chưa có khóa nào Đặc biệt bằng Khóa 8. Những cái đặc biệt được nhìn thấy ở mọi phía và ở cùng mọi mức độ. Chính những cái đặc biệt này, Khóa 8 có nhiều kỷ niệm nhất. Có thể đó là một kỷ niệm buổi xa trường và cũng là buổi trường dời đi ? Tại sao chúng ta không bảo ngày đi Diễn binh ở Sàigòn những lúc chúng ta hồi hộp nhất lại là những kỷ niệm khó quên nhất ? Ồ, thực nhiều kỷ niệm, có kỷ niệm xôn xao như lòng biển, có kỷ niệm êm đềm như dòng sông. Mỗi trạng thái, tình cảm thay đổi làm cho kỷ niệm thêm nhiều sắc độ. Ở đây, chúng ta hảy thử làm một cuộc hành trình trở về nguyên thủy của những kỷ niệm đó để xem thời gian đã vẽ lên khuôn mặt chúng ta những gì và như thế nào ?
Ngày mới đến trường Bộ Binh, anh em khó quên được cảnh Huynh Trưởng khăn Tím ra đón đàn em. Nhớ lúc di chuyển từ Quang Trung qua Thủ Đức, xe chạy còn cách xa trường vài trăm thước, anh em còn nói nói cười cười, chỉ trỏ xuống đường nhưng khi xe vào đến Chợ Nhỏ, anh em bỗng nhiên im thin thít kỳ lạ.
Có cái gì làm anh em sợ ? Thử Đức đâu có gì ? Vẫn cổng trường vét vôi trắng; vẫn hàng chữ trường Bộ Binh kiêu hùng bạc mưa nắng trên vách đá. Chúng đâu có gì ! Phải chăng anh em sợ vì những huyền thoại Huynh Trưởng Bộ Binh ? Ồ, huyền thoại luôn luôn dựng đứng sự thật bằng mọi giá. Sự thật đơn vị trong chốc lát lại trở thành sự thật kinh hoàng. Đó, huyền thoại Huynh Trưởng đó ! Rồi cái gì tới sẽ tới. Ba mươi giây xuống xe. “Các ông vui sướng lắm, các ông cười phải không ?” Ào ào, vội vã, cuống quýt lên, anh em Ba-lô, Sac-marin, Valy … vắt xuống té ngã hỗn độn. Từ khán đài bên kia Bộ Chỉ Huy, có nhiều người chạy ra.
“Ê, mày, ai đội nón gì kỳ vậy ? Huynh Trưởng đó. Chết bà, điệu này là thác rồi !” Ba mươi giây xuống xe nữa. Hàng chục xe GMC chở chật kín người không đầy tí-tắc, vắng hoe, trống lặng. Nhà binh cái gì cũng phải lẹ lên chứ. Vâng, ba mươi giây mà Huynh Trưởng. Anh em chạy túa ra thành nhiều toán. Rồi đọc tên. Có mặt. Chạy qua toán kia. Xong toán này tập hợp, so hàng, khẩu lệnh.
Cái gì trang bị chuẩn bị. Tao đếch biết. Trên kia, Huynh Trưởng có dáng người lùn, nhỏ thó có hàm răng hô hét vang. “Đàn em không tuân lệnh phải không ?” Hưởng ứng khẩu lệnh này là hàng chục lời hét của các Huynh Trưởng khác đứng xung quanh. “Đàn em khi dể Huynh Trưởng đó Huynh Trưởng ! Tối đa đi Huynh Trưởng !…” Anh em rét run.
Bên Quang Trung chúng tôi chỉ biết Ba-lô chuẩn bị hay nón chuẩn bị chứ nào biết trang bị chuẩn bị. Không cần biết gì hết. Thi hành cái đã. Sau một lần bỡ ngỡ với khẩu lệnh mới, anh em quen đi. Nhưng cái quen đôi lúc cũng đáng phiền thật. Huynh Trưởng cho đàn em trang bị lên trang bị xuống cả chục lần. Nào Ba-lô, Sac-marin, Valy … chật kín đồ đạc, nặng nề, nhấc lên nhấc xuống mỏi nhừ cả cánh tay. Có người sơ xuất để thành sắt Ba-lô vướng vào mắt làm toẹt cả làn da, xong màn đó, anh em được phép ngồi xuống.
Nằm quanh. Ôi ! Vũ Đình Trường thật bao la ! “Ông kia suy tư phải không ? Ra trình diện Huynh Trưởng coi ! Một lên, hai lên … Ông kia, nhớ đào phải không ? Một lên, hai lên … Ông Ma giáo phải không ? Thưa Huynh Trưởng, em Phật Giáo chứ đâu phải ma giáo ! Đàn em xưng em với Huynh Trưởng đó Huynh Trưởng ! Ông đứng dậy chạy mười vòng cột cờ, vừa chạy vừa hô " Tôi không nhớ người yêu nữa ". Coi ! Rồi chạy, hít đất, nhảy xổm, bò đủ cả. Mệt, thở hùng hục. Người nào người nấy ngồi xếp bằng ngay ngắn, hai tay bỏ thẳng trước đầu gối, mắt nhìn thẳng về phía trước, yên lặng. Huynh Trưởng ở phía trên căn dặn cách làm phiếu nhập trường, lý lịch. Xong phát phiếu cho anh em. Cấm đầu cấm cổ viết. Rồi tất cả, Anh em đứng…dậy ! Đâu phải đứng là… dậy xong. Mà ôi thôi cả chục lần đứng là… dậy ! Trước mỏi tay, giờ mỏi chân.
Lúc đó, anh em qua nhằm vào buổi chiều. Buổi chiều có nắng vàng tuôn trong kẽ lá, có con nhện giăng tơ, có ru em ngủ… anh hầu quạt đây, có gió mát, có giàn dương vi-vu. Buổi chiều hôm đó trời đẹp nhưng ôi sao lòng ta như gió bão. Cứ tưởng là xong màn giấy tờ, anh em sẽ được Huynh Trưởng ưu ái hướng dẫn chạy để chào Vũ Đình Trường. Nhưng chờ mãi, trời tối dần mà sao không thấy (Không biết đó là điều đáng mừng hay đáng buồn ?). Dù vậy, anh em cũng được chạy. Nhưng chạy từ Vũ Đình Trường về Đại Đội. Đến nơi, anh em nhìn lên bảng Đại Đội của mình. Tiểu Đòan 3 Liên Đoàn Sinh Viên. Mình vào Tiểu Đoàn 3 rồi. Cố gắng tập nhớ tên Đại Đội, Tiểu Đoàn để lúc nào rảnh biên thơ về cho gia đình hay nữa chứ ! Trời bấy giờ đã tối hẳn, đèn đuốc ở mỗi Đại Đội được bật sáng trưng. Anh em được so hàng, cắt chia thành Trung Đội, Tiểu Đội. Thằng Cương qua Trung Đội khác rồi, chết cha ! Thằng Được ở Tiểu Đội mình, đỡ lắm ! An ủi, dù sao bên cạnh mình cũng có thằng bạn quen để giúp đỡ lúc khi cần. Qua màn phân chia xong để trang bị xuống đi ăn cơm. Hướng về nhà ăn… “Ủa sao không thấy gà-men ? Con khỉ ! mày ngu lắm ! Ở đây là Thủ Đức chứ đâu phải ở Quang Trung đâu !”. Ừ nhỉ, cứ tưởng như bên ấy, mỗi lần ăn cơm, lấy gà-men ra xếp hàng đi ăn. Có lúc cầm gà-men trong tay anh em gõ vang lên như điệu nhạc ở hãng đồng, hãng nhôm.
Lại ba mươi giây ăn cơm. Nuốt chưa đầy chén cơm, lại đứng… dậy. Rồi ghế chuẩn bị sẳn sàng, ghế… vô, ghế ra cả chục lần nữa. Trở về trại làm một màn giấy tờ nữa xong, Huynh Trưởng cho đàn em đi ngủ. “Nếu đàn em nghe một hồi chuông dài, đàn em hãy tắt đèn ngủ hết”. Vâng, tắt đèn ngủ, Trung Đội 1 nằm Chambre này, Trung Đội 2 nằm Chambre kế… Vừa đặt Ba-lô lên giường chưa đầy năm phút, Huynh trưởng từ đâu lù lù bước vô. Không ai hô “Phắc”, móc giò lên giường hết, khổ lắm ! Kỹ luật Quân Đội mà ! Lần thứ hai sau đó độ mười phút, huynh trưởng lại xuất hiện hô “Phắc” chậm, móc giò lên giường nữa. Lại khổ.
Những ngày kế tiếp, tập hợp điểm danh, đột kích, tập cơ bản thao diễn, hít đất, chạy Vũ Đình Trường… đủ món. Những món ấy ngày nào cũng như ngày nấy không thay đổi. Có thay đổi chăng là thay đổi những toán Huynh Trưởng qua hướng dẫn đàn em. Vì đàn em còn yếu đuối, còn quờ quạng lắm nên Huynh Trưởng cho đàn em đột kích mười lần. Đột kích quen đi rồi sẽ thành phản ứng nhanh khi địch pháo kích. À thì ra thế. Tất cả điều không phải là hình phạt mà là tập luyện có ích lợi cụ thể. Hít đất đâu phải là muốn cho anh hít mãi để gãy tay. Bò đâu phải là muốn cho anh bò mòn da thịt dưới ngực, dưới bụng. Hít đất là tập “Tay cứng đá mềm”. Bò là tập vượt qua chướng ngại vật hàng rào kẽm gai hay tránh hỏa lực bắn thẳng.
Ba tuần Tân Khóa Sinh đi qua thật nhanh, Những Huynh Trưởng : Tư, Trấn, Duệ, Phát, Phụng, Long, Châu … đã để lại cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm. Mặc dù những kỷ niệm đó đã thấm biết bao mồ hô chúng tôi.
Đêm làm lễ gắn Alpha rồi cũng đến đúng như sự mong ước hằng lâu của chúng tôi. Đêm đó đối với anh em là đêm Giao Thừa chẳng khác. Buổi chiều trước khi gắn Alpha, người nào người nấy cũng lo sửa soạn lại bộ quần áo vàng. Nào Cravate, mũ Casquette, dây lưng, bút nịt vàng, rồi giầy vớ … Tất cả đều ở trong thế chuẩn bị hết. Giống như một cuộc chạy đua Marathon, các lực sĩ được chăm sóc kỹ lưỡng. Xong đâu đấy, Anh em được dẫn ra Vũ Đình Trường.
Chỉ khối người cao được đi, người lùn bao giờ cũng lỗ, họ ở nhà chờ đợi. Anh em ở Vũ Đính Trường cũng chờ đợi cái khoảng khắc trái sáng được mở bùng lên và cấp hiệu Alpha mới toanh gắn lên vai áo. Từ lúc đó trở đi, anh em trở thành Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ). Anh em đã trở thành “người lớn”.
“Người lớn” đây là để chỉ tình trạng anh em hết thời gian Huynh Trưởng hướng dẫn. Trở thành một SVSQ rồi, anh em mới bắt đầu thấy lo đủ thứ. Và ra đường, anh em phải cẩn thận. Không khéo là lãnh củ và hít đất đấy ! Làm đàn em nhỏ nhất trong trường đi ra khỏi cổng Đại Đội phải chào tất cả Huynh Trưởng. Nào khăn tím, khăn hồng, khăn nâu, khăn đỏ, khăn vàng. Kể cả Sĩ Quan nữa, khá mệt.
Buổi sáng, anh em phải dậy lúc 6 giờ nếu đi học phòng và 5 giờ nếu đi học bãi. Sau khi điểm danh, làm vệ sinh cá nhân xong, anh em đi làm sạch sẽ doanh trại. Công việc tạp dịch gồm chà láng, lượm rác, dội cầu … Trước khi Chỉ huy người ta, anh phải trải qua một thời gian làm lính như họ. Như thế, chúng ta mới hiểu rõ sức hạn và công việc của họ. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng là như thế. Sau khi làm tạp dịch xong, anh em dùng điểm tâm rồi đi học. Đại Đội này hướng về F 406, Đại Đội kia hướng về cổng số 9 …
Không ai có thể bảo rằng : “Cái học làm quan đã hỏng rồi, mười người đi học chín người thôi !”. Bằng chứng là anh em học dữ lắm chứ ! Đêm đốt nến học đến hai ba giờ sáng. Làm như học thi Tú-Tài, Cử-Nhân không bằng vậy. Nhưng dù sao, cũng công nhận một điều, khi sang F khác đầy đủ điều kiện học thì lại có một số anh em ngủ gục. Vì sao ? Có thể trả lời :
- Thưa Đại úy, tối hôm qua Đại Đội gác tuyến đấy ạ !.
- Ngày hôm sau, Đại Đội có gác tuyến không ?
- Thưa Đại Úy có ạ !.
- Ủa, sao kỳ lạ vậy !.
Đúng là bệnh lười, bệnh ngủ nó xui khiến anh em nói dối. Hãy báo động đi chớ ! Anh Dũng, Anh Dũng đây, Anh Dũng nghe rõ trả lời SOS. Vậy là Chết. Đại Đội về tới trại sẽ bị Cán Bộ phạt. Cái tội ngủ nó lớn lắm. Nhưng phạt là phạt biết sao bây giờ. Không lẽ tự thú tôi mệt quá tôi nhắm mắt để đó á. Ồ coi như ne-pas tất cả. Đến ngày thi giai đoạn 2, chết cha thiếu bài. Hùng hục mượn vở bạn chép. Nào Quân Pháp, bài “Xúc phạm thuần phong mỹ tục” chắc không thi đâu ! Chẳng lẽ Đại Úy Vượng ra câu có mấy thành tố tội hiếp dâm sao ! Bỏ !
Còn Vũ khí học, bài ống kính nhắm M.86 C, M.86 F của đại bác 57 ly, khỏi cần chép, dở Course vũ khí nặng ra coi, có mà. Nhưng ê, nặng quá mậy ! học chắc chết ! Ráng lên : rớt ra Trung Sĩ đấy ! Vâng phải ráng rồi. Đêm đốt nến rực sáng cả Chambre. Những con người ưu tú của đất nước, cúi đầu chăm chỉ học bài. Trông cảnh tượng “bi tráng” quá ! Còn anh em Đại Đội khác ở kế F409 siêng hơn. Kéo nhau qua phòng học đó mở đèn, mở quạt ngồi vào ghế học bài lẩm bẩm. Lính gác đêm đi ngang, giựt mình, “Ủa đêm rồi, trường còn dạy nữa sao ?” Nhưng “Thưa không, anh em Đại Đội 31, 35 qua học đấy ạ !” Ấn tượng sáu mươi mấy người Huynh Trưởng khóa 9A và 9C ra trường sớm bằng ngõ số 9 làm cho anh em Tiểu Đoàn 3 phải học. Dù thế nào cũng phải học. Anh em biết rõ phận mình rồi. Gửi gấm thi cử cũng vô ích ! Vấn đề, anh không phải đậu cao để đi chỗ tốt mà thực sự anh có đậu hay không thôi. Đó, đó là ý nghĩ chung của anh em. Từ Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng đến Trung Đội Trưởng, vị Sĩ quan nào cũng khuyên răn các anh, phải ráng mà học không thì rớt đấy ! Tội nghiệp ! Chúng tôi không thể quên vị Đại Đội Trưởng đáng kính luôn luôn nhắc nhở chúng tôi học bài. Vị Đại Úy tốt nghiệp khóa Sình lầy làm cho chúng tôi vừa kính vừa phục. Nhớ đêm nào, anh em học bài phòng thủ, một Tiểu Đội bê bối trong vấn đề ăn cơm làm cho Đại Úy giận dữ phạt dã chiến cả Đại Đội. Không gì tếu bằng Đại Đội vừa chạy vừa ôm gà-mên. Đó có phải là đoàn quân không ? Vâng, thưa đoàn quân nhưng mà đoàn quân tả tơi, hốc hác vì bị phạt dã chiến.
Cứ ngỡ là 25 tháng 8 ra trường nào ngờ phải học thêm hai tháng nữa. Hai tháng nghĩa là tám tuần lễ và tức sáu mươi ngày. Sáu mươi ngày dài dăng dẳng ôn tập bù lại những ngày học ôn cấp Tiểu đội và đi diễn binh Sài-Gòn. Lại mệt. Vâng, Quân trường có bao giờ cho anh em khỏe lâu đâu. Nhớ những ngày tập diễn binh ở Vũ Đình Trường rồi ra xa lộ Đại Hàn, anh em bắt phát ngán. Cả tháng trời, chúng tôi ôm Garant mà đi vòng vòng cái Vũ Đình Trường dưới ánh mặt trời không phải là chuyện không có thật. Những ngày đầu, vác Garant, anh em thấy ê-ẩm cả vai, tay chân rã rời nhắc lên không muốn nỗi. Nhưng sau rồi riết cũng quen. Anh em cứ tưởng tượng lại ngày nào cũng đi những bước chân anh em đặt lên kế tiếp nhau khiến cho Vũ Đình Trường hiện ra những con lộ mà đá sạn dạt hai bên nằm thẳng băng thật rõ trông giống như đường xe lửa vậy. Nhìn vào chúng, anh em có thể đoán ra sự luyện tập của chúng ta như thế nào. Nhất là khối tạp dịch. Những người lùn hãy trông vào, diễn hành khổ lắm đấy các bạn ạ !
Rồi ngày 19 tháng 6, ngày diễn binh ở Sàigòn cũng tới. Hai giờ sáng, khối diễn hành được đánh thức. Xong công việc vệ sinh cá nhân, điểm tâm, thay đồ, anh em vác súng xếp hàng ra xe chở về Sàigòn. Đến ngay vị trí đã định, các Đại Đội tập hợp so hàng xong, giá súng, dùng cà phê, bánh mì hột gà. Anh em được tan hàng trong nửa tiếng rồi tập hợp. Bấy giờ là sáu giờ, anh em đứng chờ diễn binh cho đến tận chín, mười giờ.
Lúc bắt đầu đi anh em bỗng cuống quýt cả lên. Không phải vì đi không được mà vì tiếng trống đánh ở khán đài chính quá nhỏ đến độ không còn nghe nữa, nên khối Thủ Đức đi hỗn loạn. Dân chúng hai bên đường la ó lên làm cho một số anh em mất bình tỉnh hơn. Nhưng khi đến gần khán đài nghe được tiếng trống, anh em mới bắt đầu sửa lại hàng ngũ đi ngang và đánh tay đều. Về đến trường, anh em nào cũng thấy buồn. Mặc dù, lỗi không phải do anh em hay các Sĩ quan gây ra, nhưng tất cả ai cũng đều thấy mình có một phần Trách nhiệm và Danh dự trong đó.
Vì thời gian học bù mà khóa 8 mãn khóa chậm hơn tất cả. Có lẽ từ trước đến giờ, trường Bộ Binh chưa có chuyện khóa đàn em ra trường trước khóa đàn anh ? Vậy mà lần này, nhà trường phải thay đổi thông lệ đó. Hai khóa đàn em 9B/72 và khóa 2A/73 ra trường trước khóa 8/72 B+C. Bởi cơ sự đó, đàn em gọi khóa 8 là khóa Cơ hữu. Khóa nhận lãnh đủ mọi công tác. Anh em chán nãn, nhưng vị Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng bảo chúng ta nên hãnh diện vì được nhà trường giao công tác. Nhà trường có tin tưởng mới giao chứ đâu phải muốn giao là giao. Vâng đúng vậy. Chúng ta nên hãnh diện. Hãnh diện vì là khóa ở lâu nhất tại đây, vì được lãnh công tác do cấp trên giao phó. Hãy cố gắng chu toàn nhiệm vụ. Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức hùng anh mà ! Thời gian sẽ qua rất nhanh. Tám tuần lễ hay bao nhiêu tuần lễ cũng bằng thừa nếu chúng ta xem mọi việc bằng một con mắt bình thường. Đừng bao giờ nóng ! Hãy Wait and See, ngày tháng chẳng bao lâu đâu các bạn.
Bây giờ là tháng Chín. Chỉ còn hơn tháng nữa, khóa này sẽ ra trường. Ngày ra đi, chắc hẳn vui buồn lẫn lộn. Vui là vì mang một cấp hiệu mới, cao hơn cấp hiệu cũ, buồn là vì phải giã từ những nơi in dấu vết mình từng sinh hoạt. Cứ tưởng tượng vác Ba-lô lên vai đi ra khỏi trường, bỏ lại sau lưng mình Vũ Đình Trường từng thấm đượm bao giọt mồ hôi của mình, bỏ lại mái tranh Chambre Đại Đội từng che mưa nắng nơi mình trú ngụ và phải chào giã biệt những con đường Bình Long, Long An, An Xuyên … đầy bóng cây râm mát.
Dù sao đi chăng nữa, những nơi đó cũng đã ghi một phần nào sự hiện diện của mình. Giống như ngày bãi trường thời thơ ấu, những khuôn mặt rạng rỡ nắng hương Quân trường ngày nào còn bên nhau đầy đủ, bỗng chốc lát khuất dạng bay đi tan tác nơi mỗi chân trời. Bẳng đi một thời gian sau, thử kiểm điểm lại lại coi chắc sẽ có thằng còn thằng mất. Tuổi trẻ trong thời chiến là phải chấp nhận. Vâng, chúng ta chấp nhận nhập cuộc, chấp nhận với tất cả ý nghĩa thương đau của nó. Làm gì mà phải than van ? Hai mươi tám tuần lễ ở đây, mười hai tuần lễ ở Quang Trung và tám tuần lễ chiến dịch đủ làm chúng ta chịu đựng. Con đường trước mặt vẫn mở ra tiến tới một chân trời. Còn ngần ngại gì nữa hở các bạn ? Hãy lên đường đi vào lịch sử ! Lần cuối, hãy nắm chặt tay chào nhau đi những bằng hữu yêu dấu.
Trường Bộ Binh, ngày 9/9/73
SVSQ Võ Thành Trinh
Trung Đội 331
Sinh Tồn chuyển
Võ Thành Trinh
Có lẽ từ trước tới giờ, chưa có khóa nào Đặc biệt bằng Khóa 8. Những cái đặc biệt được nhìn thấy ở mọi phía và ở cùng mọi mức độ. Chính những cái đặc biệt này, Khóa 8 có nhiều kỷ niệm nhất. Có thể đó là một kỷ niệm buổi xa trường và cũng là buổi trường dời đi ? Tại sao chúng ta không bảo ngày đi Diễn binh ở Sàigòn những lúc chúng ta hồi hộp nhất lại là những kỷ niệm khó quên nhất ? Ồ, thực nhiều kỷ niệm, có kỷ niệm xôn xao như lòng biển, có kỷ niệm êm đềm như dòng sông. Mỗi trạng thái, tình cảm thay đổi làm cho kỷ niệm thêm nhiều sắc độ. Ở đây, chúng ta hảy thử làm một cuộc hành trình trở về nguyên thủy của những kỷ niệm đó để xem thời gian đã vẽ lên khuôn mặt chúng ta những gì và như thế nào ?
Ngày mới đến trường Bộ Binh, anh em khó quên được cảnh Huynh Trưởng khăn Tím ra đón đàn em. Nhớ lúc di chuyển từ Quang Trung qua Thủ Đức, xe chạy còn cách xa trường vài trăm thước, anh em còn nói nói cười cười, chỉ trỏ xuống đường nhưng khi xe vào đến Chợ Nhỏ, anh em bỗng nhiên im thin thít kỳ lạ.
Có cái gì làm anh em sợ ? Thử Đức đâu có gì ? Vẫn cổng trường vét vôi trắng; vẫn hàng chữ trường Bộ Binh kiêu hùng bạc mưa nắng trên vách đá. Chúng đâu có gì ! Phải chăng anh em sợ vì những huyền thoại Huynh Trưởng Bộ Binh ? Ồ, huyền thoại luôn luôn dựng đứng sự thật bằng mọi giá. Sự thật đơn vị trong chốc lát lại trở thành sự thật kinh hoàng. Đó, huyền thoại Huynh Trưởng đó ! Rồi cái gì tới sẽ tới. Ba mươi giây xuống xe. “Các ông vui sướng lắm, các ông cười phải không ?” Ào ào, vội vã, cuống quýt lên, anh em Ba-lô, Sac-marin, Valy … vắt xuống té ngã hỗn độn. Từ khán đài bên kia Bộ Chỉ Huy, có nhiều người chạy ra.
“Ê, mày, ai đội nón gì kỳ vậy ? Huynh Trưởng đó. Chết bà, điệu này là thác rồi !” Ba mươi giây xuống xe nữa. Hàng chục xe GMC chở chật kín người không đầy tí-tắc, vắng hoe, trống lặng. Nhà binh cái gì cũng phải lẹ lên chứ. Vâng, ba mươi giây mà Huynh Trưởng. Anh em chạy túa ra thành nhiều toán. Rồi đọc tên. Có mặt. Chạy qua toán kia. Xong toán này tập hợp, so hàng, khẩu lệnh.
Cái gì trang bị chuẩn bị. Tao đếch biết. Trên kia, Huynh Trưởng có dáng người lùn, nhỏ thó có hàm răng hô hét vang. “Đàn em không tuân lệnh phải không ?” Hưởng ứng khẩu lệnh này là hàng chục lời hét của các Huynh Trưởng khác đứng xung quanh. “Đàn em khi dể Huynh Trưởng đó Huynh Trưởng ! Tối đa đi Huynh Trưởng !…” Anh em rét run.
Bên Quang Trung chúng tôi chỉ biết Ba-lô chuẩn bị hay nón chuẩn bị chứ nào biết trang bị chuẩn bị. Không cần biết gì hết. Thi hành cái đã. Sau một lần bỡ ngỡ với khẩu lệnh mới, anh em quen đi. Nhưng cái quen đôi lúc cũng đáng phiền thật. Huynh Trưởng cho đàn em trang bị lên trang bị xuống cả chục lần. Nào Ba-lô, Sac-marin, Valy … chật kín đồ đạc, nặng nề, nhấc lên nhấc xuống mỏi nhừ cả cánh tay. Có người sơ xuất để thành sắt Ba-lô vướng vào mắt làm toẹt cả làn da, xong màn đó, anh em được phép ngồi xuống.
Nằm quanh. Ôi ! Vũ Đình Trường thật bao la ! “Ông kia suy tư phải không ? Ra trình diện Huynh Trưởng coi ! Một lên, hai lên … Ông kia, nhớ đào phải không ? Một lên, hai lên … Ông Ma giáo phải không ? Thưa Huynh Trưởng, em Phật Giáo chứ đâu phải ma giáo ! Đàn em xưng em với Huynh Trưởng đó Huynh Trưởng ! Ông đứng dậy chạy mười vòng cột cờ, vừa chạy vừa hô " Tôi không nhớ người yêu nữa ". Coi ! Rồi chạy, hít đất, nhảy xổm, bò đủ cả. Mệt, thở hùng hục. Người nào người nấy ngồi xếp bằng ngay ngắn, hai tay bỏ thẳng trước đầu gối, mắt nhìn thẳng về phía trước, yên lặng. Huynh Trưởng ở phía trên căn dặn cách làm phiếu nhập trường, lý lịch. Xong phát phiếu cho anh em. Cấm đầu cấm cổ viết. Rồi tất cả, Anh em đứng…dậy ! Đâu phải đứng là… dậy xong. Mà ôi thôi cả chục lần đứng là… dậy ! Trước mỏi tay, giờ mỏi chân.
Lúc đó, anh em qua nhằm vào buổi chiều. Buổi chiều có nắng vàng tuôn trong kẽ lá, có con nhện giăng tơ, có ru em ngủ… anh hầu quạt đây, có gió mát, có giàn dương vi-vu. Buổi chiều hôm đó trời đẹp nhưng ôi sao lòng ta như gió bão. Cứ tưởng là xong màn giấy tờ, anh em sẽ được Huynh Trưởng ưu ái hướng dẫn chạy để chào Vũ Đình Trường. Nhưng chờ mãi, trời tối dần mà sao không thấy (Không biết đó là điều đáng mừng hay đáng buồn ?). Dù vậy, anh em cũng được chạy. Nhưng chạy từ Vũ Đình Trường về Đại Đội. Đến nơi, anh em nhìn lên bảng Đại Đội của mình. Tiểu Đòan 3 Liên Đoàn Sinh Viên. Mình vào Tiểu Đoàn 3 rồi. Cố gắng tập nhớ tên Đại Đội, Tiểu Đoàn để lúc nào rảnh biên thơ về cho gia đình hay nữa chứ ! Trời bấy giờ đã tối hẳn, đèn đuốc ở mỗi Đại Đội được bật sáng trưng. Anh em được so hàng, cắt chia thành Trung Đội, Tiểu Đội. Thằng Cương qua Trung Đội khác rồi, chết cha ! Thằng Được ở Tiểu Đội mình, đỡ lắm ! An ủi, dù sao bên cạnh mình cũng có thằng bạn quen để giúp đỡ lúc khi cần. Qua màn phân chia xong để trang bị xuống đi ăn cơm. Hướng về nhà ăn… “Ủa sao không thấy gà-men ? Con khỉ ! mày ngu lắm ! Ở đây là Thủ Đức chứ đâu phải ở Quang Trung đâu !”. Ừ nhỉ, cứ tưởng như bên ấy, mỗi lần ăn cơm, lấy gà-men ra xếp hàng đi ăn. Có lúc cầm gà-men trong tay anh em gõ vang lên như điệu nhạc ở hãng đồng, hãng nhôm.
Lại ba mươi giây ăn cơm. Nuốt chưa đầy chén cơm, lại đứng… dậy. Rồi ghế chuẩn bị sẳn sàng, ghế… vô, ghế ra cả chục lần nữa. Trở về trại làm một màn giấy tờ nữa xong, Huynh Trưởng cho đàn em đi ngủ. “Nếu đàn em nghe một hồi chuông dài, đàn em hãy tắt đèn ngủ hết”. Vâng, tắt đèn ngủ, Trung Đội 1 nằm Chambre này, Trung Đội 2 nằm Chambre kế… Vừa đặt Ba-lô lên giường chưa đầy năm phút, Huynh trưởng từ đâu lù lù bước vô. Không ai hô “Phắc”, móc giò lên giường hết, khổ lắm ! Kỹ luật Quân Đội mà ! Lần thứ hai sau đó độ mười phút, huynh trưởng lại xuất hiện hô “Phắc” chậm, móc giò lên giường nữa. Lại khổ.
Những ngày kế tiếp, tập hợp điểm danh, đột kích, tập cơ bản thao diễn, hít đất, chạy Vũ Đình Trường… đủ món. Những món ấy ngày nào cũng như ngày nấy không thay đổi. Có thay đổi chăng là thay đổi những toán Huynh Trưởng qua hướng dẫn đàn em. Vì đàn em còn yếu đuối, còn quờ quạng lắm nên Huynh Trưởng cho đàn em đột kích mười lần. Đột kích quen đi rồi sẽ thành phản ứng nhanh khi địch pháo kích. À thì ra thế. Tất cả điều không phải là hình phạt mà là tập luyện có ích lợi cụ thể. Hít đất đâu phải là muốn cho anh hít mãi để gãy tay. Bò đâu phải là muốn cho anh bò mòn da thịt dưới ngực, dưới bụng. Hít đất là tập “Tay cứng đá mềm”. Bò là tập vượt qua chướng ngại vật hàng rào kẽm gai hay tránh hỏa lực bắn thẳng.
Ba tuần Tân Khóa Sinh đi qua thật nhanh, Những Huynh Trưởng : Tư, Trấn, Duệ, Phát, Phụng, Long, Châu … đã để lại cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm. Mặc dù những kỷ niệm đó đã thấm biết bao mồ hô chúng tôi.
Đêm làm lễ gắn Alpha rồi cũng đến đúng như sự mong ước hằng lâu của chúng tôi. Đêm đó đối với anh em là đêm Giao Thừa chẳng khác. Buổi chiều trước khi gắn Alpha, người nào người nấy cũng lo sửa soạn lại bộ quần áo vàng. Nào Cravate, mũ Casquette, dây lưng, bút nịt vàng, rồi giầy vớ … Tất cả đều ở trong thế chuẩn bị hết. Giống như một cuộc chạy đua Marathon, các lực sĩ được chăm sóc kỹ lưỡng. Xong đâu đấy, Anh em được dẫn ra Vũ Đình Trường.
Chỉ khối người cao được đi, người lùn bao giờ cũng lỗ, họ ở nhà chờ đợi. Anh em ở Vũ Đính Trường cũng chờ đợi cái khoảng khắc trái sáng được mở bùng lên và cấp hiệu Alpha mới toanh gắn lên vai áo. Từ lúc đó trở đi, anh em trở thành Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ). Anh em đã trở thành “người lớn”.
“Người lớn” đây là để chỉ tình trạng anh em hết thời gian Huynh Trưởng hướng dẫn. Trở thành một SVSQ rồi, anh em mới bắt đầu thấy lo đủ thứ. Và ra đường, anh em phải cẩn thận. Không khéo là lãnh củ và hít đất đấy ! Làm đàn em nhỏ nhất trong trường đi ra khỏi cổng Đại Đội phải chào tất cả Huynh Trưởng. Nào khăn tím, khăn hồng, khăn nâu, khăn đỏ, khăn vàng. Kể cả Sĩ Quan nữa, khá mệt.
Buổi sáng, anh em phải dậy lúc 6 giờ nếu đi học phòng và 5 giờ nếu đi học bãi. Sau khi điểm danh, làm vệ sinh cá nhân xong, anh em đi làm sạch sẽ doanh trại. Công việc tạp dịch gồm chà láng, lượm rác, dội cầu … Trước khi Chỉ huy người ta, anh phải trải qua một thời gian làm lính như họ. Như thế, chúng ta mới hiểu rõ sức hạn và công việc của họ. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng là như thế. Sau khi làm tạp dịch xong, anh em dùng điểm tâm rồi đi học. Đại Đội này hướng về F 406, Đại Đội kia hướng về cổng số 9 …
Không ai có thể bảo rằng : “Cái học làm quan đã hỏng rồi, mười người đi học chín người thôi !”. Bằng chứng là anh em học dữ lắm chứ ! Đêm đốt nến học đến hai ba giờ sáng. Làm như học thi Tú-Tài, Cử-Nhân không bằng vậy. Nhưng dù sao, cũng công nhận một điều, khi sang F khác đầy đủ điều kiện học thì lại có một số anh em ngủ gục. Vì sao ? Có thể trả lời :
- Thưa Đại úy, tối hôm qua Đại Đội gác tuyến đấy ạ !.
- Ngày hôm sau, Đại Đội có gác tuyến không ?
- Thưa Đại Úy có ạ !.
- Ủa, sao kỳ lạ vậy !.
Đúng là bệnh lười, bệnh ngủ nó xui khiến anh em nói dối. Hãy báo động đi chớ ! Anh Dũng, Anh Dũng đây, Anh Dũng nghe rõ trả lời SOS. Vậy là Chết. Đại Đội về tới trại sẽ bị Cán Bộ phạt. Cái tội ngủ nó lớn lắm. Nhưng phạt là phạt biết sao bây giờ. Không lẽ tự thú tôi mệt quá tôi nhắm mắt để đó á. Ồ coi như ne-pas tất cả. Đến ngày thi giai đoạn 2, chết cha thiếu bài. Hùng hục mượn vở bạn chép. Nào Quân Pháp, bài “Xúc phạm thuần phong mỹ tục” chắc không thi đâu ! Chẳng lẽ Đại Úy Vượng ra câu có mấy thành tố tội hiếp dâm sao ! Bỏ !
Còn Vũ khí học, bài ống kính nhắm M.86 C, M.86 F của đại bác 57 ly, khỏi cần chép, dở Course vũ khí nặng ra coi, có mà. Nhưng ê, nặng quá mậy ! học chắc chết ! Ráng lên : rớt ra Trung Sĩ đấy ! Vâng phải ráng rồi. Đêm đốt nến rực sáng cả Chambre. Những con người ưu tú của đất nước, cúi đầu chăm chỉ học bài. Trông cảnh tượng “bi tráng” quá ! Còn anh em Đại Đội khác ở kế F409 siêng hơn. Kéo nhau qua phòng học đó mở đèn, mở quạt ngồi vào ghế học bài lẩm bẩm. Lính gác đêm đi ngang, giựt mình, “Ủa đêm rồi, trường còn dạy nữa sao ?” Nhưng “Thưa không, anh em Đại Đội 31, 35 qua học đấy ạ !” Ấn tượng sáu mươi mấy người Huynh Trưởng khóa 9A và 9C ra trường sớm bằng ngõ số 9 làm cho anh em Tiểu Đoàn 3 phải học. Dù thế nào cũng phải học. Anh em biết rõ phận mình rồi. Gửi gấm thi cử cũng vô ích ! Vấn đề, anh không phải đậu cao để đi chỗ tốt mà thực sự anh có đậu hay không thôi. Đó, đó là ý nghĩ chung của anh em. Từ Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng đến Trung Đội Trưởng, vị Sĩ quan nào cũng khuyên răn các anh, phải ráng mà học không thì rớt đấy ! Tội nghiệp ! Chúng tôi không thể quên vị Đại Đội Trưởng đáng kính luôn luôn nhắc nhở chúng tôi học bài. Vị Đại Úy tốt nghiệp khóa Sình lầy làm cho chúng tôi vừa kính vừa phục. Nhớ đêm nào, anh em học bài phòng thủ, một Tiểu Đội bê bối trong vấn đề ăn cơm làm cho Đại Úy giận dữ phạt dã chiến cả Đại Đội. Không gì tếu bằng Đại Đội vừa chạy vừa ôm gà-mên. Đó có phải là đoàn quân không ? Vâng, thưa đoàn quân nhưng mà đoàn quân tả tơi, hốc hác vì bị phạt dã chiến.
Cứ ngỡ là 25 tháng 8 ra trường nào ngờ phải học thêm hai tháng nữa. Hai tháng nghĩa là tám tuần lễ và tức sáu mươi ngày. Sáu mươi ngày dài dăng dẳng ôn tập bù lại những ngày học ôn cấp Tiểu đội và đi diễn binh Sài-Gòn. Lại mệt. Vâng, Quân trường có bao giờ cho anh em khỏe lâu đâu. Nhớ những ngày tập diễn binh ở Vũ Đình Trường rồi ra xa lộ Đại Hàn, anh em bắt phát ngán. Cả tháng trời, chúng tôi ôm Garant mà đi vòng vòng cái Vũ Đình Trường dưới ánh mặt trời không phải là chuyện không có thật. Những ngày đầu, vác Garant, anh em thấy ê-ẩm cả vai, tay chân rã rời nhắc lên không muốn nỗi. Nhưng sau rồi riết cũng quen. Anh em cứ tưởng tượng lại ngày nào cũng đi những bước chân anh em đặt lên kế tiếp nhau khiến cho Vũ Đình Trường hiện ra những con lộ mà đá sạn dạt hai bên nằm thẳng băng thật rõ trông giống như đường xe lửa vậy. Nhìn vào chúng, anh em có thể đoán ra sự luyện tập của chúng ta như thế nào. Nhất là khối tạp dịch. Những người lùn hãy trông vào, diễn hành khổ lắm đấy các bạn ạ !
Rồi ngày 19 tháng 6, ngày diễn binh ở Sàigòn cũng tới. Hai giờ sáng, khối diễn hành được đánh thức. Xong công việc vệ sinh cá nhân, điểm tâm, thay đồ, anh em vác súng xếp hàng ra xe chở về Sàigòn. Đến ngay vị trí đã định, các Đại Đội tập hợp so hàng xong, giá súng, dùng cà phê, bánh mì hột gà. Anh em được tan hàng trong nửa tiếng rồi tập hợp. Bấy giờ là sáu giờ, anh em đứng chờ diễn binh cho đến tận chín, mười giờ.
Lúc bắt đầu đi anh em bỗng cuống quýt cả lên. Không phải vì đi không được mà vì tiếng trống đánh ở khán đài chính quá nhỏ đến độ không còn nghe nữa, nên khối Thủ Đức đi hỗn loạn. Dân chúng hai bên đường la ó lên làm cho một số anh em mất bình tỉnh hơn. Nhưng khi đến gần khán đài nghe được tiếng trống, anh em mới bắt đầu sửa lại hàng ngũ đi ngang và đánh tay đều. Về đến trường, anh em nào cũng thấy buồn. Mặc dù, lỗi không phải do anh em hay các Sĩ quan gây ra, nhưng tất cả ai cũng đều thấy mình có một phần Trách nhiệm và Danh dự trong đó.
Vì thời gian học bù mà khóa 8 mãn khóa chậm hơn tất cả. Có lẽ từ trước đến giờ, trường Bộ Binh chưa có chuyện khóa đàn em ra trường trước khóa đàn anh ? Vậy mà lần này, nhà trường phải thay đổi thông lệ đó. Hai khóa đàn em 9B/72 và khóa 2A/73 ra trường trước khóa 8/72 B+C. Bởi cơ sự đó, đàn em gọi khóa 8 là khóa Cơ hữu. Khóa nhận lãnh đủ mọi công tác. Anh em chán nãn, nhưng vị Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng bảo chúng ta nên hãnh diện vì được nhà trường giao công tác. Nhà trường có tin tưởng mới giao chứ đâu phải muốn giao là giao. Vâng đúng vậy. Chúng ta nên hãnh diện. Hãnh diện vì là khóa ở lâu nhất tại đây, vì được lãnh công tác do cấp trên giao phó. Hãy cố gắng chu toàn nhiệm vụ. Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức hùng anh mà ! Thời gian sẽ qua rất nhanh. Tám tuần lễ hay bao nhiêu tuần lễ cũng bằng thừa nếu chúng ta xem mọi việc bằng một con mắt bình thường. Đừng bao giờ nóng ! Hãy Wait and See, ngày tháng chẳng bao lâu đâu các bạn.
Bây giờ là tháng Chín. Chỉ còn hơn tháng nữa, khóa này sẽ ra trường. Ngày ra đi, chắc hẳn vui buồn lẫn lộn. Vui là vì mang một cấp hiệu mới, cao hơn cấp hiệu cũ, buồn là vì phải giã từ những nơi in dấu vết mình từng sinh hoạt. Cứ tưởng tượng vác Ba-lô lên vai đi ra khỏi trường, bỏ lại sau lưng mình Vũ Đình Trường từng thấm đượm bao giọt mồ hôi của mình, bỏ lại mái tranh Chambre Đại Đội từng che mưa nắng nơi mình trú ngụ và phải chào giã biệt những con đường Bình Long, Long An, An Xuyên … đầy bóng cây râm mát.
Dù sao đi chăng nữa, những nơi đó cũng đã ghi một phần nào sự hiện diện của mình. Giống như ngày bãi trường thời thơ ấu, những khuôn mặt rạng rỡ nắng hương Quân trường ngày nào còn bên nhau đầy đủ, bỗng chốc lát khuất dạng bay đi tan tác nơi mỗi chân trời. Bẳng đi một thời gian sau, thử kiểm điểm lại lại coi chắc sẽ có thằng còn thằng mất. Tuổi trẻ trong thời chiến là phải chấp nhận. Vâng, chúng ta chấp nhận nhập cuộc, chấp nhận với tất cả ý nghĩa thương đau của nó. Làm gì mà phải than van ? Hai mươi tám tuần lễ ở đây, mười hai tuần lễ ở Quang Trung và tám tuần lễ chiến dịch đủ làm chúng ta chịu đựng. Con đường trước mặt vẫn mở ra tiến tới một chân trời. Còn ngần ngại gì nữa hở các bạn ? Hãy lên đường đi vào lịch sử ! Lần cuối, hãy nắm chặt tay chào nhau đi những bằng hữu yêu dấu.
Trường Bộ Binh, ngày 9/9/73
SVSQ Võ Thành Trinh
Trung Đội 331
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
28 Tuần Đổ Mồ Hôi Thao Trường
Ngày mới đến trường Bộ Binh, anh em khó quên được cảnh Huynh Trưởng khăn Tím ra đón đàn em. Nhớ lúc di chuyển từ Quang Trung qua Thủ Đức, xe chạy còn cách xa trường vài trăm thước, anh em còn nói nói cười cười,
Võ Thành Trinh
Có lẽ từ trước tới giờ, chưa có khóa nào Đặc biệt bằng Khóa 8. Những cái đặc biệt được nhìn thấy ở mọi phía và ở cùng mọi mức độ. Chính những cái đặc biệt này, Khóa 8 có nhiều kỷ niệm nhất. Có thể đó là một kỷ niệm buổi xa trường và cũng là buổi trường dời đi ? Tại sao chúng ta không bảo ngày đi Diễn binh ở Sàigòn những lúc chúng ta hồi hộp nhất lại là những kỷ niệm khó quên nhất ? Ồ, thực nhiều kỷ niệm, có kỷ niệm xôn xao như lòng biển, có kỷ niệm êm đềm như dòng sông. Mỗi trạng thái, tình cảm thay đổi làm cho kỷ niệm thêm nhiều sắc độ. Ở đây, chúng ta hảy thử làm một cuộc hành trình trở về nguyên thủy của những kỷ niệm đó để xem thời gian đã vẽ lên khuôn mặt chúng ta những gì và như thế nào ?
Ngày mới đến trường Bộ Binh, anh em khó quên được cảnh Huynh Trưởng khăn Tím ra đón đàn em. Nhớ lúc di chuyển từ Quang Trung qua Thủ Đức, xe chạy còn cách xa trường vài trăm thước, anh em còn nói nói cười cười, chỉ trỏ xuống đường nhưng khi xe vào đến Chợ Nhỏ, anh em bỗng nhiên im thin thít kỳ lạ.
Có cái gì làm anh em sợ ? Thử Đức đâu có gì ? Vẫn cổng trường vét vôi trắng; vẫn hàng chữ trường Bộ Binh kiêu hùng bạc mưa nắng trên vách đá. Chúng đâu có gì ! Phải chăng anh em sợ vì những huyền thoại Huynh Trưởng Bộ Binh ? Ồ, huyền thoại luôn luôn dựng đứng sự thật bằng mọi giá. Sự thật đơn vị trong chốc lát lại trở thành sự thật kinh hoàng. Đó, huyền thoại Huynh Trưởng đó ! Rồi cái gì tới sẽ tới. Ba mươi giây xuống xe. “Các ông vui sướng lắm, các ông cười phải không ?” Ào ào, vội vã, cuống quýt lên, anh em Ba-lô, Sac-marin, Valy … vắt xuống té ngã hỗn độn. Từ khán đài bên kia Bộ Chỉ Huy, có nhiều người chạy ra.
“Ê, mày, ai đội nón gì kỳ vậy ? Huynh Trưởng đó. Chết bà, điệu này là thác rồi !” Ba mươi giây xuống xe nữa. Hàng chục xe GMC chở chật kín người không đầy tí-tắc, vắng hoe, trống lặng. Nhà binh cái gì cũng phải lẹ lên chứ. Vâng, ba mươi giây mà Huynh Trưởng. Anh em chạy túa ra thành nhiều toán. Rồi đọc tên. Có mặt. Chạy qua toán kia. Xong toán này tập hợp, so hàng, khẩu lệnh.
Cái gì trang bị chuẩn bị. Tao đếch biết. Trên kia, Huynh Trưởng có dáng người lùn, nhỏ thó có hàm răng hô hét vang. “Đàn em không tuân lệnh phải không ?” Hưởng ứng khẩu lệnh này là hàng chục lời hét của các Huynh Trưởng khác đứng xung quanh. “Đàn em khi dể Huynh Trưởng đó Huynh Trưởng ! Tối đa đi Huynh Trưởng !…” Anh em rét run.
Bên Quang Trung chúng tôi chỉ biết Ba-lô chuẩn bị hay nón chuẩn bị chứ nào biết trang bị chuẩn bị. Không cần biết gì hết. Thi hành cái đã. Sau một lần bỡ ngỡ với khẩu lệnh mới, anh em quen đi. Nhưng cái quen đôi lúc cũng đáng phiền thật. Huynh Trưởng cho đàn em trang bị lên trang bị xuống cả chục lần. Nào Ba-lô, Sac-marin, Valy … chật kín đồ đạc, nặng nề, nhấc lên nhấc xuống mỏi nhừ cả cánh tay. Có người sơ xuất để thành sắt Ba-lô vướng vào mắt làm toẹt cả làn da, xong màn đó, anh em được phép ngồi xuống.
Nằm quanh. Ôi ! Vũ Đình Trường thật bao la ! “Ông kia suy tư phải không ? Ra trình diện Huynh Trưởng coi ! Một lên, hai lên … Ông kia, nhớ đào phải không ? Một lên, hai lên … Ông Ma giáo phải không ? Thưa Huynh Trưởng, em Phật Giáo chứ đâu phải ma giáo ! Đàn em xưng em với Huynh Trưởng đó Huynh Trưởng ! Ông đứng dậy chạy mười vòng cột cờ, vừa chạy vừa hô " Tôi không nhớ người yêu nữa ". Coi ! Rồi chạy, hít đất, nhảy xổm, bò đủ cả. Mệt, thở hùng hục. Người nào người nấy ngồi xếp bằng ngay ngắn, hai tay bỏ thẳng trước đầu gối, mắt nhìn thẳng về phía trước, yên lặng. Huynh Trưởng ở phía trên căn dặn cách làm phiếu nhập trường, lý lịch. Xong phát phiếu cho anh em. Cấm đầu cấm cổ viết. Rồi tất cả, Anh em đứng…dậy ! Đâu phải đứng là… dậy xong. Mà ôi thôi cả chục lần đứng là… dậy ! Trước mỏi tay, giờ mỏi chân.
Lúc đó, anh em qua nhằm vào buổi chiều. Buổi chiều có nắng vàng tuôn trong kẽ lá, có con nhện giăng tơ, có ru em ngủ… anh hầu quạt đây, có gió mát, có giàn dương vi-vu. Buổi chiều hôm đó trời đẹp nhưng ôi sao lòng ta như gió bão. Cứ tưởng là xong màn giấy tờ, anh em sẽ được Huynh Trưởng ưu ái hướng dẫn chạy để chào Vũ Đình Trường. Nhưng chờ mãi, trời tối dần mà sao không thấy (Không biết đó là điều đáng mừng hay đáng buồn ?). Dù vậy, anh em cũng được chạy. Nhưng chạy từ Vũ Đình Trường về Đại Đội. Đến nơi, anh em nhìn lên bảng Đại Đội của mình. Tiểu Đòan 3 Liên Đoàn Sinh Viên. Mình vào Tiểu Đoàn 3 rồi. Cố gắng tập nhớ tên Đại Đội, Tiểu Đoàn để lúc nào rảnh biên thơ về cho gia đình hay nữa chứ ! Trời bấy giờ đã tối hẳn, đèn đuốc ở mỗi Đại Đội được bật sáng trưng. Anh em được so hàng, cắt chia thành Trung Đội, Tiểu Đội. Thằng Cương qua Trung Đội khác rồi, chết cha ! Thằng Được ở Tiểu Đội mình, đỡ lắm ! An ủi, dù sao bên cạnh mình cũng có thằng bạn quen để giúp đỡ lúc khi cần. Qua màn phân chia xong để trang bị xuống đi ăn cơm. Hướng về nhà ăn… “Ủa sao không thấy gà-men ? Con khỉ ! mày ngu lắm ! Ở đây là Thủ Đức chứ đâu phải ở Quang Trung đâu !”. Ừ nhỉ, cứ tưởng như bên ấy, mỗi lần ăn cơm, lấy gà-men ra xếp hàng đi ăn. Có lúc cầm gà-men trong tay anh em gõ vang lên như điệu nhạc ở hãng đồng, hãng nhôm.
Lại ba mươi giây ăn cơm. Nuốt chưa đầy chén cơm, lại đứng… dậy. Rồi ghế chuẩn bị sẳn sàng, ghế… vô, ghế ra cả chục lần nữa. Trở về trại làm một màn giấy tờ nữa xong, Huynh Trưởng cho đàn em đi ngủ. “Nếu đàn em nghe một hồi chuông dài, đàn em hãy tắt đèn ngủ hết”. Vâng, tắt đèn ngủ, Trung Đội 1 nằm Chambre này, Trung Đội 2 nằm Chambre kế… Vừa đặt Ba-lô lên giường chưa đầy năm phút, Huynh trưởng từ đâu lù lù bước vô. Không ai hô “Phắc”, móc giò lên giường hết, khổ lắm ! Kỹ luật Quân Đội mà ! Lần thứ hai sau đó độ mười phút, huynh trưởng lại xuất hiện hô “Phắc” chậm, móc giò lên giường nữa. Lại khổ.
Những ngày kế tiếp, tập hợp điểm danh, đột kích, tập cơ bản thao diễn, hít đất, chạy Vũ Đình Trường… đủ món. Những món ấy ngày nào cũng như ngày nấy không thay đổi. Có thay đổi chăng là thay đổi những toán Huynh Trưởng qua hướng dẫn đàn em. Vì đàn em còn yếu đuối, còn quờ quạng lắm nên Huynh Trưởng cho đàn em đột kích mười lần. Đột kích quen đi rồi sẽ thành phản ứng nhanh khi địch pháo kích. À thì ra thế. Tất cả điều không phải là hình phạt mà là tập luyện có ích lợi cụ thể. Hít đất đâu phải là muốn cho anh hít mãi để gãy tay. Bò đâu phải là muốn cho anh bò mòn da thịt dưới ngực, dưới bụng. Hít đất là tập “Tay cứng đá mềm”. Bò là tập vượt qua chướng ngại vật hàng rào kẽm gai hay tránh hỏa lực bắn thẳng.
Ba tuần Tân Khóa Sinh đi qua thật nhanh, Những Huynh Trưởng : Tư, Trấn, Duệ, Phát, Phụng, Long, Châu … đã để lại cho chúng tôi thật nhiều kỷ niệm. Mặc dù những kỷ niệm đó đã thấm biết bao mồ hô chúng tôi.
Đêm làm lễ gắn Alpha rồi cũng đến đúng như sự mong ước hằng lâu của chúng tôi. Đêm đó đối với anh em là đêm Giao Thừa chẳng khác. Buổi chiều trước khi gắn Alpha, người nào người nấy cũng lo sửa soạn lại bộ quần áo vàng. Nào Cravate, mũ Casquette, dây lưng, bút nịt vàng, rồi giầy vớ … Tất cả đều ở trong thế chuẩn bị hết. Giống như một cuộc chạy đua Marathon, các lực sĩ được chăm sóc kỹ lưỡng. Xong đâu đấy, Anh em được dẫn ra Vũ Đình Trường.
Chỉ khối người cao được đi, người lùn bao giờ cũng lỗ, họ ở nhà chờ đợi. Anh em ở Vũ Đính Trường cũng chờ đợi cái khoảng khắc trái sáng được mở bùng lên và cấp hiệu Alpha mới toanh gắn lên vai áo. Từ lúc đó trở đi, anh em trở thành Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ). Anh em đã trở thành “người lớn”.
“Người lớn” đây là để chỉ tình trạng anh em hết thời gian Huynh Trưởng hướng dẫn. Trở thành một SVSQ rồi, anh em mới bắt đầu thấy lo đủ thứ. Và ra đường, anh em phải cẩn thận. Không khéo là lãnh củ và hít đất đấy ! Làm đàn em nhỏ nhất trong trường đi ra khỏi cổng Đại Đội phải chào tất cả Huynh Trưởng. Nào khăn tím, khăn hồng, khăn nâu, khăn đỏ, khăn vàng. Kể cả Sĩ Quan nữa, khá mệt.
Buổi sáng, anh em phải dậy lúc 6 giờ nếu đi học phòng và 5 giờ nếu đi học bãi. Sau khi điểm danh, làm vệ sinh cá nhân xong, anh em đi làm sạch sẽ doanh trại. Công việc tạp dịch gồm chà láng, lượm rác, dội cầu … Trước khi Chỉ huy người ta, anh phải trải qua một thời gian làm lính như họ. Như thế, chúng ta mới hiểu rõ sức hạn và công việc của họ. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng là như thế. Sau khi làm tạp dịch xong, anh em dùng điểm tâm rồi đi học. Đại Đội này hướng về F 406, Đại Đội kia hướng về cổng số 9 …
Không ai có thể bảo rằng : “Cái học làm quan đã hỏng rồi, mười người đi học chín người thôi !”. Bằng chứng là anh em học dữ lắm chứ ! Đêm đốt nến học đến hai ba giờ sáng. Làm như học thi Tú-Tài, Cử-Nhân không bằng vậy. Nhưng dù sao, cũng công nhận một điều, khi sang F khác đầy đủ điều kiện học thì lại có một số anh em ngủ gục. Vì sao ? Có thể trả lời :
- Thưa Đại úy, tối hôm qua Đại Đội gác tuyến đấy ạ !.
- Ngày hôm sau, Đại Đội có gác tuyến không ?
- Thưa Đại Úy có ạ !.
- Ủa, sao kỳ lạ vậy !.
Đúng là bệnh lười, bệnh ngủ nó xui khiến anh em nói dối. Hãy báo động đi chớ ! Anh Dũng, Anh Dũng đây, Anh Dũng nghe rõ trả lời SOS. Vậy là Chết. Đại Đội về tới trại sẽ bị Cán Bộ phạt. Cái tội ngủ nó lớn lắm. Nhưng phạt là phạt biết sao bây giờ. Không lẽ tự thú tôi mệt quá tôi nhắm mắt để đó á. Ồ coi như ne-pas tất cả. Đến ngày thi giai đoạn 2, chết cha thiếu bài. Hùng hục mượn vở bạn chép. Nào Quân Pháp, bài “Xúc phạm thuần phong mỹ tục” chắc không thi đâu ! Chẳng lẽ Đại Úy Vượng ra câu có mấy thành tố tội hiếp dâm sao ! Bỏ !
Còn Vũ khí học, bài ống kính nhắm M.86 C, M.86 F của đại bác 57 ly, khỏi cần chép, dở Course vũ khí nặng ra coi, có mà. Nhưng ê, nặng quá mậy ! học chắc chết ! Ráng lên : rớt ra Trung Sĩ đấy ! Vâng phải ráng rồi. Đêm đốt nến rực sáng cả Chambre. Những con người ưu tú của đất nước, cúi đầu chăm chỉ học bài. Trông cảnh tượng “bi tráng” quá ! Còn anh em Đại Đội khác ở kế F409 siêng hơn. Kéo nhau qua phòng học đó mở đèn, mở quạt ngồi vào ghế học bài lẩm bẩm. Lính gác đêm đi ngang, giựt mình, “Ủa đêm rồi, trường còn dạy nữa sao ?” Nhưng “Thưa không, anh em Đại Đội 31, 35 qua học đấy ạ !” Ấn tượng sáu mươi mấy người Huynh Trưởng khóa 9A và 9C ra trường sớm bằng ngõ số 9 làm cho anh em Tiểu Đoàn 3 phải học. Dù thế nào cũng phải học. Anh em biết rõ phận mình rồi. Gửi gấm thi cử cũng vô ích ! Vấn đề, anh không phải đậu cao để đi chỗ tốt mà thực sự anh có đậu hay không thôi. Đó, đó là ý nghĩ chung của anh em. Từ Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng đến Trung Đội Trưởng, vị Sĩ quan nào cũng khuyên răn các anh, phải ráng mà học không thì rớt đấy ! Tội nghiệp ! Chúng tôi không thể quên vị Đại Đội Trưởng đáng kính luôn luôn nhắc nhở chúng tôi học bài. Vị Đại Úy tốt nghiệp khóa Sình lầy làm cho chúng tôi vừa kính vừa phục. Nhớ đêm nào, anh em học bài phòng thủ, một Tiểu Đội bê bối trong vấn đề ăn cơm làm cho Đại Úy giận dữ phạt dã chiến cả Đại Đội. Không gì tếu bằng Đại Đội vừa chạy vừa ôm gà-mên. Đó có phải là đoàn quân không ? Vâng, thưa đoàn quân nhưng mà đoàn quân tả tơi, hốc hác vì bị phạt dã chiến.
Cứ ngỡ là 25 tháng 8 ra trường nào ngờ phải học thêm hai tháng nữa. Hai tháng nghĩa là tám tuần lễ và tức sáu mươi ngày. Sáu mươi ngày dài dăng dẳng ôn tập bù lại những ngày học ôn cấp Tiểu đội và đi diễn binh Sài-Gòn. Lại mệt. Vâng, Quân trường có bao giờ cho anh em khỏe lâu đâu. Nhớ những ngày tập diễn binh ở Vũ Đình Trường rồi ra xa lộ Đại Hàn, anh em bắt phát ngán. Cả tháng trời, chúng tôi ôm Garant mà đi vòng vòng cái Vũ Đình Trường dưới ánh mặt trời không phải là chuyện không có thật. Những ngày đầu, vác Garant, anh em thấy ê-ẩm cả vai, tay chân rã rời nhắc lên không muốn nỗi. Nhưng sau rồi riết cũng quen. Anh em cứ tưởng tượng lại ngày nào cũng đi những bước chân anh em đặt lên kế tiếp nhau khiến cho Vũ Đình Trường hiện ra những con lộ mà đá sạn dạt hai bên nằm thẳng băng thật rõ trông giống như đường xe lửa vậy. Nhìn vào chúng, anh em có thể đoán ra sự luyện tập của chúng ta như thế nào. Nhất là khối tạp dịch. Những người lùn hãy trông vào, diễn hành khổ lắm đấy các bạn ạ !
Rồi ngày 19 tháng 6, ngày diễn binh ở Sàigòn cũng tới. Hai giờ sáng, khối diễn hành được đánh thức. Xong công việc vệ sinh cá nhân, điểm tâm, thay đồ, anh em vác súng xếp hàng ra xe chở về Sàigòn. Đến ngay vị trí đã định, các Đại Đội tập hợp so hàng xong, giá súng, dùng cà phê, bánh mì hột gà. Anh em được tan hàng trong nửa tiếng rồi tập hợp. Bấy giờ là sáu giờ, anh em đứng chờ diễn binh cho đến tận chín, mười giờ.
Lúc bắt đầu đi anh em bỗng cuống quýt cả lên. Không phải vì đi không được mà vì tiếng trống đánh ở khán đài chính quá nhỏ đến độ không còn nghe nữa, nên khối Thủ Đức đi hỗn loạn. Dân chúng hai bên đường la ó lên làm cho một số anh em mất bình tỉnh hơn. Nhưng khi đến gần khán đài nghe được tiếng trống, anh em mới bắt đầu sửa lại hàng ngũ đi ngang và đánh tay đều. Về đến trường, anh em nào cũng thấy buồn. Mặc dù, lỗi không phải do anh em hay các Sĩ quan gây ra, nhưng tất cả ai cũng đều thấy mình có một phần Trách nhiệm và Danh dự trong đó.
Vì thời gian học bù mà khóa 8 mãn khóa chậm hơn tất cả. Có lẽ từ trước đến giờ, trường Bộ Binh chưa có chuyện khóa đàn em ra trường trước khóa đàn anh ? Vậy mà lần này, nhà trường phải thay đổi thông lệ đó. Hai khóa đàn em 9B/72 và khóa 2A/73 ra trường trước khóa 8/72 B+C. Bởi cơ sự đó, đàn em gọi khóa 8 là khóa Cơ hữu. Khóa nhận lãnh đủ mọi công tác. Anh em chán nãn, nhưng vị Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng bảo chúng ta nên hãnh diện vì được nhà trường giao công tác. Nhà trường có tin tưởng mới giao chứ đâu phải muốn giao là giao. Vâng đúng vậy. Chúng ta nên hãnh diện. Hãnh diện vì là khóa ở lâu nhất tại đây, vì được lãnh công tác do cấp trên giao phó. Hãy cố gắng chu toàn nhiệm vụ. Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức hùng anh mà ! Thời gian sẽ qua rất nhanh. Tám tuần lễ hay bao nhiêu tuần lễ cũng bằng thừa nếu chúng ta xem mọi việc bằng một con mắt bình thường. Đừng bao giờ nóng ! Hãy Wait and See, ngày tháng chẳng bao lâu đâu các bạn.
Bây giờ là tháng Chín. Chỉ còn hơn tháng nữa, khóa này sẽ ra trường. Ngày ra đi, chắc hẳn vui buồn lẫn lộn. Vui là vì mang một cấp hiệu mới, cao hơn cấp hiệu cũ, buồn là vì phải giã từ những nơi in dấu vết mình từng sinh hoạt. Cứ tưởng tượng vác Ba-lô lên vai đi ra khỏi trường, bỏ lại sau lưng mình Vũ Đình Trường từng thấm đượm bao giọt mồ hôi của mình, bỏ lại mái tranh Chambre Đại Đội từng che mưa nắng nơi mình trú ngụ và phải chào giã biệt những con đường Bình Long, Long An, An Xuyên … đầy bóng cây râm mát.
Dù sao đi chăng nữa, những nơi đó cũng đã ghi một phần nào sự hiện diện của mình. Giống như ngày bãi trường thời thơ ấu, những khuôn mặt rạng rỡ nắng hương Quân trường ngày nào còn bên nhau đầy đủ, bỗng chốc lát khuất dạng bay đi tan tác nơi mỗi chân trời. Bẳng đi một thời gian sau, thử kiểm điểm lại lại coi chắc sẽ có thằng còn thằng mất. Tuổi trẻ trong thời chiến là phải chấp nhận. Vâng, chúng ta chấp nhận nhập cuộc, chấp nhận với tất cả ý nghĩa thương đau của nó. Làm gì mà phải than van ? Hai mươi tám tuần lễ ở đây, mười hai tuần lễ ở Quang Trung và tám tuần lễ chiến dịch đủ làm chúng ta chịu đựng. Con đường trước mặt vẫn mở ra tiến tới một chân trời. Còn ngần ngại gì nữa hở các bạn ? Hãy lên đường đi vào lịch sử ! Lần cuối, hãy nắm chặt tay chào nhau đi những bằng hữu yêu dấu.
Trường Bộ Binh, ngày 9/9/73
SVSQ Võ Thành Trinh
Trung Đội 331