TIN CỘNG ĐỒNG
30-4-75 Nước nhà nát tan, Unforgotten - Ký giả Brandon Inthalangsy
Lịch sử có nên khép lại sau 30-4-1975 hay không? Câu trả lời vang vội của khán giả " Không! Không bao giờ! Mãi mãi không bao giờ! " đã đáp lại câu hỏi của đạo diễn Diễm Thúy.
30-4-75 Nước nhà nát tan, Unforgotten - Ký giả Brandon Inthalangsy
Thu Hà dịch.
41 năm trôi qua, 41 năm quốc hận. Cộng đồng Việt Nam tại Hải Ngoại đã liên tục giữ vững lập trường rõ ràng là lịch sử cận đại sau 30 tháng 4 năm 1975 " Không thể nào quên" trong lòng của mỗi người dân Việt khắp nơi trên thế giới và trong lòng của mỗi người dân Việt yêu tự do hiện còn đang sống dưới ách kìm kẹp của Cộng Sản Việt Nam.
Để thể hiện tinh thần đấu tranh triệt để đối với Cộng Sản và để cùng chia xẻ nỗi đau "nước nhà Việt Nam nát tan" mỗi khi tháng 3 và tháng 4 trở về, cuốn phim tài liệu Unforgotten-" Không Thể Nào Quên" vừa trình chiếu thành công ở 5 thành phố lớn ở Canada và mới đây bộ phim cũng đã cùng tưởng niệm 41 năm mất nước với đồng hương trong cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts, USA vào đêm 30 tháng 4, 2016 do đạo diễn Diễm Thuý từ Ohio mang tới.
Trong đêm tưởng niệm, những bài hát buồn não ruột như Cái Cò hay Nguyễn Thị Sài Gòn đã tô đậm nỗi đau đầy " lệ đắng " như thi sĩ Người Không Tên đã ghi lại 41 năm về trước cũng vào ngày này:
" Chiều nay không chỉ mình tôi khóc.
Mà cả miền Nam lệ chảy ròng...!
Thảm họa ép dồn gây sụp đổ.
Cùng đường hứng chịu...,biết đâu trông...?
Đêm nay những giọt " lệ đắng" của những mái đầu đã nhuộm màu muối tiêu hay bạc trắng của các cựu quân nhân VNCH hay của những người dân đã một thời sống dưới sự tự do của miền Nam trước 30-4-1975 tại Massachusetts lại càng " đắng " hơn, " quặn đau" hơn khi bộ phim Unforgotten đã ghóp thêm tiếng nói về thân phận của những người tù và những người đi thăm tù cải tạo. Cũng trong dịp này, đạo diễn Diễm Thúy cũng dành được sự ưu ái của tác giả THÉP ĐEN-ông Đặng Chí Bình và bà Nguyễn Thị Bê, cựu cảnh sát THIÊN NGA VNCH.
Đặc biệt trong đêm nay có một vài vị khách Hoa Kỳ không phải gốc Việt cũng đến dự, cô LYNDA GLASSEY( nhà văn) bày tỏ: " Tôi thực sự xúc động khi thấy các cựu quân nhân trong các bộ quân phục trong các hàng ghế đầu, tôi đã xin sự liên lạc với họ, chưa biết tôi sẽ làm gì nhưng tôi cảm thấy sung sướng như tôi đã từng làm với các cựu chiến binh anh hùng Hoa Kỳ của chúng tôi". Còn cô CAITLIN WEILER( hoa hậu hoàn hảo) phát biểu:" Tôi rất cảm động bởi những câu chuyện của các tù nhân Cộng sản Việt Nam trong các trại cải tạo. Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về nó. Trong suốt những năm đại học, không có lớp học lịch sử nào nói gì về điều này khi mà tôi lấy lớp học về lịch sử Đông Nam Á.Tôi hy vọng một ngày không xa, nó sẽ được giảng dạy trong các trường đại học."
Lịch sử có nên khép lại sau 30-4-1975 hay không? Câu trả lời vang vội của khán giả " Không! Không bao giờ! Mãi mãi không bao giờ! " đã đáp lại câu hỏi của đạo diễn Diễm Thúy.
Cảm nghĩ của hai cô thanh thiếu niên trẻ Lê Phương Anh và Hứa Tú Nghi, cũng góp phần nói lên tâm tình của các em sinh viên học sinh trong ngày lễ tưởng niệm này.
Đêm nay Dorchester/Boston có hơi lành lạnh, nhưng trong lòng khán giả ở Massachusetts thấy ấm áp hơn, bởi được sưởi nóng từ ngọn lửa hồng của ngày Quốc Hận!
Ký giả Brandon Inthalangsy- Thu Hà dịch.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
30-4-75 Nước nhà nát tan, Unforgotten - Ký giả Brandon Inthalangsy
Lịch sử có nên khép lại sau 30-4-1975 hay không? Câu trả lời vang vội của khán giả " Không! Không bao giờ! Mãi mãi không bao giờ! " đã đáp lại câu hỏi của đạo diễn Diễm Thúy.
30-4-75 Nước nhà nát tan, Unforgotten - Ký giả Brandon Inthalangsy
Thu Hà dịch.
41 năm trôi qua, 41 năm quốc hận. Cộng đồng Việt Nam tại Hải Ngoại đã liên tục giữ vững lập trường rõ ràng là lịch sử cận đại sau 30 tháng 4 năm 1975 " Không thể nào quên" trong lòng của mỗi người dân Việt khắp nơi trên thế giới và trong lòng của mỗi người dân Việt yêu tự do hiện còn đang sống dưới ách kìm kẹp của Cộng Sản Việt Nam.
Để thể hiện tinh thần đấu tranh triệt để đối với Cộng Sản và để cùng chia xẻ nỗi đau "nước nhà Việt Nam nát tan" mỗi khi tháng 3 và tháng 4 trở về, cuốn phim tài liệu Unforgotten-" Không Thể Nào Quên" vừa trình chiếu thành công ở 5 thành phố lớn ở Canada và mới đây bộ phim cũng đã cùng tưởng niệm 41 năm mất nước với đồng hương trong cộng đồng Việt Nam tại Massachusetts, USA vào đêm 30 tháng 4, 2016 do đạo diễn Diễm Thuý từ Ohio mang tới.
Trong đêm tưởng niệm, những bài hát buồn não ruột như Cái Cò hay Nguyễn Thị Sài Gòn đã tô đậm nỗi đau đầy " lệ đắng " như thi sĩ Người Không Tên đã ghi lại 41 năm về trước cũng vào ngày này:
" Chiều nay không chỉ mình tôi khóc.
Mà cả miền Nam lệ chảy ròng...!
Thảm họa ép dồn gây sụp đổ.
Cùng đường hứng chịu...,biết đâu trông...?
Đêm nay những giọt " lệ đắng" của những mái đầu đã nhuộm màu muối tiêu hay bạc trắng của các cựu quân nhân VNCH hay của những người dân đã một thời sống dưới sự tự do của miền Nam trước 30-4-1975 tại Massachusetts lại càng " đắng " hơn, " quặn đau" hơn khi bộ phim Unforgotten đã ghóp thêm tiếng nói về thân phận của những người tù và những người đi thăm tù cải tạo. Cũng trong dịp này, đạo diễn Diễm Thúy cũng dành được sự ưu ái của tác giả THÉP ĐEN-ông Đặng Chí Bình và bà Nguyễn Thị Bê, cựu cảnh sát THIÊN NGA VNCH.
Đặc biệt trong đêm nay có một vài vị khách Hoa Kỳ không phải gốc Việt cũng đến dự, cô LYNDA GLASSEY( nhà văn) bày tỏ: " Tôi thực sự xúc động khi thấy các cựu quân nhân trong các bộ quân phục trong các hàng ghế đầu, tôi đã xin sự liên lạc với họ, chưa biết tôi sẽ làm gì nhưng tôi cảm thấy sung sướng như tôi đã từng làm với các cựu chiến binh anh hùng Hoa Kỳ của chúng tôi". Còn cô CAITLIN WEILER( hoa hậu hoàn hảo) phát biểu:" Tôi rất cảm động bởi những câu chuyện của các tù nhân Cộng sản Việt Nam trong các trại cải tạo. Đây là lần đầu tiên tôi nghe nói về nó. Trong suốt những năm đại học, không có lớp học lịch sử nào nói gì về điều này khi mà tôi lấy lớp học về lịch sử Đông Nam Á.Tôi hy vọng một ngày không xa, nó sẽ được giảng dạy trong các trường đại học."
Lịch sử có nên khép lại sau 30-4-1975 hay không? Câu trả lời vang vội của khán giả " Không! Không bao giờ! Mãi mãi không bao giờ! " đã đáp lại câu hỏi của đạo diễn Diễm Thúy.
Cảm nghĩ của hai cô thanh thiếu niên trẻ Lê Phương Anh và Hứa Tú Nghi, cũng góp phần nói lên tâm tình của các em sinh viên học sinh trong ngày lễ tưởng niệm này.
Đêm nay Dorchester/Boston có hơi lành lạnh, nhưng trong lòng khán giả ở Massachusetts thấy ấm áp hơn, bởi được sưởi nóng từ ngọn lửa hồng của ngày Quốc Hận!
Ký giả Brandon Inthalangsy- Thu Hà dịch.