Nhân Vật

30/4: Cựu Dân biểu Trần Thái Văn muốn Hà Nội thay đổi chính sách để đất nước khá lên - Tina Hà Giang

Có lẽ vì tháng Tư 2020 là kỷ niệm 45 năm của biến cố ông gọi là ''ngày đại nạn cho người dân Việt Nam và quốc gia Việt Nam.''

Cựu Dân biểu California Trần Thái Văn trước Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở Westminter, California năm 2015


Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCựu Dân biểu California Trần Thái Văn trước Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở Westminter, California năm 2015

Cựu Dân biểu tiểu bang California, Luật sư Trần Thái Văn đón 30/4 năm nay với nỗi buồn trĩu nặng hơn mọi năm.
Có lẽ vì tháng Tư 2020 là kỷ niệm 45 năm của biến cố ông gọi là ''ngày đại nạn cho người dân Việt Nam và quốc gia Việt Nam.''
Tiếp xúc với BBC News Tiếng Việt hôm 27/4, vị cựu dân biểu 55 tuổi cho biết năm nào cũng vậy, tháng Tư đen là thời gian ông trở nên trầm lặng và suy gẫm nhiều:
''Khi mình càng lớn tuổi thì mình càng suy nghĩ nhiều hơn, suy nghĩ nó đậm hơn và mình nhìn nó rõ nét hơn về băn khoăn là biến cố đó nó mang lại thay đổi gì cho cá nhân mình, gia đình mình và cho quốc dân của mình.''
''Tôi thấy ngày đó là một ngày buồn vì có quá nhiều cơ hội, quá nhiều sự mong mỏi [cho đất nước], mà bên phía thắng trận là phía nhà cầm quyền CSVN họ đi rất trật đường, với những chính sách rất là trật và sai, cho nên [mong mỏi] khó lòng đạt được.''
''Tôi nói vậy với kinh nghiệm với tư cách là một dân cử đã có cơ hội để đi tham quan rất nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều viên chức cao cấp tại nhiều quốc gia láng giềng tại Á Châu và tại Đông Nam Á.''

'Cần phải trả lời'

Được hỏi tại sao ông lại cho 30/4 là ngày 'đại nạn' cho đất nước, Luật sư Trần Thái Văn trả lời một mạch:
''L‎ý do là phía thắng cuộc, phía cộng sản đó, họ nói đây là một ngày giải phóng và ngày thống nhất cho nước Việt Nam, nhưng mà chúng ta đều biết cái gọi là thống nhất được thống nhất kèm súng và xe tăng và bom đạn chứ không phải là với sự hợp tác hoặc là với sự thỏa thuận và đồng ý của người dân miền Nam Việt Nam.''
''Không thể nào nói rằng có một sự thống nhất và hòa bình giữa người dân với nhau. Chúng ta nên nhớ là sau khi miền Nam bị ''giải phóng'', dùng chữ của cộng sản, thì cả hàng triệu quân nhân VNCH phải vô tù cải tạo từ 17 đến 20 năm. Đó là một vấn nạn lịch sử mà chúng ta chưa đề cập đến.''
''Còn nói về những người vượt biên thì đây là một thảm trạng, một tai họa cho người Việt Nam mình. Tuy không có con số nào chính xác nhưng các viên chứng có thẩm quyền nói là hơn 500.000 thuyền nhân và đồng hương miền Nam đã bỏ mạng trên Biển Đông, khi phải bỏ tất cả để đi tìm tự do.''


Nhà nước Việt Nam nhiều lần cho rằng các học viên học tập ở các trại cải tạo sau 30/4/1975 đều được đối xử tốt đẹp, nhân đạo.Bản quyền hình ảnhVIETNAM ARCHIVES
Image captionNhà nước Việt Nam nhiều lần cho rằng các học viên học tập ở các trại cải tạo sau 30/4/1975 đều được đối xử tốt đẹp, nhân đạo
Nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhânBản quyền hình ảnhEXPRESS NEWSPAPERS/GETTY IMAGES
Image captionNhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhân

''Tôi còn nghe lập luận là sau chiến tranh Việt Nam đâu có cuộc giết chóc nào, đâu có suối máu nào chảy ra vì sự trả thù đâu. Nhưng chúng ta đừng quên là bao nhiêu người đã bị tù tội và chết trên biển [như vừa nêu] và không biết ảnh hưởng của việc đó lên gia đình và người thân của họ cho đến giờ nó kinh khủng như thế nào.''
Ông nhấn mạnh:
''Phe thắng cuộc, trong suốt bao nhiêu thập niên qua, chưa bao giờ giải thích về việc này. Đã 45 năm, lịch sử sẽ phải viết về những vấn đề này, sẽ phải đặt trách nhiệm này trước ngay thềm của đảng CSVN và nhà cầm quyền Việt Nam. Họ cần phải trả lời!''

Ngược dòng ký ức

Về ngày 30/4 cách đây 45 năm, Luật sư Trần Thái Văn cho biết khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, ông mới 10 tuổi nhưng nhớ khá rõ thời gian trước khi Sài Gòn thất thủ:
''Thời gian đó tôi đang học nội trú Thủ Đức tại dòng Đồng Công, nhưng mà khi CSVN họ bất đầu chiếm Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, rồi bắt đầu về Sài Gòn thì tôi nhớ các cha các thầy trong dòng Đồng Công ở Thủ Đức cho các học sinh về nhà sớm và giải trường rất sớm vào tháng Ba.''
Vì ở Sài Gòn, ông nói, nên không tận mắt thấy được nhiều thảm cảnh chiến tranh như ở những vùng quê xa xôi, nhưng trong những ngày cuối ông thì biết khá rõ là cuộc chiến đang đến hồi nguy kịch.
''Vào những ngày chót thì tôi có thấy những cảnh dội bom ở dinh Độc lập, và khi ở Thủ Đức thì cũng thấy Việt Cộng họ pháo kích vào, khi chúng tôi đi hướng đạo ban đêm với các cha, tôi nhớ hoài cái cảnh lần đầu tiên trong đời mà nửa đêm thấy nguyên một vùng nó sáng lên tại vì bom nổ ngoài xa.''
''Đó là ấn tượng thủa nhỏ vào những ngày chót của chiến tranh Việt Nam.''
Từ tháng Ba cho đến ngày theo gia đình rời Việt Nam di tản bằng máy bay C-130 của Mỹ tại phi trường Tân Sơn Nhất ngày 25/4/1975 cậu bé Trần Thái Văn 10 tuổi ở với người em trai với gia đình ông cậu.
''Tôi lúc đó ở Sài Gòn với em tôi trong cư xá sĩ quan Chí Hòa, nơi ở của các viên chức cao cấp trong quân đội VNCH, vì ông cậu của tôi là Tướng nhảy dù ba sao, Trung tướng Dư quốc Đống. Mà em tôi thì lại là con nuôi của cậu nên hai gia đình chúng tôi rất khắn khít.''
''Cậu Đống là vị tư lệnh của Quân đoàn 3 và sau khi Phước Long bị mất thì vào tháng Giêng năm 1975 thì cậu tôi từ chức. Tôi nhớ rất rõ ở trong dinh của ông thì tôi thấy ông rất là lo âu. Tôi nhớ hoài cái cảnh ông cứ đọc báo, hút thuốc lá và mời một số sĩ quan, các tướng tá họ ghé qua thăm hỏi cũng như bàn chuyện với cậu.''
''Bố mẹ tôi và có lẽ tôi cũng như nhiều người ở Sài Gòn cũng không ngờ là người Mỹ họ sẽ bỏ Việt Nam một cách dễ dàng và nhanh chóng như vậy, nhiều người không dám nghĩ đến việc Việt Cộng sẽ vào Sài Gòn nhanh như vậy.''
''Đúng vào ngày 24/4 thì cậu tôi gọi điện thoại cho bố mẹ tôi nói là cần phải đi và đi trong vòng 24 tiếng.''
''Ba tôi là một giáo sư Anh văn và ông cũng là một tác giả khá nổi tiếng ở Việt Nam, nên ông đóng nguyên một thùng sách, gồm tự điển và sách văn phạm ông viết để mang theo, cùng với hai cái vali. Khi đến nhà cậu tôi thì thấy ba tôi cầm nguyên cái thùng sách, cậu nói là để lại cái thùng sách đó, không có mang đi tại vì không có chỗ, chỉ đem vali theo mà thôi.''
''Chúng tôi vào phi trường Tân Sơn Nhất thì có ông đại tá Mỹ ổng đưa thẳng vào bên trong, rồi trong vòng chưa tới 24 tiếng thì chúng tôi lên một máy bay C-130 là một máy bay chở hàng của Mỹ để mà bay qua Phi Luật Tân vào sáng sớm.''
''Với một đứa bé mới 10 tuổi, mới học xong lớp Năm tiểu học thì tôi không có một ấn tượng nặng về chính trị, nhưng vì tôi thích đọc báo, hồi nhỏ cũng thích đọc báo Chính Luận rồi Trắng Đen ở nhà, cho nên dù còn rất nhỏ nhưng tôi cũng theo dõi tình hình chiến tranh tại Việt Nam và với cái tuổi đó thì mình suy nghĩ rất nông cạn là sẽ đi di tản mà thôi và mình sẽ đi Mỹ, nhưng mà không biết ngày nào sẽ về.''
''Nhưng tôi thấy và nhớ rõ sự lo âu của bố mẹ tôi và các người lớn xung quanh.'' Luật sư Trần Thái Văn tâm sự.

Hòa nhập nhưng vẫn giữ gìn bản sắc

Sau khi định cư một thời gian ngắn ở tiểu bang Michigan, gia đình LS Trần Thái Văn chuyển về Quận Cam, California, để mẹ ông theo đuổi sự nghiệp nha khoa, vì ở Việt Nam bà là một nha sĩ.
Như nhiều người Việt tị nạn đến Mỹ lúc còn nhỏ, LS Trần Thái Văn nhanh chóng hòa nhập vào xã hội Mỹ.
Ông lấy được các bằng Cử Nhân Chính Trị Học tại University of California, Irvine, Cao Học về Quản Trị Công Quyền (MPA) và bằng Tiến Sĩ Luật Khoa (JD) tại Hamline University, School of Law tại Saint Paul, Minnesota, và sau đó hành nghề luật sư trong tiểu bang California và tại Toà Địa Hạt Liên Bang Hoa Kỳ, Central District, từ năm 1994.
Nhưng song song với nỗ lực lao vào dòng chính, là thời gian, rất nhiều thời gian, LS Trần Thái Văn dành cho những sinh hoạt cộng đồng đang ngày càng lớn mạnh tại Little Sài Gòn, nơi được mệnh danh là thủ phủ của người Việt tị nạn.
Có lẽ chỉ như vậy ông mới có tâm lý dễ chịu của một người giữ chặt được ''cảm giác thuộc về,'' thuộc về và gắn bó với những gì liên quan đến người Việt, đến đất nước Việt Nam, đến bản sắc của mình.
Vì dù có hòa nhập thành công đến đâu, không người Mỹ gốc Việt nào có thể thấy mình 100% thoải mái khi sinh hoạt chỉ toàn giữa những người bản xứ. Và dù có nói sõi tiếng Mỹ, hiểu lịch sử Mỹ đến đâu, người Mỹ gốc Việt vẫn không tránh được phút giây cảm thấy lạc loài bên cạnh những người không cùng màu da và chủng tộc.
Những sinh hoạt cộng đồng này dần dà khiến LS Trần Thái Văn, vào năm 2000 trở thành nghị viên Hội đồng Thành phố và Phó Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove, với số phiếu bầu cao nhất trong lịch sử bầu cử thời điểm đó của thành phố này.


Cựu dân biểu Trần Thái Văn lúc tập sự tại Quốc hội Hoa Kỳ với Dân biểu Liên bang Robert K. Dornan, tai Washington DC, mùa Hè 1985, lúc còn học năm thứ hai khoa Chính trị học tại UC IrvineBản quyền hình ảnhTRẦN THÁI VĂN
Image captionCựu dân biểu Trần Thái Văn lúc tập sự tại Quốc hội Hoa Kỳ với Dân biểu Liên bang Robert K. Dornan, tai Washington DC, mùa Hè 1985, lúc còn học năm thứ hai khoa Chính trị học tại UC Irvine
LS Trần Thái Văn lúc khai trương văn phòng luật tại Westminster, California năm 1995Bản quyền hình ảnhTRẦN THÁI VĂN
Image captionLS Trần Thái Văn lúc khai trương văn phòng luật tại Westminster, California năm 1995
LS Trần Thái Văn và vợ, Cyndi Tran trong nghi thức tuyên thệ vào chức vụ Dân biểu California tháng 12/2004. Người cử hành nghi thức là Chủ tịch Tối cao Pháp viện California Ronald GeorgeBản quyền hình ảnhTRẦN THÁI VĂN
Image captionLS Trần Thái Văn và vợ, Cyndi Tran, trong nghi thức tuyên thệ vào chức vụ Dân biểu California tháng 12/2004. Người cử hành nghi thức là Chủ tịch Tối cao Pháp viện California Ronald George

Năm 2004, LS Trần Thái Văn đắc cử chức vụ dân biểu tiểu bang California, và lúc đó là người Mỹ gốc Việt nắm chức vụ dân cử cao nhất trên toàn nước Mỹ. Ông tái đắc cử năm 2006 và tại chức đến hết năm 2010.

Vì thương nên giận

Thoạt nghe những bình luận khe khắt ở trên của LS Trần Thái Văn về nhà cầm quyền Hà Nội, mà ông gọi là 'phe thắng cuộc,' người ta sẽ dễ đi đến kết luận là ông, có lẽ như nhiều người tị nạn khác, luôn căm thù giới lãnh đạo Việt Nam và sẽ không bao giờ chấp nhận họ.
Nhưng tâm tư sâu thẳm của LS Trần Thái Văn được hé lộ khi ông trả lời câu hỏi nói gì với giới trẻ, với các con về biến cố 30/4 và về Việt Nam.
''Con tôi đứa lớn nhất 12 tuổi. Tôi cho con học tiếng Việt, cho nó hiểu về cộng đồng, điều đó khá tốn thì giờ. Và bao giờ cũng nói là các con phải tự hào mình là người Việt Nam khi nói đến đất nước Việt Nam, đó là tính chất rất quan trọng.''
Ông tâm sự rằng trong một chuyến công du đến Israel (Quốc gia Do Thái) vào dịp 30/4 cách đây nhiều năm, đã rất xúc động khi thấy rất nhiều người Do Thái trẻ tuổi, không hề biết tiếng mẹ đẻ, thậm chí không hiểu nhiều về lịch sử nước mình, nhưng vẫn hãnh diện mình là người Do Thái rủ nhau mang khả năng và kiến thức về nước để kiến thiết đất nước.
''Sau hai ngàn năm sống lưu vong, người Do Thái còn về giúp nước, thì chúng ta mới có 45 năm, có lẽ không nên tuyệt vọng.'' Ông tự trấn an.
''Nhìn một cách khách quan thì với tài năng và nhân lực của hơn 90 triệu công dân và người dân Việt Nam, và với khối chất xám, sự tháo vát và sự cần cù của người Việt Nam thì chúng ta thấy rõ rằng Việt Nam sau 45 năm không có chiến tranh phải tiến xa hơn nhiều.'' LS Trần Thái Văn phân tích.
''Chúng ta nên so sánh sự tiến triển của mình với với những quốc gia mà mình còn đang thua xa, chứ đừng nên so với Cam Bốt, Lào hay Miến Điện. Với chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam tại Hà Nội, chúng ta hiện còn thua còn rất xa Nam Hàn, Nhật Bản, Singapore và kể cả Đài Loan, những nước được cho là cường quốc của Đông Nam Á.''
''Sau 45 năm không có chiến tranh mà người dân Việt Nam vẫn sống dưới một chế độ cộng sản độc tài mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã gạt bỏ đi rồi.''
''L‎‎ý do Việt Nam chưa thể lớn mạnh theo đúng tiềm năng của mình là vì chính thể của Việt Nam hiện nay có điều 4 hiến pháp quy định chỉ có đảng CSVN mới được là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.'' Ông nói.
''Để phản ảnh được nguyện vọng cũng như ước mơ của người dân, thì tôi nghĩ bộ chính trị Việt Nam, nếu họ có cái can đảm đó, thì nên bỏ đi điều 4 hiến pháp, để cho một luồng không khí mới, tạo cơ hội cho những phong trào, những người tài trong và ngoài nước họ đóng góp cho đất nước, đưa những ý kiến để xây dựng sinh hoạt dân chủ trong cái nền móng tự do thật sự thì nước Việt Nam mới thực sự phát triển về mọi mặt.''
''Nhiều người Việt Nam rất giỏi, rất tài ba, câu hỏi đặt ra là họ có cái hoài bão muốn thay đổi Việt Nam cho một ngày một dân chủ hơn một độc lập hơn và công bằng hơn, nhưng họ có thực hiện được hoài bão không.''
''Nếu vận mệnh của quốc gia mình nó may mắn hơn thì các con các cháu chúng ta sau này sẽ có cơ hội cống hiến để đẩy Việt Nam thành một cường quốc thật mạnh. Nhưng mà cái thể chế đó, cái chính sách đó mình không thể chấp nhận được và đó là điều có thể thay đổi tất cả.''
''Mấy năm nay Việt Nam đàn áp rất mãnh liệt mạng xã hội cũng như đàn áp rất khắc nghiệp những người dân lên tiếng chống đối sự bành trướng kinh tế cũng như quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc tại Việt Nam, hoặc tại các hải đảo.''
''Chính sách và đường lối của nhà cầm quyền Hà Nội hiện nay chắc chắn là phải sửa đổi rất nhiều, và không biết là họ có biết là họ đi sai đường hay không và nếu họ biết thì họ có cái can đảm chính trị để mà thay đổi hay không.''


LS Trần Thái Văn và gia đìnhBản quyền hình ảnhTRẦN THÁI VĂN
Image captionLS Trần Thái Văn và gia đình

Câu chuyện của cựu Dân biểu Trần Thái Văn nằm trong loạt bài kỷ niệm 45 năm 30/4 của BBC News Tiếng Việt.
Độc giả muốn chia sẻ câu chuyện của mình, xin liên lạc với BBC: vietnamese@bbc.co.uk hoặc với tác giả: tina.thanhha.vu@bbc.co.uk
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-52459883

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

30/4: Cựu Dân biểu Trần Thái Văn muốn Hà Nội thay đổi chính sách để đất nước khá lên - Tina Hà Giang

Có lẽ vì tháng Tư 2020 là kỷ niệm 45 năm của biến cố ông gọi là ''ngày đại nạn cho người dân Việt Nam và quốc gia Việt Nam.''

Cựu Dân biểu California Trần Thái Văn trước Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở Westminter, California năm 2015


Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCựu Dân biểu California Trần Thái Văn trước Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ ở Westminter, California năm 2015

Cựu Dân biểu tiểu bang California, Luật sư Trần Thái Văn đón 30/4 năm nay với nỗi buồn trĩu nặng hơn mọi năm.
Có lẽ vì tháng Tư 2020 là kỷ niệm 45 năm của biến cố ông gọi là ''ngày đại nạn cho người dân Việt Nam và quốc gia Việt Nam.''
Tiếp xúc với BBC News Tiếng Việt hôm 27/4, vị cựu dân biểu 55 tuổi cho biết năm nào cũng vậy, tháng Tư đen là thời gian ông trở nên trầm lặng và suy gẫm nhiều:
''Khi mình càng lớn tuổi thì mình càng suy nghĩ nhiều hơn, suy nghĩ nó đậm hơn và mình nhìn nó rõ nét hơn về băn khoăn là biến cố đó nó mang lại thay đổi gì cho cá nhân mình, gia đình mình và cho quốc dân của mình.''
''Tôi thấy ngày đó là một ngày buồn vì có quá nhiều cơ hội, quá nhiều sự mong mỏi [cho đất nước], mà bên phía thắng trận là phía nhà cầm quyền CSVN họ đi rất trật đường, với những chính sách rất là trật và sai, cho nên [mong mỏi] khó lòng đạt được.''
''Tôi nói vậy với kinh nghiệm với tư cách là một dân cử đã có cơ hội để đi tham quan rất nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều viên chức cao cấp tại nhiều quốc gia láng giềng tại Á Châu và tại Đông Nam Á.''

'Cần phải trả lời'

Được hỏi tại sao ông lại cho 30/4 là ngày 'đại nạn' cho đất nước, Luật sư Trần Thái Văn trả lời một mạch:
''L‎ý do là phía thắng cuộc, phía cộng sản đó, họ nói đây là một ngày giải phóng và ngày thống nhất cho nước Việt Nam, nhưng mà chúng ta đều biết cái gọi là thống nhất được thống nhất kèm súng và xe tăng và bom đạn chứ không phải là với sự hợp tác hoặc là với sự thỏa thuận và đồng ý của người dân miền Nam Việt Nam.''
''Không thể nào nói rằng có một sự thống nhất và hòa bình giữa người dân với nhau. Chúng ta nên nhớ là sau khi miền Nam bị ''giải phóng'', dùng chữ của cộng sản, thì cả hàng triệu quân nhân VNCH phải vô tù cải tạo từ 17 đến 20 năm. Đó là một vấn nạn lịch sử mà chúng ta chưa đề cập đến.''
''Còn nói về những người vượt biên thì đây là một thảm trạng, một tai họa cho người Việt Nam mình. Tuy không có con số nào chính xác nhưng các viên chứng có thẩm quyền nói là hơn 500.000 thuyền nhân và đồng hương miền Nam đã bỏ mạng trên Biển Đông, khi phải bỏ tất cả để đi tìm tự do.''


Nhà nước Việt Nam nhiều lần cho rằng các học viên học tập ở các trại cải tạo sau 30/4/1975 đều được đối xử tốt đẹp, nhân đạo.Bản quyền hình ảnhVIETNAM ARCHIVES
Image captionNhà nước Việt Nam nhiều lần cho rằng các học viên học tập ở các trại cải tạo sau 30/4/1975 đều được đối xử tốt đẹp, nhân đạo
Nhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhânBản quyền hình ảnhEXPRESS NEWSPAPERS/GETTY IMAGES
Image captionNhiều người Việt đã bỏ nước ra đi trên những con thuyền nhỏ mong manh trên biển sau ngày 30/4/1975, tạo thành làn sóng thuyền nhân

''Tôi còn nghe lập luận là sau chiến tranh Việt Nam đâu có cuộc giết chóc nào, đâu có suối máu nào chảy ra vì sự trả thù đâu. Nhưng chúng ta đừng quên là bao nhiêu người đã bị tù tội và chết trên biển [như vừa nêu] và không biết ảnh hưởng của việc đó lên gia đình và người thân của họ cho đến giờ nó kinh khủng như thế nào.''
Ông nhấn mạnh:
''Phe thắng cuộc, trong suốt bao nhiêu thập niên qua, chưa bao giờ giải thích về việc này. Đã 45 năm, lịch sử sẽ phải viết về những vấn đề này, sẽ phải đặt trách nhiệm này trước ngay thềm của đảng CSVN và nhà cầm quyền Việt Nam. Họ cần phải trả lời!''

Ngược dòng ký ức

Về ngày 30/4 cách đây 45 năm, Luật sư Trần Thái Văn cho biết khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, ông mới 10 tuổi nhưng nhớ khá rõ thời gian trước khi Sài Gòn thất thủ:
''Thời gian đó tôi đang học nội trú Thủ Đức tại dòng Đồng Công, nhưng mà khi CSVN họ bất đầu chiếm Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, rồi bắt đầu về Sài Gòn thì tôi nhớ các cha các thầy trong dòng Đồng Công ở Thủ Đức cho các học sinh về nhà sớm và giải trường rất sớm vào tháng Ba.''
Vì ở Sài Gòn, ông nói, nên không tận mắt thấy được nhiều thảm cảnh chiến tranh như ở những vùng quê xa xôi, nhưng trong những ngày cuối ông thì biết khá rõ là cuộc chiến đang đến hồi nguy kịch.
''Vào những ngày chót thì tôi có thấy những cảnh dội bom ở dinh Độc lập, và khi ở Thủ Đức thì cũng thấy Việt Cộng họ pháo kích vào, khi chúng tôi đi hướng đạo ban đêm với các cha, tôi nhớ hoài cái cảnh lần đầu tiên trong đời mà nửa đêm thấy nguyên một vùng nó sáng lên tại vì bom nổ ngoài xa.''
''Đó là ấn tượng thủa nhỏ vào những ngày chót của chiến tranh Việt Nam.''
Từ tháng Ba cho đến ngày theo gia đình rời Việt Nam di tản bằng máy bay C-130 của Mỹ tại phi trường Tân Sơn Nhất ngày 25/4/1975 cậu bé Trần Thái Văn 10 tuổi ở với người em trai với gia đình ông cậu.
''Tôi lúc đó ở Sài Gòn với em tôi trong cư xá sĩ quan Chí Hòa, nơi ở của các viên chức cao cấp trong quân đội VNCH, vì ông cậu của tôi là Tướng nhảy dù ba sao, Trung tướng Dư quốc Đống. Mà em tôi thì lại là con nuôi của cậu nên hai gia đình chúng tôi rất khắn khít.''
''Cậu Đống là vị tư lệnh của Quân đoàn 3 và sau khi Phước Long bị mất thì vào tháng Giêng năm 1975 thì cậu tôi từ chức. Tôi nhớ rất rõ ở trong dinh của ông thì tôi thấy ông rất là lo âu. Tôi nhớ hoài cái cảnh ông cứ đọc báo, hút thuốc lá và mời một số sĩ quan, các tướng tá họ ghé qua thăm hỏi cũng như bàn chuyện với cậu.''
''Bố mẹ tôi và có lẽ tôi cũng như nhiều người ở Sài Gòn cũng không ngờ là người Mỹ họ sẽ bỏ Việt Nam một cách dễ dàng và nhanh chóng như vậy, nhiều người không dám nghĩ đến việc Việt Cộng sẽ vào Sài Gòn nhanh như vậy.''
''Đúng vào ngày 24/4 thì cậu tôi gọi điện thoại cho bố mẹ tôi nói là cần phải đi và đi trong vòng 24 tiếng.''
''Ba tôi là một giáo sư Anh văn và ông cũng là một tác giả khá nổi tiếng ở Việt Nam, nên ông đóng nguyên một thùng sách, gồm tự điển và sách văn phạm ông viết để mang theo, cùng với hai cái vali. Khi đến nhà cậu tôi thì thấy ba tôi cầm nguyên cái thùng sách, cậu nói là để lại cái thùng sách đó, không có mang đi tại vì không có chỗ, chỉ đem vali theo mà thôi.''
''Chúng tôi vào phi trường Tân Sơn Nhất thì có ông đại tá Mỹ ổng đưa thẳng vào bên trong, rồi trong vòng chưa tới 24 tiếng thì chúng tôi lên một máy bay C-130 là một máy bay chở hàng của Mỹ để mà bay qua Phi Luật Tân vào sáng sớm.''
''Với một đứa bé mới 10 tuổi, mới học xong lớp Năm tiểu học thì tôi không có một ấn tượng nặng về chính trị, nhưng vì tôi thích đọc báo, hồi nhỏ cũng thích đọc báo Chính Luận rồi Trắng Đen ở nhà, cho nên dù còn rất nhỏ nhưng tôi cũng theo dõi tình hình chiến tranh tại Việt Nam và với cái tuổi đó thì mình suy nghĩ rất nông cạn là sẽ đi di tản mà thôi và mình sẽ đi Mỹ, nhưng mà không biết ngày nào sẽ về.''
''Nhưng tôi thấy và nhớ rõ sự lo âu của bố mẹ tôi và các người lớn xung quanh.'' Luật sư Trần Thái Văn tâm sự.

Hòa nhập nhưng vẫn giữ gìn bản sắc

Sau khi định cư một thời gian ngắn ở tiểu bang Michigan, gia đình LS Trần Thái Văn chuyển về Quận Cam, California, để mẹ ông theo đuổi sự nghiệp nha khoa, vì ở Việt Nam bà là một nha sĩ.
Như nhiều người Việt tị nạn đến Mỹ lúc còn nhỏ, LS Trần Thái Văn nhanh chóng hòa nhập vào xã hội Mỹ.
Ông lấy được các bằng Cử Nhân Chính Trị Học tại University of California, Irvine, Cao Học về Quản Trị Công Quyền (MPA) và bằng Tiến Sĩ Luật Khoa (JD) tại Hamline University, School of Law tại Saint Paul, Minnesota, và sau đó hành nghề luật sư trong tiểu bang California và tại Toà Địa Hạt Liên Bang Hoa Kỳ, Central District, từ năm 1994.
Nhưng song song với nỗ lực lao vào dòng chính, là thời gian, rất nhiều thời gian, LS Trần Thái Văn dành cho những sinh hoạt cộng đồng đang ngày càng lớn mạnh tại Little Sài Gòn, nơi được mệnh danh là thủ phủ của người Việt tị nạn.
Có lẽ chỉ như vậy ông mới có tâm lý dễ chịu của một người giữ chặt được ''cảm giác thuộc về,'' thuộc về và gắn bó với những gì liên quan đến người Việt, đến đất nước Việt Nam, đến bản sắc của mình.
Vì dù có hòa nhập thành công đến đâu, không người Mỹ gốc Việt nào có thể thấy mình 100% thoải mái khi sinh hoạt chỉ toàn giữa những người bản xứ. Và dù có nói sõi tiếng Mỹ, hiểu lịch sử Mỹ đến đâu, người Mỹ gốc Việt vẫn không tránh được phút giây cảm thấy lạc loài bên cạnh những người không cùng màu da và chủng tộc.
Những sinh hoạt cộng đồng này dần dà khiến LS Trần Thái Văn, vào năm 2000 trở thành nghị viên Hội đồng Thành phố và Phó Thị Trưởng Thành Phố Garden Grove, với số phiếu bầu cao nhất trong lịch sử bầu cử thời điểm đó của thành phố này.


Cựu dân biểu Trần Thái Văn lúc tập sự tại Quốc hội Hoa Kỳ với Dân biểu Liên bang Robert K. Dornan, tai Washington DC, mùa Hè 1985, lúc còn học năm thứ hai khoa Chính trị học tại UC IrvineBản quyền hình ảnhTRẦN THÁI VĂN
Image captionCựu dân biểu Trần Thái Văn lúc tập sự tại Quốc hội Hoa Kỳ với Dân biểu Liên bang Robert K. Dornan, tai Washington DC, mùa Hè 1985, lúc còn học năm thứ hai khoa Chính trị học tại UC Irvine
LS Trần Thái Văn lúc khai trương văn phòng luật tại Westminster, California năm 1995Bản quyền hình ảnhTRẦN THÁI VĂN
Image captionLS Trần Thái Văn lúc khai trương văn phòng luật tại Westminster, California năm 1995
LS Trần Thái Văn và vợ, Cyndi Tran trong nghi thức tuyên thệ vào chức vụ Dân biểu California tháng 12/2004. Người cử hành nghi thức là Chủ tịch Tối cao Pháp viện California Ronald GeorgeBản quyền hình ảnhTRẦN THÁI VĂN
Image captionLS Trần Thái Văn và vợ, Cyndi Tran, trong nghi thức tuyên thệ vào chức vụ Dân biểu California tháng 12/2004. Người cử hành nghi thức là Chủ tịch Tối cao Pháp viện California Ronald George

Năm 2004, LS Trần Thái Văn đắc cử chức vụ dân biểu tiểu bang California, và lúc đó là người Mỹ gốc Việt nắm chức vụ dân cử cao nhất trên toàn nước Mỹ. Ông tái đắc cử năm 2006 và tại chức đến hết năm 2010.

Vì thương nên giận

Thoạt nghe những bình luận khe khắt ở trên của LS Trần Thái Văn về nhà cầm quyền Hà Nội, mà ông gọi là 'phe thắng cuộc,' người ta sẽ dễ đi đến kết luận là ông, có lẽ như nhiều người tị nạn khác, luôn căm thù giới lãnh đạo Việt Nam và sẽ không bao giờ chấp nhận họ.
Nhưng tâm tư sâu thẳm của LS Trần Thái Văn được hé lộ khi ông trả lời câu hỏi nói gì với giới trẻ, với các con về biến cố 30/4 và về Việt Nam.
''Con tôi đứa lớn nhất 12 tuổi. Tôi cho con học tiếng Việt, cho nó hiểu về cộng đồng, điều đó khá tốn thì giờ. Và bao giờ cũng nói là các con phải tự hào mình là người Việt Nam khi nói đến đất nước Việt Nam, đó là tính chất rất quan trọng.''
Ông tâm sự rằng trong một chuyến công du đến Israel (Quốc gia Do Thái) vào dịp 30/4 cách đây nhiều năm, đã rất xúc động khi thấy rất nhiều người Do Thái trẻ tuổi, không hề biết tiếng mẹ đẻ, thậm chí không hiểu nhiều về lịch sử nước mình, nhưng vẫn hãnh diện mình là người Do Thái rủ nhau mang khả năng và kiến thức về nước để kiến thiết đất nước.
''Sau hai ngàn năm sống lưu vong, người Do Thái còn về giúp nước, thì chúng ta mới có 45 năm, có lẽ không nên tuyệt vọng.'' Ông tự trấn an.
''Nhìn một cách khách quan thì với tài năng và nhân lực của hơn 90 triệu công dân và người dân Việt Nam, và với khối chất xám, sự tháo vát và sự cần cù của người Việt Nam thì chúng ta thấy rõ rằng Việt Nam sau 45 năm không có chiến tranh phải tiến xa hơn nhiều.'' LS Trần Thái Văn phân tích.
''Chúng ta nên so sánh sự tiến triển của mình với với những quốc gia mà mình còn đang thua xa, chứ đừng nên so với Cam Bốt, Lào hay Miến Điện. Với chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam tại Hà Nội, chúng ta hiện còn thua còn rất xa Nam Hàn, Nhật Bản, Singapore và kể cả Đài Loan, những nước được cho là cường quốc của Đông Nam Á.''
''Sau 45 năm không có chiến tranh mà người dân Việt Nam vẫn sống dưới một chế độ cộng sản độc tài mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đã gạt bỏ đi rồi.''
''L‎‎ý do Việt Nam chưa thể lớn mạnh theo đúng tiềm năng của mình là vì chính thể của Việt Nam hiện nay có điều 4 hiến pháp quy định chỉ có đảng CSVN mới được là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.'' Ông nói.
''Để phản ảnh được nguyện vọng cũng như ước mơ của người dân, thì tôi nghĩ bộ chính trị Việt Nam, nếu họ có cái can đảm đó, thì nên bỏ đi điều 4 hiến pháp, để cho một luồng không khí mới, tạo cơ hội cho những phong trào, những người tài trong và ngoài nước họ đóng góp cho đất nước, đưa những ý kiến để xây dựng sinh hoạt dân chủ trong cái nền móng tự do thật sự thì nước Việt Nam mới thực sự phát triển về mọi mặt.''
''Nhiều người Việt Nam rất giỏi, rất tài ba, câu hỏi đặt ra là họ có cái hoài bão muốn thay đổi Việt Nam cho một ngày một dân chủ hơn một độc lập hơn và công bằng hơn, nhưng họ có thực hiện được hoài bão không.''
''Nếu vận mệnh của quốc gia mình nó may mắn hơn thì các con các cháu chúng ta sau này sẽ có cơ hội cống hiến để đẩy Việt Nam thành một cường quốc thật mạnh. Nhưng mà cái thể chế đó, cái chính sách đó mình không thể chấp nhận được và đó là điều có thể thay đổi tất cả.''
''Mấy năm nay Việt Nam đàn áp rất mãnh liệt mạng xã hội cũng như đàn áp rất khắc nghiệp những người dân lên tiếng chống đối sự bành trướng kinh tế cũng như quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc tại Việt Nam, hoặc tại các hải đảo.''
''Chính sách và đường lối của nhà cầm quyền Hà Nội hiện nay chắc chắn là phải sửa đổi rất nhiều, và không biết là họ có biết là họ đi sai đường hay không và nếu họ biết thì họ có cái can đảm chính trị để mà thay đổi hay không.''


LS Trần Thái Văn và gia đìnhBản quyền hình ảnhTRẦN THÁI VĂN
Image captionLS Trần Thái Văn và gia đình

Câu chuyện của cựu Dân biểu Trần Thái Văn nằm trong loạt bài kỷ niệm 45 năm 30/4 của BBC News Tiếng Việt.
Độc giả muốn chia sẻ câu chuyện của mình, xin liên lạc với BBC: vietnamese@bbc.co.uk hoặc với tác giả: tina.thanhha.vu@bbc.co.uk
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-52459883

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm