Thân Hữu Tiếp Tay...
37 - NHÌN TẾT NGÀY NAY, NHỚ VỀ TẾT XƯA, CẢM THẤY BUỒN ! - LÃO NGOAN ĐỒNG
Lão Ngoan Đồng - Hiện nay, những người còn biết yêu Tổ Quốc, biết trân trọng giữ gìn nguồn cội của Tổ Tiên, cứ mỗi lần Tết đến, trong lòng cảm thấy xốn xang, nao nao buồn. Không phải buồn vì thấy mình càng ngày càng gần đất xa trời, mà thấy buồn vì phong tục tập quán ngàn đời của cha ông không thể gìn giữ cho trọn vẹn.
Đó không phải là không muốn ôm chặt lấy cỗ tục tốt đẹp, mà vì không thể, do hoàn cảnh sống, do xã hội đổi thay, và vì xu thế thời đại của những lớp người mới lớn lên, không biết trân quý những gì tốt đẹp của tổ tiên truyền lại.
Ngày xưa, khi còn bé ở lứa trên dưới 10 tuổi, đã biết suy nghĩ. Cứ mỗi lần gần Tết là trông ngóng ngày đêm cho mau đến Tết. Ngày Tết đối với lứa tuổi nầy là ngày trọng đại nhứt trong năm, ngày mà trong nhà rất rộn rịp, đèn nhang trên bàn thờ ông bà lúc nào cũng tỏa ra không khí trang nghiêm, cái ấm cúng của gia đình tề tựu đông đủ. Trẻ con dù gia đình nghèo hay giàu, đều có những bộ quần áo mới, tóc tai đều được săn sóc cho sạch sẽ, gọn gàng, mặt mày sáng rở đáng yêu.
Tối giao thừa, trông cho đến 12 giờ đêm để được đốt pháo, để được nghe tiếng pháo nổ dòn tan chào mừng năm mới rồi mới chịu đi ngủ. Sáng mùng một, thức dậy sớm, thay quần áo mới, ra trước bàn thờ, vái lạy chào đón tổ tiên về ăn tết với con cháu. Ngóng trông cha mẹ ông bà tụ họp ở phòng khách để mừng tuổi, với những câu chúc Tết thật trang trọng, lễ phép và ngọt ngào:
“Năm mới, con kính chúc ông bà, cha mẹ sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi…”
Những câu chúc Tết đó, tuy đơn giản nhưng nó hàm chứa cái tinh tuý của dân tộc, nói lên cái tập tục, cái luân thường đạo lý của tổ tiên được gìn giữ hết sức trân trọng, chứng tỏ con người Việt Nam biết kính trọng công ơn dưỡng dục của bậc trưởng thượng.Trong những ngày Tết, đã được cha mẹ nhắc nhở rằng phải tôn kính người lớn, phải thương yêu lẫn nhau, phải lễ phép với bất cứ ai, không được nói năng ngỗ nghịch, hỗn hào. Cái lối giáo dục biết kính trên nhường dưới đó, đã được lưu truyền từ đời nầy sang đời khác, nói lên tính khí hiền hòa nhã nhặn, biết tôn trọng người khác của dân tộc Việt Nam.
Nhìn lại hiện tình của đa số giới trẻ ngày nay cảm thấy buồn. Buồn nhưng bất lực không có khả năng sửa đổi, vì xã hội chung quanh chúng đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người, vì hệ thống giáo dục chỉ chú tâm vào chủ nghĩa "duy vật biện chứng" của cộng sản, xoá bỏ mọi nền tản chủ thuyết "duy trí, duy tâm" của con người chân chính.
Trẻ
con ngày nay được giáo dục theo thị hiếu hiện thực quá đáng, không biết kính
trên nhường dưới, chỉ biết quyền lợi cá nhân dù có phạm đến tôn ty trật tự
trong gia đình, xã hội cũng mặc kệ. Lễ giáo Việt Nam đã bị lãng quên, không còn
được trân quý giữ gìn. Con cái mắng xả lại cha mẹ mỗi khi tự ái cá nhân bị va
chạm. Cái tệ đoan vất bỏ luân thường đạo lý của tổ tiên, phát nguồn từ xã hội
chúng đang sống, một xã hội chỉ chú trọng vào tiền tài danh vọng, vào vật chất
xa hoa, làm cho con người phải đạp lên nhau để đoạt lấy, mặt kệ cho kẻ thất thế
thảm thiết kêu gào.
Tết đối với họ là dịp để khoe khoang, để giựt dọc, không còn một chút ý nghĩa
nào cho ngày trọng đại trong năm, không còn biết ngó lại quá khứ để rút kinh
nghiệm cho tương lai. Họ chỉ sống theo lối nghĩ “đến đâu hay đến đó”,
làm thế nào cho cá nhân được thỏa mãn là được rồi, chẳng cần biết đến cái thỏa
mãn của họ đã gây biết bao đau thương cho người khác.
Có nhiều người không còn là trẻ con nữa, đã thành người lớn rồi, chối bỏ nguồn cội, không còn thiết tha đến ngày Tết cỗ truyền, đã yêu cầu bỏ Tết Ta, thay vào đó là phải ăn Tết Tây cho giống người “văn minh Tây Phương”. Họ quên rằng Ông Bà Tổ Tiên của họ đã và đang sống trên mảnh đất hình chữ S của nuớc Việt Nam, thuộc dòng dõi dân tộc Việt Nam, có phong tục tập quán riêng của dân tộc mình, cái điều “riêng” rõ ràng đó để phân biệt chúng ta là truyền nhân của dòng giống Lạc Hồng.
Ngày xưa, mỗi khi Tết đến, dù bôn ba làm ăn ở đâu, cũng thu xếp để trở về đoàn tụ với gia đình, vì ngày Tết ngoài ý nghĩa của một ngày lễ trọng đại trong năm, cũng là ngày để đoàn tụ với ông bà cha mẹ, anh chị em, để hâm nóng lại tình nghĩa với nhau. Tình nghĩa là mấu chốt của thương yêu giữa người và người, nguồn căn của lễ giáo, là bản chất của nhân quần xã hội.
Tết đến, người trong gia đình dòng họ quay quần bên nhau với chung trà thơm, với dĩa mứt ngọt, với những khoanh bánh tét, bánh chưng, với bánh phồng bánh tráng, với những miếng dưa hấu đỏ, trò chuyện thân mật về những nỗi vui buồn trong năm qua mà họ gặp phải. Cái cảnh xum họp đó, tự nó nói lên tình tự của người Việt Nam hiền hòa, yêu quý lẫn nhau, chia bùi xẻ ngọt với nhau.
Ngày nay, Tết không phải là ngày để cho một số người quý trọng cái tập tục cổ truyền nữa, mà đó là ngày sánh quần sánh áo hợp thời trang theo kiểu ngoại lai lố bịch, là ngày ăn chơi cho thỏa mãn thị hiếu của cá nhân. Tết là ngày để cho họ nhậu nhẹt say sưa bất kể trời đất, bằng những ly rượu đắt tiền thay cho chung trà thơm. Có khi trong cơn say, đưa đến cảnh đâm chém đổ máu chết người, gây khổ cho nhiều gia đình.
Tết đến cũng là dịp cho một số người đến sòng bài cờ bạc sát phạt lẫn nhau, cuối cùng sẽ có người mang nợ không thể trả nổi, gây khổ cho gia dình, con cái phải sống cảnh lầm than, có thể dẫn đến trộm cướp để lấy tiền trả nợ, cũng có thể dùng những cách dơ bẩn khác như bán thân, bán vợ đợ con để trả nợ…
Những điều không muốn giữ gìn nguồn cội đó, chứng tỏ bản chất vong bản mà xã hội hổ lốn và lối giáo dục của cộng sản hiện thời, đã ảnh hưởng sâu nặng vào trí óc của họ. Họ chỉ biết “kết quả biện minh cho hành động” của giáo điều cộng sản, dù hành động đó là cướp của hay giết người, bán thân để nuôi miệng…
Mỗi lần Tết đến là mỗi lần xuất hiện nỗi buồn, thắm sâu trong tâm hồn của những người hoài niệm về những điều tốt đẹp trong luân thường đạo lý của cha ông. Mỗi lần nghe hay nhìn thấy những cái trái tai gay mắt, thể hiện qua hành động của những con người sống trong xã hội, được giáo dục bằng sự dối trá, bằng ác tâm, đạp trên luân thường đạo lý để đạt lấy cái danh vọng tiền tài, là mỗi lần làm cho người còn biết tự trọng, biết danh dự của một người Việt Nam chân chính phải xấu hổ, châu mày.
Ước mong sao người Việt Nam, ai cũng biết trân quý những gì tốt đẹp mà tổ tiên truyền lại, biết giữ gìn, biết bảo tồn nó, để người Việt Nam còn là người Việt Nam nguyên vẹn, sẽ không trở thành người Việt Nam lai Tây, lai Tàu, lai Đại Hàn, lai đủ thứ chủng tộc khác. Muốn được như vậy, mọi người phải hết sức cố gắng cải hoá cái xã hội hổ lốn đang được đảng cộng sản Việt Nam gây dựng lên.
Nhưng trong hơn 4 thập niên qua, cũng không ít người cố gắng cải hóa nó đã thất bại, vì bọn người cộng sản Việt Nam đang cầm quyền cố tình làm như vậy để ngu dân, để xã hội không còn trật tự, để người Việt Nam không biết thương mến nhau, để bọn chúng dể bề đè đầu cởi cổ người dân, để chế độ được mãi tồn tại.
Chỉ còn một cách cải hóa xã hội thối nát hiện tại, là đạp đổ nó để xây dựng lại một xã hội, vốn của người Việt Nam do Tổ Tiên lưu truyền. Muốn đạp đổ để xây lại, chỉ còn một cách là phải tận diệt nguồn gốc gây nên, đó là phải tận diệt đảng cộng sản Việt Nam mà thôi.
Lão Ngoan Đồng ( HNPD )
37 - NHÌN TẾT NGÀY NAY, NHỚ VỀ TẾT XƯA, CẢM THẤY BUỒN ! - LÃO NGOAN ĐỒNG
Lão Ngoan Đồng - Hiện nay, những người còn biết yêu Tổ Quốc, biết trân trọng giữ gìn nguồn cội của Tổ Tiên, cứ mỗi lần Tết đến, trong lòng cảm thấy xốn xang, nao nao buồn. Không phải buồn vì thấy mình càng ngày càng gần đất xa trời, mà thấy buồn vì phong tục tập quán ngàn đời của cha ông không thể gìn giữ cho trọn vẹn.
Đó không phải là không muốn ôm chặt lấy cỗ tục tốt đẹp, mà vì không thể, do hoàn cảnh sống, do xã hội đổi thay, và vì xu thế thời đại của những lớp người mới lớn lên, không biết trân quý những gì tốt đẹp của tổ tiên truyền lại.
Ngày xưa, khi còn bé ở lứa trên dưới 10 tuổi, đã biết suy nghĩ. Cứ mỗi lần gần Tết là trông ngóng ngày đêm cho mau đến Tết. Ngày Tết đối với lứa tuổi nầy là ngày trọng đại nhứt trong năm, ngày mà trong nhà rất rộn rịp, đèn nhang trên bàn thờ ông bà lúc nào cũng tỏa ra không khí trang nghiêm, cái ấm cúng của gia đình tề tựu đông đủ. Trẻ con dù gia đình nghèo hay giàu, đều có những bộ quần áo mới, tóc tai đều được săn sóc cho sạch sẽ, gọn gàng, mặt mày sáng rở đáng yêu.
Tối giao thừa, trông cho đến 12 giờ đêm để được đốt pháo, để được nghe tiếng pháo nổ dòn tan chào mừng năm mới rồi mới chịu đi ngủ. Sáng mùng một, thức dậy sớm, thay quần áo mới, ra trước bàn thờ, vái lạy chào đón tổ tiên về ăn tết với con cháu. Ngóng trông cha mẹ ông bà tụ họp ở phòng khách để mừng tuổi, với những câu chúc Tết thật trang trọng, lễ phép và ngọt ngào:
“Năm mới, con kính chúc ông bà, cha mẹ sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi…”
Những câu chúc Tết đó, tuy đơn giản nhưng nó hàm chứa cái tinh tuý của dân tộc, nói lên cái tập tục, cái luân thường đạo lý của tổ tiên được gìn giữ hết sức trân trọng, chứng tỏ con người Việt Nam biết kính trọng công ơn dưỡng dục của bậc trưởng thượng.Trong những ngày Tết, đã được cha mẹ nhắc nhở rằng phải tôn kính người lớn, phải thương yêu lẫn nhau, phải lễ phép với bất cứ ai, không được nói năng ngỗ nghịch, hỗn hào. Cái lối giáo dục biết kính trên nhường dưới đó, đã được lưu truyền từ đời nầy sang đời khác, nói lên tính khí hiền hòa nhã nhặn, biết tôn trọng người khác của dân tộc Việt Nam.
Nhìn lại hiện tình của đa số giới trẻ ngày nay cảm thấy buồn. Buồn nhưng bất lực không có khả năng sửa đổi, vì xã hội chung quanh chúng đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người, vì hệ thống giáo dục chỉ chú tâm vào chủ nghĩa "duy vật biện chứng" của cộng sản, xoá bỏ mọi nền tản chủ thuyết "duy trí, duy tâm" của con người chân chính.
Trẻ
con ngày nay được giáo dục theo thị hiếu hiện thực quá đáng, không biết kính
trên nhường dưới, chỉ biết quyền lợi cá nhân dù có phạm đến tôn ty trật tự
trong gia đình, xã hội cũng mặc kệ. Lễ giáo Việt Nam đã bị lãng quên, không còn
được trân quý giữ gìn. Con cái mắng xả lại cha mẹ mỗi khi tự ái cá nhân bị va
chạm. Cái tệ đoan vất bỏ luân thường đạo lý của tổ tiên, phát nguồn từ xã hội
chúng đang sống, một xã hội chỉ chú trọng vào tiền tài danh vọng, vào vật chất
xa hoa, làm cho con người phải đạp lên nhau để đoạt lấy, mặt kệ cho kẻ thất thế
thảm thiết kêu gào.
Tết đối với họ là dịp để khoe khoang, để giựt dọc, không còn một chút ý nghĩa
nào cho ngày trọng đại trong năm, không còn biết ngó lại quá khứ để rút kinh
nghiệm cho tương lai. Họ chỉ sống theo lối nghĩ “đến đâu hay đến đó”,
làm thế nào cho cá nhân được thỏa mãn là được rồi, chẳng cần biết đến cái thỏa
mãn của họ đã gây biết bao đau thương cho người khác.
Có nhiều người không còn là trẻ con nữa, đã thành người lớn rồi, chối bỏ nguồn cội, không còn thiết tha đến ngày Tết cỗ truyền, đã yêu cầu bỏ Tết Ta, thay vào đó là phải ăn Tết Tây cho giống người “văn minh Tây Phương”. Họ quên rằng Ông Bà Tổ Tiên của họ đã và đang sống trên mảnh đất hình chữ S của nuớc Việt Nam, thuộc dòng dõi dân tộc Việt Nam, có phong tục tập quán riêng của dân tộc mình, cái điều “riêng” rõ ràng đó để phân biệt chúng ta là truyền nhân của dòng giống Lạc Hồng.
Ngày xưa, mỗi khi Tết đến, dù bôn ba làm ăn ở đâu, cũng thu xếp để trở về đoàn tụ với gia đình, vì ngày Tết ngoài ý nghĩa của một ngày lễ trọng đại trong năm, cũng là ngày để đoàn tụ với ông bà cha mẹ, anh chị em, để hâm nóng lại tình nghĩa với nhau. Tình nghĩa là mấu chốt của thương yêu giữa người và người, nguồn căn của lễ giáo, là bản chất của nhân quần xã hội.
Tết đến, người trong gia đình dòng họ quay quần bên nhau với chung trà thơm, với dĩa mứt ngọt, với những khoanh bánh tét, bánh chưng, với bánh phồng bánh tráng, với những miếng dưa hấu đỏ, trò chuyện thân mật về những nỗi vui buồn trong năm qua mà họ gặp phải. Cái cảnh xum họp đó, tự nó nói lên tình tự của người Việt Nam hiền hòa, yêu quý lẫn nhau, chia bùi xẻ ngọt với nhau.
Ngày nay, Tết không phải là ngày để cho một số người quý trọng cái tập tục cổ truyền nữa, mà đó là ngày sánh quần sánh áo hợp thời trang theo kiểu ngoại lai lố bịch, là ngày ăn chơi cho thỏa mãn thị hiếu của cá nhân. Tết là ngày để cho họ nhậu nhẹt say sưa bất kể trời đất, bằng những ly rượu đắt tiền thay cho chung trà thơm. Có khi trong cơn say, đưa đến cảnh đâm chém đổ máu chết người, gây khổ cho nhiều gia đình.
Tết đến cũng là dịp cho một số người đến sòng bài cờ bạc sát phạt lẫn nhau, cuối cùng sẽ có người mang nợ không thể trả nổi, gây khổ cho gia dình, con cái phải sống cảnh lầm than, có thể dẫn đến trộm cướp để lấy tiền trả nợ, cũng có thể dùng những cách dơ bẩn khác như bán thân, bán vợ đợ con để trả nợ…
Những điều không muốn giữ gìn nguồn cội đó, chứng tỏ bản chất vong bản mà xã hội hổ lốn và lối giáo dục của cộng sản hiện thời, đã ảnh hưởng sâu nặng vào trí óc của họ. Họ chỉ biết “kết quả biện minh cho hành động” của giáo điều cộng sản, dù hành động đó là cướp của hay giết người, bán thân để nuôi miệng…
Mỗi lần Tết đến là mỗi lần xuất hiện nỗi buồn, thắm sâu trong tâm hồn của những người hoài niệm về những điều tốt đẹp trong luân thường đạo lý của cha ông. Mỗi lần nghe hay nhìn thấy những cái trái tai gay mắt, thể hiện qua hành động của những con người sống trong xã hội, được giáo dục bằng sự dối trá, bằng ác tâm, đạp trên luân thường đạo lý để đạt lấy cái danh vọng tiền tài, là mỗi lần làm cho người còn biết tự trọng, biết danh dự của một người Việt Nam chân chính phải xấu hổ, châu mày.
Ước mong sao người Việt Nam, ai cũng biết trân quý những gì tốt đẹp mà tổ tiên truyền lại, biết giữ gìn, biết bảo tồn nó, để người Việt Nam còn là người Việt Nam nguyên vẹn, sẽ không trở thành người Việt Nam lai Tây, lai Tàu, lai Đại Hàn, lai đủ thứ chủng tộc khác. Muốn được như vậy, mọi người phải hết sức cố gắng cải hoá cái xã hội hổ lốn đang được đảng cộng sản Việt Nam gây dựng lên.
Nhưng trong hơn 4 thập niên qua, cũng không ít người cố gắng cải hóa nó đã thất bại, vì bọn người cộng sản Việt Nam đang cầm quyền cố tình làm như vậy để ngu dân, để xã hội không còn trật tự, để người Việt Nam không biết thương mến nhau, để bọn chúng dể bề đè đầu cởi cổ người dân, để chế độ được mãi tồn tại.
Chỉ còn một cách cải hóa xã hội thối nát hiện tại, là đạp đổ nó để xây dựng lại một xã hội, vốn của người Việt Nam do Tổ Tiên lưu truyền. Muốn đạp đổ để xây lại, chỉ còn một cách là phải tận diệt nguồn gốc gây nên, đó là phải tận diệt đảng cộng sản Việt Nam mà thôi.
Lão Ngoan Đồng ( HNPD )