Tham Khảo
4 kịch bản chính trường Mỹ thời Tổng thống Trump
Darrell West, giám đốc Chương trình Quản trị Viện Brookings, chuyên gia về biến động chính trị, nhận định 4 kịch bản có thể xảy ra khi Donald Trump chính thức lãnh đạo nước Mỹ.
Chuyên gia tin rằng tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể trở thành người được yêu mến bởi đường lối dân túy, nhưng cũng có thể hứng chịu thất bại nặng nề.
Darrell West, giám đốc Chương trình Quản trị Viện Brookings, chuyên gia về biến động chính trị, nhận định 4 kịch bản có thể xảy ra khi Donald Trump chính thức lãnh đạo nước Mỹ.
Chính quyền Cộng hòa truyền thống
Khả năng đầu tiên là một chính quyền theo đường lối Cộng hòa truyền thống. "Về mặt điều hành, ông ấy có thể giao các chi tiết cụ thể trong quá trình hoạch định chính sách cho Phó tổng thống Mike Pence, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus", ông West viết.
"Nếu vậy, ông Pence sẽ có vai trò như thủ tướng trong chính quyền mới. Bộ ba nêu trên sẽ đưa các chính sách của ông Trump xích lại gần những lựa chọn truyền thống của đảng Cộng hòa trong nhiều vấn đề". Khi đó, Tổng thống Trump có thể tìm cách hòa giải những hiềm khích với giới lãnh đạo trong đảng sau chiến dịch vận động tranh cử vừa qua.
Ông ấy có thể nhấn mạnh "quan điểm chính thống của đảng Cộng hòa trong vấn đề cắt giảm thuế, bãi bỏ các quy định cũng như chương trình bảo hiểm Obamacare", trong khi "rời xa lập trường không mang tính truyền thống của mình trước đây".
Việc ông Reince Priebus được chọn làm Chánh văn phòng Nhà Trắng có vẻ như báo trước đường lối lãnh đạo này. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan có lẽ cũng cầu mong cho điều đó xảy ra, với hy vọng vào "một kỷ nguyên mới của chính phủ Cộng hòa đoàn kết".
'Người nổi loạn được yêu mến'
Kịch bản thứ hai sẽ là ông Trump trở thành "người nổi loạn được yêu mến", "người phá vỡ các quy tắc truyền thống nhưng lãnh đạo hiệu quả". Khi đó, tỷ phú sẽ tiếp tục chỉ trích các lãnh đạo trong đảng và vào vai người hùng của những người thấp cổ bé họng, hay "những người bị lãng quên".
Nếu điều đó xảy ra, ông Trump có khả năng sẽ làm hòa với phe Dân chủ trong quốc hội Mỹ, bằng cách hứa hẹn bảo vệ các chương trình Medicare và An sinh Xã hội mà phe của ông Ryan trong đảng Cộng hòa đã muốn loại bỏ từ nhiều năm qua.
"Quan hệ của ông ấy với đảng Cộng hòa sẽ đầy căng thẳng do những quan điểm đó là điều họ ghét cay ghét đắng", ông West viết. "Nhưng người dân sẽ đánh giá cao việc ông ấy chiến đấu vì họ. Sau một thời gian, ông có thể tái lập liên minh trong đảng Cộng hòa và khiến đảng của mình bớt bị trói buộc bởi các lợi ích lớn".
Không có nghi ngờ gì về việc ông Trump tự cho mình là một nhà cải cách theo đường lối này. Trong bài phát biểu chiến thắng ông Trump đã nói: "những người dân bị lãng quên ở đất nước này sẽ không còn bị lãng quên", và rằng "người Mỹ nào cũng sẽ có cơ hội hiện thực hóa tối đa tiềm năng của mình".
Dù vậy những người hoài nghi vào tuyên bố này cho rằng thành công trong kinh doanh của ông Trump chủ yếu được xây dựng trên lưng của chính "những người bị lãng quên" đó. Ông Trump có nhiều vụ phá sản, bị cáo buộc không thực thi nghĩa vụ tài chính và tấn công "những người thấp cổ bé họng" dám đối đầu mình.
Thất bại
Kịch bản thứ ba là một nhiệm kỳ thất bại của ông Trump và cộng sự. Những nỗ lực của tổng thống có thể đổ bể vì bê bối, tham nhũng hoặc đơn giản là sự thiếu năng lực.
Theo nhận định của ông West, "nhiệm kỳ tổng thống thất bại" có thể khởi đầu với việc không được công nhận rộng rãi bởi đa số cử tri Mỹ, do ông Trump thua về số phiếu phổ thông trong kỳ bầu cử vừa qua. Ông có khả năng bước vào Nhà Trắng với tư cách tân tổng thống có tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong lịch sử.
"Trong tình huống đó, ông ấy có thể sẽ không có 'tuần trăng mật' nào và sự ủng hộ dành cho ông ấy sẽ giảm ở giữa nhiệm kỳ", chuyên gia West viết. Giọt nước tràn ly có thể là các bê bối và sai lầm, chẳng hạn như việc lạm dụng quyền tổng thống hoặc sự thiếu năng lực nói chung, khiến người Mỹ phản đối tổng thống mới.
"Nhiều nhà lãnh đạo siêu giàu đắc cử tại các nước khác, như ông Silvio Berlusconi tại Italy, thực hiện chủ nghĩa tư bản thân hữu và tự cho mình đứng trên pháp luật, để rồi cuối cùng phải hứng chịu hậu quả về chính trị hoặc luật pháp", ông West viết.
Ông Trump trong chiến dịch tranh cử từng xem đám đông người ủng hộ là bằng chứng ông đang đi đúng hướng, bất chấp nhiều tranh cãi từ những bình luận gây kích động tới cáo buộc sàm sỡ phụ nữ. Ông cũng có thể sẽ tiếp tục tổ chức những cuộc gặp mặt người dân lớn sau khi đắc cử, nhằm đáp trả những lời chỉ trích.
Cứng rắn
Kịch bản cuối cùng có thể xảy ra là Donald Trump trở thành "một lãnh đạo độc tài". "Các cuộc biểu tình bạo lực hoặc bạo loạn tại đô thị có thể gây bất ổn xã hội và khiến ông Trump quân sự hóa lực lượng cảnh sát địa phương, trấn áp những người đối lập và khiến việc kiện những người bất đồng chính kiến trở nên dễ dàng hơn", theo ông West.
"Thay vì phát ngôn giận dữ trên Twitter, ông ấy có thể sử dụng lực lượng hành pháp để hành động cứng rắn với người biểu tình, hoặc chỉ đạo chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon thực hiện những chiến dịch bôi nhọ nhắm vào đối thủ", ông bình luận.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump không che giấu sự ủng hộ phong cách nhà lãnh đạo quyền lực. Ông nhiều lần cam kết sẽ tống giam đối thủ Hillary Clinton - hành động "sẽ vi phạm các quy tắc lâu nay về chuyển giao quyền lực trong hòa bình", ông West viết.
Trên mạng xã hội, ông Trump có vẻ chú ý nhiều hơn đến việc đáp trả những quan điểm đối nghịch.
Tuy nhiên, kịch bản nào sẽ trở thành hiện thực là điều không ai dám chắc, bởi Donald Trump luôn chứng tỏ ông là người rất khó đoán.
VT chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
4 kịch bản chính trường Mỹ thời Tổng thống Trump
Darrell West, giám đốc Chương trình Quản trị Viện Brookings, chuyên gia về biến động chính trị, nhận định 4 kịch bản có thể xảy ra khi Donald Trump chính thức lãnh đạo nước Mỹ.
Chuyên gia tin rằng tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể trở thành người được yêu mến bởi đường lối dân túy, nhưng cũng có thể hứng chịu thất bại nặng nề.
Darrell West, giám đốc Chương trình Quản trị Viện Brookings, chuyên gia về biến động chính trị, nhận định 4 kịch bản có thể xảy ra khi Donald Trump chính thức lãnh đạo nước Mỹ.
Chính quyền Cộng hòa truyền thống
Khả năng đầu tiên là một chính quyền theo đường lối Cộng hòa truyền thống. "Về mặt điều hành, ông ấy có thể giao các chi tiết cụ thể trong quá trình hoạch định chính sách cho Phó tổng thống Mike Pence, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan và Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus", ông West viết.
"Nếu vậy, ông Pence sẽ có vai trò như thủ tướng trong chính quyền mới. Bộ ba nêu trên sẽ đưa các chính sách của ông Trump xích lại gần những lựa chọn truyền thống của đảng Cộng hòa trong nhiều vấn đề". Khi đó, Tổng thống Trump có thể tìm cách hòa giải những hiềm khích với giới lãnh đạo trong đảng sau chiến dịch vận động tranh cử vừa qua.
Ông ấy có thể nhấn mạnh "quan điểm chính thống của đảng Cộng hòa trong vấn đề cắt giảm thuế, bãi bỏ các quy định cũng như chương trình bảo hiểm Obamacare", trong khi "rời xa lập trường không mang tính truyền thống của mình trước đây".
Việc ông Reince Priebus được chọn làm Chánh văn phòng Nhà Trắng có vẻ như báo trước đường lối lãnh đạo này. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan có lẽ cũng cầu mong cho điều đó xảy ra, với hy vọng vào "một kỷ nguyên mới của chính phủ Cộng hòa đoàn kết".
'Người nổi loạn được yêu mến'
Kịch bản thứ hai sẽ là ông Trump trở thành "người nổi loạn được yêu mến", "người phá vỡ các quy tắc truyền thống nhưng lãnh đạo hiệu quả". Khi đó, tỷ phú sẽ tiếp tục chỉ trích các lãnh đạo trong đảng và vào vai người hùng của những người thấp cổ bé họng, hay "những người bị lãng quên".
Nếu điều đó xảy ra, ông Trump có khả năng sẽ làm hòa với phe Dân chủ trong quốc hội Mỹ, bằng cách hứa hẹn bảo vệ các chương trình Medicare và An sinh Xã hội mà phe của ông Ryan trong đảng Cộng hòa đã muốn loại bỏ từ nhiều năm qua.
"Quan hệ của ông ấy với đảng Cộng hòa sẽ đầy căng thẳng do những quan điểm đó là điều họ ghét cay ghét đắng", ông West viết. "Nhưng người dân sẽ đánh giá cao việc ông ấy chiến đấu vì họ. Sau một thời gian, ông có thể tái lập liên minh trong đảng Cộng hòa và khiến đảng của mình bớt bị trói buộc bởi các lợi ích lớn".
Không có nghi ngờ gì về việc ông Trump tự cho mình là một nhà cải cách theo đường lối này. Trong bài phát biểu chiến thắng ông Trump đã nói: "những người dân bị lãng quên ở đất nước này sẽ không còn bị lãng quên", và rằng "người Mỹ nào cũng sẽ có cơ hội hiện thực hóa tối đa tiềm năng của mình".
Dù vậy những người hoài nghi vào tuyên bố này cho rằng thành công trong kinh doanh của ông Trump chủ yếu được xây dựng trên lưng của chính "những người bị lãng quên" đó. Ông Trump có nhiều vụ phá sản, bị cáo buộc không thực thi nghĩa vụ tài chính và tấn công "những người thấp cổ bé họng" dám đối đầu mình.
Thất bại
Kịch bản thứ ba là một nhiệm kỳ thất bại của ông Trump và cộng sự. Những nỗ lực của tổng thống có thể đổ bể vì bê bối, tham nhũng hoặc đơn giản là sự thiếu năng lực.
Theo nhận định của ông West, "nhiệm kỳ tổng thống thất bại" có thể khởi đầu với việc không được công nhận rộng rãi bởi đa số cử tri Mỹ, do ông Trump thua về số phiếu phổ thông trong kỳ bầu cử vừa qua. Ông có khả năng bước vào Nhà Trắng với tư cách tân tổng thống có tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong lịch sử.
"Trong tình huống đó, ông ấy có thể sẽ không có 'tuần trăng mật' nào và sự ủng hộ dành cho ông ấy sẽ giảm ở giữa nhiệm kỳ", chuyên gia West viết. Giọt nước tràn ly có thể là các bê bối và sai lầm, chẳng hạn như việc lạm dụng quyền tổng thống hoặc sự thiếu năng lực nói chung, khiến người Mỹ phản đối tổng thống mới.
"Nhiều nhà lãnh đạo siêu giàu đắc cử tại các nước khác, như ông Silvio Berlusconi tại Italy, thực hiện chủ nghĩa tư bản thân hữu và tự cho mình đứng trên pháp luật, để rồi cuối cùng phải hứng chịu hậu quả về chính trị hoặc luật pháp", ông West viết.
Ông Trump trong chiến dịch tranh cử từng xem đám đông người ủng hộ là bằng chứng ông đang đi đúng hướng, bất chấp nhiều tranh cãi từ những bình luận gây kích động tới cáo buộc sàm sỡ phụ nữ. Ông cũng có thể sẽ tiếp tục tổ chức những cuộc gặp mặt người dân lớn sau khi đắc cử, nhằm đáp trả những lời chỉ trích.
Cứng rắn
Kịch bản cuối cùng có thể xảy ra là Donald Trump trở thành "một lãnh đạo độc tài". "Các cuộc biểu tình bạo lực hoặc bạo loạn tại đô thị có thể gây bất ổn xã hội và khiến ông Trump quân sự hóa lực lượng cảnh sát địa phương, trấn áp những người đối lập và khiến việc kiện những người bất đồng chính kiến trở nên dễ dàng hơn", theo ông West.
"Thay vì phát ngôn giận dữ trên Twitter, ông ấy có thể sử dụng lực lượng hành pháp để hành động cứng rắn với người biểu tình, hoặc chỉ đạo chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon thực hiện những chiến dịch bôi nhọ nhắm vào đối thủ", ông bình luận.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump không che giấu sự ủng hộ phong cách nhà lãnh đạo quyền lực. Ông nhiều lần cam kết sẽ tống giam đối thủ Hillary Clinton - hành động "sẽ vi phạm các quy tắc lâu nay về chuyển giao quyền lực trong hòa bình", ông West viết.
Trên mạng xã hội, ông Trump có vẻ chú ý nhiều hơn đến việc đáp trả những quan điểm đối nghịch.
Tuy nhiên, kịch bản nào sẽ trở thành hiện thực là điều không ai dám chắc, bởi Donald Trump luôn chứng tỏ ông là người rất khó đoán.
VT chuyen