Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
5 lục quân mạnh nhất thế giới đến năm 2030
Dựa trên ba tiêu chí gồm khả năng tiếp cận các nguồn lực quốc gia, sự hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan chính trị mà không ảnh hưởng tới tính độc lập của tổ chức, kinh nghiệm tác chiến trong các điều kiện thực tế, chuyên gia quân sự Robert Farley của National Interest đánh giá 5 lực lượng bộ binh mạnh nhất thế giới đến năm 2030.
Lục quân Mỹ
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của lục quân Mỹ. Ảnh: Military |
Lục quân Mỹ được coi là lực lượng bộ binh "tiêu chuẩn vàng" kể từ năm 1991. Trong 15 năm qua, lục quân Mỹ đã liên tục tham chiến trên các chiến trường Iraq và Afghanistan trong khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ được triển khai đến các chiến trường xa xôi hơn rất nhiều.
Trong thập niên tiếp theo, lục quân Mỹ sẽ tiếp tục được đổi mới trang bị quân sự. Hầu hết các vũ khí, trang bị có từ thời Chiến tranh Lạnh đều đã trải qua nhiều lần nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn tác chiến kết nối mạng hiện đại. Lục quân Mỹ có số lượng máy bay trinh sát không người lái lớn nhất thế giới, giúp kết nối trinh sát tiền tuyến với hỏa lực chính xác, uy lực.
Ngoài ra, lục quân Mỹ đã có 15 năm kinh nghiệm chống khủng bố giúp ngăn chặn những hiểm họa xảy ra. Đến năm 2030, lục quân Mỹ vẫn được coi là lực lượng bộ binh mạnh nhất thế giới.
Lục quân Trung Quốc
Pháo 122 mm PCL-09 của lục quân Trung Quốc. Ảnh: PLA |
Kể từ thập niên 1990, lục quân Trung Quốc đã liên tục tiến hành cải cách và đang trở thành một lực lượng hiện đại.
Lục quân Trung Quốc đã tiến hành các dự án hiện đại hóa trang bị, huấn luyện sát thực tế và từng bước chuyên nghiệp hóa. Dù không được đầu tư bằng lục quân Mỹ, lục quân Trung Quốc có nguồn nhân lực gần như không bị giới hạn và sở hữu các nguồn lực lớn hơn hầu hết các lực lượng khác trên thế giới.
Thứ duy nhất mà lục quân Trung Quốc thiếu là kinh nghiệm thực chiến. Với chương trình cải tổ quân đội do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng, lục quân Trung Quốc sẽ tiếp tục được hiện đại hóa về vũ khí trang bị và hệ thống chỉ huy, nhằm vươn tới mô hình giống như lục quân Mỹ hiện nay.
Lục quân Ấn Độ
Đến năm 2030, lục quân Ấn Độ có thể trở thành một trong những lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhất thế giới. Đây là lực lượng đã tham gia nhiều hoạt động chiến đấu cường độ cao ở cả trong và ngoài nước, đặc biệt là trong các cuộc tranh chấp với quân đội láng giềng Pakistan. Những kinh nghiệm này giúp bộ binh trở thành một công cụ hiệu quả trong chính sách đối nội và đối ngoại của New Delhi.
Dù trang bị vũ khí của quân đội Ấn Độ khá lạc hậu so với các đối thủ trong một số lĩnh vực, hiện nay họ đã gần như hoàn toàn tiếp cận được các công nghệ quân sự hiện đại trên thế giới. Nga, châu Âu, Israel, và Mỹ đã bán vũ khí cho Ấn Độ, tạo điều kiện cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nước phát triển mạnh mẽ. Bất chấp việc phải cạnh tranh cùng không quân và hải quân, lục quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận nhiều công nghệ hiện đại hơn trong tương lai và trở thành một lực lượng ngày càng đáng gờm vào năm 2030.
Lục quân Nga
Xe tăng T-14 Armata của Nga. Ảnh: Wikimedia Commons |
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lục quân Nga trở nên suy yếu với việc không thể tiếp cận phần lớn các nguồn lực, mất ảnh hưởng chính trị và thiếu hụt nhân lực. Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng từng là chỗ dựa của Hồng quân dần bị suy sụp, khiến lực lượng này chỉ được trang bị nghèo nàn và lạc hậu, khiến quân đội Nga phải gồng mình chiến đấu chống phiến quân ở Chechnya và các nơi khác.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga phục hồi đã giúp lục quân Nga được đầu tư nhiều hơn dù không phải trong mọi lĩnh vực. Cuộc cải cách, đặc biệt trong các lực lượng tinh nhuệ, đã giúp Nga giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Chechnya, đánh bại quân đội Gruzia năm 2008 và sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Lục quân tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong chính sách quản lý của Moscow với các nước láng giềng, ngay cả khi họ phải nhường một số vai trò cho hải quân và không quân trong hai năm qua.
Đến năm 2030, lục quân Nga sẽ vẫn là một lực lượng thiện chiến dù phải đối mặt với vấn đề tiếp cận công nghệ và nguồn nhân lực trong chính sách nghĩa vụ quân sự. Dù vậy, các nước láng giềng của Nga sẽ phải tiếp tục dè chừng trước quy mô và sức mạnh của lục quân Nga trong một thời gian dài.
Lục quân Pháp
Lục quân Pháp nhiều khả năng vẫn là lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến nhất ở châu Âu trong tương lai, bởi họ cần một lực lượng bộ binh mạnh và hiệu quả để tiếp tục cam kết đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị thế giới. Trong tương lai, Pháp sẽ nắm quyền kiểm soát lớn hơn trong bộ máy an ninh và quân đội của Liên minh châu Âu (EU).
Nền công nghiệp quốc phòng Pháp vẫn tiếp tục lớn mạnh cả trong nước lẫn xuất khẩu ra nước ngoài. Lục quân Pháp có trang bị liên lạc và chỉ huy hiện đại, và là nòng cốt trong các lực lượng đa phương của EU. Việc chính phủ Pháp duy trì một ngành công nghiệp vũ khí trong nước mạnh giúp lục quân được trang bị các công nghệ chiến trường hiện đại như xe tăng và pháo binh.
Lục quân Pháp có nhiều kinh nghiệm tác chiến trong các cuộc chiến cường độ thấp đến vừa phải. Pháp đã cử các đơn vị thông thường và tinh nhuệ tham gia cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Bắc Phi. Bộ binh Pháp cũng hỗ trợ hai quân chủng khác là thủy quân lục chiến quốc gia, lực lượng có khả năng tác chiến viễn chinh đáng tin cậy, và không quân Pháp, lực lượng ngày càng chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ chiến đấu như không kích, vận tải và trinh sát trên chiến trường.
Duy Sơn
MM chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
5 lục quân mạnh nhất thế giới đến năm 2030
Dựa trên ba tiêu chí gồm khả năng tiếp cận các nguồn lực quốc gia, sự hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan chính trị mà không ảnh hưởng tới tính độc lập của tổ chức, kinh nghiệm tác chiến trong các điều kiện thực tế, chuyên gia quân sự Robert Farley của National Interest đánh giá 5 lực lượng bộ binh mạnh nhất thế giới đến năm 2030.
Lục quân Mỹ
Xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của lục quân Mỹ. Ảnh: Military |
Lục quân Mỹ được coi là lực lượng bộ binh "tiêu chuẩn vàng" kể từ năm 1991. Trong 15 năm qua, lục quân Mỹ đã liên tục tham chiến trên các chiến trường Iraq và Afghanistan trong khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ được triển khai đến các chiến trường xa xôi hơn rất nhiều.
Trong thập niên tiếp theo, lục quân Mỹ sẽ tiếp tục được đổi mới trang bị quân sự. Hầu hết các vũ khí, trang bị có từ thời Chiến tranh Lạnh đều đã trải qua nhiều lần nâng cấp để đáp ứng các tiêu chuẩn tác chiến kết nối mạng hiện đại. Lục quân Mỹ có số lượng máy bay trinh sát không người lái lớn nhất thế giới, giúp kết nối trinh sát tiền tuyến với hỏa lực chính xác, uy lực.
Ngoài ra, lục quân Mỹ đã có 15 năm kinh nghiệm chống khủng bố giúp ngăn chặn những hiểm họa xảy ra. Đến năm 2030, lục quân Mỹ vẫn được coi là lực lượng bộ binh mạnh nhất thế giới.
Lục quân Trung Quốc
Pháo 122 mm PCL-09 của lục quân Trung Quốc. Ảnh: PLA |
Kể từ thập niên 1990, lục quân Trung Quốc đã liên tục tiến hành cải cách và đang trở thành một lực lượng hiện đại.
Lục quân Trung Quốc đã tiến hành các dự án hiện đại hóa trang bị, huấn luyện sát thực tế và từng bước chuyên nghiệp hóa. Dù không được đầu tư bằng lục quân Mỹ, lục quân Trung Quốc có nguồn nhân lực gần như không bị giới hạn và sở hữu các nguồn lực lớn hơn hầu hết các lực lượng khác trên thế giới.
Thứ duy nhất mà lục quân Trung Quốc thiếu là kinh nghiệm thực chiến. Với chương trình cải tổ quân đội do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng, lục quân Trung Quốc sẽ tiếp tục được hiện đại hóa về vũ khí trang bị và hệ thống chỉ huy, nhằm vươn tới mô hình giống như lục quân Mỹ hiện nay.
Lục quân Ấn Độ
Đến năm 2030, lục quân Ấn Độ có thể trở thành một trong những lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhất thế giới. Đây là lực lượng đã tham gia nhiều hoạt động chiến đấu cường độ cao ở cả trong và ngoài nước, đặc biệt là trong các cuộc tranh chấp với quân đội láng giềng Pakistan. Những kinh nghiệm này giúp bộ binh trở thành một công cụ hiệu quả trong chính sách đối nội và đối ngoại của New Delhi.
Dù trang bị vũ khí của quân đội Ấn Độ khá lạc hậu so với các đối thủ trong một số lĩnh vực, hiện nay họ đã gần như hoàn toàn tiếp cận được các công nghệ quân sự hiện đại trên thế giới. Nga, châu Âu, Israel, và Mỹ đã bán vũ khí cho Ấn Độ, tạo điều kiện cho các tổ hợp công nghiệp quốc phòng trong nước phát triển mạnh mẽ. Bất chấp việc phải cạnh tranh cùng không quân và hải quân, lục quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận nhiều công nghệ hiện đại hơn trong tương lai và trở thành một lực lượng ngày càng đáng gờm vào năm 2030.
Lục quân Nga
Xe tăng T-14 Armata của Nga. Ảnh: Wikimedia Commons |
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, lục quân Nga trở nên suy yếu với việc không thể tiếp cận phần lớn các nguồn lực, mất ảnh hưởng chính trị và thiếu hụt nhân lực. Các tổ hợp công nghiệp quốc phòng từng là chỗ dựa của Hồng quân dần bị suy sụp, khiến lực lượng này chỉ được trang bị nghèo nàn và lạc hậu, khiến quân đội Nga phải gồng mình chiến đấu chống phiến quân ở Chechnya và các nơi khác.
Tuy nhiên, nền kinh tế Nga phục hồi đã giúp lục quân Nga được đầu tư nhiều hơn dù không phải trong mọi lĩnh vực. Cuộc cải cách, đặc biệt trong các lực lượng tinh nhuệ, đã giúp Nga giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Chechnya, đánh bại quân đội Gruzia năm 2008 và sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Lục quân tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong chính sách quản lý của Moscow với các nước láng giềng, ngay cả khi họ phải nhường một số vai trò cho hải quân và không quân trong hai năm qua.
Đến năm 2030, lục quân Nga sẽ vẫn là một lực lượng thiện chiến dù phải đối mặt với vấn đề tiếp cận công nghệ và nguồn nhân lực trong chính sách nghĩa vụ quân sự. Dù vậy, các nước láng giềng của Nga sẽ phải tiếp tục dè chừng trước quy mô và sức mạnh của lục quân Nga trong một thời gian dài.
Lục quân Pháp
Lục quân Pháp nhiều khả năng vẫn là lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến nhất ở châu Âu trong tương lai, bởi họ cần một lực lượng bộ binh mạnh và hiệu quả để tiếp tục cam kết đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị thế giới. Trong tương lai, Pháp sẽ nắm quyền kiểm soát lớn hơn trong bộ máy an ninh và quân đội của Liên minh châu Âu (EU).
Nền công nghiệp quốc phòng Pháp vẫn tiếp tục lớn mạnh cả trong nước lẫn xuất khẩu ra nước ngoài. Lục quân Pháp có trang bị liên lạc và chỉ huy hiện đại, và là nòng cốt trong các lực lượng đa phương của EU. Việc chính phủ Pháp duy trì một ngành công nghiệp vũ khí trong nước mạnh giúp lục quân được trang bị các công nghệ chiến trường hiện đại như xe tăng và pháo binh.
Lục quân Pháp có nhiều kinh nghiệm tác chiến trong các cuộc chiến cường độ thấp đến vừa phải. Pháp đã cử các đơn vị thông thường và tinh nhuệ tham gia cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan và Bắc Phi. Bộ binh Pháp cũng hỗ trợ hai quân chủng khác là thủy quân lục chiến quốc gia, lực lượng có khả năng tác chiến viễn chinh đáng tin cậy, và không quân Pháp, lực lượng ngày càng chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ chiến đấu như không kích, vận tải và trinh sát trên chiến trường.
Duy Sơn
MM chuyển