Hình Ảnh & Sự Kiện
5 vụ rơi máy bay khủng khiếp nhất lịch sử thế giới
Ngày 17/11, nước Nga bàng hoàng bởi vụ tai nạn máy bay khiến 50 người thiệt mạng. Dù vậy, lịch sử hàng không thế giới đã chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn còn khủng khiếp hơn nhiều và sau đó có ảnh hưởng lớn tới cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.
1.Thảm họa sân bay Tenerife (1977)
Một cảnh trong phim mô phỏng lại diễn biến vụ tai nạn
Ngày 27/3/1977, hai chuyến bay KLM Flight 4805 và Pan Am Flight 1736 đã phải chuyển hướng khỏi sân bay Gran Canaria sau một vụ nổ bom tại sảnh sân bay này. Cả hai chiếc cùng được lệnh đáp xuống sân bay Los Rodeos (nay là sân bay Tenerife Bắc), Tây Ban Nha.
Khi cất cánh trở lại trong điều kiện sương mù dày đặc và trên cùng một đường băng duy nhất do là sân bay nhỏ, cộng với hàng loạt sai sót trong liên lạc đã khiến hai chiếc Boeing 747 lao vào nhau trên đường băng. Toàn bộ 248 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay KLM và 335/396 người trên chuyến bay Pan Am tử nạn, khiến đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong ngành lịch sử hàng không thương mại thế giới.
Sau cùng, lỗi được khẳng định hoàn toàn thuộc về phi công của KLM do đã không kiểm tra lại xem đã được phép cất cánh hay chưa, và đã tăng tốc cất cánh trong sương mù dày đặc.
Ảnh hưởng: Kể từ sau vụ tai nạn, các khẩu lệnh trong kiểm soát không lưu được chuẩn hóa để giảm nguy cơ hiểu nhầm. Vụ tai nạn cũng khiến khái niệm Quản lý nguồn lực phi hành đoàn ra đời và cho các phi công ít kinh nghiệm có thêm cơ hội phản ứng cơ trưởng nếu họ tin rằng có điều gì đó không chính xác.
2. Japan Airlines chuyến bay 123 (1985)
Chuyến bay 123 của Japan Airlines rời Tokyo tới Osaka, Nhật Bản, ngày 12/8/1985 khi một sự cố kỹ thuật khủng khiếp với buồng áp suất phía sau máy khiến chiếc Boeing 747SR lao vút vào giữa hai chỏm của dãy núi Takamagahara. Toàn bộ phi hành đoàn 15 người và 505 trong số 509 hành khách tử nạn, trở thành vụ tai nạn máy bay đơn lẻ có nhiều người thiệt mạng nhất lịch sử.
Ảnh hưởng: Cuộc điều tra của cơ quan chức năng Nhật sau đó phát hiện máy bay đã bị hư hại 5 năm trước đó và không được sửa chữa đầy đủ. Vụ tai nạn đã khiến chính phủ Nhật cho ra đời Trung tâm tăng cường an toàn trên mặt đất tại sân bay quốc tế Tokyo, nhằm đào tạo, giáo dục tầm quan trọng của ý thức trách nhiệm cá nhân để đảm bảo an toàn hàng không.
3. Va chạm trên không tại Charkhi Dadri (1996)
Vụ va chạm trên không thảm khốc nhất thế giới đến nay diễn ra vào ngày 12/11/1996, trên bầu trời làng Charkhi Dadri, phía Tây New Delhi, Ấn Độ. Khi đó, chuyến bay 763 của hãng hàng không Ả rập xê út vừa rời thủ đô Ấn Độ trong khi chuyến bay 1907 của Kazakhstan Airlines vừa đến nơi thì tai nạn xảy ra, làm 349 người trên 2 máy bay tử nạn.
Ảnh hưởng: Các phi công người Kazakhstan sau đó bị phát hiện thiếu kỹ năng tiếng Anh và dựa hoàn toàn vào người vận hành điện đài để liên lạc với kiểm soát không lưu. Sân bay Indira Gandhi thì lại sử dụng cùng một hành lang cho máy bay đi và đến và thiếu hệ thống radar giám sát thứ cấp, để biết chính xác độ cao của các máy bay. Chính hai yếu tố này sau đó đã thay đổi sau vụ tai nạn. Cơ quan chức năng Ấn Độ cũng quy định bắt buộc các máy bay đến và đi khỏi nước này phải có Hệ thống chống va chạm trên không.
4. Chuyến bay 981 của hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (1974)
Tháng 3/1974, chuyến bay 981đã bị rơi bên ngoài Paris, Pháp, khiến toàn bộ 346 người trên khoang thiệt mạng. Các điều tra viên phát hiện khoang chở hàng ở đuôi của chiếc McDonnell Douglas DC-10 đã bị mở ra, làm áp suất giảm mạnh, và các phi công không thể kiểm soát máy bay.
Ảnh hưởng: Sau tai nạn, chốt trên khoang hàng của các máy bay McDonnell Douglas DC-10 được thiết kế lại, và hệ thống khóa được nâng cấp đáng kể, sau khi cơ quan chức năng phát hiện cánh cửa hỏng có thể dẫn tới làm sập sàn và gây gián đoạn điều khiển.
Nhà thầu phụ cung cấp thân máy bay là Convair trước đó đã biết đến lỗi này và thông báo cho McDonnell Douglas. Nhưng hãng máy bay đã phớt lờ do chi phí khắc phục lớn và có thể làm chậm thời hạn giao hàng. Đến nay, vụ việc được xem như bài học về đạo đức trong ngành kỹ thuật.
5. Chuyến bay 163 của Ả rập xê út (1980)
Tháng 8/1980, toàn bộ 287 hành khách và 14 phi hành đoàn trên chuyến bay 163 đã tử nạn sau khi chiếc Lockheed L-1011 TriStar phát hỏa sau khi cất cánh rời sân bay quốc tế Riyadh. Máy bay sau đó hạ cánh khẩn cấp trở lại sân bay và nổ tung khi nhân viên mặt đất mở cửa R2. Kết quả khám nghiệm cho thấy hành khách tử vong vì khỏi chứ không phải do bỏng.
Ảnh hưởng: Cơ quan điều tra sau đó phát hiện hai chiếc bếp lò khí butan tại hiện trường vụ tai nạn cùng một thiết bị chữa cháy đã qua sử dụng gần một trong hai chiếc lò. Dù những thứ này là bất hợp pháp, nhiều hãng hàng không Trung Đông khi đó vẫn cho phép hành khách sử dụng lò butan trên khoang.
Nhiều hãng hàng không sau đó đã cập nhật các quy trình ứng phó khẩn cấp và đào tạo. Còn hãng Lockheed đã gỡ bỏ lớp cách nhiệt bên trên khoang hàng hóa, và bổ sung tấm thủy tinh mỏng vào cấu trúc để gia cố máy bay.
Thanh Tùng
Theo IBTimes, BBC
MM Post
Bàn ra tán vào (4)
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
5 vụ rơi máy bay khủng khiếp nhất lịch sử thế giới
Ngày 17/11, nước Nga bàng hoàng bởi vụ tai nạn máy bay khiến 50 người thiệt mạng. Dù vậy, lịch sử hàng không thế giới đã chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn còn khủng khiếp hơn nhiều và sau đó có ảnh hưởng lớn tới cả doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.
1.Thảm họa sân bay Tenerife (1977)
Một cảnh trong phim mô phỏng lại diễn biến vụ tai nạn
Ngày 27/3/1977, hai chuyến bay KLM Flight 4805 và Pan Am Flight 1736 đã phải chuyển hướng khỏi sân bay Gran Canaria sau một vụ nổ bom tại sảnh sân bay này. Cả hai chiếc cùng được lệnh đáp xuống sân bay Los Rodeos (nay là sân bay Tenerife Bắc), Tây Ban Nha.
Khi cất cánh trở lại trong điều kiện sương mù dày đặc và trên cùng một đường băng duy nhất do là sân bay nhỏ, cộng với hàng loạt sai sót trong liên lạc đã khiến hai chiếc Boeing 747 lao vào nhau trên đường băng. Toàn bộ 248 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay KLM và 335/396 người trên chuyến bay Pan Am tử nạn, khiến đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất trong ngành lịch sử hàng không thương mại thế giới.
Sau cùng, lỗi được khẳng định hoàn toàn thuộc về phi công của KLM do đã không kiểm tra lại xem đã được phép cất cánh hay chưa, và đã tăng tốc cất cánh trong sương mù dày đặc.
Ảnh hưởng: Kể từ sau vụ tai nạn, các khẩu lệnh trong kiểm soát không lưu được chuẩn hóa để giảm nguy cơ hiểu nhầm. Vụ tai nạn cũng khiến khái niệm Quản lý nguồn lực phi hành đoàn ra đời và cho các phi công ít kinh nghiệm có thêm cơ hội phản ứng cơ trưởng nếu họ tin rằng có điều gì đó không chính xác.
2. Japan Airlines chuyến bay 123 (1985)
Chuyến bay 123 của Japan Airlines rời Tokyo tới Osaka, Nhật Bản, ngày 12/8/1985 khi một sự cố kỹ thuật khủng khiếp với buồng áp suất phía sau máy khiến chiếc Boeing 747SR lao vút vào giữa hai chỏm của dãy núi Takamagahara. Toàn bộ phi hành đoàn 15 người và 505 trong số 509 hành khách tử nạn, trở thành vụ tai nạn máy bay đơn lẻ có nhiều người thiệt mạng nhất lịch sử.
Ảnh hưởng: Cuộc điều tra của cơ quan chức năng Nhật sau đó phát hiện máy bay đã bị hư hại 5 năm trước đó và không được sửa chữa đầy đủ. Vụ tai nạn đã khiến chính phủ Nhật cho ra đời Trung tâm tăng cường an toàn trên mặt đất tại sân bay quốc tế Tokyo, nhằm đào tạo, giáo dục tầm quan trọng của ý thức trách nhiệm cá nhân để đảm bảo an toàn hàng không.
3. Va chạm trên không tại Charkhi Dadri (1996)
Vụ va chạm trên không thảm khốc nhất thế giới đến nay diễn ra vào ngày 12/11/1996, trên bầu trời làng Charkhi Dadri, phía Tây New Delhi, Ấn Độ. Khi đó, chuyến bay 763 của hãng hàng không Ả rập xê út vừa rời thủ đô Ấn Độ trong khi chuyến bay 1907 của Kazakhstan Airlines vừa đến nơi thì tai nạn xảy ra, làm 349 người trên 2 máy bay tử nạn.
Ảnh hưởng: Các phi công người Kazakhstan sau đó bị phát hiện thiếu kỹ năng tiếng Anh và dựa hoàn toàn vào người vận hành điện đài để liên lạc với kiểm soát không lưu. Sân bay Indira Gandhi thì lại sử dụng cùng một hành lang cho máy bay đi và đến và thiếu hệ thống radar giám sát thứ cấp, để biết chính xác độ cao của các máy bay. Chính hai yếu tố này sau đó đã thay đổi sau vụ tai nạn. Cơ quan chức năng Ấn Độ cũng quy định bắt buộc các máy bay đến và đi khỏi nước này phải có Hệ thống chống va chạm trên không.
4. Chuyến bay 981 của hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (1974)
Tháng 3/1974, chuyến bay 981đã bị rơi bên ngoài Paris, Pháp, khiến toàn bộ 346 người trên khoang thiệt mạng. Các điều tra viên phát hiện khoang chở hàng ở đuôi của chiếc McDonnell Douglas DC-10 đã bị mở ra, làm áp suất giảm mạnh, và các phi công không thể kiểm soát máy bay.
Ảnh hưởng: Sau tai nạn, chốt trên khoang hàng của các máy bay McDonnell Douglas DC-10 được thiết kế lại, và hệ thống khóa được nâng cấp đáng kể, sau khi cơ quan chức năng phát hiện cánh cửa hỏng có thể dẫn tới làm sập sàn và gây gián đoạn điều khiển.
Nhà thầu phụ cung cấp thân máy bay là Convair trước đó đã biết đến lỗi này và thông báo cho McDonnell Douglas. Nhưng hãng máy bay đã phớt lờ do chi phí khắc phục lớn và có thể làm chậm thời hạn giao hàng. Đến nay, vụ việc được xem như bài học về đạo đức trong ngành kỹ thuật.
5. Chuyến bay 163 của Ả rập xê út (1980)
Tháng 8/1980, toàn bộ 287 hành khách và 14 phi hành đoàn trên chuyến bay 163 đã tử nạn sau khi chiếc Lockheed L-1011 TriStar phát hỏa sau khi cất cánh rời sân bay quốc tế Riyadh. Máy bay sau đó hạ cánh khẩn cấp trở lại sân bay và nổ tung khi nhân viên mặt đất mở cửa R2. Kết quả khám nghiệm cho thấy hành khách tử vong vì khỏi chứ không phải do bỏng.
Ảnh hưởng: Cơ quan điều tra sau đó phát hiện hai chiếc bếp lò khí butan tại hiện trường vụ tai nạn cùng một thiết bị chữa cháy đã qua sử dụng gần một trong hai chiếc lò. Dù những thứ này là bất hợp pháp, nhiều hãng hàng không Trung Đông khi đó vẫn cho phép hành khách sử dụng lò butan trên khoang.
Nhiều hãng hàng không sau đó đã cập nhật các quy trình ứng phó khẩn cấp và đào tạo. Còn hãng Lockheed đã gỡ bỏ lớp cách nhiệt bên trên khoang hàng hóa, và bổ sung tấm thủy tinh mỏng vào cấu trúc để gia cố máy bay.
Thanh Tùng
Theo IBTimes, BBC
MM Post