Sức khỏe và đời sống
6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt
Cách ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do ăn không đúng theo khoa học.
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy... Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh tim mạch.
Bệnh tiểu đường: ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường loại II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid cản trở hoạt động của insulin, điều này dẫn đến lượng insulin trong máu bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng cao. Nếu chuyển sang ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.
Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của ăn thịt rất độc đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải các chất này còn được, nhưng khi đã cao tuổi, thận đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc, nên dẫn đến bệnh tật.
Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.
Béo phì: Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do ăn quá dư thừa calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
Bệnh gan: gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng ăn nhiều thịt và mỡ động vật làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.
Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín. Nhưng dù nấu chín thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt ra thị trường. Người tiêu dùng vì không thấy, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.
Như vậy, ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.
Hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào về tác hại của những chất cấm này, nhưng sự nguy hiểm của nó đến mức chính những người chăn nuôi tại Đồng Nai và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu vừa lên tiếng kêu gọi “nói không với chất cấm trong chăn nuôi heo, đừng vì lợi nhuận mà đánh mất lương tâm”.
“Thần dược”… tăng trọng (?)
Thương lái sẵn sàng trả giá những con heo siêu nạc này cao hơn từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với giá thị trường. “Nhìn tác dụng thần kỳ như vậy, tui không dám nghĩ đến việc ra chợ mua thịt heo ăn nữa…”, bà Ng. nói. Nhiều người nuôi heo tại địa phương thường xuyên được các thương lái chào mời những loại “thần dược” tăng trọng hay siêu nạc cho heo.
Theo ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, những chất cấm trong chăn nuôi hiện nay một phần có trong thức ăn gia súc, gia cầm còn phần lớn là do thương lái đem tới và “ép” các nhà chăn nuôi cho heo ăn nếu không sẽ không mua. Bằng cách ra điều kiện, nếu mua và cho heo ăn “chất tạo nạc”, thuốc tăng trưởng, thương lái sẽ mua cao hơn 3.000 - 5.000 đồng/kg so với… heo thường. Riêng với những loại chất tạo nạc cho heo, theo ông Hải, người chăn nuôi sẽ không hưởng lợi về trọng lượng vì tạo nạc heo không tăng được trọng lượng, chỉ tạo ảo giác là làm cho bề ngoài heo nở mông, vai, đùi… nhưng lại mất trọng lượng (trung bình 5kg/con) so với heo nuôi thông thường. “Xét ra người nuôi sẽ không được hưởng lợi từ cách làm gian lận này, chỉ có thương lái có được heo có bề ngoài đẹp, dễ bán…”, ông Hải nói.
Độc lực hại người
PGS.TS. Dương Thanh Liêm, Khoa chăn nuôi Đại học Nông lâm Sài gòn, cho biết: từ lâu ở Việt Nam những loại kích thích này đã bị cấm hoàn toàn, tuy nhiên tình trạng sử dụng lén lút vẫn còn, với mục đích tăng trọng lượng vật nuôi, tạo nạc nhanh… đó hầu hết là những hóa chất có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật ngay cả khi đã chế biến, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Chẳng hạn, những hoóc-môn có tác dụng thúc đẩy sự đồng hóa, tích lũy protein, tích lũy chất béo, giữ nước được sử dụng nâng cao năng suất tích lũy vật nuôi làm cho tăng trọng nhanh hơn từ 15 - 20%, giảm tiêu tốn thức ăn từ 10 - 15%. Hay một nhóm chất khác có tác dụng kích thích, thúc đẩy tái hấp thu nước làm cho súc vật lên cân nhanh. Các chất tổng hợp, có khả năng chống viêm, kích thích heo ăn nhiều, ngủ nhiều tăng cân nhanh… Chất làm cho sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm cho thịt nạc trở nên khô, thô nghèo chất béo nên làm giảm khẩu vị, làm cứng chả lụa khi sử dụng thịt heo này để chế biến…
TS. Liêm cảnh cáo, nếu ăn thịt tồn dư hóa chất có thể bị tác động ngộ độc như run cơ, tim đập rất nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch. Ở Trung Quốc trước đây đã sử dụng chất này gây ngộ độc, hàng trăm người phải nhập viện. Với nhóm chất kích thích trọng lượng heo còn khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú, và có thể làm rối loạn giới tính đối với thai nhi ở những phụ nữ đang mang thai. Đối với đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn, dãn tĩnh mạch dịch hoàn, dung tích, chất lượng tinh dịch thấp, thay đổi hành vi tình dục, một trạng thái bệnh giống như đồng tính, hay các chứng bệnh về thần kinh, dễ chán nản, phiền muộn, suy yếu nhận thức, hại tuyến yên, hại tuyến vú, suy yếu hệ thống kháng thể… Đó còn chưa kể tới những hoóc-môn có tác động lên hệ tim mạch và trao đổi chất. TS. Liêm còn cho biết, một số chất tồn dư trong thức ăn cho bò sữa có thể quan sát thấy những bé gái uống sữa của những bò sữa có sử dụng hoócmôn sinh trưởng làm cho tuyến vú của chúng tăng trưởng nhanh không bình thường…
Tiếp xúc với chúng tôi, anh ta không ngần ngại khẳng định: “Tất cả những người nuôi heo nhỏ lẻ và ở những trang trại lớn đều sử dụng loại hóa chất siêu tạo nạc cho heo nở mông, vai vì sẽ bán được giá gấp nhiều lần so với heo không dùng loại hóa chất đó. Ngoài ra, loại hóa chất này còn trữ nước làm cho heo tăng trọng lượng. Nhưng từ khi có thông tin loại hóa chất này gây hại cho người thì họ sử dụng kín đáo hơn. Người trong nghề chỉ cần nhìn heo là biết có dùng thuốc hay không. Đặc điểm rõ nhất nếu dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg....”.
6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt
Cách ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do ăn không đúng theo khoa học.
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt; độ cholesterol trong máu của người ăn thịt cao gấp nhiều lần so với người ăn chay và là nguyên nhân chính của chứng vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột qụy... Vì thế, Hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh tim mạch.
Bệnh tiểu đường: ăn nhiều thịt, nhất là các loại thịt nhiều mỡ, làm tăng axít béo và triglycerid – là nguyên nhân gây ra tiểu đường loại II. Bởi vì các axít béo dư thừa trong máu và triglycerid cản trở hoạt động của insulin, điều này dẫn đến lượng insulin trong máu bình thường hoặc chỉ hơi tăng nhưng đường huyết của người bệnh lại trong tình trạng cao. Nếu chuyển sang ăn chay thì lượng đường trong máu giảm hẳn và nồng độ axít béo cũng về mức an toàn.
Bệnh thận: Nhiều nghiên cứu cho thấy, để bài tiết các hợp chất nitơ độc hại do ăn nhiều thịt thì thận phải làm việc gấp 3 lần so với thận của người ăn chay. Urê và acid uric là hai chất thải của ăn thịt rất độc đối với cơ thể. Khi chúng ta còn trẻ, thận còn khỏe thì việc thải các chất này còn được, nhưng khi đã cao tuổi, thận đã suy yếu thì công việc thải các chất này trở thành gánh nặng cho thận và kết quả là thận không thể thải độc, nên dẫn đến bệnh tật.
Bệnh gút: Khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gút. Tại các khớp, acid uric đọng lại kết tinh thành tinh thể tạo ra phản ứng viêm, gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.
Béo phì: Nguyên nhân của bệnh béo phì chủ yếu là do ăn quá dư thừa calo như mỡ động vật, bơ, phomai, thịt, sôcôla, bột, đường... Khi đã béo phì thì người ta lười vận động, từ đó năng lượng thừa không được tiêu hao lại tích trữ dưới dạng mỡ nên lại càng béo. Béo phì sẽ dẫn đến các bệnh vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, đau xương khớp.
Bệnh gan: gan là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và thải bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng ăn nhiều thịt và mỡ động vật làm gan làm việc quá sức và tổn thương. Thịt và mỡ ăn vào sẽ làm cho gan bị nhiễm mỡ, hóa xơ, hóa sẹo.
Bệnh ung thư: Sở dĩ ăn nhiều thịt dễ bị ung thư là vì chất bảo quản thịt. Do thịt rất giàu chất đạm dễ bị thiu thối nên một số người kinh doanh thiếu lương tâm đã tẩm thịt với các chất bảo quản như nitrit, nitrat... Đến tay người tiêu dùng, chúng ta chỉ rửa sạch, pha chế rồi nấu chín. Nhưng dù nấu chín thì các chất này không bị phân hủy. Khi chúng ta ăn vào ruột, các chất này kết hợp với các acid amin tạo nitrosamin là chất gây ung thư. Mặt khác nhiều người chăn nuôi đã sử dụng các loại chất kích thích tăng trưởng, chất gây thèm ăn, gây ngủ, hormon, kháng sinh… cho vật nuôi mau lớn. Mặt khác khi vật nuôi bị bệnh, bị khối u, họ vẫn giết mổ và bán thịt ra thị trường. Người tiêu dùng vì không thấy, vẫn vô tư ăn thịt mà không biết trong loại thịt đó chứa đầy chất độc hại có thể gây bệnh từ nhẹ đến ung thư. Nhiều người do thói quen ăn uống lại chỉ ăn thịt mà rất ít ăn rau nên dễ bị táo bón, ứ đọng chất độc, càng làm cho bệnh ung thư dễ phát triển.
Như vậy, ăn nhiều thịt nhưng ít quan tâm đến chất lượng thịt có thể làm cho người ăn dễ mắc các bệnh nói trên. Do đó để tránh tình trạng này, chúng ta nên ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, các vitamin và khoáng chất mới có thể có sức khỏe tốt.
Hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào về tác hại của những chất cấm này, nhưng sự nguy hiểm của nó đến mức chính những người chăn nuôi tại Đồng Nai và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu vừa lên tiếng kêu gọi “nói không với chất cấm trong chăn nuôi heo, đừng vì lợi nhuận mà đánh mất lương tâm”.
“Thần dược”… tăng trọng (?)
Thương lái sẵn sàng trả giá những con heo siêu nạc này cao hơn từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với giá thị trường. “Nhìn tác dụng thần kỳ như vậy, tui không dám nghĩ đến việc ra chợ mua thịt heo ăn nữa…”, bà Ng. nói. Nhiều người nuôi heo tại địa phương thường xuyên được các thương lái chào mời những loại “thần dược” tăng trọng hay siêu nạc cho heo.
Theo ông Hoàng Sơn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, những chất cấm trong chăn nuôi hiện nay một phần có trong thức ăn gia súc, gia cầm còn phần lớn là do thương lái đem tới và “ép” các nhà chăn nuôi cho heo ăn nếu không sẽ không mua. Bằng cách ra điều kiện, nếu mua và cho heo ăn “chất tạo nạc”, thuốc tăng trưởng, thương lái sẽ mua cao hơn 3.000 - 5.000 đồng/kg so với… heo thường. Riêng với những loại chất tạo nạc cho heo, theo ông Hải, người chăn nuôi sẽ không hưởng lợi về trọng lượng vì tạo nạc heo không tăng được trọng lượng, chỉ tạo ảo giác là làm cho bề ngoài heo nở mông, vai, đùi… nhưng lại mất trọng lượng (trung bình 5kg/con) so với heo nuôi thông thường. “Xét ra người nuôi sẽ không được hưởng lợi từ cách làm gian lận này, chỉ có thương lái có được heo có bề ngoài đẹp, dễ bán…”, ông Hải nói.
Độc lực hại người
PGS.TS. Dương Thanh Liêm, Khoa chăn nuôi Đại học Nông lâm Sài gòn, cho biết: từ lâu ở Việt Nam những loại kích thích này đã bị cấm hoàn toàn, tuy nhiên tình trạng sử dụng lén lút vẫn còn, với mục đích tăng trọng lượng vật nuôi, tạo nạc nhanh… đó hầu hết là những hóa chất có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật ngay cả khi đã chế biến, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Chẳng hạn, những hoóc-môn có tác dụng thúc đẩy sự đồng hóa, tích lũy protein, tích lũy chất béo, giữ nước được sử dụng nâng cao năng suất tích lũy vật nuôi làm cho tăng trọng nhanh hơn từ 15 - 20%, giảm tiêu tốn thức ăn từ 10 - 15%. Hay một nhóm chất khác có tác dụng kích thích, thúc đẩy tái hấp thu nước làm cho súc vật lên cân nhanh. Các chất tổng hợp, có khả năng chống viêm, kích thích heo ăn nhiều, ngủ nhiều tăng cân nhanh… Chất làm cho sợi cơ phình to ra mà không tăng DNA trong tế bào sợi cơ, vì vậy chỉ làm cho thịt nạc trở nên khô, thô nghèo chất béo nên làm giảm khẩu vị, làm cứng chả lụa khi sử dụng thịt heo này để chế biến…
TS. Liêm cảnh cáo, nếu ăn thịt tồn dư hóa chất có thể bị tác động ngộ độc như run cơ, tim đập rất nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày. Rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch. Ở Trung Quốc trước đây đã sử dụng chất này gây ngộ độc, hàng trăm người phải nhập viện. Với nhóm chất kích thích trọng lượng heo còn khiến phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú, và có thể làm rối loạn giới tính đối với thai nhi ở những phụ nữ đang mang thai. Đối với đàn ông có thể bị u nang tinh hoàn, dãn tĩnh mạch dịch hoàn, dung tích, chất lượng tinh dịch thấp, thay đổi hành vi tình dục, một trạng thái bệnh giống như đồng tính, hay các chứng bệnh về thần kinh, dễ chán nản, phiền muộn, suy yếu nhận thức, hại tuyến yên, hại tuyến vú, suy yếu hệ thống kháng thể… Đó còn chưa kể tới những hoóc-môn có tác động lên hệ tim mạch và trao đổi chất. TS. Liêm còn cho biết, một số chất tồn dư trong thức ăn cho bò sữa có thể quan sát thấy những bé gái uống sữa của những bò sữa có sử dụng hoócmôn sinh trưởng làm cho tuyến vú của chúng tăng trưởng nhanh không bình thường…
Tiếp xúc với chúng tôi, anh ta không ngần ngại khẳng định: “Tất cả những người nuôi heo nhỏ lẻ và ở những trang trại lớn đều sử dụng loại hóa chất siêu tạo nạc cho heo nở mông, vai vì sẽ bán được giá gấp nhiều lần so với heo không dùng loại hóa chất đó. Ngoài ra, loại hóa chất này còn trữ nước làm cho heo tăng trọng lượng. Nhưng từ khi có thông tin loại hóa chất này gây hại cho người thì họ sử dụng kín đáo hơn. Người trong nghề chỉ cần nhìn heo là biết có dùng thuốc hay không. Đặc điểm rõ nhất nếu dùng thuốc chỉ cần sang ngày thứ 2 là heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg....”.