Di Sản Hồ Chí Minh
60 năm sau sự kiện di cư năm 1954 (FB Mạnh Kim).
Có một sự kiện năm chẵn, cách đây 60 năm, đã không được ai nhắc đến: sự kiện di cư 1954. Tôi không biết lúc đó ông nội tôi nghĩ gì khi quyết định bỏ hết tất cả tài sản nhà cửa ruộng vườn để đưa cả gia đình vào Nam. Ông đã mất khi tôi còn nằm trong bụng mẹ; và bố tôi cũng không còn để tôi có thể nghe ông và bố thuật lại bức tranh di cư thời ấy. Tay xách nách mang, với một vợ và gần 10 người con, hẳn là khổ cực kinh khủng lắm. Cái làng Ngọc Trì xa xôi thuộc tỉnh Bắc Ninh, nguyên quán của ông, đã “đón” tôi cách đây ba năm khi tôi, cố một lần rồi thôi, tìm đến với mục đích duy nhất thắp nhang cho tổ tiên ông bà (ngoài đó, theo “phép làng”, bây giờ tôi là “trưởng họ”!). Lúc đó, cầm nén nhang trong đình cổ Ngọc Trì (được xếp hạng Di tích quốc gia), tôi lờ mờ hình dung và tưởng tượng cảnh ông tôi sắp xếp và dặn bảo vợ con ngày chuẩn bị tay ôm tay nải, trong một bối cảnh hỗn loạn “Ối giời, kinh lắm mày ạ” – như lời bà nội mỗi khi nhắc đến lúc tôi còn bé…
Cái bối cảnh đó có thể như
thế này, theo lời thuật của giáo sư Lê Xuân Khoa, trong quyển “Việt Nam
1945-1955 – Chiến tranh, Tỵ Nạn, Bài học lịch sử” (2004):
…………
Trong thời điểm 1954-1955, vấn đề thông tin giữa các thành phố và các tỉnh nhỏ hay miền quê còn rất chậm chạp và khó khăn. Hệ thống điện thoại, phát thanh và ngay cả báo chí chưa về đến các làng xã hay miền núi. Đường xá và các phương tiện giao thông vận tải còn rất khó khăn vì sau những trận ném bom của máy bay Mỹ từ thời Thế Chiến II, các trục lộ giao thông lại tiếp tục bị tàn phá thêm do xe tăng của Pháp và những hoạt động phá cầu cắt đường trong lúc kháng chiến. Ngoài ra, chính quyền VNDCCH chỉ phổ biến những tin tức thích hợp với mục đích tuyên truyền có lợi cho chính phủ….
Hầu hết dân tị nạn từ những nơi khác nhau tới được các địa điểm tạm trú trước khi vào Nam là nhờ hệ thống thông tin truyền miệng lan tràn nhanh chóng trong dân chúng. Với những lá cờ vàng và trắng của Vatican phấp phới trong gió, cả ngàn chiếc thuyền đánh cá, bè mảng và thuyền buồm, quá tải người tị nạn, đã ra đi vào ban đêm phó mặc cho số phận tiến về phía những chiến hạm nhỏ của Pháp ở ngoài khơi Vạn Lý bên kia vùng hải phận của Việt Minh. Không may có nhiều thuyền bè đóng vội vàng đã bị sóng biển lật úp hay đánh vỡ làm thiệt hại rất nhiều sinh mạng và hàng hóa. Hàng trăm người tị nạn đã chết như vậy….
Trong một trường hợp khác, tàu Pháp xông vào tận bờ để cứu khoảng 6,000 người tị nạn đã liều mạng kéo nhau ra biển vào ban đêm và nhiều người đã bị nước thủy triều cuốn đi. Đây là vụ Trà Lý thường được báo chí hồi đó nhắc đến như một trong những thảm kịch của người tị nạn. Trà Lý là một hòn đảo nhỏ chỉ cách tỉnh Thái Bình có mấy dặm. Thuyền bè đã bị Việt Minh tịch thu và đường bộ thì bị ngăn chặn. Bởi thế, những người quyết tâm tìm tự do chỉ còn lại một cách là lội bộ ra bãi biển Trà Lý khi thủy triều rút xuống với hi vọng được tàu Pháp đến cứu. Đô Đốc Jean Marie Querville ra lệnh cho các tàu nhỏ tiến vào Trà Lý, chiếu đèn pha lên bờ để cho thủy thủ xuống cứu người tị nạn. Cuộc cứu vớt rất nguy hiểm vì sóng triều dâng lên cuồn cuộn. Sau ba đêm liền, khoảng 5,000 người được đem lên tàu đưa ra Hải Phòng tạm trú…
Bác sĩ quân y Thomas Dooley, một cứu tinh của dân tị nạn 1954, phục vụ trên chiếc tàu Montague của hải quân Hoa Kỳ, tham dự một chuyến cứu người vượt biển ở Vịnh Hạ Long trên một chiếc LSM của Pháp do Đại úy Gerald Cauvin chỉ huy. Nhờ sự hướng dẫn của máy bay quan sát, chiếc tàu đã tiến đến vị trí của 14 chiếc thuyền buồm đang vật vã ở ngoài khơi. Đoàn thuyền này chở hơn 1,000 dân làng cửa Lò, tỉnh Nghệ An, đã phấn đấu với sóng biển và đói khát trong năm ngày năm đêm mới tới được cửa biển Hải Phòng. Dân tị nạn kể cho Dooley biết rằng họ phải liều mạng ra đi vì không chịu được chính sách cải cách ruộng đất và những biện pháp cưỡng bách tinh thần và vật chất của Việt Minh. Họ đã phải bí mật chuẩn bị rất nhiều ngày trước khi đi trốn vào một đêm không có trăng….
- Thạch Đài, Ken Thỏ, Thao Tran and 264 others like this.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
60 năm sau sự kiện di cư năm 1954 (FB Mạnh Kim).
Có một sự kiện năm chẵn, cách đây 60 năm, đã không được ai nhắc đến: sự kiện di cư 1954. Tôi không biết lúc đó ông nội tôi nghĩ gì khi quyết định bỏ hết tất cả tài sản nhà cửa ruộng vườn để đưa cả gia đình vào Nam. Ông đã mất khi tôi còn nằm trong bụng mẹ; và bố tôi cũng không còn để tôi có thể nghe ông và bố thuật lại bức tranh di cư thời ấy. Tay xách nách mang, với một vợ và gần 10 người con, hẳn là khổ cực kinh khủng lắm. Cái làng Ngọc Trì xa xôi thuộc tỉnh Bắc Ninh, nguyên quán của ông, đã “đón” tôi cách đây ba năm khi tôi, cố một lần rồi thôi, tìm đến với mục đích duy nhất thắp nhang cho tổ tiên ông bà (ngoài đó, theo “phép làng”, bây giờ tôi là “trưởng họ”!). Lúc đó, cầm nén nhang trong đình cổ Ngọc Trì (được xếp hạng Di tích quốc gia), tôi lờ mờ hình dung và tưởng tượng cảnh ông tôi sắp xếp và dặn bảo vợ con ngày chuẩn bị tay ôm tay nải, trong một bối cảnh hỗn loạn “Ối giời, kinh lắm mày ạ” – như lời bà nội mỗi khi nhắc đến lúc tôi còn bé…
Cái bối cảnh đó có thể như
thế này, theo lời thuật của giáo sư Lê Xuân Khoa, trong quyển “Việt Nam
1945-1955 – Chiến tranh, Tỵ Nạn, Bài học lịch sử” (2004):
…………
Trong thời điểm 1954-1955, vấn đề thông tin giữa các thành phố và các tỉnh nhỏ hay miền quê còn rất chậm chạp và khó khăn. Hệ thống điện thoại, phát thanh và ngay cả báo chí chưa về đến các làng xã hay miền núi. Đường xá và các phương tiện giao thông vận tải còn rất khó khăn vì sau những trận ném bom của máy bay Mỹ từ thời Thế Chiến II, các trục lộ giao thông lại tiếp tục bị tàn phá thêm do xe tăng của Pháp và những hoạt động phá cầu cắt đường trong lúc kháng chiến. Ngoài ra, chính quyền VNDCCH chỉ phổ biến những tin tức thích hợp với mục đích tuyên truyền có lợi cho chính phủ….
Hầu hết dân tị nạn từ những nơi khác nhau tới được các địa điểm tạm trú trước khi vào Nam là nhờ hệ thống thông tin truyền miệng lan tràn nhanh chóng trong dân chúng. Với những lá cờ vàng và trắng của Vatican phấp phới trong gió, cả ngàn chiếc thuyền đánh cá, bè mảng và thuyền buồm, quá tải người tị nạn, đã ra đi vào ban đêm phó mặc cho số phận tiến về phía những chiến hạm nhỏ của Pháp ở ngoài khơi Vạn Lý bên kia vùng hải phận của Việt Minh. Không may có nhiều thuyền bè đóng vội vàng đã bị sóng biển lật úp hay đánh vỡ làm thiệt hại rất nhiều sinh mạng và hàng hóa. Hàng trăm người tị nạn đã chết như vậy….
Trong một trường hợp khác, tàu Pháp xông vào tận bờ để cứu khoảng 6,000 người tị nạn đã liều mạng kéo nhau ra biển vào ban đêm và nhiều người đã bị nước thủy triều cuốn đi. Đây là vụ Trà Lý thường được báo chí hồi đó nhắc đến như một trong những thảm kịch của người tị nạn. Trà Lý là một hòn đảo nhỏ chỉ cách tỉnh Thái Bình có mấy dặm. Thuyền bè đã bị Việt Minh tịch thu và đường bộ thì bị ngăn chặn. Bởi thế, những người quyết tâm tìm tự do chỉ còn lại một cách là lội bộ ra bãi biển Trà Lý khi thủy triều rút xuống với hi vọng được tàu Pháp đến cứu. Đô Đốc Jean Marie Querville ra lệnh cho các tàu nhỏ tiến vào Trà Lý, chiếu đèn pha lên bờ để cho thủy thủ xuống cứu người tị nạn. Cuộc cứu vớt rất nguy hiểm vì sóng triều dâng lên cuồn cuộn. Sau ba đêm liền, khoảng 5,000 người được đem lên tàu đưa ra Hải Phòng tạm trú…
Bác sĩ quân y Thomas Dooley, một cứu tinh của dân tị nạn 1954, phục vụ trên chiếc tàu Montague của hải quân Hoa Kỳ, tham dự một chuyến cứu người vượt biển ở Vịnh Hạ Long trên một chiếc LSM của Pháp do Đại úy Gerald Cauvin chỉ huy. Nhờ sự hướng dẫn của máy bay quan sát, chiếc tàu đã tiến đến vị trí của 14 chiếc thuyền buồm đang vật vã ở ngoài khơi. Đoàn thuyền này chở hơn 1,000 dân làng cửa Lò, tỉnh Nghệ An, đã phấn đấu với sóng biển và đói khát trong năm ngày năm đêm mới tới được cửa biển Hải Phòng. Dân tị nạn kể cho Dooley biết rằng họ phải liều mạng ra đi vì không chịu được chính sách cải cách ruộng đất và những biện pháp cưỡng bách tinh thần và vật chất của Việt Minh. Họ đã phải bí mật chuẩn bị rất nhiều ngày trước khi đi trốn vào một đêm không có trăng….
- Thạch Đài, Ken Thỏ, Thao Tran and 264 others like this.