Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

61 Năm Trận Điện Biên Phủ: Chiến Dịch Kên Kên Nhìn Từ Phía Người Pháp

Người Pháp cho đóng quân tại Điện Biên Phủ (ĐBP) để ngăn chận Việt Minh (VM) đánh Lào. ĐBP nằm trên biên giới Lào-Việt,vì phải bảo vệ Thượng Lào

2015 MAY 9 _dien_bien_phu_3002015 MAY 9 BB dien_bien_phu 300

Sơ lược diễn tiến trận Điện Biên Phủ

Người Pháp cho đóng quân tại Điện Biên Phủ (ĐBP) để ngăn chận Việt Minh (VM) đánh Lào. ĐBP nằm trên biên giới Lào-Việt,vì phải bảo vệ Thượng Lào nên Pháp cho đóng đồn tại đây. Ngoài ra mở trận ĐBP tại đây có mục đích lôi kéo địch vào trận đánh để họ khỏi tấn cống châu thổ Bắc Việt (1). ĐBP là một khu lòng chảo có nhiều đồi núi bao quanh, một cánh đồng chiều dài 16km, rộng 9 km

Trận ĐBP có tầm vóc lớn, toàn bô chiến trường Đông Dương, Việt Minh đưa gần hết các sư đoàn chính qui của họ vào trận đánh tổng cộng 63,000 người (2), Pháp có 12 tiểu đoàn sau cho nhẩy dù thêm 5 tiểu đoàn, trận đánh bắt đầu ngày 13-3-1954 cho tới 7-5-1954, gồm (3)

Giai đoạn 1. Nửa đêm  13-3-1954, VM tấn công tiêu diệt những căn cứ kháng cự đơn độc tại bắc, đông bắc,  pháo kích dữ dội, tấn công chiếm căn cứ Beatrice phía đông bắc sau vài giờ, hỏa lực địch rất mạnh, đêm sau 14, 15 Gabrielle phía đông bắc bị tấn công, thất thủ. Hai bên bị thiệt hại nặng phải bổ sung đạn dược, tiếp liệu cũng như quân số.

Giai đoạn 2 từ 16-3 tới 30-3. Hai bên tăng cường, bổ sung lực lượng, Pháp cho nhẩy dù xuống ĐBP thêm 3 tiểu đoàn, rút bỏ căn cứ Anne Mairie phía đông bắc. Di tản thương binh khó khăn, phi cơ cuối cùng chở 18 thương binh ngày 26-3, VM xiết chặt bao vây.

Giai đoạn 3 Từ 30-3 tới 5-4. Địch tấn công biển người chiếm bớt mặt đông khu trung ương , chiếm một vị trí phòng thủ quan trọng phía tây bắc, tới 31-3 VM tấn công dữ dội, những trận ác liệt diễn ra từ 31-3 tới 4-4, địch đông gấp năm, gấp bẩy lần Pháp

Giai đoạn 4 từ 5-4 tới 1-5. Mặt tây bắc bị đè nặng, đồn lũy chết lịm dần vì phòng không địch. Phía VM tổn thất nặng, họ ngưng tấn công để bổ sung đạn dược, họ đào nhiều giao thông hào. Tiếp tế khó khăn, Pháp co cụm dần, máy bay lên xuống bị cao xạ VM bắn rơi thiệt hại nhiều, tiểu đoàn thứ 4 được nhẩy xuống ngày 11, 12- 4, cứu thương y tế ngày càng trầm trọng, cuối tháng 4 hầm lầy lội vì mưa.

Giai đoạn 5 VM tổng tấn công trên khắp mặt trận và đồn thất thủ,  từ 1-5 tới 7-5 VM bổ sung lực lượng và đạn dược. Ngày 1- 5 Bộ chỉ huy VM cho mở cuộc tấn công, Pháp cho nhẩy dù thêm một tiểu đoàn thứ năm nhưng chỉ có một nửa được nhẩy xuống. Từ ngày 3 tới 6 lắng dịu, ngày 6, 7 tấn công dữ dội, pháo binh ở căn cứ Isabelle (phía nam) bị phá hủy, khu trung ương sụp đổ lúc 17-19 giờ

Pháp thiệt hại 16,000 người, 1,500 chết, 4000 bị thương, VM 20,000 bị loại, bị giết từ 10,000 cho tới 12,000 người

Như đã nói trên, Pháp bị thất bại ngay trận đầu giữa tháng 3, Việt Minh thắng thế, hỏa lực và nhân lực của họ rất mạnh áp đảo đối phương. Giai đoạn 2 và 3 cho thấy Pháp lâm nguy, không ngờ địch mạnh như thế.  Chính phủ Mỹ đã nghĩ tới kế hoạch xử dụng không quân oanh tạc ồ ạt cứu nguy sự sụp đổ ĐBP từ đầu tháng 4.

Dưới đây là quan điểm của Pháp và Mỹ về vấn đề này

Người Pháp nói về chiến dịch cứu nguy Điện Biên Phủ

Tại đây tôi sơ lược sự diễn tả và những ý kiến nhận định của một số tác giả người Pháp về kế hoạch cứu nguy Điện Biện Phủ bằng trận oanh tạc ồ ạt lấy mật danh là chim Kên Kên tức Vulture. Ba tác giả được dề cập dưới đây là người Pháp, trong đó một ông là Tướng lãnh, hai người là các nhà nghiên cứu, sử gia

Henri Navarre

Tư lệnh quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương từ đầu tháng 5-1953 cho tới đầu tháng 6-1954. Ông được triệu hồi về Pháp sau khi Điện Biên Phủ thất thủ 7-5-1954. Năm 1956 ông viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối, dầy 335 trang mục đích để bào chữa cho ông và quân đội Pháp về nguyên do bại trận tại Điện Biên Phủ và sự sụp đổ cuộc chiến Đông Dương 1946-1954.

Dưới đây là đoạn sơ lược trong phần nói về kế hoạch cứu nguy từ trang 242-245.

Muốn giải vây để cứu nguy ĐBP người ta có thể dự liệu dùng oanh tạc ồ ạt hay bộ binh, cứu ĐBP bằng không quân cần một lực lượng lớn lao, Pháp không đủ khả năng mả chỉ có Mỹ làm được

Một lực lượng không quân lớn có thể thực hiện được hiệu quả bằng tấn công các trục giao thông, hoặc pháo binh hay phòng không địch.

Vì thế Hoa Kỳ đã dự trù một cuộc tấn công ồ ạt của không quân trong khoảng thời gian ngắn. Báo chí Mỹ và Pháp đã nhiều lần ám chỉ đến nó tại Mỹ, Pháp.

Những ngày đầu tháng tư, Navarre biết lời đề nghị của Hoa Thịnh Đốn mà tướng Ely đi công tác tại đó, do một sĩ quan gửi trực tiếp  cho ông ngay rằng Ngũ giác đài nhận định vì Trung cộng can thiệp trực tiếp nên Mỹ cũng có quyền làm thế. Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles tán thành sự can thiệp ngày 5-4 đã tuyên bố trong một cuộc điều trần nổi tiếng trước Ủy ban ngoại vụ Hạ viện Mỹ. Ông nói viện trợ Trung cộng có tính trực tiếp nhất là sự hiện diện của một số pháo thủ phòng không người Tầu trong những dàn pháo quanh ĐBP.  Sự thật có cả một Tướng và khoảng 20 cố vấn kỹ thuật quân sự Tầu, các nhân viên điện thoại, phòng không, tài xế vận tải  là người Hoa, tất cả cho thấy họ đã can thiệp rõ ràng.

Đại tướng Ely đã yêu cầu Navarre cho ông biết quan điểm gấp, ông này nêu ý kiến cần một cuộc tấn công ồ ạt của không quân Mỹ, cần thực hiện gấp để cứu ĐBP. Tổng cao ủy (tức Toàn quyền) và Navarre không hề nghĩ sự can thiệp của Mỹ trên đất VN có thể đưa tới nguy cơ mở rộng cuộc chiến. Tại Triều tiên cũng như khi Bá linh bị phong tỏa, phía CS đã không gây thế chiến mà lúc này họ không muốn.

Chính phủ Pháp cho biết họ chia xẻ ý kiến này và xin can thiệp. Nhưng hình như họ chỉ nói cho có lệ chứ không tha thiết.

Kế hoạch yễm trợ không quân được thảo luận tại Hà Nội, Sài Gòn với các Tướng lãnh không quân Mỹ thuộc hạm đội Thái bình Dương, trong khi đó, họ được lệnh tiếp xúc với Navarre . Mỹ dự trù huy động khoảng 300 chiến đấu oanh tạc cơ từ hàng không mẫu hạm và 60 oanh tạc cơ hạng nặng từ Phi Luật Tân. Vì lý do hệ thống radar hạ tầng cơ sở của Pháp thiếu thốn, không thể nói đến yểm trợ sát ngay trên đồn lũy (ĐBP), trên các khẩu pháo hay cao xạ địch nhưng tấn công các đường giao thông nhất là căn cứ Tuần Giao là có thể được, các Tướng lãnh Mỹ cho là có thể hữu hiệu.

Lệnh thi hành không hề được ban ra.

Vấn đề được giải quyết công khai theo như thông lệ của Tây phương. Các vị dân cử tại Hoa Thịnh Đốn và Paris đã tác động lên các chính phủ. Báo chí phổ biến rộng rãi, Sau thời gian dài do dự chính phủ Mỹ không muốn đi vào con đường mà các cố vấn quân sự cổ võ.

Bây giờ họ tính sự rút lui, họ nói sự can thiệp của họ cần phải có những nước khác chấp nhận cùng tham gia. Thật ra họ tìm một cớ ở phía người Anh và  đòi hỏi sự đồng ý của họ dù là tham gia tượng trưng – nhưng Anh khước từ, và họ lấy cớ đó để từ chối mà họ đã biết chắc từ trước.

Người Pháp chiến đấu đơn độc. Nước Mỹ chỉ muốn nhận những nguy hiểm giới hạn nhỏ và chỉ giúp tài chính. Phó tổng thống Nixon trong một bài diễn văn ngày 20-4 -1954 tại Cincinnati nói “mục đích được định ra là Chính phủ chủ trương một chính sách không gửi quân Mỹ sang chiến đấu ở Đông dương hay nơi nào khác”.

Về nước Anh, họ không muốn tí nguy hiểm nào cả, họ muốn Pháp chiến đấu không công bảo vệ quyền lợi cho họ tại Đông Nam Á.

Bernard Fall

Người Pháp gốc Do Thái, sinh năm 1926, năm 1948 học Đại học Sorbonne, năm 1950 học tại Munich (Áo). Du học tại Mỹ 1951, năm 1955 đậu Tiến sĩ, năm 1956 làm Giáo sư đại học tại Hoa Thịnh Đốn.

Bernard B. Fall tác giả cuốn sách nổi tiếng viết về trận đánh lịch sử này Địa Ngục Tại Mảnh Đất Hẹp, Bao Vây Điện Biên Phủ, Hell in a Very Small Place , The Siege of Dien Bien Phu, xuất bản năm 1966

Dưới đây là phần sơ lược chiến dịch Kên Kên (Vulture) cứu nguy ĐBP bằng không quân trong Chương IX Vulture, Condor and Albatross, ngoài ra tại Chương XII, Kết Luận ông cũng nói quan điểm về kế hoạch này (5). Trước hết xin nói về

1- Chương IX: Kên Kên

ĐBP hấp hối gây bất đồng ý kiến chia rẽ giữa Pháp-Mỹ-Anh và âm vang của nó còn ám ảnh họ cho tới cả một thập niên sau đó. Đối với phia  CS trận đánh là một thắng lợi quân sự ảnh hưởng chính trị, đối với Tây phương người Pháp cho Mỹ do dự quá đáng, Anh thì hoàn toàn vô tình. Bóng ma ĐBP vẫn ám ảnh các chính trị gia, nhà quân sự Mỹ khi họ dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ miền nam VN năm 1966. Ám ảnh vẫn còn đè nặng cho tới những ngày đó từ việc họ đã không cứu được Pháp thất trận tại ĐBP. Trận oanh tạc Bắc Việt ngày 8-2-1965 cho thấy rõ họ đã rút kinh nghiệm từ quá khứ.

Khi chiến tranh Triều tiên (Cao Ly) chấm dứt 27-7-1953, Trung Cộng (TC) viện trợ nhiều vũ khí cho Việt Minh, theo Tổng thống Eisenhower TC tăng cường viện trợ cho VM và chia sẻ kinh nghiệm có được ở cuộc chiến Cao Ly. Arthur Dean, nhân vật chính đàm phán tại Triều Tiên xác nhận trước Ủy ban ngoại giao Thượng viện tháng 1-1957  “Trước hết dình chiến tại Triều Tiên để Trung Cộng rút quân đánh Pháp”. Thượng nghị sĩ Hubert Humphrey hỏi Dean có phải TC ngưng chiên tranh Triều Tiên để sang Đông Dương, Dean nói đúng và tháng 6-1953, Tổng thống cử Tướng O’Daniel, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương  sang Đông Dương nghiên cứu tình hình, ông về nói Pháp có thể thắng với viện trợ gia tăng của Mỹ.

Khi ấy Tổng thống Mỹ không muốn một cuộc chiến khác tiếp theo tại Đông Dương để rồi ký hòa ước, không chiến thắng. Mùa thu 1953 Mỹ viện trợ thêm cho Pháp 385 triệu đô la để yểm trợ cho kế hoạch Navarre để đi tới thương thuyết tại Đông Dương. Pháp chỉ thương thuyết với VM và TC nếu được sự đồng ý trước của Mỹ. Eisenhower nói trong hồi ký: tháng 1-1954 nếu không quân Mỹ yểm trợ cho Pháp trong rừng thì khó hiệu quả, sẽ tạo ra nhiều nguy hại, làm hỏng, đưa tới can thiệp và thất bại. Trong mọi trường hợp, sự yểm trợ của Mỹ trong giai đoạn này chỉ là giả thuyết.

Tuy nhiên có một vấn đề mà người Pháp rât lo ngại là nếu TC  đưa không lực vào trận chiến. Từ hai năm trước, tình bào Pháp đã báo cáo TC đã xây vài phi trường gần ngay biên giới Bắc Việt, tại đó đã thấy có máy bay Mig-15 tối tân  đối với thời đó, vài cái mang cờ VM, người Pháp có thể có cuộc chiến giống như Triều tiên tại BV. Bộ trưởng quốc phòng Pháp René Pleven sau 3 tuần đi quan sát Đông Dương cử Đại tướng Paul Ély sang Mỹ, Ely tới Hoa Thịnh Đốn ngày 20-3-1954 khi đã mất căn cứ Beatrice và Gabrielle, Anne Marie 1 và 2 bị bỏ ba ngày sau, phi trường ĐBP bị pháo nặng, tải thương rất khó khăn. Tướng Ély hội kiến với Foster Dulles, Bộ trưởng ngoại giao, Allen Dulles giám đốc CIA (em Bộ trưởng) , phó Tổng thống Nixon, Tướng tham mưu trưởng liên quân Ridway, Ély cũng được gặp Tổng thống Eisenhower để tham gia phiên họp của Bộ tham mưu liên quân . Ngày thứ ba 23-3-1954 khi Foster Dulles gặp lại Tướng Ély, ông cẩn thận không nói gì về sự giúp đỡ của Mỹ. Dulles nói Mỹ sẽ không  can thiệp, tham chiến vì sẽ  thất bại và mang tiếng trên thế giới. Ély nói Mỹ có thể can thiệp trong trường hợp sẩy ra như thí dụ Trung cộng can thiệp bằng không quân.

Khi Tướng Paul Ély ở Mỹ, pháo binh và các dàn phòng của VM không hoạt động mạnh, cao xạ của họ cũng gây thảm họa cho ĐBP như máy bay Mig vậy (mặc dù không đưa Mig qua). Radford , TM trưởng liên quân Mỹ nói với Ély : Mỹ có thể giúp Pháp nếu chính phủ Pháp chính thức đề nghị vì Trung Cộng đã giúp VM nhiều cao xạ, đại bác và Trung cộng đã leo thang.

Ély về tới Paris 27-3, ngày 29-3 Foster Dulles tuyên bố TC  đã can thiệp vào Đông Dương sẽ đưa tới tình hình nguy hiểm, xâm chiếm Đông nam Á, ông nhắc lời Tổng thống Eisenhower: Đông namÁ vô cùng quan trọng của Thế  giới tự do, bài tuyên bố được Paris tán thưởng, phấn khởi. Thủ tướng Pháp Laniel mở “Ủy ban chiến tranh đặc biệt” có giới hạn để giải quyết chính sách Đông dương gồm các Tham mưu trưởng  và các viên chức quan trọng của nội các họp với Ély ngày 29-3 bàn về sự giúp đỡ của Mỹ. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản, nếu Mỹ tấn công mà phá được vòng vây VM  khiến Trung Cộng can thiệp như tại Cao Ly, mở đầu bằng đoàn phi cơ M-15 đưa tới phá hủy mọi hy vọng đàm phán về cuộc chiến Đông Dương tại Genève 26-4-1954. Thủ tướng Laniel và Ủy ban quyết định gửi Đại tá Brohon, phụ tá của Tướng Ély tới Sài Gòn cho biết sẽ có mọi nỗ lực cứu nguy ĐBP.

Brohon gặp Navarre ở Hà Nội ngày 2-4-1954, trận đánh đầu tại Năm Ngọn đồi  khu Trung ương khiến tình hình tồi tệ , chỉ có oanh tạc phá hủy các dàn phòng không địch mới hy vọng cứu vãn tình thế.

Ély gửi điện tín cho Navarre nói chiến dịch can thiệp lấy mật danh “Kên Kên”, (Vulture) Bộ trưởng Foster Dulles và Đô đốc Radford chuẩn bị làm việc với Quốc hội để thực hiện “Kên kên”.

Ngày thứ bẩy 3-4-1954, tám vị dân cử Trưởng khối tại Quốc hội được mời tới Bộ ngoại giao để hội thảo bí mật  với Dulles, Radford, một số cố vấn. Foster Dulles nói Tổng thống Eisenhower yêu cầu mời họp và Tổng thống muốn được Quốc hội thông qua một quyết định dùng không quân, hải quân tại Đông Dương, nghĩa là cho ông được rộng quyền (hơn là TT Johnson sau này với nghị quyết tháng 8-1964). Đô đốc Radford nói về tình trạng nguy khốn của ĐBP, còn Dulles cảnh giác nếu Đông Dương mất sẽ mất Đông nam Á và rồi Mỹ sẽ phải rút về  Hawaii nếu Mỹ không giúp Pháp và chính phủ địa phương (QGVN)và sẽ khiến Pháp từ bỏ cuộc chiến.

Đô đốc Radford nói về “Kên kên” : Gồm hai Hàng không mẫu hạm Essex và Boxer, có tăng cường bởi không lực tại phi trường Clark Phi luật tân. Theo tin tức Pháp tổng cộng có 60 oanh tạc cơ hạng nặng B-29, mỗi cái mang 9 tấn bom, khoảng 450 máy bay chiến đấu hộ tống bảo vệ. Theo nguồn tin Mỹ tổng cộng 98 pháo đài bay B-29, mỗi cái mang 14 tấn bom gồm hai cánh ở Okinawa và một tại Clark field, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ có khoảng 450 máy bay chiến đấu để phòng ngừa Mig. Tổng TMT nói nếu đợt tấn công đầu không hiệu quả sẽ có đợt sau. Ông giới hạn câu trả lời về việc có thể gửi quân bộ binh tham chiến và nói toàn kế hoạch không được tất cả các Tham mưu trưởng đồng ý hoàn toàn.

Cuộc tranh luận  sôi nổi, ông Trưởng khối thiểu số Thượng viện Lyndon B. Johnson nói Mỹ đã và chiến đấu 90% trong cuộc chiến Triều Tiên và hỏi Dulles ông đã tham khảo các nước khác xem có tham chiến tại VN không. Cả tám vị dân cử cho Hành pháp biết Quốc hội ủng hộ kế hoạch “Kên Kên” dưới ba điều kiện.

1-Mỹ can thiệp phải có các nước tự do ở Đông nam Á, Phi LuậtTân và Liên Hiệp Anh.

2- Pháp phải nhanh trả độc lập cho các nước Đông Dương để sự giúp đỡ của Mỹ không phải là giúp chế độ thực dân.

3-Pháp phải tiếp tục cuộc chiến

Những lý do thực tiễn đó đã hủy hoại mọi cơ hội cứu ĐBP vì không còn đủ thời giờ đi tìm đồng minh thành lập “Mặt trận thống nhất” để được chấp thuận “Kên Kên”

Đại tá Brohon trở về Paris trong tuần, ngày 4-4-1954 ông nói với Tướng Paul Ély về việc Navarre (tại Đông dương) đề cập tới “Kên Kên”, điện tín tối mật của Navarre tới tay Ély, ông này đi gặp Bộ trưởng quốc phòng Pleven và được dẫn tới Thủ tướng Laniel. Thủ tướng cho họp “Ủy ban chiến tranh”, mọi người đồng ý để Pháp chính thức yêu cầu Mỹ can thiệp bằng không lực. Nửa đêm Laniel cho mời Đại sứ Mỹ Douglas Dillon ngay, lúc một giờ đêm 5-4, Thủ tướng trình bầy sự nguy kịch tại ĐBP với Đại sứ Mỹ, ông cho biết chỉ có không lực Mỹ nới hủy diệt được pháo binh VM đặt trong núi đồi quanh ĐBP, chỉ có kế hoạch này mới cứu được ĐBP.

Ông Đại sứ điện về Washington, Ély điện cho Tướng Vally, người kế nhiệm ông hiện ở Ngũ Giác Đài, Vally điện cho ông nói vấn đề đang được giới quân sự Mỹ tiến hành. Đại sứ Pháp ở Mỹ cho biết Trung Cộng can thiệp mạnh ở VN, chuẩn bị cho Mỹ tuyên bố can thiệptại ĐBP.

Cùng ngày Tổng thống Eisenhower viết thư dài cho Churchill nói ý niệm về một mặt trận thống nhất: Vấn đề quan trọng là liên minh phải mạnh, chúng tôi không đòi hỏi các ông gửi quân, bài học quá khứ ta đã không hợp tác ngăn chận đúng lúc Nhật, Đức, Ý trước đây, ta phải học bài học này.

Người Anh kinh ngạc khi nhận thư Eisenhower, họ chống lại bất cứ hành động nào có thể phương hại Hội nghị Genève sắp nhóm họp. Ba ngày sau Churchill trả lời thư, ông nói sẽ bàn với Dulles tại London ngày 12-4.

Ngày 7-4 Ély đánh điện hỏi Navarre có chịu nhận 15 oanh tạc cơ hạng nặng B-29 hiện ở phi trường Clark Phi luật Tân với phi hành đoàn Pháp từ Đông Dương sang nhận. Navarre từ chối với 3 lý do:

Trước hết Pháp thiếu trầm trọng phi công tại chiến trường Đông Dương, máy bay xử dụng nhiều hơn số phi công điều khiển, ít nhất mất một thàng để thay số phi công gửi sang Phi Luật Tân.

Thứ hai Mỹ cho biết huấn luyện các phi công Pháp được gửi qua mất 4 tháng để lái thành thạo loại máy bay này thì đã quá trễ, ĐBP đã sụp đổ.

Thứ ba sự xuất hiện một lực lượng nhỏ B-29 (15 chiếc) mang cờ Pháp không có chiến đấu cơ hộ tống sẽ bị Trung Cộng đưa Mig sang bắn rớt.

Người Pháp coi kế hoạch Kên Kên coi như bỏ, họ lên kế hoạch cứu quân đội Pháp còn trong trại

Mười ngày trước Navarre có thể vui mừng nhận từ 15 tới 20 chiếc B-29 để oanh tạc các trục giao thông tiếp tế của VM (nếu ông muốn), nay Anh chần chừ, dự án này không thành Ély điện cho Navarre  nói “Radford đã loại bỏ hoàn toàn giải pháp này”

Khi Dulles đang bàn với Pháp về kế hoạch Kên Kên tại Paris, Tướng Partridge, Tư lệnh không quân Mỹ tại Viễn đông tới SàiGòn , ông tiếp xúc  với Cao ủy Maurice Dejean và Tướng Navarre khiến họ vẫn hy vọng vào sự can thiệp của Mỹ. Ngày 20-4 tại Hoa Thịnh Đốn,  Bộ trưởng Dulles tưởng nhầm là đã được Anh đồng ý,  mở phiên họp với Đại sứ các nước Úc, Anh, Mên, Pháp, Lào, Phi Luật Tân, Thái Lan, Việt Nam mục đích thành lập “Liên minh”. Thủ tướng Churchill và bộ trưởng ngoại giao Eden lệnh cho Đại sứ Anh tại Hoa Thịnh Đốn không được tham dự phiên họp.

Chính phủ Pháp bị Bộ Tư lệnh Đông dương kêu cứu, Mỹ thì hứa rồi lại thôi.

Dulles ở Paris ngày 23-4, Hội nghị Genève bắt đầu ngày 26-4, Pháp chỉ hy vọng vào ngưng bắn, họ năn nỉ Dulles thực hiện  “Kên Kên”. Tổng thống Eisenhower cho Dulles biết sẽ không có oanh tạc quanh ĐBP nếu không thỏa mãn yêu cầu các vị Chủ tịch ủy ban Quốc hội ngày 3-4, không quân Mỹ chỉ hành động trong khuôn khổ lực lượng đồng minh sau khi họ bàn luận và biểu quyết .

“Có lẽ nếu Lyndon B. Johnson không đòi hỏi như thế ngày 3-4-1954, ông (tức Johnson) đã lần đầu tiên thực hiện quyết định tàn khốc nhất tại VN” (6)

Chiều ngày 23-4 đã xóa sổ vấn đề ĐBP mà người Pháp không biết.    ngày 24-4 Eden tới Paris họp về NATO, đô đốc Radford  thuyết phục ông chỉ cần ủng hộ tượng trưng. Eden vẫn cứng rắn và nói tại cuộc chiến Triều tiên, mới đầu Mỹ oanh tạc sau Mỹ cũng đổ bộ quân vào, rồi Mỹ lại thúc dục các nước đồng minh gửi quân vào. Ngày chủ nhật 25-4, Eden về Luân Đôn dự phiên họp nội các giải quyết một lần cho xong.

Tất cả nỗ lực để cứu ĐBP bằng không quân oanh tạc sụp đổ cuối tuần này, ngày 24-4 Dulles tại tòa Đại sứ Mỹ tại Paris gửi công hàm cho Bidault, Bộ trưởng ngoại giao Pháp nói (năm 1966 mới được tiết lộ) “Một quyết định chiến tranh phải có phép của Quốc hội mới thực hiện được”, cuối thư nói ĐBP không phải là quá quan trọng, không cần cứu bằng không quân, ta đã gây thiệt hại nặng cho địch. Bidault gửi thư trả lời cùng ngày nói lực lượng địch tập trung đông đảo tại ĐBP sẽ khiến cuộc oanh tạc không những cứu được ĐBP mà còn thay đổi toàn bộ cán cân cuộc chiến.

Còn một nỗ lực cuối cùng, Pháp cử người gặp thủ tướng Chrchill để thuyết phục ông  tại Luân Đôn ngày 27-4, Chrchill tiếp Đại sứ Pháp René Massigli, ông vẫn cứng rắn từ chối và nói

“Tôi đã chịu mất Singapore , Hong Kong , Tobruk (Thế chiến thứ hai), người Pháp sẽ phải chịu thua tại ĐBP”

Kên Kên chết lịm dần, Thiếu tướng Caldera, Tư lệnh không đoàn B-29 tại phi trường Clark Phi luật Tân đi thăm Đông dương một lần nữa ngày 26-4, vẫn chuẩn bị oanh tạc ĐBP một khi có lệnh, tất cả gồm 80 oanh tạc cơ tấn công liên tiếp quanh ĐBP  và kho hậu cần tại Tuần Giao với phi hành đoàn hỗn hợp Pháp-Mỹ. Một sĩ quan cao cấp không quân Pháp đã từ Sài Gòn qua Clark Field chuẩn bị chiến dịch, có lẽ tình thế chưa tuyệt vọng.

Màn bi kịch cuối cùng là  cuộc họp của Tổng Thống Eisenhower, Đô đốc Radford, các thủ trưởng và vài viên chức cao cấp khác ngày 29-4 tại Hoa Thịnh Đốn, họ duyệt lại toàn bộ tình hình một lần nữa. Trong số các nhà quân sự chỉ có Đô đốc Radford vẫn ủng hộ hoàn toàn dù là can thiệp đơn phương của Mỹ (không cần Quốc hội) để cứu ĐBP khỏi sụp đổ. Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Carney và Tướng Twining, TMT không quân không nhiệt tâm với kế hoạch này. Tướng Ridway, TMT quân đội Mỹ chống đối hoàn toàn kế hoạch, qua kinh nghiệm khi làm Tư lệnh Mỹ tại Cao Ly ông thấy oanh tạc xong không có kết quả, sẽ cho lục quân tham chiến, một cuộc chiến đắt giá, ông nhận xét cũng như Eden, cuối cùng TT Eisenhower quyết định không giúp Pháp.

Dù Anh có đồng ý tham gia, ủng hộ hay không, Eisenhower vẫn có toàn quyền quyết định, mười hai năm sau ông cho biết không muốn cho Hoa Kỳ sa vào cuộc chiến tốn kém, nếu chiến đấu một mình sẽ làm cho Mỹ cạn kiệt tài nguyên, đánh con rắn Trung Cộng phải đánh dập đầu chứ không đánh cái đuôi nó.

Vậy quyết định không cứu pháp ở ĐBP chính là của Mỹ, của cấp thượng đỉnh: Các vị Trưởng khối dân cử, Bộ TTM và Tổng thống, vì thế khi quyết định đã xong không thể đổ lỗi cho Anh (7)

Ngày 12-6-1954, khi ĐBP đã thất thủ, Bộ trưởng Dulles cho biết trên truyền hình việc cứu nguy ĐBP qua hành động phối hợp đã bị các đồng minh phản đối

Việc Hoa Kỳ không thực hiện được kế hoạch Kên Kên đã ám ảnh theo đuổi chính phủ Eisenhower một cách kỳ lạ ngay cả sau khi ngoại trưởng Dulles qua đời năm 1959 (8) Người Mỹ hối tiếc đã không thực hiện Kên Kên để cho Việt Minh, phía CS thắng lớn thay đổi cả một khúc quành lịch sử

Rút kinh nghiệm biến cố do chính mình gây ra tháng tư 1954, Lyndon B. Johnson năm 1964, khi làm Tổng thống đã vận động được Quốc hội ủng hộ  Hành pháp ra Nghị quyết tháng 8-1964 dành cho Tổng thống quyền hạn rộng rãi can thiệp vào miền nam VN.

Xin đề cập

2- Chương XII Kết Luận

Trong phần kết luận tác phẩm, Bernard Fall  nói  những yếu tố lớn nhỏ về thất thủ ĐBP như phản công yếu đuối, pháo đài thiếu kiên cố, khinh thường phòng không VM, lựa chọn trận đánh sai lầm.. nhưng một dữ kiện đứng trên tất cả là một trận yểm trợ của không quân, oanh tạc ồ ạt dù không cứu được tình hình Đông dương nhưng cũng cứu được ĐBP. Các nhà quan sát viên Pháp về trận ĐBP đều đồng ý như vậy.

Nếu Hoa Kỳ xử dụng không lực tại ĐBP sẽ có kết quả tốt vì năm 1965-1966 không quân Mỹ đã cứu quân Mỹ và VNCH khi bị địch tấn công mạnh và đông hơn, oanh tạc ĐBP sẽ giúp cho tiếp liệu được đưa tới cũng như giải vây, có thể phá hậu cần tại Tuần Giao hay pháo binh VM tại tây Claudine, bộ binh VM tại Dominique tại Dominique, Eliane. Sau này Bidault nói Dulles tính kỹ quá chỉ sợ nguy hiểm và nay Mỹ một mình phải chịu nhiều rủi ro nguy hiểm hơn do từ ĐBP mà ra.

Trong trường hợp này, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh mà họ đã khuyến khích nước ấy chiến đấu đi xa hơn mục tiêu chính trị của nước này và nhất là vượt quá khả năng quân sự của họ vì thế ĐBP không phải chỉ là thất trận của Pháp mà cả của Mỹ. Chính ĐBP đã khiến các nhà quân sự chính trị Pháp nhận định khi Tướng De Gaulle lưu ý: khi có khủng hoảng không trực tiếp liên quan đến Mỹ, chớ nên tin tưởng hoàn toàn vào Mỹ.

ĐBP đóng vai trò chiến lược quan trọng đối với Mỹ Quân đội Cộng sản Việt nam thành một lực lượng CS tại Đông nam Á, ĐBP là thời điểm khi Quân đội nhân dân VN thành hình, nó sau này đã khiến Mỹ phải lựa chọn tham chiến can thiệp (1964,1965)  mà năm 1954 Mỹ đã tránh. Người Mỹ tránh can thiệp vào ĐBP năm 1954 để khỏi bị liên hệ nhưng rồi phải đối mặt với cuộc chiến tại miền nam VN năm 1967. Nếu ĐBP không bị thất thủ năm 1954 có lẽ lịch sử VN sẽ ít phức tạp hơn. Miền Bắc VN bớt dựa vào sức mạnh quân sự của họ, miền nam ít sợ bị bại trận. Họ có thể cùng nhau làm việc cho số phận của đất nước cũng như đã không đưa thế giới tới bờ vực chiến tranh.

Và nước Pháp có thể sẽ không cảm thấy bị hai đồng minh gần gũi bỏ rơi trong giờ phút cần giúp đỡ nhất, họ có thể trở thành một yếu tố đứng vững chắc tại Đông dương (9)

Philippe Devillers

Ông là Giám đốc nghiên cứu về Đông nam Á tại Trung tâm nghiên cứu Bang giao quốc tế Ba Lê, là tác giả cuốn Histoire Du Viet Nam 1940-1952.

Devillers viết chung với Jean Lacouture trong cuốn “Kết Thúc Một Cuộc Chiến, Đông Dương Năm 1954”, La Fin d’une Guerre, Indochine 1954 mà bản dịch tiếng Anh là End of a War, Indochina 1954, in năm 1969.

Bài dưới đây là sơ lược phần thứ 5 Kế hoạch Kên Kên và phần 6 Trên Bờ Cuộc chiến trong cuốn sách.(10)

Trước hết là

1-  Kên Kên

Việt Minh tấn công Điện Biên Phủ bằng hỏa lực và lực lượng rất mạnh khiên Sài gòn Hà Nội kinh ngạc lo sợ. Bộ Tổng tham mưu của Navarre nhận thấy chỉ có yểm trợ của không quân có thể cứu vãn được tình thế.

Vấn đề nay không phải là thả dù quân lính mà tăng tiếp liệu, chiến cụ, đạn dược, thực phẩm.. ĐBP là cái bẫy, tăng viện quân coi như mất thêm nhiều người. Cuối tháng 3-1954 Tướng Navarre nói số phận ĐBP phụ thuộc vào thả dù tiếp liệu vả tản thương, chiến thuật chiến lược yểm trợ cũng gồm tấn công hậu cần Việt Minh, phá đường giao thông, kho hàng, đường tiếp tế, vô hiệu hóa pháo binh địch và dùng bom Napalm. Đó là giải pháp độc nhất để đàm phán hòa bình khi có dấu hiệu thua.

Cao ủy Đông Dương Dejean  xin tòa Đại sứ Mỹ và đoàn công tác của họ  tại Sài Gòn giúp Pháp các loại máy bay oanh tạc cơ B-26, máy bay chiến đấu, F8F fighter, vận tải C-47, mượn C-119 để ném bom Napalm, khẩn cấp xin Paris tăng viện không quân, cả Navarre cũng vậy.

Đại tướng Tổng tham mưu trưởng (TTMT) Ély tới Washington ngày 20-3 để xin viện trợ và cho biết ĐBP có thể giữ được nếu tiếp viện gửi tới nhanh để diệt địch. Không khí thuận lợi cho viện trợ, Ély thấy người Mỹ lạc quan về  ĐBP. Sáng ngày 22-3 ông được Tổng thống Eisenhower tiếp, có mặt cả Đô đốc Radford, Tổng tham mưu trưởng Mỹ. Eisenhower bảo Radford thỏa mãn yêu cầu của Ély ngay nhất là về B-26, vài tuần sau sẽ được đưa tới từ Phi luật Tân, Đài Loan, Nhật. Bộ trưởng ngoại giao Dulles nói không thể bỏ kế hoạch Navarre, cho là sẽ mang thắng lợi năm sau nhưng Ély lại khiến các nhà chính khách Mỹ tiêu tan hy vọng lạc quan của họ và khiến họ nghi ngờ. Họ thấy mối nguy là Pháp muốn thương thuyết dù trong tình trạng tồi tệ nhất trừ khi được trợ giúp ồ ạt. Các nhà lãnh đạo Mỹ nhận thấy Hoa Kỳ sẽ phải đưa đất nước dấn thân sâu xa hơn trong cuộc chiến.

Chính sách Mỹ thay dổi nhanh. Trong phiên họp ngày 6-3, Hội đồng an ninh Quốc gia đã nhận định Hoa Kỳ cương quyết ngăn chận CS tại Đông nam Á, nay hơn 600 triệu người Á châu đã vào quĩ đạo của Sô Viết, phải ngăn chận thực trạng này. ĐNÁ cung cấp cho Thế giới tự do nhiều nguồn hàng kinh tế cần thiết. ĐNA phải được giữ với bất cứ giá nào. Đông dương làm thìa khóa cho cả khu vực.

Ngày 24-3 Radford hội đàm với Ély về huấn luyện trang bị cho Quân đội QGVN để ngăn chận CS. Cơ bản nhiệm vụ Ély là xin viện trợ Mỹ khi Trung cộng gia tăng viện trợ cho VM. Sắp tới phiên họp của hội nghị Genève, Trung cộng hối hả viện trợ cho VM để có thế mạnh, Mỹ cần cảnh báo họ coi chừng nhưng Hội đồng an ninh Quốc gia (HDANQG) đề nghị ngăn chận CS tại Đông nam Á (ĐNA) không phải chỉ có một mình Mỹ.

Ély có thể mang tin vui về Pháp, yêu cầu xin máy bay đã được thỏa mãn, Mỹ sẽ giúp thành lập QĐQGVN, sẽ cảnh cáo Trung Cộng. Ély định về Pháp nhưng hoãn lại 24 giờ để hội thảo với Radford  mở ra một viễn tượng mới. Radford theo chỉ thị Tổng thống để giúp Pháp nhưng ông muốn đi xa hơn một chút, không gây hấn với TC  mà chỉ giúp căn cứ ĐBP, nó sẽ không đưa Mỹ vào cuộc chiến.

Lời đề nghị của Đô đốc Radford (TMT liên quân Mỹ) gồm cho 60 máy bay oanh tạc cơ hạng nặng B-29 tấn công ban đêm tại ĐBP xuất phát từ phi trường Clark gần Ma Ní, thả 450 tấn bom mỗi cuộc tấn công, sẽ có 150 chiến đấu cơ hộ tống từ Hạm đội Số Bẩy. Nó có thể phá vỡ vòng vây VM, hủy diệt các dàn súng lớn của họ. Đô đốc cho biết sự yểm trợ tối đa này cần được hai chính phủ thảo luận và cần thực hiện sớm, kế hoạch phải được chính phủ Pháp chấp thuận và  chính thức yêu cầu Mỹ.

Ély về Paris ngày 27-3 báo cho Bộ trưởng quốc phòng Pleven kết quả chuyến đi. Ủy ban Chiến tranh được triệu tập hôm 29-3 thảo luận về chính trị, ngoại giao chiến lược kế hoạch được gọi là Kên Kên (Vulture). Mọi người trong phiên họp đều cho đó sẽ là hành động đầu tiên của Mỹ can thiệp vào Đông Dương có thể khiến Trung cộng phản ứng mạnh. Ély bèn cử Đại tá Brohon sang Đông Dương hỏi ý kiến Tư lệnh Navarre và Cao ủy Dejean, ngày 2-4 Tại Hà nội. Navarre đồng ý cho rằng kế hoạch này sẽ vô hiệu hóa pháo binh và cao xạ địch để cứu nguy ĐBP.

Tình hình nguy khốn, VM pháo phi trường, máy bay cứu thương cuối cùng rời ĐBP ngày 26-3, nay chỉ còn tiếp tế bằng thả dù, Brohon về Paris ngay hôm ấy. Ngày 4-4 Ủy ban chiến tranh nhóm họp, mọi người hy vọng vào kế hoạch mạnh mẽ và nhanh chóng. Tối ấy Thủ tướng Laniel và bộ trưởng ngoại giao Bidault họp với Đại sứ Mỹ Douglas Dillon và xin Mỹ can thiệp oanh tạc. Đại Sứ Dillon trình lên chính phủ Mỹ, hôm sau Dulles trả lời ông đã nói với Ély, có mặt cả Radford rằng Mỹ chỉ có thể can thiệp tại Đông Dương  nếu được sự đồng thuận của các nước và Quốc hội chấp thuận. sau khi tham khảo ý kiến các chính khách lớn Dulles nói Hành pháp hành động trong khuôn khổ của Quốc hội, hiện nay chưa thể làm gì được vì không thành lập được sự hợp tác của các nước trong Liên Hiệp Anh, và Mỹ bác bỏ yêu cầu của Pháp.

Tại Washington , Đô đốc Radford không thuyết phục được chính phủ Mỹ như Ély đã làm được tại Paris . Bradford và Dulles đã nghĩ đến cách cứu ĐBP nhưng không biết rằng Mỹ không muốn can thiệp vào Đông Dương. Quốc hội và dư luận người Mỹ không muốn can thiệp vào Đông Dương nên Hành pháp phải chuẩn bị dư luận quần chúng và Quốc hội trước khi hành động trong năm bầu cử này.  Radford muốn làm nhanh vì lý do quân sự còn Dulles chú trọng sự yểm trợ chính trị. Ngày 29-3 Dulles tuyên bố tại Câu lạc bộ báo chí Hải ngoại (Overseas Press Club New York) tố cáo khối CS yểm trợ cho VM, súng Tiệp Khắc, 2000 chuyên viên Tầu ngành vận tải, pháo binh, kỹ thuật … và cảnh cáo Trung Cộng.  Ông cho biết Nga Sô và Trung Cộng áp đặt xuống Đông nám Á đe dọa  Thế giới tự do, Mỹ phải hành động phối hợp, ông cũng nói bài diễn văn đã được các Trưởng khối hai đảng duyệt. Chính Phủ Mỹ đang nghiên cứu kế hoạch can thiệp mạnh vào Đông dương, Dulles muốn cho dân Mỹ biết can thiệp cần nhanh là cách duy nhất để tránh cho Đông Dương khỏi rơi vào tay CS. Các nhà lãnh đạo Mỹ xử dụng Không quân, Hải quân nhưng không có bộ binh, hy vọng sẽ thắng cuộc chiến, sẽ không phải gửi quân qua, sẽ khiến Trung Cộng từ bỏ mộng bành trướng.

Tuy nhiên ngày 31-3 Eisenhower họp báo tuyên bố ông nghĩ sẽ không làm gì bất lợi cho Mỹ bằng gửi quân hay một lực lượng nào khác tại một xứ sở xa xôi, ông làm giảm bớt ý nghĩa trong lời tuyên bố của Dulles.

Ngảy 3-4 Dulles cùng với Radford mở phiên họp với 8 vị trưởng khối Quốc hội (ba Cộng hòa, năm Dân chủ) tại Bộ ngoại giao. Radford trình bầy tình trạng rất nguy kịch của Đông dương và VM sẽ thăng nếu Pháp không được Mỹ trợ giúp. Ông cho biết sự viện trợ ồ ạt của Trung Cộng cho VM đã thay đổi tình hình. Mỹ cần sớm hành động thích đáng ngay nếu muốn tránh khỏi phải can thiệp rất đắt giá một khi trễ nải.

Dules và Radford hỏi các vị dân cử khi nào ủng hộ Tổng thống dùng không lực và bị họ từ chối. Quốc hội không muốn Hoa Kỳ đi vào một cuộc chiến khác như Cao Ly. Các Trưởng khối hỏi Radford rằng các vị TMT khác cũng đồng ýhay không thì Radford trả lời đó là ý của ông và các TMT khác không đồng ý với ông. Cả Radford và Dulles đều nói không phải họ nói cho Tổng thống hay vận động Quốc hội quyết định.

Cuối cùng các vị trưởng khối Quốc hội đòi hỏi trước hết phải thành lập liên minh những nước cùng phối hợp hành động, Hoa Kỳ không thể hành động một mình, đặc biệt phải có Anh. Kế hoạch của Radford bị ngưng lại, vấn đề không còn là quân sự mà chuyển sang chính trị.

Khi được hỏi các lực lượng, cả bộ binh có thể tham gia hay không, Radford nói không hoàn toàn loại bỏ (có thể có) khiến các vị trưởng khối hoảng quá. Khi rời cuộc họp, Thượng nghị sĩ Knowland, trưởng khối đa số nói Đông Dương sẽ bị CS chiềm hay không sẽ được quyết định trong vài tháng tới. Nói chung ông cho biết Thế giới Tự Do có cách không phải gửi quân thí dụ ném bom Trung cộng , bao vây Trung cộng bằng Hải quân, Đài Loan và các nước tự do Á châu sẽ tiến hành chiến dịch.

Kế hoạch Kên Kên đã bị bóp chết từ đầu vì Quốc hội cẩn thận, họ đưa nước Anh làm vật tế thần. Sau phiên họp đề nghị can thiệp bị từ chối dứt khoát, Dulles nói chuyện một giờ với Đại sứ Pháp Henri Bonnet và giải thích về hành động phối hợp.

Hội nghị Genève sẽ thất lợi cho Pháp, muốn thay đổi tình hình cần thành lập một Liên minh hành động phối hợp để ngăn chận CS tại ĐNÁ. Theo Dulles Anh, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi luật Tân có thể tham gia với Pháp thành lập một liên minh trước khi có Hội nghị Genève từ đó Trung cộng sẽ từ bỏ kế hoạch của họ. Sự đồng thuận các nước cần Quốc hội đồng ý, nó sẽ cho Tổng thống quyền hành động, Dulles đề nghị Bonnet trình chính phủ Pháp.

Trưa 4-4 Tổng thống Eisenhower họp với Dulles, Radford và quyết định chỉ can thiệp Đông dương nếu thỏa mãn ba điều kiện của Quốc hội: Thành lập liên minh các nước; Pháp phải trả độc lập cho các nước Đông dương; Quân đội viễn chinh phải ở lại Đông dương. Trong thư gửi Churchill cùng ngày Eisenhower có nói về hành động phối hợp nhưng thực ra quyết định ngày 4-4 coi như chấm dứt Kên Kên trước hết, sau đó lập Liên minh (Phối hợp hành động) là mục tiêu mới của ngoại giao Mỹ.

Rõ ràng là khi khi đặt vấn đề liên minh, Dulles muốn bảo đảm quyền Quốc hội như là một hình thức trực tiếp để Mỹ can thiệp vào Đông dương nhưng mục đích trước mắt là thành lập cái khung chính trị chiến lược như Nato. Pháp Anh không thể có sáng kiến ngoại giao mà không dược Mỹ đồng ý thí dụ như thương thuyết về hòa bình Đông Dương. Sự đoàn kết của Thế giới tự do có thể vượt qua tất cả quyền lợi quốc gia.

Dulles nói Thế giới tự do phải đoàn kết để chống CS ở Đông dương, Đông nam Á, ông tuyên bố tại ĐBP Trung cộng đã trực tiếp can thiệp, một tướng Tầu và các chuyên viên điện thoại, vận tải, pháo thủ phòng không có mặt tại ĐBP. Ông nói Hoa kỳ chống sự can thiệp của Trung cộng không phải chỉ giới hạn tại Đông dương. Dulles chủ trương “hòa bình qua sức mạnh”, giọng dọa dẫm của ông cho thấy Mỹ có cớ mà họ tìm được để dùng sức mạnh can thiệp. Ý tưởng này khiến Anh, Pháp nghi ngờ cả báo chí và chính phủ.

Dulles đề nghị thành lập các nước Liên hiệp để bảo vệ Đông nam Á đã được Hội đồng bộ trưởng Pháp nghiên cứu kỹ tại Paris ngày 6-4, chính phủ Pháp bác bỏ. Trong thư trả lời, chính phủ Pháp cho biết người dân muốn đàm phán hòa bình hơn là can thiệp toàn diện, một cuộc Liên kết toàn diện trước phiên họp Hội nghị Genève có thể sẽ tạo không khí bất lợi. Ý kiến Pháp cho là kế hoạch Mỹ sẽ làm mất cơ hội hòa đàm Genève.

Chính phủ Pháp nhận thấy việc thành lập Liên Hiệp hoãn lại tới khi Hội nghị Genève không đạt được thỏa thuận. Đồng thời Pháp còn nghiên cứu thêm một số vấn đề: Mỹ dùng lực lượng gì để bảo vệ ĐNÁ, các nước hội viên có bổn phận gì? Ngày 8-4 (1954) Pháp trả lời Dulles , Dulles thất vọng , chán nản, ông nói nếu Mỹ không có sự ủng hộ của các nước hội viên để đối phó với sự đe dọa tại ĐNÁ thì Mỹ phải lựa cho mình một chính sách và kế hoạch tốt nhất để tự bảo vệ quyền lợi, an ninh của mình.

Người Anh trả lời sau khi họp nội các ngày 7-4 một cách lạnh lùng, rõ ràng cũng như Pháp, tuy nhiên Churchill muốn thảo luận riêng với Dulles tại Luân đôn ngày 12-4. Thủ tướng Pháp Laniel tuyên bố trong phiên họp Quốc hội ngày 9-4, chính phủ muốn dự hội nghị Genève hoàn toàn tự do hành động, quyết không bỏ cơ hội để tìm hòa bình. Quan điểm khác nhau của đồng minh rõ ràng. Pháp, Anh cùng đồng ý Dulles cần phải tới Âu châu giải nghĩa kế hoạch phối hợp hành động mặc dù Anh Pháp đã từ chối tham gia can thiệp.

Dulles tới Luân đôn ngày 11-4, ông thảo luận với chính phủ Anh cho tới sáng 13-4. Ông nói vì không đưa được Liên hiệp quốc vào cuộc chiến nên phải tự tạo Liên minh riêng để có thể hành động ngay bằng tuyên bố chung, cũng cần thảo luận chung dài lâu và phê chuẩn, có thể mất nhiều tháng trong khi tình hình chính trị quân sự tồi tệ.

Churchill và ngoại trưởng Eden cho biết Anh không tham gia Liên hiệp, cơ hội thành công của Genève mong manh nhưng cần kiên nhẫn, dư luận Anh và các nước Liên hiệp Anh tại Á châu sẽ không chấp thuận. Người Anh cho rằng nếu cảnh cáo Trung cộng là điều nguy hiểm vì họ không thể bỏ Việt Minh mà không sợ mất mặt,  cần thương thuyết đàm phán hòa bình, vả lại Anh cho là cần giúp Pháp, cần tìm ra một Hiệp ước bảo vệ ĐNÁ  khi có kết quả Hội nghị Genève.

Bản thông cáo chung Dulles và Churchill Eden thảo ra , Dulles rời Luân đôn tin rằng đã thuyết phục được Anh về việc lập Liên kết các nước, các viên chức cho là Churchill đã hứa yểm trợ Dulles một khi can thiệp vào Đông dương vậy không cần bàn tới việc cảnh cáo Trung cộng

Cuộc nói chuyện Pháp-Mỹ kéo dài tới ngày 14-4, thực ra là những vấn đề đã được Dulles và Bonnet họp bàn mấy tuần trước Dulles nhấn mạnh ở Paris, mục đích của ông để bổ sung cho cơ hội cho một giải pháp vấn đề Đông dương, ông đã thấy giải pháp không thể thực hiện được cho tới khi CS thấy mục đích của họ vô ích

Dulles cho rằng Nga sẽ ép Trung cộng ký hòa ước vì sợ chiến tranh lớn có thể sẩy ra như thế chứng tỏ trước Hội nghị Genève các nước trong Thế giới tự do cương quyết cùng chống CS bành trướng để có giải pháp tốt. Dulles giải thích, do ở cuộc họp với các trưởng khối Quốc hội rằng Mỹ tăng phần tham gia (đóng góp nhiều) trong cuộc tranh đấu nếu những nước khác nhận thấy biến cố Đông dương đe dọa họ, nếu không Quốc hội và người dân sẽ không đồng ý.

Bộ trưởng ngoại giao Pháp Bidault chấp nhận phân tích tình hình của Dulles nhưng dè dặt về thời gian của việc tiến hành, ông nói dư luận trong nước Pháp thúc chính phủ tìm thương thuyết cho vấn đề Đông dương. Họ muốn hòa bình trong danh dự, hòa bình nhưng không phải là chiến thắng của CS. Người Pháp thực sự tìm hòa bình tại Đông dương không muốn làm hỏng Hội nghị Genève , không muốn tiếp tục cuộc chiến. Chính phủ không muốn Hội nghị thất bại, chỉ muốn ký hiệp định hòa bình, một số dấu hiệu dù mỏng manh cho thấy hội nghị có thể có kết quả hiển nhiên. Chính phủ Pháp không muốn bị kết án là họ bị trói tay trước và chỉ quan tâm vấn đề quốc tế hóa cuộc chiến một khi Hội nghị tan vỡ.

Cuộc họp ngày 14-4-1954 không có kết quả nào, Dulles về Mỹ mời Anh, Pháp và các nước Tây phương liên hệ bàn sơ khởi tại Washington ngày 20-4. Ông tưởng là mặc dù từ chối không ký thông cáo chung nhưng Anh, Pháp sẽ họp bàn nhưng hôm18-4 Đại sứ Anh Roger Makins cho biết chính phủ Anh không cho phép ông dự, họ không muốn họp bàn khi chưa có kết quả Hội nghị Genève. Dulles tức giận lên án Anh phá buổi họp.

Chương trình liên minh để yểm trợ cho Kên Kên về chính trị coi như thất bại từ 20-4, 5 ngày trước Hội nghị Genève, ngày 20-4 ông nói với các Trưởng khôi Quốc hội việc can thiệp Đông Dương không được xét tới.

2- Trên bờ cuộc chiến

Việt Minh vào gần căn cứ Trung tâm tại ĐBP ngày 23-4-1954, tức một tháng 10 ngày sau trận tấn công đầu tiên, cao xạ địch có radar hướng dẫn bắn chính xác khiến hàng thả dù thấp khó thực hiện. Ngày 21-4 hai ông Cao Ủy và Tư lệnh (Navarre) cho rằng chỉ có cuộc oanh tạc lớn mới cứu được ĐBP, cả hai hy vọng vào kế hoạch Kên Kên, thực ra vẫn chưa bị dẹp hẳn. Bộ TM liên quân Mỹ đưa hai hàng không mẫu hạm Boxer và Philippine Sea vào vịnh Hạ long chở máy bay chiến đấu để bảo vệ các oanh tạc cơ. Giới quân sự hai bên Mỹ-Pháp vẫn chuẩn bị cuộc oanh tạc nhưng không để dấu vết Mỹ, Pháp đề nghị Mỹ giao cho họ một số B-29 nhưng họ không có phi hành đoàn biết lái. Ngày 14-4 Navarre đề nghị Mỹ không oanh tạc trên ĐBP mà trên các tuyến đường tiếp tế về ban đêm với từ 15 tới 20 oanh tạc cơ B-29 với cờ Mỹ để máy bay Pháp dễ tiếp tế ĐBP nhưng người Mỹ không chấp thuận.

Ngày 14-4 Tướng Partridge, Tư lệnh không quân Mỹ tại Viễn đông đã tiếp xúc với Navarre để nghiên cứu về mặt kỹ thuật, ngày 17-4 ông nói với Cao Ủy Đông dương sẽ tiến hành nghiên cứu kế hoạch.Về phương diện quân sự Kên Kên vẫn còn có thể (dự trù 75 tới 80 B-29 từ Phi luật Tân, mỗi cái mang 8 tấn bom, tấn công ban đêm). Radford cũng được phó Tổng thống Nixon ủng hộ, ông cho Đại sứ Pháp biết ông ủng hộ oanh tạc cứu nguy ĐBP, Nixon vẫn hy vọng đảo ngược ý định 5-4, ngày 16-4 ông nói với ký giả nếu cần Mỹ sẽ gửi quân

Ngày 21-4, 22-4 ĐBP tuyệt vọng, 23-4 Bidault nói với Dulles tại ba Lê nếu không có oanh tạc ĐBP sẽ thất thủ, sau đó VM sẽ đưa quân đánh Hà Nội trước mùa mưa. Pháp cần tìm đình chiến ngay và yêu cầu Mỹ oanh tạc. Sáng hôm sau Dulles trả lời bác bỏ yêu cầu nêu lý do phải được Quốc hội chấp thuận, quá trễ để cứu ĐBP. Dulles thấy ĐBP sụp đổ sẽ đe dọa toàn khu vực Á đông, hai ngày nữa, 26-4 sẽ là phiên họp đầu tiên của Hội nghị Genève. Thủ tướng Laniel cố gắng lần chót, ông lệnh cho Bidault gửi thư cho Dulles ngày 24-4 nói.

1-Các chuyên gia quân sự Pháp nghiên cứu cho biết nếu oanh tạc ồ ạt vẫn cứu được ĐBP

2-Bộ chỉ huy tối cao Pháp tin là VM tập trung lực lượng to lớn quanh đồn, nếu mở cuộc oanh tạc địch sẽ bị diệt gọn

Thư cũng gửi cho Đại sứ Pháp tại Mỹ Bonnet, ông này trao cho thứ trưởng ngoại giao Mỹ Smith, Smith trình Tổng thống  và trả lời Bonnet rằng Dulles đang thương thuyết tại Luân Đôn, tất cả phụ thuộc vào người Anh. Bidault cố gắng thuyết phục Eden , Mỹ cũng gửi thư cho Churchill.

Bộ ngoại giao Mỹ và Đại sứ các nước Liên hệ họp ngày 26-4 để yêu cầu Quốc hội yểm trợ, nếu được sẽ thực hiện ngày 28-4 cho Tổng thống quyền oanh tạc , Smith hy vọng tiến hành tốt để các hàng không mẫu hạm Mỹ tấn công VM trước khi họ tràn ngập ĐBP.

Thứ bẩy 24-4 Mỹ tuyên bố sẵn sàng can thiệp ĐBP giữa tuần sau nếu Anh đồng ý, cùng ngày này Eden qua Ba Lê trên đường đi Genève, ông nhận thư của chính phủ Pháp, chỉ cần tham gia tượng trưng Liên Hiệp, Mỹ Pháp. Eden vội về Luân đôn dự một phiên họp nội các Anh và Tổng TMT ngày 25-4. Đồng thời Đại sứ Pháp tai Anh Massigli gặp Eden nói về kế hoạch này, Eden nói rất tiếc ông muốn gíup nhưng chính phủ Anh không thể tham gia.

Người Anh cho là cuộc oanh tạc sẽ không có kết quả, nó sẽ làm hỏng Hội nghị Genève, chiến tranh sẽ mở rộng, thực tế nhất là tìn đình chiến. Cùng ngày 25-4 Radford tới Luân đôn mang thư của Eisenhower gửi Churchill, gặp Thủ tướng xong ông về Mỹ. Eden qua Pháp ngày 25-4 để đi Genève, Bidault gặp ông ở phi trường Orly, Eden nói chính phủ Anh không thể can thiệp một tí nào cho tới sau khi họp Genève, Anh chỉ có thể giúp Pháp về ngoại giao thôi.

Tuy thế kế hoạch Kên Kên chưa chết hẳn, chưa đem chôn, Thủ tướng Laniel vẫn cố gắng tới cùng để cứu ĐBP, ông lệnh cho Đại sứ Massigli đề xin thảo luận với Churchill, nay Hoa kỳ chỉ chờ người Anh. Churchill tiếp Đại sứ pháp ngày 27-4, ông cho biết không muốn nghe về vấn đề giải quyết bằng quân sự. Thủ tướng Anh ca ngợi quân Pháp anh dũng và nói rất tiếc không cứu được họ, ông không tin kế hoạch Kên Kên thành công vả lại cuộc oanh tạc sẽ phá hỏng Hội nghị. Nước Anh không thể đổi quyết định, và để tránh ngộ nhận Churchill tuyên bố trước  Quốc hội Anh, chính phủ sẽ không can thiệp vào Đông dương trước khi có Hội nghị Genève

Kên Kên gây nhiều tranh cãi thảo luận hơn các kế hoạch khác, Mỹ chịu không làm gì được đứng nhìn Pháp bại trận ĐBP, dư luận không thuyết phục được Quốc hội, chính Mỹ không muốn liều tham chiến, dư luận cho thấy người dân không muốn nước Mỹ tham chiến.

Ngày 29-4, Tổng thống Mỹ họp HĐANQG nghe Radford tường trình chuyến đi Âu châu, Eishenhower kết thúc giây phú nguy hiểm của lịch sử, chính phủ Mỹ phải đợi kết quả Genève, Quốc hội không thể đồng ý để Kên Kên đưa nước Mỹ tới bờ của cuộc chiến lớn

Nhận xét chung

Qua ba tác giả Pháp kể trên, Philippe Devillers chỉ mô tả sự kiện không đưa ý kiến riêng nhưng Tướng Tư lệnh Navarre và Bernard Fall có đưa ra nhiều nhận xét ngả về phía người Pháp.

Navarre chỉ trích Hoa Kỳ không thực lòng muốn cứu ĐBP. Họ tìm cớ để tránh né như đòi hỏi phải có sự đồng ý của người Anh mà họ đã biết Anh không muốn chiến tranh chỉ muốn đàm phán. Ông chỉ trích Hoa Kỳ chỉ sợ bị lôi cuốn vào cuộc chiến lớn, họ chỉ giúp đỡ tài chính và để Pháp chiến đâu đơn độc. Tướng Tư lệnh chỉ trích Anh không muốn bị nguy hiểm vì cuộc chiến và muốn Pháp chiến đấu không công bảo vệ quyền lợi cho họ tại Đông nam Á cụ thể là các nước trong Liên hiệp Anh.

Tác giả Bernard Fall không tán thành quyết định của Mỹ, cho là hành động bỏ rơi đồng minh. Ông ta cho rằng nguyên nhân lớn nhất khiến ĐBP sụp đổ là do Mỹ đã từ chối Pháp không thực hiện kế hoạch Kên Kên cứu nguy ĐBP

Tác giả này nói một trận yểm trợ bằng không lực ồ ạt dù không cứu được Đông Dương nhưng ít nhất cũng cứu được ĐBP, các nhà quan sát viên Pháp về ĐBP đều đồng ý như vậy. Chủ tịch Ủy ban điều tra ĐBP thuộc chính phủ Pháp, Đại tướng Catroux sau này cho biết

“Cơ hội cứu nguy ĐBP bằng mấy trăm máy bay Mỹ có thể quét sạch đối phương, chắc sẽ đảo ngược tình hình”

De Castrie khi được thả ra họp báo nói một sự can thiệp ồ ạt của không quân Mỹ sẽ khiến ông tiếp tục chỉ huy. (11)

Berrnard Fall nói trong cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ hai 1965, 1966… không quân Mỹ đã cứu bộ binh Mỹ và VNCH khi bị địch tấn công mạnh với lực lượng đông đảo. Cuộc oanh tạc nếu được thực hiện sẽ giúp Pháp tiếp tế ĐBP dễ dàng hơn có thể thay đổi tình hình. Trước hết nó có thể phá hủy được kho hàng tiếp liệu của VM tại Tuần Giao hoặc phá hủy các dàn pháo binh, cao xạ của địch cũng như tiêu diệt các lực lượng bộ binh VM tại các căn cứ kháng cự thuộc khu Trung ương ĐBP. Tác giả nhận xét người Mỹ tính kỹ quá, họ chỉ sợ cuộc chiến sẽ nổ lớn như Cao Ly, chỉ muốn tiếp viện cầm chừng cho Pháp và để Pháp chiến đấu đơn độc

Cuối cùng lệnh thi hành kế hoạch Kên Kên không bao giờ có, Bernard Fall nhận định đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ, họ bỏ rơi đồng minh mà chính họ đã đã khuyến khích đồng minh ấy tiếp tục tham gia cuộc chiến. Nước Pháp đã đi xa hơn mục tiêu chính trị cũng như khả năng quân sự của họ khi dấn thân vào một cuộc chiến chống CS bảo vệ ĐNÁ mà thực ra đó là trách nhiệm của người Mỹ, cuộc chiến đó vì quyền lợi của người Mỹ. Tác nói ĐBP không chỉ là thất bại của Pháp mà cũng là của Mỹ, ông dẫn lời De Gaulle để nói người Mỹ không đáng tin cậy khi vấn đề không trực tiếp liên quan đến họ

Theo Bernard Fall ĐBP đóng vai trò chiến lược quan trọng đối với Hoa Kỳ, nó cũng  là thời điểm Quân đội CSVN thành hình để trở thành lực lượng CS tại ĐNÁ. Nó sau này đã khiên Mỹ phải can thiệp vào miền nam VN những năm 1965, 66, 67…mà 1954 họ đã tránh. Tác giả cho thấy hậu quả mà Mỹ đã phải gánh chịu vì tránh can thiệp ĐBP, Quân đội CSVN mà người Mỹ đã tránh đụng độ năm 1954 để rồi sau đó hơn mười năm phải đối đầu, họ tránh can thiệp năm 1954 để khỏi bị nguy hiểm vì cuộc chiến lan rộng nhưng rồi phải đối mặt với cuộc chiến tại miền nam VN giữa thập niên 60.

Bernard Fall tin tưởng nếu người Mỹ đã oanh tạc cứu nguy ĐBP năm 1954 có thể lịch sử VN sẽ bớt phức tạp hơn, có thể cuộc chiến sẽ không tàn khốc như thế và đã không đưa thế giới tới bờ vực của Thế chiên. Tác giả chỉ trìch Hoa Kỳ đã bỏ rơi đồng minh trong giai đoạn nguy kịch.

Nhận định của Bernard Fall không phải là thiếu cơ sở, thật vậy người Mỹ quá thận trọng và tính toán lợi ích riêng tư để bỏ rơi đồng minh, hành động này đã đưa tới hậu quả mà Mỹ phải trả giá.

Như trên các Trưởng khối Quốc hội Myỹ đã yêu cầu Hành pháp thỏa mãn ba điều kiện để được Quốc hội chấp thuận can thiệp bằng oanh tạc:

-Thành lập một Liên minh các nước

-Pháp trả độc lập các nước Đông dương

-Pháp tiếp tục cuộc chiến tại Đông dương.

Về hai điều kiện sau rất khó cho Pháp, họ trở lại Việt Nam năm 1945 để lấy lại những quyền lợi như nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ.. nhưng sau đó cuộc chiến ngày càng sa lầy, tốn kém xương máu và tiền của nhất là từ khi Trung Cộng chiếm được nước Tầu viện trợ và huấn luyện cho Việt Minh từ 1949, 1950. Cuộc chiến dần dần trở lên đẫm máu hơn khi địch đánh lên tới cấp sư đoàn. Vì Trung Cộng can thiệp nên Mỹ cũng ra mặt viện trợ cho Pháp với mục đích ngăn chận CS tại ĐNÁ, nếu Mỹ không khuyến khích thì Pháp có thể đã bỏ cuộc. Họ tiếp tục chiến đấu chống VM và hy vọng nếu thắng cuộc có thể giữ Đông Dương trong Liên hiệp Pháp, mà nay Mỹ yêu cầu Pháp trả độc lập cho các nước Đông dương thì họ chẳng còn mục tiêu, quyền lợi gì để tiếp tục cuộc chiến.

Sự kiện người Mỹ yêu cầu Pháp trả độc lập cho Việt, Mên, Lào chỉ là để tự đánh bóng cho họ một tinh thần công bình bác ái giả hiệu, nó mang tính đạo đức giả nhiều hơn vì thực tế cho thấy họ đã từng nhiều lần bỏ rơi đồng minh không thương tiếc. Trên thực tế từ 1949, 1950 khi cựu hoàng Bảo đại trở về làm Quốc trưởng, chính phủ QGVN được thành lập, người Pháp đã trả độc lập dần dần cho VN. Người dân từ hậu phương Việt Minh ùn ùn trở về thành và vùng Quốc gia và Pháp, giải Pháp Bảo Đại có hết quả tốt đẹp.

Đến năm 1954 trên thực tế Pháp đã trả độc lập cho VN gần hết như giáo dục, nội trị, giao thông, thương mại…họ chỉ còn giữ quốc phòng ngoại giao. Vả lại trong giai đoạn này, đòi độc lập chưa phải là vấn đề cấp bách vì VN cần Pháp chiến đấu chống CS, bảo vệ sự sống còn cho cả Đông Dương. Nếu người Pháp trả độc lập cho VN rồi ra đi, toàn quốc sẽ bị Việt Minh nuốt chửng trong vài tháng vì ngay Pháp còn chống CS không nổi chứ đừng nói QĐQGVN

Người Mỹ không nắm vững tình hình cho lắm, họ tưởng Pháp vẫn cai trị Đông dương bằng chính sách thực dân cổ điển như thời xa xưa mà thực ra họ là đồng minh của QGVN chống lại sự xâm lăng của CS quốc tế. Các vị đại diện Quốc hội Mỹ đòi Pháp phải tiếp tục ở lại chiến đấu họ mới chấp thuận cho oanh tạc cứu nguy ĐBP. Điều kiện của Mỹ đặt ra rất độc đoán thiếu tinh thần công bằng và tình chiến hữu, trong khi người bạn đồng minh đang chết dở, Hoa Kỳ có bổn phận phải cứu nguy họ thì lại đặt điều kiện bắt ép đồng minh. Một khi phải trả độc lập cho Việt, Mên, Lào, Pháp phải ở  lại tiếp tục cuộc chiến mà thực ra chỉ là để bảo vệ Đông nam Á, bảo vệ an ninh cho nước Mỹ, Tướng  Navarre đã có nhận xét như vậy.

Ngoài ra Tướng Navarre cũng nói mục đích cuộc chiến người Pháp nay đã không còn và chuyển sang phục vụ quyền lợi Mỹ. Mục đích của Mỹ là chính sách be bờ bảo vệ ĐNÁ chống CS. Mỹ và Pháp có hợp tác với nhau và Việt, Mên Lào để chống Việt Minh, CS. Dần dần Pháp theo chính trị của Mỹ, chống CS tại ĐNÁ và bảo vệ an ninh cho Mỹ cũng như các đồn điền Anh tại Mã lai, Úc, Tân tây Lan (12) . Ông cũng nói ta không thể đảm nhận vai trò chính tại ĐNÁ và nhường lại cho Mỹ, Pháp phải lựa giữ hai chính sách tham gia cuộc chiến chống CS do Mỹ lãnh đạo hoặc tự biến mình trước Mỹ (13)

Navarre nói chúng ta cần phải nói cho Mỹ biết chúng tôi chiến đấu tại Đông Dương cho quyền lợi chúng tôi, những quyền lợi chính đáng, đồng thời chúng tôi cũng bảo vệ ĐNÁ cho các ông. Vì cuộc chiến của chúng tôi có lợi cho các ông nên các ông mới viện trợ cho chúng tôi, chúng tôi không cần phải cám ơn các ông và không phải hy sinh quyền lợi của chúng tôi (14)

Hôm  21-4, Navarre đánh điện tín về Ba Lê nói “ Từ nay, chúng ta chiến đấu cho Hoa Kỳ hơn là cho chúng ta” (15)

Hạ tuần tháng 4-1954, Dulles khi biết ý Pháp muốn tìm hòa bình tại Hội nghị Genève và sẽ rút ra khỏi Đông Dương khiến ông lo sợ, vì Mỹ sẽ phải chiến đấu một mình như thế chứng tỏ Mỹ thiếu tình đồng chí mà chỉ  tính toán lợi ích riêng tư quá nhiều. Bộ ngoại giao Pháp đã để lộ cho thấy họ tìm hòa bình bằng mọi giá, cuộc chiến Đông dương đã bị dư luận báo chí, người dân chống đối quá nhiều. Lý do của Pháp chính đáng vì họ không còn quyền lợi tại Đông dương, vấn đề an ninh của ĐNÁ không ảnh hưởng gì tới họ. Kế hoạch Kên Kên cuối cùng chết lịm mặc dù đã được Eisenhower và Bộ tham mưu nghiên cứu bàn luận gần một tháng trời, Dulles đã đi hết nước này sang nước khác để vận động thành lập Liên minh quân sự, cuối cùng Kên Kên chỉ là cái bánh vẽ để đánh lừa người bạn đồng minh của họ.

Trong khi phía CS quốc tế, dù bất đồng họ cũng không bỏ đồng minh, vẫn tiếp viện cho chiến hữu anh em tới cùng với mục đích chung làm suy yếu Đế quốc. Mỹ, Anh, Pháp không dung hòa quyền lợi với nhau được, tính toán quyền lợi riêng thật kỹ nên hậu quả đã mang lại thua thiệt rõ ràng.

Trọng Đạt

Chú thích

(1) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 202

(2) Quân sử 4, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đọan hình thành 1946-1955, Bộ Tổng Tham Mưu VNCH trang 160

(3) Agonie de l’Indochine trang 221-226

(4) Agonie de l’Indochine, Le dégagement trang 242-250

(5) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu;  chương X Vulture, trang 293-313, chương XII Epilogue trang 450-463.

(6) Hell In A Very Small Place trang 308: “Perhaps without realizing it, Lydon B. Johnson, on April 3, 1954, had made his first crucial decision on Viet-nam”

(7) Hell In A Very Small Place trang 312

(8) Hell In A Very Small Place trang 313

(9) Hell In A Very Small Place các trang 455,459, 461, 462

(10) Philippe Devillers: End of a War, Indochina , 1954 trang 71-89, trang 90-99.

(11) Hell In A Very Small Place trang 455,456

(12) Agonie de l’Indochine trang 66, 67

(13) Sách đã dẫn trang 68, 96

(14) Sách đã dẫn trang 97

(15) Fredrik Logevall, Embers Of War, The Fall Of An Empire And The Making of America’s Vietnam, nguyên văn “From now on, it is as much for the United states that we are fighting as for ourselves”; trang 496

http://www.vietthuc.org/61-nam-tran-dien-bien-phu-chien-dich-ken-ken-nhin-tu-phia-nguoi-phap/
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

61 Năm Trận Điện Biên Phủ: Chiến Dịch Kên Kên Nhìn Từ Phía Người Pháp

Người Pháp cho đóng quân tại Điện Biên Phủ (ĐBP) để ngăn chận Việt Minh (VM) đánh Lào. ĐBP nằm trên biên giới Lào-Việt,vì phải bảo vệ Thượng Lào

2015 MAY 9 _dien_bien_phu_3002015 MAY 9 BB dien_bien_phu 300

Sơ lược diễn tiến trận Điện Biên Phủ

Người Pháp cho đóng quân tại Điện Biên Phủ (ĐBP) để ngăn chận Việt Minh (VM) đánh Lào. ĐBP nằm trên biên giới Lào-Việt,vì phải bảo vệ Thượng Lào nên Pháp cho đóng đồn tại đây. Ngoài ra mở trận ĐBP tại đây có mục đích lôi kéo địch vào trận đánh để họ khỏi tấn cống châu thổ Bắc Việt (1). ĐBP là một khu lòng chảo có nhiều đồi núi bao quanh, một cánh đồng chiều dài 16km, rộng 9 km

Trận ĐBP có tầm vóc lớn, toàn bô chiến trường Đông Dương, Việt Minh đưa gần hết các sư đoàn chính qui của họ vào trận đánh tổng cộng 63,000 người (2), Pháp có 12 tiểu đoàn sau cho nhẩy dù thêm 5 tiểu đoàn, trận đánh bắt đầu ngày 13-3-1954 cho tới 7-5-1954, gồm (3)

Giai đoạn 1. Nửa đêm  13-3-1954, VM tấn công tiêu diệt những căn cứ kháng cự đơn độc tại bắc, đông bắc,  pháo kích dữ dội, tấn công chiếm căn cứ Beatrice phía đông bắc sau vài giờ, hỏa lực địch rất mạnh, đêm sau 14, 15 Gabrielle phía đông bắc bị tấn công, thất thủ. Hai bên bị thiệt hại nặng phải bổ sung đạn dược, tiếp liệu cũng như quân số.

Giai đoạn 2 từ 16-3 tới 30-3. Hai bên tăng cường, bổ sung lực lượng, Pháp cho nhẩy dù xuống ĐBP thêm 3 tiểu đoàn, rút bỏ căn cứ Anne Mairie phía đông bắc. Di tản thương binh khó khăn, phi cơ cuối cùng chở 18 thương binh ngày 26-3, VM xiết chặt bao vây.

Giai đoạn 3 Từ 30-3 tới 5-4. Địch tấn công biển người chiếm bớt mặt đông khu trung ương , chiếm một vị trí phòng thủ quan trọng phía tây bắc, tới 31-3 VM tấn công dữ dội, những trận ác liệt diễn ra từ 31-3 tới 4-4, địch đông gấp năm, gấp bẩy lần Pháp

Giai đoạn 4 từ 5-4 tới 1-5. Mặt tây bắc bị đè nặng, đồn lũy chết lịm dần vì phòng không địch. Phía VM tổn thất nặng, họ ngưng tấn công để bổ sung đạn dược, họ đào nhiều giao thông hào. Tiếp tế khó khăn, Pháp co cụm dần, máy bay lên xuống bị cao xạ VM bắn rơi thiệt hại nhiều, tiểu đoàn thứ 4 được nhẩy xuống ngày 11, 12- 4, cứu thương y tế ngày càng trầm trọng, cuối tháng 4 hầm lầy lội vì mưa.

Giai đoạn 5 VM tổng tấn công trên khắp mặt trận và đồn thất thủ,  từ 1-5 tới 7-5 VM bổ sung lực lượng và đạn dược. Ngày 1- 5 Bộ chỉ huy VM cho mở cuộc tấn công, Pháp cho nhẩy dù thêm một tiểu đoàn thứ năm nhưng chỉ có một nửa được nhẩy xuống. Từ ngày 3 tới 6 lắng dịu, ngày 6, 7 tấn công dữ dội, pháo binh ở căn cứ Isabelle (phía nam) bị phá hủy, khu trung ương sụp đổ lúc 17-19 giờ

Pháp thiệt hại 16,000 người, 1,500 chết, 4000 bị thương, VM 20,000 bị loại, bị giết từ 10,000 cho tới 12,000 người

Như đã nói trên, Pháp bị thất bại ngay trận đầu giữa tháng 3, Việt Minh thắng thế, hỏa lực và nhân lực của họ rất mạnh áp đảo đối phương. Giai đoạn 2 và 3 cho thấy Pháp lâm nguy, không ngờ địch mạnh như thế.  Chính phủ Mỹ đã nghĩ tới kế hoạch xử dụng không quân oanh tạc ồ ạt cứu nguy sự sụp đổ ĐBP từ đầu tháng 4.

Dưới đây là quan điểm của Pháp và Mỹ về vấn đề này

Người Pháp nói về chiến dịch cứu nguy Điện Biên Phủ

Tại đây tôi sơ lược sự diễn tả và những ý kiến nhận định của một số tác giả người Pháp về kế hoạch cứu nguy Điện Biện Phủ bằng trận oanh tạc ồ ạt lấy mật danh là chim Kên Kên tức Vulture. Ba tác giả được dề cập dưới đây là người Pháp, trong đó một ông là Tướng lãnh, hai người là các nhà nghiên cứu, sử gia

Henri Navarre

Tư lệnh quân đội Viễn chinh Pháp tại Đông Dương từ đầu tháng 5-1953 cho tới đầu tháng 6-1954. Ông được triệu hồi về Pháp sau khi Điện Biên Phủ thất thủ 7-5-1954. Năm 1956 ông viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối, dầy 335 trang mục đích để bào chữa cho ông và quân đội Pháp về nguyên do bại trận tại Điện Biên Phủ và sự sụp đổ cuộc chiến Đông Dương 1946-1954.

Dưới đây là đoạn sơ lược trong phần nói về kế hoạch cứu nguy từ trang 242-245.

Muốn giải vây để cứu nguy ĐBP người ta có thể dự liệu dùng oanh tạc ồ ạt hay bộ binh, cứu ĐBP bằng không quân cần một lực lượng lớn lao, Pháp không đủ khả năng mả chỉ có Mỹ làm được

Một lực lượng không quân lớn có thể thực hiện được hiệu quả bằng tấn công các trục giao thông, hoặc pháo binh hay phòng không địch.

Vì thế Hoa Kỳ đã dự trù một cuộc tấn công ồ ạt của không quân trong khoảng thời gian ngắn. Báo chí Mỹ và Pháp đã nhiều lần ám chỉ đến nó tại Mỹ, Pháp.

Những ngày đầu tháng tư, Navarre biết lời đề nghị của Hoa Thịnh Đốn mà tướng Ely đi công tác tại đó, do một sĩ quan gửi trực tiếp  cho ông ngay rằng Ngũ giác đài nhận định vì Trung cộng can thiệp trực tiếp nên Mỹ cũng có quyền làm thế. Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles tán thành sự can thiệp ngày 5-4 đã tuyên bố trong một cuộc điều trần nổi tiếng trước Ủy ban ngoại vụ Hạ viện Mỹ. Ông nói viện trợ Trung cộng có tính trực tiếp nhất là sự hiện diện của một số pháo thủ phòng không người Tầu trong những dàn pháo quanh ĐBP.  Sự thật có cả một Tướng và khoảng 20 cố vấn kỹ thuật quân sự Tầu, các nhân viên điện thoại, phòng không, tài xế vận tải  là người Hoa, tất cả cho thấy họ đã can thiệp rõ ràng.

Đại tướng Ely đã yêu cầu Navarre cho ông biết quan điểm gấp, ông này nêu ý kiến cần một cuộc tấn công ồ ạt của không quân Mỹ, cần thực hiện gấp để cứu ĐBP. Tổng cao ủy (tức Toàn quyền) và Navarre không hề nghĩ sự can thiệp của Mỹ trên đất VN có thể đưa tới nguy cơ mở rộng cuộc chiến. Tại Triều tiên cũng như khi Bá linh bị phong tỏa, phía CS đã không gây thế chiến mà lúc này họ không muốn.

Chính phủ Pháp cho biết họ chia xẻ ý kiến này và xin can thiệp. Nhưng hình như họ chỉ nói cho có lệ chứ không tha thiết.

Kế hoạch yễm trợ không quân được thảo luận tại Hà Nội, Sài Gòn với các Tướng lãnh không quân Mỹ thuộc hạm đội Thái bình Dương, trong khi đó, họ được lệnh tiếp xúc với Navarre . Mỹ dự trù huy động khoảng 300 chiến đấu oanh tạc cơ từ hàng không mẫu hạm và 60 oanh tạc cơ hạng nặng từ Phi Luật Tân. Vì lý do hệ thống radar hạ tầng cơ sở của Pháp thiếu thốn, không thể nói đến yểm trợ sát ngay trên đồn lũy (ĐBP), trên các khẩu pháo hay cao xạ địch nhưng tấn công các đường giao thông nhất là căn cứ Tuần Giao là có thể được, các Tướng lãnh Mỹ cho là có thể hữu hiệu.

Lệnh thi hành không hề được ban ra.

Vấn đề được giải quyết công khai theo như thông lệ của Tây phương. Các vị dân cử tại Hoa Thịnh Đốn và Paris đã tác động lên các chính phủ. Báo chí phổ biến rộng rãi, Sau thời gian dài do dự chính phủ Mỹ không muốn đi vào con đường mà các cố vấn quân sự cổ võ.

Bây giờ họ tính sự rút lui, họ nói sự can thiệp của họ cần phải có những nước khác chấp nhận cùng tham gia. Thật ra họ tìm một cớ ở phía người Anh và  đòi hỏi sự đồng ý của họ dù là tham gia tượng trưng – nhưng Anh khước từ, và họ lấy cớ đó để từ chối mà họ đã biết chắc từ trước.

Người Pháp chiến đấu đơn độc. Nước Mỹ chỉ muốn nhận những nguy hiểm giới hạn nhỏ và chỉ giúp tài chính. Phó tổng thống Nixon trong một bài diễn văn ngày 20-4 -1954 tại Cincinnati nói “mục đích được định ra là Chính phủ chủ trương một chính sách không gửi quân Mỹ sang chiến đấu ở Đông dương hay nơi nào khác”.

Về nước Anh, họ không muốn tí nguy hiểm nào cả, họ muốn Pháp chiến đấu không công bảo vệ quyền lợi cho họ tại Đông Nam Á.

Bernard Fall

Người Pháp gốc Do Thái, sinh năm 1926, năm 1948 học Đại học Sorbonne, năm 1950 học tại Munich (Áo). Du học tại Mỹ 1951, năm 1955 đậu Tiến sĩ, năm 1956 làm Giáo sư đại học tại Hoa Thịnh Đốn.

Bernard B. Fall tác giả cuốn sách nổi tiếng viết về trận đánh lịch sử này Địa Ngục Tại Mảnh Đất Hẹp, Bao Vây Điện Biên Phủ, Hell in a Very Small Place , The Siege of Dien Bien Phu, xuất bản năm 1966

Dưới đây là phần sơ lược chiến dịch Kên Kên (Vulture) cứu nguy ĐBP bằng không quân trong Chương IX Vulture, Condor and Albatross, ngoài ra tại Chương XII, Kết Luận ông cũng nói quan điểm về kế hoạch này (5). Trước hết xin nói về

1- Chương IX: Kên Kên

ĐBP hấp hối gây bất đồng ý kiến chia rẽ giữa Pháp-Mỹ-Anh và âm vang của nó còn ám ảnh họ cho tới cả một thập niên sau đó. Đối với phia  CS trận đánh là một thắng lợi quân sự ảnh hưởng chính trị, đối với Tây phương người Pháp cho Mỹ do dự quá đáng, Anh thì hoàn toàn vô tình. Bóng ma ĐBP vẫn ám ảnh các chính trị gia, nhà quân sự Mỹ khi họ dấn thân vào cuộc chiến bảo vệ miền nam VN năm 1966. Ám ảnh vẫn còn đè nặng cho tới những ngày đó từ việc họ đã không cứu được Pháp thất trận tại ĐBP. Trận oanh tạc Bắc Việt ngày 8-2-1965 cho thấy rõ họ đã rút kinh nghiệm từ quá khứ.

Khi chiến tranh Triều tiên (Cao Ly) chấm dứt 27-7-1953, Trung Cộng (TC) viện trợ nhiều vũ khí cho Việt Minh, theo Tổng thống Eisenhower TC tăng cường viện trợ cho VM và chia sẻ kinh nghiệm có được ở cuộc chiến Cao Ly. Arthur Dean, nhân vật chính đàm phán tại Triều Tiên xác nhận trước Ủy ban ngoại giao Thượng viện tháng 1-1957  “Trước hết dình chiến tại Triều Tiên để Trung Cộng rút quân đánh Pháp”. Thượng nghị sĩ Hubert Humphrey hỏi Dean có phải TC ngưng chiên tranh Triều Tiên để sang Đông Dương, Dean nói đúng và tháng 6-1953, Tổng thống cử Tướng O’Daniel, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương  sang Đông Dương nghiên cứu tình hình, ông về nói Pháp có thể thắng với viện trợ gia tăng của Mỹ.

Khi ấy Tổng thống Mỹ không muốn một cuộc chiến khác tiếp theo tại Đông Dương để rồi ký hòa ước, không chiến thắng. Mùa thu 1953 Mỹ viện trợ thêm cho Pháp 385 triệu đô la để yểm trợ cho kế hoạch Navarre để đi tới thương thuyết tại Đông Dương. Pháp chỉ thương thuyết với VM và TC nếu được sự đồng ý trước của Mỹ. Eisenhower nói trong hồi ký: tháng 1-1954 nếu không quân Mỹ yểm trợ cho Pháp trong rừng thì khó hiệu quả, sẽ tạo ra nhiều nguy hại, làm hỏng, đưa tới can thiệp và thất bại. Trong mọi trường hợp, sự yểm trợ của Mỹ trong giai đoạn này chỉ là giả thuyết.

Tuy nhiên có một vấn đề mà người Pháp rât lo ngại là nếu TC  đưa không lực vào trận chiến. Từ hai năm trước, tình bào Pháp đã báo cáo TC đã xây vài phi trường gần ngay biên giới Bắc Việt, tại đó đã thấy có máy bay Mig-15 tối tân  đối với thời đó, vài cái mang cờ VM, người Pháp có thể có cuộc chiến giống như Triều tiên tại BV. Bộ trưởng quốc phòng Pháp René Pleven sau 3 tuần đi quan sát Đông Dương cử Đại tướng Paul Ély sang Mỹ, Ely tới Hoa Thịnh Đốn ngày 20-3-1954 khi đã mất căn cứ Beatrice và Gabrielle, Anne Marie 1 và 2 bị bỏ ba ngày sau, phi trường ĐBP bị pháo nặng, tải thương rất khó khăn. Tướng Ély hội kiến với Foster Dulles, Bộ trưởng ngoại giao, Allen Dulles giám đốc CIA (em Bộ trưởng) , phó Tổng thống Nixon, Tướng tham mưu trưởng liên quân Ridway, Ély cũng được gặp Tổng thống Eisenhower để tham gia phiên họp của Bộ tham mưu liên quân . Ngày thứ ba 23-3-1954 khi Foster Dulles gặp lại Tướng Ély, ông cẩn thận không nói gì về sự giúp đỡ của Mỹ. Dulles nói Mỹ sẽ không  can thiệp, tham chiến vì sẽ  thất bại và mang tiếng trên thế giới. Ély nói Mỹ có thể can thiệp trong trường hợp sẩy ra như thí dụ Trung cộng can thiệp bằng không quân.

Khi Tướng Paul Ély ở Mỹ, pháo binh và các dàn phòng của VM không hoạt động mạnh, cao xạ của họ cũng gây thảm họa cho ĐBP như máy bay Mig vậy (mặc dù không đưa Mig qua). Radford , TM trưởng liên quân Mỹ nói với Ély : Mỹ có thể giúp Pháp nếu chính phủ Pháp chính thức đề nghị vì Trung Cộng đã giúp VM nhiều cao xạ, đại bác và Trung cộng đã leo thang.

Ély về tới Paris 27-3, ngày 29-3 Foster Dulles tuyên bố TC  đã can thiệp vào Đông Dương sẽ đưa tới tình hình nguy hiểm, xâm chiếm Đông nam Á, ông nhắc lời Tổng thống Eisenhower: Đông namÁ vô cùng quan trọng của Thế  giới tự do, bài tuyên bố được Paris tán thưởng, phấn khởi. Thủ tướng Pháp Laniel mở “Ủy ban chiến tranh đặc biệt” có giới hạn để giải quyết chính sách Đông dương gồm các Tham mưu trưởng  và các viên chức quan trọng của nội các họp với Ély ngày 29-3 bàn về sự giúp đỡ của Mỹ. Tuy nhiên vấn đề không đơn giản, nếu Mỹ tấn công mà phá được vòng vây VM  khiến Trung Cộng can thiệp như tại Cao Ly, mở đầu bằng đoàn phi cơ M-15 đưa tới phá hủy mọi hy vọng đàm phán về cuộc chiến Đông Dương tại Genève 26-4-1954. Thủ tướng Laniel và Ủy ban quyết định gửi Đại tá Brohon, phụ tá của Tướng Ély tới Sài Gòn cho biết sẽ có mọi nỗ lực cứu nguy ĐBP.

Brohon gặp Navarre ở Hà Nội ngày 2-4-1954, trận đánh đầu tại Năm Ngọn đồi  khu Trung ương khiến tình hình tồi tệ , chỉ có oanh tạc phá hủy các dàn phòng không địch mới hy vọng cứu vãn tình thế.

Ély gửi điện tín cho Navarre nói chiến dịch can thiệp lấy mật danh “Kên Kên”, (Vulture) Bộ trưởng Foster Dulles và Đô đốc Radford chuẩn bị làm việc với Quốc hội để thực hiện “Kên kên”.

Ngày thứ bẩy 3-4-1954, tám vị dân cử Trưởng khối tại Quốc hội được mời tới Bộ ngoại giao để hội thảo bí mật  với Dulles, Radford, một số cố vấn. Foster Dulles nói Tổng thống Eisenhower yêu cầu mời họp và Tổng thống muốn được Quốc hội thông qua một quyết định dùng không quân, hải quân tại Đông Dương, nghĩa là cho ông được rộng quyền (hơn là TT Johnson sau này với nghị quyết tháng 8-1964). Đô đốc Radford nói về tình trạng nguy khốn của ĐBP, còn Dulles cảnh giác nếu Đông Dương mất sẽ mất Đông nam Á và rồi Mỹ sẽ phải rút về  Hawaii nếu Mỹ không giúp Pháp và chính phủ địa phương (QGVN)và sẽ khiến Pháp từ bỏ cuộc chiến.

Đô đốc Radford nói về “Kên kên” : Gồm hai Hàng không mẫu hạm Essex và Boxer, có tăng cường bởi không lực tại phi trường Clark Phi luật tân. Theo tin tức Pháp tổng cộng có 60 oanh tạc cơ hạng nặng B-29, mỗi cái mang 9 tấn bom, khoảng 450 máy bay chiến đấu hộ tống bảo vệ. Theo nguồn tin Mỹ tổng cộng 98 pháo đài bay B-29, mỗi cái mang 14 tấn bom gồm hai cánh ở Okinawa và một tại Clark field, đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ có khoảng 450 máy bay chiến đấu để phòng ngừa Mig. Tổng TMT nói nếu đợt tấn công đầu không hiệu quả sẽ có đợt sau. Ông giới hạn câu trả lời về việc có thể gửi quân bộ binh tham chiến và nói toàn kế hoạch không được tất cả các Tham mưu trưởng đồng ý hoàn toàn.

Cuộc tranh luận  sôi nổi, ông Trưởng khối thiểu số Thượng viện Lyndon B. Johnson nói Mỹ đã và chiến đấu 90% trong cuộc chiến Triều Tiên và hỏi Dulles ông đã tham khảo các nước khác xem có tham chiến tại VN không. Cả tám vị dân cử cho Hành pháp biết Quốc hội ủng hộ kế hoạch “Kên Kên” dưới ba điều kiện.

1-Mỹ can thiệp phải có các nước tự do ở Đông nam Á, Phi LuậtTân và Liên Hiệp Anh.

2- Pháp phải nhanh trả độc lập cho các nước Đông Dương để sự giúp đỡ của Mỹ không phải là giúp chế độ thực dân.

3-Pháp phải tiếp tục cuộc chiến

Những lý do thực tiễn đó đã hủy hoại mọi cơ hội cứu ĐBP vì không còn đủ thời giờ đi tìm đồng minh thành lập “Mặt trận thống nhất” để được chấp thuận “Kên Kên”

Đại tá Brohon trở về Paris trong tuần, ngày 4-4-1954 ông nói với Tướng Paul Ély về việc Navarre (tại Đông dương) đề cập tới “Kên Kên”, điện tín tối mật của Navarre tới tay Ély, ông này đi gặp Bộ trưởng quốc phòng Pleven và được dẫn tới Thủ tướng Laniel. Thủ tướng cho họp “Ủy ban chiến tranh”, mọi người đồng ý để Pháp chính thức yêu cầu Mỹ can thiệp bằng không lực. Nửa đêm Laniel cho mời Đại sứ Mỹ Douglas Dillon ngay, lúc một giờ đêm 5-4, Thủ tướng trình bầy sự nguy kịch tại ĐBP với Đại sứ Mỹ, ông cho biết chỉ có không lực Mỹ nới hủy diệt được pháo binh VM đặt trong núi đồi quanh ĐBP, chỉ có kế hoạch này mới cứu được ĐBP.

Ông Đại sứ điện về Washington, Ély điện cho Tướng Vally, người kế nhiệm ông hiện ở Ngũ Giác Đài, Vally điện cho ông nói vấn đề đang được giới quân sự Mỹ tiến hành. Đại sứ Pháp ở Mỹ cho biết Trung Cộng can thiệp mạnh ở VN, chuẩn bị cho Mỹ tuyên bố can thiệptại ĐBP.

Cùng ngày Tổng thống Eisenhower viết thư dài cho Churchill nói ý niệm về một mặt trận thống nhất: Vấn đề quan trọng là liên minh phải mạnh, chúng tôi không đòi hỏi các ông gửi quân, bài học quá khứ ta đã không hợp tác ngăn chận đúng lúc Nhật, Đức, Ý trước đây, ta phải học bài học này.

Người Anh kinh ngạc khi nhận thư Eisenhower, họ chống lại bất cứ hành động nào có thể phương hại Hội nghị Genève sắp nhóm họp. Ba ngày sau Churchill trả lời thư, ông nói sẽ bàn với Dulles tại London ngày 12-4.

Ngày 7-4 Ély đánh điện hỏi Navarre có chịu nhận 15 oanh tạc cơ hạng nặng B-29 hiện ở phi trường Clark Phi luật Tân với phi hành đoàn Pháp từ Đông Dương sang nhận. Navarre từ chối với 3 lý do:

Trước hết Pháp thiếu trầm trọng phi công tại chiến trường Đông Dương, máy bay xử dụng nhiều hơn số phi công điều khiển, ít nhất mất một thàng để thay số phi công gửi sang Phi Luật Tân.

Thứ hai Mỹ cho biết huấn luyện các phi công Pháp được gửi qua mất 4 tháng để lái thành thạo loại máy bay này thì đã quá trễ, ĐBP đã sụp đổ.

Thứ ba sự xuất hiện một lực lượng nhỏ B-29 (15 chiếc) mang cờ Pháp không có chiến đấu cơ hộ tống sẽ bị Trung Cộng đưa Mig sang bắn rớt.

Người Pháp coi kế hoạch Kên Kên coi như bỏ, họ lên kế hoạch cứu quân đội Pháp còn trong trại

Mười ngày trước Navarre có thể vui mừng nhận từ 15 tới 20 chiếc B-29 để oanh tạc các trục giao thông tiếp tế của VM (nếu ông muốn), nay Anh chần chừ, dự án này không thành Ély điện cho Navarre  nói “Radford đã loại bỏ hoàn toàn giải pháp này”

Khi Dulles đang bàn với Pháp về kế hoạch Kên Kên tại Paris, Tướng Partridge, Tư lệnh không quân Mỹ tại Viễn đông tới SàiGòn , ông tiếp xúc  với Cao ủy Maurice Dejean và Tướng Navarre khiến họ vẫn hy vọng vào sự can thiệp của Mỹ. Ngày 20-4 tại Hoa Thịnh Đốn,  Bộ trưởng Dulles tưởng nhầm là đã được Anh đồng ý,  mở phiên họp với Đại sứ các nước Úc, Anh, Mên, Pháp, Lào, Phi Luật Tân, Thái Lan, Việt Nam mục đích thành lập “Liên minh”. Thủ tướng Churchill và bộ trưởng ngoại giao Eden lệnh cho Đại sứ Anh tại Hoa Thịnh Đốn không được tham dự phiên họp.

Chính phủ Pháp bị Bộ Tư lệnh Đông dương kêu cứu, Mỹ thì hứa rồi lại thôi.

Dulles ở Paris ngày 23-4, Hội nghị Genève bắt đầu ngày 26-4, Pháp chỉ hy vọng vào ngưng bắn, họ năn nỉ Dulles thực hiện  “Kên Kên”. Tổng thống Eisenhower cho Dulles biết sẽ không có oanh tạc quanh ĐBP nếu không thỏa mãn yêu cầu các vị Chủ tịch ủy ban Quốc hội ngày 3-4, không quân Mỹ chỉ hành động trong khuôn khổ lực lượng đồng minh sau khi họ bàn luận và biểu quyết .

“Có lẽ nếu Lyndon B. Johnson không đòi hỏi như thế ngày 3-4-1954, ông (tức Johnson) đã lần đầu tiên thực hiện quyết định tàn khốc nhất tại VN” (6)

Chiều ngày 23-4 đã xóa sổ vấn đề ĐBP mà người Pháp không biết.    ngày 24-4 Eden tới Paris họp về NATO, đô đốc Radford  thuyết phục ông chỉ cần ủng hộ tượng trưng. Eden vẫn cứng rắn và nói tại cuộc chiến Triều tiên, mới đầu Mỹ oanh tạc sau Mỹ cũng đổ bộ quân vào, rồi Mỹ lại thúc dục các nước đồng minh gửi quân vào. Ngày chủ nhật 25-4, Eden về Luân Đôn dự phiên họp nội các giải quyết một lần cho xong.

Tất cả nỗ lực để cứu ĐBP bằng không quân oanh tạc sụp đổ cuối tuần này, ngày 24-4 Dulles tại tòa Đại sứ Mỹ tại Paris gửi công hàm cho Bidault, Bộ trưởng ngoại giao Pháp nói (năm 1966 mới được tiết lộ) “Một quyết định chiến tranh phải có phép của Quốc hội mới thực hiện được”, cuối thư nói ĐBP không phải là quá quan trọng, không cần cứu bằng không quân, ta đã gây thiệt hại nặng cho địch. Bidault gửi thư trả lời cùng ngày nói lực lượng địch tập trung đông đảo tại ĐBP sẽ khiến cuộc oanh tạc không những cứu được ĐBP mà còn thay đổi toàn bộ cán cân cuộc chiến.

Còn một nỗ lực cuối cùng, Pháp cử người gặp thủ tướng Chrchill để thuyết phục ông  tại Luân Đôn ngày 27-4, Chrchill tiếp Đại sứ Pháp René Massigli, ông vẫn cứng rắn từ chối và nói

“Tôi đã chịu mất Singapore , Hong Kong , Tobruk (Thế chiến thứ hai), người Pháp sẽ phải chịu thua tại ĐBP”

Kên Kên chết lịm dần, Thiếu tướng Caldera, Tư lệnh không đoàn B-29 tại phi trường Clark Phi luật Tân đi thăm Đông dương một lần nữa ngày 26-4, vẫn chuẩn bị oanh tạc ĐBP một khi có lệnh, tất cả gồm 80 oanh tạc cơ tấn công liên tiếp quanh ĐBP  và kho hậu cần tại Tuần Giao với phi hành đoàn hỗn hợp Pháp-Mỹ. Một sĩ quan cao cấp không quân Pháp đã từ Sài Gòn qua Clark Field chuẩn bị chiến dịch, có lẽ tình thế chưa tuyệt vọng.

Màn bi kịch cuối cùng là  cuộc họp của Tổng Thống Eisenhower, Đô đốc Radford, các thủ trưởng và vài viên chức cao cấp khác ngày 29-4 tại Hoa Thịnh Đốn, họ duyệt lại toàn bộ tình hình một lần nữa. Trong số các nhà quân sự chỉ có Đô đốc Radford vẫn ủng hộ hoàn toàn dù là can thiệp đơn phương của Mỹ (không cần Quốc hội) để cứu ĐBP khỏi sụp đổ. Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Carney và Tướng Twining, TMT không quân không nhiệt tâm với kế hoạch này. Tướng Ridway, TMT quân đội Mỹ chống đối hoàn toàn kế hoạch, qua kinh nghiệm khi làm Tư lệnh Mỹ tại Cao Ly ông thấy oanh tạc xong không có kết quả, sẽ cho lục quân tham chiến, một cuộc chiến đắt giá, ông nhận xét cũng như Eden, cuối cùng TT Eisenhower quyết định không giúp Pháp.

Dù Anh có đồng ý tham gia, ủng hộ hay không, Eisenhower vẫn có toàn quyền quyết định, mười hai năm sau ông cho biết không muốn cho Hoa Kỳ sa vào cuộc chiến tốn kém, nếu chiến đấu một mình sẽ làm cho Mỹ cạn kiệt tài nguyên, đánh con rắn Trung Cộng phải đánh dập đầu chứ không đánh cái đuôi nó.

Vậy quyết định không cứu pháp ở ĐBP chính là của Mỹ, của cấp thượng đỉnh: Các vị Trưởng khối dân cử, Bộ TTM và Tổng thống, vì thế khi quyết định đã xong không thể đổ lỗi cho Anh (7)

Ngày 12-6-1954, khi ĐBP đã thất thủ, Bộ trưởng Dulles cho biết trên truyền hình việc cứu nguy ĐBP qua hành động phối hợp đã bị các đồng minh phản đối

Việc Hoa Kỳ không thực hiện được kế hoạch Kên Kên đã ám ảnh theo đuổi chính phủ Eisenhower một cách kỳ lạ ngay cả sau khi ngoại trưởng Dulles qua đời năm 1959 (8) Người Mỹ hối tiếc đã không thực hiện Kên Kên để cho Việt Minh, phía CS thắng lớn thay đổi cả một khúc quành lịch sử

Rút kinh nghiệm biến cố do chính mình gây ra tháng tư 1954, Lyndon B. Johnson năm 1964, khi làm Tổng thống đã vận động được Quốc hội ủng hộ  Hành pháp ra Nghị quyết tháng 8-1964 dành cho Tổng thống quyền hạn rộng rãi can thiệp vào miền nam VN.

Xin đề cập

2- Chương XII Kết Luận

Trong phần kết luận tác phẩm, Bernard Fall  nói  những yếu tố lớn nhỏ về thất thủ ĐBP như phản công yếu đuối, pháo đài thiếu kiên cố, khinh thường phòng không VM, lựa chọn trận đánh sai lầm.. nhưng một dữ kiện đứng trên tất cả là một trận yểm trợ của không quân, oanh tạc ồ ạt dù không cứu được tình hình Đông dương nhưng cũng cứu được ĐBP. Các nhà quan sát viên Pháp về trận ĐBP đều đồng ý như vậy.

Nếu Hoa Kỳ xử dụng không lực tại ĐBP sẽ có kết quả tốt vì năm 1965-1966 không quân Mỹ đã cứu quân Mỹ và VNCH khi bị địch tấn công mạnh và đông hơn, oanh tạc ĐBP sẽ giúp cho tiếp liệu được đưa tới cũng như giải vây, có thể phá hậu cần tại Tuần Giao hay pháo binh VM tại tây Claudine, bộ binh VM tại Dominique tại Dominique, Eliane. Sau này Bidault nói Dulles tính kỹ quá chỉ sợ nguy hiểm và nay Mỹ một mình phải chịu nhiều rủi ro nguy hiểm hơn do từ ĐBP mà ra.

Trong trường hợp này, lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ bỏ rơi đồng minh mà họ đã khuyến khích nước ấy chiến đấu đi xa hơn mục tiêu chính trị của nước này và nhất là vượt quá khả năng quân sự của họ vì thế ĐBP không phải chỉ là thất trận của Pháp mà cả của Mỹ. Chính ĐBP đã khiến các nhà quân sự chính trị Pháp nhận định khi Tướng De Gaulle lưu ý: khi có khủng hoảng không trực tiếp liên quan đến Mỹ, chớ nên tin tưởng hoàn toàn vào Mỹ.

ĐBP đóng vai trò chiến lược quan trọng đối với Mỹ Quân đội Cộng sản Việt nam thành một lực lượng CS tại Đông nam Á, ĐBP là thời điểm khi Quân đội nhân dân VN thành hình, nó sau này đã khiến Mỹ phải lựa chọn tham chiến can thiệp (1964,1965)  mà năm 1954 Mỹ đã tránh. Người Mỹ tránh can thiệp vào ĐBP năm 1954 để khỏi bị liên hệ nhưng rồi phải đối mặt với cuộc chiến tại miền nam VN năm 1967. Nếu ĐBP không bị thất thủ năm 1954 có lẽ lịch sử VN sẽ ít phức tạp hơn. Miền Bắc VN bớt dựa vào sức mạnh quân sự của họ, miền nam ít sợ bị bại trận. Họ có thể cùng nhau làm việc cho số phận của đất nước cũng như đã không đưa thế giới tới bờ vực chiến tranh.

Và nước Pháp có thể sẽ không cảm thấy bị hai đồng minh gần gũi bỏ rơi trong giờ phút cần giúp đỡ nhất, họ có thể trở thành một yếu tố đứng vững chắc tại Đông dương (9)

Philippe Devillers

Ông là Giám đốc nghiên cứu về Đông nam Á tại Trung tâm nghiên cứu Bang giao quốc tế Ba Lê, là tác giả cuốn Histoire Du Viet Nam 1940-1952.

Devillers viết chung với Jean Lacouture trong cuốn “Kết Thúc Một Cuộc Chiến, Đông Dương Năm 1954”, La Fin d’une Guerre, Indochine 1954 mà bản dịch tiếng Anh là End of a War, Indochina 1954, in năm 1969.

Bài dưới đây là sơ lược phần thứ 5 Kế hoạch Kên Kên và phần 6 Trên Bờ Cuộc chiến trong cuốn sách.(10)

Trước hết là

1-  Kên Kên

Việt Minh tấn công Điện Biên Phủ bằng hỏa lực và lực lượng rất mạnh khiên Sài gòn Hà Nội kinh ngạc lo sợ. Bộ Tổng tham mưu của Navarre nhận thấy chỉ có yểm trợ của không quân có thể cứu vãn được tình thế.

Vấn đề nay không phải là thả dù quân lính mà tăng tiếp liệu, chiến cụ, đạn dược, thực phẩm.. ĐBP là cái bẫy, tăng viện quân coi như mất thêm nhiều người. Cuối tháng 3-1954 Tướng Navarre nói số phận ĐBP phụ thuộc vào thả dù tiếp liệu vả tản thương, chiến thuật chiến lược yểm trợ cũng gồm tấn công hậu cần Việt Minh, phá đường giao thông, kho hàng, đường tiếp tế, vô hiệu hóa pháo binh địch và dùng bom Napalm. Đó là giải pháp độc nhất để đàm phán hòa bình khi có dấu hiệu thua.

Cao ủy Đông Dương Dejean  xin tòa Đại sứ Mỹ và đoàn công tác của họ  tại Sài Gòn giúp Pháp các loại máy bay oanh tạc cơ B-26, máy bay chiến đấu, F8F fighter, vận tải C-47, mượn C-119 để ném bom Napalm, khẩn cấp xin Paris tăng viện không quân, cả Navarre cũng vậy.

Đại tướng Tổng tham mưu trưởng (TTMT) Ély tới Washington ngày 20-3 để xin viện trợ và cho biết ĐBP có thể giữ được nếu tiếp viện gửi tới nhanh để diệt địch. Không khí thuận lợi cho viện trợ, Ély thấy người Mỹ lạc quan về  ĐBP. Sáng ngày 22-3 ông được Tổng thống Eisenhower tiếp, có mặt cả Đô đốc Radford, Tổng tham mưu trưởng Mỹ. Eisenhower bảo Radford thỏa mãn yêu cầu của Ély ngay nhất là về B-26, vài tuần sau sẽ được đưa tới từ Phi luật Tân, Đài Loan, Nhật. Bộ trưởng ngoại giao Dulles nói không thể bỏ kế hoạch Navarre, cho là sẽ mang thắng lợi năm sau nhưng Ély lại khiến các nhà chính khách Mỹ tiêu tan hy vọng lạc quan của họ và khiến họ nghi ngờ. Họ thấy mối nguy là Pháp muốn thương thuyết dù trong tình trạng tồi tệ nhất trừ khi được trợ giúp ồ ạt. Các nhà lãnh đạo Mỹ nhận thấy Hoa Kỳ sẽ phải đưa đất nước dấn thân sâu xa hơn trong cuộc chiến.

Chính sách Mỹ thay dổi nhanh. Trong phiên họp ngày 6-3, Hội đồng an ninh Quốc gia đã nhận định Hoa Kỳ cương quyết ngăn chận CS tại Đông nam Á, nay hơn 600 triệu người Á châu đã vào quĩ đạo của Sô Viết, phải ngăn chận thực trạng này. ĐNÁ cung cấp cho Thế giới tự do nhiều nguồn hàng kinh tế cần thiết. ĐNA phải được giữ với bất cứ giá nào. Đông dương làm thìa khóa cho cả khu vực.

Ngày 24-3 Radford hội đàm với Ély về huấn luyện trang bị cho Quân đội QGVN để ngăn chận CS. Cơ bản nhiệm vụ Ély là xin viện trợ Mỹ khi Trung cộng gia tăng viện trợ cho VM. Sắp tới phiên họp của hội nghị Genève, Trung cộng hối hả viện trợ cho VM để có thế mạnh, Mỹ cần cảnh báo họ coi chừng nhưng Hội đồng an ninh Quốc gia (HDANQG) đề nghị ngăn chận CS tại Đông nam Á (ĐNA) không phải chỉ có một mình Mỹ.

Ély có thể mang tin vui về Pháp, yêu cầu xin máy bay đã được thỏa mãn, Mỹ sẽ giúp thành lập QĐQGVN, sẽ cảnh cáo Trung Cộng. Ély định về Pháp nhưng hoãn lại 24 giờ để hội thảo với Radford  mở ra một viễn tượng mới. Radford theo chỉ thị Tổng thống để giúp Pháp nhưng ông muốn đi xa hơn một chút, không gây hấn với TC  mà chỉ giúp căn cứ ĐBP, nó sẽ không đưa Mỹ vào cuộc chiến.

Lời đề nghị của Đô đốc Radford (TMT liên quân Mỹ) gồm cho 60 máy bay oanh tạc cơ hạng nặng B-29 tấn công ban đêm tại ĐBP xuất phát từ phi trường Clark gần Ma Ní, thả 450 tấn bom mỗi cuộc tấn công, sẽ có 150 chiến đấu cơ hộ tống từ Hạm đội Số Bẩy. Nó có thể phá vỡ vòng vây VM, hủy diệt các dàn súng lớn của họ. Đô đốc cho biết sự yểm trợ tối đa này cần được hai chính phủ thảo luận và cần thực hiện sớm, kế hoạch phải được chính phủ Pháp chấp thuận và  chính thức yêu cầu Mỹ.

Ély về Paris ngày 27-3 báo cho Bộ trưởng quốc phòng Pleven kết quả chuyến đi. Ủy ban Chiến tranh được triệu tập hôm 29-3 thảo luận về chính trị, ngoại giao chiến lược kế hoạch được gọi là Kên Kên (Vulture). Mọi người trong phiên họp đều cho đó sẽ là hành động đầu tiên của Mỹ can thiệp vào Đông Dương có thể khiến Trung cộng phản ứng mạnh. Ély bèn cử Đại tá Brohon sang Đông Dương hỏi ý kiến Tư lệnh Navarre và Cao ủy Dejean, ngày 2-4 Tại Hà nội. Navarre đồng ý cho rằng kế hoạch này sẽ vô hiệu hóa pháo binh và cao xạ địch để cứu nguy ĐBP.

Tình hình nguy khốn, VM pháo phi trường, máy bay cứu thương cuối cùng rời ĐBP ngày 26-3, nay chỉ còn tiếp tế bằng thả dù, Brohon về Paris ngay hôm ấy. Ngày 4-4 Ủy ban chiến tranh nhóm họp, mọi người hy vọng vào kế hoạch mạnh mẽ và nhanh chóng. Tối ấy Thủ tướng Laniel và bộ trưởng ngoại giao Bidault họp với Đại sứ Mỹ Douglas Dillon và xin Mỹ can thiệp oanh tạc. Đại Sứ Dillon trình lên chính phủ Mỹ, hôm sau Dulles trả lời ông đã nói với Ély, có mặt cả Radford rằng Mỹ chỉ có thể can thiệp tại Đông Dương  nếu được sự đồng thuận của các nước và Quốc hội chấp thuận. sau khi tham khảo ý kiến các chính khách lớn Dulles nói Hành pháp hành động trong khuôn khổ của Quốc hội, hiện nay chưa thể làm gì được vì không thành lập được sự hợp tác của các nước trong Liên Hiệp Anh, và Mỹ bác bỏ yêu cầu của Pháp.

Tại Washington , Đô đốc Radford không thuyết phục được chính phủ Mỹ như Ély đã làm được tại Paris . Bradford và Dulles đã nghĩ đến cách cứu ĐBP nhưng không biết rằng Mỹ không muốn can thiệp vào Đông Dương. Quốc hội và dư luận người Mỹ không muốn can thiệp vào Đông Dương nên Hành pháp phải chuẩn bị dư luận quần chúng và Quốc hội trước khi hành động trong năm bầu cử này.  Radford muốn làm nhanh vì lý do quân sự còn Dulles chú trọng sự yểm trợ chính trị. Ngày 29-3 Dulles tuyên bố tại Câu lạc bộ báo chí Hải ngoại (Overseas Press Club New York) tố cáo khối CS yểm trợ cho VM, súng Tiệp Khắc, 2000 chuyên viên Tầu ngành vận tải, pháo binh, kỹ thuật … và cảnh cáo Trung Cộng.  Ông cho biết Nga Sô và Trung Cộng áp đặt xuống Đông nám Á đe dọa  Thế giới tự do, Mỹ phải hành động phối hợp, ông cũng nói bài diễn văn đã được các Trưởng khối hai đảng duyệt. Chính Phủ Mỹ đang nghiên cứu kế hoạch can thiệp mạnh vào Đông dương, Dulles muốn cho dân Mỹ biết can thiệp cần nhanh là cách duy nhất để tránh cho Đông Dương khỏi rơi vào tay CS. Các nhà lãnh đạo Mỹ xử dụng Không quân, Hải quân nhưng không có bộ binh, hy vọng sẽ thắng cuộc chiến, sẽ không phải gửi quân qua, sẽ khiến Trung Cộng từ bỏ mộng bành trướng.

Tuy nhiên ngày 31-3 Eisenhower họp báo tuyên bố ông nghĩ sẽ không làm gì bất lợi cho Mỹ bằng gửi quân hay một lực lượng nào khác tại một xứ sở xa xôi, ông làm giảm bớt ý nghĩa trong lời tuyên bố của Dulles.

Ngảy 3-4 Dulles cùng với Radford mở phiên họp với 8 vị trưởng khối Quốc hội (ba Cộng hòa, năm Dân chủ) tại Bộ ngoại giao. Radford trình bầy tình trạng rất nguy kịch của Đông dương và VM sẽ thăng nếu Pháp không được Mỹ trợ giúp. Ông cho biết sự viện trợ ồ ạt của Trung Cộng cho VM đã thay đổi tình hình. Mỹ cần sớm hành động thích đáng ngay nếu muốn tránh khỏi phải can thiệp rất đắt giá một khi trễ nải.

Dules và Radford hỏi các vị dân cử khi nào ủng hộ Tổng thống dùng không lực và bị họ từ chối. Quốc hội không muốn Hoa Kỳ đi vào một cuộc chiến khác như Cao Ly. Các Trưởng khối hỏi Radford rằng các vị TMT khác cũng đồng ýhay không thì Radford trả lời đó là ý của ông và các TMT khác không đồng ý với ông. Cả Radford và Dulles đều nói không phải họ nói cho Tổng thống hay vận động Quốc hội quyết định.

Cuối cùng các vị trưởng khối Quốc hội đòi hỏi trước hết phải thành lập liên minh những nước cùng phối hợp hành động, Hoa Kỳ không thể hành động một mình, đặc biệt phải có Anh. Kế hoạch của Radford bị ngưng lại, vấn đề không còn là quân sự mà chuyển sang chính trị.

Khi được hỏi các lực lượng, cả bộ binh có thể tham gia hay không, Radford nói không hoàn toàn loại bỏ (có thể có) khiến các vị trưởng khối hoảng quá. Khi rời cuộc họp, Thượng nghị sĩ Knowland, trưởng khối đa số nói Đông Dương sẽ bị CS chiềm hay không sẽ được quyết định trong vài tháng tới. Nói chung ông cho biết Thế giới Tự Do có cách không phải gửi quân thí dụ ném bom Trung cộng , bao vây Trung cộng bằng Hải quân, Đài Loan và các nước tự do Á châu sẽ tiến hành chiến dịch.

Kế hoạch Kên Kên đã bị bóp chết từ đầu vì Quốc hội cẩn thận, họ đưa nước Anh làm vật tế thần. Sau phiên họp đề nghị can thiệp bị từ chối dứt khoát, Dulles nói chuyện một giờ với Đại sứ Pháp Henri Bonnet và giải thích về hành động phối hợp.

Hội nghị Genève sẽ thất lợi cho Pháp, muốn thay đổi tình hình cần thành lập một Liên minh hành động phối hợp để ngăn chận CS tại ĐNÁ. Theo Dulles Anh, Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan, Phi luật Tân có thể tham gia với Pháp thành lập một liên minh trước khi có Hội nghị Genève từ đó Trung cộng sẽ từ bỏ kế hoạch của họ. Sự đồng thuận các nước cần Quốc hội đồng ý, nó sẽ cho Tổng thống quyền hành động, Dulles đề nghị Bonnet trình chính phủ Pháp.

Trưa 4-4 Tổng thống Eisenhower họp với Dulles, Radford và quyết định chỉ can thiệp Đông dương nếu thỏa mãn ba điều kiện của Quốc hội: Thành lập liên minh các nước; Pháp phải trả độc lập cho các nước Đông dương; Quân đội viễn chinh phải ở lại Đông dương. Trong thư gửi Churchill cùng ngày Eisenhower có nói về hành động phối hợp nhưng thực ra quyết định ngày 4-4 coi như chấm dứt Kên Kên trước hết, sau đó lập Liên minh (Phối hợp hành động) là mục tiêu mới của ngoại giao Mỹ.

Rõ ràng là khi khi đặt vấn đề liên minh, Dulles muốn bảo đảm quyền Quốc hội như là một hình thức trực tiếp để Mỹ can thiệp vào Đông dương nhưng mục đích trước mắt là thành lập cái khung chính trị chiến lược như Nato. Pháp Anh không thể có sáng kiến ngoại giao mà không dược Mỹ đồng ý thí dụ như thương thuyết về hòa bình Đông Dương. Sự đoàn kết của Thế giới tự do có thể vượt qua tất cả quyền lợi quốc gia.

Dulles nói Thế giới tự do phải đoàn kết để chống CS ở Đông dương, Đông nam Á, ông tuyên bố tại ĐBP Trung cộng đã trực tiếp can thiệp, một tướng Tầu và các chuyên viên điện thoại, vận tải, pháo thủ phòng không có mặt tại ĐBP. Ông nói Hoa kỳ chống sự can thiệp của Trung cộng không phải chỉ giới hạn tại Đông dương. Dulles chủ trương “hòa bình qua sức mạnh”, giọng dọa dẫm của ông cho thấy Mỹ có cớ mà họ tìm được để dùng sức mạnh can thiệp. Ý tưởng này khiến Anh, Pháp nghi ngờ cả báo chí và chính phủ.

Dulles đề nghị thành lập các nước Liên hiệp để bảo vệ Đông nam Á đã được Hội đồng bộ trưởng Pháp nghiên cứu kỹ tại Paris ngày 6-4, chính phủ Pháp bác bỏ. Trong thư trả lời, chính phủ Pháp cho biết người dân muốn đàm phán hòa bình hơn là can thiệp toàn diện, một cuộc Liên kết toàn diện trước phiên họp Hội nghị Genève có thể sẽ tạo không khí bất lợi. Ý kiến Pháp cho là kế hoạch Mỹ sẽ làm mất cơ hội hòa đàm Genève.

Chính phủ Pháp nhận thấy việc thành lập Liên Hiệp hoãn lại tới khi Hội nghị Genève không đạt được thỏa thuận. Đồng thời Pháp còn nghiên cứu thêm một số vấn đề: Mỹ dùng lực lượng gì để bảo vệ ĐNÁ, các nước hội viên có bổn phận gì? Ngày 8-4 (1954) Pháp trả lời Dulles , Dulles thất vọng , chán nản, ông nói nếu Mỹ không có sự ủng hộ của các nước hội viên để đối phó với sự đe dọa tại ĐNÁ thì Mỹ phải lựa cho mình một chính sách và kế hoạch tốt nhất để tự bảo vệ quyền lợi, an ninh của mình.

Người Anh trả lời sau khi họp nội các ngày 7-4 một cách lạnh lùng, rõ ràng cũng như Pháp, tuy nhiên Churchill muốn thảo luận riêng với Dulles tại Luân đôn ngày 12-4. Thủ tướng Pháp Laniel tuyên bố trong phiên họp Quốc hội ngày 9-4, chính phủ muốn dự hội nghị Genève hoàn toàn tự do hành động, quyết không bỏ cơ hội để tìm hòa bình. Quan điểm khác nhau của đồng minh rõ ràng. Pháp, Anh cùng đồng ý Dulles cần phải tới Âu châu giải nghĩa kế hoạch phối hợp hành động mặc dù Anh Pháp đã từ chối tham gia can thiệp.

Dulles tới Luân đôn ngày 11-4, ông thảo luận với chính phủ Anh cho tới sáng 13-4. Ông nói vì không đưa được Liên hiệp quốc vào cuộc chiến nên phải tự tạo Liên minh riêng để có thể hành động ngay bằng tuyên bố chung, cũng cần thảo luận chung dài lâu và phê chuẩn, có thể mất nhiều tháng trong khi tình hình chính trị quân sự tồi tệ.

Churchill và ngoại trưởng Eden cho biết Anh không tham gia Liên hiệp, cơ hội thành công của Genève mong manh nhưng cần kiên nhẫn, dư luận Anh và các nước Liên hiệp Anh tại Á châu sẽ không chấp thuận. Người Anh cho rằng nếu cảnh cáo Trung cộng là điều nguy hiểm vì họ không thể bỏ Việt Minh mà không sợ mất mặt,  cần thương thuyết đàm phán hòa bình, vả lại Anh cho là cần giúp Pháp, cần tìm ra một Hiệp ước bảo vệ ĐNÁ  khi có kết quả Hội nghị Genève.

Bản thông cáo chung Dulles và Churchill Eden thảo ra , Dulles rời Luân đôn tin rằng đã thuyết phục được Anh về việc lập Liên kết các nước, các viên chức cho là Churchill đã hứa yểm trợ Dulles một khi can thiệp vào Đông dương vậy không cần bàn tới việc cảnh cáo Trung cộng

Cuộc nói chuyện Pháp-Mỹ kéo dài tới ngày 14-4, thực ra là những vấn đề đã được Dulles và Bonnet họp bàn mấy tuần trước Dulles nhấn mạnh ở Paris, mục đích của ông để bổ sung cho cơ hội cho một giải pháp vấn đề Đông dương, ông đã thấy giải pháp không thể thực hiện được cho tới khi CS thấy mục đích của họ vô ích

Dulles cho rằng Nga sẽ ép Trung cộng ký hòa ước vì sợ chiến tranh lớn có thể sẩy ra như thế chứng tỏ trước Hội nghị Genève các nước trong Thế giới tự do cương quyết cùng chống CS bành trướng để có giải pháp tốt. Dulles giải thích, do ở cuộc họp với các trưởng khối Quốc hội rằng Mỹ tăng phần tham gia (đóng góp nhiều) trong cuộc tranh đấu nếu những nước khác nhận thấy biến cố Đông dương đe dọa họ, nếu không Quốc hội và người dân sẽ không đồng ý.

Bộ trưởng ngoại giao Pháp Bidault chấp nhận phân tích tình hình của Dulles nhưng dè dặt về thời gian của việc tiến hành, ông nói dư luận trong nước Pháp thúc chính phủ tìm thương thuyết cho vấn đề Đông dương. Họ muốn hòa bình trong danh dự, hòa bình nhưng không phải là chiến thắng của CS. Người Pháp thực sự tìm hòa bình tại Đông dương không muốn làm hỏng Hội nghị Genève , không muốn tiếp tục cuộc chiến. Chính phủ không muốn Hội nghị thất bại, chỉ muốn ký hiệp định hòa bình, một số dấu hiệu dù mỏng manh cho thấy hội nghị có thể có kết quả hiển nhiên. Chính phủ Pháp không muốn bị kết án là họ bị trói tay trước và chỉ quan tâm vấn đề quốc tế hóa cuộc chiến một khi Hội nghị tan vỡ.

Cuộc họp ngày 14-4-1954 không có kết quả nào, Dulles về Mỹ mời Anh, Pháp và các nước Tây phương liên hệ bàn sơ khởi tại Washington ngày 20-4. Ông tưởng là mặc dù từ chối không ký thông cáo chung nhưng Anh, Pháp sẽ họp bàn nhưng hôm18-4 Đại sứ Anh Roger Makins cho biết chính phủ Anh không cho phép ông dự, họ không muốn họp bàn khi chưa có kết quả Hội nghị Genève. Dulles tức giận lên án Anh phá buổi họp.

Chương trình liên minh để yểm trợ cho Kên Kên về chính trị coi như thất bại từ 20-4, 5 ngày trước Hội nghị Genève, ngày 20-4 ông nói với các Trưởng khôi Quốc hội việc can thiệp Đông Dương không được xét tới.

2- Trên bờ cuộc chiến

Việt Minh vào gần căn cứ Trung tâm tại ĐBP ngày 23-4-1954, tức một tháng 10 ngày sau trận tấn công đầu tiên, cao xạ địch có radar hướng dẫn bắn chính xác khiến hàng thả dù thấp khó thực hiện. Ngày 21-4 hai ông Cao Ủy và Tư lệnh (Navarre) cho rằng chỉ có cuộc oanh tạc lớn mới cứu được ĐBP, cả hai hy vọng vào kế hoạch Kên Kên, thực ra vẫn chưa bị dẹp hẳn. Bộ TM liên quân Mỹ đưa hai hàng không mẫu hạm Boxer và Philippine Sea vào vịnh Hạ long chở máy bay chiến đấu để bảo vệ các oanh tạc cơ. Giới quân sự hai bên Mỹ-Pháp vẫn chuẩn bị cuộc oanh tạc nhưng không để dấu vết Mỹ, Pháp đề nghị Mỹ giao cho họ một số B-29 nhưng họ không có phi hành đoàn biết lái. Ngày 14-4 Navarre đề nghị Mỹ không oanh tạc trên ĐBP mà trên các tuyến đường tiếp tế về ban đêm với từ 15 tới 20 oanh tạc cơ B-29 với cờ Mỹ để máy bay Pháp dễ tiếp tế ĐBP nhưng người Mỹ không chấp thuận.

Ngày 14-4 Tướng Partridge, Tư lệnh không quân Mỹ tại Viễn đông đã tiếp xúc với Navarre để nghiên cứu về mặt kỹ thuật, ngày 17-4 ông nói với Cao Ủy Đông dương sẽ tiến hành nghiên cứu kế hoạch.Về phương diện quân sự Kên Kên vẫn còn có thể (dự trù 75 tới 80 B-29 từ Phi luật Tân, mỗi cái mang 8 tấn bom, tấn công ban đêm). Radford cũng được phó Tổng thống Nixon ủng hộ, ông cho Đại sứ Pháp biết ông ủng hộ oanh tạc cứu nguy ĐBP, Nixon vẫn hy vọng đảo ngược ý định 5-4, ngày 16-4 ông nói với ký giả nếu cần Mỹ sẽ gửi quân

Ngày 21-4, 22-4 ĐBP tuyệt vọng, 23-4 Bidault nói với Dulles tại ba Lê nếu không có oanh tạc ĐBP sẽ thất thủ, sau đó VM sẽ đưa quân đánh Hà Nội trước mùa mưa. Pháp cần tìm đình chiến ngay và yêu cầu Mỹ oanh tạc. Sáng hôm sau Dulles trả lời bác bỏ yêu cầu nêu lý do phải được Quốc hội chấp thuận, quá trễ để cứu ĐBP. Dulles thấy ĐBP sụp đổ sẽ đe dọa toàn khu vực Á đông, hai ngày nữa, 26-4 sẽ là phiên họp đầu tiên của Hội nghị Genève. Thủ tướng Laniel cố gắng lần chót, ông lệnh cho Bidault gửi thư cho Dulles ngày 24-4 nói.

1-Các chuyên gia quân sự Pháp nghiên cứu cho biết nếu oanh tạc ồ ạt vẫn cứu được ĐBP

2-Bộ chỉ huy tối cao Pháp tin là VM tập trung lực lượng to lớn quanh đồn, nếu mở cuộc oanh tạc địch sẽ bị diệt gọn

Thư cũng gửi cho Đại sứ Pháp tại Mỹ Bonnet, ông này trao cho thứ trưởng ngoại giao Mỹ Smith, Smith trình Tổng thống  và trả lời Bonnet rằng Dulles đang thương thuyết tại Luân Đôn, tất cả phụ thuộc vào người Anh. Bidault cố gắng thuyết phục Eden , Mỹ cũng gửi thư cho Churchill.

Bộ ngoại giao Mỹ và Đại sứ các nước Liên hệ họp ngày 26-4 để yêu cầu Quốc hội yểm trợ, nếu được sẽ thực hiện ngày 28-4 cho Tổng thống quyền oanh tạc , Smith hy vọng tiến hành tốt để các hàng không mẫu hạm Mỹ tấn công VM trước khi họ tràn ngập ĐBP.

Thứ bẩy 24-4 Mỹ tuyên bố sẵn sàng can thiệp ĐBP giữa tuần sau nếu Anh đồng ý, cùng ngày này Eden qua Ba Lê trên đường đi Genève, ông nhận thư của chính phủ Pháp, chỉ cần tham gia tượng trưng Liên Hiệp, Mỹ Pháp. Eden vội về Luân đôn dự một phiên họp nội các Anh và Tổng TMT ngày 25-4. Đồng thời Đại sứ Pháp tai Anh Massigli gặp Eden nói về kế hoạch này, Eden nói rất tiếc ông muốn gíup nhưng chính phủ Anh không thể tham gia.

Người Anh cho là cuộc oanh tạc sẽ không có kết quả, nó sẽ làm hỏng Hội nghị Genève, chiến tranh sẽ mở rộng, thực tế nhất là tìn đình chiến. Cùng ngày 25-4 Radford tới Luân đôn mang thư của Eisenhower gửi Churchill, gặp Thủ tướng xong ông về Mỹ. Eden qua Pháp ngày 25-4 để đi Genève, Bidault gặp ông ở phi trường Orly, Eden nói chính phủ Anh không thể can thiệp một tí nào cho tới sau khi họp Genève, Anh chỉ có thể giúp Pháp về ngoại giao thôi.

Tuy thế kế hoạch Kên Kên chưa chết hẳn, chưa đem chôn, Thủ tướng Laniel vẫn cố gắng tới cùng để cứu ĐBP, ông lệnh cho Đại sứ Massigli đề xin thảo luận với Churchill, nay Hoa kỳ chỉ chờ người Anh. Churchill tiếp Đại sứ pháp ngày 27-4, ông cho biết không muốn nghe về vấn đề giải quyết bằng quân sự. Thủ tướng Anh ca ngợi quân Pháp anh dũng và nói rất tiếc không cứu được họ, ông không tin kế hoạch Kên Kên thành công vả lại cuộc oanh tạc sẽ phá hỏng Hội nghị. Nước Anh không thể đổi quyết định, và để tránh ngộ nhận Churchill tuyên bố trước  Quốc hội Anh, chính phủ sẽ không can thiệp vào Đông dương trước khi có Hội nghị Genève

Kên Kên gây nhiều tranh cãi thảo luận hơn các kế hoạch khác, Mỹ chịu không làm gì được đứng nhìn Pháp bại trận ĐBP, dư luận không thuyết phục được Quốc hội, chính Mỹ không muốn liều tham chiến, dư luận cho thấy người dân không muốn nước Mỹ tham chiến.

Ngày 29-4, Tổng thống Mỹ họp HĐANQG nghe Radford tường trình chuyến đi Âu châu, Eishenhower kết thúc giây phú nguy hiểm của lịch sử, chính phủ Mỹ phải đợi kết quả Genève, Quốc hội không thể đồng ý để Kên Kên đưa nước Mỹ tới bờ của cuộc chiến lớn

Nhận xét chung

Qua ba tác giả Pháp kể trên, Philippe Devillers chỉ mô tả sự kiện không đưa ý kiến riêng nhưng Tướng Tư lệnh Navarre và Bernard Fall có đưa ra nhiều nhận xét ngả về phía người Pháp.

Navarre chỉ trích Hoa Kỳ không thực lòng muốn cứu ĐBP. Họ tìm cớ để tránh né như đòi hỏi phải có sự đồng ý của người Anh mà họ đã biết Anh không muốn chiến tranh chỉ muốn đàm phán. Ông chỉ trích Hoa Kỳ chỉ sợ bị lôi cuốn vào cuộc chiến lớn, họ chỉ giúp đỡ tài chính và để Pháp chiến đâu đơn độc. Tướng Tư lệnh chỉ trích Anh không muốn bị nguy hiểm vì cuộc chiến và muốn Pháp chiến đấu không công bảo vệ quyền lợi cho họ tại Đông nam Á cụ thể là các nước trong Liên hiệp Anh.

Tác giả Bernard Fall không tán thành quyết định của Mỹ, cho là hành động bỏ rơi đồng minh. Ông ta cho rằng nguyên nhân lớn nhất khiến ĐBP sụp đổ là do Mỹ đã từ chối Pháp không thực hiện kế hoạch Kên Kên cứu nguy ĐBP

Tác giả này nói một trận yểm trợ bằng không lực ồ ạt dù không cứu được Đông Dương nhưng ít nhất cũng cứu được ĐBP, các nhà quan sát viên Pháp về ĐBP đều đồng ý như vậy. Chủ tịch Ủy ban điều tra ĐBP thuộc chính phủ Pháp, Đại tướng Catroux sau này cho biết

“Cơ hội cứu nguy ĐBP bằng mấy trăm máy bay Mỹ có thể quét sạch đối phương, chắc sẽ đảo ngược tình hình”

De Castrie khi được thả ra họp báo nói một sự can thiệp ồ ạt của không quân Mỹ sẽ khiến ông tiếp tục chỉ huy. (11)

Berrnard Fall nói trong cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ hai 1965, 1966… không quân Mỹ đã cứu bộ binh Mỹ và VNCH khi bị địch tấn công mạnh với lực lượng đông đảo. Cuộc oanh tạc nếu được thực hiện sẽ giúp Pháp tiếp tế ĐBP dễ dàng hơn có thể thay đổi tình hình. Trước hết nó có thể phá hủy được kho hàng tiếp liệu của VM tại Tuần Giao hoặc phá hủy các dàn pháo binh, cao xạ của địch cũng như tiêu diệt các lực lượng bộ binh VM tại các căn cứ kháng cự thuộc khu Trung ương ĐBP. Tác giả nhận xét người Mỹ tính kỹ quá, họ chỉ sợ cuộc chiến sẽ nổ lớn như Cao Ly, chỉ muốn tiếp viện cầm chừng cho Pháp và để Pháp chiến đấu đơn độc

Cuối cùng lệnh thi hành kế hoạch Kên Kên không bao giờ có, Bernard Fall nhận định đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ, họ bỏ rơi đồng minh mà chính họ đã đã khuyến khích đồng minh ấy tiếp tục tham gia cuộc chiến. Nước Pháp đã đi xa hơn mục tiêu chính trị cũng như khả năng quân sự của họ khi dấn thân vào một cuộc chiến chống CS bảo vệ ĐNÁ mà thực ra đó là trách nhiệm của người Mỹ, cuộc chiến đó vì quyền lợi của người Mỹ. Tác nói ĐBP không chỉ là thất bại của Pháp mà cũng là của Mỹ, ông dẫn lời De Gaulle để nói người Mỹ không đáng tin cậy khi vấn đề không trực tiếp liên quan đến họ

Theo Bernard Fall ĐBP đóng vai trò chiến lược quan trọng đối với Hoa Kỳ, nó cũng  là thời điểm Quân đội CSVN thành hình để trở thành lực lượng CS tại ĐNÁ. Nó sau này đã khiên Mỹ phải can thiệp vào miền nam VN những năm 1965, 66, 67…mà 1954 họ đã tránh. Tác giả cho thấy hậu quả mà Mỹ đã phải gánh chịu vì tránh can thiệp ĐBP, Quân đội CSVN mà người Mỹ đã tránh đụng độ năm 1954 để rồi sau đó hơn mười năm phải đối đầu, họ tránh can thiệp năm 1954 để khỏi bị nguy hiểm vì cuộc chiến lan rộng nhưng rồi phải đối mặt với cuộc chiến tại miền nam VN giữa thập niên 60.

Bernard Fall tin tưởng nếu người Mỹ đã oanh tạc cứu nguy ĐBP năm 1954 có thể lịch sử VN sẽ bớt phức tạp hơn, có thể cuộc chiến sẽ không tàn khốc như thế và đã không đưa thế giới tới bờ vực của Thế chiên. Tác giả chỉ trìch Hoa Kỳ đã bỏ rơi đồng minh trong giai đoạn nguy kịch.

Nhận định của Bernard Fall không phải là thiếu cơ sở, thật vậy người Mỹ quá thận trọng và tính toán lợi ích riêng tư để bỏ rơi đồng minh, hành động này đã đưa tới hậu quả mà Mỹ phải trả giá.

Như trên các Trưởng khối Quốc hội Myỹ đã yêu cầu Hành pháp thỏa mãn ba điều kiện để được Quốc hội chấp thuận can thiệp bằng oanh tạc:

-Thành lập một Liên minh các nước

-Pháp trả độc lập các nước Đông dương

-Pháp tiếp tục cuộc chiến tại Đông dương.

Về hai điều kiện sau rất khó cho Pháp, họ trở lại Việt Nam năm 1945 để lấy lại những quyền lợi như nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ.. nhưng sau đó cuộc chiến ngày càng sa lầy, tốn kém xương máu và tiền của nhất là từ khi Trung Cộng chiếm được nước Tầu viện trợ và huấn luyện cho Việt Minh từ 1949, 1950. Cuộc chiến dần dần trở lên đẫm máu hơn khi địch đánh lên tới cấp sư đoàn. Vì Trung Cộng can thiệp nên Mỹ cũng ra mặt viện trợ cho Pháp với mục đích ngăn chận CS tại ĐNÁ, nếu Mỹ không khuyến khích thì Pháp có thể đã bỏ cuộc. Họ tiếp tục chiến đấu chống VM và hy vọng nếu thắng cuộc có thể giữ Đông Dương trong Liên hiệp Pháp, mà nay Mỹ yêu cầu Pháp trả độc lập cho các nước Đông dương thì họ chẳng còn mục tiêu, quyền lợi gì để tiếp tục cuộc chiến.

Sự kiện người Mỹ yêu cầu Pháp trả độc lập cho Việt, Mên, Lào chỉ là để tự đánh bóng cho họ một tinh thần công bình bác ái giả hiệu, nó mang tính đạo đức giả nhiều hơn vì thực tế cho thấy họ đã từng nhiều lần bỏ rơi đồng minh không thương tiếc. Trên thực tế từ 1949, 1950 khi cựu hoàng Bảo đại trở về làm Quốc trưởng, chính phủ QGVN được thành lập, người Pháp đã trả độc lập dần dần cho VN. Người dân từ hậu phương Việt Minh ùn ùn trở về thành và vùng Quốc gia và Pháp, giải Pháp Bảo Đại có hết quả tốt đẹp.

Đến năm 1954 trên thực tế Pháp đã trả độc lập cho VN gần hết như giáo dục, nội trị, giao thông, thương mại…họ chỉ còn giữ quốc phòng ngoại giao. Vả lại trong giai đoạn này, đòi độc lập chưa phải là vấn đề cấp bách vì VN cần Pháp chiến đấu chống CS, bảo vệ sự sống còn cho cả Đông Dương. Nếu người Pháp trả độc lập cho VN rồi ra đi, toàn quốc sẽ bị Việt Minh nuốt chửng trong vài tháng vì ngay Pháp còn chống CS không nổi chứ đừng nói QĐQGVN

Người Mỹ không nắm vững tình hình cho lắm, họ tưởng Pháp vẫn cai trị Đông dương bằng chính sách thực dân cổ điển như thời xa xưa mà thực ra họ là đồng minh của QGVN chống lại sự xâm lăng của CS quốc tế. Các vị đại diện Quốc hội Mỹ đòi Pháp phải tiếp tục ở lại chiến đấu họ mới chấp thuận cho oanh tạc cứu nguy ĐBP. Điều kiện của Mỹ đặt ra rất độc đoán thiếu tinh thần công bằng và tình chiến hữu, trong khi người bạn đồng minh đang chết dở, Hoa Kỳ có bổn phận phải cứu nguy họ thì lại đặt điều kiện bắt ép đồng minh. Một khi phải trả độc lập cho Việt, Mên, Lào, Pháp phải ở  lại tiếp tục cuộc chiến mà thực ra chỉ là để bảo vệ Đông nam Á, bảo vệ an ninh cho nước Mỹ, Tướng  Navarre đã có nhận xét như vậy.

Ngoài ra Tướng Navarre cũng nói mục đích cuộc chiến người Pháp nay đã không còn và chuyển sang phục vụ quyền lợi Mỹ. Mục đích của Mỹ là chính sách be bờ bảo vệ ĐNÁ chống CS. Mỹ và Pháp có hợp tác với nhau và Việt, Mên Lào để chống Việt Minh, CS. Dần dần Pháp theo chính trị của Mỹ, chống CS tại ĐNÁ và bảo vệ an ninh cho Mỹ cũng như các đồn điền Anh tại Mã lai, Úc, Tân tây Lan (12) . Ông cũng nói ta không thể đảm nhận vai trò chính tại ĐNÁ và nhường lại cho Mỹ, Pháp phải lựa giữ hai chính sách tham gia cuộc chiến chống CS do Mỹ lãnh đạo hoặc tự biến mình trước Mỹ (13)

Navarre nói chúng ta cần phải nói cho Mỹ biết chúng tôi chiến đấu tại Đông Dương cho quyền lợi chúng tôi, những quyền lợi chính đáng, đồng thời chúng tôi cũng bảo vệ ĐNÁ cho các ông. Vì cuộc chiến của chúng tôi có lợi cho các ông nên các ông mới viện trợ cho chúng tôi, chúng tôi không cần phải cám ơn các ông và không phải hy sinh quyền lợi của chúng tôi (14)

Hôm  21-4, Navarre đánh điện tín về Ba Lê nói “ Từ nay, chúng ta chiến đấu cho Hoa Kỳ hơn là cho chúng ta” (15)

Hạ tuần tháng 4-1954, Dulles khi biết ý Pháp muốn tìm hòa bình tại Hội nghị Genève và sẽ rút ra khỏi Đông Dương khiến ông lo sợ, vì Mỹ sẽ phải chiến đấu một mình như thế chứng tỏ Mỹ thiếu tình đồng chí mà chỉ  tính toán lợi ích riêng tư quá nhiều. Bộ ngoại giao Pháp đã để lộ cho thấy họ tìm hòa bình bằng mọi giá, cuộc chiến Đông dương đã bị dư luận báo chí, người dân chống đối quá nhiều. Lý do của Pháp chính đáng vì họ không còn quyền lợi tại Đông dương, vấn đề an ninh của ĐNÁ không ảnh hưởng gì tới họ. Kế hoạch Kên Kên cuối cùng chết lịm mặc dù đã được Eisenhower và Bộ tham mưu nghiên cứu bàn luận gần một tháng trời, Dulles đã đi hết nước này sang nước khác để vận động thành lập Liên minh quân sự, cuối cùng Kên Kên chỉ là cái bánh vẽ để đánh lừa người bạn đồng minh của họ.

Trong khi phía CS quốc tế, dù bất đồng họ cũng không bỏ đồng minh, vẫn tiếp viện cho chiến hữu anh em tới cùng với mục đích chung làm suy yếu Đế quốc. Mỹ, Anh, Pháp không dung hòa quyền lợi với nhau được, tính toán quyền lợi riêng thật kỹ nên hậu quả đã mang lại thua thiệt rõ ràng.

Trọng Đạt

Chú thích

(1) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 202

(2) Quân sử 4, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đọan hình thành 1946-1955, Bộ Tổng Tham Mưu VNCH trang 160

(3) Agonie de l’Indochine trang 221-226

(4) Agonie de l’Indochine, Le dégagement trang 242-250

(5) Bernard Fall, Hell In A Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu;  chương X Vulture, trang 293-313, chương XII Epilogue trang 450-463.

(6) Hell In A Very Small Place trang 308: “Perhaps without realizing it, Lydon B. Johnson, on April 3, 1954, had made his first crucial decision on Viet-nam”

(7) Hell In A Very Small Place trang 312

(8) Hell In A Very Small Place trang 313

(9) Hell In A Very Small Place các trang 455,459, 461, 462

(10) Philippe Devillers: End of a War, Indochina , 1954 trang 71-89, trang 90-99.

(11) Hell In A Very Small Place trang 455,456

(12) Agonie de l’Indochine trang 66, 67

(13) Sách đã dẫn trang 68, 96

(14) Sách đã dẫn trang 97

(15) Fredrik Logevall, Embers Of War, The Fall Of An Empire And The Making of America’s Vietnam, nguyên văn “From now on, it is as much for the United states that we are fighting as for ourselves”; trang 496

http://www.vietthuc.org/61-nam-tran-dien-bien-phu-chien-dich-ken-ken-nhin-tu-phia-nguoi-phap/
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm