Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
7 ‘thói xấu’ của những tay chụp amateur
Nếu bạn muốn chụp ảnh giỏi hơn, ngưng làm những chuyện này.
Tôi thú nhận – có một lúc nào đó, có lẽ tôi đã từng làm mọi thứ trong list này. Nhưng cũng vui mừng khi để ý rằng mình đã thật sự tiến bộ trong nhiều năm qua!
Một số khuyết điểm này xảy ra thông thường đến nỗi bạn còn không hay biết bạn đã phạm chúng. Và đôi khi bạn cũng không tránh khỏi nó, dù bạn có cố gắng thế nào đi nữa…
Những bí quyết sau đây sẽ giúp cho những người mới tập tành, có quá nhiều camera settings để nhớ cho nên họ quên chú ý những gì quan trọng.
- Không đọc sách chỉ dẫn Camera Manual
Câu chuyện này nghe có vẻ quen thuộc: bạn mua máy ảnh mới, lấy máy ảnh ra khỏi thùng, cất thùng vô tủ và cuốn owner’s manual vẫn còn nằm trong bọc nylon. Có lẽ bạn quá nôn nóng để thử “đồ chơi” mới.
Giờ đã đến lúc bạn moi cuốn manual đó ra và “nhào vô” với cây viết highlighter màu vàng.
Hãy đọc theo phương pháp, và cần cù qua từng bộ phận của máy ảnh. Bạn có thể tìm được những công dụng trong đó mà bạn không hề biết có sẵn.
- Đặt chủ thể ngay giữa khung ảnh
Cứ phớt lờ luật bố cục nếu bạn không sợ gặp “trục trặc”. Nếu bạn muốn ảnh của bạn nổi bật, bạn nên học cách dùng Quy luật Một phần Ba thay vì đặt điểm chính ngay giữa, như những người “không biết chụp hình”. Hay là, tăng phần sôi nổi bằng cách nghiêng máy ảnh ở một góc độ. Ðừng quên thí nghiệm những kiểu lấy khung ngang và dọc khác nhau. Hoặc ngay cả một cảnh cực rộng panorama.
- Không để ý tới hậu cảnh
Tìm một hậu cảnh đơn giản phía sau chủ thể của bạn. Chẳng hạn như, tránh một cột đèn ở đằng xa, nhìn giống như mọc ra từ trên đầu một người. Nếu bạn có một ống kính dài, bạn có thể tận dụng DOF (depth of field) thật mỏng để “xóa phông”. Kỹ thuật này sẽ tách rời chủ thể của bạn từ “đám rối” đằng sau, đạt được một mức độ ngăn cách.
- Dán mắt vào màn ảnh
Ðây nói về hành động luôn luôn nhìn vào màn ảnh LCD phía sau máy ảnh để xét lại những hình bạn vừa chụp. Thật ra cũng không có gì sai với điều này, trừ khi bạn muốn chụp hình cho “ra hồn”. Bạn có thể bị mất cơ hội lấy một khoảnh khắc quyết định, vì bạn quá bận tâm với khuynh hướng coi lại hình.
- Lệ thuộc vào một thẻ nhớ duy nhất
Những người mới bắt đầu chơi ảnh hay có thói quen chỉ dùng một thẻ nhớ cho máy ảnh.
Tôi thường khuyên các học viên, đừng bỏ quá nhiều thời gian ôn lại hình trong lúc đang đi chụp. Chờ khi về nhà rồi tha hồ xem. Vấn đề là, thẻ nhớ của bạn sẽ bị đầy vừa đúng lúc bạn có một cơ hội “ngàn vàng” để chụp. Cách giải quyết? Ðơn giản. Dạo này giá tiền thẻ nhớ hạ thấp hơn nhiều, bạn chỉ cần mua thêm thẻ.
- Chụp từ tầm mắt người
Thường khi nhìn thấy dáng một người đứng chụp hình, chúng ta hầu như có thể đoán người đó có nhiều kinh nghiệm hay không; họ đứng sững cầm máy ảnh ở ngay tầm mắt. Kết quả là, tấm ảnh sẽ có một khía cạnh rất… tầm thường. Khi chụp hình ở một địa điểm, học cách ‘tạo góc cạnh’. Quỳ trên đầu gối, hoặc thậm chí nằm trên mặt đất, tìm những góc cạnh tươi mới. Một phương diện nhìn từ trên không cũng có thể rất lạ lùng và đặc biệt. Nhớ rằng dụng cụ tốt nhất cho việc đặt bố cục là đôi chân của bạn.
- Post quá nhiều hình
Và, dấu hiệu rõ ràng nhất để biết ai là một tay ảnh “lơ-tơ-mơ”, chúng ta chỉ cần ngó sơ qua “bức tường” Facebook hoặc Instagram của họ (những tài khoản đăng hình trên mạng xã hội). Chúng ta ai cũng có chụp những tấm hình không đẹp, bị tối thui hoặc mờ câm, nhưng không nhất thiết phải “tra tấn” dân chúng với hàng loạt cú bấm này. Nên lựa chọn cẩn thận chỉ những tấm ảnh tốt nhất của bạn, rồi chỉnh sửa cho hoàn hảo hơn trên máy computer. Rồi mới đăng lên, post!
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
7 ‘thói xấu’ của những tay chụp amateur
Nếu bạn muốn chụp ảnh giỏi hơn, ngưng làm những chuyện này.
Tôi thú nhận – có một lúc nào đó, có lẽ tôi đã từng làm mọi thứ trong list này. Nhưng cũng vui mừng khi để ý rằng mình đã thật sự tiến bộ trong nhiều năm qua!
Một số khuyết điểm này xảy ra thông thường đến nỗi bạn còn không hay biết bạn đã phạm chúng. Và đôi khi bạn cũng không tránh khỏi nó, dù bạn có cố gắng thế nào đi nữa…
Những bí quyết sau đây sẽ giúp cho những người mới tập tành, có quá nhiều camera settings để nhớ cho nên họ quên chú ý những gì quan trọng.
- Không đọc sách chỉ dẫn Camera Manual
Câu chuyện này nghe có vẻ quen thuộc: bạn mua máy ảnh mới, lấy máy ảnh ra khỏi thùng, cất thùng vô tủ và cuốn owner’s manual vẫn còn nằm trong bọc nylon. Có lẽ bạn quá nôn nóng để thử “đồ chơi” mới.
Giờ đã đến lúc bạn moi cuốn manual đó ra và “nhào vô” với cây viết highlighter màu vàng.
Hãy đọc theo phương pháp, và cần cù qua từng bộ phận của máy ảnh. Bạn có thể tìm được những công dụng trong đó mà bạn không hề biết có sẵn.
- Đặt chủ thể ngay giữa khung ảnh
Cứ phớt lờ luật bố cục nếu bạn không sợ gặp “trục trặc”. Nếu bạn muốn ảnh của bạn nổi bật, bạn nên học cách dùng Quy luật Một phần Ba thay vì đặt điểm chính ngay giữa, như những người “không biết chụp hình”. Hay là, tăng phần sôi nổi bằng cách nghiêng máy ảnh ở một góc độ. Ðừng quên thí nghiệm những kiểu lấy khung ngang và dọc khác nhau. Hoặc ngay cả một cảnh cực rộng panorama.
- Không để ý tới hậu cảnh
Tìm một hậu cảnh đơn giản phía sau chủ thể của bạn. Chẳng hạn như, tránh một cột đèn ở đằng xa, nhìn giống như mọc ra từ trên đầu một người. Nếu bạn có một ống kính dài, bạn có thể tận dụng DOF (depth of field) thật mỏng để “xóa phông”. Kỹ thuật này sẽ tách rời chủ thể của bạn từ “đám rối” đằng sau, đạt được một mức độ ngăn cách.
- Dán mắt vào màn ảnh
Ðây nói về hành động luôn luôn nhìn vào màn ảnh LCD phía sau máy ảnh để xét lại những hình bạn vừa chụp. Thật ra cũng không có gì sai với điều này, trừ khi bạn muốn chụp hình cho “ra hồn”. Bạn có thể bị mất cơ hội lấy một khoảnh khắc quyết định, vì bạn quá bận tâm với khuynh hướng coi lại hình.
- Lệ thuộc vào một thẻ nhớ duy nhất
Những người mới bắt đầu chơi ảnh hay có thói quen chỉ dùng một thẻ nhớ cho máy ảnh.
Tôi thường khuyên các học viên, đừng bỏ quá nhiều thời gian ôn lại hình trong lúc đang đi chụp. Chờ khi về nhà rồi tha hồ xem. Vấn đề là, thẻ nhớ của bạn sẽ bị đầy vừa đúng lúc bạn có một cơ hội “ngàn vàng” để chụp. Cách giải quyết? Ðơn giản. Dạo này giá tiền thẻ nhớ hạ thấp hơn nhiều, bạn chỉ cần mua thêm thẻ.
- Chụp từ tầm mắt người
Thường khi nhìn thấy dáng một người đứng chụp hình, chúng ta hầu như có thể đoán người đó có nhiều kinh nghiệm hay không; họ đứng sững cầm máy ảnh ở ngay tầm mắt. Kết quả là, tấm ảnh sẽ có một khía cạnh rất… tầm thường. Khi chụp hình ở một địa điểm, học cách ‘tạo góc cạnh’. Quỳ trên đầu gối, hoặc thậm chí nằm trên mặt đất, tìm những góc cạnh tươi mới. Một phương diện nhìn từ trên không cũng có thể rất lạ lùng và đặc biệt. Nhớ rằng dụng cụ tốt nhất cho việc đặt bố cục là đôi chân của bạn.
- Post quá nhiều hình
Và, dấu hiệu rõ ràng nhất để biết ai là một tay ảnh “lơ-tơ-mơ”, chúng ta chỉ cần ngó sơ qua “bức tường” Facebook hoặc Instagram của họ (những tài khoản đăng hình trên mạng xã hội). Chúng ta ai cũng có chụp những tấm hình không đẹp, bị tối thui hoặc mờ câm, nhưng không nhất thiết phải “tra tấn” dân chúng với hàng loạt cú bấm này. Nên lựa chọn cẩn thận chỉ những tấm ảnh tốt nhất của bạn, rồi chỉnh sửa cho hoàn hảo hơn trên máy computer. Rồi mới đăng lên, post!
( Báo Trẻ )