Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
81 hài cốt Lính Dù VNCH bị tử nạn máy bay năm 1965,sẽ được vinh danh tại Little Saigon vào dịp Lễ Quốc Khánh Đệ I CH 26 /10/2019
Chiếc vận tải cơ C-123 của quân đội Hoa Kỳ bị bắn rơi trong Chiến Tranh Việt Nam, mang theo những quân nhân đồng minh của chúng ta bị mất tích từ đó đến nay.
81 hài cốt Lính Dù VNCH bị tử nạn máy bay năm 1965,sẽ được vinh danh tại Little Saigon vào dịp Lễ Quốc Khánh Đệ I CH 26 /10/2019
Chiếc vận tải cơ C-123 của quân đội Hoa Kỳ bị bắn rơi trong Chiến Tranh Việt Nam, mang theo những quân nhân đồng minh của chúng ta bị mất tích từ đó đến nay. Những hài cốt của họ không có quê hương. Biết vậy nên tôi phải hành động.
Xã hội của chúng ta tưởng nhớ những người quá cố như thế nào, kể cả những người mất mạng trong lúc chiến đấu cùng với chúng ta ngoài trận địa? Ông William Gladstone, một thủ tướng Anh trong thế kỷ thứ 19 đã đưa ra một công thức bất diệt: “Chỉ cho tôi xem cách thức một quốc gia hay một cộng đồng chăm sóc những người chết của họ, và tôi sẽ đo lường với sự chính xác bằng toán học về mức độ cảm thông tế nhị của những con người sống trong cộng đồng đó, sự tôn trọng luật pháp của họ đối với đất nước, và sự trung thành của họ đối với những lý tưởng cao cả.”
Vào ngày thứ Sáu này (13 tháng 9, 2019), một chiếc phi cơ của Không Quân Hoa Kỳ sẽ chuyên chở hài cốt trộn lẫn của 81 quân nhân nhảy dù thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ Hawaii, nơi mà họ đã được cất giữ trong cơ sở của quân đội trong hơn 33 năm qua, đến California. Vào ngày 26 tháng 10, một buổi lễ tưởng niệm và vinh danh trịnh trọng theo nghi thức quân đội sẽ được tổ chức dành cho những người này tại Westminster, nơi được gọi là Little Saigon và có hàng ngàn người Mỹ gốc Việt đang sinh sống.
Đây là một sự kiện rất đặc biệt vì chúng ta có thể không bao giờ biết những hài cốt là ai và vì họ là những người lính đồng minh của chúng ta. Sau buổi lễ, những người bị lãng quên này sẽ được yên nghỉ trong một nghĩa trang của người Mỹ gốc Việt lớn nhất tại đất nước của chúng ta.
Đây sẽ là nơi yên nghỉ cuối cùng của một hành trình phức tạp dài 54 năm từng bắt đầu trên một trận địa trong một cuộc chiến tàn ác từng xé nát đất nước của chúng ta, để lại hậu quả 58,000 quân nhân Hoa Kỳ và hàng triệu người Việt Nam phải bỏ mạng.
Vào cuối năm 1965, một chiếc vận tải cơ C-123 của Hoa Kỳ bị bắn rơi, giết hết bốn người Mỹ trong phi hành đoàn và 81 quân nhân Nhảy Dù Nam Việt Nam. Địa điểm máy bay bị rớt nằm trong vùng đang có tranh chấp và mãi cho đến năm 1974 mới có thể vào được. Những mảng xương và những món đồ cá nhân đã được thu thập, thế nhưng tất cả những hài cốt đã trộn lẫn vào nhau để có thể đưa vào trong một quan tài. Những hài cốt được chuyển đến Bangkok. Những quân nhân Mỹ đã được xác nhận danh tính bằng phương pháp thử nghiệm DNA và được chôn cất chu đáo. Thế nhưng đối với những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì họ không có bảng kê khai chuyến bay. Vào năm 1986, hài cốt của họ được gởi đến phòng thí nghiệm POW/MIA tại Hawaii, nơi có nhiệm vụ xác định danh tính của những quân nhân mất tích của quân đội chúng ta.
Và rồi hài cốt của những quân nhân Miền Nam Việt Nam này đã được cất giữ ở đó trong suốt 33 năm qua. Vì không có bảng kê khai chuyến bay cho sứ mạng lúc trước, chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết được tên tuổi của những người lính Miền Nam đã bị mất mạng. Họ chỉ có thể được xác định là thuộc một Sư Đoàn Dù thiện chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Chính quyền Hà Nội đã hai lần từ chối nhận những hài cốt này để an táng họ tại Việt Nam. Và vì họ không phải là công dân hay quân nhân Hoa Kỳ, cũng không có cách rõ ràng nào để chôn cất và vinh danh họ tại Hoa Kỳ. Họ là những người lính vô danh, và thật sự là “Những Người Vô Tổ Quốc,” sau khi họ đã hy sinh mạng sống cho một đất nước mà nay đã không còn.
Tôi được biết về trường hợp này hai năm trước đây. Đối với tôi, thông điệp bất diệt của ông Gladstone là mốc hướng dẫn. Nếu chúng ta là những con người và đất nước như chúng ta nghĩ, thì chúng ta không chỉ chăm sóc cho những người chết của chúng ta mà còn chăm sóc những người từng chiến đấu cùng với chúng ta. Những người lính vô danh này xứng đáng được tưởng nhớ với danh dự và nhân phẩm.
Sau nhiều tháng thương lượng một cách khó khăn về mặt ngoại giao cũng như luật pháp, giờ đây sự kiện này mới có thể xảy ra. Vào ngày 26 tháng 10, sau một buổi lễ truy niệm tại công viên Freedom Park ở thành phố Westminster, những người lính này sẽ được an táng tại một nơi ghi nhớ sự can đảm và sự đóng góp của hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam, những người đã liều mạng ra khơi trong giai đoạn nguy hiểm nhất, hy sinh hết tất cả để có thể đến đất nước của chúng ta.
Buổi lễ đó sẽ đi xa hơn việc tưởng nhớ sự hy sinh và hành trình dài năm thập niên của những người lính đã hy sinh mạng sống khi còn trẻ tuổi cho lý tưởng tự do cho một quốc gia mà nay đã không còn. Buổi lễ sẽ nhắc cho chúng ta nhớ tới hàng trăm ngàn người lính khác cũng đã hy sinh mạng sống và hàng trăm ngàn hài cốt chưa được tìm thấy.
Cuộc hành trình buồn nhưng vĩ đại của những người lính bị lãng quên từ trận địa Việt Nam đến một nghĩa trang lớn nhất của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ sẽ mang đến một kết cục cho nhiều người khác đã tự trả giá và tìm đường đến nước Mỹ. Nó sẽ cho phép đất nước chúng ta có dịp ghi ơn và trân quý sự hy sinh của 2 triệu người Mỹ gốc Việt, những người đã giúp cho xã hội chúng ta được mạnh mẽ và linh động hơn.
Và nó sẽ giúp chúng ta nhớ rằng là người Hoa Kỳ thì phải sống như thế nào, và chúng ta nên luôn ước nguyện sẽ trở thành: những người biết quý mạng sống của con người, và những người không bao giờ quên những ai đã từng đứng sát bên cạnh chúng ta trong những thời điểm khó khăn nhất.
JIM WEBB
Bản dịch: Tigon Lê
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
81 hài cốt Lính Dù VNCH bị tử nạn máy bay năm 1965,sẽ được vinh danh tại Little Saigon vào dịp Lễ Quốc Khánh Đệ I CH 26 /10/2019
Chiếc vận tải cơ C-123 của quân đội Hoa Kỳ bị bắn rơi trong Chiến Tranh Việt Nam, mang theo những quân nhân đồng minh của chúng ta bị mất tích từ đó đến nay.
81 hài cốt Lính Dù VNCH bị tử nạn máy bay năm 1965,sẽ được vinh danh tại Little Saigon vào dịp Lễ Quốc Khánh Đệ I CH 26 /10/2019
Chiếc vận tải cơ C-123 của quân đội Hoa Kỳ bị bắn rơi trong Chiến Tranh Việt Nam, mang theo những quân nhân đồng minh của chúng ta bị mất tích từ đó đến nay. Những hài cốt của họ không có quê hương. Biết vậy nên tôi phải hành động.
Xã hội của chúng ta tưởng nhớ những người quá cố như thế nào, kể cả những người mất mạng trong lúc chiến đấu cùng với chúng ta ngoài trận địa? Ông William Gladstone, một thủ tướng Anh trong thế kỷ thứ 19 đã đưa ra một công thức bất diệt: “Chỉ cho tôi xem cách thức một quốc gia hay một cộng đồng chăm sóc những người chết của họ, và tôi sẽ đo lường với sự chính xác bằng toán học về mức độ cảm thông tế nhị của những con người sống trong cộng đồng đó, sự tôn trọng luật pháp của họ đối với đất nước, và sự trung thành của họ đối với những lý tưởng cao cả.”
Vào ngày thứ Sáu này (13 tháng 9, 2019), một chiếc phi cơ của Không Quân Hoa Kỳ sẽ chuyên chở hài cốt trộn lẫn của 81 quân nhân nhảy dù thuộc quân lực Việt Nam Cộng Hòa từ Hawaii, nơi mà họ đã được cất giữ trong cơ sở của quân đội trong hơn 33 năm qua, đến California. Vào ngày 26 tháng 10, một buổi lễ tưởng niệm và vinh danh trịnh trọng theo nghi thức quân đội sẽ được tổ chức dành cho những người này tại Westminster, nơi được gọi là Little Saigon và có hàng ngàn người Mỹ gốc Việt đang sinh sống.
Đây là một sự kiện rất đặc biệt vì chúng ta có thể không bao giờ biết những hài cốt là ai và vì họ là những người lính đồng minh của chúng ta. Sau buổi lễ, những người bị lãng quên này sẽ được yên nghỉ trong một nghĩa trang của người Mỹ gốc Việt lớn nhất tại đất nước của chúng ta.
Đây sẽ là nơi yên nghỉ cuối cùng của một hành trình phức tạp dài 54 năm từng bắt đầu trên một trận địa trong một cuộc chiến tàn ác từng xé nát đất nước của chúng ta, để lại hậu quả 58,000 quân nhân Hoa Kỳ và hàng triệu người Việt Nam phải bỏ mạng.
Vào cuối năm 1965, một chiếc vận tải cơ C-123 của Hoa Kỳ bị bắn rơi, giết hết bốn người Mỹ trong phi hành đoàn và 81 quân nhân Nhảy Dù Nam Việt Nam. Địa điểm máy bay bị rớt nằm trong vùng đang có tranh chấp và mãi cho đến năm 1974 mới có thể vào được. Những mảng xương và những món đồ cá nhân đã được thu thập, thế nhưng tất cả những hài cốt đã trộn lẫn vào nhau để có thể đưa vào trong một quan tài. Những hài cốt được chuyển đến Bangkok. Những quân nhân Mỹ đã được xác nhận danh tính bằng phương pháp thử nghiệm DNA và được chôn cất chu đáo. Thế nhưng đối với những người lính Việt Nam Cộng Hòa thì họ không có bảng kê khai chuyến bay. Vào năm 1986, hài cốt của họ được gởi đến phòng thí nghiệm POW/MIA tại Hawaii, nơi có nhiệm vụ xác định danh tính của những quân nhân mất tích của quân đội chúng ta.
Và rồi hài cốt của những quân nhân Miền Nam Việt Nam này đã được cất giữ ở đó trong suốt 33 năm qua. Vì không có bảng kê khai chuyến bay cho sứ mạng lúc trước, chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết được tên tuổi của những người lính Miền Nam đã bị mất mạng. Họ chỉ có thể được xác định là thuộc một Sư Đoàn Dù thiện chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Chính quyền Hà Nội đã hai lần từ chối nhận những hài cốt này để an táng họ tại Việt Nam. Và vì họ không phải là công dân hay quân nhân Hoa Kỳ, cũng không có cách rõ ràng nào để chôn cất và vinh danh họ tại Hoa Kỳ. Họ là những người lính vô danh, và thật sự là “Những Người Vô Tổ Quốc,” sau khi họ đã hy sinh mạng sống cho một đất nước mà nay đã không còn.
Tôi được biết về trường hợp này hai năm trước đây. Đối với tôi, thông điệp bất diệt của ông Gladstone là mốc hướng dẫn. Nếu chúng ta là những con người và đất nước như chúng ta nghĩ, thì chúng ta không chỉ chăm sóc cho những người chết của chúng ta mà còn chăm sóc những người từng chiến đấu cùng với chúng ta. Những người lính vô danh này xứng đáng được tưởng nhớ với danh dự và nhân phẩm.
Sau nhiều tháng thương lượng một cách khó khăn về mặt ngoại giao cũng như luật pháp, giờ đây sự kiện này mới có thể xảy ra. Vào ngày 26 tháng 10, sau một buổi lễ truy niệm tại công viên Freedom Park ở thành phố Westminster, những người lính này sẽ được an táng tại một nơi ghi nhớ sự can đảm và sự đóng góp của hàng trăm ngàn người tỵ nạn Việt Nam, những người đã liều mạng ra khơi trong giai đoạn nguy hiểm nhất, hy sinh hết tất cả để có thể đến đất nước của chúng ta.
Buổi lễ đó sẽ đi xa hơn việc tưởng nhớ sự hy sinh và hành trình dài năm thập niên của những người lính đã hy sinh mạng sống khi còn trẻ tuổi cho lý tưởng tự do cho một quốc gia mà nay đã không còn. Buổi lễ sẽ nhắc cho chúng ta nhớ tới hàng trăm ngàn người lính khác cũng đã hy sinh mạng sống và hàng trăm ngàn hài cốt chưa được tìm thấy.
Cuộc hành trình buồn nhưng vĩ đại của những người lính bị lãng quên từ trận địa Việt Nam đến một nghĩa trang lớn nhất của người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ sẽ mang đến một kết cục cho nhiều người khác đã tự trả giá và tìm đường đến nước Mỹ. Nó sẽ cho phép đất nước chúng ta có dịp ghi ơn và trân quý sự hy sinh của 2 triệu người Mỹ gốc Việt, những người đã giúp cho xã hội chúng ta được mạnh mẽ và linh động hơn.
Và nó sẽ giúp chúng ta nhớ rằng là người Hoa Kỳ thì phải sống như thế nào, và chúng ta nên luôn ước nguyện sẽ trở thành: những người biết quý mạng sống của con người, và những người không bao giờ quên những ai đã từng đứng sát bên cạnh chúng ta trong những thời điểm khó khăn nhất.
JIM WEBB
Bản dịch: Tigon Lê