Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

ANH TÔI VÀ TRUNG ĐỘI NGHĨA QUÂN

Anh tôi đã đền xong nợ nước, nhưng hồn thiêng còn lưu luyến quê cha đất tổ, lưu luyến Trung đội Nghĩa Quân thân mến của anh nên vương vấn theo anh em đồng đội để phù hộ, nhắc nhở họ chu toàn nhiệm vụ bảo vệ quê hương.
Kha Lăng Đa

(Kính dâng hương hồn anh tôi.)




Những năm tháng làm “quyền huynh thế phụ” khi cha tôi lâm trọng bệnh, qua đời, anh tôi đã lèo lái thuyền buồm ra khơi đánh cá để nuôi sống gia đình. Anh rất thông minh, cần mẫn, luôn học hỏi kinh nghiệm của những người “bạn biển” già đã từng đối địch với phong ba để đem về bến những khoang thuyền khẳm nặng cá, tôm. Những năm đầu hành nghề hạ bạc, anh tôi đã đem lại sự ấm no cho gia đình, nhưng dần dần, số lượng hải sản bị thất thu, đưa đến tình trạng bi đát hơn nữa, nhiều ngày “đi không, về không”, cuối cùng phải kéo thuyền đánh cá lên bờ và giải nghệ trong nỗi đau buồn đọng đầy nước mắt của mẹ tôi.
Mẹ phải thức khuya dậy sớm, làm bánh ngọt để tạm sống qua ngày, nuôi tôi và đứa em út đi học ở trường làng. Sau lễ khánh thành “Ấp Chiến Lược”, anh tôi được vào phục vụ trong Hội Đồng xã Cần Thạnh, Quận Cần Giờ, Tỉnh Phước Tuy (sau này thuộc tỉnh Biên Hòa, rồi thuộc tỉnh Gia Định) – trong Đặc Khu Rừng Sát. Sau đó anh làm Trung đội Trưởng Nghĩa quân mà trong thời Đệ Nhứt Cộng Hòa gọi là Nhân Dân Tự Vệ.
Ấp Chiến Lược ở quê tôi được xây dựng khá kiên cố, là phòng tuyến chống cộng đã tách rời địch quân bám víu nhân dân, nhằm ổn định, củng cố và bảo vệ cuộc sống tự do, dân chủ ở hậu phương, yểm trợ cho tiền tuyến đấu tranh với cộng sản xâm lược.
Ngoài đồn bót của một đại đội Bảo An (sau, gọi là Địa Phương Quân) đóng sát bờ biển của Ấp Hưng Thạnh, đồn Nghĩa Quân của anh tôi được dựng lên, gần hàng rào Ấp Chiến Lược, hướng mặt ra bìa rừng và xóm rẫy.
Đồn được rào chằng chịt bằng ba lớp kẽm gai, chung quanh là hào sâu, có cắm chông nhọn dày đặc. Tháp canh kiên cố, vượt lên khỏi nóc đồn cho tầm mắt quan sát của người lính gác dễ nhìn ra bốn phía. Bên trong vòng rào là giao thông hào để chiến đấu khi địch tấn công đồn. Anh tôi rất hân hoan khi được cầm súng bảo vệ quê hương. Anh luôn hăng hái và hoàn thành trách nhiệm được giao phó nên ông Quận Trưởng rất thương mến và tin tưởng anh. Trung đội của anh tôi gồm 30 người, đa số là ngư dân, đã từng dãi nắng dầm mưa nên người nào cũng khỏe mạnh, da ngăm đen, thân hình rắn chắc, hiên ngang. Những chiến sĩ bảo vệ xóm làng này đã tham gia phong trào thể thao nên nhiều người là tuyển thủ của hội túc cầu, bóng chuyền và bóng bàn địa phương. Đội bóng đá Cần Giờ đã một thời nổi tiếng ở miền Đông. Anh tôi là vô địch bóng bàn của quận và anh đã về tỉnh tranh giải điền kinh trong những ngày lễ Quốc khánh 26 tháng 10 của thời Đệ Nhứt Cộng Hòa. Ngoài nhiệm vụ canh phòng, tuần tiểu, phục kích, trung đội của anh tôi còn phối hợp hành quân với lực lượng Địa Phương Quân. Anh tôi cùng đồng đội làm công tác “Dân sự vụ” khi nhân dân cần đến, chẳng hạn như cất lại nhà cho những nạn nhân bị hỏa hoạn... Anh tạo được đường dây liên lạc tình báo nhân dân trong xóm rẫy để thu thập tin tức về địch quân. Đường dây này rất cẩn mật vì nếu bị tiết lộ thì những “cảm tình viên” của anh sẽ bị Việt Cộng hạ sát. Giai đoạn Ấp Chiến Lược hình thành, địch đã khủng bố dã man, giết hại nhân viên xã, ấp và nhân dân cộng tác với chính quyền ta. Trên xác chhết của nạn nhân nào cũng có bản án tử hình của bọn chúng mà tội danh thường là ác ôn, phản động.
Trong những bó rau, cải đặc biệt của những cảm tình viên từ những thôn ấp nằm ngoài vòng đai ấp chiến lược “bán” cho anh tôi giữa phiên chợ buổi ban mai, có tờ báo cáo ngắn gọn về tin tức địch quân. Anh tôi biết được ngày, giờ và địa điểm Việt Cộng lén về hoạt động nên nhiều lần phục kích, gây thiệt hại nặng nề cho bọn chúng.
Anh tôi cũng đã thi hành chính sách “chiêu hồi” của chính phủ đề ra dù trách nhiệm ấy của ngành Tâm Lý Chiến. Anh đã cho người thân tín ở xóm rẫy bắt liên lạc với những cán binh Việt Cộng trong rừng muốn trở về với chính nghĩa Quốc Gia và đích thân anh sẽ đi đón những người quy chánh ở những điểm hẹn. Vì anh tôi có lòng nhiệt huyết, dũng cảm trong chiến đấu, tinh thần chống Cộng triệt để và mưu lược của anh đã làm cho địch điên đảo nhiều phen nên bọn chúng treo giải thưởng bằng một số tiền lớn cho những ai giết được anh tôi.
Mẹ tôi rất lo lắng cho anh tôi đã tích cực phục vụ và có lập trường quốc gia vững chắc, trước sự khủng bố của Việt Cộng. Mỗi lần anh tôi đi tuần tiểu, nghe súng nổ xa xa, mẹ tôi thoáng vẻ sợ sệt trên gương mặt đã in hằn nhiều nếp nhăn của ưu tư chất chồng theo năm tháng, mẹ tôi đốt nhang, cắm lên bàn thờ cha tôi rồi đứng lâm râm khấn vái. Sau những lần chạm súng với địch, trở về an toàn, anh tôi tươi cười trấn an mẹ tôi. Mẹ gượng cười, nhìn anh bằng ánh mắt mênh mông. Bao nỗi lo âu của Mẹ đã tiêu tan trước cảnh sum họp của gia đình, khi vầng kim ô chìm khuất sau khu rừng sát đang nhuộm ánh tà dương. Rồi anh tôi lại bất chấp hiểm nguy, cùng đồng đội triệt hạ mật khu Giồng Ao, đánh bật lực lượng địch toan tấn công tiền đồn Ba Động, bắn chìm ghe Việt Cộng trên vàm sông Tắc Xuất...
Sau những đêm đi tuần tiểu hay phục kích địch quân, những chiến sĩ của trung đội Nghĩa Quân trở về mái nhà lợp bằng lá dừa nước, cùng vợ, con đi bắt nghêu, bắt ốc, hoặc đi kéo lưới, giăng câu để mưu cầu thêm sự sống cho gia đình. Anh tôi thì trở về nhà, đi lặn xuống biển, bắt sò, bắt con dòm hay đi dọc theo bờ biển đất sình, bắt tôm tích dưới những hang sâu để bán, kiếm thêm tiền thu nhập cho gia đình. Lương của Nghĩa Quân hàng tháng chỉ 800 đồng, phải chắt chiu, dành dụm, ăn uống đạm bạc mới đủ nuôi vợ, nuôi con. Vậy mà anh tôi và đồng đội vẫn một lòng trung thành với chính nghĩa quốc gia, vẫn dãi gió, dầm sương thức đêm để bố phòng, canh gác cho đồng bào được an cư, lạc nghiệp. Đồng tiền làm ra bằng công sức của mình, anh tôi dành dụm, mua xi-măng , đúc từng viên gạch ống để xây dựng lại căn nhà cũ. Vì không có được nhiều tiền nên anh chỉ đúc mỗi lần được mười viên gạch. Tôi cảm động, nhìn anh tôi cặm cụi làm kế hoạch “kiến tha lâu đầy tổ” ròng rã mấy năm trường.
Trong trung đội của anh tôi có anh Nguyễn Văn Thành, thuộc một gia đình ở miền Bắc, di cư vào Nam năm 1954. Có lẽ anh thích xứ biển nên về nhập tịch ở làng tôi. Chiều nào, tôi đi đá banh cũng gặp anh ta. Anh Thành tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, thích đi dạo trong xóm rẫy để “o mèo”! Anh có ngờ đâu những cuộc la cà, vui chơi với phái nữ ở xóm rẫy đã đưa anh vào cạm bẫy “địch vận” của Việt cộng. Người yêu của anh đã móc nối anh làm nội tuyến trong trung đội Nghĩa Quân. Chúng hẹn đến một đêm mà Thành có nhiệm vụ canh gác đồn Nghĩa Quân sẽ ra tay hành động. Chúng tặng anh Thành một cái đồng hồ đeo tay để canh đúng giờ với đồng hồ của bọn chúng trong mưu đồ triệt hạ đồn Nghĩa Quân. Anh Thành nhận lệnh đến giờ G trong phiên gác đêm của anh, anh sẽ ra mật hiệu bằng đèn”pin” chớp, tắt ba lần. Bên ngoài đồn, lực lượng của địch bố trí ở một vườn mãng cầu gần đó, sẽ đáp lại mật hiệu. Sau đó Việt cộng sẽ cắt hàng rào kẽm gai của ấp chiến lược để đột nhập và đích thân anh Thành sẽ mở cửa đồn cho địch vào, hạ sát hết anh em Nghĩa Quân, lấy vũ khí, quân dụng, rồi đặt chất nổ giựt sập đồn trước khi rút lui. Anh Thành sẽ theo bọn chúng vào rừng.
Nhưng anh Thành đã báo cho anh tôi biết sự việc và anh tôi đã dẫn anh ta đến trình diện Quận Trưởng để đặt kế hoạch “phản nội tuyến”. Điểm mai phục, chờ giờ hành động của hơn một trung đội Việt cộng, tại vườn mãng cầu, cách đồn Nghĩa Quân hơn hai trăm thước về phía Đông Nam, được làm mục tiêu cho hai khẩu đại liên từ trên môt tháp canh của Địa Phương Quân,cách đó không xa, về phía Bắc. Ngoài mười nghĩa quân trong đồn, số còn lại do anh tôi chỉ huy, phối hợp với một trung đội Địa Phương Quân phục kích đường rút lui của bọn chúng cách đó khoảng một trăm thước về phía Nam Tây Nam.
Đêm ấy trời tối đen như mực, thôn xóm nằm im lìm trong giấc ngủ say sưa. Mưa thu bay lất phất theo gió. Giọng côn trùng rả rích, cầm canh. Kế hoạch phản nội tuyến đã được khai triển, chực chờ diệt địch. Đến hơn nửa đêm là phiên gác của anh Thành, đúng giờ G, anh ta bật đèn hiệu. Bên ngoài, Việt công đáp lại mật hiệu và cho năm tên đi trước để dọn hàng rào Ấp Chiến lược. Lực lượng địch vẫn còn nằm bố trí tại vườn mãng cầu. Anh Thành xuống tháp canh, đi ra cửa đồn để rước địch quân vào. Dưới địa đạo bên trong rào kẽm gai, các chiến sĩ Nghĩa Quân đã ẩn núp sẵn sàng trước khi anh Thành lên phiên gác.
Khi năm tên cảm tử của địch quân vừa đến cửa đồn với súng cầm tay, anh Thành vẫy tay ra hiệu cho chúng cứ vào. Chúng cũng vẫy tay với anh Thành. Tên đi đầu cầm khẩu súng Thompson với cái áo giáp mang đầy băng đạn. Có lẽ địch giao nhiệm vụ cho tên này lọt vào đồn trước tiên, dùng súng tiểu liên giết sạch hết Nghĩa Quân đang ngủ say. Khi chúng còn cách cửa đồn 5 thước, anh em Nghĩa Quân mai phục dưới giao thông hào đã khai hỏa, bắn chết bọn chúng. Hai khẩu đại liên trên tháp canh của đồn Địa Phương Quân bắn xối xả vào vị trí địch. Ánh hỏa châu soi sáng liên tục trên vùng chiến trận. Việt cộng không còn vị trí ẩn núp vì chúng chọn vườn mãng cầu làm điểm tập trung tạm thời để chờ giờ vào đồn hốt vũ khí sau khi toán cảm tử của chúng đã giết hết Nghĩa Quân nên chúng bị thương vong dưới mưa đạn của lực lượng ta rất nhiều. Chúng rút lui, lôi theo xác đồng đội, tháo chạy để thoát thân khỏi vùng hội tụ hỏa lực của hai khẩu đại liên với sự tăng cường của khẩu súng cối. Vì hai đơn vị phối hợp phục kích trên đường rút lui của địch quá gần mục tiêu nên tầm đạn bắn trên đầu quân bạn quá rát khiến họ phải nằm tại chỗ chớ không nhóng lên được để truy kích địch quân. Họ nghe tiếng rên la, kêu gào của Việt Cộng trên đường rút lui, nhưng đành phải bó tay. Nếu kế hoạch phản nội tuyến hoàn chỉnh hơn thì lực lượng truy kích đã diệt trọn đơn vị địch quân.
Sáng hôm sau, quân ta lục soát, ngoài năm lính Việt cộng bỏ xác trước cửa đồn với bốn khẩu AK47 và một khẩu Thompson, trong vườn mãng cầu còn đọng nhiều vũng máu của địch quân. Anh Nguyễn Văn Thành được tuyên dương công trạng và được thưởng một chiếc xe đạp mới tinh. Anh tôi và cả trung đội Nghĩa quân cũng được tuyên dương công trạng. Với số tiền thưởng của quận Cần giờ, anh tôi và anh em đồng đội mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Sau đó anh Thành từ giã xứ biển để thuyên chuyển về Biên Hòa. Hình như cấp trên muốn tìm sự an toàn cho anh. Nhưng mấy tháng sau tôi nghe anh tôi nói anh Thành bị mất tích khi cỡi xe đạp đi “du hí” ở vùng thôn quê.

Một đêm nọ, anh tôi cùng bốn anh em nghĩa quân đi tuần tiểu về ngang trường tiểu học thì bị ám sát bằng lưu đạn, nhưng anh đã nhanh nhẹn, nằm mọp xuống và hô to: “lưu đạn!” Bốn nghĩa quân kia cũng nhào lăn xuống đất vừa lúc trái lựu đạn nổ ầm vang giữa canh khuya, mảnh văng tứ tung, nhưng không có ai bị thương. Thật là may mắn cho anh tôi và toán tuần tiểu thoát nạn trong đường tơ, kẽ tóc. Thỉnh thoảng trung đội của anh tôi có một, hai chiến sĩ nghĩa quân hy sinh trong những cuộc chạm súng với Việt cộng, để lại vợ hiền, con thơ, đầu chít khăn tang, mắt chan hòa dòng lệ tiếc thương trước cảnh tình tử biệt, sanh ly. Ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, quân ta đã quyết tâm gìn giữ dãy đất lành từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, người đi trước vừa ngã gục, kẻ ở phía sau tiến lên thay thế, luôn củng cố phòng tuyến chống Cộng hầu đánh tan âm mưu thôn tính miền Nam của bè lũ vô thần. Nhưng, thực trạng của miền Nam lúc đón không ổn định được ý thức hệ Tự do, Dân chủ vì tư tưởng Cộng Sản vẫn còn lẫn lộn trong quần chúng. Trung đội của anh tôi, có một chuyện đau lòng xảy ra khi một người em là chiến sĩ nghĩa quân đã bắn chết người anh ruột theo “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” trong một trận đánh cận chiến vào một buổi chiều, nơi một thôn ấp nằm ngoài vòng đai ấp Chiến lược.

Cuối mùa Hè năm ấy, khi anh tôi xây dựng lại gian nhà thờ cúng tổ tiên, ông bà thì tôi phải xa lìa nơi chôn nhau, cắt rốn, và những người thân để theo học trường Trung Học Vũng Tàu, cách quê tôi mười ba cây số đường biển. Mẹ và anh tôi tiễn tôi ra bến đò vào một buổi hừng đông, khi vầng trăng chếch bóng bên khu rừng sát mênh mông. Anh khuyên bảo tôi đừng lêu lỏng, chơi bời, hãy cố công học hành đỗ đạt hiển vinh trong tương lai, làm đẹp lòng mẹ và anh, làm rạng rỡ tông đường. Tôi cảm động rưng rưng nước mắt và hứa vâng lời mẹ và anh dạy bảo. Đò từ từ xa bến, tôi gạt lệ nhìn mẹ và anh tôi còn đứng trông theo. Gió lạnh thổi tạt vào mui đò khiến lòng tôi tê tái trong nỗi buồn ly biệt và khung trời bỗng mờ nhạt như mưa.
Ở nhà trọ của người chị bà con để theo việc bút nghiên ở xứ người, nhưng lòng tôi luôn hướng về mái ấm ngày xưa. Tôi nhớ mẹ và các anh, chị, em tôi và lo lắng cho người anh đang chỉ huy trung đội Nghĩa Quân, đang kề cận với tử thần vì kẻ thù luôn rình rập anh. Nhớ chuyện Việt Cộng treo giải thưởng để mua đứt mạng của anh, tôi càng mang nặng nỗi ưu tư. Chiều nào tôi cũng ra Bãi Trước, nhìn quê cũ in bóng xa mờ trên sóng nước mênh mông mà nghe lòng quặn thắt. Xứ biển nghèo nàn, nhưng tình quê nồng mặn và những kỷ niệm êm đẹp như ràng buộc người cất bước ly hương. Than củi đước của khu rừng sát mênh mông đã sưởi ấm tôi từ lúc sơ sinh và lời ru ca dao của mẹ hiền hòa trong âm vang sóng vỗ, khi vầng trăng buông tơ vàng trên mặt biển bao la. Cá, tôm của biển mặn thân yêu đã nuôi tôi nên hình nên vóc. Nghĩa nặng, tình sâu của quê cha, đất tổ, tôi ghi nhớ trọn đời. Tôi muốn bỏ học, trở về xóm cũ, làng xưa để sống êm đềm bên những người thân, nhưng nhớ lời khuyên bảo của mẹ và anh tôi, tôi cố đè nén nỗi nhớ thương, bi lụy của mình và cần mẫn, siêng năng học tập. Lâu lâu, anh tôi dẫn mẹ tôi qua Vũng Tàu thăm tôi, lần nào anh cũng đem nhiều tôm tích và con dòm do chính tay anh lặn lội, đi bắt để làm quà cho tôi vì anh biết tôi thích ăn những món đặc sản của quê nhà. Những món ấy như được ướp đầy tình thương của anh tôi, tôi ăn mà nghe lòng dạt dào cảm xúc vì tôi hình dung anh phải nằm nghiêng mình trên bãi đất bùn, thọc tay vào hang sâu, có khi bị con tôm tích dùng đôi càng bén như răng cưa, chém tay anh chảy máu, hoặc bị con thôn cắt rách da khi anh lặn xuống đáy biển để bắt con dòm.

Một hôm, anh qua thăm tôi với khuôn mặt bơ phờ, hốc hác, xanh xao. Tôi ngạc nhiên, hỏi anh thì anh mới trả lời là trung đội của anh vừa bị nội tuyến, mà kẻ phản bội là anh Ch. – người anh bà con của tôi. Anh u buồn, kể lại cho tôi nghe chuyện đoạn trường của đơn vị anh. Đêm ấy, trong đồn Nghĩa Quân chỉ còn lại bảy người thay phiên nhau canh gác, trong đó có anh Ch. Số người còn lại theo anh tôi đi phục kích địch quân ở Ba Động. Anh Ch. đã mua hai con gà và mấy lít rượu đế đem vào đồn, làm món nhậu “gà xé phay” để thết đãi anh em. Anh ta nói với mọi người là anh ăn bài cào ở xóm Cồn Cát nên mời anh em nhậu cho vui. Đến khuya, người nào cũng say ngất ngưởng, nằm ngủ như chết, chỉ có anh Ch. còn tỉnh táo. Người canh gác là anh Dưỡng, uống rượu ít hơn anh em, nhưng vì tửu lượng yếu nên anh ta say và ngồi ngủ trên tháp canh. Anh Ch. mở cửa cho một tiểu đội Việt Cộng vào đồn, dùng lưỡi lê trên đầu súng AK đâm chết bốn nghĩa quân đang ngủ say. Nghĩa Quân tên Ngói nghe tiếng động, giật mình, ngồi dậy, bị một tên Việt cộng đâm lưỡi lê xuyên qua cổ của anh. Nhờ có sức mạnh, anh Ngói nắm chặt đầu súng, đẩy kẻ địch té ngửa để rút lưỡi lê ra khỏi cổ rồi anh ta chạy vọt ra khỏi đồn. Anh Dưỡng trên vọng gác tỉnh giấc, biết có chuyện biến động nên hoảng hốt nhảy xuống đất, chạy thoát thân. Dù vết thương máu ra rất nhiều, anh Ngói gắng sức chạy về nhà anh Quân – Trung Đội Phó cách đồn gần 2 cây số để báo nguy, nhưng khi tới nơi, vừa gõ cửa xong thì anh té nhào và tắt thở. Lực lượng địa phương được điều động đến truy kích thì địch đã rút khỏi đồn. Chúng lấy của Nghĩa Quân sáu khẩu súng và mấy thùng lựu đạn... Anh Ch. theo Việt Cộng vào rừng. Anh Dưỡng thoát chết, nhưng bị liệt một cánh tay, anh chạy về nhà ngồi ngơ ngẩn như người mất trí.
Cách mấy ngày sau, anh Ch. lén về thôn ấp, bị Địa Phương Quân bắt sống, dẫn về quận. Anh Ch. bị bắt rất dễ dàng vì lúc ra khỏi đồn vào đêm ấy, anh đạp phải chông nhọn, bị thương ở chân nên không chạy được. Nửa tháng sau anh Ch. bị xử án tử hình. Trước khi dẫn anh ra pháp trường, người ta đã cho anh ăn no. Anh Ch. vừa ăn vừa khóc, có lẽ anh đang hối hận vì sự phản bội của anh đã giết chết bạn đồng đội là những người hết lòng yêu thương và tin tưởng anh. Anh tôi vô cùng đau đớn, bỏ ăn, mất ngủ vì tiếc thương năm anh em Nghĩa Quân đã đâu lưng, đâu cật với anh, cùng chiến đấu bên nhau ròng rã bốn năm trường. Anh phải quay mặt đi nơi khác để giấu đôi dòng nước mắt khi người ta bắn chết anh Ch. – một nguời anh trước kia đã ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu với anh trong thời gian hai người còn là ngư dân, đi đánh cá trên chiếc thuyền buồm của gia đình tôi.

Vào cuối mùa Hè năm ấy, tôi xếp bút nghiên để lên đường theo tiếng gọi của non sông. Tôi muốn cầm súng như anh tôi để gìn giữ quê hương, chống ngăn Cộng Sản xâm lược miền Nam. Trong bữa tiệc tiễn đưa, có nhiều anh em Nghĩa Quân thuộc Trung đội của anh tôi đến tham dự. Họ cụng ly với tôi và chúc tôi đạt được sự thành công vẻ vang trên đường binh nghiệp. Anh tôi cười tươi hơn bao giờ hết, có lẽ vì anh hãnh diện có được một đứa em có lập trường Quốc Gia vững chắc và cùng chí hướng với anh.
Từ Trường Bộ Binh Thủ Đức, tôi được tuyển chọn sang Không Quân. Đơn vị đầu tiên của tôi sau ngày mãn khóa là Phi Đoàn 114, Không Đoàn 62 Nha Trang. Lúc tôi vào quân trường thì anh tôi lập gia đình. Anh không báo tin cho tôi biết vì đám cưới anh là ngày giỗ cha tôi. Anh và chị dâu tôi lạy bàn thờ gia tiên, bàn thờ cha tôi, rồi kết hợp lương duyên. Ngày tôi về phép từ Nha Trang, anh chị tôi đã có một đứa cháu gái rất dễ thương. Anh chị đãi tôi ăn canh chua cá chìa vôi, gỏi cá đối, tôm tích, cua gạch son, ghẹ rằn. Trong bữa tiệc mừng tôi về mái nhà xưa, có mấy anh Nghĩa Quân đến chung vui, đờn ca vọng cổ đến nửa đêm, trong bầu không khí đầm ấm, sum vầy. Anh ao ước tôi được về phục vụ tại Biên Hòa để có dịp bay xuống quan sát và yểm trợ cho quận nhà Cần Giờ. Tôi nói với anh sau một thời gian làm việc ở Nha Trang, tôi sẽ xin thuyên chuyển về xứ Bưởi của miền Nam. Anh chị tôi muốn ra Nha Trang một lần cho biết danh lam, thắng cảnh của miền nắng vàng, cát trắng, biển xanh. Tôi dặn anh chị hãy cho tôi biết trước ngày đến Nha Trang để tôi xin phép đơn vị ở nhà vài hôm, đưa anh chị và cháu nhỏ đi chơi.
Anh hẹn tôi hai tháng nữa, sau Tết Trung Thu, anh chị sẽ ra Nha Trang thăm tôi. Sở dĩ anh không đi trước Trung Thu được vì làng tôi có tục lễ cúng “Ông Thủy Tướng” (cá Ông) vào ngày 15, 16, và 17 tháng Tám Âm lịch hàng năm, trung đội của anh tôi có trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự cho những ngày đại hội. Anh còn cộng tác với ban tổ chức những cuộc thi chèo thuyền, bơi lội, leo cột mỡ, đấu bóng chuyền, túc cầu, múa lân... cho ngày “nghênh ông”. Lúc trở về đơn vị, tôi mong sao chóng đến ngày hẹn để tôi được tiếp đón anh, chị và cháu tôi. Tôi sẽ đưa anh tôi đi dạo bãi biển Nha Trang, đi thăm Hòn Chồng, Cầu Đá, Hải Học Viện, tháp Chàm và xóm Xóm Bống. Tôi sẽ bồng đứa cháu gái của tôi đi mua sắm quần áo mới, và búp bê. Tôi sẽ đãi anh chị tôi ăn nem nướng Ninh Hòa và những món ăn đặc sản của miền biển Nha Trang. Tôi phải dành dụm để có nhiều tiền mới thực hiện được dự tính. Còn mười hôm nữa thì đến ngày hẹn, tôi bỗng được lệnh của Phi Đoàn đi biệt phái, bay yểm trợ hành quân cho Sư Đoàn 23 Bộ Binh ở Ban Mê Thuột. Tôi phải gửi thư cấp tốc cho anh tôi biết: khi nào tôi hết hạn biệt phái, trở về đơn vị, tôi sẽ đánh điện tín gọi anh, chị ra Nha Trang.
Đêm 17 tháng 8 Âm lịch của tiết Trung Thu ở miền cao giá lạnh, không ngủ được, tôi ngồi ngoài hành lang phòng trọ của Hội Quán Sĩ Quan Ban Mê Thuột mà lòng bồi hồi, thương nhớ quê xưa. Ánh trăng xuyên qua cành cây kẽ lá chiếu xuống mặt đường im vắng giữa canh khuya. Tôi nhớ kỷ niệm của tiết Trung Thu thuở trước nơi làng cũ, vào dịp vía ông thủy tướng, anh chị em tôi dắt nhau đi xem hát bội trong Lăng Ông, đến hơn nửa đêm mới về nhà, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, mênh mông. Những đêm vui của lứa tuổi ngọc ngà đã chìm trong vùng ký ức mịt mờ, như bị che khuất bởi khói lửa chiến chinh. Tôi sống kiếp phiêu bồng mà lòng vẫn mơ về nơi quê mẹ, như hoa hướng dương dõi bóng kim ô, cho đến khi hương sắc phai tàn. Tim tôi bỗng hồi hộp, lo sợ cho anh tôi hơn bao giờ hết.
Đành rằng trong thời chiến chinh, sự sống chết là lẽ thường, sao tôi cứ bị ám ảnh một ngày nào đó tôi sẽ mất anh. Sương khuya xuống lạnh. Vầng trăng đã xế bóng phía trời Tây. Tiếng chim cú từ trên cây cổ thụ bên vệ đường vọng vào khiến tôi nghe rùng mình, ớn lạnh. Tôi vào phòng, nằm trăn trở một hồi lâu rồi đắm hồn trong giấc ngủ chập chờn.
Ngày hôm sau, tôi và bạn bè của Biệt đội L19 thay phiên nhau thi hành phi vụ quan sát hành quân cho Sư Đoàn 23 ở phía Tây Nam Ban Mê Thuột. Lúc xế chiều, vừa về đến phi trường, tôi nhận được hung tin: anh tôi tử trận ở quê nhà. Phi Đoàn trưởng cho người lên thay thế tôi để tôi về đơn vị và đi phép đặc biệt vào sáng hôm sau. Cái ngày đau thương, tang tóc, đẫm dầy nước mắt mà từ lâu tôi lo sợ, nay nó đã đến với tôi. Trời đất như quay cuồng trước mắt tôi, chân tôi đứng không vững, phải vịn vào thân phi cơ trên bến đậu để lấy lại thăng bằng. Niềm uất hận hòa trong xúc cảm, sôi trào lên cổ họng khiến tôi nghẹn ngào, đôi dòng lệ nóng trào tuôn ra khóe mắt.

Tôi về đến nhà vào buổi trưa, cái quan tài liệm xác anh tôi, có phủ lá quốc kỳ đã được vùi chôn dưới lòng đất lạnh quê hương, từ buổi ban mai, bên cạnh phần mộ của cha tôi. Tôi hối tiếc cho mình chậm trễ, không được đưa linh cữu của anh đến nơi an nghỉ sau cùng. Tôi sụp quỳ xuống đất, hai tay ôm nấm mộ anh tôi, nước mắt thâm tình lai láng trên gò má. Nhớ năm xưa khi cha tôi mới qua đời, những buổi hoàng hôn sau cơn mưa lạnh, anh tôi dẫn tôi ra đốt lửa bên mộ cha tôi rồi hai anh em ngồi khóc. Bây giờ, anh vĩnh viễn nằm cạnh bên cha, chắc cha cũng đỡ phần lạnh lẽo. Tuổi đời còn thanh xuân, anh lại vội vã ra đi, để lại mẹ già , vợ hiền, con thơ và đệ huynh tiếc thương anh mà nghe như đứt từng đoạn ruột.
Tôi gặp lại những anh em Nghĩa quân thân cận anh tôi. Họ kể rằng: anh tôi bị Việt cộng ám sát bằng lựu đạn trong một quán giải khát, trước cửa lăng Ông, vào đêm 17 tháng 8, tức là đêm hát cuối cùng của lễ nghênh ông. Có 5 người chết trong vụ ám sát này: một Thượng sĩ Địa Phương Quân, một Trưởng Ấp, anh tôi và hai thường dân. Một mảnh lựu đạn độc nhứt đã găm thấu tim anh tôi khiến anh trút hơi thở sau cùng khi vào bệnh viện được nửa giờ đồng hồ. Định mệnh ác nghiệt đã cướp của tôi một người anh yêu kính, có trái tim trung dũng, nghĩa nhân, đầy nhiệt huyết, luôn tôn thờ chính nghĩa quốc gia. Trong bữa tiệc vui của Trung đội Nghĩa quân nhân ngày đại hội của quê hương trong tiết Trung Thu, anh tôi khoe với anh em đồng đội là anh sẽ ra Nha Trang thăm tôi sau lễ nghênh ông. Bây giờ trọn kiếp này tôi vẫn không tìm lại được anh tôi.
Tôi trở về Phi Đoàn rồi lại xin đi biệt phái trên xứ “buồn muôn thuở” của miền cao nguyên đất đỏ, bụi mù. Tháng sau nghe tin mẹ tôi lâm bệnh vì quá buồn thảm, thương tiếc anh tôi nên sau kỳ biệt phái cao nguyên, tôi xin phép đặc biệt, về quê cũ. Lần nầy, tôi được anh em Nghĩa quân kể chuyện về sự linh thiêng của hương hồn người anh quá cố. Họ nói anh em nào gác ban đêm mà ngủ quên cũng được anh tôi đánh thức họ dậy. Họ mơ thấy anh tôi về, vỗ vai, gọi tên họ và bảo: “Em ơi...! Hãy thức dậy canh gác, coi chừng Việt cộng nó vào”. Họ giựt mình tỉnh dậy mà nghe tiếng nói của anh tôi như còn văng vẳng bên tai. Họ đã lập bàn thờ anh tôi trong đồn Nghĩa Quân và hằng đêm dốt nhang, khấn vái.
Anh tôi đã đền xong nợ nước, nhưng hồn thiêng còn lưu luyến quê cha đất tổ, lưu luyến Trung đội Nghĩa Quân thân mến của anh nên vương vấn theo anh em đồng đội để phù hộ, nhắc nhở họ chu toàn nhiệm vụ bảo vệ quê hương.

KHA LĂNG ĐA
(Hoa Hướng Dương)
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

ANH TÔI VÀ TRUNG ĐỘI NGHĨA QUÂN

Anh tôi đã đền xong nợ nước, nhưng hồn thiêng còn lưu luyến quê cha đất tổ, lưu luyến Trung đội Nghĩa Quân thân mến của anh nên vương vấn theo anh em đồng đội để phù hộ, nhắc nhở họ chu toàn nhiệm vụ bảo vệ quê hương.
Kha Lăng Đa

(Kính dâng hương hồn anh tôi.)




Những năm tháng làm “quyền huynh thế phụ” khi cha tôi lâm trọng bệnh, qua đời, anh tôi đã lèo lái thuyền buồm ra khơi đánh cá để nuôi sống gia đình. Anh rất thông minh, cần mẫn, luôn học hỏi kinh nghiệm của những người “bạn biển” già đã từng đối địch với phong ba để đem về bến những khoang thuyền khẳm nặng cá, tôm. Những năm đầu hành nghề hạ bạc, anh tôi đã đem lại sự ấm no cho gia đình, nhưng dần dần, số lượng hải sản bị thất thu, đưa đến tình trạng bi đát hơn nữa, nhiều ngày “đi không, về không”, cuối cùng phải kéo thuyền đánh cá lên bờ và giải nghệ trong nỗi đau buồn đọng đầy nước mắt của mẹ tôi.
Mẹ phải thức khuya dậy sớm, làm bánh ngọt để tạm sống qua ngày, nuôi tôi và đứa em út đi học ở trường làng. Sau lễ khánh thành “Ấp Chiến Lược”, anh tôi được vào phục vụ trong Hội Đồng xã Cần Thạnh, Quận Cần Giờ, Tỉnh Phước Tuy (sau này thuộc tỉnh Biên Hòa, rồi thuộc tỉnh Gia Định) – trong Đặc Khu Rừng Sát. Sau đó anh làm Trung đội Trưởng Nghĩa quân mà trong thời Đệ Nhứt Cộng Hòa gọi là Nhân Dân Tự Vệ.
Ấp Chiến Lược ở quê tôi được xây dựng khá kiên cố, là phòng tuyến chống cộng đã tách rời địch quân bám víu nhân dân, nhằm ổn định, củng cố và bảo vệ cuộc sống tự do, dân chủ ở hậu phương, yểm trợ cho tiền tuyến đấu tranh với cộng sản xâm lược.
Ngoài đồn bót của một đại đội Bảo An (sau, gọi là Địa Phương Quân) đóng sát bờ biển của Ấp Hưng Thạnh, đồn Nghĩa Quân của anh tôi được dựng lên, gần hàng rào Ấp Chiến Lược, hướng mặt ra bìa rừng và xóm rẫy.
Đồn được rào chằng chịt bằng ba lớp kẽm gai, chung quanh là hào sâu, có cắm chông nhọn dày đặc. Tháp canh kiên cố, vượt lên khỏi nóc đồn cho tầm mắt quan sát của người lính gác dễ nhìn ra bốn phía. Bên trong vòng rào là giao thông hào để chiến đấu khi địch tấn công đồn. Anh tôi rất hân hoan khi được cầm súng bảo vệ quê hương. Anh luôn hăng hái và hoàn thành trách nhiệm được giao phó nên ông Quận Trưởng rất thương mến và tin tưởng anh. Trung đội của anh tôi gồm 30 người, đa số là ngư dân, đã từng dãi nắng dầm mưa nên người nào cũng khỏe mạnh, da ngăm đen, thân hình rắn chắc, hiên ngang. Những chiến sĩ bảo vệ xóm làng này đã tham gia phong trào thể thao nên nhiều người là tuyển thủ của hội túc cầu, bóng chuyền và bóng bàn địa phương. Đội bóng đá Cần Giờ đã một thời nổi tiếng ở miền Đông. Anh tôi là vô địch bóng bàn của quận và anh đã về tỉnh tranh giải điền kinh trong những ngày lễ Quốc khánh 26 tháng 10 của thời Đệ Nhứt Cộng Hòa. Ngoài nhiệm vụ canh phòng, tuần tiểu, phục kích, trung đội của anh tôi còn phối hợp hành quân với lực lượng Địa Phương Quân. Anh tôi cùng đồng đội làm công tác “Dân sự vụ” khi nhân dân cần đến, chẳng hạn như cất lại nhà cho những nạn nhân bị hỏa hoạn... Anh tạo được đường dây liên lạc tình báo nhân dân trong xóm rẫy để thu thập tin tức về địch quân. Đường dây này rất cẩn mật vì nếu bị tiết lộ thì những “cảm tình viên” của anh sẽ bị Việt Cộng hạ sát. Giai đoạn Ấp Chiến Lược hình thành, địch đã khủng bố dã man, giết hại nhân viên xã, ấp và nhân dân cộng tác với chính quyền ta. Trên xác chhết của nạn nhân nào cũng có bản án tử hình của bọn chúng mà tội danh thường là ác ôn, phản động.
Trong những bó rau, cải đặc biệt của những cảm tình viên từ những thôn ấp nằm ngoài vòng đai ấp chiến lược “bán” cho anh tôi giữa phiên chợ buổi ban mai, có tờ báo cáo ngắn gọn về tin tức địch quân. Anh tôi biết được ngày, giờ và địa điểm Việt Cộng lén về hoạt động nên nhiều lần phục kích, gây thiệt hại nặng nề cho bọn chúng.
Anh tôi cũng đã thi hành chính sách “chiêu hồi” của chính phủ đề ra dù trách nhiệm ấy của ngành Tâm Lý Chiến. Anh đã cho người thân tín ở xóm rẫy bắt liên lạc với những cán binh Việt Cộng trong rừng muốn trở về với chính nghĩa Quốc Gia và đích thân anh sẽ đi đón những người quy chánh ở những điểm hẹn. Vì anh tôi có lòng nhiệt huyết, dũng cảm trong chiến đấu, tinh thần chống Cộng triệt để và mưu lược của anh đã làm cho địch điên đảo nhiều phen nên bọn chúng treo giải thưởng bằng một số tiền lớn cho những ai giết được anh tôi.
Mẹ tôi rất lo lắng cho anh tôi đã tích cực phục vụ và có lập trường quốc gia vững chắc, trước sự khủng bố của Việt Cộng. Mỗi lần anh tôi đi tuần tiểu, nghe súng nổ xa xa, mẹ tôi thoáng vẻ sợ sệt trên gương mặt đã in hằn nhiều nếp nhăn của ưu tư chất chồng theo năm tháng, mẹ tôi đốt nhang, cắm lên bàn thờ cha tôi rồi đứng lâm râm khấn vái. Sau những lần chạm súng với địch, trở về an toàn, anh tôi tươi cười trấn an mẹ tôi. Mẹ gượng cười, nhìn anh bằng ánh mắt mênh mông. Bao nỗi lo âu của Mẹ đã tiêu tan trước cảnh sum họp của gia đình, khi vầng kim ô chìm khuất sau khu rừng sát đang nhuộm ánh tà dương. Rồi anh tôi lại bất chấp hiểm nguy, cùng đồng đội triệt hạ mật khu Giồng Ao, đánh bật lực lượng địch toan tấn công tiền đồn Ba Động, bắn chìm ghe Việt Cộng trên vàm sông Tắc Xuất...
Sau những đêm đi tuần tiểu hay phục kích địch quân, những chiến sĩ của trung đội Nghĩa Quân trở về mái nhà lợp bằng lá dừa nước, cùng vợ, con đi bắt nghêu, bắt ốc, hoặc đi kéo lưới, giăng câu để mưu cầu thêm sự sống cho gia đình. Anh tôi thì trở về nhà, đi lặn xuống biển, bắt sò, bắt con dòm hay đi dọc theo bờ biển đất sình, bắt tôm tích dưới những hang sâu để bán, kiếm thêm tiền thu nhập cho gia đình. Lương của Nghĩa Quân hàng tháng chỉ 800 đồng, phải chắt chiu, dành dụm, ăn uống đạm bạc mới đủ nuôi vợ, nuôi con. Vậy mà anh tôi và đồng đội vẫn một lòng trung thành với chính nghĩa quốc gia, vẫn dãi gió, dầm sương thức đêm để bố phòng, canh gác cho đồng bào được an cư, lạc nghiệp. Đồng tiền làm ra bằng công sức của mình, anh tôi dành dụm, mua xi-măng , đúc từng viên gạch ống để xây dựng lại căn nhà cũ. Vì không có được nhiều tiền nên anh chỉ đúc mỗi lần được mười viên gạch. Tôi cảm động, nhìn anh tôi cặm cụi làm kế hoạch “kiến tha lâu đầy tổ” ròng rã mấy năm trường.
Trong trung đội của anh tôi có anh Nguyễn Văn Thành, thuộc một gia đình ở miền Bắc, di cư vào Nam năm 1954. Có lẽ anh thích xứ biển nên về nhập tịch ở làng tôi. Chiều nào, tôi đi đá banh cũng gặp anh ta. Anh Thành tính tình vui vẻ, nhanh nhẹn, thích đi dạo trong xóm rẫy để “o mèo”! Anh có ngờ đâu những cuộc la cà, vui chơi với phái nữ ở xóm rẫy đã đưa anh vào cạm bẫy “địch vận” của Việt cộng. Người yêu của anh đã móc nối anh làm nội tuyến trong trung đội Nghĩa Quân. Chúng hẹn đến một đêm mà Thành có nhiệm vụ canh gác đồn Nghĩa Quân sẽ ra tay hành động. Chúng tặng anh Thành một cái đồng hồ đeo tay để canh đúng giờ với đồng hồ của bọn chúng trong mưu đồ triệt hạ đồn Nghĩa Quân. Anh Thành nhận lệnh đến giờ G trong phiên gác đêm của anh, anh sẽ ra mật hiệu bằng đèn”pin” chớp, tắt ba lần. Bên ngoài đồn, lực lượng của địch bố trí ở một vườn mãng cầu gần đó, sẽ đáp lại mật hiệu. Sau đó Việt cộng sẽ cắt hàng rào kẽm gai của ấp chiến lược để đột nhập và đích thân anh Thành sẽ mở cửa đồn cho địch vào, hạ sát hết anh em Nghĩa Quân, lấy vũ khí, quân dụng, rồi đặt chất nổ giựt sập đồn trước khi rút lui. Anh Thành sẽ theo bọn chúng vào rừng.
Nhưng anh Thành đã báo cho anh tôi biết sự việc và anh tôi đã dẫn anh ta đến trình diện Quận Trưởng để đặt kế hoạch “phản nội tuyến”. Điểm mai phục, chờ giờ hành động của hơn một trung đội Việt cộng, tại vườn mãng cầu, cách đồn Nghĩa Quân hơn hai trăm thước về phía Đông Nam, được làm mục tiêu cho hai khẩu đại liên từ trên môt tháp canh của Địa Phương Quân,cách đó không xa, về phía Bắc. Ngoài mười nghĩa quân trong đồn, số còn lại do anh tôi chỉ huy, phối hợp với một trung đội Địa Phương Quân phục kích đường rút lui của bọn chúng cách đó khoảng một trăm thước về phía Nam Tây Nam.
Đêm ấy trời tối đen như mực, thôn xóm nằm im lìm trong giấc ngủ say sưa. Mưa thu bay lất phất theo gió. Giọng côn trùng rả rích, cầm canh. Kế hoạch phản nội tuyến đã được khai triển, chực chờ diệt địch. Đến hơn nửa đêm là phiên gác của anh Thành, đúng giờ G, anh ta bật đèn hiệu. Bên ngoài, Việt công đáp lại mật hiệu và cho năm tên đi trước để dọn hàng rào Ấp Chiến lược. Lực lượng địch vẫn còn nằm bố trí tại vườn mãng cầu. Anh Thành xuống tháp canh, đi ra cửa đồn để rước địch quân vào. Dưới địa đạo bên trong rào kẽm gai, các chiến sĩ Nghĩa Quân đã ẩn núp sẵn sàng trước khi anh Thành lên phiên gác.
Khi năm tên cảm tử của địch quân vừa đến cửa đồn với súng cầm tay, anh Thành vẫy tay ra hiệu cho chúng cứ vào. Chúng cũng vẫy tay với anh Thành. Tên đi đầu cầm khẩu súng Thompson với cái áo giáp mang đầy băng đạn. Có lẽ địch giao nhiệm vụ cho tên này lọt vào đồn trước tiên, dùng súng tiểu liên giết sạch hết Nghĩa Quân đang ngủ say. Khi chúng còn cách cửa đồn 5 thước, anh em Nghĩa Quân mai phục dưới giao thông hào đã khai hỏa, bắn chết bọn chúng. Hai khẩu đại liên trên tháp canh của đồn Địa Phương Quân bắn xối xả vào vị trí địch. Ánh hỏa châu soi sáng liên tục trên vùng chiến trận. Việt cộng không còn vị trí ẩn núp vì chúng chọn vườn mãng cầu làm điểm tập trung tạm thời để chờ giờ vào đồn hốt vũ khí sau khi toán cảm tử của chúng đã giết hết Nghĩa Quân nên chúng bị thương vong dưới mưa đạn của lực lượng ta rất nhiều. Chúng rút lui, lôi theo xác đồng đội, tháo chạy để thoát thân khỏi vùng hội tụ hỏa lực của hai khẩu đại liên với sự tăng cường của khẩu súng cối. Vì hai đơn vị phối hợp phục kích trên đường rút lui của địch quá gần mục tiêu nên tầm đạn bắn trên đầu quân bạn quá rát khiến họ phải nằm tại chỗ chớ không nhóng lên được để truy kích địch quân. Họ nghe tiếng rên la, kêu gào của Việt Cộng trên đường rút lui, nhưng đành phải bó tay. Nếu kế hoạch phản nội tuyến hoàn chỉnh hơn thì lực lượng truy kích đã diệt trọn đơn vị địch quân.
Sáng hôm sau, quân ta lục soát, ngoài năm lính Việt cộng bỏ xác trước cửa đồn với bốn khẩu AK47 và một khẩu Thompson, trong vườn mãng cầu còn đọng nhiều vũng máu của địch quân. Anh Nguyễn Văn Thành được tuyên dương công trạng và được thưởng một chiếc xe đạp mới tinh. Anh tôi và cả trung đội Nghĩa quân cũng được tuyên dương công trạng. Với số tiền thưởng của quận Cần giờ, anh tôi và anh em đồng đội mở tiệc ăn mừng chiến thắng. Sau đó anh Thành từ giã xứ biển để thuyên chuyển về Biên Hòa. Hình như cấp trên muốn tìm sự an toàn cho anh. Nhưng mấy tháng sau tôi nghe anh tôi nói anh Thành bị mất tích khi cỡi xe đạp đi “du hí” ở vùng thôn quê.

Một đêm nọ, anh tôi cùng bốn anh em nghĩa quân đi tuần tiểu về ngang trường tiểu học thì bị ám sát bằng lưu đạn, nhưng anh đã nhanh nhẹn, nằm mọp xuống và hô to: “lưu đạn!” Bốn nghĩa quân kia cũng nhào lăn xuống đất vừa lúc trái lựu đạn nổ ầm vang giữa canh khuya, mảnh văng tứ tung, nhưng không có ai bị thương. Thật là may mắn cho anh tôi và toán tuần tiểu thoát nạn trong đường tơ, kẽ tóc. Thỉnh thoảng trung đội của anh tôi có một, hai chiến sĩ nghĩa quân hy sinh trong những cuộc chạm súng với Việt cộng, để lại vợ hiền, con thơ, đầu chít khăn tang, mắt chan hòa dòng lệ tiếc thương trước cảnh tình tử biệt, sanh ly. Ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, quân ta đã quyết tâm gìn giữ dãy đất lành từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, người đi trước vừa ngã gục, kẻ ở phía sau tiến lên thay thế, luôn củng cố phòng tuyến chống Cộng hầu đánh tan âm mưu thôn tính miền Nam của bè lũ vô thần. Nhưng, thực trạng của miền Nam lúc đón không ổn định được ý thức hệ Tự do, Dân chủ vì tư tưởng Cộng Sản vẫn còn lẫn lộn trong quần chúng. Trung đội của anh tôi, có một chuyện đau lòng xảy ra khi một người em là chiến sĩ nghĩa quân đã bắn chết người anh ruột theo “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” trong một trận đánh cận chiến vào một buổi chiều, nơi một thôn ấp nằm ngoài vòng đai ấp Chiến lược.

Cuối mùa Hè năm ấy, khi anh tôi xây dựng lại gian nhà thờ cúng tổ tiên, ông bà thì tôi phải xa lìa nơi chôn nhau, cắt rốn, và những người thân để theo học trường Trung Học Vũng Tàu, cách quê tôi mười ba cây số đường biển. Mẹ và anh tôi tiễn tôi ra bến đò vào một buổi hừng đông, khi vầng trăng chếch bóng bên khu rừng sát mênh mông. Anh khuyên bảo tôi đừng lêu lỏng, chơi bời, hãy cố công học hành đỗ đạt hiển vinh trong tương lai, làm đẹp lòng mẹ và anh, làm rạng rỡ tông đường. Tôi cảm động rưng rưng nước mắt và hứa vâng lời mẹ và anh dạy bảo. Đò từ từ xa bến, tôi gạt lệ nhìn mẹ và anh tôi còn đứng trông theo. Gió lạnh thổi tạt vào mui đò khiến lòng tôi tê tái trong nỗi buồn ly biệt và khung trời bỗng mờ nhạt như mưa.
Ở nhà trọ của người chị bà con để theo việc bút nghiên ở xứ người, nhưng lòng tôi luôn hướng về mái ấm ngày xưa. Tôi nhớ mẹ và các anh, chị, em tôi và lo lắng cho người anh đang chỉ huy trung đội Nghĩa Quân, đang kề cận với tử thần vì kẻ thù luôn rình rập anh. Nhớ chuyện Việt Cộng treo giải thưởng để mua đứt mạng của anh, tôi càng mang nặng nỗi ưu tư. Chiều nào tôi cũng ra Bãi Trước, nhìn quê cũ in bóng xa mờ trên sóng nước mênh mông mà nghe lòng quặn thắt. Xứ biển nghèo nàn, nhưng tình quê nồng mặn và những kỷ niệm êm đẹp như ràng buộc người cất bước ly hương. Than củi đước của khu rừng sát mênh mông đã sưởi ấm tôi từ lúc sơ sinh và lời ru ca dao của mẹ hiền hòa trong âm vang sóng vỗ, khi vầng trăng buông tơ vàng trên mặt biển bao la. Cá, tôm của biển mặn thân yêu đã nuôi tôi nên hình nên vóc. Nghĩa nặng, tình sâu của quê cha, đất tổ, tôi ghi nhớ trọn đời. Tôi muốn bỏ học, trở về xóm cũ, làng xưa để sống êm đềm bên những người thân, nhưng nhớ lời khuyên bảo của mẹ và anh tôi, tôi cố đè nén nỗi nhớ thương, bi lụy của mình và cần mẫn, siêng năng học tập. Lâu lâu, anh tôi dẫn mẹ tôi qua Vũng Tàu thăm tôi, lần nào anh cũng đem nhiều tôm tích và con dòm do chính tay anh lặn lội, đi bắt để làm quà cho tôi vì anh biết tôi thích ăn những món đặc sản của quê nhà. Những món ấy như được ướp đầy tình thương của anh tôi, tôi ăn mà nghe lòng dạt dào cảm xúc vì tôi hình dung anh phải nằm nghiêng mình trên bãi đất bùn, thọc tay vào hang sâu, có khi bị con tôm tích dùng đôi càng bén như răng cưa, chém tay anh chảy máu, hoặc bị con thôn cắt rách da khi anh lặn xuống đáy biển để bắt con dòm.

Một hôm, anh qua thăm tôi với khuôn mặt bơ phờ, hốc hác, xanh xao. Tôi ngạc nhiên, hỏi anh thì anh mới trả lời là trung đội của anh vừa bị nội tuyến, mà kẻ phản bội là anh Ch. – người anh bà con của tôi. Anh u buồn, kể lại cho tôi nghe chuyện đoạn trường của đơn vị anh. Đêm ấy, trong đồn Nghĩa Quân chỉ còn lại bảy người thay phiên nhau canh gác, trong đó có anh Ch. Số người còn lại theo anh tôi đi phục kích địch quân ở Ba Động. Anh Ch. đã mua hai con gà và mấy lít rượu đế đem vào đồn, làm món nhậu “gà xé phay” để thết đãi anh em. Anh ta nói với mọi người là anh ăn bài cào ở xóm Cồn Cát nên mời anh em nhậu cho vui. Đến khuya, người nào cũng say ngất ngưởng, nằm ngủ như chết, chỉ có anh Ch. còn tỉnh táo. Người canh gác là anh Dưỡng, uống rượu ít hơn anh em, nhưng vì tửu lượng yếu nên anh ta say và ngồi ngủ trên tháp canh. Anh Ch. mở cửa cho một tiểu đội Việt Cộng vào đồn, dùng lưỡi lê trên đầu súng AK đâm chết bốn nghĩa quân đang ngủ say. Nghĩa Quân tên Ngói nghe tiếng động, giật mình, ngồi dậy, bị một tên Việt cộng đâm lưỡi lê xuyên qua cổ của anh. Nhờ có sức mạnh, anh Ngói nắm chặt đầu súng, đẩy kẻ địch té ngửa để rút lưỡi lê ra khỏi cổ rồi anh ta chạy vọt ra khỏi đồn. Anh Dưỡng trên vọng gác tỉnh giấc, biết có chuyện biến động nên hoảng hốt nhảy xuống đất, chạy thoát thân. Dù vết thương máu ra rất nhiều, anh Ngói gắng sức chạy về nhà anh Quân – Trung Đội Phó cách đồn gần 2 cây số để báo nguy, nhưng khi tới nơi, vừa gõ cửa xong thì anh té nhào và tắt thở. Lực lượng địa phương được điều động đến truy kích thì địch đã rút khỏi đồn. Chúng lấy của Nghĩa Quân sáu khẩu súng và mấy thùng lựu đạn... Anh Ch. theo Việt Cộng vào rừng. Anh Dưỡng thoát chết, nhưng bị liệt một cánh tay, anh chạy về nhà ngồi ngơ ngẩn như người mất trí.
Cách mấy ngày sau, anh Ch. lén về thôn ấp, bị Địa Phương Quân bắt sống, dẫn về quận. Anh Ch. bị bắt rất dễ dàng vì lúc ra khỏi đồn vào đêm ấy, anh đạp phải chông nhọn, bị thương ở chân nên không chạy được. Nửa tháng sau anh Ch. bị xử án tử hình. Trước khi dẫn anh ra pháp trường, người ta đã cho anh ăn no. Anh Ch. vừa ăn vừa khóc, có lẽ anh đang hối hận vì sự phản bội của anh đã giết chết bạn đồng đội là những người hết lòng yêu thương và tin tưởng anh. Anh tôi vô cùng đau đớn, bỏ ăn, mất ngủ vì tiếc thương năm anh em Nghĩa Quân đã đâu lưng, đâu cật với anh, cùng chiến đấu bên nhau ròng rã bốn năm trường. Anh phải quay mặt đi nơi khác để giấu đôi dòng nước mắt khi người ta bắn chết anh Ch. – một nguời anh trước kia đã ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu với anh trong thời gian hai người còn là ngư dân, đi đánh cá trên chiếc thuyền buồm của gia đình tôi.

Vào cuối mùa Hè năm ấy, tôi xếp bút nghiên để lên đường theo tiếng gọi của non sông. Tôi muốn cầm súng như anh tôi để gìn giữ quê hương, chống ngăn Cộng Sản xâm lược miền Nam. Trong bữa tiệc tiễn đưa, có nhiều anh em Nghĩa Quân thuộc Trung đội của anh tôi đến tham dự. Họ cụng ly với tôi và chúc tôi đạt được sự thành công vẻ vang trên đường binh nghiệp. Anh tôi cười tươi hơn bao giờ hết, có lẽ vì anh hãnh diện có được một đứa em có lập trường Quốc Gia vững chắc và cùng chí hướng với anh.
Từ Trường Bộ Binh Thủ Đức, tôi được tuyển chọn sang Không Quân. Đơn vị đầu tiên của tôi sau ngày mãn khóa là Phi Đoàn 114, Không Đoàn 62 Nha Trang. Lúc tôi vào quân trường thì anh tôi lập gia đình. Anh không báo tin cho tôi biết vì đám cưới anh là ngày giỗ cha tôi. Anh và chị dâu tôi lạy bàn thờ gia tiên, bàn thờ cha tôi, rồi kết hợp lương duyên. Ngày tôi về phép từ Nha Trang, anh chị tôi đã có một đứa cháu gái rất dễ thương. Anh chị đãi tôi ăn canh chua cá chìa vôi, gỏi cá đối, tôm tích, cua gạch son, ghẹ rằn. Trong bữa tiệc mừng tôi về mái nhà xưa, có mấy anh Nghĩa Quân đến chung vui, đờn ca vọng cổ đến nửa đêm, trong bầu không khí đầm ấm, sum vầy. Anh ao ước tôi được về phục vụ tại Biên Hòa để có dịp bay xuống quan sát và yểm trợ cho quận nhà Cần Giờ. Tôi nói với anh sau một thời gian làm việc ở Nha Trang, tôi sẽ xin thuyên chuyển về xứ Bưởi của miền Nam. Anh chị tôi muốn ra Nha Trang một lần cho biết danh lam, thắng cảnh của miền nắng vàng, cát trắng, biển xanh. Tôi dặn anh chị hãy cho tôi biết trước ngày đến Nha Trang để tôi xin phép đơn vị ở nhà vài hôm, đưa anh chị và cháu nhỏ đi chơi.
Anh hẹn tôi hai tháng nữa, sau Tết Trung Thu, anh chị sẽ ra Nha Trang thăm tôi. Sở dĩ anh không đi trước Trung Thu được vì làng tôi có tục lễ cúng “Ông Thủy Tướng” (cá Ông) vào ngày 15, 16, và 17 tháng Tám Âm lịch hàng năm, trung đội của anh tôi có trách nhiệm bảo vệ an ninh, trật tự cho những ngày đại hội. Anh còn cộng tác với ban tổ chức những cuộc thi chèo thuyền, bơi lội, leo cột mỡ, đấu bóng chuyền, túc cầu, múa lân... cho ngày “nghênh ông”. Lúc trở về đơn vị, tôi mong sao chóng đến ngày hẹn để tôi được tiếp đón anh, chị và cháu tôi. Tôi sẽ đưa anh tôi đi dạo bãi biển Nha Trang, đi thăm Hòn Chồng, Cầu Đá, Hải Học Viện, tháp Chàm và xóm Xóm Bống. Tôi sẽ bồng đứa cháu gái của tôi đi mua sắm quần áo mới, và búp bê. Tôi sẽ đãi anh chị tôi ăn nem nướng Ninh Hòa và những món ăn đặc sản của miền biển Nha Trang. Tôi phải dành dụm để có nhiều tiền mới thực hiện được dự tính. Còn mười hôm nữa thì đến ngày hẹn, tôi bỗng được lệnh của Phi Đoàn đi biệt phái, bay yểm trợ hành quân cho Sư Đoàn 23 Bộ Binh ở Ban Mê Thuột. Tôi phải gửi thư cấp tốc cho anh tôi biết: khi nào tôi hết hạn biệt phái, trở về đơn vị, tôi sẽ đánh điện tín gọi anh, chị ra Nha Trang.
Đêm 17 tháng 8 Âm lịch của tiết Trung Thu ở miền cao giá lạnh, không ngủ được, tôi ngồi ngoài hành lang phòng trọ của Hội Quán Sĩ Quan Ban Mê Thuột mà lòng bồi hồi, thương nhớ quê xưa. Ánh trăng xuyên qua cành cây kẽ lá chiếu xuống mặt đường im vắng giữa canh khuya. Tôi nhớ kỷ niệm của tiết Trung Thu thuở trước nơi làng cũ, vào dịp vía ông thủy tướng, anh chị em tôi dắt nhau đi xem hát bội trong Lăng Ông, đến hơn nửa đêm mới về nhà, dưới ánh trăng sáng vằng vặc, mênh mông. Những đêm vui của lứa tuổi ngọc ngà đã chìm trong vùng ký ức mịt mờ, như bị che khuất bởi khói lửa chiến chinh. Tôi sống kiếp phiêu bồng mà lòng vẫn mơ về nơi quê mẹ, như hoa hướng dương dõi bóng kim ô, cho đến khi hương sắc phai tàn. Tim tôi bỗng hồi hộp, lo sợ cho anh tôi hơn bao giờ hết.
Đành rằng trong thời chiến chinh, sự sống chết là lẽ thường, sao tôi cứ bị ám ảnh một ngày nào đó tôi sẽ mất anh. Sương khuya xuống lạnh. Vầng trăng đã xế bóng phía trời Tây. Tiếng chim cú từ trên cây cổ thụ bên vệ đường vọng vào khiến tôi nghe rùng mình, ớn lạnh. Tôi vào phòng, nằm trăn trở một hồi lâu rồi đắm hồn trong giấc ngủ chập chờn.
Ngày hôm sau, tôi và bạn bè của Biệt đội L19 thay phiên nhau thi hành phi vụ quan sát hành quân cho Sư Đoàn 23 ở phía Tây Nam Ban Mê Thuột. Lúc xế chiều, vừa về đến phi trường, tôi nhận được hung tin: anh tôi tử trận ở quê nhà. Phi Đoàn trưởng cho người lên thay thế tôi để tôi về đơn vị và đi phép đặc biệt vào sáng hôm sau. Cái ngày đau thương, tang tóc, đẫm dầy nước mắt mà từ lâu tôi lo sợ, nay nó đã đến với tôi. Trời đất như quay cuồng trước mắt tôi, chân tôi đứng không vững, phải vịn vào thân phi cơ trên bến đậu để lấy lại thăng bằng. Niềm uất hận hòa trong xúc cảm, sôi trào lên cổ họng khiến tôi nghẹn ngào, đôi dòng lệ nóng trào tuôn ra khóe mắt.

Tôi về đến nhà vào buổi trưa, cái quan tài liệm xác anh tôi, có phủ lá quốc kỳ đã được vùi chôn dưới lòng đất lạnh quê hương, từ buổi ban mai, bên cạnh phần mộ của cha tôi. Tôi hối tiếc cho mình chậm trễ, không được đưa linh cữu của anh đến nơi an nghỉ sau cùng. Tôi sụp quỳ xuống đất, hai tay ôm nấm mộ anh tôi, nước mắt thâm tình lai láng trên gò má. Nhớ năm xưa khi cha tôi mới qua đời, những buổi hoàng hôn sau cơn mưa lạnh, anh tôi dẫn tôi ra đốt lửa bên mộ cha tôi rồi hai anh em ngồi khóc. Bây giờ, anh vĩnh viễn nằm cạnh bên cha, chắc cha cũng đỡ phần lạnh lẽo. Tuổi đời còn thanh xuân, anh lại vội vã ra đi, để lại mẹ già , vợ hiền, con thơ và đệ huynh tiếc thương anh mà nghe như đứt từng đoạn ruột.
Tôi gặp lại những anh em Nghĩa quân thân cận anh tôi. Họ kể rằng: anh tôi bị Việt cộng ám sát bằng lựu đạn trong một quán giải khát, trước cửa lăng Ông, vào đêm 17 tháng 8, tức là đêm hát cuối cùng của lễ nghênh ông. Có 5 người chết trong vụ ám sát này: một Thượng sĩ Địa Phương Quân, một Trưởng Ấp, anh tôi và hai thường dân. Một mảnh lựu đạn độc nhứt đã găm thấu tim anh tôi khiến anh trút hơi thở sau cùng khi vào bệnh viện được nửa giờ đồng hồ. Định mệnh ác nghiệt đã cướp của tôi một người anh yêu kính, có trái tim trung dũng, nghĩa nhân, đầy nhiệt huyết, luôn tôn thờ chính nghĩa quốc gia. Trong bữa tiệc vui của Trung đội Nghĩa quân nhân ngày đại hội của quê hương trong tiết Trung Thu, anh tôi khoe với anh em đồng đội là anh sẽ ra Nha Trang thăm tôi sau lễ nghênh ông. Bây giờ trọn kiếp này tôi vẫn không tìm lại được anh tôi.
Tôi trở về Phi Đoàn rồi lại xin đi biệt phái trên xứ “buồn muôn thuở” của miền cao nguyên đất đỏ, bụi mù. Tháng sau nghe tin mẹ tôi lâm bệnh vì quá buồn thảm, thương tiếc anh tôi nên sau kỳ biệt phái cao nguyên, tôi xin phép đặc biệt, về quê cũ. Lần nầy, tôi được anh em Nghĩa quân kể chuyện về sự linh thiêng của hương hồn người anh quá cố. Họ nói anh em nào gác ban đêm mà ngủ quên cũng được anh tôi đánh thức họ dậy. Họ mơ thấy anh tôi về, vỗ vai, gọi tên họ và bảo: “Em ơi...! Hãy thức dậy canh gác, coi chừng Việt cộng nó vào”. Họ giựt mình tỉnh dậy mà nghe tiếng nói của anh tôi như còn văng vẳng bên tai. Họ đã lập bàn thờ anh tôi trong đồn Nghĩa Quân và hằng đêm dốt nhang, khấn vái.
Anh tôi đã đền xong nợ nước, nhưng hồn thiêng còn lưu luyến quê cha đất tổ, lưu luyến Trung đội Nghĩa Quân thân mến của anh nên vương vấn theo anh em đồng đội để phù hộ, nhắc nhở họ chu toàn nhiệm vụ bảo vệ quê hương.

KHA LĂNG ĐA
(Hoa Hướng Dương)
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm