Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân

Bom nguyên tử Đài Loan - Nếu trở thành hiện thực, nó có lẽ đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất tại châu Á thời hậu chiến.

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân

Bom nguyên tử Đài Loan - Nếu trở thành hiện thực, nó có lẽ đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất tại châu Á thời hậu chiến.

Đó là nhận định của chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami trong bài viết trên tạp chí National Interest hôm 4/3.

Theo phân tích của ông Mizokami, đối với Đài Loan, loại bom này sẽ xóa bỏ sự chệnh lệch trước một đối thủ vượt trội về số lượng. Còn đối với Trung Quốc, bom hạt nhân Đài Loan sẽ được xem là biến cố để khơi mào chiến tranh đối với vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh coi là một tỉnh tạm thời bị tách rời của họ.

Đài Loan đã cố phát triển vũ khí hạt nhân như thế nào?

Được thúc đẩy từ thập niên 60 đến thập niên 80 của thế kỷ trước, các nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Đài Loan cuối cùng đã phải bỏ dở do áp lực ngoại giao từ phía đồng minh quan trọng nhất của họ - đó là Mỹ.

Chương trình hạt nhân Đài Loan bắt đầu từ năm 1964, khi Trung Quốc thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên. Các nhà quan sát nước ngoài không mấy ngạc nhiên trước cuộc thử nghiệm này, nhưng với Đài Loan, nó đã khiến ác mộng của họ trở thành hiện thực.

Lực lượng không quân, hải quân Trung Quốc - Đài Loan thỉnh thoảng có những cuộc đụng độ nhỏ, và điều này đe dọa phát triển thành cuộc chiến tranh tổng lực.

Bất ngờ, Đài Loan phải đối mặt với nguy cơ cuộc chiến tranh đó chuyển sang hình thái chiến tranh hạt nhân. Do hòn đảo này chỉ lớn bằng bang Maryland (Mỹ) nên chỉ cần một thiết bị hạt nhân phát nổ tại đây thôi cũng đủ để gây ra hậu quả khủng khiếp cho cư dân Đài Loan.

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân - Ảnh 1.

Người Trung Quốc ăn mừng cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào ngày 16/10/1964. Ảnh: Thinking Taiwan

Từ quan điểm của Đài Loan, kho vũ khí hạt nhân sẽ là chiến binh tối thượng để tự vệ. Ngay cả khi Mỹ "quay lưng" với họ thì vũ khí hạt nhân sẽ giúp Đài Loan ngăn cản Trung Quốc, không chỉ có sức mạnh răn đe đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc, mà cả lực lượng thông thường của nước này.

Điều này sẽ có cơ hội thành công, bởi trên thực tế, chương trình mua sắm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã khiến Mỹ và Hàn Quốc phải lưỡng lự khi trả đũa những hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng.

Đài Loan bắt đầu chương trình bom hạt nhân vào năm 1967, dùng Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân (INER), trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Chung-Shan làm vỏ bọc. Năm 1969, Canada bán cho Đài Loan một lò phản ứng hạt nhân nước nặng để mở đầu cho ngành kinh doanh lò phản ứng sản xuất năng lượng thương mại mà họ kỳ vọng.

Thỏa thuận này diễn ra vừa kịp lúc, bởi chỉ 1 năm sau đó (1970), chính phủ thủ tướng Canada Trudeau đã công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Lò phản ứng này (được gọi là Lò phản ứng Nghiên cứu Đài Loan) đã đạt đến trạng thái phản ứng hạt nhân tự ổn định vào năm 1973, và Đài Loan bắt đầu thiết lập một kho plutonium cấp độ vũ khí.

Nhiều lần bị "bắt quả tang"

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân - Ảnh 2.

Những dấu hiệu đầu tiên về chương trình vũ khí hạt nhân Đài Loan. Ảnh: China Times

Chương trình hạt nhân Đài Loan được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của Mỹ. Tuy nhiên, Washington lo ngại rằng bom của Đài Loan sẽ vô duyên vô cớ làm Trung Quốc tức giận. Do đó, vào năm 1966, nước này đã tiến hành một số biện pháp ngăn cản chương trình bom của Đài Loan.

Washington đã buộc các lò phản ứng hạt nhân Đài Loan phải theo đúng quy định của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), nhằm ngăn cản ý định chuyển đổi năng lượng hạt nhân sang phục vụ mục đích chế tạo vũ khí.

Tuy nhiên, trọng điểm của chương trình này là chế tạo vũ khí, vì thế Đài Loan không thể tránh khỏi "bị bắt quả tang".

Năm 1975, CIA báo cáo "Đài Bắc đã tiến hành chương trình hạt nhân quy mô nhỏ với mục đích rõ ràng là chế tạo vũ khí, và họ sẽ đủ khả năng chế tạo được một thiết bị hạt nhân sau khoảng 5 năm hoặc hơn".

Cho tới trước thời điểm đó, Mỹ, Đức, Pháp, Na Uy và Israel đều tham gia hỗ trợ Đài Loan. Chương trình đã mua nước nặng (loại vật liệu có thể dùng để sản xuất plutonium) từ Mỹ và uranium từ Nam Phi.

Trong giai đoạn 1976-77, khi tiến hành kiểm tra các hoạt động tại Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân do quân đội Đài Loan quản lý, IAEA đã phát hiện ra sự kỳ lạ trong chương trình của họ.

Tới năm 1976, Mỹ lên tiếng phản đối chương trình vũ khí hạt nhân. Đáp lại, chính quyền Đài Loan cam kết "từ nay về sau sẽ không tham gia vào bất cứ hoạt động nào liên quan đến tái chế (hạt nhân)".

Thế nhưng, bất chấp lời cam kết này, năm 1977, Mỹ một lần nữa phát hiện các hoạt động đáng ngờ tại INER.

Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu Đài Loan phải thay đổi chương trình nghiên cứu sao cho đúng với một chương trình nghiên cứu bình thường, thay vì vũ khí hạt nhân, song không yêu cầu Đài Loan chấm dứt tất cả các công trình nghiên cứu và phát triển hạt nhân của mình.

Năm 1978, Mỹ một lần nữa phát hiện chương trình bí mật của Đài Loan - đó là tái chế uranium. Washington đã buộc Đài Loan phải ngừng chương trình.

Sau khi bị bắt quả tang nhiều lần, chương trình vũ khí hạt nhân Đài Loan chuyển sang giai đoạn trì trệ. Trong giai đoạn giữa những năm 1980, chương trình này được khởi động lại nhưng sau đó, INER bị phát hiện đang xây dựng một cơ sở tái chế uranium - vi phạm cam kết mà Đài Loan đưa ra trong những năm 1970.

Kẻ phản bội

Tháng 12/1987, Đại tá Chang Hsien-yi - Phó Giám đốc của INER và là "chân trong" của CIA đã đào thoát sang Mỹ, mang theo bằng chứng về chương trình hạt nhân Đài Loan.

Các tài liệu tuyệt mật được sử dụng để đối phó với chính quyền Đài Loan, buộc họ phải chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân vào năm 1988.

Vào thời điểm Đại tá Chang đào tẩu, người ta cho rằng Đài Loan chỉ cần 1-2 năm nữa là sản xuất được bom.

Vậy Đài Loan đã tìm cách phát triển loại bom nào? Có 2 khả năng: vũ khí hạt nhân chiến thuật đương lượng nổ thấp và vũ khí hủy diệt thành phố với đương lượng nổ cao.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ hữu dụng khi tấn công các cảng, sân bay và cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc có thể sử dụng để tấn công Đài Loan. Nó có thể được lắp đặt trên Ching Feng - một loại tên lửa chiến thuật tầm ngắn có điểm tương đồng kỳ lạ với tên lửa Lance do Mỹ chế tạo.

Xuất hiện nhiều đồn đoán rằng tên lửa này thực chất có nguồn gốc từ Israel, đã được rút từ kho vũ khí do Mỹ cung cấp, hoặc được phát triển dựa trên công nghệ tên lửa Lance.

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân - Ảnh 3.

Đài Loan cho rằng Trung Quốc hiện triển khai ít nhất 1.600 tên lửa hướng về hòn đảo này, sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào.

Một khả năng khác, tồi tệ hơn nhiều là Đài Loan phát triển bom hủy diệt thành phố với kích cỡ lớn hơn. Họ có thể dùng loại bom này để trực tiếp đe dọa Bắc Kinh, đánh đổi sự hủy diệt của chính quyền Đài Loan với sự hủy diệt của chính phủ Trung Quốc. Đây sẽ là công cụ răn đe hiệu quả hơn vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Tuy nhiên, vượt qua khoảng cách 1.800 dặm để tấn công hạt nhân Bắc Kinh vào thời điểm đó là một điều Đài Loan không thể tự thực hiện được. Ngay cả Israel cũng không có công nghệ nào có thể hỗ trợ phát triển tên lửa tầm xa hoặc máy bay đủ khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân như vậy.

Mặc dù có thể hiểu được vì sao Đài Loan phát triển vũ khí hạt nhân nhưng đây vẫn là chương trình khó chấp nhận. Cuộc đối đầu hạt nhân giữa Đài Loan - Trung Quốc sẽ gây mất ổn định toàn bộ khu vực khi Đài Loan tìm kiếm vũ khí hạt nhân để củng cố vị thế quốc phòng của mình.

Vũ khí hạt nhân Đài Loan sẽ không thể giải quyết dứt điểm được vướng mắc quân sự nào; bất cứ cuộc tấn công nào cũng đều khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi các đợt phản công hạt nhân mà Trung Quốc chắc chắn sẽ thực hiện.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami (San Francisco), từng cộng tác với Diplomat, Foreign Policy, War is Boring.

( Theo Thời Đại )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân

Bom nguyên tử Đài Loan - Nếu trở thành hiện thực, nó có lẽ đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất tại châu Á thời hậu chiến.

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân

Bom nguyên tử Đài Loan - Nếu trở thành hiện thực, nó có lẽ đã gây ra một trong những cuộc khủng hoảng lớn nhất tại châu Á thời hậu chiến.

Đó là nhận định của chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami trong bài viết trên tạp chí National Interest hôm 4/3.

Theo phân tích của ông Mizokami, đối với Đài Loan, loại bom này sẽ xóa bỏ sự chệnh lệch trước một đối thủ vượt trội về số lượng. Còn đối với Trung Quốc, bom hạt nhân Đài Loan sẽ được xem là biến cố để khơi mào chiến tranh đối với vùng lãnh thổ mà Bắc Kinh coi là một tỉnh tạm thời bị tách rời của họ.

Đài Loan đã cố phát triển vũ khí hạt nhân như thế nào?

Được thúc đẩy từ thập niên 60 đến thập niên 80 của thế kỷ trước, các nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Đài Loan cuối cùng đã phải bỏ dở do áp lực ngoại giao từ phía đồng minh quan trọng nhất của họ - đó là Mỹ.

Chương trình hạt nhân Đài Loan bắt đầu từ năm 1964, khi Trung Quốc thử nghiệm thiết bị hạt nhân đầu tiên. Các nhà quan sát nước ngoài không mấy ngạc nhiên trước cuộc thử nghiệm này, nhưng với Đài Loan, nó đã khiến ác mộng của họ trở thành hiện thực.

Lực lượng không quân, hải quân Trung Quốc - Đài Loan thỉnh thoảng có những cuộc đụng độ nhỏ, và điều này đe dọa phát triển thành cuộc chiến tranh tổng lực.

Bất ngờ, Đài Loan phải đối mặt với nguy cơ cuộc chiến tranh đó chuyển sang hình thái chiến tranh hạt nhân. Do hòn đảo này chỉ lớn bằng bang Maryland (Mỹ) nên chỉ cần một thiết bị hạt nhân phát nổ tại đây thôi cũng đủ để gây ra hậu quả khủng khiếp cho cư dân Đài Loan.

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân - Ảnh 1.

Người Trung Quốc ăn mừng cuộc thử nghiệm hạt nhân đầu tiên vào ngày 16/10/1964. Ảnh: Thinking Taiwan

Từ quan điểm của Đài Loan, kho vũ khí hạt nhân sẽ là chiến binh tối thượng để tự vệ. Ngay cả khi Mỹ "quay lưng" với họ thì vũ khí hạt nhân sẽ giúp Đài Loan ngăn cản Trung Quốc, không chỉ có sức mạnh răn đe đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc, mà cả lực lượng thông thường của nước này.

Điều này sẽ có cơ hội thành công, bởi trên thực tế, chương trình mua sắm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã khiến Mỹ và Hàn Quốc phải lưỡng lự khi trả đũa những hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng.

Đài Loan bắt đầu chương trình bom hạt nhân vào năm 1967, dùng Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân (INER), trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Chung-Shan làm vỏ bọc. Năm 1969, Canada bán cho Đài Loan một lò phản ứng hạt nhân nước nặng để mở đầu cho ngành kinh doanh lò phản ứng sản xuất năng lượng thương mại mà họ kỳ vọng.

Thỏa thuận này diễn ra vừa kịp lúc, bởi chỉ 1 năm sau đó (1970), chính phủ thủ tướng Canada Trudeau đã công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Lò phản ứng này (được gọi là Lò phản ứng Nghiên cứu Đài Loan) đã đạt đến trạng thái phản ứng hạt nhân tự ổn định vào năm 1973, và Đài Loan bắt đầu thiết lập một kho plutonium cấp độ vũ khí.

Nhiều lần bị "bắt quả tang"

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân - Ảnh 2.

Những dấu hiệu đầu tiên về chương trình vũ khí hạt nhân Đài Loan. Ảnh: China Times

Chương trình hạt nhân Đài Loan được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của Mỹ. Tuy nhiên, Washington lo ngại rằng bom của Đài Loan sẽ vô duyên vô cớ làm Trung Quốc tức giận. Do đó, vào năm 1966, nước này đã tiến hành một số biện pháp ngăn cản chương trình bom của Đài Loan.

Washington đã buộc các lò phản ứng hạt nhân Đài Loan phải theo đúng quy định của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), nhằm ngăn cản ý định chuyển đổi năng lượng hạt nhân sang phục vụ mục đích chế tạo vũ khí.

Tuy nhiên, trọng điểm của chương trình này là chế tạo vũ khí, vì thế Đài Loan không thể tránh khỏi "bị bắt quả tang".

Năm 1975, CIA báo cáo "Đài Bắc đã tiến hành chương trình hạt nhân quy mô nhỏ với mục đích rõ ràng là chế tạo vũ khí, và họ sẽ đủ khả năng chế tạo được một thiết bị hạt nhân sau khoảng 5 năm hoặc hơn".

Cho tới trước thời điểm đó, Mỹ, Đức, Pháp, Na Uy và Israel đều tham gia hỗ trợ Đài Loan. Chương trình đã mua nước nặng (loại vật liệu có thể dùng để sản xuất plutonium) từ Mỹ và uranium từ Nam Phi.

Trong giai đoạn 1976-77, khi tiến hành kiểm tra các hoạt động tại Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân do quân đội Đài Loan quản lý, IAEA đã phát hiện ra sự kỳ lạ trong chương trình của họ.

Tới năm 1976, Mỹ lên tiếng phản đối chương trình vũ khí hạt nhân. Đáp lại, chính quyền Đài Loan cam kết "từ nay về sau sẽ không tham gia vào bất cứ hoạt động nào liên quan đến tái chế (hạt nhân)".

Thế nhưng, bất chấp lời cam kết này, năm 1977, Mỹ một lần nữa phát hiện các hoạt động đáng ngờ tại INER.

Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu Đài Loan phải thay đổi chương trình nghiên cứu sao cho đúng với một chương trình nghiên cứu bình thường, thay vì vũ khí hạt nhân, song không yêu cầu Đài Loan chấm dứt tất cả các công trình nghiên cứu và phát triển hạt nhân của mình.

Năm 1978, Mỹ một lần nữa phát hiện chương trình bí mật của Đài Loan - đó là tái chế uranium. Washington đã buộc Đài Loan phải ngừng chương trình.

Sau khi bị bắt quả tang nhiều lần, chương trình vũ khí hạt nhân Đài Loan chuyển sang giai đoạn trì trệ. Trong giai đoạn giữa những năm 1980, chương trình này được khởi động lại nhưng sau đó, INER bị phát hiện đang xây dựng một cơ sở tái chế uranium - vi phạm cam kết mà Đài Loan đưa ra trong những năm 1970.

Kẻ phản bội

Tháng 12/1987, Đại tá Chang Hsien-yi - Phó Giám đốc của INER và là "chân trong" của CIA đã đào thoát sang Mỹ, mang theo bằng chứng về chương trình hạt nhân Đài Loan.

Các tài liệu tuyệt mật được sử dụng để đối phó với chính quyền Đài Loan, buộc họ phải chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân vào năm 1988.

Vào thời điểm Đại tá Chang đào tẩu, người ta cho rằng Đài Loan chỉ cần 1-2 năm nữa là sản xuất được bom.

Vậy Đài Loan đã tìm cách phát triển loại bom nào? Có 2 khả năng: vũ khí hạt nhân chiến thuật đương lượng nổ thấp và vũ khí hủy diệt thành phố với đương lượng nổ cao.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ hữu dụng khi tấn công các cảng, sân bay và cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc có thể sử dụng để tấn công Đài Loan. Nó có thể được lắp đặt trên Ching Feng - một loại tên lửa chiến thuật tầm ngắn có điểm tương đồng kỳ lạ với tên lửa Lance do Mỹ chế tạo.

Xuất hiện nhiều đồn đoán rằng tên lửa này thực chất có nguồn gốc từ Israel, đã được rút từ kho vũ khí do Mỹ cung cấp, hoặc được phát triển dựa trên công nghệ tên lửa Lance.

Ác mộng kinh hoàng nhất với Trung Quốc: Đài Loan trang bị vũ khí hạt nhân - Ảnh 3.

Đài Loan cho rằng Trung Quốc hiện triển khai ít nhất 1.600 tên lửa hướng về hòn đảo này, sẵn sàng khai hỏa bất cứ lúc nào.

Một khả năng khác, tồi tệ hơn nhiều là Đài Loan phát triển bom hủy diệt thành phố với kích cỡ lớn hơn. Họ có thể dùng loại bom này để trực tiếp đe dọa Bắc Kinh, đánh đổi sự hủy diệt của chính quyền Đài Loan với sự hủy diệt của chính phủ Trung Quốc. Đây sẽ là công cụ răn đe hiệu quả hơn vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Tuy nhiên, vượt qua khoảng cách 1.800 dặm để tấn công hạt nhân Bắc Kinh vào thời điểm đó là một điều Đài Loan không thể tự thực hiện được. Ngay cả Israel cũng không có công nghệ nào có thể hỗ trợ phát triển tên lửa tầm xa hoặc máy bay đủ khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân như vậy.

Mặc dù có thể hiểu được vì sao Đài Loan phát triển vũ khí hạt nhân nhưng đây vẫn là chương trình khó chấp nhận. Cuộc đối đầu hạt nhân giữa Đài Loan - Trung Quốc sẽ gây mất ổn định toàn bộ khu vực khi Đài Loan tìm kiếm vũ khí hạt nhân để củng cố vị thế quốc phòng của mình.

Vũ khí hạt nhân Đài Loan sẽ không thể giải quyết dứt điểm được vướng mắc quân sự nào; bất cứ cuộc tấn công nào cũng đều khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi các đợt phản công hạt nhân mà Trung Quốc chắc chắn sẽ thực hiện.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của chuyên gia quốc phòng Kyle Mizokami (San Francisco), từng cộng tác với Diplomat, Foreign Policy, War is Boring.

( Theo Thời Đại )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm