Nhân Vật

Ai đi, ai ở lại?

“Các ông bà đoán thì cũng như tôi đoán”, ông Jim Messina, người điều khiển Ủy Ban Vận Động Tranh Cử cho liên danh Obama-Biden trả lời câu hỏi


Ai đi, ai ở lại?

“Các ông bà đoán thì cũng như tôi đoán”, ông Jim Messina, người điều khiển Ủy Ban Vận Động Tranh Cử cho liên danh Obama-Biden trả lời câu hỏi một nhà báo vừa mới đặt ra ngay sau khi các cơ quan truyền thông đồng loạt đưa tin Tổng Thống Barack Obama đắc cử nhiệm kỳ hai. “Tôi chỉ được nghe nói có rất nhiều người sẽ ra đi, Tổng Thống sẽ phải chọn những người mới, mời họ vào chính phủ”. Ông nghe ở đâu vậy? Một nhà báo Châu Á nhanh miệng hỏi tiếp. “Tôi cũng nghe qua truyền hình hay đọc báo, chứ chẳng ai nói gì với tôi cả”, vừa trả lời, ông Messina vừa cười, trước khi bảo “thôi chuyển qua đề tài khác đi”.

Cuộc gặp gỡ thân mật với báo chí ở Chicago kéo dài quá nửa đêm, nhiều đề tài khác được đặt ra và ông Cựu Cố Vấn Tòa Bạch Ốc khéo léo trả lời, nhưng câu hỏi vẫn nằm trong đầu mọi người là cuộc tranh cử đã xong, kết quả bầu cử cũng đã có, vấn đề còn lại là thành phần chính phủ Obama nhiệm kỳ 2 sẽ như thế nào.

Hình ảnh được chiếu trên truyền hình ngay ngày hôm sau là hình ảnh vị tổng thống tái đắc cử cùng gia đình đáp chiếc Air Force One từ Chicago về lại Washington D.C. Ông trông rạng rỡ thấy rõ, tươi cười giơ tay chào mọi người đứng chào ông dưới chân cầu thang, sau đó cùng cô con gái út Sasha chạy đua trên từng bậc thang xem ai vào máy bay trước. Chẳng ai để ý tới ông cố vấn Pete Rouse, đi sau cùng, tay cầm chặt tập hồ sơ thật dầy trong đó ghi rõ tên những vị tổng trưởng sẽ rời chính quyền, và những người ông nghĩ tổng thống nên mời tham gia nội các.

Có cậy răng cũng không một viên chức hành pháp nào tiết lộ danh sách những người sẽ ra đi và những người đồng ý ở lại, nhưng tin đồn chính trị từ Washington D.C. về chuyện này thì quá nhiều, “nghe đầy lỗ tai” như một nhà báo đang viết cho tờ The New York Times vui miệng bảo với các đồng nghiệp. Đến giờ người duy nhất xác nhận tin sẽ rời chức vụ là bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton, cũng đến giờ người duy nhất được Tổng Thống Obama xác nhận năn nỉ mời ở lại nhưng từ chối cũng là bà Clinton, tất cả những người khác đều nằm trong dạng... tin đồn, không biết đúng sai như thế nào. Hay nói như ông Messina, “theo tôi biết thì chưa ai đưa đơn xin từ chức cả”.

Danh sách người muốn rời D.C. có đông không? Câu trả lời là có. Từ đầu năm ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta đã tỏ ý muốn rời Washington để về California sống cạnh gia đình thay vì cứ cuối tuần lại đi, đến sáng thứ Hai trở lại D.C. làm việc; hai năm trước đây đã có tin ông sếp tài chánh Timothy Geithner cũng muốn ra đi, về lại New York giúp vợ lo dạy dỗ con cái (kèm theo tin ông muốn trở lại làm việc với các công ty tư nhân, kiếm tiền trang trải chi phí cho 2 đứa con đầu vào đại học); ngay cả ông Tổng Trưởng Giao Thông Ray LaHood, nhân vật Cộng Hòa duy nhất trong nội các Dân Chủ-, cũng nói với những người thân rằng ông muốn giã từ chính trường. Bên Tòa Bạch Ốc, nghe đâu một trong những người thân cận nhất với Tổng Thống là ông David Plouffe cũng ra đi.

“Chuyện đi hay ở là điều khá bình thường”, ông John Podesta, Cựu Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc dưới thời Bill Clinton nói. “Chính phủ nào cũng biết sau ngày bầu cử là thời điểm phải nghĩ đến chuyện thay đổi nhân sự, một mặt muốn giữ tất cả lại để dễ dàng làm việc, nhưng mặt khác muốn thay đổi, mong tìm được nguồn năng lực mới”.

Trách nhiệm tìm người, thay người, là trách nhiệm của ông Cố Vấn Pete Rouse. Ít nhất 2 nguồn tin từ Tòa Bạch Ốc cho biết từ đầu tháng Mười, ông đã gửi email cho tất cả các vị tổng trưởng và thứ trưởng, yêu cầu cho biết “nếu Tổng Thống đắc cử, ông (hay bà) có định ở lại làm việc tiếp hay không”. Vẫn theo tin từ Tòa Bạch Ốc, trách nhiệm này thường là trách nhiệm của ông chánh văn phòng, nhưng ông Rouse được đích thân Tổng Thống chọn vì quen việc, “đã giúp sắp xếp nhân sự ngay ở nhiệm kỳ đầu tiên”. Nghe đâu ông Rouse là người đưa ý kiến mời bà Clinton làm ngoại trưởng, và chính ông cũng dàn xếp để ông LaHood nhận lời tham gia nội các, giúp ông Obama cơ hội trình diện chính phủ có cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa.

“Lần trước cũng như lần này, danh sách các ứng viên cho mỗi chức vụ chắc chắn sẽ dài” một phụ tá của Thượng Nghị Sĩ John Kerry chia sẻ nhận xét cá nhân trong một bữa ăn trưa ở Thượng Viện. “Điều khác biệt là lần trước Tổng Thống Obama đã có sẵn trong đầu ý nghĩ nên mời những ai vào các chức vụ quan trọng, lần này thì ông phải chọn lựa xem người được chọn có thể làm hay hơn người đã từng làm hay không?”.

Lấy chức ngoại trưởng làm thí dụ. Sau 4 năm trời làm việc, cả thế giới đều khen bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton của Mỹ, nhiều người còn tin rằng bà “thành công” hơn cả ông Barack Obama (một cuộc thăm dò chính trị được thực hiện ngay sau ngày bầu cử cho thấy giải sử cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc 2016 diễn ra ngay trong tuần này, 58% cử tri chọn bà Clinton, chỉ có 17% ủng hộ ông phó Joseph Biden). Vì thế tìm người thay thế bà điều khiển ngành ngoại giao không phải là chuyện dễ làm, tới mức độ trong cánh nhà báo ở Washington D.C., đã có người nói đùa “phải can đảm lắm mới dám nhận lời thay thế chỗ của bà Clinton”.

Dánh sách những người có triển vọng được chọn cũng khá nhiều. Nghe đâu đứng đầu là ông John Kerry, Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, người từng hướng dẫn ông Obama lúc mới đắc cử nghị sĩ, người đã giới thiệu ông Obama với chính trường quốc gia, người đóng vai ông Romney trong các cuộc tập dượt tranh luận... Nghe đồn ông Kerry muốn kết thúc sự nghiệp chính trị bằng chức ngoại trưởng nên nếu được hỏi ý chắc chắn ông sẽ nhận lời. Cũng theo đồn đãi, các vị nghị sĩ thành viên của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện cũng đang nóng lòng chờ đợi tin ông Kerry trở thành ngoại trưởng, điều đó chứng tỏ ông được sự ủng hộ tối đa của cả 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.

Trở ngại duy nhất: Nếu ông Kerry được chọn, tiểu bang Massachusetts sẽ phải tổ chức bầu cử cho ghế nghị sĩ bỏ trống, tạo cơ hội cho Cựu Nghị Sĩ Cộng Hòa Scott Brown (mới thất cử) trở lại chính trường. Đó là điều Tòa Bạch Ốc không muốn thấy.

Nhưng đâu phải chỉ có một mình ông Kerry! Danh sách còn có bà Susan Rice hiện đang giữ vai trò đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, lẫn ông Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tom Donilon. Một vài người bạn của ông Donilan có bắn tiếng cho báo chí biết ông muốn chức vụ này, nhưng nghe đâu trong dàn cố vấn có người e ngại ông sẽ bị Thượng Viện chất vấn về chuyện bí mật quốc gia bị tiết lộ trong thời gian ông làm việc ở Tòa Bạch Ốc, chưa kể đến những câu hỏi liên quan đến thời gian ông từng làm việc cho Fannie Mae, công ty bị các chính trị gia hai đảng chỉ trích vì những sai lầm đã làm khiến cả thị trường địa ốc của Hoa Kỳ bị tắt nghẽn. Tin mới nhất nghe được từ hành lang Tòa Bạch Ốc: Ông Donilon sẽ ở lại, hình như vẫn tiếp tục vai trò cố vấn an ninh quốc gia.

Ông Tổng Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner ra đi, ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ này là ông Jacob Lew, đương kim chánh văn phòng tổng thống đồng thời đã từng có lúc giữ vai trò giám đốc ngân sách quốc gia. Cũng phải nói rõ ông Lew đang dẫn đầu một danh sách thật dài, gồm những nhân vật thuộc hàng “siêu sao” của nền kinh tế quốc gia như ông Erskine Bowles, đồng chủ tịch Ủy Ban Cố Vấn Quốc Gia Về Cắt Giảm Ngân Sách, ông Laurence Fink, Chủ Tịch Công Ty Tài Chánh BlackRock, hay ông Viện Trưởng Richard Levin của đại học Yale.

Trong trường hợp ông Lew được bổ nhiệm vào chức vụ ông mong muốn, chuyện gì sẽ xảy ra? Lúc đó, Tổng Thống Obama và dàn cố vấn sẽ phải thảo luận về người được chọn thay thế làm chánh văn phòng. Ai sẽ có cơ hội? Câu trả lời: danh sách cũng dài cả thước, trong đó có ông Cố Vấn David Plouffe và bà Cố Vấn Valerie Jarrett. Ông Plouffe từng được ngỏ ý nhưng từ chối, sau cuộc bầu cử lại muốn giã từ chính trường, bà Jarett được sự tín nhiệm của cả gia đình tổng thống nhưng không phải là người có đủ bản lãnh để đảm trách vai trò của chánh văn phòng. Biết đâu chứng người chọn lại là ông... Donilon.

Chức vụ tổng trưởng quốc phòng cũng được nói đến, đi kèm với lời đồn đãi cho rằng người sẽ thay thế cho ông Leon Panetta là bà Michele Flournoy, từng giữ chức thứ trưởng dưới thời ông Robert Gates, và là người soạn thảo kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng mà ông Obama thường nói tới. Liệu bà Flournoy có trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ vai trò quan trọng này hay không? Theo một cố vấn của ông Obama, chuyện đó có thể xảy ra “vì chúng ta từng có bà Condi Rice làm Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, từng có tới 3 bà ngoại trưởng (Madeleine Albright, Rice và Clinton), đã tới lúc nên có bà tổng trưởng quốc phòng”. Điểm son của bà Flournoy: làm việc rất chặt chẽ với các tướng lãnh và được các tướng lãnh quý trọng. Ông Kerry cũng nằm trong danh sách được nói tới.

Nghe đâu ông Tổng Trưởng Tư Pháp Eric Holder cũng sẽ xin từ chức, và tin đồn nói rằng Tổng Thống Obama sẽ mời bà Tổng Trưởng An Ninh Nội Địa Janet Napolitano đảm trách vai trò mới. Tin này được tung ra cùng lúc với tin nói người Tổng Thống mời thay thế ông Cộng Hòa LaHood trong chức vụ tổng trưởng giao thông là bà Cựu Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Olympia Snowe của tiểu bang Maine.

Có lẽ cũng cần phải nhắc lại: tất cả chỉ là lời đồn đãi, chưa biết đúng sai thế nào nhưng mức độ vẫn cứ tăng dần. Gần nhất và mới nhất là chuyện cuối tuần này Tổng Thống Obama dự tính nghỉ ngơi ở Trại David, và người được mời dùng bữa trưa thứ Bảy với ông là Thượng Nghị Sĩ John Kerry. Chỉ riêng chuyện được mời ăn trưa không thôi đã đủ để mọi người thắc mắc, không biết hai ông sẽ nói những gì với nhau, liệu ông Kerry có được mời tham gia chính phủ Obama nhiệm kỳ 2 hay không? Nếu có, ông sẽ nắm bộ ngoại giao hay bộ quốc phòng?

Cũng vẫn chỉ là lời đồn đãi. (N.V.K)

Tác giả :

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ai đi, ai ở lại?

“Các ông bà đoán thì cũng như tôi đoán”, ông Jim Messina, người điều khiển Ủy Ban Vận Động Tranh Cử cho liên danh Obama-Biden trả lời câu hỏi


Ai đi, ai ở lại?

“Các ông bà đoán thì cũng như tôi đoán”, ông Jim Messina, người điều khiển Ủy Ban Vận Động Tranh Cử cho liên danh Obama-Biden trả lời câu hỏi một nhà báo vừa mới đặt ra ngay sau khi các cơ quan truyền thông đồng loạt đưa tin Tổng Thống Barack Obama đắc cử nhiệm kỳ hai. “Tôi chỉ được nghe nói có rất nhiều người sẽ ra đi, Tổng Thống sẽ phải chọn những người mới, mời họ vào chính phủ”. Ông nghe ở đâu vậy? Một nhà báo Châu Á nhanh miệng hỏi tiếp. “Tôi cũng nghe qua truyền hình hay đọc báo, chứ chẳng ai nói gì với tôi cả”, vừa trả lời, ông Messina vừa cười, trước khi bảo “thôi chuyển qua đề tài khác đi”.

Cuộc gặp gỡ thân mật với báo chí ở Chicago kéo dài quá nửa đêm, nhiều đề tài khác được đặt ra và ông Cựu Cố Vấn Tòa Bạch Ốc khéo léo trả lời, nhưng câu hỏi vẫn nằm trong đầu mọi người là cuộc tranh cử đã xong, kết quả bầu cử cũng đã có, vấn đề còn lại là thành phần chính phủ Obama nhiệm kỳ 2 sẽ như thế nào.

Hình ảnh được chiếu trên truyền hình ngay ngày hôm sau là hình ảnh vị tổng thống tái đắc cử cùng gia đình đáp chiếc Air Force One từ Chicago về lại Washington D.C. Ông trông rạng rỡ thấy rõ, tươi cười giơ tay chào mọi người đứng chào ông dưới chân cầu thang, sau đó cùng cô con gái út Sasha chạy đua trên từng bậc thang xem ai vào máy bay trước. Chẳng ai để ý tới ông cố vấn Pete Rouse, đi sau cùng, tay cầm chặt tập hồ sơ thật dầy trong đó ghi rõ tên những vị tổng trưởng sẽ rời chính quyền, và những người ông nghĩ tổng thống nên mời tham gia nội các.

Có cậy răng cũng không một viên chức hành pháp nào tiết lộ danh sách những người sẽ ra đi và những người đồng ý ở lại, nhưng tin đồn chính trị từ Washington D.C. về chuyện này thì quá nhiều, “nghe đầy lỗ tai” như một nhà báo đang viết cho tờ The New York Times vui miệng bảo với các đồng nghiệp. Đến giờ người duy nhất xác nhận tin sẽ rời chức vụ là bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton, cũng đến giờ người duy nhất được Tổng Thống Obama xác nhận năn nỉ mời ở lại nhưng từ chối cũng là bà Clinton, tất cả những người khác đều nằm trong dạng... tin đồn, không biết đúng sai như thế nào. Hay nói như ông Messina, “theo tôi biết thì chưa ai đưa đơn xin từ chức cả”.

Danh sách người muốn rời D.C. có đông không? Câu trả lời là có. Từ đầu năm ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta đã tỏ ý muốn rời Washington để về California sống cạnh gia đình thay vì cứ cuối tuần lại đi, đến sáng thứ Hai trở lại D.C. làm việc; hai năm trước đây đã có tin ông sếp tài chánh Timothy Geithner cũng muốn ra đi, về lại New York giúp vợ lo dạy dỗ con cái (kèm theo tin ông muốn trở lại làm việc với các công ty tư nhân, kiếm tiền trang trải chi phí cho 2 đứa con đầu vào đại học); ngay cả ông Tổng Trưởng Giao Thông Ray LaHood, nhân vật Cộng Hòa duy nhất trong nội các Dân Chủ-, cũng nói với những người thân rằng ông muốn giã từ chính trường. Bên Tòa Bạch Ốc, nghe đâu một trong những người thân cận nhất với Tổng Thống là ông David Plouffe cũng ra đi.

“Chuyện đi hay ở là điều khá bình thường”, ông John Podesta, Cựu Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc dưới thời Bill Clinton nói. “Chính phủ nào cũng biết sau ngày bầu cử là thời điểm phải nghĩ đến chuyện thay đổi nhân sự, một mặt muốn giữ tất cả lại để dễ dàng làm việc, nhưng mặt khác muốn thay đổi, mong tìm được nguồn năng lực mới”.

Trách nhiệm tìm người, thay người, là trách nhiệm của ông Cố Vấn Pete Rouse. Ít nhất 2 nguồn tin từ Tòa Bạch Ốc cho biết từ đầu tháng Mười, ông đã gửi email cho tất cả các vị tổng trưởng và thứ trưởng, yêu cầu cho biết “nếu Tổng Thống đắc cử, ông (hay bà) có định ở lại làm việc tiếp hay không”. Vẫn theo tin từ Tòa Bạch Ốc, trách nhiệm này thường là trách nhiệm của ông chánh văn phòng, nhưng ông Rouse được đích thân Tổng Thống chọn vì quen việc, “đã giúp sắp xếp nhân sự ngay ở nhiệm kỳ đầu tiên”. Nghe đâu ông Rouse là người đưa ý kiến mời bà Clinton làm ngoại trưởng, và chính ông cũng dàn xếp để ông LaHood nhận lời tham gia nội các, giúp ông Obama cơ hội trình diện chính phủ có cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa.

“Lần trước cũng như lần này, danh sách các ứng viên cho mỗi chức vụ chắc chắn sẽ dài” một phụ tá của Thượng Nghị Sĩ John Kerry chia sẻ nhận xét cá nhân trong một bữa ăn trưa ở Thượng Viện. “Điều khác biệt là lần trước Tổng Thống Obama đã có sẵn trong đầu ý nghĩ nên mời những ai vào các chức vụ quan trọng, lần này thì ông phải chọn lựa xem người được chọn có thể làm hay hơn người đã từng làm hay không?”.

Lấy chức ngoại trưởng làm thí dụ. Sau 4 năm trời làm việc, cả thế giới đều khen bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton của Mỹ, nhiều người còn tin rằng bà “thành công” hơn cả ông Barack Obama (một cuộc thăm dò chính trị được thực hiện ngay sau ngày bầu cử cho thấy giải sử cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc 2016 diễn ra ngay trong tuần này, 58% cử tri chọn bà Clinton, chỉ có 17% ủng hộ ông phó Joseph Biden). Vì thế tìm người thay thế bà điều khiển ngành ngoại giao không phải là chuyện dễ làm, tới mức độ trong cánh nhà báo ở Washington D.C., đã có người nói đùa “phải can đảm lắm mới dám nhận lời thay thế chỗ của bà Clinton”.

Dánh sách những người có triển vọng được chọn cũng khá nhiều. Nghe đâu đứng đầu là ông John Kerry, Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, người từng hướng dẫn ông Obama lúc mới đắc cử nghị sĩ, người đã giới thiệu ông Obama với chính trường quốc gia, người đóng vai ông Romney trong các cuộc tập dượt tranh luận... Nghe đồn ông Kerry muốn kết thúc sự nghiệp chính trị bằng chức ngoại trưởng nên nếu được hỏi ý chắc chắn ông sẽ nhận lời. Cũng theo đồn đãi, các vị nghị sĩ thành viên của Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện cũng đang nóng lòng chờ đợi tin ông Kerry trở thành ngoại trưởng, điều đó chứng tỏ ông được sự ủng hộ tối đa của cả 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.

Trở ngại duy nhất: Nếu ông Kerry được chọn, tiểu bang Massachusetts sẽ phải tổ chức bầu cử cho ghế nghị sĩ bỏ trống, tạo cơ hội cho Cựu Nghị Sĩ Cộng Hòa Scott Brown (mới thất cử) trở lại chính trường. Đó là điều Tòa Bạch Ốc không muốn thấy.

Nhưng đâu phải chỉ có một mình ông Kerry! Danh sách còn có bà Susan Rice hiện đang giữ vai trò đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, lẫn ông Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tom Donilon. Một vài người bạn của ông Donilan có bắn tiếng cho báo chí biết ông muốn chức vụ này, nhưng nghe đâu trong dàn cố vấn có người e ngại ông sẽ bị Thượng Viện chất vấn về chuyện bí mật quốc gia bị tiết lộ trong thời gian ông làm việc ở Tòa Bạch Ốc, chưa kể đến những câu hỏi liên quan đến thời gian ông từng làm việc cho Fannie Mae, công ty bị các chính trị gia hai đảng chỉ trích vì những sai lầm đã làm khiến cả thị trường địa ốc của Hoa Kỳ bị tắt nghẽn. Tin mới nhất nghe được từ hành lang Tòa Bạch Ốc: Ông Donilon sẽ ở lại, hình như vẫn tiếp tục vai trò cố vấn an ninh quốc gia.

Ông Tổng Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner ra đi, ứng viên sáng giá nhất cho chức vụ này là ông Jacob Lew, đương kim chánh văn phòng tổng thống đồng thời đã từng có lúc giữ vai trò giám đốc ngân sách quốc gia. Cũng phải nói rõ ông Lew đang dẫn đầu một danh sách thật dài, gồm những nhân vật thuộc hàng “siêu sao” của nền kinh tế quốc gia như ông Erskine Bowles, đồng chủ tịch Ủy Ban Cố Vấn Quốc Gia Về Cắt Giảm Ngân Sách, ông Laurence Fink, Chủ Tịch Công Ty Tài Chánh BlackRock, hay ông Viện Trưởng Richard Levin của đại học Yale.

Trong trường hợp ông Lew được bổ nhiệm vào chức vụ ông mong muốn, chuyện gì sẽ xảy ra? Lúc đó, Tổng Thống Obama và dàn cố vấn sẽ phải thảo luận về người được chọn thay thế làm chánh văn phòng. Ai sẽ có cơ hội? Câu trả lời: danh sách cũng dài cả thước, trong đó có ông Cố Vấn David Plouffe và bà Cố Vấn Valerie Jarrett. Ông Plouffe từng được ngỏ ý nhưng từ chối, sau cuộc bầu cử lại muốn giã từ chính trường, bà Jarett được sự tín nhiệm của cả gia đình tổng thống nhưng không phải là người có đủ bản lãnh để đảm trách vai trò của chánh văn phòng. Biết đâu chứng người chọn lại là ông... Donilon.

Chức vụ tổng trưởng quốc phòng cũng được nói đến, đi kèm với lời đồn đãi cho rằng người sẽ thay thế cho ông Leon Panetta là bà Michele Flournoy, từng giữ chức thứ trưởng dưới thời ông Robert Gates, và là người soạn thảo kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng mà ông Obama thường nói tới. Liệu bà Flournoy có trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ vai trò quan trọng này hay không? Theo một cố vấn của ông Obama, chuyện đó có thể xảy ra “vì chúng ta từng có bà Condi Rice làm Cố Vấn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, từng có tới 3 bà ngoại trưởng (Madeleine Albright, Rice và Clinton), đã tới lúc nên có bà tổng trưởng quốc phòng”. Điểm son của bà Flournoy: làm việc rất chặt chẽ với các tướng lãnh và được các tướng lãnh quý trọng. Ông Kerry cũng nằm trong danh sách được nói tới.

Nghe đâu ông Tổng Trưởng Tư Pháp Eric Holder cũng sẽ xin từ chức, và tin đồn nói rằng Tổng Thống Obama sẽ mời bà Tổng Trưởng An Ninh Nội Địa Janet Napolitano đảm trách vai trò mới. Tin này được tung ra cùng lúc với tin nói người Tổng Thống mời thay thế ông Cộng Hòa LaHood trong chức vụ tổng trưởng giao thông là bà Cựu Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Olympia Snowe của tiểu bang Maine.

Có lẽ cũng cần phải nhắc lại: tất cả chỉ là lời đồn đãi, chưa biết đúng sai thế nào nhưng mức độ vẫn cứ tăng dần. Gần nhất và mới nhất là chuyện cuối tuần này Tổng Thống Obama dự tính nghỉ ngơi ở Trại David, và người được mời dùng bữa trưa thứ Bảy với ông là Thượng Nghị Sĩ John Kerry. Chỉ riêng chuyện được mời ăn trưa không thôi đã đủ để mọi người thắc mắc, không biết hai ông sẽ nói những gì với nhau, liệu ông Kerry có được mời tham gia chính phủ Obama nhiệm kỳ 2 hay không? Nếu có, ông sẽ nắm bộ ngoại giao hay bộ quốc phòng?

Cũng vẫn chỉ là lời đồn đãi. (N.V.K)

Tác giả :

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm