Đoạn Đường Chiến Binh
Ai là kẻ cướp? _Phương Bích.
Hình ảnh từ các quán ăn, hàng cà phê, sửa xe chiếm lĩnh phần lớn vỉa hè của Hà Nội từ lâu đã quá quen thuộc với người dân. Thỉnh thoảng, xe công an có dân phòng đi kèm dạo một lượt.
Hình ảnh từ các quán ăn, hàng cà phê, sửa xe chiếm lĩnh phần lớn vỉa hè của Hà Nội từ lâu đã quá quen thuộc với người dân. Thỉnh thoảng, xe công an có dân phòng đi kèm dạo một lượt. Quán nào phát hiện được từ xa thì kịp chạy đồ vào trong nhà, quán nào bị bất ngờ thì nháo nhào cất được cái nào hay cái đấy. Có chủ tiếc của, cố giành giật lại từng cái bàn, cái ghế với “lực lượng chức năng”. Hôm nọ tôi đi bộ qua chợ Nghĩa Tân, thấy giằng co dữ dội giữa công an, dân phòng với mấy bà bán hoa quả trên vỉa hè. Rốt cục công an lên xe máy bỏ đi, xe thùng có mấy anh dân phòng đứng trên cũng lăn bánh. Khi xe đang đi chầm chậm, mấy bà bán hoa quả tóc tai tơi bời chạy theo, thò tay vào thùng xe lấy lại mấy cái sảo và quang gánh. Đám dân phòng cũng chả buồn giành lại mấy món đồ chiến lợi phẩm giẻ rách ấy. Chiến trường còn lại là những quả táo lăn lông lốc khắp mặt đất, giữa dòng xe cộ như nước chảy, đè nát bét những quả lăn xuống đường.
Mọi cố gắng vãn hồi trật tự đô thị của chính quyền dường như bất lực. Người ta cứ đổ tại ý thức người dân kém mà không chú ý đến việc giải quyết những nhu cầu của cuộc sống. Rồi cái kiểu làm việc nửa vời của các “lực lượng chức năng” khiến người dân không khỏi đặt ra câu hỏi: nếu cái xã hội này không hỗn loạn như thế thì còn đất đâu để cho mấy vị kiếm ăn? Chả thế có chuyện vui rằng, khi một anh công an phường chuyển công tác sang phường khác, người quen lấy làm ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại chuyển? Phường đó đang ổn lắm cơ mà? Sang cái phường hỗn độn kia làm gì cho chết mệt?
- Chả hiểu cái đéc gì cả. Dân ở đấy nó cứ ngoan ngoãn chấp hành mọi quy định, thì còn làm ăn được gì hả ?
Thế nên cái việc thoạt nhìn thì cứ tưởng các “lực lượng chức năng” đang thiết lập trật tự đô thị, nhưng tôi lại thấy nó chẳng đem lại mấy hiệu quả, mà chỉ làm cho nó hỗn độn thêm ra, tạo cơ hội cho những “con sâu” trong các “lực lượng chức năng” làm bậy. Hồi đi biểu tình, các “lực lượng chức năng” cứ bắc loa yêu cầu người “bộ hành” đi lên vỉa hè, mà không cần biết rằng làm gì có vỉa hè mà đi? AI cũng hiểu, nếu làm quyết liệt và dứt điểm thì vẫn thành công như viêc quy định đội mũ bảo hiểm chẳng hạn.
Nhưng chuyện này có mà bàn đến mùa quýt cũng không hết. Chỉ là hôm nay, tôi mới được chứng kiến sự phản ứng của người dân, về một sự việc mà ngay cả đến nạn nhân dường như cũng không để ý. Khi nạn nhân cố giành lấy một món đồ đã bị quẳng lên xe thùng, một tay công an bảo, đó là hành vi ăn cướp tài sản của “lực lượng chức năng”. Người chứng kiến vốn là một luật gia bèn nóng mắt lên tiếng:
- Chính các anh mới là kẻ cướp đấy, hiểu chưa? Có cần tôi nói tại sao cho các anh biết không? Nếu muốn thu giữ tài sản của bất kỳ ai, các anh phải lập biên bản đàng hoàng. Khi không có biên bản thu giữ, đó vẫn là tài sản của người ta, và các anh cứ giật lấy và bỏ lên xe, thì đó là hành động của kẻ cướp. Có xin thì xin cho đàng hoàng, nhé!
Tay công an có vẻ bí, nhưng cay cú vì bị sửa gáy nên tong tả chạy ra xe, lấy tập biên bản ra để lập về việc thu giữ hai cái bàn nhựa!
Tôi dám cá là công an chưa bao giờ lập biên bản thu giữ mấy cái đồ như thế này. Thỉnh thoảng ra đường, vẫn thấy trên cái thùng xe của cảnh sát đi dẹp chợ lỏng chỏng toàn những thứ đồ như đồng nát của dân buôn thúng bán mẹt.
Thế ra cái hành động mà theo luật pháp được gọi là ăn cướp này, nó vẫn diễn ra thường xuyên mà chả ai để ý. Hoặc người biết mà chả thèm vặn lại vì thấy nó không bõ đôi co, hay lập biên bản thu giữ mấy cái bàn cái ghế, hay cái quang gánh? Nhưng với dân nghèo thì dù là đồ đồng nát cũng phải bỏ tiền ra mà mua chứ.
Rốt cục, trong cái xã hội nhiễu nhương này, kẻ cướp lại trỏ mặt nạn nhân mà mắng xơi xơi mà nạn nhân hoặc không biết, hoặc muốn yên thân nên đành nín nhịn.
À! Khi tôi nói với tay cảnh sát về nạn lấn chiếm vỉa hè của các hàng quán đang tồn tại khắp nơi, tay cảnh sát bảo đó là do ý thức người dân kém. Tôi bảo không phải, nó tồn tại được là do các anh dung túng, bảo kê đấy chứ. Anh ta không nói gì và bỏ đi.
http://chimkiwi.blogspot.com/2013/02/ai-la-ke-cuop.html
Bàn ra tán vào (0)
Ai là kẻ cướp? _Phương Bích.
Hình ảnh từ các quán ăn, hàng cà phê, sửa xe chiếm lĩnh phần lớn vỉa hè của Hà Nội từ lâu đã quá quen thuộc với người dân. Thỉnh thoảng, xe công an có dân phòng đi kèm dạo một lượt.
Hình ảnh từ các quán ăn, hàng cà phê, sửa xe chiếm lĩnh phần lớn vỉa hè của Hà Nội từ lâu đã quá quen thuộc với người dân. Thỉnh thoảng, xe công an có dân phòng đi kèm dạo một lượt. Quán nào phát hiện được từ xa thì kịp chạy đồ vào trong nhà, quán nào bị bất ngờ thì nháo nhào cất được cái nào hay cái đấy. Có chủ tiếc của, cố giành giật lại từng cái bàn, cái ghế với “lực lượng chức năng”. Hôm nọ tôi đi bộ qua chợ Nghĩa Tân, thấy giằng co dữ dội giữa công an, dân phòng với mấy bà bán hoa quả trên vỉa hè. Rốt cục công an lên xe máy bỏ đi, xe thùng có mấy anh dân phòng đứng trên cũng lăn bánh. Khi xe đang đi chầm chậm, mấy bà bán hoa quả tóc tai tơi bời chạy theo, thò tay vào thùng xe lấy lại mấy cái sảo và quang gánh. Đám dân phòng cũng chả buồn giành lại mấy món đồ chiến lợi phẩm giẻ rách ấy. Chiến trường còn lại là những quả táo lăn lông lốc khắp mặt đất, giữa dòng xe cộ như nước chảy, đè nát bét những quả lăn xuống đường.
Mọi cố gắng vãn hồi trật tự đô thị của chính quyền dường như bất lực. Người ta cứ đổ tại ý thức người dân kém mà không chú ý đến việc giải quyết những nhu cầu của cuộc sống. Rồi cái kiểu làm việc nửa vời của các “lực lượng chức năng” khiến người dân không khỏi đặt ra câu hỏi: nếu cái xã hội này không hỗn loạn như thế thì còn đất đâu để cho mấy vị kiếm ăn? Chả thế có chuyện vui rằng, khi một anh công an phường chuyển công tác sang phường khác, người quen lấy làm ngạc nhiên hỏi:
- Sao lại chuyển? Phường đó đang ổn lắm cơ mà? Sang cái phường hỗn độn kia làm gì cho chết mệt?
- Chả hiểu cái đéc gì cả. Dân ở đấy nó cứ ngoan ngoãn chấp hành mọi quy định, thì còn làm ăn được gì hả ?
Thế nên cái việc thoạt nhìn thì cứ tưởng các “lực lượng chức năng” đang thiết lập trật tự đô thị, nhưng tôi lại thấy nó chẳng đem lại mấy hiệu quả, mà chỉ làm cho nó hỗn độn thêm ra, tạo cơ hội cho những “con sâu” trong các “lực lượng chức năng” làm bậy. Hồi đi biểu tình, các “lực lượng chức năng” cứ bắc loa yêu cầu người “bộ hành” đi lên vỉa hè, mà không cần biết rằng làm gì có vỉa hè mà đi? AI cũng hiểu, nếu làm quyết liệt và dứt điểm thì vẫn thành công như viêc quy định đội mũ bảo hiểm chẳng hạn.
Nhưng chuyện này có mà bàn đến mùa quýt cũng không hết. Chỉ là hôm nay, tôi mới được chứng kiến sự phản ứng của người dân, về một sự việc mà ngay cả đến nạn nhân dường như cũng không để ý. Khi nạn nhân cố giành lấy một món đồ đã bị quẳng lên xe thùng, một tay công an bảo, đó là hành vi ăn cướp tài sản của “lực lượng chức năng”. Người chứng kiến vốn là một luật gia bèn nóng mắt lên tiếng:
- Chính các anh mới là kẻ cướp đấy, hiểu chưa? Có cần tôi nói tại sao cho các anh biết không? Nếu muốn thu giữ tài sản của bất kỳ ai, các anh phải lập biên bản đàng hoàng. Khi không có biên bản thu giữ, đó vẫn là tài sản của người ta, và các anh cứ giật lấy và bỏ lên xe, thì đó là hành động của kẻ cướp. Có xin thì xin cho đàng hoàng, nhé!
Tay công an có vẻ bí, nhưng cay cú vì bị sửa gáy nên tong tả chạy ra xe, lấy tập biên bản ra để lập về việc thu giữ hai cái bàn nhựa!
Tôi dám cá là công an chưa bao giờ lập biên bản thu giữ mấy cái đồ như thế này. Thỉnh thoảng ra đường, vẫn thấy trên cái thùng xe của cảnh sát đi dẹp chợ lỏng chỏng toàn những thứ đồ như đồng nát của dân buôn thúng bán mẹt.
Thế ra cái hành động mà theo luật pháp được gọi là ăn cướp này, nó vẫn diễn ra thường xuyên mà chả ai để ý. Hoặc người biết mà chả thèm vặn lại vì thấy nó không bõ đôi co, hay lập biên bản thu giữ mấy cái bàn cái ghế, hay cái quang gánh? Nhưng với dân nghèo thì dù là đồ đồng nát cũng phải bỏ tiền ra mà mua chứ.
Rốt cục, trong cái xã hội nhiễu nhương này, kẻ cướp lại trỏ mặt nạn nhân mà mắng xơi xơi mà nạn nhân hoặc không biết, hoặc muốn yên thân nên đành nín nhịn.
À! Khi tôi nói với tay cảnh sát về nạn lấn chiếm vỉa hè của các hàng quán đang tồn tại khắp nơi, tay cảnh sát bảo đó là do ý thức người dân kém. Tôi bảo không phải, nó tồn tại được là do các anh dung túng, bảo kê đấy chứ. Anh ta không nói gì và bỏ đi.
http://chimkiwi.blogspot.com/2013/02/ai-la-ke-cuop.html