Mỗi Ngày Một Chuyện
Ai sẽ chịu trách nhiệm trên đất nước này?
Cuộc
tranh cãi gay gắt giữa hai phe phụ huynh vẫn không ngớt về nạn bắt cóc
trẻ em, hiện râm ran trong từng gia đình.Người ta kể về những chuyện
giành giật lại con cháu mình từ bọn bắt cóc ở ngã tư, có người may mắn,
có người thì chỉ còn khóc hận.
Cuộc tranh cãi dữ dội hơn, ngay sau khi có lời tuyên bố của trung tá
Nguyễn Quang Thắng, phó phòng tham mưu Công an TPHCM rằng không thể có
nạn bắt cóc tràn lan trên đường phố.
Theo ông Quang Thắng thì cơ quan công an điều tra chỉ tiếp nhận duy nhất một vụ như vậy mà thôi.
Thật đáng phân vân, một bên là lời đoan chắc của hệ thống công quyền, còn một bên là an nguy của chính mình.
Báo Phụ nữ Việt Nam thì khẳng định rằng nhiều trường đã ra thông báo cho
phụ huynh về tình trạng này, mà nhiều nơi đang xảy ra như ở trường Đặng
Thuỳ Trâm (quận 7, TPHCM), trường mầm non Anh Tú (quận Tân Bình),
trường Phan Như Thạch (phường 9, Lâm Đồng)…
Thật bất ngờ khi trong những lời cảnh báo về nạn bắt cóc trẻ em, có cả
thông báo chính thức của Bộ Giáo dục vào ngày 13/1. Vụ trưởng vụ Công
tác học sinh sinh viên Ngũ Duy Anh đã kêu gọi các trường học phải đề cao
cảnh giác, tăng cường đảm bảo an ninh cho các em.
Trên truyền hình, các bài học võ thuật cơ bản nhằm chống cướp con trên tay cũng xuất hiện.
Vậy thì ai đúng, ai sai? Trong một xã hội mà mỗi ngày càng có nhiều biến
động, người ta không thể răn đe việc tán phát tin đồn trong sự bất an
của dân chúng, mà phải có những phương pháp giải quyết khủng hoảng hợp
lý và tích cực của chính quyền.
Việc trống đánh xuôi, kèn thổi ngược chỉ làm mọi thứ thêm rối rắm, và cuối cùng chỉ có người dân là nạn nhân.
Xã hội Việt Nam nhận được rất nhiều các phát ngôn của các quan chức và
chính quyền địa phương. Nhưng có vẻ như ít khi nào tìm thấy được ai thật
sự là người chịu trách nhiệm trước mắt người dân, hoặc chịu trách nhiệm
của bản thân mình.
Ngược lại, đôi khi người có trách nhiệm thường thoái thác rằng “bận họp”
hoặc cúp máy đột ngột khi trả lời phỏng vấn. Dường như có ai đó phải
chịu trách nhiệm, phải hành động trên đất nước này là điều mơ hồ, xa
xôi.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng tại Hà Nội, bị một nhóm người lạ mặt tấn công dã
man bằng gậy vào ngày 23/3 ngang nhiên như trong phim xã hội đen.
Vụ tấn công diễn ra giữa ban ngày, như một nỗi nhục của nền báo chí quốc
gia mà cho đến khi kết thúc không hề có bóng dáng công an viên nào xuất
hiện. Sau khi đi cấp cứu, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng phải tự mình ra công an
của khu vực đó để trình báo.
Lúc này, có rất nhiều nhà báo, rất nhiều sinh viên truyền thông dõi theo
sự kiện này với nỗi phập phồng về tương lai và nghề nghiệp của mình,
nhưng có vẻ vụ án như “bế tắc”. Và không ai phải chịu trách nhiệm về
việc mất an ninh kỳ quặc như vậy ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Trong sự kiện nữ học sinh Lê Thị Hà Vi, 15 tuổi ở Cư Kuin, Dăk Lăk bị
bệnh viện địa phương chẩn đoán sai khiến phải cưa chân, ai cũng bất ngờ
khi bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến động viên và nói “bác hứa
sẽ giúp cho con thi đậu vào ngành y”.
Sự kiện tắc trách của ngành y tế khiến ai cũng đau lòng, khiến một nữ
sinh phải tàn tật suốt đời, nhưng để “đền” cho chuyện đó, mà một nữ sinh
có nguyện vọng học ngành công an, đột nhiên được động viên chỉ cần học
một năm là sẽ được giúp đậu ngành y, khiến ai cũng ngạc nhiên.
Nguyên gốc câu nói đó có thể trở thành vấn đề của pháp luật. Thi cử và
học vấn là vấn đề thiết yếu của quốc gia, không thể tuỳ tiện như vậy. Ở
vị trí là một người có học và có trách nhiệm, bà Tiến không thể tuỳ
tiện. Việc “hứa giúp” của bà Tiến có thể đặt vào thế bị Bộ Giáo dục Việt
Nam khởi kiện.
Nhưng tiếc thay, có vẻ như Bộ Giáo dục Việt Nam cũng không có ai thấy mình có trách nhiệm để cần phải lên tiếng.
Trách nhiệm cá nhân là một phần quan trọng của đất nước, trong giai đoạn
mà mọi thứ đang có vẻ dần vào rối ren bởi quá nhiều hư hỏng, quá nhiều
tai ương… hiện ra, cho thấy đó là những quyết định sai lầm, vội vã hay
tư lợi của những cá nhân, những nhóm người nhưng hôm nay thì thật khó
tìm ra người chịu trách nhiệm.
Chỉ còn lại nhân dân là người phải gánh vác những hậu quả, từ nợ công
cho đến sự sụp đổ một cây cầu, một con đường hay một hàng cây xanh.
Từ chuyện một đứa trẻ bị bắt cóc, cho đến chuyện của Bộ Y tế, Bộ Giáo
dục… rồi đến việc đánh đập nhà báo để bịt miệng công luận… mọi thứ cứ đi
dần vào cõi u u mê mê của đời sống, vào tiếng thở dài của những người
ngồi trên vỉa hè nhìn về tương lai đất nước với cảm giác rằng mọi thứ
đang bị bỏ trôi, không có ai thật sự chịu trách nhiệm trên đất nước này.
Trách nhiệm luôn đi cùng danh dự và sự tồn vong của tổ quốc. Chúng ta sẽ
mất cả, nếu không ai có đủ danh dự để chịu trách nhiệm trên đất nước
mình, khởi đầu từ những điều nhỏ nhất.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ai sẽ chịu trách nhiệm trên đất nước này?
Cuộc
tranh cãi gay gắt giữa hai phe phụ huynh vẫn không ngớt về nạn bắt cóc
trẻ em, hiện râm ran trong từng gia đình.Người ta kể về những chuyện
giành giật lại con cháu mình từ bọn bắt cóc ở ngã tư, có người may mắn,
có người thì chỉ còn khóc hận.
Cuộc tranh cãi dữ dội hơn, ngay sau khi có lời tuyên bố của trung tá
Nguyễn Quang Thắng, phó phòng tham mưu Công an TPHCM rằng không thể có
nạn bắt cóc tràn lan trên đường phố.
Theo ông Quang Thắng thì cơ quan công an điều tra chỉ tiếp nhận duy nhất một vụ như vậy mà thôi.
Thật đáng phân vân, một bên là lời đoan chắc của hệ thống công quyền, còn một bên là an nguy của chính mình.
Báo Phụ nữ Việt Nam thì khẳng định rằng nhiều trường đã ra thông báo cho
phụ huynh về tình trạng này, mà nhiều nơi đang xảy ra như ở trường Đặng
Thuỳ Trâm (quận 7, TPHCM), trường mầm non Anh Tú (quận Tân Bình),
trường Phan Như Thạch (phường 9, Lâm Đồng)…
Thật bất ngờ khi trong những lời cảnh báo về nạn bắt cóc trẻ em, có cả
thông báo chính thức của Bộ Giáo dục vào ngày 13/1. Vụ trưởng vụ Công
tác học sinh sinh viên Ngũ Duy Anh đã kêu gọi các trường học phải đề cao
cảnh giác, tăng cường đảm bảo an ninh cho các em.
Trên truyền hình, các bài học võ thuật cơ bản nhằm chống cướp con trên tay cũng xuất hiện.
Vậy thì ai đúng, ai sai? Trong một xã hội mà mỗi ngày càng có nhiều biến
động, người ta không thể răn đe việc tán phát tin đồn trong sự bất an
của dân chúng, mà phải có những phương pháp giải quyết khủng hoảng hợp
lý và tích cực của chính quyền.
Việc trống đánh xuôi, kèn thổi ngược chỉ làm mọi thứ thêm rối rắm, và cuối cùng chỉ có người dân là nạn nhân.
Xã hội Việt Nam nhận được rất nhiều các phát ngôn của các quan chức và
chính quyền địa phương. Nhưng có vẻ như ít khi nào tìm thấy được ai thật
sự là người chịu trách nhiệm trước mắt người dân, hoặc chịu trách nhiệm
của bản thân mình.
Ngược lại, đôi khi người có trách nhiệm thường thoái thác rằng “bận họp”
hoặc cúp máy đột ngột khi trả lời phỏng vấn. Dường như có ai đó phải
chịu trách nhiệm, phải hành động trên đất nước này là điều mơ hồ, xa
xôi.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng tại Hà Nội, bị một nhóm người lạ mặt tấn công dã
man bằng gậy vào ngày 23/3 ngang nhiên như trong phim xã hội đen.
Vụ tấn công diễn ra giữa ban ngày, như một nỗi nhục của nền báo chí quốc
gia mà cho đến khi kết thúc không hề có bóng dáng công an viên nào xuất
hiện. Sau khi đi cấp cứu, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng phải tự mình ra công an
của khu vực đó để trình báo.
Lúc này, có rất nhiều nhà báo, rất nhiều sinh viên truyền thông dõi theo
sự kiện này với nỗi phập phồng về tương lai và nghề nghiệp của mình,
nhưng có vẻ vụ án như “bế tắc”. Và không ai phải chịu trách nhiệm về
việc mất an ninh kỳ quặc như vậy ngay giữa thủ đô Hà Nội.
Trong sự kiện nữ học sinh Lê Thị Hà Vi, 15 tuổi ở Cư Kuin, Dăk Lăk bị
bệnh viện địa phương chẩn đoán sai khiến phải cưa chân, ai cũng bất ngờ
khi bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến động viên và nói “bác hứa
sẽ giúp cho con thi đậu vào ngành y”.
Sự kiện tắc trách của ngành y tế khiến ai cũng đau lòng, khiến một nữ
sinh phải tàn tật suốt đời, nhưng để “đền” cho chuyện đó, mà một nữ sinh
có nguyện vọng học ngành công an, đột nhiên được động viên chỉ cần học
một năm là sẽ được giúp đậu ngành y, khiến ai cũng ngạc nhiên.
Nguyên gốc câu nói đó có thể trở thành vấn đề của pháp luật. Thi cử và
học vấn là vấn đề thiết yếu của quốc gia, không thể tuỳ tiện như vậy. Ở
vị trí là một người có học và có trách nhiệm, bà Tiến không thể tuỳ
tiện. Việc “hứa giúp” của bà Tiến có thể đặt vào thế bị Bộ Giáo dục Việt
Nam khởi kiện.
Nhưng tiếc thay, có vẻ như Bộ Giáo dục Việt Nam cũng không có ai thấy mình có trách nhiệm để cần phải lên tiếng.
Trách nhiệm cá nhân là một phần quan trọng của đất nước, trong giai đoạn
mà mọi thứ đang có vẻ dần vào rối ren bởi quá nhiều hư hỏng, quá nhiều
tai ương… hiện ra, cho thấy đó là những quyết định sai lầm, vội vã hay
tư lợi của những cá nhân, những nhóm người nhưng hôm nay thì thật khó
tìm ra người chịu trách nhiệm.
Chỉ còn lại nhân dân là người phải gánh vác những hậu quả, từ nợ công
cho đến sự sụp đổ một cây cầu, một con đường hay một hàng cây xanh.
Từ chuyện một đứa trẻ bị bắt cóc, cho đến chuyện của Bộ Y tế, Bộ Giáo
dục… rồi đến việc đánh đập nhà báo để bịt miệng công luận… mọi thứ cứ đi
dần vào cõi u u mê mê của đời sống, vào tiếng thở dài của những người
ngồi trên vỉa hè nhìn về tương lai đất nước với cảm giác rằng mọi thứ
đang bị bỏ trôi, không có ai thật sự chịu trách nhiệm trên đất nước này.
Trách nhiệm luôn đi cùng danh dự và sự tồn vong của tổ quốc. Chúng ta sẽ
mất cả, nếu không ai có đủ danh dự để chịu trách nhiệm trên đất nước
mình, khởi đầu từ những điều nhỏ nhất.