Hình Ảnh & Sự Kiện
Alaska: 'Kho báu xa xôi' của Mỹ và hoài niệm buồn của người Nga
150 năm sau phi vụ buôn bán đầy tranh cãi giữa Mỹ và Nga, Alaska trở thành một trong những tiểu bang quan trọng nhất của Mỹ và là hoài niệm khắc khoải của nhiều người Nga.
Alaska: 'Kho báu xa xôi' của Mỹ và hoài niệm buồn của người Nga
150 năm sau phi vụ buôn bán đầy tranh cãi giữa Mỹ và Nga, Alaska trở thành một trong những tiểu bang quan trọng nhất của Mỹ và là hoài niệm khắc khoải của nhiều người Nga.
Cuối hè năm nay, Alaska chứng kiến hàng nghìn du khách đổ đến trên những con tàu du lịch sang trọng và đắt tiền. Những nhà hàng, bảo tàng, nhà hát..., đều tấp nập người ra kẻ vào.
Nét quyến rũ của dải đất xa xôi này dường như tăng lên gấp bội trong những ngày này, khi người dân ở đây đang kỷ niệm sự kiện lịch sử vào đúng 150 năm trước: Quốc kỳ Mỹ chính thức được kéo lên ở mảnh đất băng giá này.
'Kho báu' xa xôi
Với diện tích 1,7 triệu km2, Alaska rộng gấp hai lần tiểu bang Texas và là nơi chiếm gần một nửa lượng sông băng trên thế giới.
Những năm 1800, khi Mỹ đang chìm trong nội chiến và Nga thất bại trước quân Anh - Pháp trong cuộc chiến Crimea, kẻ thù chung của hai nước chính là châu Âu.Khi Sa Hoàng Aleksandre II quyết định giải phóng nông nô vào năm 1861, tổng thống Mỹ khi đó là Abraham Lincoln hết sức ủng hộ, bởi ông là người đã giải phóng chế độ nô lệ ở Mỹ.Alaska là vùng đất xa xôi, một trong hai tiểu bang hải ngoại của Hoa Kỳ, với thiên nhiên hoang dã và tài nguyên phong phú. Ảnh: Odyssey.
Trước nguy cơ miền Bắc nước Mỹ bị tấn công do liên quân Anh - Pháp kích động cộng đồng dân cư phía Nam, Nga hết sức lo lắng. Điều này khiến Sa Hoàng ra lệnh đem quân sang Mỹ để chặn đứng cuộc tấn công do Anh - Pháp hỗ trợ.
Nội chiến qua đi, thử thách cho nước Mỹ là phải thanh toán khoản chi phí cho hai hạm đội của Nga, trị giá 7,2 triệu USD. Tuy nhiên, luật pháp Mỹ không cho phép tổng thống thanh toán chiến phí cho chính phủ nước ngoài.
Theo sử sách ghi lại, để hợp thức hóa điều này, Mỹ đã đề nghị Nga nhượng lại vùng đất Alaska cho mình, với cái giá bằng đúng khoản chiến phí: 7,2 triệu USD.
Đối với Nga, Alaska khi đó là một "đứa con hoang" xa xôi. Vào thế kỷ 19, thủ phủ của vùng đất này, Novoarkhangelsk (hiện tại đã được Mỹ đổi tên thành Sitka), các nhà xưởng bắt đầu mọc lên, công việc chủ yếu là khai thác than đá.Tấm chi phiếu 7.2 triệu Mỹ Kim (tương đương 112 triệu Mỹ Kim hiện tại) mà Mỹ đã trả cho Nga để mua vùng đất Alaska
Mọi giao dịch thương mại ở Alaska khi đó do công ty RAC kiểm soát. Nó được Sa Hoàng cho phép độc lập ký hiệp định thương mại với các nước khác và quản lý tất cả mỏ khoáng sản thuộc lãnh thổ Alaska. Sau khoảng thời gian làm việc hiệu quả, RAC thay đổi ban lãnh đạo và bắt đầu tụt dốc. Kết cục, nó phải nhận trợ cấp từ Sa Hoàng và phá sản.
Theo CNN, với vị trí biệt lập, Alaska khiến Nga, vốn đang mệt mỏi do cuộc chiến Crimea, gặp không ít khó khăn trong việc phòng thủ, đặc biệt trong bối cảnh các nước châu Âu ngày càng mạnh và nung nấu ý định mở rộng lãnh thổ. Nga từng có ý định bán Alaska cho Mỹ vào đầu thế kỷ 19.
Dư luận Mỹ cũng bị chia rẽ vì thương vụ này. Nhiều người cho rằng khoản tiền hàng triệu USD cho một vùng đất xa xôi và quanh năm lạnh giá là quá hoang phí. Cuối cùng, ngày 30/3/1867, tại Washington, Nga và Mỹ đã ký thỏa thuận mua bán Alaska với giá 7,2 triệu USD, một khoản tiền được cho là chỉ mang tính tượng trưng.
Vùng đất vàng
Hơn một thế kỷ sau thương vụ mua bán đầy lạ lùng và tranh cãi, "hộp băng" Alaska trở thành mảnh đất màu mỡ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Mỹ.
Với khoảng 10.000 km đường bờ biển, Alaska sở hữu vùng biển rộng lớn và tạo ra nguồn lợi khổng lồ từ việc đánh bắt và khai thác thủy hải sản. Số liệu thống kê cho thấy tiểu bang này cung cấp phần lớn lượng cá hồi cho toàn nước Mỹ.
Dân số ở mức 741.000 người (năm 2016) , Alaska hoàn toàn là vùng đất rộng lớn, hoang sơ và tràn đầy những "món quà" quý giá từ thiên nhiên. Nơi đây có Red Dog, mỏ kẽm lớn nhất thế giới, mỏ đồng, những giếng dầu ẩn sâu dưới lớp băng quanh năm lạnh giá.
Tháng 3 vừa qua, các công ty khai thác cho biết họ đã tìm thấy một mỏ dầu với trữ lượng lên tới 1,2 tỷ thùng. Trước đó nửa năm, hai hãng Caelus Energy và Apollo Global Managment tuyên bố tìm thấy mỏ dầu khổng lồ ở vùng biển thuộc vịnh Smith tại Alaska. Đây là mỏ dầu lớn nhất được tìm thấy trên lục địa Mỹ trong 30 năm qua.
Ngoài ra, nhờ khung cảnh hoang dã và thiên nhiên rộng lớn, Alaska trở thành nơi lý tưởng để các nhà leo núi hoặc những người ưa cảm giác mạnh tìm đến.
Nỗi nhớ của người Nga
Những năm gần đây, người Nga cho rằng cha ông họ đã sai lầm khi bán Alaska cho Mỹ với cái giá quá rẻ mạt.
Năm 2014, trong khi quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng do vấn đề Crimea, một bản kiến nghị xuất hiện trên trang web của Nhà Trắng với tiêu đề "Alaska, hãy quay về với Nga". Những người ký tên bày tỏ mong muốn chính quyền Alaska tố chức bỏ phiếu về vấn đề ly khai, bởi chính những nhà thám hiểm Nga đã khám phá ra vùng đất này.
Thậm chí, Phó thủ tướng Nga khi đó là ông Dmitry Rogozin đã khẳng định việc "đòi lại" Alaska là ý tưởng hoàn toàn nghiêm túc của nhiều người Nga.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghĩ vậy. Tháng 4/2014, trả lời câu hỏi của một công dân Nga về việc sáp nhập Alaska, ông chủ điện Kremlin nói: "70% lãnh thổ của đất nước chúng ta nằm ở Bắc bán cầu, thậm chí gần cực. Ở Alaska quá lạnh, chúng ta không nên tiến về phía đó nữa".Nhà thờ chính thống giáo Nga, một trong những di tích ít ỏi của văn hóa Nga còn sót lại ơ Alaska
Người Nga, dù tiếc nuối và hy vọng chuộc lại "đứa con hoang" từng bị bỏ rơi 150 năm trước, rất khó đạt được mong muốn của mình. Khác với Crimea hay Ukraine, Alaska không mang dấu ấn đậm đặc của nền văn hóa Nga. Đó có thể là những bảo tàng, những ngôi nhà cổ, những bức tượng lác đác giữa băng tuyết trắng xóa..., còn lại, người Mỹ cùng nền văn hóa của họ đã bủa vây khắp nơi.
Trên đảo St. Lawrence thuộc Alaska, một trong những nơi nghèo nhất nước Mỹ, người ta có thể nhìn thấy lãnh thổ của Nga vào những ngày trời quang mây tạnh. Ở đây, giống mọi thị trấn khác ở tiểu bang thứ 49 của Mỹ, tất cả những gì người dân quan tâm là cách chống chọi, thích nghi với thiên nhiên khắc nghiệt của vùng gần cực và khai thác thủy hải sản để làm giàu.
Năm 2017, trong bối cảnh tên lửa Triều Tiên có khả năng ập đến bất cứ lúc nào, họ vẫn không hề lo sợ. Họ tin tưởng Ngũ Giác Đài sẽ bảo vệ mình, như cách mà Mỹ đã và đang sở hữu vùng đất này trong hơn một thế kỷ qua.ZingNews
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Alaska: 'Kho báu xa xôi' của Mỹ và hoài niệm buồn của người Nga
150 năm sau phi vụ buôn bán đầy tranh cãi giữa Mỹ và Nga, Alaska trở thành một trong những tiểu bang quan trọng nhất của Mỹ và là hoài niệm khắc khoải của nhiều người Nga.
Alaska: 'Kho báu xa xôi' của Mỹ và hoài niệm buồn của người Nga
150 năm sau phi vụ buôn bán đầy tranh cãi giữa Mỹ và Nga, Alaska trở thành một trong những tiểu bang quan trọng nhất của Mỹ và là hoài niệm khắc khoải của nhiều người Nga.
Cuối hè năm nay, Alaska chứng kiến hàng nghìn du khách đổ đến trên những con tàu du lịch sang trọng và đắt tiền. Những nhà hàng, bảo tàng, nhà hát..., đều tấp nập người ra kẻ vào.
Nét quyến rũ của dải đất xa xôi này dường như tăng lên gấp bội trong những ngày này, khi người dân ở đây đang kỷ niệm sự kiện lịch sử vào đúng 150 năm trước: Quốc kỳ Mỹ chính thức được kéo lên ở mảnh đất băng giá này.
'Kho báu' xa xôi
Với diện tích 1,7 triệu km2, Alaska rộng gấp hai lần tiểu bang Texas và là nơi chiếm gần một nửa lượng sông băng trên thế giới.
Những năm 1800, khi Mỹ đang chìm trong nội chiến và Nga thất bại trước quân Anh - Pháp trong cuộc chiến Crimea, kẻ thù chung của hai nước chính là châu Âu.Khi Sa Hoàng Aleksandre II quyết định giải phóng nông nô vào năm 1861, tổng thống Mỹ khi đó là Abraham Lincoln hết sức ủng hộ, bởi ông là người đã giải phóng chế độ nô lệ ở Mỹ.Alaska là vùng đất xa xôi, một trong hai tiểu bang hải ngoại của Hoa Kỳ, với thiên nhiên hoang dã và tài nguyên phong phú. Ảnh: Odyssey.
Trước nguy cơ miền Bắc nước Mỹ bị tấn công do liên quân Anh - Pháp kích động cộng đồng dân cư phía Nam, Nga hết sức lo lắng. Điều này khiến Sa Hoàng ra lệnh đem quân sang Mỹ để chặn đứng cuộc tấn công do Anh - Pháp hỗ trợ.
Nội chiến qua đi, thử thách cho nước Mỹ là phải thanh toán khoản chi phí cho hai hạm đội của Nga, trị giá 7,2 triệu USD. Tuy nhiên, luật pháp Mỹ không cho phép tổng thống thanh toán chiến phí cho chính phủ nước ngoài.
Theo sử sách ghi lại, để hợp thức hóa điều này, Mỹ đã đề nghị Nga nhượng lại vùng đất Alaska cho mình, với cái giá bằng đúng khoản chiến phí: 7,2 triệu USD.
Đối với Nga, Alaska khi đó là một "đứa con hoang" xa xôi. Vào thế kỷ 19, thủ phủ của vùng đất này, Novoarkhangelsk (hiện tại đã được Mỹ đổi tên thành Sitka), các nhà xưởng bắt đầu mọc lên, công việc chủ yếu là khai thác than đá.Tấm chi phiếu 7.2 triệu Mỹ Kim (tương đương 112 triệu Mỹ Kim hiện tại) mà Mỹ đã trả cho Nga để mua vùng đất Alaska
Mọi giao dịch thương mại ở Alaska khi đó do công ty RAC kiểm soát. Nó được Sa Hoàng cho phép độc lập ký hiệp định thương mại với các nước khác và quản lý tất cả mỏ khoáng sản thuộc lãnh thổ Alaska. Sau khoảng thời gian làm việc hiệu quả, RAC thay đổi ban lãnh đạo và bắt đầu tụt dốc. Kết cục, nó phải nhận trợ cấp từ Sa Hoàng và phá sản.
Theo CNN, với vị trí biệt lập, Alaska khiến Nga, vốn đang mệt mỏi do cuộc chiến Crimea, gặp không ít khó khăn trong việc phòng thủ, đặc biệt trong bối cảnh các nước châu Âu ngày càng mạnh và nung nấu ý định mở rộng lãnh thổ. Nga từng có ý định bán Alaska cho Mỹ vào đầu thế kỷ 19.
Dư luận Mỹ cũng bị chia rẽ vì thương vụ này. Nhiều người cho rằng khoản tiền hàng triệu USD cho một vùng đất xa xôi và quanh năm lạnh giá là quá hoang phí. Cuối cùng, ngày 30/3/1867, tại Washington, Nga và Mỹ đã ký thỏa thuận mua bán Alaska với giá 7,2 triệu USD, một khoản tiền được cho là chỉ mang tính tượng trưng.
Vùng đất vàng
Hơn một thế kỷ sau thương vụ mua bán đầy lạ lùng và tranh cãi, "hộp băng" Alaska trở thành mảnh đất màu mỡ đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Mỹ.
Với khoảng 10.000 km đường bờ biển, Alaska sở hữu vùng biển rộng lớn và tạo ra nguồn lợi khổng lồ từ việc đánh bắt và khai thác thủy hải sản. Số liệu thống kê cho thấy tiểu bang này cung cấp phần lớn lượng cá hồi cho toàn nước Mỹ.
Dân số ở mức 741.000 người (năm 2016) , Alaska hoàn toàn là vùng đất rộng lớn, hoang sơ và tràn đầy những "món quà" quý giá từ thiên nhiên. Nơi đây có Red Dog, mỏ kẽm lớn nhất thế giới, mỏ đồng, những giếng dầu ẩn sâu dưới lớp băng quanh năm lạnh giá.
Tháng 3 vừa qua, các công ty khai thác cho biết họ đã tìm thấy một mỏ dầu với trữ lượng lên tới 1,2 tỷ thùng. Trước đó nửa năm, hai hãng Caelus Energy và Apollo Global Managment tuyên bố tìm thấy mỏ dầu khổng lồ ở vùng biển thuộc vịnh Smith tại Alaska. Đây là mỏ dầu lớn nhất được tìm thấy trên lục địa Mỹ trong 30 năm qua.
Ngoài ra, nhờ khung cảnh hoang dã và thiên nhiên rộng lớn, Alaska trở thành nơi lý tưởng để các nhà leo núi hoặc những người ưa cảm giác mạnh tìm đến.
Nỗi nhớ của người Nga
Những năm gần đây, người Nga cho rằng cha ông họ đã sai lầm khi bán Alaska cho Mỹ với cái giá quá rẻ mạt.
Năm 2014, trong khi quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng do vấn đề Crimea, một bản kiến nghị xuất hiện trên trang web của Nhà Trắng với tiêu đề "Alaska, hãy quay về với Nga". Những người ký tên bày tỏ mong muốn chính quyền Alaska tố chức bỏ phiếu về vấn đề ly khai, bởi chính những nhà thám hiểm Nga đã khám phá ra vùng đất này.
Thậm chí, Phó thủ tướng Nga khi đó là ông Dmitry Rogozin đã khẳng định việc "đòi lại" Alaska là ý tưởng hoàn toàn nghiêm túc của nhiều người Nga.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghĩ vậy. Tháng 4/2014, trả lời câu hỏi của một công dân Nga về việc sáp nhập Alaska, ông chủ điện Kremlin nói: "70% lãnh thổ của đất nước chúng ta nằm ở Bắc bán cầu, thậm chí gần cực. Ở Alaska quá lạnh, chúng ta không nên tiến về phía đó nữa".Nhà thờ chính thống giáo Nga, một trong những di tích ít ỏi của văn hóa Nga còn sót lại ơ Alaska
Người Nga, dù tiếc nuối và hy vọng chuộc lại "đứa con hoang" từng bị bỏ rơi 150 năm trước, rất khó đạt được mong muốn của mình. Khác với Crimea hay Ukraine, Alaska không mang dấu ấn đậm đặc của nền văn hóa Nga. Đó có thể là những bảo tàng, những ngôi nhà cổ, những bức tượng lác đác giữa băng tuyết trắng xóa..., còn lại, người Mỹ cùng nền văn hóa của họ đã bủa vây khắp nơi.
Trên đảo St. Lawrence thuộc Alaska, một trong những nơi nghèo nhất nước Mỹ, người ta có thể nhìn thấy lãnh thổ của Nga vào những ngày trời quang mây tạnh. Ở đây, giống mọi thị trấn khác ở tiểu bang thứ 49 của Mỹ, tất cả những gì người dân quan tâm là cách chống chọi, thích nghi với thiên nhiên khắc nghiệt của vùng gần cực và khai thác thủy hải sản để làm giàu.
Năm 2017, trong bối cảnh tên lửa Triều Tiên có khả năng ập đến bất cứ lúc nào, họ vẫn không hề lo sợ. Họ tin tưởng Ngũ Giác Đài sẽ bảo vệ mình, như cách mà Mỹ đã và đang sở hữu vùng đất này trong hơn một thế kỷ qua.ZingNews