Kinh Đời

Ăn Tết lại ở làng ăn mày

Hằng năm từ ngày 1-3 tháng hai âm lịch, người dân xã Quảng Thái (huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) tổ chức ăn Tết lại. Đây là nét đẹp văn hoá gắn liền với những sự kiện lịch sử

Hằng năm từ ngày 1-3 tháng hai âm lịch, người dân xã Quảng Thái (huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) tổ chức ăn Tết lại. Đây là nét đẹp văn hoá gắn liền với những sự kiện lịch sử nhưng tiếc thay, tục ăn Tết lại này bị đồn thổi, thêu dệt thành chuyện “làng ăn mày” đầy tai tiếng.

“Làng ăn mày” và những lời thêu dệt

Theo đó, làng Đồn Điền (xã Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hoá) từ xa xưa đã có tục đi ăn xin. Sở dĩ cả làng, cả xã phải chấp nhận nghề cái bang bởi từ thuở lập làng, khi thầy địa lý tìm đất xây đền thờ Thành hoàng, từ trên cao, ông xác định được ha cồn đất thoai thoải gần nhau, một như hình cái bút, một như nghiên mực. Với mong muốn con em đất này được đỗ đạt hiển vinh trên đường khoa cử, ông đã quyết cho dân làng lập đền thờ thành hoàng ở đó. Vậy nhưng khi dân làng phát quang cây cối mới lộ ra hai cồn đất đó không phải là cây bút và nghiên mực mà là cái bị và cái gậy - vật bất ly thân của nghề… cái bang. 

Chuyện khác, cũng từ thời xa xưa, dân Đồn Điền bốc mộ Thành hoàng làng đã bốc nhầm mộ của một người ăn mày xấu số. Cả làng không biết phải làm sao. Các vị bô lão mới mời thầy phù thuỷ nổi tiếng đến chỉ lối. Thầy phán: “Để linh hồn người ăn mày được bình yên, từ nay trở đi, cứ sáng mùng một Tết Nguyên đán hàng năm, từ hào lý, điền chủ đến dân đen trong làng phải đóng cửa đi ăn mày”. Người ta còn đồn rằng đền Đồn Điền của làng trước kia chính là mộ người ăn mày chết bên đường. Người dân đi qua mỗi người đắp một hòn đất lấy may mà thành ngôi mộ lớn, sau đó lập đền thờ và người ăn mày và đó chính là Thành hoàng của làng Đồn Điền. Theo đó, đền thờ này không chỉ thờ ông tổ nghề cái bang mà còn thờ cả chiếc bị và cây gậy.

Như bao làng biển khác trên dải đất hình chữ S, người làng Đồn Điền nói riêng, xã Quảng Thái nói chung quanh năm bám biển mưu sinh. Nhưng bao nhiêu năm nay, những huyền thoại và đồn thổi vu vơ cứ như những cơn sóng ngầm len lỏi khiến người dân phiền muộn mà không biết giãi bày cùng ai. Không muộn phiền sao được khi trẻ con làng Đồn Điền lớn lên đi học bị coi là dân ăn mày. Người xã Quảng Thái đi lập nghiệp tứ xứ cũng bị quy là người xã ăn mày… Một số nhà khoa học còn cho huyền thoại đó là có thật. Thậm chí một tiến sĩ văn hoá dân gian từng làm nghiên cứu sinh ở Mỹ về Saman giáo đứng trên giảng đường cao học say sưa thuyết giảng rằng ở Thanh Hoá có làng ăn mày. Rằng nơi đó đến nay vẫn tồn tại đền thờ người ăn mày nên cả làng đều trở thành cái bang...

Sự thật về "đền thờ thần ăn mày" và tục ăn Tết lại  

Trong 3 ngày ăn Tết lại, người Quảng Thái tổ chức linh đình không kém Tết âm lịch. Cũng cây nêu, cũng gói bánh chưng, giã giò làm cỗ cúng gia  tiên, cúng thành hoàng… Tục ăn Tết lại này gắn liền với sự thật lịch sử về quá trình lập làng, bắt đầu từ năm 1470, khi Quốc vương Chiêm Thành  là Trà Toàn đem quân thuỷ bộ, voi ngựa đánh úp vùng Hoá Châu. Vua Lê Thánh Tông thống lĩnh 26 vạn quân đi đánh dẹp. Theo các nghiên cứu lịch sử, cuối năm 1472, vua Lê Thánh Tông sau khi dẹp yên bờ cõi phía nam đã đẩy mạnh chính sách ngụ binh ư nông. Theo đó, năm 1473, vua Lê Thánh Tông lệnh cho Chánh sứ Tô Chính Đạo và Phó sứ Uông Ngọc Châu khi đó đang thống lĩnh một đội quân trở về bằng đường biển sau chiến thắng quân Chiêm Thành không cần về Thăng Long mà về tổng Thủ Chính, phủ Thanh Hoa lập đồn điền sở - một hình thức cơ bản của chính sách ngụ binh ư nông. Đồn điền sở này vừa có chức năng khai khẩn mở mang sản xuất lương thực thực phẩm nộp cho nhà nước như bao làng quê khác vừa có trách nhiệm rèn luyện quân sĩ chống bọn đạo tặc, cuồng khấu và chống sự xâm lược từ phía Nam, bảo vệ biên cương phên dậu của đất nước.

Như vậy, làng Đồn Điền, xã Quảng Thái được thành lập trên cơ sở “binh đồn điền” – một trong hai kiểu đồn điền thời Lê sơ. Trước khi Chánh sứ Tô Chính Đạo đưa quân về lập đồn điền sở, đất đai ở đây chỉ là bãi biển hoang hoá. Chỉ sau một thời gian ngắn, ruộng đất ở sở đồn điền mà đội quân khai hoang đã được xác lập trên sổ quan điền bạ là 132 mẫu 5 sào 5 tấc do Khâm sai Nội giám Tổng tham tri giám sát Vũ Trung Kiên đại thần vâng mệnh đo.

Để tưởng nhớ công ơn khai hoang lập làng, sau khi qua đời, hai vị chánh, phó sứ là Tô Chính Đạo và Uông Ngọc Châu được nhân dân sùng kính lập đền thờ, tôn là Thành hoàng làng và được triều đình phong kiến nhiều lần sắc phong thượng đẳng phúc thần. Đền thờ hàng trăm năm nay vẫn được nhân dân hương khói, tu tạo ngày càng to đẹp. Quảng Thái chỉ có duy nhất ngôi đền này ở làng Đồn Điền thờ hai vị Thành hoàng làng là hai vị mệnh quan triều đình có công khai khẩn lập làng chứ chưa bao giờ thờ người ăn mày như đồn thổi.

Sở dĩ nhân dân Quảng Thái có tục ăn Tết lại vào ngày 1-3 tháng 2 âm lịch xuất phát từ sự thực lịch sử: Khi Chánh sứ Tô Chính Đạo đưa quân từ  biển vào chọn được nơi đóng quân, ổn định chuẩn bị khai hoang lập đồn điền cũng là lúc vừa qua Tết cổ truyền. Ông xin nhà vua tổ chức ăn Tết lại, vừa khao thưởng quân sĩ, vừa mừng chiến thắng. Hơn nữa, Quảng Thái là xã ven biển, những ngày Tết âm lịch thường biển lặng, ngư dân ra khơi đánh bắt. Có nhiều người do đi khơi xa không về sum vầy ăn Tết cùng gia đình nên sang tháng 2 mới tổ chức ăn Tết lại để đoàn viên.

Xin trả lại tên cho làng  

Ngày nay, bất kỳ ai đã từng bị mê hoặc bởi những huyền thoại thêu dệt đến Quảng Thái cũng đều ngạc nhiên bởi ở đây từ xưa tới nay chẳng có đền thờ người ăn mày nào cả. Và cuộc sống người dân nơi đây khá giả hơn nhiều vùng quê ven biển khác với nhà cao tầng mọc san sát, nhiều biệt thự, nhà vườn khang trang, sạch đẹp. Cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hoá của xã hơn hẳn các xã lân cận, lỗi sống văn minh, khang trang như một khu phố kiểu mẫu ở đô thị. Tất cả các trường học đều đạt chuẩn quốc gia, trạm y tế hiện đại, có xe chuyên chở bệnh nhân riêng, công sở, hội trường khang trang, hiện đại…

Có người vẫn còn bị mê hoặc bởi những đồn thổi thì tự trào: “Dân nơi đây đóng cửa đi ăn xin về xây nhà lầu”. Thực tế, đã có một thời gian khốn khó, dân làng không thể trụ nổi ở quê nên mới tha phương cầu thực. Theo ông Trần Công Trường – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, trước những năm 1990, cuộc sống người dân trong xã gắn chặt với cây lúa, cây cói xuất khẩu và nghề chài lưới. Tuy nhiên, cùng lúc nhiều tai ương ập xuống đất này, thị trường Đông Âu tan rã nên nghề trồng cói xuất khẩu phá sản. Đặc biệt trận bão kinh hoàng năm 1989 đã cuốn phăng, phá tan công sức xây dựng bao nhiêu năm của người dân. Nghề đi biển ngày càng khó khăn, đồng ruộng bị nhiễm mặn không thể canh tác… “Đứng trước tình cảnh đó, đầu tiên vài người đi nơi khác làm ăn, sau thì nhiều hơn và trở thành một hướng làm ăn kinh tế của người dân trong xã cho đến ngày hôm nay. Trước kia còn có người đi ăn xin nhưng bây giờ tôi cam đoan không còn có chuyện đó” – ông Trường khẳng định.

Dù vậy, những đồn thổi cũng không thôi đeo bám họ. Theo anh Lê Ngọc Thanh, người làng Đồn Điền, “nhiều khi đi làm ăn, biết mình quê làng Đồn Điền, Quảng Thái người ta cứ hỏi về đền thờ ông ăn mày và nói về tục ăn xin của làng như đúng rồi. Những lúc như thế cũng bực, buồn lắm nhưng chẳng biết làm thế nào, đành chấp nhận miệng lưỡi thế gian vậy”. Đáng nói là hiện có nhiều người thuộc các địa phương khác trong huyện, kể cả các tỉnh khác khi hành nghề cái bang đều giới thiệu là người Quảng Thái. “Đó là một sự xúc phạm đối với chúng tôi” – ông Trương Công Trường bức xúc: “Bởi cả trẻ em, cả xã có 1.340 cháu ở độ tuổi tiểu học và THCS đều đến trường đầy đủ, chẳng cháu nào bỏ học thì lấy đâu ra việc lang thang đánh giày, bán báo, xin ăn?” 

Với người dân Đồn Điền, Quảng Thái, để bước qua những đồn thổi oan nghiệt ấy, không còn cách nào khác là khẳng định chính mình và họ đang rất nỗ lực thực hiện điều đó. Dù vậy, đã đến lúc chấm dứt những đồn thổi, thêu dệt vô căn cứ và oan uổng cho người dân Quảng Thái, đã đến lúc những cơn gió dư luận vô căn cứ thôi đồn thổi. Đã đến lúc trả lại tên cho làng để nhìn nhận, đánh giá những giá trị văn hoá truyền thống trong tục ăn Tết lại đúng với ý nghĩa lịch sử, nhân văn của nó…

Xuân Hùng

(Lao Động)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Ăn Tết lại ở làng ăn mày

Hằng năm từ ngày 1-3 tháng hai âm lịch, người dân xã Quảng Thái (huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) tổ chức ăn Tết lại. Đây là nét đẹp văn hoá gắn liền với những sự kiện lịch sử

Hằng năm từ ngày 1-3 tháng hai âm lịch, người dân xã Quảng Thái (huyện Quảng Xương, Thanh Hoá) tổ chức ăn Tết lại. Đây là nét đẹp văn hoá gắn liền với những sự kiện lịch sử nhưng tiếc thay, tục ăn Tết lại này bị đồn thổi, thêu dệt thành chuyện “làng ăn mày” đầy tai tiếng.

“Làng ăn mày” và những lời thêu dệt

Theo đó, làng Đồn Điền (xã Quảng Thái, Quảng Xương, Thanh Hoá) từ xa xưa đã có tục đi ăn xin. Sở dĩ cả làng, cả xã phải chấp nhận nghề cái bang bởi từ thuở lập làng, khi thầy địa lý tìm đất xây đền thờ Thành hoàng, từ trên cao, ông xác định được ha cồn đất thoai thoải gần nhau, một như hình cái bút, một như nghiên mực. Với mong muốn con em đất này được đỗ đạt hiển vinh trên đường khoa cử, ông đã quyết cho dân làng lập đền thờ thành hoàng ở đó. Vậy nhưng khi dân làng phát quang cây cối mới lộ ra hai cồn đất đó không phải là cây bút và nghiên mực mà là cái bị và cái gậy - vật bất ly thân của nghề… cái bang. 

Chuyện khác, cũng từ thời xa xưa, dân Đồn Điền bốc mộ Thành hoàng làng đã bốc nhầm mộ của một người ăn mày xấu số. Cả làng không biết phải làm sao. Các vị bô lão mới mời thầy phù thuỷ nổi tiếng đến chỉ lối. Thầy phán: “Để linh hồn người ăn mày được bình yên, từ nay trở đi, cứ sáng mùng một Tết Nguyên đán hàng năm, từ hào lý, điền chủ đến dân đen trong làng phải đóng cửa đi ăn mày”. Người ta còn đồn rằng đền Đồn Điền của làng trước kia chính là mộ người ăn mày chết bên đường. Người dân đi qua mỗi người đắp một hòn đất lấy may mà thành ngôi mộ lớn, sau đó lập đền thờ và người ăn mày và đó chính là Thành hoàng của làng Đồn Điền. Theo đó, đền thờ này không chỉ thờ ông tổ nghề cái bang mà còn thờ cả chiếc bị và cây gậy.

Như bao làng biển khác trên dải đất hình chữ S, người làng Đồn Điền nói riêng, xã Quảng Thái nói chung quanh năm bám biển mưu sinh. Nhưng bao nhiêu năm nay, những huyền thoại và đồn thổi vu vơ cứ như những cơn sóng ngầm len lỏi khiến người dân phiền muộn mà không biết giãi bày cùng ai. Không muộn phiền sao được khi trẻ con làng Đồn Điền lớn lên đi học bị coi là dân ăn mày. Người xã Quảng Thái đi lập nghiệp tứ xứ cũng bị quy là người xã ăn mày… Một số nhà khoa học còn cho huyền thoại đó là có thật. Thậm chí một tiến sĩ văn hoá dân gian từng làm nghiên cứu sinh ở Mỹ về Saman giáo đứng trên giảng đường cao học say sưa thuyết giảng rằng ở Thanh Hoá có làng ăn mày. Rằng nơi đó đến nay vẫn tồn tại đền thờ người ăn mày nên cả làng đều trở thành cái bang...

Sự thật về "đền thờ thần ăn mày" và tục ăn Tết lại  

Trong 3 ngày ăn Tết lại, người Quảng Thái tổ chức linh đình không kém Tết âm lịch. Cũng cây nêu, cũng gói bánh chưng, giã giò làm cỗ cúng gia  tiên, cúng thành hoàng… Tục ăn Tết lại này gắn liền với sự thật lịch sử về quá trình lập làng, bắt đầu từ năm 1470, khi Quốc vương Chiêm Thành  là Trà Toàn đem quân thuỷ bộ, voi ngựa đánh úp vùng Hoá Châu. Vua Lê Thánh Tông thống lĩnh 26 vạn quân đi đánh dẹp. Theo các nghiên cứu lịch sử, cuối năm 1472, vua Lê Thánh Tông sau khi dẹp yên bờ cõi phía nam đã đẩy mạnh chính sách ngụ binh ư nông. Theo đó, năm 1473, vua Lê Thánh Tông lệnh cho Chánh sứ Tô Chính Đạo và Phó sứ Uông Ngọc Châu khi đó đang thống lĩnh một đội quân trở về bằng đường biển sau chiến thắng quân Chiêm Thành không cần về Thăng Long mà về tổng Thủ Chính, phủ Thanh Hoa lập đồn điền sở - một hình thức cơ bản của chính sách ngụ binh ư nông. Đồn điền sở này vừa có chức năng khai khẩn mở mang sản xuất lương thực thực phẩm nộp cho nhà nước như bao làng quê khác vừa có trách nhiệm rèn luyện quân sĩ chống bọn đạo tặc, cuồng khấu và chống sự xâm lược từ phía Nam, bảo vệ biên cương phên dậu của đất nước.

Như vậy, làng Đồn Điền, xã Quảng Thái được thành lập trên cơ sở “binh đồn điền” – một trong hai kiểu đồn điền thời Lê sơ. Trước khi Chánh sứ Tô Chính Đạo đưa quân về lập đồn điền sở, đất đai ở đây chỉ là bãi biển hoang hoá. Chỉ sau một thời gian ngắn, ruộng đất ở sở đồn điền mà đội quân khai hoang đã được xác lập trên sổ quan điền bạ là 132 mẫu 5 sào 5 tấc do Khâm sai Nội giám Tổng tham tri giám sát Vũ Trung Kiên đại thần vâng mệnh đo.

Để tưởng nhớ công ơn khai hoang lập làng, sau khi qua đời, hai vị chánh, phó sứ là Tô Chính Đạo và Uông Ngọc Châu được nhân dân sùng kính lập đền thờ, tôn là Thành hoàng làng và được triều đình phong kiến nhiều lần sắc phong thượng đẳng phúc thần. Đền thờ hàng trăm năm nay vẫn được nhân dân hương khói, tu tạo ngày càng to đẹp. Quảng Thái chỉ có duy nhất ngôi đền này ở làng Đồn Điền thờ hai vị Thành hoàng làng là hai vị mệnh quan triều đình có công khai khẩn lập làng chứ chưa bao giờ thờ người ăn mày như đồn thổi.

Sở dĩ nhân dân Quảng Thái có tục ăn Tết lại vào ngày 1-3 tháng 2 âm lịch xuất phát từ sự thực lịch sử: Khi Chánh sứ Tô Chính Đạo đưa quân từ  biển vào chọn được nơi đóng quân, ổn định chuẩn bị khai hoang lập đồn điền cũng là lúc vừa qua Tết cổ truyền. Ông xin nhà vua tổ chức ăn Tết lại, vừa khao thưởng quân sĩ, vừa mừng chiến thắng. Hơn nữa, Quảng Thái là xã ven biển, những ngày Tết âm lịch thường biển lặng, ngư dân ra khơi đánh bắt. Có nhiều người do đi khơi xa không về sum vầy ăn Tết cùng gia đình nên sang tháng 2 mới tổ chức ăn Tết lại để đoàn viên.

Xin trả lại tên cho làng  

Ngày nay, bất kỳ ai đã từng bị mê hoặc bởi những huyền thoại thêu dệt đến Quảng Thái cũng đều ngạc nhiên bởi ở đây từ xưa tới nay chẳng có đền thờ người ăn mày nào cả. Và cuộc sống người dân nơi đây khá giả hơn nhiều vùng quê ven biển khác với nhà cao tầng mọc san sát, nhiều biệt thự, nhà vườn khang trang, sạch đẹp. Cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hoá của xã hơn hẳn các xã lân cận, lỗi sống văn minh, khang trang như một khu phố kiểu mẫu ở đô thị. Tất cả các trường học đều đạt chuẩn quốc gia, trạm y tế hiện đại, có xe chuyên chở bệnh nhân riêng, công sở, hội trường khang trang, hiện đại…

Có người vẫn còn bị mê hoặc bởi những đồn thổi thì tự trào: “Dân nơi đây đóng cửa đi ăn xin về xây nhà lầu”. Thực tế, đã có một thời gian khốn khó, dân làng không thể trụ nổi ở quê nên mới tha phương cầu thực. Theo ông Trần Công Trường – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, trước những năm 1990, cuộc sống người dân trong xã gắn chặt với cây lúa, cây cói xuất khẩu và nghề chài lưới. Tuy nhiên, cùng lúc nhiều tai ương ập xuống đất này, thị trường Đông Âu tan rã nên nghề trồng cói xuất khẩu phá sản. Đặc biệt trận bão kinh hoàng năm 1989 đã cuốn phăng, phá tan công sức xây dựng bao nhiêu năm của người dân. Nghề đi biển ngày càng khó khăn, đồng ruộng bị nhiễm mặn không thể canh tác… “Đứng trước tình cảnh đó, đầu tiên vài người đi nơi khác làm ăn, sau thì nhiều hơn và trở thành một hướng làm ăn kinh tế của người dân trong xã cho đến ngày hôm nay. Trước kia còn có người đi ăn xin nhưng bây giờ tôi cam đoan không còn có chuyện đó” – ông Trường khẳng định.

Dù vậy, những đồn thổi cũng không thôi đeo bám họ. Theo anh Lê Ngọc Thanh, người làng Đồn Điền, “nhiều khi đi làm ăn, biết mình quê làng Đồn Điền, Quảng Thái người ta cứ hỏi về đền thờ ông ăn mày và nói về tục ăn xin của làng như đúng rồi. Những lúc như thế cũng bực, buồn lắm nhưng chẳng biết làm thế nào, đành chấp nhận miệng lưỡi thế gian vậy”. Đáng nói là hiện có nhiều người thuộc các địa phương khác trong huyện, kể cả các tỉnh khác khi hành nghề cái bang đều giới thiệu là người Quảng Thái. “Đó là một sự xúc phạm đối với chúng tôi” – ông Trương Công Trường bức xúc: “Bởi cả trẻ em, cả xã có 1.340 cháu ở độ tuổi tiểu học và THCS đều đến trường đầy đủ, chẳng cháu nào bỏ học thì lấy đâu ra việc lang thang đánh giày, bán báo, xin ăn?” 

Với người dân Đồn Điền, Quảng Thái, để bước qua những đồn thổi oan nghiệt ấy, không còn cách nào khác là khẳng định chính mình và họ đang rất nỗ lực thực hiện điều đó. Dù vậy, đã đến lúc chấm dứt những đồn thổi, thêu dệt vô căn cứ và oan uổng cho người dân Quảng Thái, đã đến lúc những cơn gió dư luận vô căn cứ thôi đồn thổi. Đã đến lúc trả lại tên cho làng để nhìn nhận, đánh giá những giá trị văn hoá truyền thống trong tục ăn Tết lại đúng với ý nghĩa lịch sử, nhân văn của nó…

Xuân Hùng

(Lao Động)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm