Kinh Đời
Ăn Thua Gì Bộ Hạ ( Hạ Bộ ) Cụ Hồ Đánh Đâu Thắng Đó: Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”
Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên,
Theo RFA
Nam Nguyên/ RFA
Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh,
Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong
nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.
Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự
Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu
của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này
có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không
được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng
các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc
vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở
Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng
nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng được
nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được
phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện
tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng
những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là
ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh
nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt
động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính
trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế
Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh
tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày
nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay
Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung
Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ
Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng,
từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì
thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng,
50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai
khúc.”
Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu
của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu
Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa
điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết
cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân
Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công
nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường
thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.
Rút đi 4000 nhưng đưa qua 10.000
Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc,
công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và
đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia
kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:
“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có
những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự
cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư
vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu
riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ
làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái
gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi
cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn
vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là
công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ
biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và
bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để
thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua hơn 1 vạn thì
chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về
chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn
1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương
981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới
chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý
là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính
quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ăn Thua Gì Bộ Hạ ( Hạ Bộ ) Cụ Hồ Đánh Đâu Thắng Đó: Lao động Trung Quốc ở Vũng Áng đủ lập 2 “sư đoàn”
Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh, Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên,
Nam Nguyên/ RFA
Cùng với chuyến đi Bắc Kinh ngày 26-27/8/2014 của Ông Lê Hồng Anh,
Thường trực Ban Bí thư, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
mà mục đích chính là để làm giảm căng thẳng giữa hai bên, báo chí trong
nước đưa tin hơn 1 vạn lao động Trung Quốc sắp đến Vũng Áng Hà Tĩnh.
Vị trí địa lý nhạy cảm về quân sự
Trước biến động tháng 5/2014, số công nhân làm việc tại các gói thầu
của dự án Formosa ở Vũng Áng Hà Tĩnh lên tới 26.000 người, trong số này
có rất nhiều người quốc tịch Trung Quốc nhưng con số đích thực thì không
được công bố. Hiện nay số công nhân làm việc chỉ còn 19.000 người nhưng
các nhà thầu đang chờ cấp phép để đưa thêm 11.000 lao động Trung Quốc
vào làm việc. Với đợt tăng cường này số lượng công nhân Trung Quốc ở
Vũng Áng đủ để thành lập hai sư đoàn.
Dự án Khu liên hợp Gang thép công suất 22 triệu tấn thép/năm và Cảng
nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan đầu tư xây dựng được
nhà nước Việt Nam biệt đãi. Dự án này có tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được
phép sử dụng 3.300 ha, bao gồm 2.000 ha trên đất liền và 1.200 ha diện
tích mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.
Báo chí Việt Nam từng nêu ý kiến phản biện của chuyên gia cho rằng
những ưu đãi về thuế và cung cấp tín dụng ngân hàng Việt Nam đặc biệt là
ưu thế về đất đai và cảng biển sẽ có thể giết chết hàng loạt doanh
nghiệp thép trong nước khi khu liên hợp gang thép Formosa đi vào hoạt
động.
Tuy vậy điều mà dư luận quan tâm trước hết là vấn đề an ninh chính
trị. Khu Liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương thuộc khu Kinh tế
Vũng Áng nằm ở vị trí địa lý nhạy cảm về mặt quân sự. Chuyên gia kinh
tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích:
“Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày
nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay
Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung
Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ
Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng,
từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì
thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng,
50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai
khúc.”
Trên báo Đất Việt, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu
của Thủ tướng Chính phủ mô tả dự án Gang thép Vũng Áng, cảng nước sâu
Sơn Dương là một quyết định đáng tiếc. Nguyên văn lời bà Chi Lan: “Địa
điểm địa lý nhạy cảm như thế nào về quốc phòng an ninh thì ai cũng biết
cả rồi.” Bà Chi Lan nhấn mạnh tới việc nhà thầu Trung Quốc và công nhân
Trung Quốc tham gia phần lớn các gói thầu của dự án này. Được biết công
nhân Trung Quốc có thói quen đem theo gia đình sang và ở gần công trường
thi công, khá nhiều nơi trở thành những cụm dân cư người Hoa.
Rút đi 4000 nhưng đưa qua 10.000
Bên cạnh câu chuyện Vũng Áng Hà Tĩnh, sự kiện Nhà thầu Trung Quốc,
công nhân Trung Quốc có mặt ở hầu hết các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam đã và
đang gây ra sự quan ngại trong dư luận. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia
kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định:
“Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có
những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự
cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư
vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu
riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ
làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái
gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi
cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn
vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là
công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ
biểu tình bạo động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và
bị thương. Lúc đó đó Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để
thực hiện việc di tản. Rút đi 4.000 và bây giờ đưa qua hơn 1 vạn thì
chứng tỏ mọi việc đang bình thường hóa.
Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về
chuyến đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn
1 vạn lao động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương
981 và các hành động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới
chuyên gia đặt vấn đề thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý
là người dân muốn thoát Trung nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính
quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược lại điều này.