Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Anh chi gần 40 triệu USD phát triển vũ khí laser thử nghiệm
Vũ khí laser Laws đã được triển khai trên một tàu hải quân Mỹ vào năm 2014 (Ảnh: US Navy)
RT đưa tin, hợp đồng trị giá 30 triệu bảng Anh đã được trao cho liên doanh Dragonfire, bao gồm các công ty của Anh và châu Âu, trong đó có BAE Systems, MBDA, và Qiniteq
Mục đích của dự án là xem liệu công nghệ “năng lượng trực tiếp” có mang lại lợi ích cho các lực lượng vũ trang hay không. Nguyên mẫu dự kiến sẽ được thử nghiệm vào năm 2019.
Nguyên mẫu cũng sẽ được đánh giá về cách thức nó phát hiện và truy tìm mục tiêu ở các khoảng cách khác nhau và trong điều kiện thời tiết khác nhau ở trên bộ cũng như trên biển.
Nếu việc thử nghiệm thành công, các vũ khí laser đầu tiên có thể được đưa vào sử dụng vào những năm giữa 2020.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cho biết với BBC rằng nguyên mẫu được phát triển không nhằm chống lại bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào, mà để đánh giá liệu vũ khí như vậy có được cung cấp như một khả năng cho các lực lượng vũ trang hay không.
Về cơ bản, vũ khí năng lượng trực tiếp có thể được sử dụng để phá hủy các máy bay không người lái, tên lửa, súng cối, bom gài ven đường và một loạt các mối đe dọa khác.
Quân đội Mỹ đã thử nghiệm laser năng lượng cao trong nhiều thập niên. Nhưng cho tới nay, các rào cản về kỹ thuật đã ngăn cản việc sử dụng chúng ở tiền tuyến.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã đưa một hệ thống vũ khí laser có tên gọi Laws để thử nghiệm trên tàu chiến USS Ponce trong một cuộc triển khai tới Vịnh Ả-rập bắt đầu vào năm 2014. Nó có đã đánh trúng các mục tiêu trên một con thuyền nhỏ vốn đang lao thẳng về phía tàu hải quân Mỹ và cũng bắn rơi một máy bay không người lái.
An Bình
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Anh chi gần 40 triệu USD phát triển vũ khí laser thử nghiệm
Vũ khí laser Laws đã được triển khai trên một tàu hải quân Mỹ vào năm 2014 (Ảnh: US Navy)
RT đưa tin, hợp đồng trị giá 30 triệu bảng Anh đã được trao cho liên doanh Dragonfire, bao gồm các công ty của Anh và châu Âu, trong đó có BAE Systems, MBDA, và Qiniteq
Mục đích của dự án là xem liệu công nghệ “năng lượng trực tiếp” có mang lại lợi ích cho các lực lượng vũ trang hay không. Nguyên mẫu dự kiến sẽ được thử nghiệm vào năm 2019.
Nguyên mẫu cũng sẽ được đánh giá về cách thức nó phát hiện và truy tìm mục tiêu ở các khoảng cách khác nhau và trong điều kiện thời tiết khác nhau ở trên bộ cũng như trên biển.
Nếu việc thử nghiệm thành công, các vũ khí laser đầu tiên có thể được đưa vào sử dụng vào những năm giữa 2020.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Anh cho biết với BBC rằng nguyên mẫu được phát triển không nhằm chống lại bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào, mà để đánh giá liệu vũ khí như vậy có được cung cấp như một khả năng cho các lực lượng vũ trang hay không.
Về cơ bản, vũ khí năng lượng trực tiếp có thể được sử dụng để phá hủy các máy bay không người lái, tên lửa, súng cối, bom gài ven đường và một loạt các mối đe dọa khác.
Quân đội Mỹ đã thử nghiệm laser năng lượng cao trong nhiều thập niên. Nhưng cho tới nay, các rào cản về kỹ thuật đã ngăn cản việc sử dụng chúng ở tiền tuyến.
Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã đưa một hệ thống vũ khí laser có tên gọi Laws để thử nghiệm trên tàu chiến USS Ponce trong một cuộc triển khai tới Vịnh Ả-rập bắt đầu vào năm 2014. Nó có đã đánh trúng các mục tiêu trên một con thuyền nhỏ vốn đang lao thẳng về phía tàu hải quân Mỹ và cũng bắn rơi một máy bay không người lái.
An Bình