Đoạn Đường Chiến Binh

Anh tôi : Người lính Nhảy Dù

Hôm nay vào Website "Nhảy dù", được đọc bài của Trung tá Bùi Quyền kể lại trận đánh của Tiểu đoàn 5 Dù tại mặt trận M´Rach - Khánh Dương, tôi viết vài dòng để nhớ về anh. Mới đó mà đã gần 40 kể từ ngày mất nước
Hoàng Bá Nhứt
Chàng từ sang Đông Nam khởi nẻo.
Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu ?
Những người chinh chiến bấy lâu
Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây.
Chinh Phụ Ngâm Khúc.


Gia đình chúng tôi có 5 anh em. Tôi và người anh kế xem như cùng trang lứa, tròn trèm nhau 2 năm tuổi cách biệt. Thành thử ra, suốt quá trình cuộc đời của hai chúng tôi thường gắn bó với nhau từ thuở ấu thơ, lúc đất nước thanh bình, trong thời chiến khốc liệt cho đến sau ngày mất nước.

Cuôc sống của chúng tôi đổi thay kể từ ngày mẹ chúng tôi dắt dìu đàn con từ bỏ vùng quê Tam Kỳ ra định cư tại Đà Nẵng. Ngày tôi biết được thế giới văn minh là ngày gia đình chúng tôi ghé lại Hội An trên đường ra Đà Nẵng, lần đầu tiên thấy được chiếc xe hơi, đó là những chiếc xe GMC của Quân đội Quốc gia thỉnh thoảng chạy vù qua trước nhà chúng tôi tạm trú. Cứ mỗi khi nghe tiếng xe hơi là chúng tôi thế nào cũng chạy ra đứng nhìn với vẻ thích thú.

Đà Nẵng, Thành phố mà tôi đã cùng chung sống với ông anh này từ khi còn bé cho đến lúc tôi vào Saigon. Cha mất lúc tôi lên 7, mẹ tôi một mình bươn chải để nuôi đàn con 5 đứa. Vài năm sau người anh cả vào tận Saigon tìm tương lai qua đường tự lập. Còn lại 4 anh em, hai em gái cách biệt tuổi nhỏ nên ít chơi chung, chúng tôi 2 đứa con trai cặp kè cùng nhau từ thuở đó.

Thấy mẹ tôi vất vả hàng ngày cho sinh kế gia đình, ông nội tôi khi đó ở riêng xóm nhà phía sau, đứng ra lo cho chúng tôi về mặt tinh thần. Việc đầu tiên, Nội cho 2 anh em tôi vào học trường làng do chính Nội lập ra và đứng dạy 1 mình. Trường làng của nội tôi có đủ các trình độ cấp sơ và Tiểu học, tổng số học trò được khoảng một vài mươi. Song song đó, nội gởi chúng tôi vào sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử Hòa Thuận, để hiểu chút ít về những lời Phật dạy, theo như lời ông Nội ngày xưa thường nói...

Anh và tôi hàng ngày băng ruộng cắp sách đến trường, cuối tuần đến chùa Vu Lan sinh hoạt chung với các bạn Thanh thiếu niên Phật Tử. Tuổi ấu thơ của chúng tôi quanh quẩn từ ngã ba Kho Dầu lên đến Chợ Mới, từ các đám ruộng rau muống sau nhà, qua chùa Vu Lan, đến trường làng của Nội. Sau này khi trường Tiểu học Hòa Vang khai trương, nội gởi chúng tôi vào tiếp tục học tại đây cho có "bằng cấp" với người ta ! Nội nói như vậy !..

Anh tôi học trên tôi hai lớp.Thỉnh thoảng trong giờ ra chơi, anh thường ra oai với mấy thằng bạn lớn đôi ba lần ăn hiếp tôi. Đó là khoảng thời gian êm đềm nhất của tôi. Hai anh em cùng bọn trẻ trong xóm, mỗi buổi chiều kéo nhau ra đá banh tại các đám ruộng cỏ mọc lởm chởm, ghồ ghề gần cầu De Latte. Có nhiều lần , anh dẫn tôi "phiêu lưu " dọc theo con đường Đò Xu đất đỏ, ngược dòng sông Hàn, đến tận bến đò Xu, nơi có cây đa già mà dân chúng quanh vùng cho rằng linh thiêng lắm ! Cây Đa già phủ tàng bóng mát rộng lớn, giữa thân cây ai kia đóng vài kệ gỗ nhỏ trên có vài bình đựng nhang sứt mẻ, chỉ còn trơ lại một ít cọng nhang màu đỏ cắm trong bình, hợp với những giây leo của cành đa rủ xuống, trông rất nặng phần cõi âm.

Hết bậc Tiểu học, anh tôi vào Trung học qua các trường Tây Hồ và Sao Mai. Hai năm sau tôi theo gót anh, nhưng may mắn vào được trường Phan Châu Trinh. Thời gian này, không gian của chúng tôi mở rộng về hướng Đông qua Biển Mỹ Khê, Tiên Sa, hướng Bắc : Nam Ô, đèo Hải Vân, hướng Tây : Phước Tường, Túy Loan, và hướng Nam : Cẩm Lệ, Non nước, Miếu Bông, có khi đến tận Vĩnh Điện, Hội An.

Bạn bè của anh cũng là bạn bè tôi, và đám bạn của tôi cũng là bạn của anh. Chúng tôi chơi chung với nhau rất đề huề, không kể lớn nhỏ, tuổi tác chênh lệch. Thường thì sân bóng rỗ tại sân trường Thọ Nhơn gần nhà là điểm hẹn cuối tuần của cả bọn. Hè thì tụ điểm là các bãi biển Thanh Bình, Mỹ Khê, Tiên Sa....

Sau khi đậu Tú Tài, anh đi làm để giúp thêm sinh kế cho gia đình trong khi chờ lệnh Nhập ngũ. Năm 1967 tôi khăn gói vào Saigon tiếp tục đường công danh qua đèn sách. Ngày tôi ra đi, anh đưa tôi lên phi trường Đà Nẵng và gởi cho tôi đi nhờ phi cơ Quân sự của một ông lái tàu bay bạn anh. Năm 1968 anh vào Quân trường Thủ Đức. Tôi lên xuống thăm viếng anh từ Quang Trung đến Thủ Đức vào thời gian đầu mỗi khóa thụ huấn. Chủ nhật, trong bộ đồ Kaki màu vàng với cầu vai Alpha của Sinh viên Sĩ Quan, anh cùng tôi lang thang khắp Saigon, Chợ lớn cho hết trọn ngày phép, đến chiều anh theo đoàn xe trở lại Quân trường. Mãn khóa, anh tình nguyện vào Sư Đoàn Nhảy Dù. Cuộc đời lính chiến của anh bắt đầu từ đây. Tiểu Đoàn đầu tiên anh phục vụ là Tiểu Đoàn 7 Dù, hậu cứ tại Tam Hiệp, Biên Hòa. Anh đeo lon Chuẩn Úy. Thời gian đầu tôi thường đến thăm anh tại dưới chân cầu Phan thanh Giản gần Hàng Xanh Xa lộ, hay dọc theo bờ sông Saigon trước Viện bào chế Nguyễn Chí Nhiều, lúc anh nắm Trung đội Dù chốt tại mấy nơi này.

Đất nước chiến tranh triền miên. Trời Saigon mưa giăng nắng đổ, cũng giống như đời lính của anh. Anh đi rồi anh về, anh về rồi lại đi. Tôi vẫn miệt mài trong giảng đường Đại học, anh vẫn lăn lộn qua khắp chiến trường đất nước. Quê nhà thì xa xôi quá ! Người anh cả đóng trên Cao nguyên. Mẹ và hai em vẫn còn ở ngoài Trung... Mỗi lần Tiểu đoàn về hậu cứ,với vài ngày phép ngắn hạn, tôi là người anh tìm đến trước tiên. Tôi giao cho anh chiếc xe Honda của tôi, anh đi gặp bạn bè đâu đó, có khi vài hôm. Xong chuyện anh, hai anh em mới cùng nhau lang thang khắp Saigon, điểm tâm tại quán Thanh Bạch. Ciné Rex, Eden. Khô bò và nước mía Viễn Đông, kem Mai Hương, phở Pasteur, Hiền Vương, mì xào Hải Ký Tổng Đốc Phương, chúng tôi cũng thường đi tìm mua sách cũ tại các lều sách trên đường Lê Lợi hay khu ngã tư Lê văn Duyệt và Hồng Thập Tự.

Trước mỗi lần hành quân xa, anh đưa cho tôi hết số tiền lương anh lãnh còn lại. Tôi gởi tiền vào Ngân hàng, đến khi anh về. tôi giao trả lại anh để hai anh em xài chung... Rồi bẵng đi một thời gia lâu, rất lâu, tôi không thấy anh về. Chờ đợi và chờ đợi. Sau đó tôi nhận được tin anh đang nằm tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Anh đã bị thương tại chiến trường Mỏ Vẹt trong trận hành quân truy kích VC tận mật khu của chúng trên đất Miên. Nhìn anh trong đôi nạng gỗ qua vết thương còn băng bó, thấy anh mỉm cười khi có người đến thăm anh độc nhất là thằng em trai của anh. Phải, chỉ có hai anh em ở Saigon. Hai anh em níu nhau như chuỗi ngày còn thơ lúc nào cũng chơi chung cùng nhau. Sau thời gian nghỉ dưỡng thương, anh tạm về Trung Tâm Huấn Luyện Dù trại Hoàng Hoa Thám.

Tôi cũng được vào ra doanh trại này trong thời gian anh làm việc tại đây. Cuộc chiến càng khốc liêt, anh lại càng gian truân. Lần này anh được chuyển qua Tiểu Đoàn 5 Dù. Anh đưa Bằng Dù của anh cho tôi cất giữ, rồi theo Tiểu Đoàn đi ra Trung mút mùa. Qua báo chí tôi biết được anh và đồng đội đang quần thảo với địch tại vùng núi Hải Vân, Quế Sơn, Thượng Đức, quê hương Quảng nam của chúng tôi. Chả bao giờ anh viết thơ cho gia đình biết tin của anh.

Anh vẫn độc thân nên đời anh như cánh dù lộng gió. Theo thời gian và chiến tích, trên cổ áo trận của anh được gắn thêm một bông mai, hai bông mai, rồi ba bông mai. Cứ mỗi lần anh về thì hai anh em lại tiêu khiển quanh quẩn khắp Saigon cho đến ngày hết phép, anh lại vui vẻ ra đi, cứ thế anh trải qua bao năm lăn lộn trên khắp chiến trường đất nước.

Saigon lúc bấy giờ các nhật báo được phát hành vào mỗi cuối buổi chiều của ngày. Từ sở làm ra, tôi mua vội vài tờ báo quen thuộc. Về nhà việc đầu tiên là tìm tin chiến sự đọc trước. Tôi âm thầm theo dõi bước chân anh qua tin tức và các bài phóng sự Chiến trường trên báo chí Saigon. Mỗi khi nghĩ đến câu : "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" của một nhà thơ Trung Hoa đời Đường nào đó. Thì lòng lại thấy băn khoăn nhớ về anh. Vào những ngày cuối tháng 3/1975, nóng lòng, tôi đã lái xe lên tận hậu cứ Tiểu Đoàn 5 Dù ở Biên Hòa để hỏi thăm tin tức, nhưng không ai biết tin gì về Tiểu đoàn của anh lúc này.

Rồi cuộc chiến bỗng chấm dứt. Anh đã trở về tuy thân thể toàn vẹn, nhưng bị vết thương lớn trong lòng, đó là sự uất ức của người lính khi bị bắt buộc phải buông súng. Cuối cùng, chung với đồng đội, anh đã bị lùa vào trại tù tập trung trên vùng núi Bắc Việt. Sau bao nhiêu năm ở tù mà không tội, anh đã trở về trong thân xác rã rời, với một tâm hồn trầm mặc. Và hai anh em lại đoàn tụ cùng nhau tại Saigon trong cùng một tâm trạng.

Cũng may nhờ một cơn gió từ phương Tây đã đã lộng thổi vào chiếc dù tưởng như đã rả cánh của anh, đã mang gia đình anh đến tận xứ Hoa Kỳ tự do và an bình.

Hôm nay vào Website "Nhảy dù", được đọc bài của Trung tá Bùi Quyền kể lại trận đánh của Tiểu đoàn 5 Dù tại mặt trận M´Rach - Khánh Dương, tôi viết vài dòng để nhớ về anh. Mới đó mà đã gần 40 kể từ ngày mất nước. Thời gian qua mau thật ! Anh tôi cũng sắp vào tuổi mà người xưa gọi là "Thất thập cổ lai hy ". Bạn bè năm xưa nhìn lại thấy đứa còn đứa mất. Tuy sống ở hai lục địa khác nhau, nhưng qua những kỷ niệm ngày xưa cùng anh tại Đà nẵng và Saigon, tôi luôn luôn cảm nhận được sự gần gũi bên người anh là lính Nhảy Dù của tôi .

Hoàng Bá Nhứt
Stuttgart - Germany, 15.01.2014
Sinh Tồn chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Anh tôi : Người lính Nhảy Dù

Hôm nay vào Website "Nhảy dù", được đọc bài của Trung tá Bùi Quyền kể lại trận đánh của Tiểu đoàn 5 Dù tại mặt trận M´Rach - Khánh Dương, tôi viết vài dòng để nhớ về anh. Mới đó mà đã gần 40 kể từ ngày mất nước
Hoàng Bá Nhứt
Chàng từ sang Đông Nam khởi nẻo.
Biết nay chàng tiến thảo nơi đâu ?
Những người chinh chiến bấy lâu
Nhẹ xem tính mệnh như màu cỏ cây.
Chinh Phụ Ngâm Khúc.


Gia đình chúng tôi có 5 anh em. Tôi và người anh kế xem như cùng trang lứa, tròn trèm nhau 2 năm tuổi cách biệt. Thành thử ra, suốt quá trình cuộc đời của hai chúng tôi thường gắn bó với nhau từ thuở ấu thơ, lúc đất nước thanh bình, trong thời chiến khốc liệt cho đến sau ngày mất nước.

Cuôc sống của chúng tôi đổi thay kể từ ngày mẹ chúng tôi dắt dìu đàn con từ bỏ vùng quê Tam Kỳ ra định cư tại Đà Nẵng. Ngày tôi biết được thế giới văn minh là ngày gia đình chúng tôi ghé lại Hội An trên đường ra Đà Nẵng, lần đầu tiên thấy được chiếc xe hơi, đó là những chiếc xe GMC của Quân đội Quốc gia thỉnh thoảng chạy vù qua trước nhà chúng tôi tạm trú. Cứ mỗi khi nghe tiếng xe hơi là chúng tôi thế nào cũng chạy ra đứng nhìn với vẻ thích thú.

Đà Nẵng, Thành phố mà tôi đã cùng chung sống với ông anh này từ khi còn bé cho đến lúc tôi vào Saigon. Cha mất lúc tôi lên 7, mẹ tôi một mình bươn chải để nuôi đàn con 5 đứa. Vài năm sau người anh cả vào tận Saigon tìm tương lai qua đường tự lập. Còn lại 4 anh em, hai em gái cách biệt tuổi nhỏ nên ít chơi chung, chúng tôi 2 đứa con trai cặp kè cùng nhau từ thuở đó.

Thấy mẹ tôi vất vả hàng ngày cho sinh kế gia đình, ông nội tôi khi đó ở riêng xóm nhà phía sau, đứng ra lo cho chúng tôi về mặt tinh thần. Việc đầu tiên, Nội cho 2 anh em tôi vào học trường làng do chính Nội lập ra và đứng dạy 1 mình. Trường làng của nội tôi có đủ các trình độ cấp sơ và Tiểu học, tổng số học trò được khoảng một vài mươi. Song song đó, nội gởi chúng tôi vào sinh hoạt trong Gia Đình Phật Tử Hòa Thuận, để hiểu chút ít về những lời Phật dạy, theo như lời ông Nội ngày xưa thường nói...

Anh và tôi hàng ngày băng ruộng cắp sách đến trường, cuối tuần đến chùa Vu Lan sinh hoạt chung với các bạn Thanh thiếu niên Phật Tử. Tuổi ấu thơ của chúng tôi quanh quẩn từ ngã ba Kho Dầu lên đến Chợ Mới, từ các đám ruộng rau muống sau nhà, qua chùa Vu Lan, đến trường làng của Nội. Sau này khi trường Tiểu học Hòa Vang khai trương, nội gởi chúng tôi vào tiếp tục học tại đây cho có "bằng cấp" với người ta ! Nội nói như vậy !..

Anh tôi học trên tôi hai lớp.Thỉnh thoảng trong giờ ra chơi, anh thường ra oai với mấy thằng bạn lớn đôi ba lần ăn hiếp tôi. Đó là khoảng thời gian êm đềm nhất của tôi. Hai anh em cùng bọn trẻ trong xóm, mỗi buổi chiều kéo nhau ra đá banh tại các đám ruộng cỏ mọc lởm chởm, ghồ ghề gần cầu De Latte. Có nhiều lần , anh dẫn tôi "phiêu lưu " dọc theo con đường Đò Xu đất đỏ, ngược dòng sông Hàn, đến tận bến đò Xu, nơi có cây đa già mà dân chúng quanh vùng cho rằng linh thiêng lắm ! Cây Đa già phủ tàng bóng mát rộng lớn, giữa thân cây ai kia đóng vài kệ gỗ nhỏ trên có vài bình đựng nhang sứt mẻ, chỉ còn trơ lại một ít cọng nhang màu đỏ cắm trong bình, hợp với những giây leo của cành đa rủ xuống, trông rất nặng phần cõi âm.

Hết bậc Tiểu học, anh tôi vào Trung học qua các trường Tây Hồ và Sao Mai. Hai năm sau tôi theo gót anh, nhưng may mắn vào được trường Phan Châu Trinh. Thời gian này, không gian của chúng tôi mở rộng về hướng Đông qua Biển Mỹ Khê, Tiên Sa, hướng Bắc : Nam Ô, đèo Hải Vân, hướng Tây : Phước Tường, Túy Loan, và hướng Nam : Cẩm Lệ, Non nước, Miếu Bông, có khi đến tận Vĩnh Điện, Hội An.

Bạn bè của anh cũng là bạn bè tôi, và đám bạn của tôi cũng là bạn của anh. Chúng tôi chơi chung với nhau rất đề huề, không kể lớn nhỏ, tuổi tác chênh lệch. Thường thì sân bóng rỗ tại sân trường Thọ Nhơn gần nhà là điểm hẹn cuối tuần của cả bọn. Hè thì tụ điểm là các bãi biển Thanh Bình, Mỹ Khê, Tiên Sa....

Sau khi đậu Tú Tài, anh đi làm để giúp thêm sinh kế cho gia đình trong khi chờ lệnh Nhập ngũ. Năm 1967 tôi khăn gói vào Saigon tiếp tục đường công danh qua đèn sách. Ngày tôi ra đi, anh đưa tôi lên phi trường Đà Nẵng và gởi cho tôi đi nhờ phi cơ Quân sự của một ông lái tàu bay bạn anh. Năm 1968 anh vào Quân trường Thủ Đức. Tôi lên xuống thăm viếng anh từ Quang Trung đến Thủ Đức vào thời gian đầu mỗi khóa thụ huấn. Chủ nhật, trong bộ đồ Kaki màu vàng với cầu vai Alpha của Sinh viên Sĩ Quan, anh cùng tôi lang thang khắp Saigon, Chợ lớn cho hết trọn ngày phép, đến chiều anh theo đoàn xe trở lại Quân trường. Mãn khóa, anh tình nguyện vào Sư Đoàn Nhảy Dù. Cuộc đời lính chiến của anh bắt đầu từ đây. Tiểu Đoàn đầu tiên anh phục vụ là Tiểu Đoàn 7 Dù, hậu cứ tại Tam Hiệp, Biên Hòa. Anh đeo lon Chuẩn Úy. Thời gian đầu tôi thường đến thăm anh tại dưới chân cầu Phan thanh Giản gần Hàng Xanh Xa lộ, hay dọc theo bờ sông Saigon trước Viện bào chế Nguyễn Chí Nhiều, lúc anh nắm Trung đội Dù chốt tại mấy nơi này.

Đất nước chiến tranh triền miên. Trời Saigon mưa giăng nắng đổ, cũng giống như đời lính của anh. Anh đi rồi anh về, anh về rồi lại đi. Tôi vẫn miệt mài trong giảng đường Đại học, anh vẫn lăn lộn qua khắp chiến trường đất nước. Quê nhà thì xa xôi quá ! Người anh cả đóng trên Cao nguyên. Mẹ và hai em vẫn còn ở ngoài Trung... Mỗi lần Tiểu đoàn về hậu cứ,với vài ngày phép ngắn hạn, tôi là người anh tìm đến trước tiên. Tôi giao cho anh chiếc xe Honda của tôi, anh đi gặp bạn bè đâu đó, có khi vài hôm. Xong chuyện anh, hai anh em mới cùng nhau lang thang khắp Saigon, điểm tâm tại quán Thanh Bạch. Ciné Rex, Eden. Khô bò và nước mía Viễn Đông, kem Mai Hương, phở Pasteur, Hiền Vương, mì xào Hải Ký Tổng Đốc Phương, chúng tôi cũng thường đi tìm mua sách cũ tại các lều sách trên đường Lê Lợi hay khu ngã tư Lê văn Duyệt và Hồng Thập Tự.

Trước mỗi lần hành quân xa, anh đưa cho tôi hết số tiền lương anh lãnh còn lại. Tôi gởi tiền vào Ngân hàng, đến khi anh về. tôi giao trả lại anh để hai anh em xài chung... Rồi bẵng đi một thời gia lâu, rất lâu, tôi không thấy anh về. Chờ đợi và chờ đợi. Sau đó tôi nhận được tin anh đang nằm tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Anh đã bị thương tại chiến trường Mỏ Vẹt trong trận hành quân truy kích VC tận mật khu của chúng trên đất Miên. Nhìn anh trong đôi nạng gỗ qua vết thương còn băng bó, thấy anh mỉm cười khi có người đến thăm anh độc nhất là thằng em trai của anh. Phải, chỉ có hai anh em ở Saigon. Hai anh em níu nhau như chuỗi ngày còn thơ lúc nào cũng chơi chung cùng nhau. Sau thời gian nghỉ dưỡng thương, anh tạm về Trung Tâm Huấn Luyện Dù trại Hoàng Hoa Thám.

Tôi cũng được vào ra doanh trại này trong thời gian anh làm việc tại đây. Cuộc chiến càng khốc liêt, anh lại càng gian truân. Lần này anh được chuyển qua Tiểu Đoàn 5 Dù. Anh đưa Bằng Dù của anh cho tôi cất giữ, rồi theo Tiểu Đoàn đi ra Trung mút mùa. Qua báo chí tôi biết được anh và đồng đội đang quần thảo với địch tại vùng núi Hải Vân, Quế Sơn, Thượng Đức, quê hương Quảng nam của chúng tôi. Chả bao giờ anh viết thơ cho gia đình biết tin của anh.

Anh vẫn độc thân nên đời anh như cánh dù lộng gió. Theo thời gian và chiến tích, trên cổ áo trận của anh được gắn thêm một bông mai, hai bông mai, rồi ba bông mai. Cứ mỗi lần anh về thì hai anh em lại tiêu khiển quanh quẩn khắp Saigon cho đến ngày hết phép, anh lại vui vẻ ra đi, cứ thế anh trải qua bao năm lăn lộn trên khắp chiến trường đất nước.

Saigon lúc bấy giờ các nhật báo được phát hành vào mỗi cuối buổi chiều của ngày. Từ sở làm ra, tôi mua vội vài tờ báo quen thuộc. Về nhà việc đầu tiên là tìm tin chiến sự đọc trước. Tôi âm thầm theo dõi bước chân anh qua tin tức và các bài phóng sự Chiến trường trên báo chí Saigon. Mỗi khi nghĩ đến câu : "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" của một nhà thơ Trung Hoa đời Đường nào đó. Thì lòng lại thấy băn khoăn nhớ về anh. Vào những ngày cuối tháng 3/1975, nóng lòng, tôi đã lái xe lên tận hậu cứ Tiểu Đoàn 5 Dù ở Biên Hòa để hỏi thăm tin tức, nhưng không ai biết tin gì về Tiểu đoàn của anh lúc này.

Rồi cuộc chiến bỗng chấm dứt. Anh đã trở về tuy thân thể toàn vẹn, nhưng bị vết thương lớn trong lòng, đó là sự uất ức của người lính khi bị bắt buộc phải buông súng. Cuối cùng, chung với đồng đội, anh đã bị lùa vào trại tù tập trung trên vùng núi Bắc Việt. Sau bao nhiêu năm ở tù mà không tội, anh đã trở về trong thân xác rã rời, với một tâm hồn trầm mặc. Và hai anh em lại đoàn tụ cùng nhau tại Saigon trong cùng một tâm trạng.

Cũng may nhờ một cơn gió từ phương Tây đã đã lộng thổi vào chiếc dù tưởng như đã rả cánh của anh, đã mang gia đình anh đến tận xứ Hoa Kỳ tự do và an bình.

Hôm nay vào Website "Nhảy dù", được đọc bài của Trung tá Bùi Quyền kể lại trận đánh của Tiểu đoàn 5 Dù tại mặt trận M´Rach - Khánh Dương, tôi viết vài dòng để nhớ về anh. Mới đó mà đã gần 40 kể từ ngày mất nước. Thời gian qua mau thật ! Anh tôi cũng sắp vào tuổi mà người xưa gọi là "Thất thập cổ lai hy ". Bạn bè năm xưa nhìn lại thấy đứa còn đứa mất. Tuy sống ở hai lục địa khác nhau, nhưng qua những kỷ niệm ngày xưa cùng anh tại Đà nẵng và Saigon, tôi luôn luôn cảm nhận được sự gần gũi bên người anh là lính Nhảy Dù của tôi .

Hoàng Bá Nhứt
Stuttgart - Germany, 15.01.2014
Sinh Tồn chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm