Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Apple, Google cũng khổ vì tiền điện?
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng Apple chỉ sản xuất điện thoại, máy tính và đồng hồ thông minh. Không ai nghĩ rằng Apple là một nhà cung cấp năng lượng.
Chris Baraniuk BBC Future
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng Apple chỉ sản xuất điện thoại, máy tính và đồng hồ thông minh. Không ai nghĩ rằng Apple là một nhà cung cấp năng lượng.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi hồi tháng Tám 2016, khi Apple được cho phép bán năng lượng từ một trang trại năng lượng mặt trời ở California mà hãng này mua lại một năm trước đó.
Apple từng đầu tư vào năng lượng tái tạo và hãng này hiện muốn 100% các hoạt động của mình chạy bằng năng lượng tái tạo.
Apple không phải là tập đoàn duy nhất đang chạy theo xu hướng này.
Nhà bán lẻ qua mạng Amazon vừa công bố dự án xây dựng trang trại điện gió với công suất 253 megawatt ở Tây Taxas.
Trong khi đó, Google đã đầu tư vào Hệ thống Phát điện Mặt trời Ivanpah và gần đây còn cùng với công ty SunPower cung cấp pin mặt trời cho các khu dân cư.
Vì sao các hãng này lại quan tâm đến năng lượng tái tạo đến vậy?
"Đối với các tập đoàn lớn, điện là một trong những chi phí lớn nhất," Ash Shara, một nhà phân tích điện mặt trời tại IHS Technology, nói.
"Việc đẩy chi phí này xuống thấp là điều vô cùng quan trọng với họ."
Các trung tâm dữ liệu hiện đại ngốn rất nhiều năng lượng. Ngoài việc vận hành 24/7, chúng còn yêu cầu hệ thống tản nhiệt tốn kém.
Thế nhưng lý do gì khiến Google muốn lắp pin mặt trời ở các khu dân cư? Hãng này cho biết họ muốn đánh dấu 'tiềm năng về năng lượng mặt trời của Trái Đất" - những dữ liệu mà các tấm pin mặt trời này thu về, bao gồm cả lượng năng lượng mà chúng hấp thụ, có thể giúp đề ra những chiến lược năng lượng trong tương lai.
Hiện giá năng lượng mặt trời đang trượt xuống nhanh hơn dự đoán.
Tại một cuộc đấu thầu ở Abu Dhabi ở Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất hồi tháng Chín 2016, một tổ hợp của Nhật Bản và Trung Quốc đã đấu thầu để xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời chỉ tốn 2,5 cent một kilowatt giờ - rẻ hơn rất nhiều so với chi phí trung bình của các nguồn năng lượng như khí đốt và than ở Hoa Kỳ.
Image copyright Getty Images
Image caption Amazon đang đầu tư vào các trại điện gió để cung cấp điện năng cho các máy chủ của mình
Sharma cho rằng nguồn cung tăng đang giúp đẩy chi phí năng lượng mặt trời xuống thấp hơn.
"Hoạt động sản xuất đang được đẩy mạnh ở Trung Quốc," ông giải thích. "Nước này sản xuất ra đến tầm 80% các tấm pin mặt trời trên toàn cầu."
Với việc chi phí xây dựng trang trại năng lượng mặt trời giảm xuống, số lượng các trang trại này trên thế giới đang tăng với tốc độ chóng mặt.
Chỉ vài năm trước, một dự án quy mô 50 megawatt đã có thể được xem là lớn, Sharma nói. Thế nhưng ngày nay có nhiều dự án có công suất đến hàng trăm megawatt hoặc hơn vậy, trong số này có trạm phát điện quy mô đến 750 megawatt ở Madhya Pradesh, Ấn Độ, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng pin mặt trời cũng đang được thực hiện.
Một số thí nghiệm mới đang sử dụng vật liệu nhân tạo mô phỏng kết cấu pha lê của perovskite, một loại khoáng chất. Điều này giúp pin trở nên rẻ hơn và bền hơn.
Năng lượng mặt trời hiện chỉ chiếm khoảng 1% nguồn cung cấp năng lượng trên toàn cầu, nhưng với nguồn cung ngày càng tăng, hiện trạng này sẽ sớm thay đổi.
Sharma cho rằng chi phí cho loại năng lượng này sẽ ngày càng giảm xuống. IHS Technology dự đoán chi phi năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống 30% vào năm 2017, ông nói.
Các hãng khổng lồ công nghệ cũng nằm trong những công ty lớn nhất và quyền lực nhất thế giới.
Có lẽ việc họ bắt đầu hướng vào lĩnh vực năng lượng không phải là điều đáng ngạc nhiên, bởi họ biết chắc rằng tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào nó.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
( BBC )
Chris Baraniuk BBC Future
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng Apple chỉ sản xuất điện thoại, máy tính và đồng hồ thông minh. Không ai nghĩ rằng Apple là một nhà cung cấp năng lượng.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi hồi tháng Tám 2016, khi Apple được cho phép bán năng lượng từ một trang trại năng lượng mặt trời ở California mà hãng này mua lại một năm trước đó.
Apple từng đầu tư vào năng lượng tái tạo và hãng này hiện muốn 100% các hoạt động của mình chạy bằng năng lượng tái tạo.
Apple không phải là tập đoàn duy nhất đang chạy theo xu hướng này.
Nhà bán lẻ qua mạng Amazon vừa công bố dự án xây dựng trang trại điện gió với công suất 253 megawatt ở Tây Taxas.
Trong khi đó, Google đã đầu tư vào Hệ thống Phát điện Mặt trời Ivanpah và gần đây còn cùng với công ty SunPower cung cấp pin mặt trời cho các khu dân cư.
Vì sao các hãng này lại quan tâm đến năng lượng tái tạo đến vậy?
"Đối với các tập đoàn lớn, điện là một trong những chi phí lớn nhất," Ash Shara, một nhà phân tích điện mặt trời tại IHS Technology, nói.
"Việc đẩy chi phí này xuống thấp là điều vô cùng quan trọng với họ."
Các trung tâm dữ liệu hiện đại ngốn rất nhiều năng lượng. Ngoài việc vận hành 24/7, chúng còn yêu cầu hệ thống tản nhiệt tốn kém.
Thế nhưng lý do gì khiến Google muốn lắp pin mặt trời ở các khu dân cư? Hãng này cho biết họ muốn đánh dấu 'tiềm năng về năng lượng mặt trời của Trái Đất" - những dữ liệu mà các tấm pin mặt trời này thu về, bao gồm cả lượng năng lượng mà chúng hấp thụ, có thể giúp đề ra những chiến lược năng lượng trong tương lai.
Hiện giá năng lượng mặt trời đang trượt xuống nhanh hơn dự đoán.
Tại một cuộc đấu thầu ở Abu Dhabi ở Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất hồi tháng Chín 2016, một tổ hợp của Nhật Bản và Trung Quốc đã đấu thầu để xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời chỉ tốn 2,5 cent một kilowatt giờ - rẻ hơn rất nhiều so với chi phí trung bình của các nguồn năng lượng như khí đốt và than ở Hoa Kỳ.
Image copyright Getty Images
Image caption Amazon đang đầu tư vào các trại điện gió để cung cấp điện năng cho các máy chủ của mình
Sharma cho rằng nguồn cung tăng đang giúp đẩy chi phí năng lượng mặt trời xuống thấp hơn.
"Hoạt động sản xuất đang được đẩy mạnh ở Trung Quốc," ông giải thích. "Nước này sản xuất ra đến tầm 80% các tấm pin mặt trời trên toàn cầu."
Với việc chi phí xây dựng trang trại năng lượng mặt trời giảm xuống, số lượng các trang trại này trên thế giới đang tăng với tốc độ chóng mặt.
Chỉ vài năm trước, một dự án quy mô 50 megawatt đã có thể được xem là lớn, Sharma nói. Thế nhưng ngày nay có nhiều dự án có công suất đến hàng trăm megawatt hoặc hơn vậy, trong số này có trạm phát điện quy mô đến 750 megawatt ở Madhya Pradesh, Ấn Độ, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng pin mặt trời cũng đang được thực hiện.
Một số thí nghiệm mới đang sử dụng vật liệu nhân tạo mô phỏng kết cấu pha lê của perovskite, một loại khoáng chất. Điều này giúp pin trở nên rẻ hơn và bền hơn.
Năng lượng mặt trời hiện chỉ chiếm khoảng 1% nguồn cung cấp năng lượng trên toàn cầu, nhưng với nguồn cung ngày càng tăng, hiện trạng này sẽ sớm thay đổi.
Sharma cho rằng chi phí cho loại năng lượng này sẽ ngày càng giảm xuống. IHS Technology dự đoán chi phi năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống 30% vào năm 2017, ông nói.
Các hãng khổng lồ công nghệ cũng nằm trong những công ty lớn nhất và quyền lực nhất thế giới.
Có lẽ việc họ bắt đầu hướng vào lĩnh vực năng lượng không phải là điều đáng ngạc nhiên, bởi họ biết chắc rằng tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào nó.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Apple, Google cũng khổ vì tiền điện?
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng Apple chỉ sản xuất điện thoại, máy tính và đồng hồ thông minh. Không ai nghĩ rằng Apple là một nhà cung cấp năng lượng.
Chris Baraniuk BBC Future
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng Apple chỉ sản xuất điện thoại, máy tính và đồng hồ thông minh. Không ai nghĩ rằng Apple là một nhà cung cấp năng lượng.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi hồi tháng Tám 2016, khi Apple được cho phép bán năng lượng từ một trang trại năng lượng mặt trời ở California mà hãng này mua lại một năm trước đó.
Apple từng đầu tư vào năng lượng tái tạo và hãng này hiện muốn 100% các hoạt động của mình chạy bằng năng lượng tái tạo.
Apple không phải là tập đoàn duy nhất đang chạy theo xu hướng này.
Nhà bán lẻ qua mạng Amazon vừa công bố dự án xây dựng trang trại điện gió với công suất 253 megawatt ở Tây Taxas.
Trong khi đó, Google đã đầu tư vào Hệ thống Phát điện Mặt trời Ivanpah và gần đây còn cùng với công ty SunPower cung cấp pin mặt trời cho các khu dân cư.
Vì sao các hãng này lại quan tâm đến năng lượng tái tạo đến vậy?
"Đối với các tập đoàn lớn, điện là một trong những chi phí lớn nhất," Ash Shara, một nhà phân tích điện mặt trời tại IHS Technology, nói.
"Việc đẩy chi phí này xuống thấp là điều vô cùng quan trọng với họ."
Các trung tâm dữ liệu hiện đại ngốn rất nhiều năng lượng. Ngoài việc vận hành 24/7, chúng còn yêu cầu hệ thống tản nhiệt tốn kém.
Thế nhưng lý do gì khiến Google muốn lắp pin mặt trời ở các khu dân cư? Hãng này cho biết họ muốn đánh dấu 'tiềm năng về năng lượng mặt trời của Trái Đất" - những dữ liệu mà các tấm pin mặt trời này thu về, bao gồm cả lượng năng lượng mà chúng hấp thụ, có thể giúp đề ra những chiến lược năng lượng trong tương lai.
Hiện giá năng lượng mặt trời đang trượt xuống nhanh hơn dự đoán.
Tại một cuộc đấu thầu ở Abu Dhabi ở Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất hồi tháng Chín 2016, một tổ hợp của Nhật Bản và Trung Quốc đã đấu thầu để xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời chỉ tốn 2,5 cent một kilowatt giờ - rẻ hơn rất nhiều so với chi phí trung bình của các nguồn năng lượng như khí đốt và than ở Hoa Kỳ.
Image copyright Getty Images
Image caption Amazon đang đầu tư vào các trại điện gió để cung cấp điện năng cho các máy chủ của mình
Sharma cho rằng nguồn cung tăng đang giúp đẩy chi phí năng lượng mặt trời xuống thấp hơn.
"Hoạt động sản xuất đang được đẩy mạnh ở Trung Quốc," ông giải thích. "Nước này sản xuất ra đến tầm 80% các tấm pin mặt trời trên toàn cầu."
Với việc chi phí xây dựng trang trại năng lượng mặt trời giảm xuống, số lượng các trang trại này trên thế giới đang tăng với tốc độ chóng mặt.
Chỉ vài năm trước, một dự án quy mô 50 megawatt đã có thể được xem là lớn, Sharma nói. Thế nhưng ngày nay có nhiều dự án có công suất đến hàng trăm megawatt hoặc hơn vậy, trong số này có trạm phát điện quy mô đến 750 megawatt ở Madhya Pradesh, Ấn Độ, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017.
Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng pin mặt trời cũng đang được thực hiện.
Một số thí nghiệm mới đang sử dụng vật liệu nhân tạo mô phỏng kết cấu pha lê của perovskite, một loại khoáng chất. Điều này giúp pin trở nên rẻ hơn và bền hơn.
Năng lượng mặt trời hiện chỉ chiếm khoảng 1% nguồn cung cấp năng lượng trên toàn cầu, nhưng với nguồn cung ngày càng tăng, hiện trạng này sẽ sớm thay đổi.
Sharma cho rằng chi phí cho loại năng lượng này sẽ ngày càng giảm xuống. IHS Technology dự đoán chi phi năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống 30% vào năm 2017, ông nói.
Các hãng khổng lồ công nghệ cũng nằm trong những công ty lớn nhất và quyền lực nhất thế giới.
Có lẽ việc họ bắt đầu hướng vào lĩnh vực năng lượng không phải là điều đáng ngạc nhiên, bởi họ biết chắc rằng tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào nó.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
( BBC )