Tin nóng trong ngày
Aung San Suu Kyi xuất hiện tại tòa án Myanmar trên video
Aung San Suu Kyi xuất hiện tại tòa án Myanmar trên video - BBC News Tiếng Việt
Đảo chính Myanmar: Aung San Suu Kyi hầu tòa với cáo buộc mới
Các luật sư của bà Aung San Suu Kyi đã nhìn thấy bà lần đầu tiên kể từ khi bà bị bắt giữ trong cuộc đảo chính quân sự cách đây một tháng.
Bà Suu Kyi, người xuất hiện trước tòa qua video, có vẻ trong tình trạng "sức khỏe tốt" và đã yêu cầu gặp nhóm đại diện pháp lý cho mình, các luật sư của bà nói.
Bà đã bị giam giữ tại một địa điểm không được tiết lộ kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2.
Người biểu tình lại xuống đường hôm thứ Hai, mặc dù Chủ nhật được coi là ngày chết chóc nhất với 18 người thiệt mạng.
Những cái chết xảy ra khi quân đội và cảnh sát đối phó mạnh mẽ hơn với các cuộc biểu tình vào cuối tuần, và bắn vào đám đông.
Tuy nhiên, những người biểu tình một lần nữa xuống đường, yêu cầu chính phủ dân cử được khôi phục và bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo khác trong đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), được trả tự do.
Quân đội cho biết họ nắm quyền vì những cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử trước đó, với kết quả đảng NLD giành chiến thắng vang dội.
Quân đội không đưa ra bằng chứng về những cáo buộc này mặc dù họ đã thay thế Ủy ban Bầu cử và hứa hẹn các cuộc bỏ phiếu mới trong một năm.
Bà Suu Kyi đã ở đâu?
Bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia vào ngày 1 tháng 2 và không được xuất hiện trước công chúng cho đến phiên điều trần hôm nay, khi bà tái xuất qua đường dẫn video tại tòa án ở thủ đô Nay Pyi Taw.
Bà Suu Kyi ban đầu phải đối mặt với hai cáo buộc nhập khẩu trái phép bộ đàm và vi phạm luật thiên tai của Myanmar, nhưng các tội danh khác đã được bổ sung vào hôm thứ Hai, gồm vi phạm các hạn chế của Covid-19 trong chiến dịch bầu cử và gây ra "nỗi sợ và kinh hãi".
Các cáo buộc ban đầu có thể dẫn đến bản án ba năm tù. Không rõ những cáo buộc mới đưa thêm những hình phạt nào. Vụ án sẽ được tiếp tục xử ngày 15 tháng Ba.
Myanmar Now đưa tin hôm thứ Hai rằng tổng thống bị lật đổ Win Myint - đồng minh chủ chốt của bà Suu Kyi - cũng đã bị buộc tội kích động theo bộ luật hình sự.
Sự yêu mến dành cho bà Suu Kyi đã tăng vọt ở Myanmar kể từ khi bà bị bắt, nhưng danh tiếng trên trường quốc tế của bà vẫn bị hoen ố bởi những cáo buộc việc bà nhắm mắt làm ngơ chuyện thanh lọc sắc tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya.
Những gì nữa đang xảy ra hôm nay?
Các cuộc biểu tình lại nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp cả nước.
Theo hãng tin AFP, một cuộc đụng độ khiến những người biểu tình không vũ trang bỏ chạy sau khi một loạt phát súng được bắn ra. Không rõ đây là đạn thật hay đạn cao su.
Hãng tin này cho biết thêm, tại Yangon, người biểu tình sử dụng các vật dụng tạm thời như cọc tre, ghế sofa và thậm chí cả cành cây để dựng rào chắn trên khắp các đường phố.
Hình ảnh cũng cho thấy hơi cay được sử dụng để nhắm vào người biểu tình.
Căn nguyên của việc này là gì?
Quân đội Myanmar lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 2, ban bố tình trạng khẩn cấp và chuyển giao toàn bộ quyền lực cho Tướng Min Aung Hlaing.
Chỉ vài ngày sau, phong trào bất tuân dân sự bắt đầu nổi lên - các chuyên gia từ chối làm việc để phản đối.
Phong trào nhanh chóng bắt đầu có thêm đà và không lâu sau, hàng trăm nghìn người bắt đầu tham gia biểu tình trên đường phố.
Các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây đã dẫn đến leo thang bạo lực giữa cảnh sát và dân thường - với ít nhất 18 người thiệt mạng trong cuộc biểu tình vào cuối tuần qua.
Sơ lược về Myanmar
- Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, độc lập khỏi Anh quốc vào năm 1948. Trong phần lớn lịch sử hiện đại của Myanmar, nước này nằm dưới sự cai trị của quân đội
- Các hạn chế bắt đầu được nới lỏng từ năm 2010, dẫn đến bầu cử tự do vào năm 2015 và việc thành lập chính phủ do nhà lãnh đạo đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi khởi xướng vào một năm sau đó
- Năm 2017, quân lính thuộc nhóm dân tộc Rohingya đã tấn công các đồn cảnh sát, và quân đội Myanmar cùng các nhóm phật tử địa phương đã đáp trả bằng một cuộc đàn áp chết người, được cho là đã giết chết hàng nghìn người Rohingya. Hơn nửa triệu người Rohingya chạy trốn qua biên giới sang Bangladesh, và Liên Hiệp Quốc sau đó gọi đây là "ví dụ kinh điển về thanh lọc sắc tộc"
Bàn ra tán vào (0)
Aung San Suu Kyi xuất hiện tại tòa án Myanmar trên video
Aung San Suu Kyi xuất hiện tại tòa án Myanmar trên video - BBC News Tiếng Việt
Đảo chính Myanmar: Aung San Suu Kyi hầu tòa với cáo buộc mới
Các luật sư của bà Aung San Suu Kyi đã nhìn thấy bà lần đầu tiên kể từ khi bà bị bắt giữ trong cuộc đảo chính quân sự cách đây một tháng.
Bà Suu Kyi, người xuất hiện trước tòa qua video, có vẻ trong tình trạng "sức khỏe tốt" và đã yêu cầu gặp nhóm đại diện pháp lý cho mình, các luật sư của bà nói.
Bà đã bị giam giữ tại một địa điểm không được tiết lộ kể từ cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2.
Người biểu tình lại xuống đường hôm thứ Hai, mặc dù Chủ nhật được coi là ngày chết chóc nhất với 18 người thiệt mạng.
Những cái chết xảy ra khi quân đội và cảnh sát đối phó mạnh mẽ hơn với các cuộc biểu tình vào cuối tuần, và bắn vào đám đông.
Tuy nhiên, những người biểu tình một lần nữa xuống đường, yêu cầu chính phủ dân cử được khôi phục và bà Suu Kyi cùng các lãnh đạo khác trong đảng của bà, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), được trả tự do.
Quân đội cho biết họ nắm quyền vì những cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử trước đó, với kết quả đảng NLD giành chiến thắng vang dội.
Quân đội không đưa ra bằng chứng về những cáo buộc này mặc dù họ đã thay thế Ủy ban Bầu cử và hứa hẹn các cuộc bỏ phiếu mới trong một năm.
Bà Suu Kyi đã ở đâu?
Bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia vào ngày 1 tháng 2 và không được xuất hiện trước công chúng cho đến phiên điều trần hôm nay, khi bà tái xuất qua đường dẫn video tại tòa án ở thủ đô Nay Pyi Taw.
Bà Suu Kyi ban đầu phải đối mặt với hai cáo buộc nhập khẩu trái phép bộ đàm và vi phạm luật thiên tai của Myanmar, nhưng các tội danh khác đã được bổ sung vào hôm thứ Hai, gồm vi phạm các hạn chế của Covid-19 trong chiến dịch bầu cử và gây ra "nỗi sợ và kinh hãi".
Các cáo buộc ban đầu có thể dẫn đến bản án ba năm tù. Không rõ những cáo buộc mới đưa thêm những hình phạt nào. Vụ án sẽ được tiếp tục xử ngày 15 tháng Ba.
Myanmar Now đưa tin hôm thứ Hai rằng tổng thống bị lật đổ Win Myint - đồng minh chủ chốt của bà Suu Kyi - cũng đã bị buộc tội kích động theo bộ luật hình sự.
Sự yêu mến dành cho bà Suu Kyi đã tăng vọt ở Myanmar kể từ khi bà bị bắt, nhưng danh tiếng trên trường quốc tế của bà vẫn bị hoen ố bởi những cáo buộc việc bà nhắm mắt làm ngơ chuyện thanh lọc sắc tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya.
Những gì nữa đang xảy ra hôm nay?
Các cuộc biểu tình lại nổ ra ở nhiều thành phố trên khắp cả nước.
Theo hãng tin AFP, một cuộc đụng độ khiến những người biểu tình không vũ trang bỏ chạy sau khi một loạt phát súng được bắn ra. Không rõ đây là đạn thật hay đạn cao su.
Hãng tin này cho biết thêm, tại Yangon, người biểu tình sử dụng các vật dụng tạm thời như cọc tre, ghế sofa và thậm chí cả cành cây để dựng rào chắn trên khắp các đường phố.
Hình ảnh cũng cho thấy hơi cay được sử dụng để nhắm vào người biểu tình.
Căn nguyên của việc này là gì?
Quân đội Myanmar lên nắm quyền vào ngày 1 tháng 2, ban bố tình trạng khẩn cấp và chuyển giao toàn bộ quyền lực cho Tướng Min Aung Hlaing.
Chỉ vài ngày sau, phong trào bất tuân dân sự bắt đầu nổi lên - các chuyên gia từ chối làm việc để phản đối.
Phong trào nhanh chóng bắt đầu có thêm đà và không lâu sau, hàng trăm nghìn người bắt đầu tham gia biểu tình trên đường phố.
Các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây đã dẫn đến leo thang bạo lực giữa cảnh sát và dân thường - với ít nhất 18 người thiệt mạng trong cuộc biểu tình vào cuối tuần qua.
Sơ lược về Myanmar
- Myanmar, còn được gọi là Miến Điện, độc lập khỏi Anh quốc vào năm 1948. Trong phần lớn lịch sử hiện đại của Myanmar, nước này nằm dưới sự cai trị của quân đội
- Các hạn chế bắt đầu được nới lỏng từ năm 2010, dẫn đến bầu cử tự do vào năm 2015 và việc thành lập chính phủ do nhà lãnh đạo đối lập kỳ cựu Aung San Suu Kyi khởi xướng vào một năm sau đó
- Năm 2017, quân lính thuộc nhóm dân tộc Rohingya đã tấn công các đồn cảnh sát, và quân đội Myanmar cùng các nhóm phật tử địa phương đã đáp trả bằng một cuộc đàn áp chết người, được cho là đã giết chết hàng nghìn người Rohingya. Hơn nửa triệu người Rohingya chạy trốn qua biên giới sang Bangladesh, và Liên Hiệp Quốc sau đó gọi đây là "ví dụ kinh điển về thanh lọc sắc tộc"