Nhân Vật
BA ANH EM NHÀ HỌ PHẠM ( theo như tôi biết ) _ Nguyễn Nhơn
Niên khóa 1951-52, tôi học Đệ thất Trường tư thục Nguyễn Trãi, Thủ Dầu Một ( Bình Dương ). Thầy dạy Pháp văn là thầy Phạm Duy Nhượng, bào đệ của Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm, từ ngoài Bắc mới vô Nam. Hồi đó, thiếu giáo sư, một mình thầy Nhượng dạy hầu như đủ bộ môn quan trọng để đi thi như Pháp văn, Toán, Lý hóa, Sinh vật.
Năm Đệ tứ niên 1955-56, là năm đầu tiên trong Nam mở cuộc thi Trung Học Đệ Nhất Cấp thay bằng Diplôme (DEPSI), tục gọi bằng Thành Chung. Thầy Nhượng bày ra chương trình học song ngữ để học trò thi một lượt cả 2 bằng Trung học Pháp-Việt.
Sách tiếng Pháp thì có sẳn. Bài học tiếng Việt thì thầy tự dịch, đánh lên stencil rồi in ronéo tay, nghĩa là thầy chế ra cái sàng căng stencil rồi lấy rouleau phết mực in. Tôi là học trò cưng của thầy nên cầm đầu vài trự lo in bài giúp thầy. Vì vậy nên la cà, gần gủi thầy, học hỏi cũng nhiều.
Về Việt văn, thầy biểu mua quyển Văn Nhân Việt Nam, đọc bài “ Người phu kéo xe “ của thân phụ Phạm Duy Tốn, nhà văn theo khuynh hướng xã hội đầu tiên của người Việt. ( Là chiện văn học chớ hổng phải dzụ chánh trị xã nghĩa như bây giờ)
Về Pháp văn, mua đọc quyển Les Légendes des Terres Sereines của bào huynh Phạm Duy Khiêm.
Về Việt văn, đọc bài người phu kéo xe để học cách hành văn đơn giản, minh bạch, gọn gàng, diễn đạt tình cảnh đáng thương của người phu kéo xe nghèo hèn, cực nhọc.
Về Pháp văn, quyển LLDTS gồm nhiều chuyện cổ tích VN. Thầy chọn hai chuyện, thiếu phụ Nam Xương và Hòn Vọng phu để so chiếu và giảng giải.
Câu La simplicité est la beauté là tôi học từ thầy Nhượng và quyển LLDTS nầy. Cái hay ở đây là viết bằng những mệnh đề độc lập ( propositions indépendantes) mà không rời rạc, lại gọn gàng sáng tỏ.
Thầy giảng chữ les terres sereines có ý nghĩa như là đất Việt tự ngàn năm. Hồi đó mà cho tui dịch cái tựa sách, tui dám dịch bay bướm: Huyền thoại XỨ RỒNG TIÊN chớ chẳng chơi.
Thầy ra đề người chinh phụ để học trò tư chọn sự tích thiếu phụ Nam Xương hay Hòn Vọng phu mà viết luận văn. Hầu hết đều viết bài theo sự tích TPNX cho nó có nhiều tình tiết, dễ viết. Tui chơi trèo chọn hòn vọng phu. Kết quả là thằng học trò làm biếng, viết chỉ có một trang giấy học trò mà được điểm lớn nhứt lớp trong khi bạn bè viết hai, ba, bốn trang giấy bề bề.
Cho nên cái câu, văn hay chẳng luận vắn dài là đúng lắm! Nói cho thật là chó ngáp phải ruồi. Thử thời mà lúc đó không học sử địa với thầy Lê Thương, nghe bài Hòn Vọng Phu của thầy thì làm sao lấy ý, lấy tình và câu chuyện để viết cho được.
Cho nên khi các bạn suy bì là thầy châm điểm không công bình, Nhơn ta còn tố lên: Là tau viết theo kiểu Les petits pòemes en prose của Baudelaire đó! Đừng tưởng chuyện đùa!
Mãi nhớ chuyện xưa thời đi học thành ra lạc đề. Trở lại chuyện Thạc sĩ PDK khe khắt thì trong Nam, lớp phụ huynh của tui còn nhắc giai thoại năm TSPDK vô làm giám khảo trung tâm thi tú tài toàn phần Saigon. Khóa 1 chỉ có 2 người đậu. Thầy Hoàng dạy Hóa học, người xứ Thủ là một trong hai người đậu khóa 1 kỳ thi đó. Hỏi về việc nầy thì thầy Nhượng giải thích: Khi nào ông anh chấm bài mà thấy thí sinh Tú tài mà viết sai văn phạm là sổ toẹt. Khi thi vấn đáp, hỏi chức phận của giới từ de, à, pour, par, en, dans mà ngắc ngứ là đi dìa học thi lại thi khóa hai.
Còn về dzụ đập bễ cây mandoline của cậu Cẩn chắc là có thật, bởi vì có lần tui hỏi thầy Nhượng: Thầy dạy học cực nhọc mà ít tiền. Sao thầy không hợp tác với Ban Thăng Long đở vất vả mà có tiền ?
Thầy bảo: Hồi trên chiến khu Việt Bắc, thầy là trưởng nhóm Thăng Long. Nhưng thầy thấy đi dạy học giúp ích các em được nhiều hơn. Còn thằng Cẩn thì nó mê đàn địch từ khi nhỏ. Nhìn thái độ của thầy thì hiểu thầy không đánh giá cao về “cái dzụ đàn địch” của ông em.
Cứ chiếu theo nề nếp gia phong: Cha là nhà văn, hai anh là nhà giáo thì chú Cẩn xướng ca là lạc loài!
Đó là chuyện kể trước khi có dzụ:
Nhà bè dạng háng tè he
Khánh Ngọc chờ đó,
Phạm Duy ăn chè
Nguyễn Nhơn
DZỢ
Ngày xưa ấy, mỗi khi trăng mờ lối đi,
Ta nắm tay nhau...lặng bước
Dưới rừng thông sương mờ Đà Lạt
Ngày tiểu đăng khoa, mặt nhìn mặt
mừng rở thỏa thuê
Hai tiếng “mình ơi” nghe ngọt sớt
Ngày đứa con đầu lòng ra đời
Mình số một của em bỗng nhiên
rớt xuống hạng hai
Ngày em năm mươi tuổi
Anh như cái bòng mờ
Cái gì cũng trớt quớt
Mần thơ hả?
Thơ của ông nặng mùi
nước m... Phan Thiết
Viết dzăng hả?
Chính tả, ngữ pháp còn chưa thông
Văn là văn cái gì?!
Thôi thì sách có chữ rằng
Nhứt dzợ, nhì trời
Lão nhơn tui được “bả”
xếp cho hạng ba cũng chỉ
thua trời một bực
Vậy là còn khá!
Chỉ e rồi đây bả lo o bế cháu
Bỏ anh già côi cút một mình
Mới thật là trớt he!
“ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề”
Đực Làng Bưng Cầu tả oán
Nguyễn Nhơn
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
BA ANH EM NHÀ HỌ PHẠM ( theo như tôi biết ) _ Nguyễn Nhơn
Niên khóa 1951-52, tôi học Đệ thất Trường tư thục Nguyễn Trãi, Thủ Dầu Một ( Bình Dương ). Thầy dạy Pháp văn là thầy Phạm Duy Nhượng, bào đệ của Thạc sĩ Phạm Duy Khiêm, từ ngoài Bắc mới vô Nam. Hồi đó, thiếu giáo sư, một mình thầy Nhượng dạy hầu như đủ bộ môn quan trọng để đi thi như Pháp văn, Toán, Lý hóa, Sinh vật.
Năm Đệ tứ niên 1955-56, là năm đầu tiên trong Nam mở cuộc thi Trung Học Đệ Nhất Cấp thay bằng Diplôme (DEPSI), tục gọi bằng Thành Chung. Thầy Nhượng bày ra chương trình học song ngữ để học trò thi một lượt cả 2 bằng Trung học Pháp-Việt.
Sách tiếng Pháp thì có sẳn. Bài học tiếng Việt thì thầy tự dịch, đánh lên stencil rồi in ronéo tay, nghĩa là thầy chế ra cái sàng căng stencil rồi lấy rouleau phết mực in. Tôi là học trò cưng của thầy nên cầm đầu vài trự lo in bài giúp thầy. Vì vậy nên la cà, gần gủi thầy, học hỏi cũng nhiều.
Về Việt văn, thầy biểu mua quyển Văn Nhân Việt Nam, đọc bài “ Người phu kéo xe “ của thân phụ Phạm Duy Tốn, nhà văn theo khuynh hướng xã hội đầu tiên của người Việt. ( Là chiện văn học chớ hổng phải dzụ chánh trị xã nghĩa như bây giờ)
Về Pháp văn, mua đọc quyển Les Légendes des Terres Sereines của bào huynh Phạm Duy Khiêm.
Về Việt văn, đọc bài người phu kéo xe để học cách hành văn đơn giản, minh bạch, gọn gàng, diễn đạt tình cảnh đáng thương của người phu kéo xe nghèo hèn, cực nhọc.
Về Pháp văn, quyển LLDTS gồm nhiều chuyện cổ tích VN. Thầy chọn hai chuyện, thiếu phụ Nam Xương và Hòn Vọng phu để so chiếu và giảng giải.
Câu La simplicité est la beauté là tôi học từ thầy Nhượng và quyển LLDTS nầy. Cái hay ở đây là viết bằng những mệnh đề độc lập ( propositions indépendantes) mà không rời rạc, lại gọn gàng sáng tỏ.
Thầy giảng chữ les terres sereines có ý nghĩa như là đất Việt tự ngàn năm. Hồi đó mà cho tui dịch cái tựa sách, tui dám dịch bay bướm: Huyền thoại XỨ RỒNG TIÊN chớ chẳng chơi.
Thầy ra đề người chinh phụ để học trò tư chọn sự tích thiếu phụ Nam Xương hay Hòn Vọng phu mà viết luận văn. Hầu hết đều viết bài theo sự tích TPNX cho nó có nhiều tình tiết, dễ viết. Tui chơi trèo chọn hòn vọng phu. Kết quả là thằng học trò làm biếng, viết chỉ có một trang giấy học trò mà được điểm lớn nhứt lớp trong khi bạn bè viết hai, ba, bốn trang giấy bề bề.
Cho nên cái câu, văn hay chẳng luận vắn dài là đúng lắm! Nói cho thật là chó ngáp phải ruồi. Thử thời mà lúc đó không học sử địa với thầy Lê Thương, nghe bài Hòn Vọng Phu của thầy thì làm sao lấy ý, lấy tình và câu chuyện để viết cho được.
Cho nên khi các bạn suy bì là thầy châm điểm không công bình, Nhơn ta còn tố lên: Là tau viết theo kiểu Les petits pòemes en prose của Baudelaire đó! Đừng tưởng chuyện đùa!
Mãi nhớ chuyện xưa thời đi học thành ra lạc đề. Trở lại chuyện Thạc sĩ PDK khe khắt thì trong Nam, lớp phụ huynh của tui còn nhắc giai thoại năm TSPDK vô làm giám khảo trung tâm thi tú tài toàn phần Saigon. Khóa 1 chỉ có 2 người đậu. Thầy Hoàng dạy Hóa học, người xứ Thủ là một trong hai người đậu khóa 1 kỳ thi đó. Hỏi về việc nầy thì thầy Nhượng giải thích: Khi nào ông anh chấm bài mà thấy thí sinh Tú tài mà viết sai văn phạm là sổ toẹt. Khi thi vấn đáp, hỏi chức phận của giới từ de, à, pour, par, en, dans mà ngắc ngứ là đi dìa học thi lại thi khóa hai.
Còn về dzụ đập bễ cây mandoline của cậu Cẩn chắc là có thật, bởi vì có lần tui hỏi thầy Nhượng: Thầy dạy học cực nhọc mà ít tiền. Sao thầy không hợp tác với Ban Thăng Long đở vất vả mà có tiền ?
Thầy bảo: Hồi trên chiến khu Việt Bắc, thầy là trưởng nhóm Thăng Long. Nhưng thầy thấy đi dạy học giúp ích các em được nhiều hơn. Còn thằng Cẩn thì nó mê đàn địch từ khi nhỏ. Nhìn thái độ của thầy thì hiểu thầy không đánh giá cao về “cái dzụ đàn địch” của ông em.
Cứ chiếu theo nề nếp gia phong: Cha là nhà văn, hai anh là nhà giáo thì chú Cẩn xướng ca là lạc loài!
Đó là chuyện kể trước khi có dzụ:
Nhà bè dạng háng tè he
Khánh Ngọc chờ đó,
Phạm Duy ăn chè
Nguyễn Nhơn
DZỢ
Ngày xưa ấy, mỗi khi trăng mờ lối đi,
Ta nắm tay nhau...lặng bước
Dưới rừng thông sương mờ Đà Lạt
Ngày tiểu đăng khoa, mặt nhìn mặt
mừng rở thỏa thuê
Hai tiếng “mình ơi” nghe ngọt sớt
Ngày đứa con đầu lòng ra đời
Mình số một của em bỗng nhiên
rớt xuống hạng hai
Ngày em năm mươi tuổi
Anh như cái bòng mờ
Cái gì cũng trớt quớt
Mần thơ hả?
Thơ của ông nặng mùi
nước m... Phan Thiết
Viết dzăng hả?
Chính tả, ngữ pháp còn chưa thông
Văn là văn cái gì?!
Thôi thì sách có chữ rằng
Nhứt dzợ, nhì trời
Lão nhơn tui được “bả”
xếp cho hạng ba cũng chỉ
thua trời một bực
Vậy là còn khá!
Chỉ e rồi đây bả lo o bế cháu
Bỏ anh già côi cút một mình
Mới thật là trớt he!
“ Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề”
Đực Làng Bưng Cầu tả oán
Nguyễn Nhơn