Truyện Ngắn & Phóng Sự
BA NGƯỜI BẠN 50 NĂM GẶP LẠI TẠI PARIS
BA NGƯỜI BẠN 50 NĂM GẶP LẠI TẠI PARIS
Ký sự - Trấn
văn Ngà
Lời Nói Đầu: Nhân đầu năm 2018, tôi viết lại
câu chuyện tình bạn đẹp tuyệt vời đã diễn ra cách đây 3 năm (2014) tại Paris giữa
3 chiến hữu già ở tuổi 80 lúc bấy giờ, cùng phụcvụ đầu tiên trong đời binh
nghiệp (1963) - Trung Đoàn 33 Bộ Binh, bên bờ sông Bảy Háp - Cà Mau. Anh Phạm Tùng
Linh, một bác sĩ y khoa được trưng dụng vào Quân Đội - anh Nguyễn Đình Bảo,
công chức Quan Thuế và tôi, Trần Văn Ngà, giáo sư trung học. Cả ba người bạn
cùng bị động viên (+ trưng tập), cùng tuổi, cùng đơn vị tác chiến, cùng hợp
tính nhau, đều có dịp sống và làm việc ở Sài Gòn trước ngày mất nước, riêng Bác
sĩ Phạm Tùng Linh mất vài năm đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ty Y Tế tỉnh Vĩnh Bình
cho đến ngày 30.4.1975.
Cả 5 năm được đổi về
Sài Gòn và trước đó từ năm 1964, tôi cũng chưa hề gặp lại, bạn Nguyễn Đình Bảo,
sau khi rời khỏi chức Trưởng Ty Quan Thuế An Giang về phục vụ ngành Quan Thuế
tại phi trường Tân Sơn Nhứt cho đến ngày 30.4.75. Và anh Linh từ Trung Đoàn 33
đổi về phục vụ Đại Đội 32 Lựa Thương, ở Vĩnh Long, Cả ba chúng tôi đều là người
tỵ nạn, ở Mỹ có anh Bảo và tôi, còn anh Linh ở Úc. Sau khi vợ qua đời, anh Linh
được một bà đầm Pháp "đưa chàng về dinh"ở Paris. Hai người biết và yêu
nhau qua "chơi" tìm bạn bốn phương thời trung học. Nàng tìm kiếm
chàng hàng chục năm sau 30.4.75, may mắn biết được chàng ở Úc, nàng bay qua
thăm viếng để biết mặt nhau sau hơn 40 năm yêu thầm nhớ trộm.
Nay rõ hoàn cảnh độc
thân của anh Linh, nàng đề nghị đưa chàng về sống chung ở Paris để có dịp nàng
"nâng khăn sửa túi" và gần gũi nhau cho thỏa tình ước mơ của thời
tuổi hoa niên khi chàng ở Nam Vang và Sài Gòn, còn nàng thì ở Paris.
Đến sống ở Paris với
người yêu đầu đời qua tìm bạn bốn phưong, anh Linh được người "tình bé bỏng"
năm xưa khuyến khích giúp đở, chàng học lại chuyên khoa vê tai mũi họng, ra bác
sĩ và phục vụ tại một bịnh viện lớn của Pháp, đã về hưu.
Khi ba anh em chúng
tôi gặp nhau lần đầu tại hải ngoại, đều ở tuổi xế chiều, nắng vàng đang lịm dần
ở cuối chân trời, quyển sổ thời gian của trần thế còn quá mỏng. Chúng tôi còn
tham lam mong ước được gặp nhau một lần nữa tại Hoa Kỳ, có đủ bộ "tam sên" ba người, chúng tôi sẽ
vô cùng mãn nguyện, hạnh phúc.
Anh Nguyễn Đình Bảo
đang ở gần San Francisco cũng đang có nhiều thứ bịnh già như tôi, còn anh Linh
khi vào tuổi 80, dù là bác sĩ "giỏi" cũng đành bó tay với bịnh rung
tay của bản thân.
Đang vào xuân 2018,
khí hậu ôn hòa dễ chịu cho tuổi già làm tôi nhớ nhiều quá khứ xa xưa, những ngày
đầu phục vụ tại chiến trường U Minh Hạ, Cà
Mau, vội ghi lại.
Chúng tôi ba đứa đồng tuế ở lứa tuổi 28 năm 1963, độc
thân vui tính, cùng phục vụ tại Trung Đoàn 33 Bộ Binh, thân quý nhau như ba
chàng Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mousquetaires). Những ngày xa xưa ấy như sống
lại trong ba chúng tôi khi gặp lại nhau tại Paris sau hơn 50 năm xa cách.
Cuộc trùng phùng vào cuối tháng 7 năm 2014 tại Paris -
Pháp Quốc mà chúng tôi ao ước và mong đợi hơn 2 năm khi chúng tôi biết địa chỉ
và số điện thoại của nhau.
Cả ba chúng tôi đều là cư dân Sàigòn trôi dạt về vùng đất
khỉ ho cò gáy ở miền cuối Việt Cà Mau làm quen với muỗi như sáo thổi và với
nước mặn đồng chua...
Những kỷ niệm khó quên tại cứ điểm Chà Là - Giá Ngựa, bên
bờ sông Bảy Háp năm 1963 và năm 1964 mà Trung Đoàn 33 đóng tại cứ điểm
quân sự này vụt hiện như cuốn phim dĩ vãng quay chậm trong tâm thức của ba
người lính già đang vào tuổi 80 tại thành phố Ba Lê hoa lệ của "Tháng 7
Mưa Ngâu" 2014...
******
Sông Trèm Trẹm ngàn đời vẫn đỏ,
Rừng U Minh muôn thuở còn xanh (nhà văn Dương Hà)
Nhớ lại kỷ niệm xưa - Trời tháng 10 năm 1963 trở lạnh vào sáng sớm và sương mù còn dày đặc bao trùm thị xã Cà Mau, dù lúc đó đã 9 giờ sáng, đúng giờ lên đường hành quân. Nhưng, có lệnh phải dời lại hơn 1 tiếng khi trời có nắng quang đãng, cuộc hành quân của Trung Đoàn 33 (thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh) mới rời tuyến xuất phát và tiến quân bằng đường sông và đường bộ vào vùng Chà Là - Giá Ngựa, ở ven sông BảyHáp, cách thị xã Cà Mau hơn 10 cây số.
Các đồn bót Địa Phương Quân và Nghĩa Quân ở dọc 2 bên bờ sông Bảy Háp bị cộng quân "nhổ" gần hết. Hai ông Quận Trưởng Cái Nưóc và Đầm Dơi thường ăn không ngon, ngủ không yên, cứ thay đổi hoài, không bị thương thì cũng chết trận, ít ai muốn làm Quận Trưởng ở đây.
(Hình bản đồ Cà Mau do VC vẽ nên có những tên quận lạ quắc: Trần Văn Thời, Phú Tân, Ngọc Hiển...Cà Mau Bắc giáp Rạch Giá, Đông giáp Bạc Liêu, Tây giáp Vịnh Thái Lan, Nam với Biển Đông)
Từ Thị xã Cà Mau, dọc theo sông Háp đi xuống quận Năm Căn, Việt cộng ngoài phục kích, bắn sẻ, còn thường đặt thủy lôi - chất nổ buộc vào các cọc cây nhỏ cắm sâu dưới mặt nước, đợi tàu vào tầm ngắm sát hại, chỉ cần một tên du kích, núp đâu đó bấm dây vào cục pin làm thủy lôi phát nổ và gây nhiều tổn thất.
Với nhiều kinh nghiệm hành quân ờ vùng sông rạch, sình lầy, Trung Tá Nguyễn Văn Thanh - Trung Đoàn Trưởng 33 BB giảng giải cách hành quân chậm mà an toàn cho đơn vị để cho thuộc cấp am tường nhằm đối phối với tình huống xấu xảy ra. Ông còn nhấn mạnh, dù di chuyển quân có 10 cây số mà ông dự trù phải mất từ 4 đến 5 giờ. Vì vậy, các đơn vị đến địa điểm đóng quân cũng khoảng 2-3 giờ chiều, binh lính sẽ mõi mệt, chỉ muốn nghỉ cho khỏe. Nhưng, ông nói: các anh em sĩ quan chỉ huy phải đôn đốc lính tráng đào công sự, giao thông hào xong, dựng lều trại đàng hoàng, bố trí canh gác chu đáo mới được tắm rửa lo cơm nước...dù nơi này muỗi vo ve như tháo thổi, ráng chịu cực ngày đầu
Lệnh ông ra còn nhắc nhở, tối đêm nay, quân mình mới đến, chắc chắn chểnh mảng trong công việc canh gác vì di chuyển cả ngày cực nhọc, đó là cơ hội quân địch tấn công để gây tiếng vang.
Y như rằng, đêm đó, khoảng 12 giờ khuya, nhớ lời ông Thầy, tôi, ngoài khẩu colt 45, còn mang theo cây carbine M1 phòng thân, đi đến vài vọng gác quan yếu, gần căn lều của ông Trung Đoàn Trường và của Quân Y. Hầu như nơi nào lính cũng ngủ gà ngủ gậc vì nơi này là các vọng gác vòng trong. Hơn nữa, đây là xứ muỗi nên các lính gác giặc đều có trùm đầu bằng túi lưới dễ làm buồn ngủ và cũng vì sau một ngày di hành mệt mõi nữa. Còn các vọng gác vòng ngoài như là tiền đồn, sát bờ rạch nhỏ phía sau, bên hông Bộ Chỉ Huy Hành Quân cây cối um tùm, các lính gác cảnh giác hơn và là gác đôi nữa, nếu địch xâm nhập sẽ lẽn vào vùng này trước nhứt...
Hơn 1 giờ sáng của đêm đầu đó, du kích VC khoảng 5, 7 tên lần mò đến vòng đai phòng thủ của Trung Đoàn bị phát hiện, lính gác giặc nả súng, chúng ném lại vài quả lựu đạn và bắn mấy phát súng, co giò lủi mất.
Trung Tá Thanh theo học khóa sĩ quan hiện dịch chính quy - Khóa 2 Đập Đá, cùng khóa với nhiều vị Tướng lãnh như Thiếu Tướng Hồ Văn Tố (Thủ Khoa), Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh (Tư Lệnh Quân Đoàn 4 - Tham Mưu Trưởng Liên Quân)...
Trung Tá Nguyễn Văn Thanh đeo lon Trung Tá từ năm 1963 và 12 năm sau, năm 1975 vẫn còn là Trung Tá già, có lệnh giải ngũ, bị VC nhốt tù một chục năm và tịch thu nhà cửa tài sản ở đường Pasteur Cần Thơ. Ra tù, cả gia đình bị lưu đày vào vùng "kinh tế mới" hoang vu nước phèn đồng chua ở mật khu cũ Hỏa Lựu (Tỉnh Chương Thiện xưa).
Vùng Chà Là - Giá Ngựa ở phiá cuối của Rừng U Minh Hạ cũng là
địa điểm nóng nhứt lúc bấy giờ trong địa bàn trách nhiệm của Sư Đoàn 21 Bộ Binh
- Khu 42 Chiến Thuật.
(H: TT Nguyễn Văn Thanh - qua đời năm 2016 tại Cần Thơ với tuổi 96)
Từ khi có sự hiện diện của Trung Đoàn 33 Bộ Binh ở vùng này, dân chúng địa phương tỏ ra vui mừng vì không còn sợ bị pháo kích tự do - vùng VC luôn hoạt động như công khai, thách thức các đơn vị địa phương. Các đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân cũng như 2 ông Quận Trưởng Đầm Dơi, Cái Nước nay hoàn toàn an tâm không còn lạnh cẳng như trước.
Các tàu ghe thương hồ tấp nập qua lại hàng ngày trước chỗ đóng quân của Trung Đoàn. Những điểm VC thường bắt buộc các ghe tàu buôn bán lưu thông từ Cà Mau đến quận Năm Căn phải ngừng lại nghe chúng tuyên truyền và đóng thuế. Con đường thủy này dài khoảng trên 30 cây số, nay có các đơn vị của các tiểu đoàn đã được lệnh đến các nơi đó phá bỏ các trạm kiểm soát của VC và bảo vệ an ninh lộ trình rất tốt đẹp.
Công tác của Trung Đoàn 33 BB thời điểm đó cũng tương đối nhàn nhã mà tôi được lệnh luôn đẩy mạnh công tác dân sự vụ phát quà, phát thuốc, nhứt là thuốc chloroquine chống sốt rét vì nơi này là vùng có muỗi nhiều, cái ổ của bệnh sốt rét.
Một điều đáng lưu ý nhứt là nhà nào nhà nấy chỉ có các cụ lớn tuổi, đàn bà và nhiều trẻ con nheo nhóc mà không thấy có người đàn ông trẻ và trung niên cùng sống chung.
Ban 2 và Ban 5 của tôi biết rõ, chồng của những thiếu phụ và cha của các đám trẻ đều là du kich VC, ban ngày rút vào bưng hay mật khu, ban đêm mò về nhận tiếp tế tình và thức ăn cũng như thu thập tin tức...
Lúc bấy giờ, tại vùng Giá Ngựa cũng như cả rừng U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang - Rạch Giá) và rừng U Minh Hạ (thuộc tỉnh An Xuyên - Cà Mau), các đơn vị địa phương và du kích VC nằm im không có hoạt động gì đáng kể. Năm 1963, các cuộc hành quân cấp tiểu đoàn và trung đoàn thường đi cả ngày mà chẳng gặp sự chống cự quan trọng nào của VC. Thỉnh thoảng các đơn vị hành quân tịch thu được các kho vũ khí nhỏ của VC gồm toàn mìn nội hóa, chông, súng ngựa trời, súng 2 nòng, súng Mas 36 cũ kỹ của Pháp thời Đệ Nhị Thế Chiến. Phải nói rằng các đơn vị chủ lực quân đi hành quân ở vùng này như đi "thăm dân cho biết sự tình", không có lần nào đụng độ đáng kể với VC.
Trước đó, chỉ có địa phương quân và nghĩa quân đóng đồn bót, VC thường lợi dụng đêm tối tấn kích bằng mìn và thường dùng nội công ngoại kích nhổ các nút chặn đó hoặc phục kích đặt mìn sát hại các ông quận, ông xã...như cơm bữa. Nay, có cả 1 trung đoàn thiện chiến của Sư Đoàn 21 BB về trấn đóng vùng này nên sinh hoạt thường ngày hoàn toàn nhộn nhịp khởi sắc và các ông tỉnh, quận, xã thường ngủ yên giấc.
Nhưng, sau khi có cuộc chính biến 1.11.1963 chừng vài tuần, tình hình chiến sự vùng này sôi nổi lên. Các cuộc hành quân thường chạm địch và tịch thu nhiều vũ khí mới có cả súng cối 82 ly, trung tiểu liên, súng bá đỏ CKC mới toanh của cộng sản Bắc Việt vận tải bằng đường biển vào vùng này.
Cuộc chiến bắt đầu leo thang. Từ cuối tháng 12 năm 1963, tin tình báo dồn dập, nhiều đơn vị lớn cấp tiểu đoàn VC thường "bôn tập" về gần 2 quận Cái Nước, Đầm Dơi, chúng có âm mưu tấn kích chiếm 2 quận này, như trước đây chúng đã từng thực hiện. Tin tình báo của Sư Đoàn cũng gởi xuống cho biết tình hình địch đang trên đà tăng thêm nhiều quân số và được trang bị võ khí mới. Sư Đoàn chỉ thị Trung Đoàn phải tung ra hàng ngày các cuộc hành quân tảo thanh các vùng sâu vùng xa mà VC thường về trú quân với âm mưu mở đợt tấn công lớn vào hai quận Cái Nước, Đầm Dơi và xa hơn nữa là quận Thới Bình, quận Sông Ông Đốc...
Trong mấy ngày Tết, từ 6 giờ chiều, tôi và Trưởng Ban 2 Trung Đoàn - Thiếu úy Nguyễn Minh Châu dẫn theo vài anh khinh binh đi kiểm soát tất cả các nơi canh gác, nơi ngủ nghỉ của lính tráng dẹp các sòng bài và các bàn nhậu linh tinh. Chúng tôi đề cao cảnh giác cao độ vì thấy có nhiều hiện tượng như có nhiều phụ nữ ăn diện đẹp mời hay các cụ cao niên cũng mời chúng tôi hay anh em lính tráng ăn nhậu thoải mái tại nhiều nhà dân gần nơi đóng quân mà trước đó không có chuyện mời mọc này.
Ngày Mồng Một Tết năm đó, hình như rơi vào cuối tháng 1 dương lịch, năm 1964. Vùng Chà Là Giá Ngựa là cái ổ của VC hoạt động từ thời kháng chiến chống Pháp và cũng là nơi gần điểm tập kết của Việt Minh cộng sản rút ra Bắc sau Hiệp Định Genève năm 1954.
Sau Tết Nguyên Đán khoảng 1 tuần, chúng tôi nếm trải một trận pháo kích kinh hoàng mà suốt 10 năm qua, từ năm 1955 đến năm 1964 VC chưa bao giờ thực hiện tại vùng này kể cả toàn Vùng 4 Chiến Thuật. Thời gian VC im lặng mai phục, điều nghiên học tập và xâm nhập sâu vào các vùng bưng, mật khu cũ, thiết đặt lại đường dây liên lạc của Việt minh cộng sản năm xưa hoàn tất, chúng mới phát động tấn kích Trung Đoàn 33 BB.
Lúc 1 giờ sáng, đang ngủ, tôi bỗng giựt mình tĩnh giấc nghe liên tiếp mấy tiếng ụp ụp, tương đối gần, tíc tắc sau, ba tiếng nổ kinh hoàng rơi ba địa điểm khác nhau, một rơi gần 2 khẩu pháo 105 ly, một rơi trúng vào cần ang ten của Ban Truyền Tin và một rơi gần câu lạc bộ - phòng ăn của sĩ quan.
Từ hầm ngủ cũng là hầm chỉ huy của Trung Tá Trung Đoàn Trưởng, ông ra lệnh Pháo Binh phản pháo và súng cối 81 ly cơ hữu của BCH Trung Đoàn cũng phản pháo những điểm đã ước tính trước, VC có thể đặt súng cối pháo kích vào BCH. Phản pháo đang chuẩn bị, liên tiếp hàng chục trái đạn cối khác tiếp tục rơi ào ào xuống khu vực đóng quân của Trung Đoàn, cũng như có vài quả rơi tõm xuống sông. May không có trái đạn pháo nào rớt gây thiệt hại nặng, chỉ có quả pháo đầu tiên rơi trúng Trung Tâm Truyền Tin làm cho một hạ sĩ quan trực bị thương nặng, chết sau đó chừng nửa tiếng và có 2 máy truyền tin liên lạc với Sư Đoàn và liên lạc nội bộ của Trung Đoàn hoàn toàn bị hư hỏng, được thay thế ngay máy dự phòng.
Tiếp theo, VC pháo kích đợt 3 cũng chừng một chục quả nữa, nhưng không quả đạn nào rơi vào mục tiêu BCH Trung Đoàn như trước, có lẽ chúng bị phản pháo dữ dội và chính xác nên chúng vác súng cối chạy đến chỗ khác và cũng bắn cho có, không tính toán được tầm bắn như trước...
Cả năm 1963, Trung Đoàn 33 là đơn vị lưu động, nay hành quân ở vùng Thất Sơn, mai hành quân ở U Minh Thượng - Rạch Giá. Ngày khác lại hành quân sang vùng quận Hà Tiên hoặc hành quân quanh khu nhà máy sản xuất xi măng Kiên Lương - Hà Tiên.
Có thể nói Trung Đoàn 33 BB lúc bây giờ là đơn vị xung kích
lưu động luôn mở các cuộc hành quân do Sư Đoàn 21 chỉ định, những nơi xung yếu
mà VC thường xuất hiện...
(H: Từ trái sang phải: Nguyễn Đình Bảo - Phạm Tùng
Linh & Trần Văn Ngà).
Từ giữa năm 1963, Y sĩ Trung Úy Phạm Tùng Linh đổi về Trung Đoàn 33 thay thế Y sĩ Trung Úy Trần Duy Tự (sau là Dân Biểu QH/VNCH, đang định cư tại Las Vegas), tôi và anh Linh thật thân nhau từ sau cuộc VC pháo kích đầu năm 1964 tại Chà Là.
Vài tháng sau, Thiếu Úy Nguyễn Đình Bảo, gốc Quan Thuế cùng học Khóa 13 Thủ Đức như tôi, nay về phục vụ tại Đại Đội Trọng Pháo Trung Đoàn 33 BB, tôi lại có thêm người bạn thân mới cùng phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33.
Trước đây, 3 sĩ quan trẻ nhứt của Bộ Chị Trung Đoàn 33 có Bác sĩ Phạm Tùng Linh, Thiếu Úy Nguyễn Minh Châu (Khóa 11 Thủ Đức) và Thiếu úy Trần Văn Ngà. Nay Châu thuyên chuyển về Sài Gòn, có Bảo trám vào chỗ cho đủ "Ba chàng ngự lâm pháo thủ", chúng tôi thường ví von như thế.
Không có tình nào cao đẹp so với tình chiến hữu trong
thời chiến. Chúng tôi quý mến nhau, thân thiết như anh em ruột và thêm vào đó
là tình huynh đệ chi binh, chêt sống bên nhau.
Sau khi rời khỏi Chà Là, tôi được thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 ở Cần Thơ, Bác sĩ Linh thuyên chuyển về Đại Đội 32 Lựa Thương, căn cứ ở Vĩnh Long, còn Bảo được Tổng Nha Quan Thuế xin biệt phái về lại nhiệm sở cũ , có một thời Bảo làm Trưởng Ty Quan Thuế tỉnh An Giang.
Trước khi mất nước vào ngày 30.4.1975, Bảo đang làm việc ngành Quan Thuế tại phi trường Tân Sơn Nhất, Bác sĩ Linh đang là Y Sĩ Thiếu Tá, được biệt phái về Bộ Y Tế giữ chức vụ Trưởng Ty Y Tế tỉnh Vĩnh Bình cho đến ngày 30.4.1975, còn tôi đang phục vụ tại Biệt Khu Thủ Đô với chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến.
Có điều kỳ quặc, sau khi rời chỗ ghi dấu nhiều kỷ niệm nhứt trong đời quân ngũ của ba chúng tôi tại cứ điểm Chà Là, chúng tôi cùng làm việc ở Vùng 4 Chiến Thuật mà lại ít có dịp gặp nhau.
Khi chúng tôi làm việc ở Sài Gòn, tôi phục vụ tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (sau về Biệt Khu Thủ Đô) đi họp báo hàng ngày phổ biến tin chiến sự tại Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí ở góc đường Lê Lợi và đường Tự Do. Các nhà hàng từ La Pagode, đến Givral, Brodard hay bên kia đường là Continental, tôi thường đi ăn uống với nhiều người bạn làm báo Việt Ngữ hoặc báo ngoại quốc. Anh Bảo và anh Linh cũng thường rủ rê đi ăn uống ở những nhà hàng quen thuộc này mà chúng tôi lại không gặp nhau cho đủ bộ ba như ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ khi còn ở Chà Là.
Anh Bảo sang định cư ở Hoa Kỳ bằng vượt biên, làm việc trong hảng máy bay United tại phi trường San Francisco trên 20 năm, cách nhau 2 giờ lái xe. Thế mà, tôi ở Sacramento, cũng chẳng hề gặp nhau cho đến cách nay hơn 1 năm chúng tôi biết được nhau qua điện thoại và từ đó chúng tôi 2 đứa lại hứa hẹn có ngày đi thăm anh Linh ở Paris vì tôi cũng vừa biết số điện thoại của Linh cách đó không lâu.
Bá Lê hoa lệ sắp vào thu, lá chưa vàng rơi, trời thu chưa se
lạnh, tôi sang
Sau khi ở tù ra, anh Linh vượt biên sang Úc. Sau khi vợ anh Linh mất, anh đang buồn lo, bổng có "tin vui trong giờ tuyệt vọng", có một người bạn gái năm xưa khi anh còn học trung học Pháp Descartes ở Nam Vang (như trường Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn), anh có chơi correpondance trên báo Pháp, hình thức "Tìm bạn bốn phương" của báo Việt ngữ ở Sài gòn thời đó, thập niên 50. Một cô gái Pháp tuổi cập kê có tên là Marchand cũng đang tìm bạn bốn phương người Việt, hai cô cậu làm quen nhau và trao nhau thư tình qua lại và hứa hẹn tương lai sẽ là chim liền cánh, cây liền cành...
Nhưng, thế cuộc đổi thay, năm 1954, Hiệp Định Genève ra đời, quân Pháp rút khỏi Đông Dương, anh Linh cùng gia đình cũng khăn gói trở về Việt Nam sinh sống. Sau đó chàng và nàng không còn liên lạc được với nhau.
Khi lấy xong bằng tú tài 2 Pháp - Bac Philo, anh Linh thi đậu vào trường thuốc - y khoa và miệt mài trên ghế đại học, quá bận bịu việc học hành, anh Linh như quên người đẹp Phá Lăng Xa năm xưa. Hay nói cách khác, anh không thể nào còn liên lạc được với người yêu ngàn trùng xa cách nữa, nên chuyện yêu đương trai gái của tuổi trẻ như "xếp tàn y lại để dành hơi".
Anh Linh tốt nghiệp Đại học Y khoa vừa xong, anh bị trưng tập vào Quân Đội, sau mấy tháng học quân sự, anh được gắn lon Trung Úy và đơn vị Quân Đội đầu tiên anh phục vụ là Trung Đoàn 33 Bộ Binh.
Chuyện tình của anh Linh với nàng Marchand của anh như Truyện Kiều với "Tái hồi Kim Trọng". Nhưng, chuyện tình Linh - Marchand cao đẹp có hậu hơn nhiều đối với mối tình Thúy Kiều - Kim Trọng. Cô Marchand đã yêu chàng Linh từ tuổi 16 đến ngày 2 người lấy nhau chánh thức mất gần 40 năm xa cách trong đợi chờ tìm kiếm và chưa hề gặp nhau lần nào trước đó, nghĩa là 2 người "yêu chay", chỉ yêu nhau trong tâm thức của nhau với các bức thư tình qua lại.
Nàng Marchand với tấm chân tình sắt son, nay thành gái lở thời (vieille fille) chi mong tìm gặp người yêu mà nàng tin chắc rằng thế nào cũng sẽ gặp chàng và cả 2 sẽ mãi mãi yêu và sống bên nhau suốt cuộc đời còn lại. Nàng đã bỏ công sức gần 20 năm tìm chàng qua sở di trú và Bộ Ngoại Giao Pháp. Marchand dò tìm danh sách người Việt đang xin tỵ nạn tại Pháp, nếu gặp họ Phạm và chữ lót Tùng. Nàng tin như đóng cột cái họ Phạm Tùng chỉ có mình chàng có hay dòng họ chàng mà thôi.
Duyên tiền định, một ngày đẹp trời, nàng Marchand xinh đẹp năm
xưa tìm được người Việt họ Phạm có chữ lót Tùng đang định cư tại Pháp. Thế là manh
mối nàng đã tìm ra, đó là em trai của anh Phạm Tùng Linh. Qua liên lạc với người
em của người yêu trong mộng, biết chàng đang ở Úc độc thân, vợ mất, Marchand vội
bốc điện thoại liên lạc với Linh ngay. Không lâu sau đó, nàng lấy vé máy bay tức
tốc sang Úc gặp lại chàng và mối tình muộn sau gần 40 năm lại thăng hoa như ánh
sáng hỏa châu trên nền trời xanh thẳm... Nay, người con gái lở thời đáng quý, đẹp
duyên với chàng trai vợ mất, cả hai đều ở lứa tuổi trên 50, không ai tin trên đời
này lại có mối tình cao đẹp hy hữu, tuyệt vời như vậy...
(Chuyện tình đẹp của anh Linh và Marchand, tôi sẽ viết 1 bài khác).
Nàng Marchand rước chàng Linh từ Úc Châu "về dinh" ở Paris và chàng yên tâm có "người yêu lý tưởng" bên cạnh giúp đở, chàng quyết chí theo học lại ngành Y với cái tuổi trên 50 và học luôn chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Anh Linh với nghề đốc tờ tai mũi họng làm việc suốt mười mấy
năm ở
Ba anh em chúng tôi, Linh - Bảo - Ngà gặp nhau tại Paris, dù ở riêng, chúng tôi dành nhiều thì giờ gặp nhau hàn huyên tâm sự đủ thứ chuyện, từ chuyện tình, làm việc và chuyện tù, vượt biên sinh sống tại nước ngoài..., khi tại nhà anh chị Linh hay tại nhà cháu tôi hoặc ở nhà hàng...chúng tôi tha hồ mà ôn nhắc lại kỷ niệm xưa, 50 năm trôi qua quá nhanh như là một giấc mộng.
Thật tình mà nói, tôi không biết trúng số độc đắc mừng như thế nào, vì tôi chưa trúng số. Còn chuyện tôi gặp anh chị Linh và anh Bảo tại Paris quả thực sự vui mừng đến với chúng tôi vô cùng lớn lao, tuyệt vời vì cả ba chàng Ngư Lâm Pháo Thủ năm xưa, nay chân mõi gối chùng và mỗi người không có bịnh này thì có bịnh khác và con đường thuyên chuyển về Vùng 5 Chiến Thuật không còn xa nữa, hy vọng chúng tôi gặp nhau lần này tại thành phố Ba Lê hoa lệ sẽ không phải là lần gặp cuối vậy.@
Ký sự của Trần Văn Ngà (HNPD)
Sacramento ngày 1.1.2018)
BA NGƯỜI BẠN 50 NĂM GẶP LẠI TẠI PARIS
BA NGƯỜI BẠN 50 NĂM GẶP LẠI TẠI PARIS
Ký sự - Trấn
văn Ngà
Lời Nói Đầu: Nhân đầu năm 2018, tôi viết lại
câu chuyện tình bạn đẹp tuyệt vời đã diễn ra cách đây 3 năm (2014) tại Paris giữa
3 chiến hữu già ở tuổi 80 lúc bấy giờ, cùng phụcvụ đầu tiên trong đời binh
nghiệp (1963) - Trung Đoàn 33 Bộ Binh, bên bờ sông Bảy Háp - Cà Mau. Anh Phạm Tùng
Linh, một bác sĩ y khoa được trưng dụng vào Quân Đội - anh Nguyễn Đình Bảo,
công chức Quan Thuế và tôi, Trần Văn Ngà, giáo sư trung học. Cả ba người bạn
cùng bị động viên (+ trưng tập), cùng tuổi, cùng đơn vị tác chiến, cùng hợp
tính nhau, đều có dịp sống và làm việc ở Sài Gòn trước ngày mất nước, riêng Bác
sĩ Phạm Tùng Linh mất vài năm đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ty Y Tế tỉnh Vĩnh Bình
cho đến ngày 30.4.1975.
Cả 5 năm được đổi về
Sài Gòn và trước đó từ năm 1964, tôi cũng chưa hề gặp lại, bạn Nguyễn Đình Bảo,
sau khi rời khỏi chức Trưởng Ty Quan Thuế An Giang về phục vụ ngành Quan Thuế
tại phi trường Tân Sơn Nhứt cho đến ngày 30.4.75. Và anh Linh từ Trung Đoàn 33
đổi về phục vụ Đại Đội 32 Lựa Thương, ở Vĩnh Long, Cả ba chúng tôi đều là người
tỵ nạn, ở Mỹ có anh Bảo và tôi, còn anh Linh ở Úc. Sau khi vợ qua đời, anh Linh
được một bà đầm Pháp "đưa chàng về dinh"ở Paris. Hai người biết và yêu
nhau qua "chơi" tìm bạn bốn phương thời trung học. Nàng tìm kiếm
chàng hàng chục năm sau 30.4.75, may mắn biết được chàng ở Úc, nàng bay qua
thăm viếng để biết mặt nhau sau hơn 40 năm yêu thầm nhớ trộm.
Nay rõ hoàn cảnh độc
thân của anh Linh, nàng đề nghị đưa chàng về sống chung ở Paris để có dịp nàng
"nâng khăn sửa túi" và gần gũi nhau cho thỏa tình ước mơ của thời
tuổi hoa niên khi chàng ở Nam Vang và Sài Gòn, còn nàng thì ở Paris.
Đến sống ở Paris với
người yêu đầu đời qua tìm bạn bốn phưong, anh Linh được người "tình bé bỏng"
năm xưa khuyến khích giúp đở, chàng học lại chuyên khoa vê tai mũi họng, ra bác
sĩ và phục vụ tại một bịnh viện lớn của Pháp, đã về hưu.
Khi ba anh em chúng
tôi gặp nhau lần đầu tại hải ngoại, đều ở tuổi xế chiều, nắng vàng đang lịm dần
ở cuối chân trời, quyển sổ thời gian của trần thế còn quá mỏng. Chúng tôi còn
tham lam mong ước được gặp nhau một lần nữa tại Hoa Kỳ, có đủ bộ "tam sên" ba người, chúng tôi sẽ
vô cùng mãn nguyện, hạnh phúc.
Anh Nguyễn Đình Bảo
đang ở gần San Francisco cũng đang có nhiều thứ bịnh già như tôi, còn anh Linh
khi vào tuổi 80, dù là bác sĩ "giỏi" cũng đành bó tay với bịnh rung
tay của bản thân.
Đang vào xuân 2018,
khí hậu ôn hòa dễ chịu cho tuổi già làm tôi nhớ nhiều quá khứ xa xưa, những ngày
đầu phục vụ tại chiến trường U Minh Hạ, Cà
Mau, vội ghi lại.
Chúng tôi ba đứa đồng tuế ở lứa tuổi 28 năm 1963, độc
thân vui tính, cùng phục vụ tại Trung Đoàn 33 Bộ Binh, thân quý nhau như ba
chàng Ngự Lâm Pháo Thủ (Les Trois Mousquetaires). Những ngày xa xưa ấy như sống
lại trong ba chúng tôi khi gặp lại nhau tại Paris sau hơn 50 năm xa cách.
Cuộc trùng phùng vào cuối tháng 7 năm 2014 tại Paris -
Pháp Quốc mà chúng tôi ao ước và mong đợi hơn 2 năm khi chúng tôi biết địa chỉ
và số điện thoại của nhau.
Cả ba chúng tôi đều là cư dân Sàigòn trôi dạt về vùng đất
khỉ ho cò gáy ở miền cuối Việt Cà Mau làm quen với muỗi như sáo thổi và với
nước mặn đồng chua...
Những kỷ niệm khó quên tại cứ điểm Chà Là - Giá Ngựa, bên
bờ sông Bảy Háp năm 1963 và năm 1964 mà Trung Đoàn 33 đóng tại cứ điểm
quân sự này vụt hiện như cuốn phim dĩ vãng quay chậm trong tâm thức của ba
người lính già đang vào tuổi 80 tại thành phố Ba Lê hoa lệ của "Tháng 7
Mưa Ngâu" 2014...
******
Sông Trèm Trẹm ngàn đời vẫn đỏ,
Rừng U Minh muôn thuở còn xanh (nhà văn Dương Hà)
Nhớ lại kỷ niệm xưa - Trời tháng 10 năm 1963 trở lạnh vào sáng sớm và sương mù còn dày đặc bao trùm thị xã Cà Mau, dù lúc đó đã 9 giờ sáng, đúng giờ lên đường hành quân. Nhưng, có lệnh phải dời lại hơn 1 tiếng khi trời có nắng quang đãng, cuộc hành quân của Trung Đoàn 33 (thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh) mới rời tuyến xuất phát và tiến quân bằng đường sông và đường bộ vào vùng Chà Là - Giá Ngựa, ở ven sông BảyHáp, cách thị xã Cà Mau hơn 10 cây số.
Các đồn bót Địa Phương Quân và Nghĩa Quân ở dọc 2 bên bờ sông Bảy Háp bị cộng quân "nhổ" gần hết. Hai ông Quận Trưởng Cái Nưóc và Đầm Dơi thường ăn không ngon, ngủ không yên, cứ thay đổi hoài, không bị thương thì cũng chết trận, ít ai muốn làm Quận Trưởng ở đây.
(Hình bản đồ Cà Mau do VC vẽ nên có những tên quận lạ quắc: Trần Văn Thời, Phú Tân, Ngọc Hiển...Cà Mau Bắc giáp Rạch Giá, Đông giáp Bạc Liêu, Tây giáp Vịnh Thái Lan, Nam với Biển Đông)
Từ Thị xã Cà Mau, dọc theo sông Háp đi xuống quận Năm Căn, Việt cộng ngoài phục kích, bắn sẻ, còn thường đặt thủy lôi - chất nổ buộc vào các cọc cây nhỏ cắm sâu dưới mặt nước, đợi tàu vào tầm ngắm sát hại, chỉ cần một tên du kích, núp đâu đó bấm dây vào cục pin làm thủy lôi phát nổ và gây nhiều tổn thất.
Với nhiều kinh nghiệm hành quân ờ vùng sông rạch, sình lầy, Trung Tá Nguyễn Văn Thanh - Trung Đoàn Trưởng 33 BB giảng giải cách hành quân chậm mà an toàn cho đơn vị để cho thuộc cấp am tường nhằm đối phối với tình huống xấu xảy ra. Ông còn nhấn mạnh, dù di chuyển quân có 10 cây số mà ông dự trù phải mất từ 4 đến 5 giờ. Vì vậy, các đơn vị đến địa điểm đóng quân cũng khoảng 2-3 giờ chiều, binh lính sẽ mõi mệt, chỉ muốn nghỉ cho khỏe. Nhưng, ông nói: các anh em sĩ quan chỉ huy phải đôn đốc lính tráng đào công sự, giao thông hào xong, dựng lều trại đàng hoàng, bố trí canh gác chu đáo mới được tắm rửa lo cơm nước...dù nơi này muỗi vo ve như tháo thổi, ráng chịu cực ngày đầu
Lệnh ông ra còn nhắc nhở, tối đêm nay, quân mình mới đến, chắc chắn chểnh mảng trong công việc canh gác vì di chuyển cả ngày cực nhọc, đó là cơ hội quân địch tấn công để gây tiếng vang.
Y như rằng, đêm đó, khoảng 12 giờ khuya, nhớ lời ông Thầy, tôi, ngoài khẩu colt 45, còn mang theo cây carbine M1 phòng thân, đi đến vài vọng gác quan yếu, gần căn lều của ông Trung Đoàn Trường và của Quân Y. Hầu như nơi nào lính cũng ngủ gà ngủ gậc vì nơi này là các vọng gác vòng trong. Hơn nữa, đây là xứ muỗi nên các lính gác giặc đều có trùm đầu bằng túi lưới dễ làm buồn ngủ và cũng vì sau một ngày di hành mệt mõi nữa. Còn các vọng gác vòng ngoài như là tiền đồn, sát bờ rạch nhỏ phía sau, bên hông Bộ Chỉ Huy Hành Quân cây cối um tùm, các lính gác cảnh giác hơn và là gác đôi nữa, nếu địch xâm nhập sẽ lẽn vào vùng này trước nhứt...
Hơn 1 giờ sáng của đêm đầu đó, du kích VC khoảng 5, 7 tên lần mò đến vòng đai phòng thủ của Trung Đoàn bị phát hiện, lính gác giặc nả súng, chúng ném lại vài quả lựu đạn và bắn mấy phát súng, co giò lủi mất.
Trung Tá Thanh theo học khóa sĩ quan hiện dịch chính quy - Khóa 2 Đập Đá, cùng khóa với nhiều vị Tướng lãnh như Thiếu Tướng Hồ Văn Tố (Thủ Khoa), Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh (Tư Lệnh Quân Đoàn 4 - Tham Mưu Trưởng Liên Quân)...
Trung Tá Nguyễn Văn Thanh đeo lon Trung Tá từ năm 1963 và 12 năm sau, năm 1975 vẫn còn là Trung Tá già, có lệnh giải ngũ, bị VC nhốt tù một chục năm và tịch thu nhà cửa tài sản ở đường Pasteur Cần Thơ. Ra tù, cả gia đình bị lưu đày vào vùng "kinh tế mới" hoang vu nước phèn đồng chua ở mật khu cũ Hỏa Lựu (Tỉnh Chương Thiện xưa).
Vùng Chà Là - Giá Ngựa ở phiá cuối của Rừng U Minh Hạ cũng là
địa điểm nóng nhứt lúc bấy giờ trong địa bàn trách nhiệm của Sư Đoàn 21 Bộ Binh
- Khu 42 Chiến Thuật.
(H: TT Nguyễn Văn Thanh - qua đời năm 2016 tại Cần Thơ với tuổi 96)
Từ khi có sự hiện diện của Trung Đoàn 33 Bộ Binh ở vùng này, dân chúng địa phương tỏ ra vui mừng vì không còn sợ bị pháo kích tự do - vùng VC luôn hoạt động như công khai, thách thức các đơn vị địa phương. Các đơn vị Địa Phương Quân, Nghĩa Quân cũng như 2 ông Quận Trưởng Đầm Dơi, Cái Nước nay hoàn toàn an tâm không còn lạnh cẳng như trước.
Các tàu ghe thương hồ tấp nập qua lại hàng ngày trước chỗ đóng quân của Trung Đoàn. Những điểm VC thường bắt buộc các ghe tàu buôn bán lưu thông từ Cà Mau đến quận Năm Căn phải ngừng lại nghe chúng tuyên truyền và đóng thuế. Con đường thủy này dài khoảng trên 30 cây số, nay có các đơn vị của các tiểu đoàn đã được lệnh đến các nơi đó phá bỏ các trạm kiểm soát của VC và bảo vệ an ninh lộ trình rất tốt đẹp.
Công tác của Trung Đoàn 33 BB thời điểm đó cũng tương đối nhàn nhã mà tôi được lệnh luôn đẩy mạnh công tác dân sự vụ phát quà, phát thuốc, nhứt là thuốc chloroquine chống sốt rét vì nơi này là vùng có muỗi nhiều, cái ổ của bệnh sốt rét.
Một điều đáng lưu ý nhứt là nhà nào nhà nấy chỉ có các cụ lớn tuổi, đàn bà và nhiều trẻ con nheo nhóc mà không thấy có người đàn ông trẻ và trung niên cùng sống chung.
Ban 2 và Ban 5 của tôi biết rõ, chồng của những thiếu phụ và cha của các đám trẻ đều là du kich VC, ban ngày rút vào bưng hay mật khu, ban đêm mò về nhận tiếp tế tình và thức ăn cũng như thu thập tin tức...
Lúc bấy giờ, tại vùng Giá Ngựa cũng như cả rừng U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang - Rạch Giá) và rừng U Minh Hạ (thuộc tỉnh An Xuyên - Cà Mau), các đơn vị địa phương và du kích VC nằm im không có hoạt động gì đáng kể. Năm 1963, các cuộc hành quân cấp tiểu đoàn và trung đoàn thường đi cả ngày mà chẳng gặp sự chống cự quan trọng nào của VC. Thỉnh thoảng các đơn vị hành quân tịch thu được các kho vũ khí nhỏ của VC gồm toàn mìn nội hóa, chông, súng ngựa trời, súng 2 nòng, súng Mas 36 cũ kỹ của Pháp thời Đệ Nhị Thế Chiến. Phải nói rằng các đơn vị chủ lực quân đi hành quân ở vùng này như đi "thăm dân cho biết sự tình", không có lần nào đụng độ đáng kể với VC.
Trước đó, chỉ có địa phương quân và nghĩa quân đóng đồn bót, VC thường lợi dụng đêm tối tấn kích bằng mìn và thường dùng nội công ngoại kích nhổ các nút chặn đó hoặc phục kích đặt mìn sát hại các ông quận, ông xã...như cơm bữa. Nay, có cả 1 trung đoàn thiện chiến của Sư Đoàn 21 BB về trấn đóng vùng này nên sinh hoạt thường ngày hoàn toàn nhộn nhịp khởi sắc và các ông tỉnh, quận, xã thường ngủ yên giấc.
Nhưng, sau khi có cuộc chính biến 1.11.1963 chừng vài tuần, tình hình chiến sự vùng này sôi nổi lên. Các cuộc hành quân thường chạm địch và tịch thu nhiều vũ khí mới có cả súng cối 82 ly, trung tiểu liên, súng bá đỏ CKC mới toanh của cộng sản Bắc Việt vận tải bằng đường biển vào vùng này.
Cuộc chiến bắt đầu leo thang. Từ cuối tháng 12 năm 1963, tin tình báo dồn dập, nhiều đơn vị lớn cấp tiểu đoàn VC thường "bôn tập" về gần 2 quận Cái Nước, Đầm Dơi, chúng có âm mưu tấn kích chiếm 2 quận này, như trước đây chúng đã từng thực hiện. Tin tình báo của Sư Đoàn cũng gởi xuống cho biết tình hình địch đang trên đà tăng thêm nhiều quân số và được trang bị võ khí mới. Sư Đoàn chỉ thị Trung Đoàn phải tung ra hàng ngày các cuộc hành quân tảo thanh các vùng sâu vùng xa mà VC thường về trú quân với âm mưu mở đợt tấn công lớn vào hai quận Cái Nước, Đầm Dơi và xa hơn nữa là quận Thới Bình, quận Sông Ông Đốc...
Trong mấy ngày Tết, từ 6 giờ chiều, tôi và Trưởng Ban 2 Trung Đoàn - Thiếu úy Nguyễn Minh Châu dẫn theo vài anh khinh binh đi kiểm soát tất cả các nơi canh gác, nơi ngủ nghỉ của lính tráng dẹp các sòng bài và các bàn nhậu linh tinh. Chúng tôi đề cao cảnh giác cao độ vì thấy có nhiều hiện tượng như có nhiều phụ nữ ăn diện đẹp mời hay các cụ cao niên cũng mời chúng tôi hay anh em lính tráng ăn nhậu thoải mái tại nhiều nhà dân gần nơi đóng quân mà trước đó không có chuyện mời mọc này.
Ngày Mồng Một Tết năm đó, hình như rơi vào cuối tháng 1 dương lịch, năm 1964. Vùng Chà Là Giá Ngựa là cái ổ của VC hoạt động từ thời kháng chiến chống Pháp và cũng là nơi gần điểm tập kết của Việt Minh cộng sản rút ra Bắc sau Hiệp Định Genève năm 1954.
Sau Tết Nguyên Đán khoảng 1 tuần, chúng tôi nếm trải một trận pháo kích kinh hoàng mà suốt 10 năm qua, từ năm 1955 đến năm 1964 VC chưa bao giờ thực hiện tại vùng này kể cả toàn Vùng 4 Chiến Thuật. Thời gian VC im lặng mai phục, điều nghiên học tập và xâm nhập sâu vào các vùng bưng, mật khu cũ, thiết đặt lại đường dây liên lạc của Việt minh cộng sản năm xưa hoàn tất, chúng mới phát động tấn kích Trung Đoàn 33 BB.
Lúc 1 giờ sáng, đang ngủ, tôi bỗng giựt mình tĩnh giấc nghe liên tiếp mấy tiếng ụp ụp, tương đối gần, tíc tắc sau, ba tiếng nổ kinh hoàng rơi ba địa điểm khác nhau, một rơi gần 2 khẩu pháo 105 ly, một rơi trúng vào cần ang ten của Ban Truyền Tin và một rơi gần câu lạc bộ - phòng ăn của sĩ quan.
Từ hầm ngủ cũng là hầm chỉ huy của Trung Tá Trung Đoàn Trưởng, ông ra lệnh Pháo Binh phản pháo và súng cối 81 ly cơ hữu của BCH Trung Đoàn cũng phản pháo những điểm đã ước tính trước, VC có thể đặt súng cối pháo kích vào BCH. Phản pháo đang chuẩn bị, liên tiếp hàng chục trái đạn cối khác tiếp tục rơi ào ào xuống khu vực đóng quân của Trung Đoàn, cũng như có vài quả rơi tõm xuống sông. May không có trái đạn pháo nào rớt gây thiệt hại nặng, chỉ có quả pháo đầu tiên rơi trúng Trung Tâm Truyền Tin làm cho một hạ sĩ quan trực bị thương nặng, chết sau đó chừng nửa tiếng và có 2 máy truyền tin liên lạc với Sư Đoàn và liên lạc nội bộ của Trung Đoàn hoàn toàn bị hư hỏng, được thay thế ngay máy dự phòng.
Tiếp theo, VC pháo kích đợt 3 cũng chừng một chục quả nữa, nhưng không quả đạn nào rơi vào mục tiêu BCH Trung Đoàn như trước, có lẽ chúng bị phản pháo dữ dội và chính xác nên chúng vác súng cối chạy đến chỗ khác và cũng bắn cho có, không tính toán được tầm bắn như trước...
Cả năm 1963, Trung Đoàn 33 là đơn vị lưu động, nay hành quân ở vùng Thất Sơn, mai hành quân ở U Minh Thượng - Rạch Giá. Ngày khác lại hành quân sang vùng quận Hà Tiên hoặc hành quân quanh khu nhà máy sản xuất xi măng Kiên Lương - Hà Tiên.
Có thể nói Trung Đoàn 33 BB lúc bây giờ là đơn vị xung kích
lưu động luôn mở các cuộc hành quân do Sư Đoàn 21 chỉ định, những nơi xung yếu
mà VC thường xuất hiện...
(H: Từ trái sang phải: Nguyễn Đình Bảo - Phạm Tùng
Linh & Trần Văn Ngà).
Từ giữa năm 1963, Y sĩ Trung Úy Phạm Tùng Linh đổi về Trung Đoàn 33 thay thế Y sĩ Trung Úy Trần Duy Tự (sau là Dân Biểu QH/VNCH, đang định cư tại Las Vegas), tôi và anh Linh thật thân nhau từ sau cuộc VC pháo kích đầu năm 1964 tại Chà Là.
Vài tháng sau, Thiếu Úy Nguyễn Đình Bảo, gốc Quan Thuế cùng học Khóa 13 Thủ Đức như tôi, nay về phục vụ tại Đại Đội Trọng Pháo Trung Đoàn 33 BB, tôi lại có thêm người bạn thân mới cùng phục vụ tại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 33.
Trước đây, 3 sĩ quan trẻ nhứt của Bộ Chị Trung Đoàn 33 có Bác sĩ Phạm Tùng Linh, Thiếu Úy Nguyễn Minh Châu (Khóa 11 Thủ Đức) và Thiếu úy Trần Văn Ngà. Nay Châu thuyên chuyển về Sài Gòn, có Bảo trám vào chỗ cho đủ "Ba chàng ngự lâm pháo thủ", chúng tôi thường ví von như thế.
Không có tình nào cao đẹp so với tình chiến hữu trong
thời chiến. Chúng tôi quý mến nhau, thân thiết như anh em ruột và thêm vào đó
là tình huynh đệ chi binh, chêt sống bên nhau.
Sau khi rời khỏi Chà Là, tôi được thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 ở Cần Thơ, Bác sĩ Linh thuyên chuyển về Đại Đội 32 Lựa Thương, căn cứ ở Vĩnh Long, còn Bảo được Tổng Nha Quan Thuế xin biệt phái về lại nhiệm sở cũ , có một thời Bảo làm Trưởng Ty Quan Thuế tỉnh An Giang.
Trước khi mất nước vào ngày 30.4.1975, Bảo đang làm việc ngành Quan Thuế tại phi trường Tân Sơn Nhất, Bác sĩ Linh đang là Y Sĩ Thiếu Tá, được biệt phái về Bộ Y Tế giữ chức vụ Trưởng Ty Y Tế tỉnh Vĩnh Bình cho đến ngày 30.4.1975, còn tôi đang phục vụ tại Biệt Khu Thủ Đô với chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến.
Có điều kỳ quặc, sau khi rời chỗ ghi dấu nhiều kỷ niệm nhứt trong đời quân ngũ của ba chúng tôi tại cứ điểm Chà Là, chúng tôi cùng làm việc ở Vùng 4 Chiến Thuật mà lại ít có dịp gặp nhau.
Khi chúng tôi làm việc ở Sài Gòn, tôi phục vụ tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (sau về Biệt Khu Thủ Đô) đi họp báo hàng ngày phổ biến tin chiến sự tại Trung Tâm Quốc Gia Báo Chí ở góc đường Lê Lợi và đường Tự Do. Các nhà hàng từ La Pagode, đến Givral, Brodard hay bên kia đường là Continental, tôi thường đi ăn uống với nhiều người bạn làm báo Việt Ngữ hoặc báo ngoại quốc. Anh Bảo và anh Linh cũng thường rủ rê đi ăn uống ở những nhà hàng quen thuộc này mà chúng tôi lại không gặp nhau cho đủ bộ ba như ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ khi còn ở Chà Là.
Anh Bảo sang định cư ở Hoa Kỳ bằng vượt biên, làm việc trong hảng máy bay United tại phi trường San Francisco trên 20 năm, cách nhau 2 giờ lái xe. Thế mà, tôi ở Sacramento, cũng chẳng hề gặp nhau cho đến cách nay hơn 1 năm chúng tôi biết được nhau qua điện thoại và từ đó chúng tôi 2 đứa lại hứa hẹn có ngày đi thăm anh Linh ở Paris vì tôi cũng vừa biết số điện thoại của Linh cách đó không lâu.
Bá Lê hoa lệ sắp vào thu, lá chưa vàng rơi, trời thu chưa se
lạnh, tôi sang
Sau khi ở tù ra, anh Linh vượt biên sang Úc. Sau khi vợ anh Linh mất, anh đang buồn lo, bổng có "tin vui trong giờ tuyệt vọng", có một người bạn gái năm xưa khi anh còn học trung học Pháp Descartes ở Nam Vang (như trường Jean Jacques Rousseau ở Sài Gòn), anh có chơi correpondance trên báo Pháp, hình thức "Tìm bạn bốn phương" của báo Việt ngữ ở Sài gòn thời đó, thập niên 50. Một cô gái Pháp tuổi cập kê có tên là Marchand cũng đang tìm bạn bốn phương người Việt, hai cô cậu làm quen nhau và trao nhau thư tình qua lại và hứa hẹn tương lai sẽ là chim liền cánh, cây liền cành...
Nhưng, thế cuộc đổi thay, năm 1954, Hiệp Định Genève ra đời, quân Pháp rút khỏi Đông Dương, anh Linh cùng gia đình cũng khăn gói trở về Việt Nam sinh sống. Sau đó chàng và nàng không còn liên lạc được với nhau.
Khi lấy xong bằng tú tài 2 Pháp - Bac Philo, anh Linh thi đậu vào trường thuốc - y khoa và miệt mài trên ghế đại học, quá bận bịu việc học hành, anh Linh như quên người đẹp Phá Lăng Xa năm xưa. Hay nói cách khác, anh không thể nào còn liên lạc được với người yêu ngàn trùng xa cách nữa, nên chuyện yêu đương trai gái của tuổi trẻ như "xếp tàn y lại để dành hơi".
Anh Linh tốt nghiệp Đại học Y khoa vừa xong, anh bị trưng tập vào Quân Đội, sau mấy tháng học quân sự, anh được gắn lon Trung Úy và đơn vị Quân Đội đầu tiên anh phục vụ là Trung Đoàn 33 Bộ Binh.
Chuyện tình của anh Linh với nàng Marchand của anh như Truyện Kiều với "Tái hồi Kim Trọng". Nhưng, chuyện tình Linh - Marchand cao đẹp có hậu hơn nhiều đối với mối tình Thúy Kiều - Kim Trọng. Cô Marchand đã yêu chàng Linh từ tuổi 16 đến ngày 2 người lấy nhau chánh thức mất gần 40 năm xa cách trong đợi chờ tìm kiếm và chưa hề gặp nhau lần nào trước đó, nghĩa là 2 người "yêu chay", chỉ yêu nhau trong tâm thức của nhau với các bức thư tình qua lại.
Nàng Marchand với tấm chân tình sắt son, nay thành gái lở thời (vieille fille) chi mong tìm gặp người yêu mà nàng tin chắc rằng thế nào cũng sẽ gặp chàng và cả 2 sẽ mãi mãi yêu và sống bên nhau suốt cuộc đời còn lại. Nàng đã bỏ công sức gần 20 năm tìm chàng qua sở di trú và Bộ Ngoại Giao Pháp. Marchand dò tìm danh sách người Việt đang xin tỵ nạn tại Pháp, nếu gặp họ Phạm và chữ lót Tùng. Nàng tin như đóng cột cái họ Phạm Tùng chỉ có mình chàng có hay dòng họ chàng mà thôi.
Duyên tiền định, một ngày đẹp trời, nàng Marchand xinh đẹp năm
xưa tìm được người Việt họ Phạm có chữ lót Tùng đang định cư tại Pháp. Thế là manh
mối nàng đã tìm ra, đó là em trai của anh Phạm Tùng Linh. Qua liên lạc với người
em của người yêu trong mộng, biết chàng đang ở Úc độc thân, vợ mất, Marchand vội
bốc điện thoại liên lạc với Linh ngay. Không lâu sau đó, nàng lấy vé máy bay tức
tốc sang Úc gặp lại chàng và mối tình muộn sau gần 40 năm lại thăng hoa như ánh
sáng hỏa châu trên nền trời xanh thẳm... Nay, người con gái lở thời đáng quý, đẹp
duyên với chàng trai vợ mất, cả hai đều ở lứa tuổi trên 50, không ai tin trên đời
này lại có mối tình cao đẹp hy hữu, tuyệt vời như vậy...
(Chuyện tình đẹp của anh Linh và Marchand, tôi sẽ viết 1 bài khác).
Nàng Marchand rước chàng Linh từ Úc Châu "về dinh" ở Paris và chàng yên tâm có "người yêu lý tưởng" bên cạnh giúp đở, chàng quyết chí theo học lại ngành Y với cái tuổi trên 50 và học luôn chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Anh Linh với nghề đốc tờ tai mũi họng làm việc suốt mười mấy
năm ở
Ba anh em chúng tôi, Linh - Bảo - Ngà gặp nhau tại Paris, dù ở riêng, chúng tôi dành nhiều thì giờ gặp nhau hàn huyên tâm sự đủ thứ chuyện, từ chuyện tình, làm việc và chuyện tù, vượt biên sinh sống tại nước ngoài..., khi tại nhà anh chị Linh hay tại nhà cháu tôi hoặc ở nhà hàng...chúng tôi tha hồ mà ôn nhắc lại kỷ niệm xưa, 50 năm trôi qua quá nhanh như là một giấc mộng.
Thật tình mà nói, tôi không biết trúng số độc đắc mừng như thế nào, vì tôi chưa trúng số. Còn chuyện tôi gặp anh chị Linh và anh Bảo tại Paris quả thực sự vui mừng đến với chúng tôi vô cùng lớn lao, tuyệt vời vì cả ba chàng Ngư Lâm Pháo Thủ năm xưa, nay chân mõi gối chùng và mỗi người không có bịnh này thì có bịnh khác và con đường thuyên chuyển về Vùng 5 Chiến Thuật không còn xa nữa, hy vọng chúng tôi gặp nhau lần này tại thành phố Ba Lê hoa lệ sẽ không phải là lần gặp cuối vậy.@
Ký sự của Trần Văn Ngà (HNPD)
Sacramento ngày 1.1.2018)