Truyện Ngắn & Phóng Sự

Vợ người du kích _ Lê Phùng Xuân

xxx



truyenngan-dep(Thân phận đàn bà thời chiến tranh)

       Đố ai quên được mối tình đầu?

       Để tôi tát nước cạn dòng Cửu Long.

       Có ai hông nhớ người yêu dấu?

       Tôi xin uống hết nước dừa BếnTre.

                                     Lê Phùng Xuân.

Cuối tháng mười hai của năm 196… rồi. Gió bấc bắt đầu thổi mạnh. Bông so đũa nở rộ, khoe một màu trắng toát trên cành khẳng khiu. Bông đậu rồng xanh tim tím chen chúc nhau trong đám lá um tùm ven bên đường. Bông xoài từng chùm lắc lư theo gió, kéo theo đàn ong chăm chỉ bu quanh. Nhờ gió bấc đẩy mà Xuân đạp xe nhẹ nhàng, chạy vùn vụt về Lương Quới.

- Mầy muốn đi vào xóm trong hả? Bây giờ khó đi lắm, chớ hổng phải như hồi xưa. Đường lộ chánh nhiều chông và mìn, hổng đi được đâu. Ra khỏi khu nhà mình, giờ là của mấy ổng rồi.

- Út. Con muốn vô trỏng mà! Làm sao đi.Út giúp con đi.

- Để coi ngày mai, có mấy đứa ở trong xóm trong ra đi chợ hông hả? Tao kêu tụi nó dẫn mầy đi.

- Út biết tụi nó hả?

- Sao hổng biết mậy!

- Sao chú Tám hổng làm gì?

- Ổng còn đi guốc trong bụng họ hơn tao nữa mậy. Nhưng ổng sợ bay cái đầu ổng đi mất nên ổng im re. Nói chung ban Đại Diện xã, ai làm gì trong làng họ đều biết ráo trọi. Nhưng do giây mơ rễ má, do một số còn mê thời kháng chiến, một số sợ bị Việt Minh cho đi mò tôm nên họ hổng nói.

- Trong số đó có Út? Út còn mê cái danh từ Việt Minh quá mà. Vì vậy nên Lương Quới yên lành hơn vùng BaChâu phải hôn Út?

- Mồ tổ cha mầy. Sao mầy biết?

- Má con mới về cách đây mấy tháng. Bả nói cho con nghe.

- Mầy có đi thì về sơm sớm. Về trễ, rắc rối với mấy thằng dân vệ.

Hồi chín năm, bà Út Th…- người con thứ mười một của ông Hội Đồng Nh…- còn trẻ, cũng đi kháng chiến chống Pháp đâu trong khu chín.Năm 1954, bà hông tập kết, trở về làng để nuôi đứa con trai. Dân trong làng hông ai nhắc đến người cha của đứa bé, nhưng họ sù sì đó là ông Nguyễn văn N…, chánh trị viên đại đội 301, tiểu đoàn 310. Cho nên bà cũng còn nhiều cảm tình với những người bên trong- bây giờ là Việt Cọng. Xuân có nghe lời đồn, nhưng chàng hổng dám nhắc đến chuyện của bà, vì nói với người lớn tuổi những việc như vậy: đó là sự cấm kỵ .

Lúc tuổi thanh xuân, khoảng năm 194…, bà rất giỏi giang. Đất chung quanh nhà trồng toàn là cây bông vải và cây dâu tằm ăn. Bà biết cán bông bỏ hột, bung bông, se sợi… rồi kéo go dệt thành vải. Xong bà đem hồ, nhuộm. Những miếng vải thô cứng kêu sột soẹt lúc may thành quần áo. Bà biết nuôi tằm. Tằm sắp kéo kén. Tầm ăn lên nghe rào rào, xong rồi ươm vàng hực trong những cái nia có cắm chà chờ tằm đóng kén và chín. Bọn trẻ bao giờ cũng bu quanh chảo nước sôi kéo tơ để mong chờ ăn nhộng. Vải bằng tơ tằm bao giờ cũng mịn màng và vàng óng ánh. Bà làm việc hông kể ngày đêm. Đến khuya mà bà cũng còn ngồi bên ánh đèn dầu dừa mù mờ, giựt dây, đưa con thoi qua lại lọc cà lọc cọc.

Bà còn biết nung vỏ nghêu trong trấu và vỏ dừa để làm vôi bán cho những người ăn trầu trong làng.

Ngày Tết hoặc ngày giổ quải, một tay bà làm đủ thứ việc: cán bánh phồng mì, bánh phồng nếp; gói bánh tét, bánh ú; quết thịt làm nem; xay lúa, giã gạo…

Rồi sau đình chiến 1954, bà quay lại làng, nuôi con chờ chồng (?) tập kết trở về. Ngày về xa biền biệt và tuổi thanh xuân lớn dần theo cây dừa, cây cau…

Mặt trời chưa ló khỏi ngọn dừa. Chợ đã dần tan. Thằng nhỏ, khoảng 15 tuổi, tên Tri, dẫn Xuân đi. Vừa ra khỏi chợ là một vùng trảng trống. Trường học và khu đình làng vẫn còn đó. Dừa bị đốn bỏ một phần để làm ấp chiến lược. Cổng ra vào sơ sài. Đây là ấp chiến lược? Chàng tự hỏi. Ở Sài Gòn, Xuân có bao giờ biết cái ấp chiến lược là cái gì đâu? Chỉ biết qua báo chí và qua những lời chửi ra rả của đài Mặt Trận Giải Phóng. Và thật sự, đời sống dân tình trong những cái ấp nầy ra làm sao?

Khi gần tới chùa, thằng Tri quẹo phải đi tuốt luốt về hướng sông. Một vài gốc dừa bị dạt một bên. Những dòng chữ nguệch ngoạc: Diệm Nhu bán nước, Đả đảo luật số 10/59... Ngoằn ngoèo, ngoắt ngoéo, trắc tréo, tới lui một hồi rồi len lỏi qua những bập dừa nước sát bờ rạch làm Xuân quên mất là mình đang ở đâu. Chàng đâu có lạ lùng gì những khu vực nầy. Hồi nhỏ chàng lê mòn gót trên những con đường lắc léo xuyên qua bờ dừa khắp làng để bắn chim. Có buổi hông có con chim nào, Xuân buồn tình lấy giàn thun bắn cá nóc nói để chơi kia mà!

Bến Tre là vùng đất của rừng dừa. Đất của những ông “Hội Đồng Dừa” có trên 10 mẫu. Đất của những ông chủ vườn có dừa chất thành đống cao tính bằng thiên. Những ông chủ nầy quanh năm suốt tháng đi ăn đám giỗ từ nhà nầy đến nhà kia, có con rơi con rớt, đánh ỏ thâu đêm, đôi khi thua sặc máu họng, bán từng mẫu vườn dừa.

Đất của những trái dừa kỳ lạ: dừa trăng ăn với cơm dừa nhăn nheo, xốp xộp và béo ngọt; với dừa bông ăn được cả vỏ dòn ngọt khi còn non. Đất của dừa lửa, dừa bị, dừa tam quan, dừa xiêm thiệt, dừa xiêm lai…Đất của những tên gọi từng trái dừa lớn lên theo màu phù sa đục như nước cơm vo: dừa non, dừa váng cháo, dừa nạo, dừa cứng cạy, dừa rám, dừa khô mà chỉ có những người con của Bến tre mới phân biệt được khi lắc nước óc ách  hay nhìn màu da trái dừa. Đất của củ hủ dừa, đuông dừa, chuột dừa, ong rùi dừa( ổ ong rùi nhỏ, chừng bằng bàn tay. Ong thường đóng kèo trong cọng bông dừa. Mật thơm ngon ), nước màu dừa, dầu dừa... và cứt dừa !! Dừa bạt ngàn. Phùng Xuân mòn gót chơn son rong chơi suốt ngày trong rừng dừa rợp bóng mát. Có khi đi từ làng nầy sang làng khác mà hông bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời chói chang.

- Ê, Tri . Mầy có lạc đường hông vậy mậy? Sao vòng vo tam quốc hoài vậy? Dẫn tao tới nhà ông Sáu Xe nhen.

- Hổng có lạc đâu anh Ba. Em đi hà rầm hoài, làm sao lạc được. Đi dưới nầy chắc ăn hơn. Ở trên, họ làm hầm nhiều dữ lắm. Đi lớ quớ, sụp hầm, vướng chông cau, chông tre là anh tàn đời luôn.

- Như vầy làm sao lính biết đường mà đi ruồng được.

- Lính dưới quận đi ruồng hả? Họ đâu dám đi theo đường mòn. Họ băng bờ hông hà!

- Sao mầy rành sáu câu quá vậy!

Khi gần đến khu đất nhà của ông Sáu Xe, thằng Tri lấy tay chỉ cho Xuân hướng đi, rồi nó lật đật rẽ qua ngã khác.

Đất vườn vẫn như cũ nhưng cảnh vườn coi vẻ vắng que. Cỏ dại mọc um tùm. Lối vào sân nhà bây giờ cỏ tranh đơm bông trắng xóa. Tàu dừa rụng đầy sân. Mo nang vương vãi khắp nơi. Xuân đứng ngơ ngẩn hồi lâu. Hình bóng Khanh vẫn còn lảng vảng đâu đây. Đôi mắt em bao giờ cũng mơ màng nhìn vào khoảng không xa vắng, hông có được một nụ cười tươi. Còn Vân? Nụ cười chúm chím luôn luôn hiện ra nơi gương mặt rạng rỡ.

Bếp núc trong nhà lạnh tanh. Một cái dóng đựng đồ ăn treo đu đưa ở góc nhà. Bù hống giăng đầy nơi mái lá. Bàn giữa nhà đầy bụi. Bộ ván hông còn nữa. Xuân liếc nhìn vào buồng cũ của Khanh và Vân. Bây giờ là cái trăn xê chất đầy vỏ dừa. Chàng bước ra ngoài, đi vòng căn nhà, hy vọng tìm được một bóng người ở gần đâu đây. Hổng có. Bên kia bờ dừa, cây dâu da vẫn còn đó, nhưng đã qua mùa trái rồi!! Xuân lần bước men theo đường mòn bờ dừa qua nhà chú Chín. Chàng chợt thấy bóng cái nón lá nhấp nhô lên xuống ở cuối bờ. Nghe tiếng Xuân bước sột sạt, người đó đứng lên.

- Thím Sáu, thím làm gì ở đây?

- Bây mới dìa đó hả? Làm sao bây vô được đây? Tao mót bậy bạ ba củ khoai về luộc ăn.

- Con có ghé nhà. Hổng có ai hết. Vân và chú Sáu đi đâu hết rồi thím?

- Ối... Đi công tác hoài mầy ơi. Vân nó đi cả tháng nay rồi.Còn ổng mới đi hồi qua kia.

- Hèn chi. Bếp núc trống trơn.

- Đồ ăn tao để trong trăn xê. Sợ mọt chê, chạy hông kịp.

- Lính đi ruồng thì thím làm sao thím? Sao thím hông ra ngoài chợ, bên trong ấp chiến lược, ở có yên hơn hôn?

- Ối! Tụi nó có bắt bớ gì bà già. Ở để giữ ba cái dừa. Nếu hông bị bẻ trộm, mất hết.

- Hoang tàn như thế nầy mà cũng có người bẻ trộm sao thím?

Nói vậy chớ Xuân thừa biết bả ở đây là lo ăn uống cho chồng và con gái. Ban đêm ban hôm, họ bất thình lình trở về có chỗ nghỉ ngơi, hội họp và cũng để lấy tin tức.

- Con muốn đi thăm Khanh.Có được hông thím?

Bà Sáu Xe ngước nhìn Xuân có ý dò hỏi. Chàng biết vậy, nhưng im lặng, làm bộ ngó ra chỗ khác. Ít phút sau.

- Ừa. Lâu rồi, tao cũng hổng qua bển thăm tụi nó. Tao nhớ hai đứa cháu ngoại quá. Để tao dẫn bây đi. Mau đi, qua đó xà quần hoài, hông tối về hổng kịp. Bây còn trở ra chợ nữa. Độ rày có ấp chiến lược, khó khăn lắm.

Bả dẫn Xuân đi xuyên qua mấy đám cỏ tranh và những bụi lứt rậm ri rậm rịt, cao lút đầu, đến bờ rạch. Có một cái chòi nhỏ gần bờ nước. Có người canh chừng. Bả vô trong nói cái gì đó với người trong chòi. Xong trở ra kêu Xuân bước xuống chiếc xuồng ba lá. Bên kia là Lương Hòa.

Căn nhà lợp lá cà đốp. Chung quanh vừng bằng lá xé. Bên trong trống tan hoang tát hoác. Cái giường tre để kế bên bếp. Mùng túm vắt lên. Mền hông xếp, cuộn tròn vo bên gối.

Hai quày chuối xiêm đen chín bói nằm bù lăng bù lóc ở góc nhà. Có hai ba nải chuối lá hườm hườm. Một quày chuối tiêu, trái thon dài giống như bàn tay búp măng. Và ba quày chuối già hương. Chắc nhà tính gom góp lại đem ra chợ bán. Cũng hông nhiều nhỏi gì! Có lẽ đủ tiền mua gạo?

Hổng có ai. Bà Sáu lui cui lo dọn dẹp. Xuân đi lần theo bờ chuối ra phía sau. Có tiếng con nít ứ é. Và tiếng ru con nhè nhẹ ở đầu bờ.


Ầu… Ơơ… Chiều nay ra sông Cái tự ải cho rồi. Sống làm chi biệt ly công tử. Ơ… ơ… Chết cho rồi… chết cho rồi… cho đặng chữ hiếu trung. ơ…

Ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh. Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi. Khó đi, mượn chén ăn cơm. Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi.


-Khanh! Khanh ! Em làm gì ở đây?

- Anh! Anh!! Làm sao anh vô đây được? Ai dẫn anh đi? Ai chỉ em ở đây?

- Nhiều câu hỏi quá! Chỉ biết là anh đến đây được để thăm em. Em có hai con rồi hả?

Khanh hông trả lời, nhìn xuống thằng nhỏ lớn nhứt đang ôm chơn mẹ. Cái bụng chong bóc. Mũi dãi xanh lè xanh lét, chảy lòng thòng. Thằng bé lấy tay quẹt. Cứt mũi hông tuôn ra hết, dính theo bờ má tạo thành một dọc xanh dài. Khanh dùng tay bịt hai lỗ mũi, vít sạch rồi quăng mạnh một cái. Đứa bé nhìn Xuân, khóc ré lên. Đứa con gái Khanh đang ẳm trên tay cũng khóc theo luôn. Khanh bồng con và kéo lê thằng con trai đến gốc dừa mục.

Nàng ngồi xuống, thản nhiên cổi nút áo, phạch ngực, nâng vú cho con gái bú trước mặt Xuân. Còn nàng, tóc tai bù xù nàng hổng màng tới. Con bé thấy vú mẹ, đưa miệng nút chùn chụt, rồi nín khóc ngay và lấy tay mân mê cái vú còn lại. Xuân nhìn thấy cặp vú nổi đầy gân xanh và xề xệ xuống như vú mướp. Hai vú săn cứng như hai trái vú sữa to trắng chín mộng, đã nhiều lần nằm trong tay Xuân và được chàng vân vê, hông còn nữa. Đôi vú tròn trịa săn cứng như hai mộng dừa của thời con gái, của một thời tình yêu trai gái trẻ trung, bồng bột đã qua rồi.Cặp vú bây giờ mềm nhũn và nhão nha nhão nhoẹt chứa đầy sữa mẹ để nuôi con. Ôi! Mùi thơm của mật ngọt ong dúi đâu còn nữa đâu em!

Xuân hiểu rỏ tình cảnh của Khanh. Làm gì có nhiều đồ ăn bổ dưỡng để có được hai bầu sữa to căng tròn. Nhìn căn nhà, cái bếp là chàng hiểu cuộc sống của người mình từng thương yêu. Giờ đây Khanh xơ rơ xác rác, giống như những bà mẹ Viêt Nam thân yêu, nàng làm tất cả  cho đàn con. Con nàng là tất cả. Việc nàng tự nhiên vạch hai vú cho con bú trước mặt Xuân đã nói lên điều đó. Có còn gì e thẹn như thời còn con gái đâu? Bây giờ là mẹ, mẹ của hai đứa con cho nên nàng phải ra sức bảo vệ tụi nó. Phùng Xuân nhìn thấy những điều đó trong đôi mắt nàng. Có lẽ, nàng hông còn nhớ đến mối tình đã qua từ lúc cái đám cưới chạy tang ác nghiệt kia?

- Thằng con trai lớn đúng hai tuổi?

- Ừa!

Một tiếng ừa có vẻ như chắc chắn và nuối tiếc một điều gì đó. Xuân có nên hỏi tiếp hông? Hỏi để khơi dậy sự buồn phiền cho Khanh? Trả lời tức là nhắc lại những lúc ân ái sôi nổi ở Mỹ Nhiên, Cái Bông? Em ơi! Dòng nước trôi đi có bao giờ quay trở lại. Gặp nhau lại trong phút giây ngắn ngủi nầy, biết cuộc sống của Khanh như thế là một sự đau khổ khôn cùng của Xuân. Xuân đành phải đánh trống lãng đi.

- Chồng em đâu rồi? Dượng Ba Đẹn?

- Ảnh ở ngoài đầu bờ dừa lo chặt mấy khúc đinh sét, đập miểng chai…

- Chặt đinh sét? Để làm gì?

- Để bỏ vô súng ngựa trời.

- Súng ngựa trời là súng gì?

- Anh đi tới mà hỏi ảnh.

Từ ngày Ba Đẹn là du kích xã, nó chỉ có một việc là lo làm những cây súng ngựa trời. Ở xã nầy, cả đội chỉ có một cây mút ca tong. Làm súng ngựa trời thì dễ, có gì khó đâu! Hông như mấy ông cán bộ dưới huyện chỉ, nào là phải đi tìm những ống tuýp xe đạp, cưa đi một đầu, còn đầu kia đập bít lại, nhồi đinh sét, miểng chai… ngâm trong cứt và nước đái… Ôi thôi, đủ thứ lu bù, hằm bà lằng quá. Mà ngặt, ống tuýp xe đạp khó tìm lắm! Nó làm theo ý nó. Nó đi kiếm những lóng tre đực thật già, cắt bỏ một mắt, còn mắt dưới dùi một lỗ để chuyền dây. Cái thứ nầy giống như ngày xưa nó hay chơi lúc Tết: ra ngoài tiệm chú Tiều mua cục khí đá bằng ngón chơn cái, cho vô khúc tre đực ướt, đã cắt bỏ một đầu. Chỉ cần lắc mạnh môt vài cái, xong đưa vào ngọn lửa là nó nổ to một tiếng bum dòn tan, còn hơn pháo đại và pháo tre nữa

- Dượng Ba làm mấy cây súng nầy có bắn chết được ai hôn?

- Khỏi nói anh Ba. Hổng chết mà mấy thằng dân vệ sợ chạy té đái. Súng em mà nổ cái ùng hả, tụi nó la oai oái.

- Cây súng nầy dượng làm rồi đó hả?

- Ừa! Xong rồi đó.Anh coi có được hông?

Xuân cầm cây súng ngựa trời dựng bên gốc dừa. Chàng ngó qua ngó lại rồi nhìn vào trong lòng ống tre được nện bít bằng đất sét.

-Dượng bỏ gì trong nầy?

- A.Trước hết là thuốc nổ rồi đến miểng chai ngâm trong nước đái. Cái nầy hổng có đinh sét. Em nện chặt bằng đất sét. Anh coi có được hôn?

Xuân nhìn kỹ một lần nữa. Cây súng nầy bắn chắc chẳng giết được ai, chỉ làm cho người ta trầy trụa xơ xịa ngoài da và hoảng sợ. Xuân đã học về vật lý và cơ học ở lớp đệ Nhứt. Chàng hiểu cây súng có sức phụt hậu và thế nào cũng làm cho người bắn bị thương.

- Làm sao dượng cho nó nổ?

- Em nối dây điện và dùng cục pin dẹp hiệu Con Ó. Rồi chích cho nó nổ.

- Nghĩa là dượng phải nằm từ xa?

- Phải rồi anh Ba. Nó nổ cái oành là mấy thằng dân vệ tá hỏa. Em rút dây điện rồi bỏ chạy.

- Ừa hé! Dượng hông bị súng tống trầy mặt. Dượng có bao giờ trở lại chỗ dượng đặt súng coi nó nổ như thế nào hông?

- Hổng có anh!

- Tôi có nghe mấy ông du kích còn lấy ong vò vẽ đuổi lính chạy có cờ nữa mà.

- Họp xã đội, họ cũng có phổ biến. Nhưng chắc đâu miệt dưới. Ở đây hổng có.

Nói vậy chớ Xuân dư biết mấy cha nầy nói xạo dóc tổ. Kiếm được ổ ong vò vẽ đã là khó. Thỉnh thoảng mới gặp được tụi nó đóng ổ nơi cây cao bụi rậm như bụi tre, bụi đủng đỉnh... Rồi lấy ổ ong càng khó hơn. Phải chờ trời tối, tìm cách leo lên nhè nhẹ và lấy bao cà ròn trùm lại. Mà đâu phải lúc nào cũng có dịp để đuổi lính đi ruồng đâu. Trùm kín ít ngày thì ong chết. Treo lên đâu đó, để dành, lớ ngớ bung ổ ra thì nó đánh có mà chết, chạy đâu cho khỏi. Hồi nẫm, Xuân có nhớ là được ăn cháo ong vò vẽ non. Chàng còn nhớ là đám người lớn đợi lúc tối trời đốt đuốc để ngay miệng ổ ong. Ong bay tuôn ra hết, bị đốt chết, còn lại ong non trong ổ…

- Còn em, Khanh?Sao hông dẫn mấy con ra ở trong ấp chiến lược cho nó đỡ hơn hông?

- Ý đâu được anh Ba! Tụi nó biết em rồi, nó hành vợ em chết!

- Dượng làm dượng chịu, chớ vợ con dượng có làm gì đâu. Có ai bắt bớ gì đâu. Rồi ở trong nầy yên hơn hả? Lúc lính ruồng bố thì làm sao? Ở ngoài xã, thiếu gì người có bà con đi theo bên trong nầy mà có ai nói gì đâu?

- Ảnh có làm cho mẹ con một cái hầm, ở ngoài bờ, dưới củ trối bụi chuối.

- Đất thấp hông bị ngập nước à?

-Cái lu vú bò mà. Có gì ba mẹ con chui xuống đó. Xong ảnh lấp miệng lại. Có một cái ống trúc dài để thở.

- Nóng lắm hả em?

- Hầm hơi và nóng lắm. Nhưng mấy mẹ con ráng chịu. Lính đi ruồng hổng có lâu lắm đâu!

Nghĩ đến đó mà Xuân buồn cho Khanh. Vợ một anh chàng du kích sống một ngày mai vô định. Và biết chừng nào Xuân mới gặp lại Khanh. Chắc hông bao giờ. Bây giờ dòng sông đã chia hai…

Bà Sáu Xe đi tới, vói tay bồng lấy đứa cháu gái, hun chùn chụt. Khanh rảnh tay, bới lại cái đầu tóc cho gọn ghẽ. Bây giờ là đầu tóc của một thiếu phụ, có cái búi to ở đằng sau. Hổng còn mái tóc dài để đến ngang vai như thời nàng đi học. Xong, Khanh nhìn Xuân trân trân. Xuân vội quay mặt đi chỗ khác.

- Anh ở lại đây tối hôm nay?

- Hông. Má và thằng Xuân phải dìa liền bây giờ, để nó kịp ra Lương Quới.

Bà trả lời thay cho Xuân và nhanh nhẩu trả đứa cháu gái lại cho Khanh, rồi ôm hun thằng Hải mấy cái. Tổ cha mầy, mũi dãi tùm lum! Xuân cũng vội hun hai con Khanh, nhưng hun thằng Hải nhiều nhứt, rồi quày quả bước đi, sau khi nói lại một câu nhỏ và ngắn ngủi: anh về nghen em. Phùng Xuân biết đàng sau lưng mình có đôi mắt dõi  theo và một trái tim nghẹn ngào…… Một lần chót gặp nhau?

- Bây ráng coi chừng coi đổi hai đứa nhỏ nhen.

- Tui dìa nghe dượng Ba.

Bà Sáu Xe vừa tấp ghe vào bến thì nghe hai tiếng súng tắc cù từ hướng Lương Quới. Bả lật đật buông dầm, hối Xuân mau lên bờ, đi miết về nhà. Gặp thằng Tri dọc đường, nó báo cho bả biết là có lính đang đi vô gần đến chùa. Và đám du kích, có anh Năm Tấn chỉ huy, đang trông chừng tụi lính. Nhiều khi dân vệ ra khỏi ấp đi bắn chim cu.

- Vậy là bây đâu có đi dìa ngoải được. Tối nay phải ngủ lại đây rồi sáng sớm theo tụi nó ra chợ.

Cái chiếu rách và cái mềm mỏng tanh hông đủ để che tụi muỗi ma đói kêu vo ve như sáo thổi. Xuân hông nằm được. Chàng phải ngồi dựa vào góc cột nhà, lấy tay phất lia lịa. Nhiều năm qua rồi, cái mềm cũ mèm nầy đâu còn hơi hướm của Khanh và Vân? Mùi mốc hăng hăng làm chàng ngộp thở. Xuân nhớ đến mùi rơm ở cánh đồng Mỹ Nhiên… Phải chi bây giờ mình chui vô được đám  lá chuối khô ngủ giống như heo là yên nhứt ?...

Lê Phùng Xuân 

 (Trích trong Trăng Suông)


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Vợ người du kích _ Lê Phùng Xuân

xxx



truyenngan-dep(Thân phận đàn bà thời chiến tranh)

       Đố ai quên được mối tình đầu?

       Để tôi tát nước cạn dòng Cửu Long.

       Có ai hông nhớ người yêu dấu?

       Tôi xin uống hết nước dừa BếnTre.

                                     Lê Phùng Xuân.

Cuối tháng mười hai của năm 196… rồi. Gió bấc bắt đầu thổi mạnh. Bông so đũa nở rộ, khoe một màu trắng toát trên cành khẳng khiu. Bông đậu rồng xanh tim tím chen chúc nhau trong đám lá um tùm ven bên đường. Bông xoài từng chùm lắc lư theo gió, kéo theo đàn ong chăm chỉ bu quanh. Nhờ gió bấc đẩy mà Xuân đạp xe nhẹ nhàng, chạy vùn vụt về Lương Quới.

- Mầy muốn đi vào xóm trong hả? Bây giờ khó đi lắm, chớ hổng phải như hồi xưa. Đường lộ chánh nhiều chông và mìn, hổng đi được đâu. Ra khỏi khu nhà mình, giờ là của mấy ổng rồi.

- Út. Con muốn vô trỏng mà! Làm sao đi.Út giúp con đi.

- Để coi ngày mai, có mấy đứa ở trong xóm trong ra đi chợ hông hả? Tao kêu tụi nó dẫn mầy đi.

- Út biết tụi nó hả?

- Sao hổng biết mậy!

- Sao chú Tám hổng làm gì?

- Ổng còn đi guốc trong bụng họ hơn tao nữa mậy. Nhưng ổng sợ bay cái đầu ổng đi mất nên ổng im re. Nói chung ban Đại Diện xã, ai làm gì trong làng họ đều biết ráo trọi. Nhưng do giây mơ rễ má, do một số còn mê thời kháng chiến, một số sợ bị Việt Minh cho đi mò tôm nên họ hổng nói.

- Trong số đó có Út? Út còn mê cái danh từ Việt Minh quá mà. Vì vậy nên Lương Quới yên lành hơn vùng BaChâu phải hôn Út?

- Mồ tổ cha mầy. Sao mầy biết?

- Má con mới về cách đây mấy tháng. Bả nói cho con nghe.

- Mầy có đi thì về sơm sớm. Về trễ, rắc rối với mấy thằng dân vệ.

Hồi chín năm, bà Út Th…- người con thứ mười một của ông Hội Đồng Nh…- còn trẻ, cũng đi kháng chiến chống Pháp đâu trong khu chín.Năm 1954, bà hông tập kết, trở về làng để nuôi đứa con trai. Dân trong làng hông ai nhắc đến người cha của đứa bé, nhưng họ sù sì đó là ông Nguyễn văn N…, chánh trị viên đại đội 301, tiểu đoàn 310. Cho nên bà cũng còn nhiều cảm tình với những người bên trong- bây giờ là Việt Cọng. Xuân có nghe lời đồn, nhưng chàng hổng dám nhắc đến chuyện của bà, vì nói với người lớn tuổi những việc như vậy: đó là sự cấm kỵ .

Lúc tuổi thanh xuân, khoảng năm 194…, bà rất giỏi giang. Đất chung quanh nhà trồng toàn là cây bông vải và cây dâu tằm ăn. Bà biết cán bông bỏ hột, bung bông, se sợi… rồi kéo go dệt thành vải. Xong bà đem hồ, nhuộm. Những miếng vải thô cứng kêu sột soẹt lúc may thành quần áo. Bà biết nuôi tằm. Tằm sắp kéo kén. Tầm ăn lên nghe rào rào, xong rồi ươm vàng hực trong những cái nia có cắm chà chờ tằm đóng kén và chín. Bọn trẻ bao giờ cũng bu quanh chảo nước sôi kéo tơ để mong chờ ăn nhộng. Vải bằng tơ tằm bao giờ cũng mịn màng và vàng óng ánh. Bà làm việc hông kể ngày đêm. Đến khuya mà bà cũng còn ngồi bên ánh đèn dầu dừa mù mờ, giựt dây, đưa con thoi qua lại lọc cà lọc cọc.

Bà còn biết nung vỏ nghêu trong trấu và vỏ dừa để làm vôi bán cho những người ăn trầu trong làng.

Ngày Tết hoặc ngày giổ quải, một tay bà làm đủ thứ việc: cán bánh phồng mì, bánh phồng nếp; gói bánh tét, bánh ú; quết thịt làm nem; xay lúa, giã gạo…

Rồi sau đình chiến 1954, bà quay lại làng, nuôi con chờ chồng (?) tập kết trở về. Ngày về xa biền biệt và tuổi thanh xuân lớn dần theo cây dừa, cây cau…

Mặt trời chưa ló khỏi ngọn dừa. Chợ đã dần tan. Thằng nhỏ, khoảng 15 tuổi, tên Tri, dẫn Xuân đi. Vừa ra khỏi chợ là một vùng trảng trống. Trường học và khu đình làng vẫn còn đó. Dừa bị đốn bỏ một phần để làm ấp chiến lược. Cổng ra vào sơ sài. Đây là ấp chiến lược? Chàng tự hỏi. Ở Sài Gòn, Xuân có bao giờ biết cái ấp chiến lược là cái gì đâu? Chỉ biết qua báo chí và qua những lời chửi ra rả của đài Mặt Trận Giải Phóng. Và thật sự, đời sống dân tình trong những cái ấp nầy ra làm sao?

Khi gần tới chùa, thằng Tri quẹo phải đi tuốt luốt về hướng sông. Một vài gốc dừa bị dạt một bên. Những dòng chữ nguệch ngoạc: Diệm Nhu bán nước, Đả đảo luật số 10/59... Ngoằn ngoèo, ngoắt ngoéo, trắc tréo, tới lui một hồi rồi len lỏi qua những bập dừa nước sát bờ rạch làm Xuân quên mất là mình đang ở đâu. Chàng đâu có lạ lùng gì những khu vực nầy. Hồi nhỏ chàng lê mòn gót trên những con đường lắc léo xuyên qua bờ dừa khắp làng để bắn chim. Có buổi hông có con chim nào, Xuân buồn tình lấy giàn thun bắn cá nóc nói để chơi kia mà!

Bến Tre là vùng đất của rừng dừa. Đất của những ông “Hội Đồng Dừa” có trên 10 mẫu. Đất của những ông chủ vườn có dừa chất thành đống cao tính bằng thiên. Những ông chủ nầy quanh năm suốt tháng đi ăn đám giỗ từ nhà nầy đến nhà kia, có con rơi con rớt, đánh ỏ thâu đêm, đôi khi thua sặc máu họng, bán từng mẫu vườn dừa.

Đất của những trái dừa kỳ lạ: dừa trăng ăn với cơm dừa nhăn nheo, xốp xộp và béo ngọt; với dừa bông ăn được cả vỏ dòn ngọt khi còn non. Đất của dừa lửa, dừa bị, dừa tam quan, dừa xiêm thiệt, dừa xiêm lai…Đất của những tên gọi từng trái dừa lớn lên theo màu phù sa đục như nước cơm vo: dừa non, dừa váng cháo, dừa nạo, dừa cứng cạy, dừa rám, dừa khô mà chỉ có những người con của Bến tre mới phân biệt được khi lắc nước óc ách  hay nhìn màu da trái dừa. Đất của củ hủ dừa, đuông dừa, chuột dừa, ong rùi dừa( ổ ong rùi nhỏ, chừng bằng bàn tay. Ong thường đóng kèo trong cọng bông dừa. Mật thơm ngon ), nước màu dừa, dầu dừa... và cứt dừa !! Dừa bạt ngàn. Phùng Xuân mòn gót chơn son rong chơi suốt ngày trong rừng dừa rợp bóng mát. Có khi đi từ làng nầy sang làng khác mà hông bao giờ nhìn thấy ánh mặt trời chói chang.

- Ê, Tri . Mầy có lạc đường hông vậy mậy? Sao vòng vo tam quốc hoài vậy? Dẫn tao tới nhà ông Sáu Xe nhen.

- Hổng có lạc đâu anh Ba. Em đi hà rầm hoài, làm sao lạc được. Đi dưới nầy chắc ăn hơn. Ở trên, họ làm hầm nhiều dữ lắm. Đi lớ quớ, sụp hầm, vướng chông cau, chông tre là anh tàn đời luôn.

- Như vầy làm sao lính biết đường mà đi ruồng được.

- Lính dưới quận đi ruồng hả? Họ đâu dám đi theo đường mòn. Họ băng bờ hông hà!

- Sao mầy rành sáu câu quá vậy!

Khi gần đến khu đất nhà của ông Sáu Xe, thằng Tri lấy tay chỉ cho Xuân hướng đi, rồi nó lật đật rẽ qua ngã khác.

Đất vườn vẫn như cũ nhưng cảnh vườn coi vẻ vắng que. Cỏ dại mọc um tùm. Lối vào sân nhà bây giờ cỏ tranh đơm bông trắng xóa. Tàu dừa rụng đầy sân. Mo nang vương vãi khắp nơi. Xuân đứng ngơ ngẩn hồi lâu. Hình bóng Khanh vẫn còn lảng vảng đâu đây. Đôi mắt em bao giờ cũng mơ màng nhìn vào khoảng không xa vắng, hông có được một nụ cười tươi. Còn Vân? Nụ cười chúm chím luôn luôn hiện ra nơi gương mặt rạng rỡ.

Bếp núc trong nhà lạnh tanh. Một cái dóng đựng đồ ăn treo đu đưa ở góc nhà. Bù hống giăng đầy nơi mái lá. Bàn giữa nhà đầy bụi. Bộ ván hông còn nữa. Xuân liếc nhìn vào buồng cũ của Khanh và Vân. Bây giờ là cái trăn xê chất đầy vỏ dừa. Chàng bước ra ngoài, đi vòng căn nhà, hy vọng tìm được một bóng người ở gần đâu đây. Hổng có. Bên kia bờ dừa, cây dâu da vẫn còn đó, nhưng đã qua mùa trái rồi!! Xuân lần bước men theo đường mòn bờ dừa qua nhà chú Chín. Chàng chợt thấy bóng cái nón lá nhấp nhô lên xuống ở cuối bờ. Nghe tiếng Xuân bước sột sạt, người đó đứng lên.

- Thím Sáu, thím làm gì ở đây?

- Bây mới dìa đó hả? Làm sao bây vô được đây? Tao mót bậy bạ ba củ khoai về luộc ăn.

- Con có ghé nhà. Hổng có ai hết. Vân và chú Sáu đi đâu hết rồi thím?

- Ối... Đi công tác hoài mầy ơi. Vân nó đi cả tháng nay rồi.Còn ổng mới đi hồi qua kia.

- Hèn chi. Bếp núc trống trơn.

- Đồ ăn tao để trong trăn xê. Sợ mọt chê, chạy hông kịp.

- Lính đi ruồng thì thím làm sao thím? Sao thím hông ra ngoài chợ, bên trong ấp chiến lược, ở có yên hơn hôn?

- Ối! Tụi nó có bắt bớ gì bà già. Ở để giữ ba cái dừa. Nếu hông bị bẻ trộm, mất hết.

- Hoang tàn như thế nầy mà cũng có người bẻ trộm sao thím?

Nói vậy chớ Xuân thừa biết bả ở đây là lo ăn uống cho chồng và con gái. Ban đêm ban hôm, họ bất thình lình trở về có chỗ nghỉ ngơi, hội họp và cũng để lấy tin tức.

- Con muốn đi thăm Khanh.Có được hông thím?

Bà Sáu Xe ngước nhìn Xuân có ý dò hỏi. Chàng biết vậy, nhưng im lặng, làm bộ ngó ra chỗ khác. Ít phút sau.

- Ừa. Lâu rồi, tao cũng hổng qua bển thăm tụi nó. Tao nhớ hai đứa cháu ngoại quá. Để tao dẫn bây đi. Mau đi, qua đó xà quần hoài, hông tối về hổng kịp. Bây còn trở ra chợ nữa. Độ rày có ấp chiến lược, khó khăn lắm.

Bả dẫn Xuân đi xuyên qua mấy đám cỏ tranh và những bụi lứt rậm ri rậm rịt, cao lút đầu, đến bờ rạch. Có một cái chòi nhỏ gần bờ nước. Có người canh chừng. Bả vô trong nói cái gì đó với người trong chòi. Xong trở ra kêu Xuân bước xuống chiếc xuồng ba lá. Bên kia là Lương Hòa.

Căn nhà lợp lá cà đốp. Chung quanh vừng bằng lá xé. Bên trong trống tan hoang tát hoác. Cái giường tre để kế bên bếp. Mùng túm vắt lên. Mền hông xếp, cuộn tròn vo bên gối.

Hai quày chuối xiêm đen chín bói nằm bù lăng bù lóc ở góc nhà. Có hai ba nải chuối lá hườm hườm. Một quày chuối tiêu, trái thon dài giống như bàn tay búp măng. Và ba quày chuối già hương. Chắc nhà tính gom góp lại đem ra chợ bán. Cũng hông nhiều nhỏi gì! Có lẽ đủ tiền mua gạo?

Hổng có ai. Bà Sáu lui cui lo dọn dẹp. Xuân đi lần theo bờ chuối ra phía sau. Có tiếng con nít ứ é. Và tiếng ru con nhè nhẹ ở đầu bờ.


Ầu… Ơơ… Chiều nay ra sông Cái tự ải cho rồi. Sống làm chi biệt ly công tử. Ơ… ơ… Chết cho rồi… chết cho rồi… cho đặng chữ hiếu trung. ơ…

Ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh. Cầu tre lắt lẻo gập ghình khó đi. Khó đi, mượn chén ăn cơm. Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi.


-Khanh! Khanh ! Em làm gì ở đây?

- Anh! Anh!! Làm sao anh vô đây được? Ai dẫn anh đi? Ai chỉ em ở đây?

- Nhiều câu hỏi quá! Chỉ biết là anh đến đây được để thăm em. Em có hai con rồi hả?

Khanh hông trả lời, nhìn xuống thằng nhỏ lớn nhứt đang ôm chơn mẹ. Cái bụng chong bóc. Mũi dãi xanh lè xanh lét, chảy lòng thòng. Thằng bé lấy tay quẹt. Cứt mũi hông tuôn ra hết, dính theo bờ má tạo thành một dọc xanh dài. Khanh dùng tay bịt hai lỗ mũi, vít sạch rồi quăng mạnh một cái. Đứa bé nhìn Xuân, khóc ré lên. Đứa con gái Khanh đang ẳm trên tay cũng khóc theo luôn. Khanh bồng con và kéo lê thằng con trai đến gốc dừa mục.

Nàng ngồi xuống, thản nhiên cổi nút áo, phạch ngực, nâng vú cho con gái bú trước mặt Xuân. Còn nàng, tóc tai bù xù nàng hổng màng tới. Con bé thấy vú mẹ, đưa miệng nút chùn chụt, rồi nín khóc ngay và lấy tay mân mê cái vú còn lại. Xuân nhìn thấy cặp vú nổi đầy gân xanh và xề xệ xuống như vú mướp. Hai vú săn cứng như hai trái vú sữa to trắng chín mộng, đã nhiều lần nằm trong tay Xuân và được chàng vân vê, hông còn nữa. Đôi vú tròn trịa săn cứng như hai mộng dừa của thời con gái, của một thời tình yêu trai gái trẻ trung, bồng bột đã qua rồi.Cặp vú bây giờ mềm nhũn và nhão nha nhão nhoẹt chứa đầy sữa mẹ để nuôi con. Ôi! Mùi thơm của mật ngọt ong dúi đâu còn nữa đâu em!

Xuân hiểu rỏ tình cảnh của Khanh. Làm gì có nhiều đồ ăn bổ dưỡng để có được hai bầu sữa to căng tròn. Nhìn căn nhà, cái bếp là chàng hiểu cuộc sống của người mình từng thương yêu. Giờ đây Khanh xơ rơ xác rác, giống như những bà mẹ Viêt Nam thân yêu, nàng làm tất cả  cho đàn con. Con nàng là tất cả. Việc nàng tự nhiên vạch hai vú cho con bú trước mặt Xuân đã nói lên điều đó. Có còn gì e thẹn như thời còn con gái đâu? Bây giờ là mẹ, mẹ của hai đứa con cho nên nàng phải ra sức bảo vệ tụi nó. Phùng Xuân nhìn thấy những điều đó trong đôi mắt nàng. Có lẽ, nàng hông còn nhớ đến mối tình đã qua từ lúc cái đám cưới chạy tang ác nghiệt kia?

- Thằng con trai lớn đúng hai tuổi?

- Ừa!

Một tiếng ừa có vẻ như chắc chắn và nuối tiếc một điều gì đó. Xuân có nên hỏi tiếp hông? Hỏi để khơi dậy sự buồn phiền cho Khanh? Trả lời tức là nhắc lại những lúc ân ái sôi nổi ở Mỹ Nhiên, Cái Bông? Em ơi! Dòng nước trôi đi có bao giờ quay trở lại. Gặp nhau lại trong phút giây ngắn ngủi nầy, biết cuộc sống của Khanh như thế là một sự đau khổ khôn cùng của Xuân. Xuân đành phải đánh trống lãng đi.

- Chồng em đâu rồi? Dượng Ba Đẹn?

- Ảnh ở ngoài đầu bờ dừa lo chặt mấy khúc đinh sét, đập miểng chai…

- Chặt đinh sét? Để làm gì?

- Để bỏ vô súng ngựa trời.

- Súng ngựa trời là súng gì?

- Anh đi tới mà hỏi ảnh.

Từ ngày Ba Đẹn là du kích xã, nó chỉ có một việc là lo làm những cây súng ngựa trời. Ở xã nầy, cả đội chỉ có một cây mút ca tong. Làm súng ngựa trời thì dễ, có gì khó đâu! Hông như mấy ông cán bộ dưới huyện chỉ, nào là phải đi tìm những ống tuýp xe đạp, cưa đi một đầu, còn đầu kia đập bít lại, nhồi đinh sét, miểng chai… ngâm trong cứt và nước đái… Ôi thôi, đủ thứ lu bù, hằm bà lằng quá. Mà ngặt, ống tuýp xe đạp khó tìm lắm! Nó làm theo ý nó. Nó đi kiếm những lóng tre đực thật già, cắt bỏ một mắt, còn mắt dưới dùi một lỗ để chuyền dây. Cái thứ nầy giống như ngày xưa nó hay chơi lúc Tết: ra ngoài tiệm chú Tiều mua cục khí đá bằng ngón chơn cái, cho vô khúc tre đực ướt, đã cắt bỏ một đầu. Chỉ cần lắc mạnh môt vài cái, xong đưa vào ngọn lửa là nó nổ to một tiếng bum dòn tan, còn hơn pháo đại và pháo tre nữa

- Dượng Ba làm mấy cây súng nầy có bắn chết được ai hôn?

- Khỏi nói anh Ba. Hổng chết mà mấy thằng dân vệ sợ chạy té đái. Súng em mà nổ cái ùng hả, tụi nó la oai oái.

- Cây súng nầy dượng làm rồi đó hả?

- Ừa! Xong rồi đó.Anh coi có được hông?

Xuân cầm cây súng ngựa trời dựng bên gốc dừa. Chàng ngó qua ngó lại rồi nhìn vào trong lòng ống tre được nện bít bằng đất sét.

-Dượng bỏ gì trong nầy?

- A.Trước hết là thuốc nổ rồi đến miểng chai ngâm trong nước đái. Cái nầy hổng có đinh sét. Em nện chặt bằng đất sét. Anh coi có được hôn?

Xuân nhìn kỹ một lần nữa. Cây súng nầy bắn chắc chẳng giết được ai, chỉ làm cho người ta trầy trụa xơ xịa ngoài da và hoảng sợ. Xuân đã học về vật lý và cơ học ở lớp đệ Nhứt. Chàng hiểu cây súng có sức phụt hậu và thế nào cũng làm cho người bắn bị thương.

- Làm sao dượng cho nó nổ?

- Em nối dây điện và dùng cục pin dẹp hiệu Con Ó. Rồi chích cho nó nổ.

- Nghĩa là dượng phải nằm từ xa?

- Phải rồi anh Ba. Nó nổ cái oành là mấy thằng dân vệ tá hỏa. Em rút dây điện rồi bỏ chạy.

- Ừa hé! Dượng hông bị súng tống trầy mặt. Dượng có bao giờ trở lại chỗ dượng đặt súng coi nó nổ như thế nào hông?

- Hổng có anh!

- Tôi có nghe mấy ông du kích còn lấy ong vò vẽ đuổi lính chạy có cờ nữa mà.

- Họp xã đội, họ cũng có phổ biến. Nhưng chắc đâu miệt dưới. Ở đây hổng có.

Nói vậy chớ Xuân dư biết mấy cha nầy nói xạo dóc tổ. Kiếm được ổ ong vò vẽ đã là khó. Thỉnh thoảng mới gặp được tụi nó đóng ổ nơi cây cao bụi rậm như bụi tre, bụi đủng đỉnh... Rồi lấy ổ ong càng khó hơn. Phải chờ trời tối, tìm cách leo lên nhè nhẹ và lấy bao cà ròn trùm lại. Mà đâu phải lúc nào cũng có dịp để đuổi lính đi ruồng đâu. Trùm kín ít ngày thì ong chết. Treo lên đâu đó, để dành, lớ ngớ bung ổ ra thì nó đánh có mà chết, chạy đâu cho khỏi. Hồi nẫm, Xuân có nhớ là được ăn cháo ong vò vẽ non. Chàng còn nhớ là đám người lớn đợi lúc tối trời đốt đuốc để ngay miệng ổ ong. Ong bay tuôn ra hết, bị đốt chết, còn lại ong non trong ổ…

- Còn em, Khanh?Sao hông dẫn mấy con ra ở trong ấp chiến lược cho nó đỡ hơn hông?

- Ý đâu được anh Ba! Tụi nó biết em rồi, nó hành vợ em chết!

- Dượng làm dượng chịu, chớ vợ con dượng có làm gì đâu. Có ai bắt bớ gì đâu. Rồi ở trong nầy yên hơn hả? Lúc lính ruồng bố thì làm sao? Ở ngoài xã, thiếu gì người có bà con đi theo bên trong nầy mà có ai nói gì đâu?

- Ảnh có làm cho mẹ con một cái hầm, ở ngoài bờ, dưới củ trối bụi chuối.

- Đất thấp hông bị ngập nước à?

-Cái lu vú bò mà. Có gì ba mẹ con chui xuống đó. Xong ảnh lấp miệng lại. Có một cái ống trúc dài để thở.

- Nóng lắm hả em?

- Hầm hơi và nóng lắm. Nhưng mấy mẹ con ráng chịu. Lính đi ruồng hổng có lâu lắm đâu!

Nghĩ đến đó mà Xuân buồn cho Khanh. Vợ một anh chàng du kích sống một ngày mai vô định. Và biết chừng nào Xuân mới gặp lại Khanh. Chắc hông bao giờ. Bây giờ dòng sông đã chia hai…

Bà Sáu Xe đi tới, vói tay bồng lấy đứa cháu gái, hun chùn chụt. Khanh rảnh tay, bới lại cái đầu tóc cho gọn ghẽ. Bây giờ là đầu tóc của một thiếu phụ, có cái búi to ở đằng sau. Hổng còn mái tóc dài để đến ngang vai như thời nàng đi học. Xong, Khanh nhìn Xuân trân trân. Xuân vội quay mặt đi chỗ khác.

- Anh ở lại đây tối hôm nay?

- Hông. Má và thằng Xuân phải dìa liền bây giờ, để nó kịp ra Lương Quới.

Bà trả lời thay cho Xuân và nhanh nhẩu trả đứa cháu gái lại cho Khanh, rồi ôm hun thằng Hải mấy cái. Tổ cha mầy, mũi dãi tùm lum! Xuân cũng vội hun hai con Khanh, nhưng hun thằng Hải nhiều nhứt, rồi quày quả bước đi, sau khi nói lại một câu nhỏ và ngắn ngủi: anh về nghen em. Phùng Xuân biết đàng sau lưng mình có đôi mắt dõi  theo và một trái tim nghẹn ngào…… Một lần chót gặp nhau?

- Bây ráng coi chừng coi đổi hai đứa nhỏ nhen.

- Tui dìa nghe dượng Ba.

Bà Sáu Xe vừa tấp ghe vào bến thì nghe hai tiếng súng tắc cù từ hướng Lương Quới. Bả lật đật buông dầm, hối Xuân mau lên bờ, đi miết về nhà. Gặp thằng Tri dọc đường, nó báo cho bả biết là có lính đang đi vô gần đến chùa. Và đám du kích, có anh Năm Tấn chỉ huy, đang trông chừng tụi lính. Nhiều khi dân vệ ra khỏi ấp đi bắn chim cu.

- Vậy là bây đâu có đi dìa ngoải được. Tối nay phải ngủ lại đây rồi sáng sớm theo tụi nó ra chợ.

Cái chiếu rách và cái mềm mỏng tanh hông đủ để che tụi muỗi ma đói kêu vo ve như sáo thổi. Xuân hông nằm được. Chàng phải ngồi dựa vào góc cột nhà, lấy tay phất lia lịa. Nhiều năm qua rồi, cái mềm cũ mèm nầy đâu còn hơi hướm của Khanh và Vân? Mùi mốc hăng hăng làm chàng ngộp thở. Xuân nhớ đến mùi rơm ở cánh đồng Mỹ Nhiên… Phải chi bây giờ mình chui vô được đám  lá chuối khô ngủ giống như heo là yên nhứt ?...

Lê Phùng Xuân 

 (Trích trong Trăng Suông)


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm