Thân Hữu Tiếp Tay...

BA TÔI & XA-RONG Y PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO MIÊN - Anh Phương Trần Văn Ngà

Nhân ngày Từ Phụ - Father's Day (Chúa nhựt 20.6.2021)

BA TÔI 

&

 XA-RONG Y PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO MIÊN

                                                                                          Anh Phương Trần Văn Ngà

Nhân ngày Từ Phụ - Father's Day (Chúa nhựt 20.6.2021), tôi viết về Ba tôi một số kỷ niệm khó quên để kính nhớ tưởng niệm đến người Cha yêu qúy của các con - một ông cha thương con vô bờ bến như những ông cha khác đều thể hiện tình cảm thương yêu con cũng giống như "Bố tôi" . Đúng với câu: 

                  Công Cha như núi Thái Sơn - Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

Tôi là đứa con trai trong gia đình 11 anh chị em (hệ chánh quy và hệ phụ trội, Ba tôi có thêm 5 con), Ba tôi cưng tôi nhứt trong đám anh chị em chúng tôi kể cả 2 hệ. Ba tôi sanh năm 1898, đã qua đời khi ông bị đột quỵ lúc 74 tuổi , mất tại nhà ở Châu Đốc. 

Khi tôi mới lên 5, 6 cho đến 12 tuổi khi còn ở ấp Bài Bài chưa tản cư ra tỉnh ly Châu Đốc (1947), Ba tôi đi đâu cũng thường dẫn tôi đi theo ông, khi đi thăm ruộng bạt ngàn, ông cỡi ngựa cũng cho tôi lên lưng ngựa, ngồi trước mặt ông. Những lần đi chợ Châu Đốc, chợ Núi Sam, chợ Tịnh Biên hay đi cúng đình cách nhà hơn 10 cây số, thường đi bằng ghe lườn có mui, hai hoặc bốn người chèo, ông thường cho tôi "tháp tùng" như là thư ký riêng hay là "cận vệ" nhí của ông. 

Người dân quê ấp Bà Bài, được đi chợ Châu Đốc hồi xa xưa 70 - 80 năm trước,  như bây giờ ở Việt Nam, người dân quê được đi du lịch Mỹ - oai, hách lắm. Có người cả đời chỉ biết ấp Bà Bài, không biết "mặt mũi" chợ quận Tịnh Biên hay chợ Núi Sam cách 5 - 6 cây số, nói chi đến chợ tỉnh lỵ Châu Đốc, rất tội nghiệp!. Vì vậy, có người làm gì biết ăn hủ tíu hay uống cà phê có kèm theo giò chéo quẫy, uống cà phê (mà người Việt cũng gọi bằng tiếng Tàu vì chủ quán là người Tàu nào là xây chừng - tài chừng - bạc tẩy xíu phé, phé nại...). Đặc biệt, thời bấy giờ cho tới 1957, tôi sống ở Sài Gòn, giới bình dân uống cà phê ở các tiệm Tàu, khu lao động vẫn còn cách uống cà phê, dù có sữa, thường xớt một ít ra dĩa đựng ly cà phê cho cà phê mau nguội uống liền. Nếu uống cà phê tiệm sang (theo kiểu cách của Tây) như La Pagode ở đường Lê Thánh Tôn mà cà phê đổ ra dĩa mà húp, mấy "ông tây bà đầm" thấy cách uống cà phe kiểu đó, chắc chúng chạy gắp xuống tàu về Pháp...

Ba Má tôi luôn dạy con chảu làm lành lánh dữ, tích đức cho mai sau. Ba Má tôi nêu gương tốt cho chúng tôi noi theo với phương châm "mình vì mọi người", sống sao cho phải đạo làm người lương thiện. Đến kẻ cướp, kẻ trộm bắt bò của ông, Ba tôi tha vì nói họ quá nghèo làm bậy, ông còn cho tiền, cho gạo bảo họ cố gắng làm lành lánh dữ, Trời Phật sẽ ngó xuống giúp đở thoát nghèo khổ...

Trước năm 1945, khi chưa có phong trào Việt Minh (VM), Ba tôi thích vận xà rong, y phục truyền thống của người Miên, Ba tôi ở trại ruộng, thường tiếp xúc với họ, muốn hòa đồng sinh hoạt nên vận y phục như họ, dùng chiêu "chinh tâm vi thượng sách". (người Miên còn gọi là người Cao Miên - dân tộc Khơ Me - Cam Bốt)  

Trại ruộng cách nhà tôi (ấp Bà Bài) tính theo đường chim bay, trên 10 cây số và đường thủy phải đi vòng trên 30 cây số. Trại ruộng và đất canh tác mấy ngàn mẫu ta của Ba tôi và của thầy Năm Khải (thông phán tòa án tỉnh Châu Đốc, Ba tôi hợp tác) hoàn toàn ở trên đất Miên. Ba tôi có nuôi một đàn bò trên 100 con kể bò con, vừa có bò đực để cày bừa ruộng vừa có bò cái để phát triển sanh sản thêm...có 4 con trâu "cồ" để bừa ruộng bùn sình và vài con trâu cái nhân giống, lại có một con ngựa để cho người chăn bò có phương tiện chận đuổi bò đi xa bầy và Ba tôi dùng ngựa đi xa thăm ruộng củng như đi kiểm soát đất có cày bừa đàng hoàng không trước khi sạ lúa...

Vì sử dụng đất ruộng hoàn toàn nằm trên lãnh thổ Miên nên ông thường tiếp xúc với chánh quyền địa phương cấp quận - Gòi Tà Lập - tỉnh Tà Keo, cách trại ruộng của Ba tôi chừng hơn 4 cây số. Và cũng tiếp xúc với chánh quyền từ phum sóc (xã ấp), đôi khi lên cấp tỉnh (Tà Keo) nữa, cho nên Ba tôi phải học tiếng Miên, ông nói tiếng Miên như người Miên, chỉ khác với người Miên, da Ba tôi trắng và đầu búi tóc củ hành củ tỏi và mặc y phục Việt Nam khác y phục truyền thống của Miên là vận xà rong... Để thích nghi với cuộc sống, ông xã giao rộng rãi, không ngại dùng quà cáp thường biếu một con bò thịt trong các ngày Lễ lớn cho địa phương hay cho Quận, ông thường vận xà rong tiếp khách Miên cũng là hình thức đốn tim, đắc nhân tâm với chánh quyền... Ông vận  xà rong loại tơ lụa đắt tiền, mặc áo "bành tô" như các giới chức cao cấp Miên, đầu đội nón cối kiểu của Pháp. NN - Bố.jpg

Tại trại ruộng, Ba tôi còn thành lập một đội đá banh, không có mang giày, thưởng lên Gòi Tà Lập đấu với đội quận. Còn cầu thủ gồm toàn dân cày làm công cho Ba tôi, thường buổi chiều ngơi nghỉ, các ông thợ cày chia phe, chia đội đá banh tập dượt chơi cho vui cũng là hình thức giải trí ở vùng khỉ ho cò gáy. Một ngày kia, ông Quận Trưởng Gòi Tà Lập đến viếng trại ruộng ở chơi tới chiều, thấy dân cày ham chơi đá banh. Ông Quận ngõ ý mời đội banh của trại ruộng lên đấu với đội thanh niên Quận, Ba tôi đồng ý đưa đội đá banh lên Gòi Tà Lập đấu giao hữu "quốc tế". Từ đó, mỗi năm đội trại ruộng ra "ngoại quốc" giao đấu với một đội thuộc quận Gòi Tà Lập ít nhứt một lần. Mỗi lần đội banh trại ruộng của Ba tôi "đem chuông đi đánh xứ người". Ban Tổ Chức trận đá banh tiếp đãi nồng hậu, ăn uống đều là những món ngon đặc biệt của địa phương. Mỗi lần có trận đá banh ở Quận, Ba tôi củng có gởi tiền biếu tặng hiện kim và một con bò, cho người dẫn lên trước vài ngày, để họ mần thịt đãi ăn...Ba tôi có tài ngoại giao giỏi luôn biết đắc nhân tâm nên công việc làm ăn của Ba tôi trên đất Miên luôn thuận lợi cho tới ngày (năm 1947) ông "bỏ của chạy lấy người" tản cư ra tỉnh mọi chuyện làm ăn trên đất Miên hoàn toàn khép lại.

 Hầu hết xà rong Ba tôi có đều là quà tặng của ông quận hay các ông sếp phum, sóc.

Chuyện mặc xà rong tạm gọi là y phục đa hiệu tiện lợi của người Miên, cởi ra mặc vào nhanh như gió, vừa mát mẻ, "gió lồng lộng thổi lòn hang dế" vừa mần "việc nước" cũng nhanh - dân quê thường ví von ý nghĩa vui vui đó cho giới phụ nữ, tôi thêm cho luôn giới "liền ông". Tiện lợi khi đi tắm sông, xuống cầu "banh xà rong" cái rột, tuột nhanh xuống nước cho thằng nhỏ tắm trước, người ta trên bờ không kịp thấy của quý, rồi mới vắt xà rong trên đầu cột của cây cầu, xuống nước tắm xong lên, choàng xà rong xong còn lấy phần dưới xà rong đưa lên lau mình, mặt mũi sơ sơ, một chút xíu người khô, xà rong cũng khô.

Nhưng mà, mặc xà rong có nhiều sự cố cười lộn ruột, xà rong tuột xuống bất thình lình vì không có dây buộc chặt. Người ta còn dùng sợi dây nịt có bản lớn thắt chặt xà rong vào người cho nên dù có múa may quay cuồng, hay chạy nhảy xà rong vẫn không bị tuột xuống.

Chuyện vui về mặc xà rong, Ba tôi dạy võ cho những những làm ở trại ruộng để phòng thân cho cá nhân và anh em cùng sống chung nhau tại trại ruộng vắng vẻ, đơn độc. Hôm, đó trời có trăng sáng vằng vặc, ông gọi, đánh thức các người làm trên dưới 20 người thanh niên, ông dạy tiếp các thế võ. Ông chỉ cách đá "song phi" cho có hiệu quả để hạ đồi phương. Ông nhảy cao đá song phi, chân trước chân sau đều trúng mục tiêu. Chắng may cái xà rong ông đang mặc là để ngủ, không có dây nịt, nó tuột ra khỏi hai chân ông, thằng nhỏ của ông cũng đá song phi luôn, làm cho mọi cười bò lăn bò càng, thật vui và ông cũng cười vui nữa.

Cái xà rong vô cùng tiện lợi đối với dân quê (Khơ Me), đàn ông đàn bà ngoài che thân, còn là y phục ngủ rất tiện lợi như cái chăn đắp và "mần việc nước" lại nhanh, còn nhiều cái lợi khác, chúng ta không chối cãi. Nhưng, sử dụng xà rong trong trường hợp đột biến dễ bị "tai họa - sự  cố" hay làm trò cười như Ba tôi dạy võ, cách đá song phi. 

Một lần khác, mùa nước nổi, Ba tôi ở nhà không lên trại ruộng. Khuya chừng 11 giờ, bổng có tiếng gõ thùng thiếc, gõ mõ tre báo động có ghe bán hàng xén bị cướp đến viếng ăn hàng. Tiếng kêu cứu đó với tiếng la cướp cướp cứ lan truyền từ nhà này đến nhà khác. Nhà tôi cách chỗ có tiếng thùng thiếc đầu tiên, chừng một cây số. Ba tôi, tốc dậy, vận chặt xà rong ông lấy ngay cây xà mâu dài gần 2 thước trên đầu cây có bốn năm mũi sắt nhọn. Ông đánh thức, ra lệnh nhân công đang ở trong nhà, chúng bây lấy 2 chiếc ghe lườn nhỏ, cầm theo đao kiếm và tầm vông vạt nhọn. một chiếc ghe lườn có 4 chèo, Ba tôi đứng ở đầu mũi ghe chèo nhanh đi trước, chiếc thứ hai nối đuôi theo. Có trăng sáng, ghe hàng xén đậu gần chùa Bồng Lai. Chiếc xuồng của ba tên ăn cướp lại có súng dài mút - ca - tông, chúng đang lục tìm tiền bac của chủ ghe, bổng thấy có ghe xuồng tiến tới rất nhanh. Ba tên cướp nhảy nhanh xuống xuồng định bơi về hướng Núi Sam tẩu thoát. Ba tôi la lớn bảo chiếc ghe sau, chèo nhanh "khóa đít" không cho xuồng cướp đi thoát. Chiếc ghe lườn của ông còn cách chiếc xuồng chừng 10 thước, ông la lớn:

"Đồ ăn cướp, đừng hòng chạy thoát (trốn?)". Ông quơ cây xà mâu, chân nhún mạnh xuống làm chiếc ghe lườn chòng chành. Ông còn la lớn bắt lấy nó - bắt lấy nó. Một tên cướp kéo cu lát cho đạn lên nòng, định bắn. Ông la lớn cướp tinh thần chúng, quơ xà mâu lia lịa và "xuống tấn" nhúng mạnh quá làm chiếc xà rong ông đang mặc sút mối buộc, tuột xuống chân. Trong khi ấy một tiếng súng nổ vang không trúng ai cả. Nói cho vui, có lẽ tên cướp thấy Ba tôi cũng có súng lục nên nó sợ rung tay làm rớt cây súng, đạn nổ. Ghe của Ba tôi đã cặp vào xuồng của ba tên cướp, ba thanh niên bên ghe Ba tôi nhảy qua bắt trói gọn.Tên có súng là một tên lính mã tà cùng đồng bọn thua cờ bạc rủ nhau đi gở gạc ghe bán hàng xén. Cả ba tên cướp bị bắt giải giao cho xã.

Cả vùng Bà Bài kể luôn 2 xã Vĩnh Nguơn - Vĩnh Tế và dân các xã lân cận nghe danh ông đều kiêng nể. 

Tên ông Hương Tuần nổi như cồn, ông bà Quận Trưởng Gòi Tà Lập còn đến tận ấp Ấp Bà Bài thăm viếng Ba tôi, quận lỵ Gòi Tà Lập cách ấp Bà Bài chừng 14 - 15 cây số (băng đường ruộng). Phái đoàn của ông Quận đi nhiều thớt voi và bốn năm chiếc xe bò đưa dân Miên xuống ấp Bà Bài thăm xã giao. Ba tôi làm 3 con bò và một con heo đãi ăn linh đình, nhậu "múc chỉ cà tha" suốt 3 ngày như là một Hội Chợ. Ngày đầu đãi phái đoàn Miên và quan khách Việt Nam ở xa, tỉnh, quận và các Hội Đồng Xã. Ngày thứ hai và ba đải "đại trà" cho hàng trăm  người tham dự vui chơi đều ăn uống thoải mái. Ba tôi còn tổ chức những trận đá gà "quốc tế", đua xe bò, thi chạy bộ ăn tiền, kể cả có nhiều người Miên ở lại qua đêm chơi cờ bạc nữa... hai dân tộc vùng biên giới Miên Việt có dịp bày tỏ tình láng giềng "hữu hảo". Đây có thể nói là một sự kiện lớn (lịch sử), cả quận Châu Phú và Tỉnh đường Châu Đốc cũng đều biết và có nhiều công chức tỉnh, các Ban Hội Tề xã lân cận cũng đến tham dự...Kỷ niệm này sâu sắc nhứt trong đời tôi khi nhớ đến Ba tôi.

Người dân sinh sống trên 2 b kinh Vỉnh Tế đều nghe biết tên Ba tôi diệt trừ cướp, kể cá cướp người Miên đến vây trại ruộng cả chục tên, Ba tôi cùng dân cày đánh cho chúng một trận tơi bời, bắt được mấy tên trói lại, cho muỗi đốt một đêm. Sáng ông nói với chúng cái gì không ai hiểu, chúng quỳ sụp lạy. Ba tôi ra lệnh, làm gà vịt, nấu cháo và đãi rượu đế nữa (do gia đình cất rượu dùng riêng) cho bọn cướp ăn uống no say. Lúc ấy tôi còn quá nhỏ, hình như ông còn cho mỗi đứa một vài đồng. Từ đó bọn cướp Miên nghe danh nể sợ ông, không dám bén mảng đến quấy phá nữa.

Đến năm 1945, các cán bộ VM khuyên Ba tôi hớt tóc, ông mới giã từ củ xi nhông "yêu quý" theo ông mấy chục năm. Thời bấy giờ, đàn ông có tuổi đều để tóc. Đặc biệt, tỉnh Châu Đốc có nhiều tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa, nam nữ đều búi tóc. 

Đến năm 1947, Ba tôi "bồng bế" cả đại gia đình kể cả gia đình cô chú của tôi cùng tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc trốn lánh VM và tránh chiến tranh. 

Ba tôi là cột trụ của gia đình, đã thoát ly bưng biền tránh xa VM, một điều nghịch lý trớ trêu lại đến với Ba tôi, một người dân trốn chạy Việt minh lại bị mật thám quốc gia bắt, chụp mũ, gán ghép là có hoạt động cho VM. Gia đình chúng tôi đang trú ngụ trong châu vi đạo Cao Đài - một thành trì chống cộng (VM) vững chắc nhứt lúc bấy giờ (thời Quốc Trưởng Bảo Đại), mà Ba tôi vẫn bị phe ta bắt giam mới là đau. Ba tôi nhắn tin, gia đình phải liên lạc gấp với chức sắc cao cấp đạo Cao Đài bảo lãnh, Ba tôi sẽ đựơc thả ra. Khi có đơn xin của chức sắc Cao Đài tỉnh Châu Đốc (Khâm Châu Đạo), Ba tôi được thả ra ngay.

Ba tôi rất bén nhạy, ông có bao nhiêu tiền trong túi đều lần lượt đưa hết cho những công an tiếp xúc điều tra, trách nhiệm giam giữ cũng như hỏi cung. Đúng với câu, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Ra khỏi nhà giam của Ty Công An tỉnh, có công xa đưa về tới tận nhà.

Sau một vài ngày hoàn hồn, Ba tôi tổ chức một bữa tiệc khá lớn có rượu tây, rượu chát đỏ của Pháp mời nhiều chức sắc Đạo Cao Đài, đa số lại ăn chay trường chỉ có mấy ông sĩ quan Cao Đài là ăn mặn. Ba tôi còn mời những người của ngành cảnh sát và công an mà Ba tôi quen hay họ tự nhận làm con nuôi vì Ba tôi rất rộng rãi về tiền bạc, giúp bất cứ ai. Đúng là dân Cậu, dân chơi không coi trọng đồng tiền.

Sau vài ngày, Ba tôi được ông Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Cao Đài tỉnh Châu Đốc mời lên văn phòng nói chuyện. Ông Thiếu Tá này, cũng là con nuôi của Ba tôi nữa, ông nói Ba phải về Tòa Thánh Tây Ninh sống một thời gian vì nếu còn ở đây thế nào Ba cũng sẽ bị bắt nữa.Nga & Gia Dinh nam xua.jpg

Cả nhà bàn tính, đồng ý để Ba tôi ra đi về sống tạm nhà bà con ở trong Thánh Địa Cao Đài (Tòa Thánh Tây Ninh). Ở Tây Ninh một thời gian mấy tháng, ăn chay tối thiểu 10 ngày một tháng, cùng với ăn mặn kham khổ, Ba tôi chịu không nổi nên phải ra đi nơi khác để có cuộc sống tự do, không bị ràng buộc vụ ăn chay. Ông đi xuống Sài Gòn tìm nhà bà con ở đậu và lo đi làm ăn, Ba tôi lân la làm quen với chủ vựa lu và lẹo tẹo dính với bà này thành lập phòng nhì chánh thức và cả hai ông bà có đứa con mới sanh mấy tháng. Cả hai ông bà lại về quê của bà ở Sóc Trăng sanh sống rất lâu có đến năm mặt con và Ba tôi ít khi trở lại Châu Đốc. (Hình chụp giữa năm 1972 tại Sài Gòn - Ba Má tôi và vợ chồng tôi & 4 con). Mỗi khi muốn liên lạc với gia đình hay gởi tiền về giúp mẹ con chúng tôi, ông thường nhắn hay gởi thơ về nhà Châu Đốc gọi đích danh tôi (đang học lớp nhì - lớp 4) đi xuống Sóc Trăng gặp ông cũng như nhận tiền mang về Châu Đốc. Lúc bấy giờ, tôi chừng 13 -  14 tuổi, những ngày lễ lớn được nghỉ học nhiều ngày, tôi thường xuống thăm Ba tôi, nhà làm bún ở vùng Kho Dầu của tỉnh lỵ Sóc Trăng. Có hai cái Tết, Ba tôi xin phép tỉnh tổ chức mở "trường" đá gà, trên bãi đất trống, gần một cái cầu, xéo ngang với ty Bưu Điện và cũng trước Tòa Hành Chánh Tỉnh. Tôi cũng khá lanh, nói được tiếng Miên chút chút đủ nói chuyện thông thường nên lo thu tiền độ gà phải đóng cho chủ trường gà. Tôi "cầm chịch", thường trực tại bàn phụ trách có đốt một cây nhang, chia ra làm 3, buộc một sợi chỉ, có đồng xu tòng teng ở dưới. Khi nhang cháy tới sợi chỉ đứt, đồng xu rớt xuống cái dĩa nghe tiếng "keng", tôi hô lớn là ngưng trận đấu để hai bên bắt gà ra chăm sóc gà, gọi là vô nước làm cho con gà nòi tươi rói trở lại, tỏ vẽ khỏe khoắn, hăng hái để còn tái đấu. Nhiều trận gà đá rất lâu đến hết hai cây nhang, nghĩa là đến sáu hiệp mới có một con bị thương tích nằm một chỗ, đành chịu thua... 

BA TÔI CÓ BIỆT TÀI TÍNH SỐ LƯỢNG LÚA TRÊN SÂN - ĐÚNG TRÊN 90%

Con xin phép hương linh ông già, cho thằng con trai thứ mười này ca tụng tài ông già tính hàng ngàn giạ lúa trên sân giữa đồng nội như là một nhà toán học.

Tại trại ruộng của Ba tôi gần Vàm Vung Thăng (mật khu Cả Hàng thời VC sau này, trước năm 1975), bên lãnh thổ Miên. Ba tôi trình độ học chữ Việt chỉ học lóm không có thầy như cách học sau này. Và trình độ học và hiểu biết chữ Nho cũng rất xoàng, nhưng võ nghệ thì lại vô địch ở cái ấp nhỏ Bà Bài nên Ban Hội Tề làng Vĩnh Nguơn (Hội đồng xã) cử Ba tôi giữ chức Hương Tuần của làng, không chỉ của ấp Bà Bài mà của cả làng Vĩnh Nguơn. Chỗ nào có trộm cướp khuấy phá nhiều, Ban Hội Tề thường mời Ba tôi tới phối hợp với dân đinh địa phương dạy họ cách sử dụng tầm vông, đao kiếm và côn quyền sơ sơ vài ngày tạo cho dân làng thêm tự tin để diệt trộm cướp. Tiếng tăm của ông già tôi vang dội cả làng có chiều dài trên dưới 15 cây số, giáp với lãnh thổ Miên. Và các làng ấp lân cận kể cả trên đất Miên cũng đều nghe danh ông Hương Tuần Bà Bài. Những đám cướp cạn - cướp nhỏ vài ba tên Khờ Me nghe ông Cụ đến là chúng co giò chạy xa hết. Ông già tôi nói tiếng Miên rất giỏi, những cái tài đó cũng không có gì lớn lắm và nhiều người bái phục ông, cái tài tính đúng phóc hàng trăm, hàng ngàn gịa lúa của một đống lúa to, vun cao như đỉnh núi, đỉnh đồi, mới đáng ca tụng.

Khi trong ấp Bà Bài hay trên các trại ruộng nhỏ của người Việt gần trại ruộng lớn của Ba tôi cần bán lúa đã đổ thành đống, phải ước tính gần như chắc chắn số lượng lúa là bao nhiêu giạ (một giạ lúa gồm có 2 thùng, mỗi thùng 20 lít hay xấp xỉ 20 kg). Người chủ luá phải ước tính coi số lượng luá của mình bao nhiêu mới gọi các chành luá ở tỉnh với giá cả thỏa thuận rồi để chủ vựa đưa ghe nhỏ hoặc lớn để vào chở. Nếu mình ước tính sai cách biệt lớn hàng trăm giạ trở lên, mà chủ chành lúa đưa ghe chài lớn vào chở mà lúa lại ít, tốn nhiều sở hụi hơn là đi ghe nhỏ, ít nhân công đở tốn kém. (Hình hai cha con - thập niên 60)Cha con TVN.jpg

Chủ lúa tính sai biệt lúa lớn quá thì phải bồi thường một số phí nào đó cho chủ chành lúa. Vì vậy phải có tính trước số lượng lúa bán ra càng chính xác càng có uy tín, dòng họ bà con của Ba tôi đều nhờ ông giúp việc này đều trót lọt, gần như đúng phóc, chỉ sai biệt vài giạ lúa thôi đối với các đống lúa vài trăm giạ. Có nhiều chủ luá tính không ra số lượng thì đong từng thùng lúa chuyển sang làm đống lúa mới. Cách tính này rất chính xác, cũng mất công và thì giờ. Ở nhà quê, ít học có thể nói là dốt như Ba tôi mà tính số lượng lúa rất siêu, xin lỗi các ông có Tú Tài, Cử Nhân cũng phải chào thua cho nên ông được mọi dân làng tâng bốc như bậc đại sư phụ. Ông già tôi khi tính số lượng đống lúa to lớn, thường không cho ai đến gần, ông có thể bị phân tâm? ông đi chậm đếm bước lầm thầm trong miệng, coi xem cái vòng tròn bao nhiêu, rồi ông đứng ngấm từ bìa đống lúa đến đỉnh vun của lúa, rồi ông tính nhẩm xong, ông viết vào một mảnh giấy nhỏ. Ông lại đi đếm từng bước và đứng lại một chỗ khác lúc ban đầu, cũng tính nhẩm, viết lên giấy, bỏ vào tuí, đi vào nhà. Ông già chậm rãi uống trà xong mới đem hai lần tính số lượng lúa quá lớn so sánh sự khác biệt xong. Khi ông uống trà tách thứ hai cũng với suy tư và đầu óc luôn tính toán, ông phán một câu cho mọi người chung quanh nghe, đống lúa đó 3 ngàn giạ, người nhà ghi vô sổ đóng lúa 3 ngàn giạ và lần lượt còn nhiều đống lúa nhỏ hơn, ông tính nhanh hơn và thường tính một lần. Một đống lúa như cái hòn núi nhỏ đến mấy ngàn giạ mà ông già tính đúng, sai biệt rất nhỏ, năm mười giạ, quả thật không được phong thần hay khiêm nhường một chút - người chột làm vua của xứ người mù.! Hình như mỗi đống lúa lớn có cắm một cây tầm vông gần cả chục thước, để cho các xe bò chở lúa đến đổ chung quanh cái mốc cây tầm vông, có người cào lúa vô chỗ cắm cây tầm vông và xung quanh, vòng tròn phải tính bao nhiều bước. Tôi nghĩ, nhờ có hai yếu tố này, độ cao của cây sào ở giữa đống lúa và chu vi bãi lúa, Ba tôi chỉ dùng phép tính rợ mà tính đúng số lượng lúa của cái đống lúa to sù đó, mới khiếp chớ! Còn các người có học cao, họ mất nhiều thì giờ tính toán, diện tích, chu vi với độ cao mới có thể biết được số lượng cả đống to đùng đó. Đàng này, ông già tôi chỉ tính rợ thôi vì thiếu chữ nghĩa mà trúng phóc, tới bây giờ, tôi vẫn còn bái phục ông già tôi sát đất. 

Con của Ba luôn kinh nhớ và bái phục Ba của con nhiều vấn đề kể cả vấn đề tình ái có nhiều đào mà Ba luôn quý trọng đào nhà là đào ruột, quý trọng nhứt - Lá rụng về cội. Ngày nay chuyện này không còn nữa đã đi vào dĩ vãng, không còn cảnh trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng. 

Tôi còn nhớ rõ, một đống lúa để chuẩn bị chuyển xuống ghe, ghe phải đậu gần bờ sông, bờ kinh. Tại đây có một "cầu tàu" dã chiến, từ cầu tàu bắc qua ghe phải có hai tấm ván mỏng và chắc, một tấm để mang lúa lên ghe, một tấm khác để người đội lúa đi lên bờ (như là chạy lúp xúp cho nhanh). Tấm ván cũng có độ nhún nhịp lên xuống làm cho người đội lúa dễ đi và nhanh hơn tấm ván dày cứng không có độ nhún. Tại mỗi đống lúa có vài người xúc lúa đổ vô thùng, thùng có quai hai bên, người khác đổ vô thúng, mỗi thúng đựng được hai thùng lúa. Tại khâu này, có thêm hai người nữa, đưa thúng lúa lên đầu người đội, họ cứ thoăn thắt đi cho thật nhanh, ngang qua hai người đại diện bên bán bên mua lúa, gần nhau. Khi một người đội lúa đi ngang qua hai đại diện, bên bán lúa xướng lên "thẻ" đưa một cái thẻ nhỏ bằng tre (tượng trưng cho một giạ lúa), bên mua lúa bỏ tấm thẻ vào một cái thùng hay cái thúng cũng xướng lên "thẻ". Hình như,  mỗi người đội lúa tối đa một trăm lần đem xuống ghe thì đã mệt phờ rồi, nên được tạm nghỉ giài lao, uống nước, hút thuốc, chừng mười phút rồi tiếp tục cho đến nắng lên khoảng 9 giờ sáng mọi người nghỉ, ăn cơm trưa, còn ngủ dưỡng sức cho sự làm việc buổi chiều cũng mất thêm vài giờ nữa, kể như hết một ngày làm việc quá vất vả. Mọi người lo tắm - nhảy ùm xuống nước, lên thay quần áo. Đến giờ ăn cơm, có người phục vụ, thường ở trại ruộng ăn rất ngon, cá, lươn thì ê hề, có khi Ba tôi còn làm heo hay giết bò để cho mọi người ăn no nê và còn uống rượu đế nữa để có giấc ngủ say qua đêm. Sáng tờ mờ là bắt đầu công việc như hôm qua... Nhiều  khi lúa nhiều quá, chở một đợt như vậy mất cả tuần hay hơn, đem lúa xuống ghe phải đầy ghe, chiếc này lui bến thì có chiếc ghe kế thay vào...

Ai có chứng kiến, cảnh huyên náo lúc đem lúa hàng ngàn, chục ngàn gịa lúa xuống ghe chài tổ chảng mới thấy ông bà mình quá thông minh, dù dốt, không học cao. Nhưng cách làm việc rất khoa học, bài bản và luôn tạo niềm vui cho những người làm công vất vả, ăn uống nhậu nhẹt phủ phê, nhưng phải có giờ giấc đàng hoàng để năng xuất làm việc được tăng cao. 

Chỉ riêng chỗ xúc lúa đổ vô thúng, tối thiểu phải có bốn người trở lên - hai người xúc lúa đổ vô thùng, có hai người kế tiếp đổ vô thúng và giúp đưa thúng lúa lên đầu cho người đội lúa mang xuống ghe. Người đội lúa phải đi nhanh cho đỡ mệt và đổ lúa xuống một chỗ trong ghe, lại có người cào lúa đều khắp ra tới tận đuôi ghe. Như vậy vụ cào lúa trong ghe tối thiểu cũng hai người, còn người đội luá phải có hàng chục người, gồm toàn thanh niên trai tráng khỏe mạnh mới đội nổi thúng lúa nặng gần 40 ký lô. Những người lao động đội lúa này thường mướn dân làng tính tiền công hàng ngày. Còn những người cào lúa, đổ lúa vào thúng của chủ trại lúa, còn cào lúa trong ghe do nhân công của chủ ghe, chủ vựa. Còn miếng thẻ (hay gọi là tấm thẻ) tính số lượng lúa bằng giạ mang xuống ghe, làm bằng thanh tre được chuốt vót kỹ, mỏng có hình dáng đẹp nữa, ngang chừng gần một phân, dài gần một tấc, rất mỏng, cái thẻ được dùng nhiều lần, năm này sang năm khác nên nó lên nước màu vàng nhạt, bóng láng trơn, còn mát tay nữa.

Hồi xưa, mua bán lúa nhiều hàng chục ngàn gịa lúa cũng chỉ bằng sức người, tay chân, không phải như sau này, người ta thường cho vô bao chỉ xanh đưa lên cân rồi chuyển xuống ghe có hệ thống chạy bằng máy lên hoặc xuống ghe hay có cần cẩu câu móc vào tấm lưới chứa đựng hàng chục bao lúa đưa lên hoặc đưa xuống ghe. Mọi thứ đều dùng máy móc thay sức người. Có được hạt lúa, hồi xửa hồi xưa, đều phải làm bằng tay, cắt lúa, cho bò đạp lúa, lúa cũng dùng sức người đưa lên cao đổ từ từ xuống gọi là "giê lúa" cho bụi và lúa lép bay ra khỏi lúa chắc...Nhiều công đoạn rất vất vả mệt nhọc, rất tội nghiệp cho dân quê mình khổ từ đời ông đời cha qua tới đời con cháu và còn nối tiếp mà vẫn nghèo vẫn khổ vẫn thiếu thốn. Nhưng, họ không chịu xa lìa chỗ 

nghèo khổ ở đồng quê, chôn nhau cắt rốn của mình. Còn ngày nay, gặt lúa (suốt lúa), lúa được tách ra khỏi rơm rạ hay giê lúa cho bay ra lúa lép bà bụi bặm đều dùng cơ giới. Dù vậy, nông dân  Việt Nam cũng vẫn cực hơn nông dân ở Mỹ. Nhưng, họ sướng hơn ông bà tổ tiên mình gấp chục trăm lần về cách làm nông nghiệp mà năng xuất lại cao hơn xưa nhiều lắm.

Chúng ta chỉ còn biết ngậm ngùi, nhớ lại và vô cùng khâm phục công khó của ông cha mình xây dựng nên nền nông nghiệp vững chắc nuôi sống người dân cho mãi trường tồn...

Từ hồi thời còn con nít, tôi có cuộc sống đầy thơ mộng - một công tử bé tí nhà quê, rất vô tư an vui ở quê nhà - ấp Bà Bài - bên bờ kinh Vĩnh Tế. Đến tuổi 12 bắt đầu nhuốm mùi khổ lụy chiến tranh, cùng tản cư với gia đình ra tỉnh lỵ Châu Đốc, năm 1947. Nhớ lại, khi tôi ra đồng chơi đến bầy bỏ đang gặm cỏ, có người theo canh chừng sợ bò đi xa bầy hay vào phá ruộng rẫy của người khác. Đặc biệt, người chăn không nhanh và hiệu quả bằng một con ngựa đực, loại thấp nhỏ con mà tôi rất thích cỡi đi dạo quanh đàn bò. Con ngựa này rất khôn cũng đi ăn cỏ như bò mà hễ thấy có con bò tách xa bầy thi nó chạy đến chận đầu và "dí" bò trở lại nhập vô bầy. Mỗi lần, tôi đến chơi với anh chăn bò thì anh này biết tôi thích cỡi ngựa mà con ngựa này rất dễ cỡi, tôi thót lên lưng ngựa như người lớn không được, anh phải bồng đưa tôi lên ngồi ngay ngắn, cầm dây cương rồi, anh mới để ngựa đi để cho công tử hay dân cậu cỡi ngựa "ngắm trời không phải ngắm hoa". Có một lần, tôi lên cỡi đi được một vòng khá lớn, gặp một vũng nước còn đọng lại, nổi hứng, tôi muốn ngựa nhãy qua vũng nước chiều ngang bằng chiếc đệm cho vui, bèn dùng hai gót chân thúc mạnh vô bụng ngựa, giật dây cương như bảo ngựa chạy nhanh lấy trớn nhảy qua vũng nước, ngựa nhảy qua dễ dàng chỉ có chàng công tử bị ngựa sãi sốc mạnh, sút dây cương, chới với té xuống vũng nước, may không bị thương tích. Chiều, Ba tôi hay tin thằng con trai yêu quý của ông cỡi ngựa bị té, ông rầy la anh chăn bò, anh nhin tôi tiu nghỉu rất tội nghiệp. 

Sau 10 năm sinh sống ở tỉnh lỵ Châu Đốc cùng với 12 năm ở nhà quê, trải qua nhiều cuộc đổi đời, bề dâu của đất nước, chứng kiến biết bao cuộc giết chóc đẫm máu người Việt  giết người Việt không chút đắn đo thương tiếc tại vùng bưng biền, vùng sâu, vùng xa và ngoại vi tỉnh lỵ Châu Đốc. Đâu đâu cũng thường xảy ra những sự bất an của cuộc sống, ngày vui chưa trọn ngày buồn đổ ập đến trên mạng sống của người dân thường bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu trong cả tỉnh, cả nước.

Suốt thời điểm bể dâu chiến tranh đó, tôi may mắn sống ở tỉnh lỵ Châu Đốc, Thị xã Cần Thơ, Thủ đô Sài Gòn dù ngắn ngủi nhưng bằng an. Sự chết chóc không còn thường xuyên đeo đuổi bám theo tôi nữa, không còn sự lao đao, lận đận nhiều đau khổ.

Đến hết chiến tranh, từ năm 1975, cứ tưởng hòa bình lập lại người dân Miền Nam thua cuộc hiền hòa an phận sẽ được đối xử nhân ái vì cùng chủng tộc dòng giống Việt Nam - da vàng mũi xẹp. Nhưng, ác hại thay, người dân miền Nam lại còn  bị vướng thêm bi thảm khổ lụy hơn hồi thời còn chiến tranh, bị người ta - kẻ thắng cuộc thẳng tay đày đọa xuống đáy vực, muốn mọi người của chế độ cũ phải chết hay bị lầm than khốn khổ, bị đày ải trong các ngục tù tủi nhục khắp cả đất nước Việt Nam

Thật trớ trêu, khổ nhục quá, lúc ở tù khổ sai miền núi non Sơn La, tôi muốn chết càng sớm càng thoát nợ trần ai. Nhưng, có lẽ ông Trời bắt tôi, và những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã buông súng chịu nhục hình không được chết phải sống để làm lại cuộc đời mới nơi xứ lạ quê người, để ngày nhắm mắt xuôi tay có dịp về gặp lại ông bà cha mẹ đang ở quê hương yêu dấu của mình. Tôi sẽ bay về ấp Bà Bài nhà quê đang chờ đón tôi, con sẽ gặp lại Ba Má!!!

Cái ấp Bà Bài, cư dân chỉ ở dọc bờ kinh Vinh Tế, dài dưới ba cây số, cách tỉnh lỵ không xa, trên dưới 10 cây số đường chim bay. Dân chúng gần 100 phần trăm mù chữ Quốc Ngữ, chữ nho cũng có người biết lõm bõm -  một thiểu số, trong số đó có Ba tôi. Ông hơn người trong ấp, chữ quốc ngữ chỉ học lóm ông cũng đọc được nhựt trình - báo giấy khi có người ở tỉnh mang vào, biết ký tên, biết cộng trừ, ghi chép số lúa bán ra và thu tiền vào...Cái hơn người nữa của ông là ông biết võ nghệ thuộc loại cao thủ võ lâm của địa phương, ông lại can đảm không bao giờ sợ trộm cướp, sợ "khơ me cáp duồn" vì nhà ở của gia đình tôi chỉ cách đất Miên chừng hơn một cây số. Còn nói tiếng Miên, ông nói thao thao, ở nhà thường vận xà rông lọai sang tơ lụa, đắt tiền mà giới chức sắc, giới điền chủ nhà giàu Miên mới mua sắm. Còn nông dân Miên thường vận xà rong vải thô, mặc đến cũ mèm trông nhếch nhác. Ở trong đám đông có cả người Miên và người Việt, người ta thấy ngay sự khác biệt, nhận ra ông ngay, ông có nước da trắng, to con như Tây, dù ông nói tiếng Miên có giọng như người Miên. Tất cả người Miên gần trại ruộng của ông đều trân trọng quý mến ông, có món ngon vật lạ đều đem đến trại ruộng biếu ông và cùng ông nhậu quắc cần câu luôn, có khi ngủ cả buổi trưa, thức dậy, giã rượu mới từ giã ra về hay nếu nhậu buổi chiều thì ở lại đến sáng... 

Để kết thúc bài này, một đứa con cưng của ông, sau hơn 80 năm, viết lại cuộc đời kiệt hiệt đầy ấn tượng của Cha mình như là một nén hương tưởng niệm, kính yêu Cha và hình ảnh Cha Già luôn mãi trong trái tim con.

Sacramento, nhân ngày Lễ Từ Phụ - Father's Day tại Huê Kỳ 20.6.2021

Anh Phương Trần Văn Ngà (10.6.2021)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BA TÔI & XA-RONG Y PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO MIÊN - Anh Phương Trần Văn Ngà

Nhân ngày Từ Phụ - Father's Day (Chúa nhựt 20.6.2021)

BA TÔI 

&

 XA-RONG Y PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO MIÊN

                                                                                          Anh Phương Trần Văn Ngà

Nhân ngày Từ Phụ - Father's Day (Chúa nhựt 20.6.2021), tôi viết về Ba tôi một số kỷ niệm khó quên để kính nhớ tưởng niệm đến người Cha yêu qúy của các con - một ông cha thương con vô bờ bến như những ông cha khác đều thể hiện tình cảm thương yêu con cũng giống như "Bố tôi" . Đúng với câu: 

                  Công Cha như núi Thái Sơn - Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 

Tôi là đứa con trai trong gia đình 11 anh chị em (hệ chánh quy và hệ phụ trội, Ba tôi có thêm 5 con), Ba tôi cưng tôi nhứt trong đám anh chị em chúng tôi kể cả 2 hệ. Ba tôi sanh năm 1898, đã qua đời khi ông bị đột quỵ lúc 74 tuổi , mất tại nhà ở Châu Đốc. 

Khi tôi mới lên 5, 6 cho đến 12 tuổi khi còn ở ấp Bài Bài chưa tản cư ra tỉnh ly Châu Đốc (1947), Ba tôi đi đâu cũng thường dẫn tôi đi theo ông, khi đi thăm ruộng bạt ngàn, ông cỡi ngựa cũng cho tôi lên lưng ngựa, ngồi trước mặt ông. Những lần đi chợ Châu Đốc, chợ Núi Sam, chợ Tịnh Biên hay đi cúng đình cách nhà hơn 10 cây số, thường đi bằng ghe lườn có mui, hai hoặc bốn người chèo, ông thường cho tôi "tháp tùng" như là thư ký riêng hay là "cận vệ" nhí của ông. 

Người dân quê ấp Bà Bài, được đi chợ Châu Đốc hồi xa xưa 70 - 80 năm trước,  như bây giờ ở Việt Nam, người dân quê được đi du lịch Mỹ - oai, hách lắm. Có người cả đời chỉ biết ấp Bà Bài, không biết "mặt mũi" chợ quận Tịnh Biên hay chợ Núi Sam cách 5 - 6 cây số, nói chi đến chợ tỉnh lỵ Châu Đốc, rất tội nghiệp!. Vì vậy, có người làm gì biết ăn hủ tíu hay uống cà phê có kèm theo giò chéo quẫy, uống cà phê (mà người Việt cũng gọi bằng tiếng Tàu vì chủ quán là người Tàu nào là xây chừng - tài chừng - bạc tẩy xíu phé, phé nại...). Đặc biệt, thời bấy giờ cho tới 1957, tôi sống ở Sài Gòn, giới bình dân uống cà phê ở các tiệm Tàu, khu lao động vẫn còn cách uống cà phê, dù có sữa, thường xớt một ít ra dĩa đựng ly cà phê cho cà phê mau nguội uống liền. Nếu uống cà phê tiệm sang (theo kiểu cách của Tây) như La Pagode ở đường Lê Thánh Tôn mà cà phê đổ ra dĩa mà húp, mấy "ông tây bà đầm" thấy cách uống cà phe kiểu đó, chắc chúng chạy gắp xuống tàu về Pháp...

Ba Má tôi luôn dạy con chảu làm lành lánh dữ, tích đức cho mai sau. Ba Má tôi nêu gương tốt cho chúng tôi noi theo với phương châm "mình vì mọi người", sống sao cho phải đạo làm người lương thiện. Đến kẻ cướp, kẻ trộm bắt bò của ông, Ba tôi tha vì nói họ quá nghèo làm bậy, ông còn cho tiền, cho gạo bảo họ cố gắng làm lành lánh dữ, Trời Phật sẽ ngó xuống giúp đở thoát nghèo khổ...

Trước năm 1945, khi chưa có phong trào Việt Minh (VM), Ba tôi thích vận xà rong, y phục truyền thống của người Miên, Ba tôi ở trại ruộng, thường tiếp xúc với họ, muốn hòa đồng sinh hoạt nên vận y phục như họ, dùng chiêu "chinh tâm vi thượng sách". (người Miên còn gọi là người Cao Miên - dân tộc Khơ Me - Cam Bốt)  

Trại ruộng cách nhà tôi (ấp Bà Bài) tính theo đường chim bay, trên 10 cây số và đường thủy phải đi vòng trên 30 cây số. Trại ruộng và đất canh tác mấy ngàn mẫu ta của Ba tôi và của thầy Năm Khải (thông phán tòa án tỉnh Châu Đốc, Ba tôi hợp tác) hoàn toàn ở trên đất Miên. Ba tôi có nuôi một đàn bò trên 100 con kể bò con, vừa có bò đực để cày bừa ruộng vừa có bò cái để phát triển sanh sản thêm...có 4 con trâu "cồ" để bừa ruộng bùn sình và vài con trâu cái nhân giống, lại có một con ngựa để cho người chăn bò có phương tiện chận đuổi bò đi xa bầy và Ba tôi dùng ngựa đi xa thăm ruộng củng như đi kiểm soát đất có cày bừa đàng hoàng không trước khi sạ lúa...

Vì sử dụng đất ruộng hoàn toàn nằm trên lãnh thổ Miên nên ông thường tiếp xúc với chánh quyền địa phương cấp quận - Gòi Tà Lập - tỉnh Tà Keo, cách trại ruộng của Ba tôi chừng hơn 4 cây số. Và cũng tiếp xúc với chánh quyền từ phum sóc (xã ấp), đôi khi lên cấp tỉnh (Tà Keo) nữa, cho nên Ba tôi phải học tiếng Miên, ông nói tiếng Miên như người Miên, chỉ khác với người Miên, da Ba tôi trắng và đầu búi tóc củ hành củ tỏi và mặc y phục Việt Nam khác y phục truyền thống của Miên là vận xà rong... Để thích nghi với cuộc sống, ông xã giao rộng rãi, không ngại dùng quà cáp thường biếu một con bò thịt trong các ngày Lễ lớn cho địa phương hay cho Quận, ông thường vận xà rong tiếp khách Miên cũng là hình thức đốn tim, đắc nhân tâm với chánh quyền... Ông vận  xà rong loại tơ lụa đắt tiền, mặc áo "bành tô" như các giới chức cao cấp Miên, đầu đội nón cối kiểu của Pháp. NN - Bố.jpg

Tại trại ruộng, Ba tôi còn thành lập một đội đá banh, không có mang giày, thưởng lên Gòi Tà Lập đấu với đội quận. Còn cầu thủ gồm toàn dân cày làm công cho Ba tôi, thường buổi chiều ngơi nghỉ, các ông thợ cày chia phe, chia đội đá banh tập dượt chơi cho vui cũng là hình thức giải trí ở vùng khỉ ho cò gáy. Một ngày kia, ông Quận Trưởng Gòi Tà Lập đến viếng trại ruộng ở chơi tới chiều, thấy dân cày ham chơi đá banh. Ông Quận ngõ ý mời đội banh của trại ruộng lên đấu với đội thanh niên Quận, Ba tôi đồng ý đưa đội đá banh lên Gòi Tà Lập đấu giao hữu "quốc tế". Từ đó, mỗi năm đội trại ruộng ra "ngoại quốc" giao đấu với một đội thuộc quận Gòi Tà Lập ít nhứt một lần. Mỗi lần đội banh trại ruộng của Ba tôi "đem chuông đi đánh xứ người". Ban Tổ Chức trận đá banh tiếp đãi nồng hậu, ăn uống đều là những món ngon đặc biệt của địa phương. Mỗi lần có trận đá banh ở Quận, Ba tôi củng có gởi tiền biếu tặng hiện kim và một con bò, cho người dẫn lên trước vài ngày, để họ mần thịt đãi ăn...Ba tôi có tài ngoại giao giỏi luôn biết đắc nhân tâm nên công việc làm ăn của Ba tôi trên đất Miên luôn thuận lợi cho tới ngày (năm 1947) ông "bỏ của chạy lấy người" tản cư ra tỉnh mọi chuyện làm ăn trên đất Miên hoàn toàn khép lại.

 Hầu hết xà rong Ba tôi có đều là quà tặng của ông quận hay các ông sếp phum, sóc.

Chuyện mặc xà rong tạm gọi là y phục đa hiệu tiện lợi của người Miên, cởi ra mặc vào nhanh như gió, vừa mát mẻ, "gió lồng lộng thổi lòn hang dế" vừa mần "việc nước" cũng nhanh - dân quê thường ví von ý nghĩa vui vui đó cho giới phụ nữ, tôi thêm cho luôn giới "liền ông". Tiện lợi khi đi tắm sông, xuống cầu "banh xà rong" cái rột, tuột nhanh xuống nước cho thằng nhỏ tắm trước, người ta trên bờ không kịp thấy của quý, rồi mới vắt xà rong trên đầu cột của cây cầu, xuống nước tắm xong lên, choàng xà rong xong còn lấy phần dưới xà rong đưa lên lau mình, mặt mũi sơ sơ, một chút xíu người khô, xà rong cũng khô.

Nhưng mà, mặc xà rong có nhiều sự cố cười lộn ruột, xà rong tuột xuống bất thình lình vì không có dây buộc chặt. Người ta còn dùng sợi dây nịt có bản lớn thắt chặt xà rong vào người cho nên dù có múa may quay cuồng, hay chạy nhảy xà rong vẫn không bị tuột xuống.

Chuyện vui về mặc xà rong, Ba tôi dạy võ cho những những làm ở trại ruộng để phòng thân cho cá nhân và anh em cùng sống chung nhau tại trại ruộng vắng vẻ, đơn độc. Hôm, đó trời có trăng sáng vằng vặc, ông gọi, đánh thức các người làm trên dưới 20 người thanh niên, ông dạy tiếp các thế võ. Ông chỉ cách đá "song phi" cho có hiệu quả để hạ đồi phương. Ông nhảy cao đá song phi, chân trước chân sau đều trúng mục tiêu. Chắng may cái xà rong ông đang mặc là để ngủ, không có dây nịt, nó tuột ra khỏi hai chân ông, thằng nhỏ của ông cũng đá song phi luôn, làm cho mọi cười bò lăn bò càng, thật vui và ông cũng cười vui nữa.

Cái xà rong vô cùng tiện lợi đối với dân quê (Khơ Me), đàn ông đàn bà ngoài che thân, còn là y phục ngủ rất tiện lợi như cái chăn đắp và "mần việc nước" lại nhanh, còn nhiều cái lợi khác, chúng ta không chối cãi. Nhưng, sử dụng xà rong trong trường hợp đột biến dễ bị "tai họa - sự  cố" hay làm trò cười như Ba tôi dạy võ, cách đá song phi. 

Một lần khác, mùa nước nổi, Ba tôi ở nhà không lên trại ruộng. Khuya chừng 11 giờ, bổng có tiếng gõ thùng thiếc, gõ mõ tre báo động có ghe bán hàng xén bị cướp đến viếng ăn hàng. Tiếng kêu cứu đó với tiếng la cướp cướp cứ lan truyền từ nhà này đến nhà khác. Nhà tôi cách chỗ có tiếng thùng thiếc đầu tiên, chừng một cây số. Ba tôi, tốc dậy, vận chặt xà rong ông lấy ngay cây xà mâu dài gần 2 thước trên đầu cây có bốn năm mũi sắt nhọn. Ông đánh thức, ra lệnh nhân công đang ở trong nhà, chúng bây lấy 2 chiếc ghe lườn nhỏ, cầm theo đao kiếm và tầm vông vạt nhọn. một chiếc ghe lườn có 4 chèo, Ba tôi đứng ở đầu mũi ghe chèo nhanh đi trước, chiếc thứ hai nối đuôi theo. Có trăng sáng, ghe hàng xén đậu gần chùa Bồng Lai. Chiếc xuồng của ba tên ăn cướp lại có súng dài mút - ca - tông, chúng đang lục tìm tiền bac của chủ ghe, bổng thấy có ghe xuồng tiến tới rất nhanh. Ba tên cướp nhảy nhanh xuống xuồng định bơi về hướng Núi Sam tẩu thoát. Ba tôi la lớn bảo chiếc ghe sau, chèo nhanh "khóa đít" không cho xuồng cướp đi thoát. Chiếc ghe lườn của ông còn cách chiếc xuồng chừng 10 thước, ông la lớn:

"Đồ ăn cướp, đừng hòng chạy thoát (trốn?)". Ông quơ cây xà mâu, chân nhún mạnh xuống làm chiếc ghe lườn chòng chành. Ông còn la lớn bắt lấy nó - bắt lấy nó. Một tên cướp kéo cu lát cho đạn lên nòng, định bắn. Ông la lớn cướp tinh thần chúng, quơ xà mâu lia lịa và "xuống tấn" nhúng mạnh quá làm chiếc xà rong ông đang mặc sút mối buộc, tuột xuống chân. Trong khi ấy một tiếng súng nổ vang không trúng ai cả. Nói cho vui, có lẽ tên cướp thấy Ba tôi cũng có súng lục nên nó sợ rung tay làm rớt cây súng, đạn nổ. Ghe của Ba tôi đã cặp vào xuồng của ba tên cướp, ba thanh niên bên ghe Ba tôi nhảy qua bắt trói gọn.Tên có súng là một tên lính mã tà cùng đồng bọn thua cờ bạc rủ nhau đi gở gạc ghe bán hàng xén. Cả ba tên cướp bị bắt giải giao cho xã.

Cả vùng Bà Bài kể luôn 2 xã Vĩnh Nguơn - Vĩnh Tế và dân các xã lân cận nghe danh ông đều kiêng nể. 

Tên ông Hương Tuần nổi như cồn, ông bà Quận Trưởng Gòi Tà Lập còn đến tận ấp Ấp Bà Bài thăm viếng Ba tôi, quận lỵ Gòi Tà Lập cách ấp Bà Bài chừng 14 - 15 cây số (băng đường ruộng). Phái đoàn của ông Quận đi nhiều thớt voi và bốn năm chiếc xe bò đưa dân Miên xuống ấp Bà Bài thăm xã giao. Ba tôi làm 3 con bò và một con heo đãi ăn linh đình, nhậu "múc chỉ cà tha" suốt 3 ngày như là một Hội Chợ. Ngày đầu đãi phái đoàn Miên và quan khách Việt Nam ở xa, tỉnh, quận và các Hội Đồng Xã. Ngày thứ hai và ba đải "đại trà" cho hàng trăm  người tham dự vui chơi đều ăn uống thoải mái. Ba tôi còn tổ chức những trận đá gà "quốc tế", đua xe bò, thi chạy bộ ăn tiền, kể cả có nhiều người Miên ở lại qua đêm chơi cờ bạc nữa... hai dân tộc vùng biên giới Miên Việt có dịp bày tỏ tình láng giềng "hữu hảo". Đây có thể nói là một sự kiện lớn (lịch sử), cả quận Châu Phú và Tỉnh đường Châu Đốc cũng đều biết và có nhiều công chức tỉnh, các Ban Hội Tề xã lân cận cũng đến tham dự...Kỷ niệm này sâu sắc nhứt trong đời tôi khi nhớ đến Ba tôi.

Người dân sinh sống trên 2 b kinh Vỉnh Tế đều nghe biết tên Ba tôi diệt trừ cướp, kể cá cướp người Miên đến vây trại ruộng cả chục tên, Ba tôi cùng dân cày đánh cho chúng một trận tơi bời, bắt được mấy tên trói lại, cho muỗi đốt một đêm. Sáng ông nói với chúng cái gì không ai hiểu, chúng quỳ sụp lạy. Ba tôi ra lệnh, làm gà vịt, nấu cháo và đãi rượu đế nữa (do gia đình cất rượu dùng riêng) cho bọn cướp ăn uống no say. Lúc ấy tôi còn quá nhỏ, hình như ông còn cho mỗi đứa một vài đồng. Từ đó bọn cướp Miên nghe danh nể sợ ông, không dám bén mảng đến quấy phá nữa.

Đến năm 1945, các cán bộ VM khuyên Ba tôi hớt tóc, ông mới giã từ củ xi nhông "yêu quý" theo ông mấy chục năm. Thời bấy giờ, đàn ông có tuổi đều để tóc. Đặc biệt, tỉnh Châu Đốc có nhiều tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa, nam nữ đều búi tóc. 

Đến năm 1947, Ba tôi "bồng bế" cả đại gia đình kể cả gia đình cô chú của tôi cùng tản cư ra tỉnh lỵ Châu Đốc trốn lánh VM và tránh chiến tranh. 

Ba tôi là cột trụ của gia đình, đã thoát ly bưng biền tránh xa VM, một điều nghịch lý trớ trêu lại đến với Ba tôi, một người dân trốn chạy Việt minh lại bị mật thám quốc gia bắt, chụp mũ, gán ghép là có hoạt động cho VM. Gia đình chúng tôi đang trú ngụ trong châu vi đạo Cao Đài - một thành trì chống cộng (VM) vững chắc nhứt lúc bấy giờ (thời Quốc Trưởng Bảo Đại), mà Ba tôi vẫn bị phe ta bắt giam mới là đau. Ba tôi nhắn tin, gia đình phải liên lạc gấp với chức sắc cao cấp đạo Cao Đài bảo lãnh, Ba tôi sẽ đựơc thả ra. Khi có đơn xin của chức sắc Cao Đài tỉnh Châu Đốc (Khâm Châu Đạo), Ba tôi được thả ra ngay.

Ba tôi rất bén nhạy, ông có bao nhiêu tiền trong túi đều lần lượt đưa hết cho những công an tiếp xúc điều tra, trách nhiệm giam giữ cũng như hỏi cung. Đúng với câu, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Ra khỏi nhà giam của Ty Công An tỉnh, có công xa đưa về tới tận nhà.

Sau một vài ngày hoàn hồn, Ba tôi tổ chức một bữa tiệc khá lớn có rượu tây, rượu chát đỏ của Pháp mời nhiều chức sắc Đạo Cao Đài, đa số lại ăn chay trường chỉ có mấy ông sĩ quan Cao Đài là ăn mặn. Ba tôi còn mời những người của ngành cảnh sát và công an mà Ba tôi quen hay họ tự nhận làm con nuôi vì Ba tôi rất rộng rãi về tiền bạc, giúp bất cứ ai. Đúng là dân Cậu, dân chơi không coi trọng đồng tiền.

Sau vài ngày, Ba tôi được ông Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Cao Đài tỉnh Châu Đốc mời lên văn phòng nói chuyện. Ông Thiếu Tá này, cũng là con nuôi của Ba tôi nữa, ông nói Ba phải về Tòa Thánh Tây Ninh sống một thời gian vì nếu còn ở đây thế nào Ba cũng sẽ bị bắt nữa.Nga & Gia Dinh nam xua.jpg

Cả nhà bàn tính, đồng ý để Ba tôi ra đi về sống tạm nhà bà con ở trong Thánh Địa Cao Đài (Tòa Thánh Tây Ninh). Ở Tây Ninh một thời gian mấy tháng, ăn chay tối thiểu 10 ngày một tháng, cùng với ăn mặn kham khổ, Ba tôi chịu không nổi nên phải ra đi nơi khác để có cuộc sống tự do, không bị ràng buộc vụ ăn chay. Ông đi xuống Sài Gòn tìm nhà bà con ở đậu và lo đi làm ăn, Ba tôi lân la làm quen với chủ vựa lu và lẹo tẹo dính với bà này thành lập phòng nhì chánh thức và cả hai ông bà có đứa con mới sanh mấy tháng. Cả hai ông bà lại về quê của bà ở Sóc Trăng sanh sống rất lâu có đến năm mặt con và Ba tôi ít khi trở lại Châu Đốc. (Hình chụp giữa năm 1972 tại Sài Gòn - Ba Má tôi và vợ chồng tôi & 4 con). Mỗi khi muốn liên lạc với gia đình hay gởi tiền về giúp mẹ con chúng tôi, ông thường nhắn hay gởi thơ về nhà Châu Đốc gọi đích danh tôi (đang học lớp nhì - lớp 4) đi xuống Sóc Trăng gặp ông cũng như nhận tiền mang về Châu Đốc. Lúc bấy giờ, tôi chừng 13 -  14 tuổi, những ngày lễ lớn được nghỉ học nhiều ngày, tôi thường xuống thăm Ba tôi, nhà làm bún ở vùng Kho Dầu của tỉnh lỵ Sóc Trăng. Có hai cái Tết, Ba tôi xin phép tỉnh tổ chức mở "trường" đá gà, trên bãi đất trống, gần một cái cầu, xéo ngang với ty Bưu Điện và cũng trước Tòa Hành Chánh Tỉnh. Tôi cũng khá lanh, nói được tiếng Miên chút chút đủ nói chuyện thông thường nên lo thu tiền độ gà phải đóng cho chủ trường gà. Tôi "cầm chịch", thường trực tại bàn phụ trách có đốt một cây nhang, chia ra làm 3, buộc một sợi chỉ, có đồng xu tòng teng ở dưới. Khi nhang cháy tới sợi chỉ đứt, đồng xu rớt xuống cái dĩa nghe tiếng "keng", tôi hô lớn là ngưng trận đấu để hai bên bắt gà ra chăm sóc gà, gọi là vô nước làm cho con gà nòi tươi rói trở lại, tỏ vẽ khỏe khoắn, hăng hái để còn tái đấu. Nhiều trận gà đá rất lâu đến hết hai cây nhang, nghĩa là đến sáu hiệp mới có một con bị thương tích nằm một chỗ, đành chịu thua... 

BA TÔI CÓ BIỆT TÀI TÍNH SỐ LƯỢNG LÚA TRÊN SÂN - ĐÚNG TRÊN 90%

Con xin phép hương linh ông già, cho thằng con trai thứ mười này ca tụng tài ông già tính hàng ngàn giạ lúa trên sân giữa đồng nội như là một nhà toán học.

Tại trại ruộng của Ba tôi gần Vàm Vung Thăng (mật khu Cả Hàng thời VC sau này, trước năm 1975), bên lãnh thổ Miên. Ba tôi trình độ học chữ Việt chỉ học lóm không có thầy như cách học sau này. Và trình độ học và hiểu biết chữ Nho cũng rất xoàng, nhưng võ nghệ thì lại vô địch ở cái ấp nhỏ Bà Bài nên Ban Hội Tề làng Vĩnh Nguơn (Hội đồng xã) cử Ba tôi giữ chức Hương Tuần của làng, không chỉ của ấp Bà Bài mà của cả làng Vĩnh Nguơn. Chỗ nào có trộm cướp khuấy phá nhiều, Ban Hội Tề thường mời Ba tôi tới phối hợp với dân đinh địa phương dạy họ cách sử dụng tầm vông, đao kiếm và côn quyền sơ sơ vài ngày tạo cho dân làng thêm tự tin để diệt trộm cướp. Tiếng tăm của ông già tôi vang dội cả làng có chiều dài trên dưới 15 cây số, giáp với lãnh thổ Miên. Và các làng ấp lân cận kể cả trên đất Miên cũng đều nghe danh ông Hương Tuần Bà Bài. Những đám cướp cạn - cướp nhỏ vài ba tên Khờ Me nghe ông Cụ đến là chúng co giò chạy xa hết. Ông già tôi nói tiếng Miên rất giỏi, những cái tài đó cũng không có gì lớn lắm và nhiều người bái phục ông, cái tài tính đúng phóc hàng trăm, hàng ngàn gịa lúa của một đống lúa to, vun cao như đỉnh núi, đỉnh đồi, mới đáng ca tụng.

Khi trong ấp Bà Bài hay trên các trại ruộng nhỏ của người Việt gần trại ruộng lớn của Ba tôi cần bán lúa đã đổ thành đống, phải ước tính gần như chắc chắn số lượng lúa là bao nhiêu giạ (một giạ lúa gồm có 2 thùng, mỗi thùng 20 lít hay xấp xỉ 20 kg). Người chủ luá phải ước tính coi số lượng luá của mình bao nhiêu mới gọi các chành luá ở tỉnh với giá cả thỏa thuận rồi để chủ vựa đưa ghe nhỏ hoặc lớn để vào chở. Nếu mình ước tính sai cách biệt lớn hàng trăm giạ trở lên, mà chủ chành lúa đưa ghe chài lớn vào chở mà lúa lại ít, tốn nhiều sở hụi hơn là đi ghe nhỏ, ít nhân công đở tốn kém. (Hình hai cha con - thập niên 60)Cha con TVN.jpg

Chủ lúa tính sai biệt lúa lớn quá thì phải bồi thường một số phí nào đó cho chủ chành lúa. Vì vậy phải có tính trước số lượng lúa bán ra càng chính xác càng có uy tín, dòng họ bà con của Ba tôi đều nhờ ông giúp việc này đều trót lọt, gần như đúng phóc, chỉ sai biệt vài giạ lúa thôi đối với các đống lúa vài trăm giạ. Có nhiều chủ luá tính không ra số lượng thì đong từng thùng lúa chuyển sang làm đống lúa mới. Cách tính này rất chính xác, cũng mất công và thì giờ. Ở nhà quê, ít học có thể nói là dốt như Ba tôi mà tính số lượng lúa rất siêu, xin lỗi các ông có Tú Tài, Cử Nhân cũng phải chào thua cho nên ông được mọi dân làng tâng bốc như bậc đại sư phụ. Ông già tôi khi tính số lượng đống lúa to lớn, thường không cho ai đến gần, ông có thể bị phân tâm? ông đi chậm đếm bước lầm thầm trong miệng, coi xem cái vòng tròn bao nhiêu, rồi ông đứng ngấm từ bìa đống lúa đến đỉnh vun của lúa, rồi ông tính nhẩm xong, ông viết vào một mảnh giấy nhỏ. Ông lại đi đếm từng bước và đứng lại một chỗ khác lúc ban đầu, cũng tính nhẩm, viết lên giấy, bỏ vào tuí, đi vào nhà. Ông già chậm rãi uống trà xong mới đem hai lần tính số lượng lúa quá lớn so sánh sự khác biệt xong. Khi ông uống trà tách thứ hai cũng với suy tư và đầu óc luôn tính toán, ông phán một câu cho mọi người chung quanh nghe, đống lúa đó 3 ngàn giạ, người nhà ghi vô sổ đóng lúa 3 ngàn giạ và lần lượt còn nhiều đống lúa nhỏ hơn, ông tính nhanh hơn và thường tính một lần. Một đống lúa như cái hòn núi nhỏ đến mấy ngàn giạ mà ông già tính đúng, sai biệt rất nhỏ, năm mười giạ, quả thật không được phong thần hay khiêm nhường một chút - người chột làm vua của xứ người mù.! Hình như mỗi đống lúa lớn có cắm một cây tầm vông gần cả chục thước, để cho các xe bò chở lúa đến đổ chung quanh cái mốc cây tầm vông, có người cào lúa vô chỗ cắm cây tầm vông và xung quanh, vòng tròn phải tính bao nhiều bước. Tôi nghĩ, nhờ có hai yếu tố này, độ cao của cây sào ở giữa đống lúa và chu vi bãi lúa, Ba tôi chỉ dùng phép tính rợ mà tính đúng số lượng lúa của cái đống lúa to sù đó, mới khiếp chớ! Còn các người có học cao, họ mất nhiều thì giờ tính toán, diện tích, chu vi với độ cao mới có thể biết được số lượng cả đống to đùng đó. Đàng này, ông già tôi chỉ tính rợ thôi vì thiếu chữ nghĩa mà trúng phóc, tới bây giờ, tôi vẫn còn bái phục ông già tôi sát đất. 

Con của Ba luôn kinh nhớ và bái phục Ba của con nhiều vấn đề kể cả vấn đề tình ái có nhiều đào mà Ba luôn quý trọng đào nhà là đào ruột, quý trọng nhứt - Lá rụng về cội. Ngày nay chuyện này không còn nữa đã đi vào dĩ vãng, không còn cảnh trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng. 

Tôi còn nhớ rõ, một đống lúa để chuẩn bị chuyển xuống ghe, ghe phải đậu gần bờ sông, bờ kinh. Tại đây có một "cầu tàu" dã chiến, từ cầu tàu bắc qua ghe phải có hai tấm ván mỏng và chắc, một tấm để mang lúa lên ghe, một tấm khác để người đội lúa đi lên bờ (như là chạy lúp xúp cho nhanh). Tấm ván cũng có độ nhún nhịp lên xuống làm cho người đội lúa dễ đi và nhanh hơn tấm ván dày cứng không có độ nhún. Tại mỗi đống lúa có vài người xúc lúa đổ vô thùng, thùng có quai hai bên, người khác đổ vô thúng, mỗi thúng đựng được hai thùng lúa. Tại khâu này, có thêm hai người nữa, đưa thúng lúa lên đầu người đội, họ cứ thoăn thắt đi cho thật nhanh, ngang qua hai người đại diện bên bán bên mua lúa, gần nhau. Khi một người đội lúa đi ngang qua hai đại diện, bên bán lúa xướng lên "thẻ" đưa một cái thẻ nhỏ bằng tre (tượng trưng cho một giạ lúa), bên mua lúa bỏ tấm thẻ vào một cái thùng hay cái thúng cũng xướng lên "thẻ". Hình như,  mỗi người đội lúa tối đa một trăm lần đem xuống ghe thì đã mệt phờ rồi, nên được tạm nghỉ giài lao, uống nước, hút thuốc, chừng mười phút rồi tiếp tục cho đến nắng lên khoảng 9 giờ sáng mọi người nghỉ, ăn cơm trưa, còn ngủ dưỡng sức cho sự làm việc buổi chiều cũng mất thêm vài giờ nữa, kể như hết một ngày làm việc quá vất vả. Mọi người lo tắm - nhảy ùm xuống nước, lên thay quần áo. Đến giờ ăn cơm, có người phục vụ, thường ở trại ruộng ăn rất ngon, cá, lươn thì ê hề, có khi Ba tôi còn làm heo hay giết bò để cho mọi người ăn no nê và còn uống rượu đế nữa để có giấc ngủ say qua đêm. Sáng tờ mờ là bắt đầu công việc như hôm qua... Nhiều  khi lúa nhiều quá, chở một đợt như vậy mất cả tuần hay hơn, đem lúa xuống ghe phải đầy ghe, chiếc này lui bến thì có chiếc ghe kế thay vào...

Ai có chứng kiến, cảnh huyên náo lúc đem lúa hàng ngàn, chục ngàn gịa lúa xuống ghe chài tổ chảng mới thấy ông bà mình quá thông minh, dù dốt, không học cao. Nhưng cách làm việc rất khoa học, bài bản và luôn tạo niềm vui cho những người làm công vất vả, ăn uống nhậu nhẹt phủ phê, nhưng phải có giờ giấc đàng hoàng để năng xuất làm việc được tăng cao. 

Chỉ riêng chỗ xúc lúa đổ vô thúng, tối thiểu phải có bốn người trở lên - hai người xúc lúa đổ vô thùng, có hai người kế tiếp đổ vô thúng và giúp đưa thúng lúa lên đầu cho người đội lúa mang xuống ghe. Người đội lúa phải đi nhanh cho đỡ mệt và đổ lúa xuống một chỗ trong ghe, lại có người cào lúa đều khắp ra tới tận đuôi ghe. Như vậy vụ cào lúa trong ghe tối thiểu cũng hai người, còn người đội luá phải có hàng chục người, gồm toàn thanh niên trai tráng khỏe mạnh mới đội nổi thúng lúa nặng gần 40 ký lô. Những người lao động đội lúa này thường mướn dân làng tính tiền công hàng ngày. Còn những người cào lúa, đổ lúa vào thúng của chủ trại lúa, còn cào lúa trong ghe do nhân công của chủ ghe, chủ vựa. Còn miếng thẻ (hay gọi là tấm thẻ) tính số lượng lúa bằng giạ mang xuống ghe, làm bằng thanh tre được chuốt vót kỹ, mỏng có hình dáng đẹp nữa, ngang chừng gần một phân, dài gần một tấc, rất mỏng, cái thẻ được dùng nhiều lần, năm này sang năm khác nên nó lên nước màu vàng nhạt, bóng láng trơn, còn mát tay nữa.

Hồi xưa, mua bán lúa nhiều hàng chục ngàn gịa lúa cũng chỉ bằng sức người, tay chân, không phải như sau này, người ta thường cho vô bao chỉ xanh đưa lên cân rồi chuyển xuống ghe có hệ thống chạy bằng máy lên hoặc xuống ghe hay có cần cẩu câu móc vào tấm lưới chứa đựng hàng chục bao lúa đưa lên hoặc đưa xuống ghe. Mọi thứ đều dùng máy móc thay sức người. Có được hạt lúa, hồi xửa hồi xưa, đều phải làm bằng tay, cắt lúa, cho bò đạp lúa, lúa cũng dùng sức người đưa lên cao đổ từ từ xuống gọi là "giê lúa" cho bụi và lúa lép bay ra khỏi lúa chắc...Nhiều công đoạn rất vất vả mệt nhọc, rất tội nghiệp cho dân quê mình khổ từ đời ông đời cha qua tới đời con cháu và còn nối tiếp mà vẫn nghèo vẫn khổ vẫn thiếu thốn. Nhưng, họ không chịu xa lìa chỗ 

nghèo khổ ở đồng quê, chôn nhau cắt rốn của mình. Còn ngày nay, gặt lúa (suốt lúa), lúa được tách ra khỏi rơm rạ hay giê lúa cho bay ra lúa lép bà bụi bặm đều dùng cơ giới. Dù vậy, nông dân  Việt Nam cũng vẫn cực hơn nông dân ở Mỹ. Nhưng, họ sướng hơn ông bà tổ tiên mình gấp chục trăm lần về cách làm nông nghiệp mà năng xuất lại cao hơn xưa nhiều lắm.

Chúng ta chỉ còn biết ngậm ngùi, nhớ lại và vô cùng khâm phục công khó của ông cha mình xây dựng nên nền nông nghiệp vững chắc nuôi sống người dân cho mãi trường tồn...

Từ hồi thời còn con nít, tôi có cuộc sống đầy thơ mộng - một công tử bé tí nhà quê, rất vô tư an vui ở quê nhà - ấp Bà Bài - bên bờ kinh Vĩnh Tế. Đến tuổi 12 bắt đầu nhuốm mùi khổ lụy chiến tranh, cùng tản cư với gia đình ra tỉnh lỵ Châu Đốc, năm 1947. Nhớ lại, khi tôi ra đồng chơi đến bầy bỏ đang gặm cỏ, có người theo canh chừng sợ bò đi xa bầy hay vào phá ruộng rẫy của người khác. Đặc biệt, người chăn không nhanh và hiệu quả bằng một con ngựa đực, loại thấp nhỏ con mà tôi rất thích cỡi đi dạo quanh đàn bò. Con ngựa này rất khôn cũng đi ăn cỏ như bò mà hễ thấy có con bò tách xa bầy thi nó chạy đến chận đầu và "dí" bò trở lại nhập vô bầy. Mỗi lần, tôi đến chơi với anh chăn bò thì anh này biết tôi thích cỡi ngựa mà con ngựa này rất dễ cỡi, tôi thót lên lưng ngựa như người lớn không được, anh phải bồng đưa tôi lên ngồi ngay ngắn, cầm dây cương rồi, anh mới để ngựa đi để cho công tử hay dân cậu cỡi ngựa "ngắm trời không phải ngắm hoa". Có một lần, tôi lên cỡi đi được một vòng khá lớn, gặp một vũng nước còn đọng lại, nổi hứng, tôi muốn ngựa nhãy qua vũng nước chiều ngang bằng chiếc đệm cho vui, bèn dùng hai gót chân thúc mạnh vô bụng ngựa, giật dây cương như bảo ngựa chạy nhanh lấy trớn nhảy qua vũng nước, ngựa nhảy qua dễ dàng chỉ có chàng công tử bị ngựa sãi sốc mạnh, sút dây cương, chới với té xuống vũng nước, may không bị thương tích. Chiều, Ba tôi hay tin thằng con trai yêu quý của ông cỡi ngựa bị té, ông rầy la anh chăn bò, anh nhin tôi tiu nghỉu rất tội nghiệp. 

Sau 10 năm sinh sống ở tỉnh lỵ Châu Đốc cùng với 12 năm ở nhà quê, trải qua nhiều cuộc đổi đời, bề dâu của đất nước, chứng kiến biết bao cuộc giết chóc đẫm máu người Việt  giết người Việt không chút đắn đo thương tiếc tại vùng bưng biền, vùng sâu, vùng xa và ngoại vi tỉnh lỵ Châu Đốc. Đâu đâu cũng thường xảy ra những sự bất an của cuộc sống, ngày vui chưa trọn ngày buồn đổ ập đến trên mạng sống của người dân thường bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu trong cả tỉnh, cả nước.

Suốt thời điểm bể dâu chiến tranh đó, tôi may mắn sống ở tỉnh lỵ Châu Đốc, Thị xã Cần Thơ, Thủ đô Sài Gòn dù ngắn ngủi nhưng bằng an. Sự chết chóc không còn thường xuyên đeo đuổi bám theo tôi nữa, không còn sự lao đao, lận đận nhiều đau khổ.

Đến hết chiến tranh, từ năm 1975, cứ tưởng hòa bình lập lại người dân Miền Nam thua cuộc hiền hòa an phận sẽ được đối xử nhân ái vì cùng chủng tộc dòng giống Việt Nam - da vàng mũi xẹp. Nhưng, ác hại thay, người dân miền Nam lại còn  bị vướng thêm bi thảm khổ lụy hơn hồi thời còn chiến tranh, bị người ta - kẻ thắng cuộc thẳng tay đày đọa xuống đáy vực, muốn mọi người của chế độ cũ phải chết hay bị lầm than khốn khổ, bị đày ải trong các ngục tù tủi nhục khắp cả đất nước Việt Nam

Thật trớ trêu, khổ nhục quá, lúc ở tù khổ sai miền núi non Sơn La, tôi muốn chết càng sớm càng thoát nợ trần ai. Nhưng, có lẽ ông Trời bắt tôi, và những chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã buông súng chịu nhục hình không được chết phải sống để làm lại cuộc đời mới nơi xứ lạ quê người, để ngày nhắm mắt xuôi tay có dịp về gặp lại ông bà cha mẹ đang ở quê hương yêu dấu của mình. Tôi sẽ bay về ấp Bà Bài nhà quê đang chờ đón tôi, con sẽ gặp lại Ba Má!!!

Cái ấp Bà Bài, cư dân chỉ ở dọc bờ kinh Vinh Tế, dài dưới ba cây số, cách tỉnh lỵ không xa, trên dưới 10 cây số đường chim bay. Dân chúng gần 100 phần trăm mù chữ Quốc Ngữ, chữ nho cũng có người biết lõm bõm -  một thiểu số, trong số đó có Ba tôi. Ông hơn người trong ấp, chữ quốc ngữ chỉ học lóm ông cũng đọc được nhựt trình - báo giấy khi có người ở tỉnh mang vào, biết ký tên, biết cộng trừ, ghi chép số lúa bán ra và thu tiền vào...Cái hơn người nữa của ông là ông biết võ nghệ thuộc loại cao thủ võ lâm của địa phương, ông lại can đảm không bao giờ sợ trộm cướp, sợ "khơ me cáp duồn" vì nhà ở của gia đình tôi chỉ cách đất Miên chừng hơn một cây số. Còn nói tiếng Miên, ông nói thao thao, ở nhà thường vận xà rông lọai sang tơ lụa, đắt tiền mà giới chức sắc, giới điền chủ nhà giàu Miên mới mua sắm. Còn nông dân Miên thường vận xà rong vải thô, mặc đến cũ mèm trông nhếch nhác. Ở trong đám đông có cả người Miên và người Việt, người ta thấy ngay sự khác biệt, nhận ra ông ngay, ông có nước da trắng, to con như Tây, dù ông nói tiếng Miên có giọng như người Miên. Tất cả người Miên gần trại ruộng của ông đều trân trọng quý mến ông, có món ngon vật lạ đều đem đến trại ruộng biếu ông và cùng ông nhậu quắc cần câu luôn, có khi ngủ cả buổi trưa, thức dậy, giã rượu mới từ giã ra về hay nếu nhậu buổi chiều thì ở lại đến sáng... 

Để kết thúc bài này, một đứa con cưng của ông, sau hơn 80 năm, viết lại cuộc đời kiệt hiệt đầy ấn tượng của Cha mình như là một nén hương tưởng niệm, kính yêu Cha và hình ảnh Cha Già luôn mãi trong trái tim con.

Sacramento, nhân ngày Lễ Từ Phụ - Father's Day tại Huê Kỳ 20.6.2021

Anh Phương Trần Văn Ngà (10.6.2021)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm