Văn Học & Nghệ Thuật
BÀN THÊM VỀ “THI HÓA THÂN THÀNH HỌA” - Phạm Đức Nhì
Vài Lời Phi Lộ
Bạn FB của tôi, Nguyên Lạc, có bài thơ Quê Hương được nhà bình thơ Châu Thạch đưa vào làm một trong hai “tiêu điểm” trong bài viết Hai Bài Thơ Quê Hương – Hai Tâm Tình Khác Biệt (1). CT, nương theo tứ thơ, rồi bằng lối văn phân tích sở trường của mình, đã trao tặng độc giả một áng văn lý thú bàn đến hai tâm trạng khác nhau về quê hương.
Bình luận của một độc giả trên FB đã gợi hứng để tôi viết Khập Khiễng Hay Không Khập Khiễng? (2) góp thêm chút ít nhận xét về bài viết trên của CT. Nguyên Lạc, có lẽ chưa đồng ý với nhận xét của tôi, đã viết bài Nhân Đọc Phạm Đức Nhì “Khập Khiễng Hay Không Khập Khiễng?” (3) trong đó tôi chọn được mấy điểm liên quan đến văn chương và sẽ bàn luận với anh ở phần sau. Trước khi lấy lý lẽ để “choảng” nhau, chỗ bạn bè, xin được dùng phần đầu của bài viết để “trao đổi tâm tình”.
PHẦN 1: TÂM TÌNH VỚI NGUYÊN LẠC
Đau Thương Và Thù Hận
Tôi làm thơ từ khá sớm. Thời còn đi học chỉ là những bài thơ tình, vịnh phong cảnh. Viết xong để đó, rồi quên. Năm 1975, khác với nhiều người trong chính quyền và quân đội ở miền nam, được sống với người thân trong gia đình một thời gian trước khi trình diện cải tạo, tôi bị đưa vào trại tập trung ngay từ ngày đầu tiên. Lý do: Tôi bị kẹt ở Vũng Tàu sau khi đã quyết định ở lại, không theo đơn vị ra biển.
Tôi, người lính Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù
năm 75, 29 tháng tư
khi đoàn tàu chở đơn vị tôi
chuẩn bị rời Vũng Tàu hướng ra Đông Hải
thương cha mẹ già, đàn em dại
tôi bước lên bờ
ở lại quê hương
nhưng cha mẹ già chưa được gặp
cũng chưa thấy mặt đàn em
các anh, những người chiến thắng
súng dí sau lưng
đẩy tôi vào trại tập trung
(Bờ Vẫn Quá Xa, Phạm Đức Nhì, t-van.net)
Thế là ngay cả trước khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đã bị giam ở Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Rạch Dừa rồi sau đó giải lên Long Khánh.
Và rồi hơn 8 năm trong trại cải tạo, cũng vì thơ, vì thái độ kiên cường bất khuất của người lính nhảy dù, tôi đã bị cùm kẹp, biệt giam và đặc biệt bị đánh đập tàn tệ nhiều lần. Họ đánh tôi – có lúc đánh hội đồng - bằng gậy sắt, báng súng, đá vào ngực, vào bụng bằng mũi giầy. Tôi đã ọc ra không biết bao nhiêu là máu trên bệ đá các xà lim. Mấy đốt xương sống bị dập, tôi bị liệt 2 chân, mất khả năng kiểm soát đường tiểu tiện, đại tiện và cả việc xuất tinh. Thằng “cu tí” lúc nào cũng như đầu ngón tay út và chỉ về hướng 6 giờ. Thân thể trai trẻ của tôi chỉ còn là bộ xương cách trí, nằm chờ chết.
Tháng 9 năm 1983 tôi được đặc biệt thả về vì lý do nhân đạo:
nhìn nhà dột cột lung lay
cha chết đọa đày
các em tứ tán
mẹ tuổi già sức yếu
vẫn dãi nắng dầm sương
tôi cắn răng lìa bỏ quê hương
tìm sự sống.
(Bờ Vẫn Quá Xa, PĐN)
Tôi nhờ gặp được một vị sư châm cứu giỏi, tạm lành bệnh, vượt biên và bị bắt lại, giam ở Long An. Sau đó bị giải về trại Phan Đăng Lưu (Bà Chiểu, Gia Định) vì bài thơ Từ Ngục Tù Cộng Sản (4) và vì dính líu đến Nguyệt San Hợp Đoàn (viết và xuất bản trong tù). Cuối tháng 8/ 1988 kết cung, chuẩn bị ra tòa lãnh án thì cả nhóm (Vũ Ánh, Trần Danh San, Nguyễn Chí Thiệp, PĐN và nhiều người khác) - nhờ chính sách cởi mở của ông Nguyễn Văn Linh - được miễn tố và thả khỏi nhà tù. Tôi về quê cũ ở Hải Phòng sống lây lất bằng nghề dạy tiếng Anh đàm thoại cho mấy khách sạn ở Đồ Sơn. Sau mấy lần bị lừa, tôi vượt biên bằng thuyền buồm qua Hồng Kông thành công năm 1991 và đến Mỹ tháng 7/1993.
Sau 30 Tháng Tư: Một Quê Hương – Hai Tâm Tình Khác Biệt
Chúng ta hãy nghe nhà thơ nữ Đinh Thị Thu Vân (lúc ấy mới hơn 20 tuổi) bày tỏ tâm trạng của mình nếu không có ngày 30 tháng Tư:
Em sẽ đến với tình yêu bằng nửa trái tim yếu đuối
Còn nửa kia, đành giữ lại để... nghi ngờ
Em sẽ không hề nghĩ đến mầm cây khi nhìn những giọt mưa
Có thể rồi sẽ quên cả màu của lúa
Quên bài địa lý quê hương, những miền nào đất đen đất đỏ
Sẽ nhọc nhằn khi định nghĩa chữ "dòng kênh"
(Nếu Không Có Ngày 30 tháng Tư, ĐTTV) (5)
Theo chị, con người ở miền nam mà chị là đại diện, về mặt tinh thần, tệ hại đến như thế đấy. Và Nếu Không Có Ngày 30 Tháng Tư – như một phép màu cứu vớt – thì không biết họ còn đốn mạt đến mức nào?
Và đây là tâm trạng của Nguyên Lạc trước đổi thay của đất nuớc sau cái ngày “đáng nhớ” ấy:
Bao năm đời này vẫn nhớ
Xuân nao. thay đổi phận người!
Bể dâu. biệt ly. mong đợi!
Khổ đau thay thế nụ cười!
Khi một cán bộ cao cấp Cục Trại Giam đến trại cải tạo khoe khoang (bằng thơ), tôi nhớ và ghi lại được:
Sau 30 tháng Tư 75
cả thế giới hướng về Việt Nam
ca ngợi tấm lòng khoan hồng nhân đạo
tiềm ẩn trong chính sách cải tạo
đẹp như một đóa hoa
của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
thì nhiều năm sau đó tôi đã phải viết những câu thơ – có được do đã tận mắt chứng kiến việc thể hiện tấm lòng khoan hồng nhân đạo ấy - để trả lời:
Tôi có người bạn
đói lòng moi mấy củ khoai
các anh đập nát xương bàn tay
mãi mãi mang thương tật
Một người khác
lâu ngày thèm thịt
chụp vội con nhái bên đường
bỏ vào mồm nuốt chửng
báng súng AK các anh lao vào ngực, vào bụng
cho đến khi con nhái phòi ra
con nhái lúc vào màu xanh
lúc ra thành màu đỏ.
(Bờ Vẫn Quá Xa, PĐN)
Rõ ràng chỉ có một quê hương nhưng do đứng ở vị trí khác nhau, nhìn ở góc cạnh khác nhau nên con người có suy nghĩ và tâm trạng khác nhau như thế đấy.
Nguyễn Bính Và Chân Quê
Xin mượn bài thơ Chân Quê để giải thích rõ hơn. Thi sĩ Nguyễn Bính của chúng ta cũng đứng hẳn về một phe – phe bảo vệ truyền thống, giữ nét chân quê - để “đấu” với phe bên kia:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Phe bên kia – phe “tân thời”, chạy theo “mốt” mới – không có mặt trên chiến trường nên NB “một mình một chợ” bày tỏ quan điểm của mình.
Theo tôi, còn một phe nữa – không khư khư truyền thống cũng không nhất quyết tân thời. Họ tùy theo tình trạng tài chánh, hoàn cảnh xã hội, quan niệm thẩm mỹ và vóc dáng cơ thể để chọn thời trang (quần áo) cho riêng mình. Chính vì không lệ thuộc, không bị kẹt vào một trong hai phe đối kháng nên cách nhìn của họ cởi mở hơn, việc chọn lựa áo quần, thời trang của họ dễ phù hợp hơn.
Anh Nguyên Lạc thân mến,
Nói thế để anh thấy rằng, tôi cũng như anh, sau cái mốc 30 tháng Tư 1975, nghĩ về quê hương không “đơn giản” như ĐTQ mà tim đau nhói, tâm hồn trĩu nặng. Anh với tôi đã đứng hẳn về một phía của một vấn đề hai mặt, đối đầu với phía bên kia. Tôi khác anh ở chỗ máu sôi lên vì căm hận, mắt rực lửa căm thù. Thơ của chúng ta, nếu nhìn kỹ, đã có một chữ Xạo to tổ bố, lúc ẩn, lúc hiện trên trang giấy. Không phải chúng ta không thật lòng trong lúc làm thơ mà vì chúng ta viết với tâm thế ngả nghiêng, còn tranh cạnh hơn thua, còn để tư ý, tư dục vụn vặt che mờ chỗ lẽ ra mình nên để hết tâm hồn vào.
ĐTQ – chưa nói đến tài thơ – đã hơn hẳn anh với tôi ở cái tâm thế chính trực, nhìn quê hương chỉ thấy quê hương là quê hương, không có những tư ý, tư dục lợn cợn khác. Chính vì thế quê hương của ĐTQ đẹp hơn quê hương của chúng ta. Cái quê hương ấy có lý tưởng đến mức không thể có thật hay không? Tôi sẽ bàn ở phần sau.
Đọc đến đây xin anh NL và bạn đọc đừng vội lên án tôi tuyên truyền cho chính sách này, chủ trương kia của chính phủ Việt Nam. Nếu bây giờ có ai hỏi tôi “Muốn sống dưới một chế độ độc tài hay ở một đất nước tự do?” Tôi sẽ hét đến bung lá phổi của mình: Tự Do! Tự Do! Và nếu đất nước tôi có một chính phủ, một hiến pháp bảo đảm (thực sự, không phải bằng lời) một số quyền căn bản của công dân, tôi sẽ chẳng luyến tiếc gì cái mảnh đất tạm dung này (dù vẫn đội ơn những người đã dang tay đùm bọc mình) mà bay thẳng về Sài Gòn.
Ồ! Giá trường em giờ có thầy giáo mới
em sẽ chạy về ngay
không để lỡ một ngày, một buổi
ngồi vào hàng ghế ngày xưa
thầy đang dạy những câu hát mẹ ru
còn em
háo hức chờ đến giờ tập vẽ.
(Tập Vẽ, PĐN)
Duyên Kỳ Ngộ Trong Tù
Ở Phan Đăng Lưu tôi bị tra vấn khoảng 6 tháng. Sau khi kết cung, nằm xà lim biệt giam thêm 3 tháng nữa thì được chuyển qua tập thể (phòng 4 khu C1). Nơi đây tôi may mắn được xếp nằm gần một vị sư vào tù vì “in kinh trái phép”. Mặt thầy hiền hòa, phúc hậu, đôi mắt đầy uy lực đã chiếm trọn cảm tình của tôi từ phút ban đầu. Đến ngày hôm sau là tôi đã lê la qua chỗ nằm của thầy để cà kê hỏi chuyện đạo pháp. Nằm xà lim 9 tháng, không được chuyện trò với ai nên khi thầy vừa hỏi câu xã giao đầu tiên là tôi đã “cởi mở hết tâm tình”. Khi biết tôi bị giải về trại này vì bài thơ và viết báo trong tù, thầy bảo tôi đọc bài thơ cho thầy nghe. Nghe xong bài thơ đó và mấy bài thơ khác nữa thầy nói với tôi:
“Lòng con chất đầy đau thương và thù hận, chắc là nặng nề và mệt mỏi lắm. Nếu con muốn, thầy sẽ giúp cởi bớt mớ dây trói buộc ấy cho con.”
Và thế là thầy đã khai ngộ, hóa giải hận thù để từ một Phạm Đức Nhì với tâm tình và cung cách làm thơ:
Có một thời bị đọa đày hành hạ
thơ của tôi rực lửa căm thù
máu và nước mắt
ướt đẫm những trang thơ
nực mùi tử khí
Thơ cũng rất đậm màu chính trị
Màu này thật dễ thương
còn màu đó “thấy mà ghê”
ôi ! Đẹp quá phe mình
còn phe bên kia
phải chọn góc nhìn để chỉ thấy toàn điều xấu.
(Yêu Thơ Nên Phải Hết Lòng Với Thơ, Phạm Đức Nhì, t-van.net)
tôi đã có thể đến gần ĐTQ - nhìn QH chỉ thấy QH là QH chứ không mang vào tư ý, tư dục để phải đứng ở một phía của vấn đề hai mặt. Mới đây, nhờ một bạn FB, tôi đã liên lạc được với thầy ở Việt Nam. Trong thư đầu tiên tôi viết thăm thầy có đoạn:
Con viết thơ này cũng để cám ơn thầy. Duyên gặp gỡ thầy (ở trại giam Phan Đăng Lưu) là một may mắn lớn cho đời con. Trước đó con đã chịu nhiều tra tấn, cực hình, đày đọa nhưng bây giờ nhìn lại, con thấy chịu đựng tất cả những đau đớn ấy để được gặp thầy cũng là xứng đáng. Nói theo ngôn ngữ người đời là vẫn có lời.
Lúc ấy, nhờ hoàn cảnh tù đày, không phải lo “vợ đẻ, con đau, nhà nước ngập” tôi đã chú tâm hành thiền và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tôi đã nhận biết được sự vận hành của tâm mình để từ đó - chỉ riêng ở lãnh vực văn chương - có thể phần nào cảm được sự chân thật (hay dối trá), “bắt” được cảm xúc và thấy được hồn thơ của các tác giả khác, điều mà các bạn Mỹ của tôi, đọc thơ theo cách của Tây Phương khó thấy được. Tôi đã kết bạn chân tình với các nhà thơ, nhà văn cả ở hải ngoại và trong nước. Những câu thơ, những bài văn của tôi giờ đã vắng bóng lửa máu, hận thù mà ngày càng nhiều tiếng nói yêu thương, càng thêm tính nhân bản.
PHẦN 2: BÀN THÊM VỀ “THI HÓA THÂN THÀNH HỌA”
Nhét Chữ Vào Tranh
“Thi hóa thân thành họa” có nghĩa là ngôn ngữ thơ đã hoàn toàn tan biến (hóa thân) vào bức tranh. Để bạn đọc dễ hình dung được tiến trình ấy tôi tạm dùng hành động “nhét chữ vào tranh” – đưa lý thuyết vào thực tế.
Truờng hợp 2 câu thơ của Nguyên Sa:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Bưc tranh chàng trai đi bên người yêu mặc áo lụa Hà Đông giữa nắng Sài Gòn hiện ra rõ ràng trước mắt người đọc. Riêng chữ “mát” (và nhóm chữ đi chung để hỗ trợ nó) bạn có cố nhét vào bức tranh nó cũng bật ra vì họa sĩ tài cách mấy cũng không thể vẽ được cái cảm giác “chợt mát” của chàng trai. Chính vì thế, đây chỉ là “thi trung hữu họa” chứ chưa đến mức “thi hóa thân thành họa”.
Cũng tương tự như 2 câu của ĐTQ:
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Hình ảnh “dòng sữa mẹ thơm thơm giọt xuống bên nôi” (đã dòng mà còn giọt!) có ý muốn nói nhỏ giọt vào miệng con (cách diễn tả này hơi vụng) cũng là 2 câu “thi trung hữu họa”. Hai chữ “thơm thơm” là mùi hương nên nếu nhét vào tranh sẽ bị bật ra. Hai câu thơ chưa đến mức “thi hóa thân thành họa”
Và sau đây là 2 câu thơ nổi tiếng của văn học Trung Hoa:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
(Đằng Vương Các Tự, Vương Bột)
Dịch nghĩa:
Ráng chiều rơi xuống cùng cánh cò đơn chiếc đều bay
Làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc
(Trần Trọng San)
Đọc lời thơ đến đâu, bức tranh với những chi tiết của nó hiện ra đến đấy. Đọc hết 2 câu thơ các con chữ đã chui tọt vào và tan biến trong bức tranh (không một chữ nào thừa bị bật ra). Những câu thơ “siêu” như thế này sẽ tự động thấm vào hồn người đọc mà không cần đến một mảy may sự “gạn đục khơi trong” của lý trí. (2)
Lời Ca Khúc Quê Hương (GVT phổ từ BHĐCC)
Ca khúc Quê Hương có 4 đoạn. Ba đoạn đầu gồm 6 đôi câu, mỗi đôi khắc họa một khung cảnh quê hương:
1/
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Các con chữ đã chạy vào và tan biến để hóa thành bức tranh trẻ con (có thể một, có thể nhiều) đang trèo hái khế. Không có chữ nào không tan hết, phải bật ra. Đây là bức tranh thơ về quê hương đơn sơ, rất gần gũi, rất thật, và rất đẹp.
2/
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Bức tranh thơ trẻ tan học trên đường về nhà, rợp bướm vàng bay.
3/
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Bức tranh thơ trẻ con thả diều trên đồng.
4/
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Bức tranh thơ vẽ cảnh con đò nhỏ nhẹ nhàng đưa mái chèo ở ven sông. Đây là bức tranh có chút “lấn cấn”. Từ “khua nước” vừa tượng thanh (tiếng nước kêu róc rách) vừa tượng hình (động tác đưa mái chèo); nhờ phần tượng hình nó đã chui tọt vào và trụ lại được trong bức tranh; phần tượng thanh được ăn theo nên không bị “trục xuất”. Cho nên theo tôi, “khua nước” tưởng là điểm yếu nhưng thật ra là nét độc đáo của 2 câu thơ. Điểm dễ đưa đến tranh cãi là từ “êm đềm” - một trạng từ phải cần lý trí để hiểu nghĩa. Tôi có hỏi một người bạn họa sĩ thì được anh cho biết “Tôi có thể vẽ bức tranh theo đúng ý của 2 câu thơ mà không có chữ nào bị bật ra hết. Lúc đó “êm đềm” sẽ tự động được hiểu là ‘lững lờ’ hay nhẹ nhàng, và 2 câu thơ vẫn là một bức tranh thơ tuyệt đẹp.”
Tôi xin chờ cao kiến của những người yêu thơ, đặc biệt là các bạn có am hiểu về hội họa.
5/
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Bức tranh thơ mẹ che nón lá nghiêng nghiêng, bước qua cầu tre nhỏ về nhà.
6/
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè.
Bức tranh thơ “hoa cau rụng trắng ngoài hè” trong đêm trăng sáng.
Đoạn cuối 4 câu:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Tôi xin bỏ qua những bàn cãi có tính chính trị, để chỉ nói đến hiệu ứng văn chương.
Ngay khi câu thơ:
Quê hương mỗi người chỉ một
xuất hiện, lý trí đã quay lại để làm nhiệm vụ của nó (xem có đúng là “mỗi người chỉ một” không), và cuộc đối thoại bằng Tiếng Người Chân Thật đã chấm dứt. Tôi cho đoạn cuối dở là dở ở chỗ đó.
Ông Đồ của Vũ Đình Liên
Bài thơ Ông Đồ là thể thơ 5 chữ, có 5 đoạn, mỗi đoạn 4 câu:
1/
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bức tranh nhìn từ xa: đám đông vây quanh một ông già mặc áo chùng thâm, đội khăn đóng (ông Đồ) đang lúi húi viết; mặt ông Đồ và những người vây quanh đều lờ mờ, không rõ nét. Đây đó một vài cây đào đang nở hoa, báo hiệu xuân sang, tết đến.
2/
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Bức tranh cận cảnh: cũng đám đông vây quanh ông Đồ, mặt tươi vui, chú tâm theo dõi nét bút (lông) của ông trên giấy đỏ; có người miệng đang nói, tay chỉ vào những chữ ông Đồ viết, tỏ ý khen ngợi. Ở đây từ “tấm tắc” tượng thanh, nhưng theo người bạn họa sĩ, nó cũng có phần tượng hình. Nhờ phần tượng hình, không những nó có thể trụ lại trong bức tranh mà - thêm phần tượng thanh - còn làm bức tranh sống động hơn.
3/
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Bức tranh nhìn hơi xa: ông Đồ ngồi trên chiếu, bên cạnh là xấp giấy màu đỏ (nhạt hơn màu giấy ở bức tranh 2), bút lông và lọ mực chỉ còn một ít mực đọng ở cuối lọ. Chỉ có 1, 2 người thờ ơ đứng xem, không ai thuê viết.
4/
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Bức tranh nhìn gần hơn một tý: ông Đồ vẫn ngồi trên chiếu dưới mưa phùn lất phất, bên cạnh lờ mờ xấp giấy đỏ, bó bút lông và lọ mực. Người đi đường qua lại không ai đến gần chiếc chiếu của ông Đồ. Cảnh thật tiêu điều.
5/
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Hai câu đầu vẽ lên cảnh khu đất mọi năm ông Đồ thường ngồi, nay không thấy chiếc chiếu và ông Đồ nữa. Hai câu cuối đã bắt lý trí phải quay lại làm việc. Cuộc đối thoại bằng Tiếng Người Chân Thật đã chấm dứt.
Nếu hai câu cuối có vóc dáng khác – không mở cửa cho lý trí bước vào - Ông Đồ đã là một bộ truyện tranh thơ lịch sử “vô tiền khoáng hậu”. Nhưng chỉ với hình hài như thế bài thơ đã chiếm một vị trí trang trọng trong văn học sử Việt Nam.
Trao Đổi Với Nguyên Lạc.
Bài phản biện của NL dài, nhiều thông tin nhưng hơi luộm thuộm. Tôi chọn ra 3 điểm liên quan đến văn chương để trao đổi với anh:
1/
Cái quê hương đẹp lý tưởng không thể nào có thật, so với quê hương của đời thường mọi người sống qua. Nó có vui / buồn, ngọt ngào / đắng cay, hạnh phúc / khổ đau…
Đối với tôi, vẻ ĐẸP LÝ TƯỞNG quá sẽ không có thật ở trên đời. Cái vẻ đẹp LÝ TƯỞNG không thực giống như bức tượng / tranh giai nhân, đẹp toàn bích, nhưng dù gì cũng là vật chết. Nó được trưng bày trong phòng Triển lăm, trong Cung đình, trong phòng các đại gia.. Người bình thường chỉ được ngắm, không được đụng chạm. Đâu bằng người nữ đẹp bình thường, đời thường; ta có thể ôm ấp vuốt ve và vui vẻ hoặc khóc hận cùng nàng.
Anh Nguyên Lạc chắc cũng thấy khi thơ đã tan biến trong tranh thì nó rất THẬT, thật hơn những câu thơ của anh (vẫn còn bóng dáng của lý trí) nhiều lắm. Nó không phải là cái đẹp lý tưởng chỉ có trong óc tưởng tượng của con người mà là cái đẹp giản dị và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Điều này phải thực chứng - đọc để thấy tranh hiện ra trước mắt mình.
2/
Bài thơ “Bài học đầu cho con” – Đỗ Trung Quân làm khoảng đầu thập niên 80, (Đỗ Trung Quân, Năm 1976, ông tham gia phòng trào thanh niên xung phong) ông bắt buộc phải “tô hồng” quê hương vì CÁI TÔI TEO CHIM thôi, nếu không muốn bị trù dập. Thật sự lúc đó quê hương đang “te tua”.
Bà mẹ tôi hàng ngày chèo ghe con, dấu từng ký gạo, từng miếng dừa sấy đi bán kiếm tiền nuôi con; đã khóc ngất khi bị tụi quan thuế tịch thu, do chính sách “ngăn sống cấm chợ”. Có những chị phải quấn giấu trong bụng, quanh đùi trong quần từng ký thịt heo (lợn); cũng đã khóc van lại, nhưng vẫn không được tha bởi tụi quan thuế. Thế mà QUÊ HƯƠNG của ĐTQ tô hồng đẹp đẻ như thế! Than ôi!
Nếu nói “tô hồng” thì phải nhắc đến Nếu Không Có Ngày 30 Tháng Tư của ĐTTV. Dưới ngòi bút bay bướm của chị, khuôn mặt của chế độ đang nhợt nhạt, tái mét bỗng trở nên sáng tươi, đỏ chói. Có điều chị tô bằng nước sơn giả nên chỉ một thời gian ngắn, nó lại “Vũ Như Cẩn”. (6)
Đọc 2 câu cuối của bài thơ:
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
rồi lại đọc Tạ Lỗi Trường Sơn cùng một số bài thơ khác của ĐTQ đăng trên Tiền Vệ, tôi cũng “nóng gà” viết “Quê Hương - Kẻ Đi Người Ở” trong đó có mấy câu “đá giò lái”:
Ngày xưa anh hát
“Quê hương là chùm khế ngọt”
Sao bây giờ
cắn quả khế nào anh cũng che mặt bảo chua.
Có phải tại ngày xưa khế chua
nhưng muốn được lòng người anh yêu, anh nói bừa là khế ngọt?
Hay tại sống với kẻ vô tình
lâu rồi khế ngọt cũng thành chua? (7)
Sau đó tình cờ đọc bài Nhà Thơ Đỗ Trung Quân Và Ca Khúc Quê Hương trong đó Mặc Lâm của đài Á Châu Tự Do (RFA) phỏng vấn nhà thơ về bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của anh. Xin được trích một đoạn:
Mặc Lâm: Thưa anh Đỗ Trung Quân, xin thứ lỗi nếu tôi nói không chính xác vì thật ra bài thơ còn một câu cuối nữa mới thành khổ thơ tứ tuyệt, tức là bốn câu, vì anh chỉ đọc có ba câu mà thôi. Trong nhạc phẩm "Quê Hương" do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ từ bài thơ này có hai câu cuối là: Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người....Xin anh cho biết đâu là nguyên bản...
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Dạ. Thưa anh và thưa quý vị, bài thơ này được đăng lần đầu vào năm 1986, xuất xứ của nó là hồi đó tôi đề tặng bé Quỳnh Anh. Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bây giờ. Khi tôi đề tặng thì Quỳnh Anh mới chỉ được một tuổi thôi. Tôi đăng lần đầu năm 1986 ở báo Khăn Quàng Đỏ. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một đoạn, đúng ra là một câu, cái câu cuối cùng. Những người biên tập bài này là chị Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang. Chị Việt Nga thì cũng đã mất vị bạo bệnh. (8)
Vâng! Đọc xong đoạn phỏng vấn trên tôi mới biết mình lầm, trách oan ĐTQ và đối xử không công bằng với Bài Học Đầu Cho Con. Qua bài thơ, ĐTQ - với tâm thế chính trực – nhìn quê hương chỉ thấy quê hương là quê hương nên bài thơ của anh Thật, không có sự “tô hồng”.
3/
“Cọng rau muống” này là cảm xúc thật sự cuộc đời của riêng tác giả về cuộc “dâu bể” của quê hương, không có sự gian dối trong này. “Cọng rau muống” (cảm xúc, CÁI TÔI ĐÍCH THỰC) càng bò dài càng tốt, phải đưa hết cảm xúc riêng mình ra. Chẳng thà nó bò dài, đâm nhiều ngọn con, cho người bình thường ngắt đem nấu canh chua, bóp dấm chanh …nhậu với “nước mắt quê hương” (rượu đế); “cọng rau muống” vẫn còn sống. Còn hơn là dùng DAO (thủ pháp thơ, thuật ngữ, tu từ.v.v…nói chung là CÁI TÔI LÝ TRÍ) để chặt khúc, chọn lọc (Đưa lên tầm cao: high class) bỏ vào keo, thêm hương vị, chất đổi màu (để trông đẹp hơn) thành DƯA, rồi dán nhãn đem bán hoặc biếu cho thiểu số đặc quyền nhậu với Champagne, XO. Tui không muốn như vậy. Lại nữa khi bị chặt, cọng rau muống sẽ chết.
Câu nói của NL:
“Cọng rau muống” này là cảm xúc thật sự cuộc đời của riêng tác giả về cuộc “dâu bể” của quê hương, không có sự gian dối trong này.
Cứ cho rằng NL nói thật tình đi, nghĩa là anh viết bài thơ trong lúc cao hứng, cảm xúc xốn xang, rộn ràng trong tâm hồn. Nhưng cảm xúc trong lòng mạnh như dâng sóng là một chuyện, có đưa được cái khối cảm xúc ấy vào trong thơ, lại là chuyện khác. Chẳng ai khờ khạo đến độ dựa vào phát biểu của tác giả (như của NL) để đánh giá mức độ cảm xúc trong một bài thơ.
Theo tôi, cách tốt nhất là dựa vào văn bản. Ngôn ngữ thơ và cấu trúc câu thơ cho ta cảm xúc ở tầng 1. Thế trận toàn bài cho ta cảm xúc ở tầng 2. Còn một thứ cảm xúc khác - thứ cảm xúc cao cấp nhất, đem khoái cảm nhiều nhất cho người đọc - nằm ở tầng 3. Nó là “luồng hơi nóng” không phải từ các con chữ của bài thơ mà hình như tỏa ra từ giữa những hàng kẻ. Người đọc không thể “bắt” nó bằng lý trí mà phải cảm nó bằng tâm hồn. Nếu thi sĩ khéo léo khơi dòng (bằng kỹ thuật thơ) thì đến một lúc nào đó, tứ thơ đến cao trào, chúng ta sẽ có hồn thơ.
“Cộng rau muống” của Nguyên Lạc dài; dĩ nhiên dài không phải là cái “tội”, nhưng dài quá, có nhiều đoạn nó lại đâm nhánh, chẳng có ai hái nấu canh chua hoặc bóp dấm chanh nên nhánh này dính với nhánh kia làm nghẽn dòng chảy của tứ thơ. Với thơ, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Thi sĩ, không phải chỉ nghĩ ra mà còn có nhiệm vụ sàng lọc, tuyển chọn để đưa vào bài thơ những chữ, những hình ảnh, những câu thơ đắt nhất, đẹp nhất, kết hợp với nhau bằng một thế trận hiệu quả nhất để làm thông dòng chảy cảm xúc, nổi bật tứ thơ. Nếu muốn ăn món rau muống nấu canh chua hoặc bóp dấm chanh hãy chọn hái những ngọn rau thật xanh non chứ đừng chơi nguyên chùm, nguyên bó, cả gốc lẫn rễ, cả cộng mẹ lẫn cộng con. Thực khách cho vô miệng phải nhả ra thì … kỳ lắm.
Tóm lại, bài thơ QH của NL và Quê Hương - Kẻ Đi Người Ở của tôi trước đây, so với ĐTQ còn thua kém 2 điểm: Một là, tâm thế ngả nghiêng nên chưa nhìn QH để chỉ thấy QH là QH. Hai là, thơ chưa nén đến mức hóa thân thành tranh. Riêng QH của NL còn mắc thêm một số khuyết điểm (về kỹ thuật thơ) tôi đã bàn trong bài Khập Khiễng Hay Không Khập Khiễng?
Kết Luận
“Thi hóa thân thành họa” hay “thơ tan biến thành tranh” là một tuyệt chiêu trong thi ca. Thơ ở đây cô đọng đến mức không thể cô đọng hơn được nữa để có thể ẩn mình trong tranh. Đọc đến đâu từng chi tiết của bức tranh hiện ra đến đấy. Lý trí được mời đi chỗ khác chơi vì người đọc có thể cảm nhận tứ thơ mà không cần đến nó - đúng ra là không cần đến cái tài (mà với thơ lại là cái tật) “gạn đục khơi trong” của nó. Loại được lý trí, tác giả và người đọc có thể đối thoại với nhau bằng Tiếng Người Chân Thật – nghĩa là tác giả đã ban cho người đọc một ân huệ, trong khoảng thời gian thả hồn vào bài thơ, được trở lại với “cái tôi đích thực”, được là Con Người (viết hoa) của mình.
Xin các bạn đọc giỏi chữ Hán bỏ lỗi cho tôi; tôi biết “thi hóa thân thành họa” là một cụm từ “hổ lốn”, Hán Nôm lẫn lộn. Nhưng tôi khoái từ “hóa thân” vì nó rõ nghĩa hơn từ “tan biến”. Hơn nữa, tôi đã dùng cụm từ này trong khá nhiều bài viết trước. Rất mong được thông cảm.
Cũng xin cảm ơn anh Nguyên Lạc. Nhờ bài phản biện của anh mà tôi có cớ, có cơ hội tán rộng thêm một đề tài về lý thuyết thơ mà tôi nghĩ rất bổ ích cho người đọc thơ. Bàn đến thơ, giữa anh và tôi vẫn còn nhiều khác biệt. Đó là chuyện thường tình. Qua điện thọai anh có nói với tôi một câu:
“Nói về thơ, tôi với anh còn chỗ này chỗ kia không giống nhau; nhưng đừng vì những khác biệt ấy mà để sứt mẻ tình bạn quý giá của chúng ta”
Tôi rất khoái câu nói đó của anh, anh Nguyên Lạc ạ.
Phạm Đức Nhì ( HNPD )
CHÚ THÍCH:
1/ http://dangxuanxuyen.blogspot.
3/ https://nghiathuc.wordpress.
4/ Một bạn tù được thả trước tôi đã khâu bài thơ vào lưng áo kaki mang về nhà. Sau đó không biết vì lý do gì anh bị bắt lại cùng với bài thơ. Anh bị đưa ra tòa và lãnh án 12 năm. Anh đã không khai tên tác giả nhưng một người tù khác (cộng tác với Công An TP HCM) đã chỉ điểm và Sở Công An đã xuống tận Nhơn Hòa Lập (Long An) giải tôi về Phan Đăng Lưu. Anh bạn tù mang bài thơ về nhà hiện định cư ở Florida, USA.
Bàn ra tán vào (0)
BÀN THÊM VỀ “THI HÓA THÂN THÀNH HỌA” - Phạm Đức Nhì
Vài Lời Phi Lộ
Bạn FB của tôi, Nguyên Lạc, có bài thơ Quê Hương được nhà bình thơ Châu Thạch đưa vào làm một trong hai “tiêu điểm” trong bài viết Hai Bài Thơ Quê Hương – Hai Tâm Tình Khác Biệt (1). CT, nương theo tứ thơ, rồi bằng lối văn phân tích sở trường của mình, đã trao tặng độc giả một áng văn lý thú bàn đến hai tâm trạng khác nhau về quê hương.
Bình luận của một độc giả trên FB đã gợi hứng để tôi viết Khập Khiễng Hay Không Khập Khiễng? (2) góp thêm chút ít nhận xét về bài viết trên của CT. Nguyên Lạc, có lẽ chưa đồng ý với nhận xét của tôi, đã viết bài Nhân Đọc Phạm Đức Nhì “Khập Khiễng Hay Không Khập Khiễng?” (3) trong đó tôi chọn được mấy điểm liên quan đến văn chương và sẽ bàn luận với anh ở phần sau. Trước khi lấy lý lẽ để “choảng” nhau, chỗ bạn bè, xin được dùng phần đầu của bài viết để “trao đổi tâm tình”.
PHẦN 1: TÂM TÌNH VỚI NGUYÊN LẠC
Đau Thương Và Thù Hận
Tôi làm thơ từ khá sớm. Thời còn đi học chỉ là những bài thơ tình, vịnh phong cảnh. Viết xong để đó, rồi quên. Năm 1975, khác với nhiều người trong chính quyền và quân đội ở miền nam, được sống với người thân trong gia đình một thời gian trước khi trình diện cải tạo, tôi bị đưa vào trại tập trung ngay từ ngày đầu tiên. Lý do: Tôi bị kẹt ở Vũng Tàu sau khi đã quyết định ở lại, không theo đơn vị ra biển.
Tôi, người lính Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù
năm 75, 29 tháng tư
khi đoàn tàu chở đơn vị tôi
chuẩn bị rời Vũng Tàu hướng ra Đông Hải
thương cha mẹ già, đàn em dại
tôi bước lên bờ
ở lại quê hương
nhưng cha mẹ già chưa được gặp
cũng chưa thấy mặt đàn em
các anh, những người chiến thắng
súng dí sau lưng
đẩy tôi vào trại tập trung
(Bờ Vẫn Quá Xa, Phạm Đức Nhì, t-van.net)
Thế là ngay cả trước khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi đã bị giam ở Trung Tâm Huấn Luyện Cảnh Sát Rạch Dừa rồi sau đó giải lên Long Khánh.
Và rồi hơn 8 năm trong trại cải tạo, cũng vì thơ, vì thái độ kiên cường bất khuất của người lính nhảy dù, tôi đã bị cùm kẹp, biệt giam và đặc biệt bị đánh đập tàn tệ nhiều lần. Họ đánh tôi – có lúc đánh hội đồng - bằng gậy sắt, báng súng, đá vào ngực, vào bụng bằng mũi giầy. Tôi đã ọc ra không biết bao nhiêu là máu trên bệ đá các xà lim. Mấy đốt xương sống bị dập, tôi bị liệt 2 chân, mất khả năng kiểm soát đường tiểu tiện, đại tiện và cả việc xuất tinh. Thằng “cu tí” lúc nào cũng như đầu ngón tay út và chỉ về hướng 6 giờ. Thân thể trai trẻ của tôi chỉ còn là bộ xương cách trí, nằm chờ chết.
Tháng 9 năm 1983 tôi được đặc biệt thả về vì lý do nhân đạo:
nhìn nhà dột cột lung lay
cha chết đọa đày
các em tứ tán
mẹ tuổi già sức yếu
vẫn dãi nắng dầm sương
tôi cắn răng lìa bỏ quê hương
tìm sự sống.
(Bờ Vẫn Quá Xa, PĐN)
Tôi nhờ gặp được một vị sư châm cứu giỏi, tạm lành bệnh, vượt biên và bị bắt lại, giam ở Long An. Sau đó bị giải về trại Phan Đăng Lưu (Bà Chiểu, Gia Định) vì bài thơ Từ Ngục Tù Cộng Sản (4) và vì dính líu đến Nguyệt San Hợp Đoàn (viết và xuất bản trong tù). Cuối tháng 8/ 1988 kết cung, chuẩn bị ra tòa lãnh án thì cả nhóm (Vũ Ánh, Trần Danh San, Nguyễn Chí Thiệp, PĐN và nhiều người khác) - nhờ chính sách cởi mở của ông Nguyễn Văn Linh - được miễn tố và thả khỏi nhà tù. Tôi về quê cũ ở Hải Phòng sống lây lất bằng nghề dạy tiếng Anh đàm thoại cho mấy khách sạn ở Đồ Sơn. Sau mấy lần bị lừa, tôi vượt biên bằng thuyền buồm qua Hồng Kông thành công năm 1991 và đến Mỹ tháng 7/1993.
Sau 30 Tháng Tư: Một Quê Hương – Hai Tâm Tình Khác Biệt
Chúng ta hãy nghe nhà thơ nữ Đinh Thị Thu Vân (lúc ấy mới hơn 20 tuổi) bày tỏ tâm trạng của mình nếu không có ngày 30 tháng Tư:
Em sẽ đến với tình yêu bằng nửa trái tim yếu đuối
Còn nửa kia, đành giữ lại để... nghi ngờ
Em sẽ không hề nghĩ đến mầm cây khi nhìn những giọt mưa
Có thể rồi sẽ quên cả màu của lúa
Quên bài địa lý quê hương, những miền nào đất đen đất đỏ
Sẽ nhọc nhằn khi định nghĩa chữ "dòng kênh"
(Nếu Không Có Ngày 30 tháng Tư, ĐTTV) (5)
Theo chị, con người ở miền nam mà chị là đại diện, về mặt tinh thần, tệ hại đến như thế đấy. Và Nếu Không Có Ngày 30 Tháng Tư – như một phép màu cứu vớt – thì không biết họ còn đốn mạt đến mức nào?
Và đây là tâm trạng của Nguyên Lạc trước đổi thay của đất nuớc sau cái ngày “đáng nhớ” ấy:
Bao năm đời này vẫn nhớ
Xuân nao. thay đổi phận người!
Bể dâu. biệt ly. mong đợi!
Khổ đau thay thế nụ cười!
Khi một cán bộ cao cấp Cục Trại Giam đến trại cải tạo khoe khoang (bằng thơ), tôi nhớ và ghi lại được:
Sau 30 tháng Tư 75
cả thế giới hướng về Việt Nam
ca ngợi tấm lòng khoan hồng nhân đạo
tiềm ẩn trong chính sách cải tạo
đẹp như một đóa hoa
của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
thì nhiều năm sau đó tôi đã phải viết những câu thơ – có được do đã tận mắt chứng kiến việc thể hiện tấm lòng khoan hồng nhân đạo ấy - để trả lời:
Tôi có người bạn
đói lòng moi mấy củ khoai
các anh đập nát xương bàn tay
mãi mãi mang thương tật
Một người khác
lâu ngày thèm thịt
chụp vội con nhái bên đường
bỏ vào mồm nuốt chửng
báng súng AK các anh lao vào ngực, vào bụng
cho đến khi con nhái phòi ra
con nhái lúc vào màu xanh
lúc ra thành màu đỏ.
(Bờ Vẫn Quá Xa, PĐN)
Rõ ràng chỉ có một quê hương nhưng do đứng ở vị trí khác nhau, nhìn ở góc cạnh khác nhau nên con người có suy nghĩ và tâm trạng khác nhau như thế đấy.
Nguyễn Bính Và Chân Quê
Xin mượn bài thơ Chân Quê để giải thích rõ hơn. Thi sĩ Nguyễn Bính của chúng ta cũng đứng hẳn về một phe – phe bảo vệ truyền thống, giữ nét chân quê - để “đấu” với phe bên kia:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh!
Phe bên kia – phe “tân thời”, chạy theo “mốt” mới – không có mặt trên chiến trường nên NB “một mình một chợ” bày tỏ quan điểm của mình.
Theo tôi, còn một phe nữa – không khư khư truyền thống cũng không nhất quyết tân thời. Họ tùy theo tình trạng tài chánh, hoàn cảnh xã hội, quan niệm thẩm mỹ và vóc dáng cơ thể để chọn thời trang (quần áo) cho riêng mình. Chính vì không lệ thuộc, không bị kẹt vào một trong hai phe đối kháng nên cách nhìn của họ cởi mở hơn, việc chọn lựa áo quần, thời trang của họ dễ phù hợp hơn.
Anh Nguyên Lạc thân mến,
Nói thế để anh thấy rằng, tôi cũng như anh, sau cái mốc 30 tháng Tư 1975, nghĩ về quê hương không “đơn giản” như ĐTQ mà tim đau nhói, tâm hồn trĩu nặng. Anh với tôi đã đứng hẳn về một phía của một vấn đề hai mặt, đối đầu với phía bên kia. Tôi khác anh ở chỗ máu sôi lên vì căm hận, mắt rực lửa căm thù. Thơ của chúng ta, nếu nhìn kỹ, đã có một chữ Xạo to tổ bố, lúc ẩn, lúc hiện trên trang giấy. Không phải chúng ta không thật lòng trong lúc làm thơ mà vì chúng ta viết với tâm thế ngả nghiêng, còn tranh cạnh hơn thua, còn để tư ý, tư dục vụn vặt che mờ chỗ lẽ ra mình nên để hết tâm hồn vào.
ĐTQ – chưa nói đến tài thơ – đã hơn hẳn anh với tôi ở cái tâm thế chính trực, nhìn quê hương chỉ thấy quê hương là quê hương, không có những tư ý, tư dục lợn cợn khác. Chính vì thế quê hương của ĐTQ đẹp hơn quê hương của chúng ta. Cái quê hương ấy có lý tưởng đến mức không thể có thật hay không? Tôi sẽ bàn ở phần sau.
Đọc đến đây xin anh NL và bạn đọc đừng vội lên án tôi tuyên truyền cho chính sách này, chủ trương kia của chính phủ Việt Nam. Nếu bây giờ có ai hỏi tôi “Muốn sống dưới một chế độ độc tài hay ở một đất nước tự do?” Tôi sẽ hét đến bung lá phổi của mình: Tự Do! Tự Do! Và nếu đất nước tôi có một chính phủ, một hiến pháp bảo đảm (thực sự, không phải bằng lời) một số quyền căn bản của công dân, tôi sẽ chẳng luyến tiếc gì cái mảnh đất tạm dung này (dù vẫn đội ơn những người đã dang tay đùm bọc mình) mà bay thẳng về Sài Gòn.
Ồ! Giá trường em giờ có thầy giáo mới
em sẽ chạy về ngay
không để lỡ một ngày, một buổi
ngồi vào hàng ghế ngày xưa
thầy đang dạy những câu hát mẹ ru
còn em
háo hức chờ đến giờ tập vẽ.
(Tập Vẽ, PĐN)
Duyên Kỳ Ngộ Trong Tù
Ở Phan Đăng Lưu tôi bị tra vấn khoảng 6 tháng. Sau khi kết cung, nằm xà lim biệt giam thêm 3 tháng nữa thì được chuyển qua tập thể (phòng 4 khu C1). Nơi đây tôi may mắn được xếp nằm gần một vị sư vào tù vì “in kinh trái phép”. Mặt thầy hiền hòa, phúc hậu, đôi mắt đầy uy lực đã chiếm trọn cảm tình của tôi từ phút ban đầu. Đến ngày hôm sau là tôi đã lê la qua chỗ nằm của thầy để cà kê hỏi chuyện đạo pháp. Nằm xà lim 9 tháng, không được chuyện trò với ai nên khi thầy vừa hỏi câu xã giao đầu tiên là tôi đã “cởi mở hết tâm tình”. Khi biết tôi bị giải về trại này vì bài thơ và viết báo trong tù, thầy bảo tôi đọc bài thơ cho thầy nghe. Nghe xong bài thơ đó và mấy bài thơ khác nữa thầy nói với tôi:
“Lòng con chất đầy đau thương và thù hận, chắc là nặng nề và mệt mỏi lắm. Nếu con muốn, thầy sẽ giúp cởi bớt mớ dây trói buộc ấy cho con.”
Và thế là thầy đã khai ngộ, hóa giải hận thù để từ một Phạm Đức Nhì với tâm tình và cung cách làm thơ:
Có một thời bị đọa đày hành hạ
thơ của tôi rực lửa căm thù
máu và nước mắt
ướt đẫm những trang thơ
nực mùi tử khí
Thơ cũng rất đậm màu chính trị
Màu này thật dễ thương
còn màu đó “thấy mà ghê”
ôi ! Đẹp quá phe mình
còn phe bên kia
phải chọn góc nhìn để chỉ thấy toàn điều xấu.
(Yêu Thơ Nên Phải Hết Lòng Với Thơ, Phạm Đức Nhì, t-van.net)
tôi đã có thể đến gần ĐTQ - nhìn QH chỉ thấy QH là QH chứ không mang vào tư ý, tư dục để phải đứng ở một phía của vấn đề hai mặt. Mới đây, nhờ một bạn FB, tôi đã liên lạc được với thầy ở Việt Nam. Trong thư đầu tiên tôi viết thăm thầy có đoạn:
Con viết thơ này cũng để cám ơn thầy. Duyên gặp gỡ thầy (ở trại giam Phan Đăng Lưu) là một may mắn lớn cho đời con. Trước đó con đã chịu nhiều tra tấn, cực hình, đày đọa nhưng bây giờ nhìn lại, con thấy chịu đựng tất cả những đau đớn ấy để được gặp thầy cũng là xứng đáng. Nói theo ngôn ngữ người đời là vẫn có lời.
Lúc ấy, nhờ hoàn cảnh tù đày, không phải lo “vợ đẻ, con đau, nhà nước ngập” tôi đã chú tâm hành thiền và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tôi đã nhận biết được sự vận hành của tâm mình để từ đó - chỉ riêng ở lãnh vực văn chương - có thể phần nào cảm được sự chân thật (hay dối trá), “bắt” được cảm xúc và thấy được hồn thơ của các tác giả khác, điều mà các bạn Mỹ của tôi, đọc thơ theo cách của Tây Phương khó thấy được. Tôi đã kết bạn chân tình với các nhà thơ, nhà văn cả ở hải ngoại và trong nước. Những câu thơ, những bài văn của tôi giờ đã vắng bóng lửa máu, hận thù mà ngày càng nhiều tiếng nói yêu thương, càng thêm tính nhân bản.
PHẦN 2: BÀN THÊM VỀ “THI HÓA THÂN THÀNH HỌA”
Nhét Chữ Vào Tranh
“Thi hóa thân thành họa” có nghĩa là ngôn ngữ thơ đã hoàn toàn tan biến (hóa thân) vào bức tranh. Để bạn đọc dễ hình dung được tiến trình ấy tôi tạm dùng hành động “nhét chữ vào tranh” – đưa lý thuyết vào thực tế.
Truờng hợp 2 câu thơ của Nguyên Sa:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Bưc tranh chàng trai đi bên người yêu mặc áo lụa Hà Đông giữa nắng Sài Gòn hiện ra rõ ràng trước mắt người đọc. Riêng chữ “mát” (và nhóm chữ đi chung để hỗ trợ nó) bạn có cố nhét vào bức tranh nó cũng bật ra vì họa sĩ tài cách mấy cũng không thể vẽ được cái cảm giác “chợt mát” của chàng trai. Chính vì thế, đây chỉ là “thi trung hữu họa” chứ chưa đến mức “thi hóa thân thành họa”.
Cũng tương tự như 2 câu của ĐTQ:
Quê hương là dòng sữa mẹ
Thơm thơm giọt xuống bên nôi
Hình ảnh “dòng sữa mẹ thơm thơm giọt xuống bên nôi” (đã dòng mà còn giọt!) có ý muốn nói nhỏ giọt vào miệng con (cách diễn tả này hơi vụng) cũng là 2 câu “thi trung hữu họa”. Hai chữ “thơm thơm” là mùi hương nên nếu nhét vào tranh sẽ bị bật ra. Hai câu thơ chưa đến mức “thi hóa thân thành họa”
Và sau đây là 2 câu thơ nổi tiếng của văn học Trung Hoa:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
(Đằng Vương Các Tự, Vương Bột)
Dịch nghĩa:
Ráng chiều rơi xuống cùng cánh cò đơn chiếc đều bay
Làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc
(Trần Trọng San)
Đọc lời thơ đến đâu, bức tranh với những chi tiết của nó hiện ra đến đấy. Đọc hết 2 câu thơ các con chữ đã chui tọt vào và tan biến trong bức tranh (không một chữ nào thừa bị bật ra). Những câu thơ “siêu” như thế này sẽ tự động thấm vào hồn người đọc mà không cần đến một mảy may sự “gạn đục khơi trong” của lý trí. (2)
Lời Ca Khúc Quê Hương (GVT phổ từ BHĐCC)
Ca khúc Quê Hương có 4 đoạn. Ba đoạn đầu gồm 6 đôi câu, mỗi đôi khắc họa một khung cảnh quê hương:
1/
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Các con chữ đã chạy vào và tan biến để hóa thành bức tranh trẻ con (có thể một, có thể nhiều) đang trèo hái khế. Không có chữ nào không tan hết, phải bật ra. Đây là bức tranh thơ về quê hương đơn sơ, rất gần gũi, rất thật, và rất đẹp.
2/
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Bức tranh thơ trẻ tan học trên đường về nhà, rợp bướm vàng bay.
3/
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Bức tranh thơ trẻ con thả diều trên đồng.
4/
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Bức tranh thơ vẽ cảnh con đò nhỏ nhẹ nhàng đưa mái chèo ở ven sông. Đây là bức tranh có chút “lấn cấn”. Từ “khua nước” vừa tượng thanh (tiếng nước kêu róc rách) vừa tượng hình (động tác đưa mái chèo); nhờ phần tượng hình nó đã chui tọt vào và trụ lại được trong bức tranh; phần tượng thanh được ăn theo nên không bị “trục xuất”. Cho nên theo tôi, “khua nước” tưởng là điểm yếu nhưng thật ra là nét độc đáo của 2 câu thơ. Điểm dễ đưa đến tranh cãi là từ “êm đềm” - một trạng từ phải cần lý trí để hiểu nghĩa. Tôi có hỏi một người bạn họa sĩ thì được anh cho biết “Tôi có thể vẽ bức tranh theo đúng ý của 2 câu thơ mà không có chữ nào bị bật ra hết. Lúc đó “êm đềm” sẽ tự động được hiểu là ‘lững lờ’ hay nhẹ nhàng, và 2 câu thơ vẫn là một bức tranh thơ tuyệt đẹp.”
Tôi xin chờ cao kiến của những người yêu thơ, đặc biệt là các bạn có am hiểu về hội họa.
5/
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Bức tranh thơ mẹ che nón lá nghiêng nghiêng, bước qua cầu tre nhỏ về nhà.
6/
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè.
Bức tranh thơ “hoa cau rụng trắng ngoài hè” trong đêm trăng sáng.
Đoạn cuối 4 câu:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Tôi xin bỏ qua những bàn cãi có tính chính trị, để chỉ nói đến hiệu ứng văn chương.
Ngay khi câu thơ:
Quê hương mỗi người chỉ một
xuất hiện, lý trí đã quay lại để làm nhiệm vụ của nó (xem có đúng là “mỗi người chỉ một” không), và cuộc đối thoại bằng Tiếng Người Chân Thật đã chấm dứt. Tôi cho đoạn cuối dở là dở ở chỗ đó.
Ông Đồ của Vũ Đình Liên
Bài thơ Ông Đồ là thể thơ 5 chữ, có 5 đoạn, mỗi đoạn 4 câu:
1/
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bức tranh nhìn từ xa: đám đông vây quanh một ông già mặc áo chùng thâm, đội khăn đóng (ông Đồ) đang lúi húi viết; mặt ông Đồ và những người vây quanh đều lờ mờ, không rõ nét. Đây đó một vài cây đào đang nở hoa, báo hiệu xuân sang, tết đến.
2/
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Bức tranh cận cảnh: cũng đám đông vây quanh ông Đồ, mặt tươi vui, chú tâm theo dõi nét bút (lông) của ông trên giấy đỏ; có người miệng đang nói, tay chỉ vào những chữ ông Đồ viết, tỏ ý khen ngợi. Ở đây từ “tấm tắc” tượng thanh, nhưng theo người bạn họa sĩ, nó cũng có phần tượng hình. Nhờ phần tượng hình, không những nó có thể trụ lại trong bức tranh mà - thêm phần tượng thanh - còn làm bức tranh sống động hơn.
3/
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Bức tranh nhìn hơi xa: ông Đồ ngồi trên chiếu, bên cạnh là xấp giấy màu đỏ (nhạt hơn màu giấy ở bức tranh 2), bút lông và lọ mực chỉ còn một ít mực đọng ở cuối lọ. Chỉ có 1, 2 người thờ ơ đứng xem, không ai thuê viết.
4/
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Bức tranh nhìn gần hơn một tý: ông Đồ vẫn ngồi trên chiếu dưới mưa phùn lất phất, bên cạnh lờ mờ xấp giấy đỏ, bó bút lông và lọ mực. Người đi đường qua lại không ai đến gần chiếc chiếu của ông Đồ. Cảnh thật tiêu điều.
5/
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Hai câu đầu vẽ lên cảnh khu đất mọi năm ông Đồ thường ngồi, nay không thấy chiếc chiếu và ông Đồ nữa. Hai câu cuối đã bắt lý trí phải quay lại làm việc. Cuộc đối thoại bằng Tiếng Người Chân Thật đã chấm dứt.
Nếu hai câu cuối có vóc dáng khác – không mở cửa cho lý trí bước vào - Ông Đồ đã là một bộ truyện tranh thơ lịch sử “vô tiền khoáng hậu”. Nhưng chỉ với hình hài như thế bài thơ đã chiếm một vị trí trang trọng trong văn học sử Việt Nam.
Trao Đổi Với Nguyên Lạc.
Bài phản biện của NL dài, nhiều thông tin nhưng hơi luộm thuộm. Tôi chọn ra 3 điểm liên quan đến văn chương để trao đổi với anh:
1/
Cái quê hương đẹp lý tưởng không thể nào có thật, so với quê hương của đời thường mọi người sống qua. Nó có vui / buồn, ngọt ngào / đắng cay, hạnh phúc / khổ đau…
Đối với tôi, vẻ ĐẸP LÝ TƯỞNG quá sẽ không có thật ở trên đời. Cái vẻ đẹp LÝ TƯỞNG không thực giống như bức tượng / tranh giai nhân, đẹp toàn bích, nhưng dù gì cũng là vật chết. Nó được trưng bày trong phòng Triển lăm, trong Cung đình, trong phòng các đại gia.. Người bình thường chỉ được ngắm, không được đụng chạm. Đâu bằng người nữ đẹp bình thường, đời thường; ta có thể ôm ấp vuốt ve và vui vẻ hoặc khóc hận cùng nàng.
Anh Nguyên Lạc chắc cũng thấy khi thơ đã tan biến trong tranh thì nó rất THẬT, thật hơn những câu thơ của anh (vẫn còn bóng dáng của lý trí) nhiều lắm. Nó không phải là cái đẹp lý tưởng chỉ có trong óc tưởng tượng của con người mà là cái đẹp giản dị và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Điều này phải thực chứng - đọc để thấy tranh hiện ra trước mắt mình.
2/
Bài thơ “Bài học đầu cho con” – Đỗ Trung Quân làm khoảng đầu thập niên 80, (Đỗ Trung Quân, Năm 1976, ông tham gia phòng trào thanh niên xung phong) ông bắt buộc phải “tô hồng” quê hương vì CÁI TÔI TEO CHIM thôi, nếu không muốn bị trù dập. Thật sự lúc đó quê hương đang “te tua”.
Bà mẹ tôi hàng ngày chèo ghe con, dấu từng ký gạo, từng miếng dừa sấy đi bán kiếm tiền nuôi con; đã khóc ngất khi bị tụi quan thuế tịch thu, do chính sách “ngăn sống cấm chợ”. Có những chị phải quấn giấu trong bụng, quanh đùi trong quần từng ký thịt heo (lợn); cũng đã khóc van lại, nhưng vẫn không được tha bởi tụi quan thuế. Thế mà QUÊ HƯƠNG của ĐTQ tô hồng đẹp đẻ như thế! Than ôi!
Nếu nói “tô hồng” thì phải nhắc đến Nếu Không Có Ngày 30 Tháng Tư của ĐTTV. Dưới ngòi bút bay bướm của chị, khuôn mặt của chế độ đang nhợt nhạt, tái mét bỗng trở nên sáng tươi, đỏ chói. Có điều chị tô bằng nước sơn giả nên chỉ một thời gian ngắn, nó lại “Vũ Như Cẩn”. (6)
Đọc 2 câu cuối của bài thơ:
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
rồi lại đọc Tạ Lỗi Trường Sơn cùng một số bài thơ khác của ĐTQ đăng trên Tiền Vệ, tôi cũng “nóng gà” viết “Quê Hương - Kẻ Đi Người Ở” trong đó có mấy câu “đá giò lái”:
Ngày xưa anh hát
“Quê hương là chùm khế ngọt”
Sao bây giờ
cắn quả khế nào anh cũng che mặt bảo chua.
Có phải tại ngày xưa khế chua
nhưng muốn được lòng người anh yêu, anh nói bừa là khế ngọt?
Hay tại sống với kẻ vô tình
lâu rồi khế ngọt cũng thành chua? (7)
Sau đó tình cờ đọc bài Nhà Thơ Đỗ Trung Quân Và Ca Khúc Quê Hương trong đó Mặc Lâm của đài Á Châu Tự Do (RFA) phỏng vấn nhà thơ về bài thơ Bài Học Đầu Cho Con của anh. Xin được trích một đoạn:
Mặc Lâm: Thưa anh Đỗ Trung Quân, xin thứ lỗi nếu tôi nói không chính xác vì thật ra bài thơ còn một câu cuối nữa mới thành khổ thơ tứ tuyệt, tức là bốn câu, vì anh chỉ đọc có ba câu mà thôi. Trong nhạc phẩm "Quê Hương" do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ từ bài thơ này có hai câu cuối là: Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người....Xin anh cho biết đâu là nguyên bản...
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Dạ. Thưa anh và thưa quý vị, bài thơ này được đăng lần đầu vào năm 1986, xuất xứ của nó là hồi đó tôi đề tặng bé Quỳnh Anh. Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bây giờ. Khi tôi đề tặng thì Quỳnh Anh mới chỉ được một tuổi thôi. Tôi đăng lần đầu năm 1986 ở báo Khăn Quàng Đỏ. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một đoạn, đúng ra là một câu, cái câu cuối cùng. Những người biên tập bài này là chị Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang. Chị Việt Nga thì cũng đã mất vị bạo bệnh. (8)
Vâng! Đọc xong đoạn phỏng vấn trên tôi mới biết mình lầm, trách oan ĐTQ và đối xử không công bằng với Bài Học Đầu Cho Con. Qua bài thơ, ĐTQ - với tâm thế chính trực – nhìn quê hương chỉ thấy quê hương là quê hương nên bài thơ của anh Thật, không có sự “tô hồng”.
3/
“Cọng rau muống” này là cảm xúc thật sự cuộc đời của riêng tác giả về cuộc “dâu bể” của quê hương, không có sự gian dối trong này. “Cọng rau muống” (cảm xúc, CÁI TÔI ĐÍCH THỰC) càng bò dài càng tốt, phải đưa hết cảm xúc riêng mình ra. Chẳng thà nó bò dài, đâm nhiều ngọn con, cho người bình thường ngắt đem nấu canh chua, bóp dấm chanh …nhậu với “nước mắt quê hương” (rượu đế); “cọng rau muống” vẫn còn sống. Còn hơn là dùng DAO (thủ pháp thơ, thuật ngữ, tu từ.v.v…nói chung là CÁI TÔI LÝ TRÍ) để chặt khúc, chọn lọc (Đưa lên tầm cao: high class) bỏ vào keo, thêm hương vị, chất đổi màu (để trông đẹp hơn) thành DƯA, rồi dán nhãn đem bán hoặc biếu cho thiểu số đặc quyền nhậu với Champagne, XO. Tui không muốn như vậy. Lại nữa khi bị chặt, cọng rau muống sẽ chết.
Câu nói của NL:
“Cọng rau muống” này là cảm xúc thật sự cuộc đời của riêng tác giả về cuộc “dâu bể” của quê hương, không có sự gian dối trong này.
Cứ cho rằng NL nói thật tình đi, nghĩa là anh viết bài thơ trong lúc cao hứng, cảm xúc xốn xang, rộn ràng trong tâm hồn. Nhưng cảm xúc trong lòng mạnh như dâng sóng là một chuyện, có đưa được cái khối cảm xúc ấy vào trong thơ, lại là chuyện khác. Chẳng ai khờ khạo đến độ dựa vào phát biểu của tác giả (như của NL) để đánh giá mức độ cảm xúc trong một bài thơ.
Theo tôi, cách tốt nhất là dựa vào văn bản. Ngôn ngữ thơ và cấu trúc câu thơ cho ta cảm xúc ở tầng 1. Thế trận toàn bài cho ta cảm xúc ở tầng 2. Còn một thứ cảm xúc khác - thứ cảm xúc cao cấp nhất, đem khoái cảm nhiều nhất cho người đọc - nằm ở tầng 3. Nó là “luồng hơi nóng” không phải từ các con chữ của bài thơ mà hình như tỏa ra từ giữa những hàng kẻ. Người đọc không thể “bắt” nó bằng lý trí mà phải cảm nó bằng tâm hồn. Nếu thi sĩ khéo léo khơi dòng (bằng kỹ thuật thơ) thì đến một lúc nào đó, tứ thơ đến cao trào, chúng ta sẽ có hồn thơ.
“Cộng rau muống” của Nguyên Lạc dài; dĩ nhiên dài không phải là cái “tội”, nhưng dài quá, có nhiều đoạn nó lại đâm nhánh, chẳng có ai hái nấu canh chua hoặc bóp dấm chanh nên nhánh này dính với nhánh kia làm nghẽn dòng chảy của tứ thơ. Với thơ, “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. Thi sĩ, không phải chỉ nghĩ ra mà còn có nhiệm vụ sàng lọc, tuyển chọn để đưa vào bài thơ những chữ, những hình ảnh, những câu thơ đắt nhất, đẹp nhất, kết hợp với nhau bằng một thế trận hiệu quả nhất để làm thông dòng chảy cảm xúc, nổi bật tứ thơ. Nếu muốn ăn món rau muống nấu canh chua hoặc bóp dấm chanh hãy chọn hái những ngọn rau thật xanh non chứ đừng chơi nguyên chùm, nguyên bó, cả gốc lẫn rễ, cả cộng mẹ lẫn cộng con. Thực khách cho vô miệng phải nhả ra thì … kỳ lắm.
Tóm lại, bài thơ QH của NL và Quê Hương - Kẻ Đi Người Ở của tôi trước đây, so với ĐTQ còn thua kém 2 điểm: Một là, tâm thế ngả nghiêng nên chưa nhìn QH để chỉ thấy QH là QH. Hai là, thơ chưa nén đến mức hóa thân thành tranh. Riêng QH của NL còn mắc thêm một số khuyết điểm (về kỹ thuật thơ) tôi đã bàn trong bài Khập Khiễng Hay Không Khập Khiễng?
Kết Luận
“Thi hóa thân thành họa” hay “thơ tan biến thành tranh” là một tuyệt chiêu trong thi ca. Thơ ở đây cô đọng đến mức không thể cô đọng hơn được nữa để có thể ẩn mình trong tranh. Đọc đến đâu từng chi tiết của bức tranh hiện ra đến đấy. Lý trí được mời đi chỗ khác chơi vì người đọc có thể cảm nhận tứ thơ mà không cần đến nó - đúng ra là không cần đến cái tài (mà với thơ lại là cái tật) “gạn đục khơi trong” của nó. Loại được lý trí, tác giả và người đọc có thể đối thoại với nhau bằng Tiếng Người Chân Thật – nghĩa là tác giả đã ban cho người đọc một ân huệ, trong khoảng thời gian thả hồn vào bài thơ, được trở lại với “cái tôi đích thực”, được là Con Người (viết hoa) của mình.
Xin các bạn đọc giỏi chữ Hán bỏ lỗi cho tôi; tôi biết “thi hóa thân thành họa” là một cụm từ “hổ lốn”, Hán Nôm lẫn lộn. Nhưng tôi khoái từ “hóa thân” vì nó rõ nghĩa hơn từ “tan biến”. Hơn nữa, tôi đã dùng cụm từ này trong khá nhiều bài viết trước. Rất mong được thông cảm.
Cũng xin cảm ơn anh Nguyên Lạc. Nhờ bài phản biện của anh mà tôi có cớ, có cơ hội tán rộng thêm một đề tài về lý thuyết thơ mà tôi nghĩ rất bổ ích cho người đọc thơ. Bàn đến thơ, giữa anh và tôi vẫn còn nhiều khác biệt. Đó là chuyện thường tình. Qua điện thọai anh có nói với tôi một câu:
“Nói về thơ, tôi với anh còn chỗ này chỗ kia không giống nhau; nhưng đừng vì những khác biệt ấy mà để sứt mẻ tình bạn quý giá của chúng ta”
Tôi rất khoái câu nói đó của anh, anh Nguyên Lạc ạ.
Phạm Đức Nhì ( HNPD )
CHÚ THÍCH:
1/ http://dangxuanxuyen.blogspot.
3/ https://nghiathuc.wordpress.
4/ Một bạn tù được thả trước tôi đã khâu bài thơ vào lưng áo kaki mang về nhà. Sau đó không biết vì lý do gì anh bị bắt lại cùng với bài thơ. Anh bị đưa ra tòa và lãnh án 12 năm. Anh đã không khai tên tác giả nhưng một người tù khác (cộng tác với Công An TP HCM) đã chỉ điểm và Sở Công An đã xuống tận Nhơn Hòa Lập (Long An) giải tôi về Phan Đăng Lưu. Anh bạn tù mang bài thơ về nhà hiện định cư ở Florida, USA.