Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

BẠN TÔI - Việt Nhân

(HNPĐ) Theo lộ trình thì sáu con ngựa người chúng tôi về tới ngã ba Hàng Xanh, sẽ có ba con tách nhóm để đi Gò Vấp, đến cầu Phan Thanh Giản lại thêm một về hướng Phú Nhuận

(HNPĐ) Theo lộ trình thì sáu con ngựa người chúng tôi về tới ngã ba Hàng Xanh, sẽ có ba con tách nhóm để đi Gò Vấp, đến cầu Phan Thanh Giản lại thêm một về hướng Phú Nhuận, còn lại tôi và Tiếp, hai đứa còn gần phần ba đoạn đường nữa mới gọi là xong, điểm đến mãi tận quận 8. Trong nhóm tôi là người mới nhập bọn, lúc đầu nghe Tiếp nói nhóm không ai nhường ai, mỗi khi xe từ Long Khánh về, xuống than tại Ngã ba Tân Vạn, tranh nhau y chang như dân anh chị giang hồ. Nhưng từ khi biết nhau đều là dân chế độ cũ đi tù về đem sức lao động kiếm sống, thế là dù than về ít nhiều anh em chia nhau ai cũng có phần, còn gặp hôm quá ít, thế là nhường cơm cho những anh em đói hơn mình, mà đạp xe đi xa hơn lên mãi tận dốc 47 Long Thành.

Nói tiếng đói, là để chỉ những anh em nặng gánh gia đình vợ bệnh con đau, và thật đúng với câu lá rách đùm lấy lá nát, những lá rách như tôi và Tiếp, đi tù về mọi chuyện tuy không còn như xưa, nhưng cũng thấy đó là cái nhẹ xác. Tôi giao hàng tại chợ Rạch Ông ngay chân dốc cầu chữ Y, còn Tiếp đi xa hơn nữa, bên kia chợ Xóm Củi, hoàn cảnh của anh cùng tôi, để lên cân thì anh có phần nhẹ nhàng thanh thản hơn. Tôi không nhà không cửa hai đứa con đã lớn, lúc ấy ở cái tuổi mười mấy đủ thứ chúng cần ngoài lon gạo bó rau, còn anh chưa đứa nào lúc đi cải tạo, lúc về thì căn nhà của anh trên đường Tùng Thiện Vương được ngăn đôi. một nửa là phần anh, một nửa là người vợ cũ của anh, đang sống cùng tên cán bộ từ khi anh còn trong tù, trường hợp như anh nhiều lắm, ai cũng biết đó là chủ trương của đảng.

Ngày tôi đi tù về anh rủ tôi đi kiếm cơm cùng anh, thế là như quí vị đã từng được nghe kể chuyện anh thợ sửa xe đạp, ngay góc đường Nguyễn Tri Phương ngã sáu Chợ Lớn, trợn tròn mắt nhìn tôi từ đầu xuống chân, rồi từ chân lên…đầu, anh lớn tiếng hỏi –Anh mua cho ai vậy, cho ai đi thồ? –Dạ tôi mua cho tôi anh à –Anh đi thồ…thiệt không đó, tướng anh như thầy giáo ốm ròm mà đi thồ nổi gì, trước đây anh đã đi thồ chưa? –Chưa, nhưng tôi nghĩ là tôi có thể đi được, lần đầu mình đi ít thôi rồi từ từ quen sẽ đi như người ta –Vậy là anh chưa từng đi thồ, vậy anh đang làm nghề gì vậy? –Dạ tôi mới ra trại, một người bạn hứa nếu tôi có xe họ dẫn tôi đi lấy than thồ về thành phố -Vậy thì mới ở tù ra phải không, bị bao lâu vậy? –Từ hồi bảy lăm –Trời đất… chục năm rưỡi hơn, vậy anh là Ngụy rồi phải không?

Cứ thế chúng tôi đạp xe chạy dọc theo con đường Phan Thanh Giản, trời đã bắt đầu vào chiều cái nóng không còn mấy, nhưng chiếc áo ka ki lính cũ vẫn ướt đẫm mồ hôi, lại thêm mặt mũi lem luốc những than, nó nói lên hết cái lam lũ của hai chúng tôi. Đường hãy còn một đỗi xa mà bụng đã đói, xe bánh mì ngay góc đường Trương Minh Giảng, chúng tôi mỗi đứa mua một ổ bánh mì không, nhưng cô bán đã thêm vào đó ít thịt, nước tương và có cả đồ chua... nó đúng là ổ bánh mì thịt. Đáp lại cái ngập ngừng của chúng tôi lúc đưa tiền, cô nói chúng tôi có đi ngang cứ ghé đừng ngại, và ánh mắt của cô cho chúng tôi hiểu cô nói thật lòng, còn bạn tôi thở dài chỉ nói phải chi như xưa có những quán cơm xã hội.

Quán cơm xã hội ngày xưa cho những người ít tiền do chính phủ lập nên, bán cơm cùng thức ăn nóng cho bất cứ ai bước vào, mọi người được phục vụ như nhau từ anh sinh viên xa nhà, chú xích lô ba gát, có cả ông là công chức hay nhà báo. Tôi và Tiếp, bạn nhau từ còn trung học, nên chuyện cô bán bánh mì gợi cho tôi thắc mắc chuyện riêng tư của anh, thời trai mới lớn người con gái anh yêu, ngoài giờ học cũng với chiếc xe bánh mì như vậy, nhà nghèo nuôi cha nuôi em. Cô chết trong vụ tết Mậu Thân, còn anh cũng năm đó đi vào Thủ Đức, cái đau anh mang mãi đến năm năm sau mới chịu lập gia đình.

Câu tôi hỏi anh sao không bán nhà, để được chia đôi ít tiền mà kiếm đường mưu sinh, trong cái tận cùng của phận mình, anh nói anh tin lắm chuyện sẽ ra đi của những người tù, lúc đó mới là cuối năm 86, tất cả vẫn hãy còn trong vòng thương lượng giữa Mỹ và vẹm. Còn căn nhà thôi cứ để nó đó khi anh đi, coi nó như phần quà cho người ở lại dù là họ đã xử bạc với anh! Chuyện đời anh tính thế, nhưng không biết có phải là định mệnh mà ông trời tính khác, người đàn bà anh định lòng sẽ cho nửa căn nhà đã cùng tay cán bộ ép anh bán nhà. Anh biết cả chuyện người mua cũng là người của chúng, thôi thế cũng xong, cầm bốn cây vàng trong tay anh tìm đường vượt biên giữa năm 87.

Anh ra đi vào lúc chuyện vượt biên bước vào đoạn cuối, các trại tỵ nạn bắt đầu có tin đóng cửa, từ đó không một tin tức gì về anh, một người với tấm lòng nhân hậu như anh, lẽ nào vắn số, vả lại thời gian anh đi là tháng biển êm - Ngày tôi về xây mộ cho cha, tôi có ghé lại căn nhà xưa của anh mong có thêm tin anh, nay căn nhà cũ đã thành cơ ngơi đẹp đẽ sáu tầng lầu, nghe nói nhà như thế giá phải hàng ngàn lượng vàng. Tên cán bộ để cho người vợ tiếp tôi ngay cửa, người đàn bà này nay đã nhiễm thói giới thượng lưu xã nghĩa, với lối nói chuyện như té tát đuổi khách, nhìn góc nhà nơi khi xưa anh dựng chiếc xe đạp thồ, nay là chổ cho chiếc đàn piano.

Hôm nay đọc tin trên BBC(05-09-13). Người ta nói đến những quán cơm hai ngàn, số tiền mà bài báo nói “hai ngàn hay năm ngàn cũng đều là những đồng tiền lẻ để rải trong đám ma.” Khách của những quán cơm hai ngàn thường là lao động ngoại tỉnh, lao động nghèo, xe ôm, ve chai, hàng rong, ăn mày... Đọc bài báo thấy người viết có ý không tán thành loại quán cơm này, với chuyện con cá và cần câu, tác giả đưa ra là nên cho người nghèo cái cần câu, thay vì là con cá như những bữa ăn hai ngàn như thế. Xã hội xã nghĩa hôm nay không là xã hội của tôi ngày trước nên khó nói tác giả đúng sai, nhưng thực tâm mà nói đọc bài báo, đầu óc lan man nhớ tới bạn một thời cùng khổ, nhắc chuyện quán cơm xã hội của mình năm xưa.

Và cũng không hiểu được xứ xã nghĩa là thứ gì, đọc báo cho thấy xã hội đó hôm nay, con người, con vật lẫn lộn, người nghèo lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố, họ ngủ vạ vật gầm cầu mái hiên thậm chí giữa hè phố.  Rồi báo cũng cho ngắm nhà dát vàng 300 tỷ đồng của Ngô Mỹ Uyên sở hữu, đây lại là tên tuổi một showbiz cái An Nam, mà ông Tư Bến Nghé gọi là con ‘bập trầy’, còn ông cụ Fugitive thì thẳng thừng gọi đó là con ‘đượi’ cho mấy thằng tư bản đỏ xã nghĩa.

Không thể nén tiếng thở dài khi đọc tin về quê nhà... Sáng nay một buổi sáng thật buồn và nhớ bạn!

Việt Nhân (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BẠN TÔI - Việt Nhân

(HNPĐ) Theo lộ trình thì sáu con ngựa người chúng tôi về tới ngã ba Hàng Xanh, sẽ có ba con tách nhóm để đi Gò Vấp, đến cầu Phan Thanh Giản lại thêm một về hướng Phú Nhuận

(HNPĐ) Theo lộ trình thì sáu con ngựa người chúng tôi về tới ngã ba Hàng Xanh, sẽ có ba con tách nhóm để đi Gò Vấp, đến cầu Phan Thanh Giản lại thêm một về hướng Phú Nhuận, còn lại tôi và Tiếp, hai đứa còn gần phần ba đoạn đường nữa mới gọi là xong, điểm đến mãi tận quận 8. Trong nhóm tôi là người mới nhập bọn, lúc đầu nghe Tiếp nói nhóm không ai nhường ai, mỗi khi xe từ Long Khánh về, xuống than tại Ngã ba Tân Vạn, tranh nhau y chang như dân anh chị giang hồ. Nhưng từ khi biết nhau đều là dân chế độ cũ đi tù về đem sức lao động kiếm sống, thế là dù than về ít nhiều anh em chia nhau ai cũng có phần, còn gặp hôm quá ít, thế là nhường cơm cho những anh em đói hơn mình, mà đạp xe đi xa hơn lên mãi tận dốc 47 Long Thành.

Nói tiếng đói, là để chỉ những anh em nặng gánh gia đình vợ bệnh con đau, và thật đúng với câu lá rách đùm lấy lá nát, những lá rách như tôi và Tiếp, đi tù về mọi chuyện tuy không còn như xưa, nhưng cũng thấy đó là cái nhẹ xác. Tôi giao hàng tại chợ Rạch Ông ngay chân dốc cầu chữ Y, còn Tiếp đi xa hơn nữa, bên kia chợ Xóm Củi, hoàn cảnh của anh cùng tôi, để lên cân thì anh có phần nhẹ nhàng thanh thản hơn. Tôi không nhà không cửa hai đứa con đã lớn, lúc ấy ở cái tuổi mười mấy đủ thứ chúng cần ngoài lon gạo bó rau, còn anh chưa đứa nào lúc đi cải tạo, lúc về thì căn nhà của anh trên đường Tùng Thiện Vương được ngăn đôi. một nửa là phần anh, một nửa là người vợ cũ của anh, đang sống cùng tên cán bộ từ khi anh còn trong tù, trường hợp như anh nhiều lắm, ai cũng biết đó là chủ trương của đảng.

Ngày tôi đi tù về anh rủ tôi đi kiếm cơm cùng anh, thế là như quí vị đã từng được nghe kể chuyện anh thợ sửa xe đạp, ngay góc đường Nguyễn Tri Phương ngã sáu Chợ Lớn, trợn tròn mắt nhìn tôi từ đầu xuống chân, rồi từ chân lên…đầu, anh lớn tiếng hỏi –Anh mua cho ai vậy, cho ai đi thồ? –Dạ tôi mua cho tôi anh à –Anh đi thồ…thiệt không đó, tướng anh như thầy giáo ốm ròm mà đi thồ nổi gì, trước đây anh đã đi thồ chưa? –Chưa, nhưng tôi nghĩ là tôi có thể đi được, lần đầu mình đi ít thôi rồi từ từ quen sẽ đi như người ta –Vậy là anh chưa từng đi thồ, vậy anh đang làm nghề gì vậy? –Dạ tôi mới ra trại, một người bạn hứa nếu tôi có xe họ dẫn tôi đi lấy than thồ về thành phố -Vậy thì mới ở tù ra phải không, bị bao lâu vậy? –Từ hồi bảy lăm –Trời đất… chục năm rưỡi hơn, vậy anh là Ngụy rồi phải không?

Cứ thế chúng tôi đạp xe chạy dọc theo con đường Phan Thanh Giản, trời đã bắt đầu vào chiều cái nóng không còn mấy, nhưng chiếc áo ka ki lính cũ vẫn ướt đẫm mồ hôi, lại thêm mặt mũi lem luốc những than, nó nói lên hết cái lam lũ của hai chúng tôi. Đường hãy còn một đỗi xa mà bụng đã đói, xe bánh mì ngay góc đường Trương Minh Giảng, chúng tôi mỗi đứa mua một ổ bánh mì không, nhưng cô bán đã thêm vào đó ít thịt, nước tương và có cả đồ chua... nó đúng là ổ bánh mì thịt. Đáp lại cái ngập ngừng của chúng tôi lúc đưa tiền, cô nói chúng tôi có đi ngang cứ ghé đừng ngại, và ánh mắt của cô cho chúng tôi hiểu cô nói thật lòng, còn bạn tôi thở dài chỉ nói phải chi như xưa có những quán cơm xã hội.

Quán cơm xã hội ngày xưa cho những người ít tiền do chính phủ lập nên, bán cơm cùng thức ăn nóng cho bất cứ ai bước vào, mọi người được phục vụ như nhau từ anh sinh viên xa nhà, chú xích lô ba gát, có cả ông là công chức hay nhà báo. Tôi và Tiếp, bạn nhau từ còn trung học, nên chuyện cô bán bánh mì gợi cho tôi thắc mắc chuyện riêng tư của anh, thời trai mới lớn người con gái anh yêu, ngoài giờ học cũng với chiếc xe bánh mì như vậy, nhà nghèo nuôi cha nuôi em. Cô chết trong vụ tết Mậu Thân, còn anh cũng năm đó đi vào Thủ Đức, cái đau anh mang mãi đến năm năm sau mới chịu lập gia đình.

Câu tôi hỏi anh sao không bán nhà, để được chia đôi ít tiền mà kiếm đường mưu sinh, trong cái tận cùng của phận mình, anh nói anh tin lắm chuyện sẽ ra đi của những người tù, lúc đó mới là cuối năm 86, tất cả vẫn hãy còn trong vòng thương lượng giữa Mỹ và vẹm. Còn căn nhà thôi cứ để nó đó khi anh đi, coi nó như phần quà cho người ở lại dù là họ đã xử bạc với anh! Chuyện đời anh tính thế, nhưng không biết có phải là định mệnh mà ông trời tính khác, người đàn bà anh định lòng sẽ cho nửa căn nhà đã cùng tay cán bộ ép anh bán nhà. Anh biết cả chuyện người mua cũng là người của chúng, thôi thế cũng xong, cầm bốn cây vàng trong tay anh tìm đường vượt biên giữa năm 87.

Anh ra đi vào lúc chuyện vượt biên bước vào đoạn cuối, các trại tỵ nạn bắt đầu có tin đóng cửa, từ đó không một tin tức gì về anh, một người với tấm lòng nhân hậu như anh, lẽ nào vắn số, vả lại thời gian anh đi là tháng biển êm - Ngày tôi về xây mộ cho cha, tôi có ghé lại căn nhà xưa của anh mong có thêm tin anh, nay căn nhà cũ đã thành cơ ngơi đẹp đẽ sáu tầng lầu, nghe nói nhà như thế giá phải hàng ngàn lượng vàng. Tên cán bộ để cho người vợ tiếp tôi ngay cửa, người đàn bà này nay đã nhiễm thói giới thượng lưu xã nghĩa, với lối nói chuyện như té tát đuổi khách, nhìn góc nhà nơi khi xưa anh dựng chiếc xe đạp thồ, nay là chổ cho chiếc đàn piano.

Hôm nay đọc tin trên BBC(05-09-13). Người ta nói đến những quán cơm hai ngàn, số tiền mà bài báo nói “hai ngàn hay năm ngàn cũng đều là những đồng tiền lẻ để rải trong đám ma.” Khách của những quán cơm hai ngàn thường là lao động ngoại tỉnh, lao động nghèo, xe ôm, ve chai, hàng rong, ăn mày... Đọc bài báo thấy người viết có ý không tán thành loại quán cơm này, với chuyện con cá và cần câu, tác giả đưa ra là nên cho người nghèo cái cần câu, thay vì là con cá như những bữa ăn hai ngàn như thế. Xã hội xã nghĩa hôm nay không là xã hội của tôi ngày trước nên khó nói tác giả đúng sai, nhưng thực tâm mà nói đọc bài báo, đầu óc lan man nhớ tới bạn một thời cùng khổ, nhắc chuyện quán cơm xã hội của mình năm xưa.

Và cũng không hiểu được xứ xã nghĩa là thứ gì, đọc báo cho thấy xã hội đó hôm nay, con người, con vật lẫn lộn, người nghèo lao động ngoại tỉnh tràn vào thành phố, họ ngủ vạ vật gầm cầu mái hiên thậm chí giữa hè phố.  Rồi báo cũng cho ngắm nhà dát vàng 300 tỷ đồng của Ngô Mỹ Uyên sở hữu, đây lại là tên tuổi một showbiz cái An Nam, mà ông Tư Bến Nghé gọi là con ‘bập trầy’, còn ông cụ Fugitive thì thẳng thừng gọi đó là con ‘đượi’ cho mấy thằng tư bản đỏ xã nghĩa.

Không thể nén tiếng thở dài khi đọc tin về quê nhà... Sáng nay một buổi sáng thật buồn và nhớ bạn!

Việt Nhân (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm