Văn Học & Nghệ Thuật

BÁNH VẼ VÀ NHÂN CÁCH MỘT NHÀ THƠ - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPD )Tác giả được mời ăn bánh vẽ - chỉ là hình vẽ chứ không phải bánh thật. Ông biết là bánh vẽ nhưng vẫn cứ ngồi vào bàn nhai nhồm nhoàm để “giữ chỗ” hầu còn có dịp ăn thứ thiệt.



BÁNH VẼ VÀ NHÂN CÁCH MỘT NHÀ THƠ
Bánh vẽ
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...


(Chế Lan Viên, Văn học và Dư luận 8-1991) (1)

Lời Bình
Bánh Vẽ có phép ẩn dụ toàn bài nên tứ và ý khác nhau.

Tứ: Tác giả được mời ăn bánh vẽ - chỉ là hình vẽ chứ không phải bánh thật. Ông biết là bánh vẽ nhưng vẫn cứ ngồi vào bàn nhai nhồm nhoàm để “giữ chỗ” hầu còn có dịp ăn thứ thiệt.
Ý: Ông chấp nhận “cùng hội cùng thuyền” với những người cộng sản bấy lâu nay chỉ là vì miếng cơm manh áo, uy quyền và danh vọng chứ ngay từ đầu ông đã biết tỏng Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là sự lừa bịp.

1/ Ngôn ngữ thơ rất đời thường, dễ hiểu. Chức năng truyền thông thành công ở cả 2 mặt tứ và ý. Tứ thì không nói làm gì vì hình ảnh bữa tiệc “bánh vẽ” đã quá rõ ràng. Nhưng – không như một số bài thơ sử dụng phép ẩn dụ toàn bài khác - ở đây độc giả bước lên cây cầu liên tuởng để đi từ tứ qua ý không khó khăn chút nào, và có thể nói mười người như một tới cùng một điểm đến.

2/ Hình thức thơ: tác giả biểu lộ một phong thái ung dung, tự tin trước hình thức thơ:

     a/ Số chữ trong câu, số câu trong bài tùy tiện thoải mái, không có biểu hiện gò bó, gượng gạo

     b/ Luật bằng trắc: nhiều chỗ phải phá lệ để tứ thơ được ung dung tiến bước.

     b/ Vần: không quá nhạt, không quá ngọt, thoang thoảng rất vừa độ.

     c/ Dòng chảy của thơ lững lờ, êm ả, thích hợp với tâm trạng buồn, cay đắng.

 3/ Ẩn Dụ là “Nói cái này mà ngụ ý cái kia”. Cái này cũng hợp tình hợp lý và cái kia cũng hợp lý hợp tình. Phép ẩn dụ kín kẽ và hoàn hảo.
4/ Độ phủ sóng (scope) của đề tài, ý thơ: rộng, bao trùm mọi mặt của chế độ, của xã hội,

5/ Phỉ nhổ, bôi bác chế độ, chính quyền một cách cay độc, lời lẽ nhẹ nhàng nhưng ý tứ, nội dung của câu chửi “nặng đến nghìn cân”. Cộng với vị trí của ông trong chính quyền, làm công việc lãnh đạo tinh thần, tư tưởng nên câu chửi có căn cớ, gốc rễ, có độ khả tín cực cao,  chế độ không còn đường nào biện minh, chối cãi. 
6 / Làm thơ trong lúc quá tỉnh, kỹ thuật thơ điêu luyện, hoàn hảo nhưng thiếu hơi nóng cảm xúc. Thơ đầy chất trí tuệ nhưng lại không hồn.

Tóm lại, đây là bài thơ được viết bởi một thi sĩ bậc thầy về kỹ thuật thơ nên có hình thức gần như tối ưu, ngôn ngữ chắt lọc, hình tượng dễ cảm, ẩn dụ sắc sảo được thể hiện một cách hoàn hảo, thơ đầy chất trí tuệ nhưng thiếu hồn. Qua Bánh Vẽ nhà thơ đã tự tay trét bùn lên mặt mình nhưng ông cũng nhân tiện ném những nắm bùn hôi tanh đó tung tóe vào mặt, vào người đám văn nghệ sĩ công thần của chế độ, những kẻ nhắm mắt ca tụng một “Thiên Đường” mà chính mình đã biết là không có thật.

Nhân Cách Của Chế Lan Viên:
Thật tình tôi vẫn rất kính trọng những người cộng sản chân chính, vào đảng vì lý tưởng, vì bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, muốn đem tài sức của mình xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước Việt Nam giầu đẹp. Tôi đã gặp, trò chuyện với một số người như thế. Nhưng đã từ khá lâu rất nhiều người đã thấy sự thật, biết mình lầm lẫn, đã bỏ hết để về với cuộc sống dân thường, giữ chút danh dự của kẻ sĩ. 

Trường hợp Chế Lan Viên thì khác. Ông là một thức giả, đã thấy sự thật ngay từ lúc đầu:

          Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Ông biết, nhưng “vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn” vì:

            a/ Mê bả vinh hoa, tham quyền cố vị: biết là bánh vẽ mà vẫn muối mặt ngồi cùng ăn và dùng tài thơ của mình hết lời ca tụng đám người vẽ bánh để hưởng bổng lộc triều đình cho đến chết. (1989)

           b/ Hèn: Không có sĩ khí của người cầm bút, thấy cái sai to lớn, gây hại cho cả một dân tộc mà – vì sợ - vẫn ngậm miệng, không dám lên tiếng, viết dấm dúi mấy bài thơ, chờ khi chết (mấy năm sau) mới cho đem phổ biến.

           c/ Và chính vì hèn, tham lợi lộc, quyền chức nên đã góp sức gây nhiều tội ác.

-          Đẩy cả mấy thế hệ thanh niên Việt Nam đi vào chỗ chết: Chính ông đã tự thú:

 Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!

(Ai? Tôi!, Chế Lan Viên)


Chỉ một trận đánh mà đã gần 2000 (nói chính xác như trong bài thơ là 1970) người mất mạng. Suốt mấy chục năm chiến tranh thì con số đó đã lên đến bao nhiêu? Rồi còn phía bên kia? Cũng là những đứa con của mẹ Việt Nam máu đỏ da vàng.

-          Rủ rê, lôi kéo biết bao con dân nước Việt đi vào con đường mà chính mình đã biết là sai lầm tai hại.

Thơ của ông có lúc tỉ tê, nỉ non như rót mật vào lòng, có lúc như những bản nhạc hùng tráng thúc giục lên đường. Trong số nhiều triệu con em Việt Nam ưu tú, một số rất đông vì nghe thơ, đọc thơ ông mà đã ra sức phấn đấu vào đoàn, vào đảng để cuối cùng mang tội đày đọa dân tộc, dẫm nát quê hương.

Kết Luận

Nhiều năm sau nữa người yêu thơ có lẽ cũng chưa quên Bánh Vẽ, một bài thơ có kỹ thuật thơ hoàn hảo, ý tứ sâu sắc (2). Thơ của ông, tên tuổi ông – nhà thơ Chế Lan Viên, tên thật là Phan Ngọc Hoan - sẽ đi vào văn học sử, lịch sử của dân tộc. Lớp trẻ sau này đọc thơ ông, xem tiểu sử ông chỉ cần nhớ 3 chữ: TÀI, Hèn Ác. Chữ TÀI thật to (viết hoa) là TÀI THƠ của ông, 2 chữ HènÁc nhỏ hơn nhưng thật đậm nét chính là nhân cách của ông.

Phạm Đức Nhì


Blog chuyên bình thơ

Phamnhibinhtho.blogspot.com

 Chú Thích:

1/ Bộ Di cảo thơ gồm 3 tập I, II, III do NXB Thuận Hoá ấn hành lần lượt các năm 1992, 1993, 1996. Riêng Bánh Vẽ và Trừ Đi được xuất hiện năm 1991 trên Văn Học Và Dư Luận.
(http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/a13178/tho-di-cao-che-lan-vien.html)

2/ Cũng giống Ông Đồ (VĐL) và Sông Lấp (TTX) là chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử: nho học lụi tàn, Bánh Vẽ (CLV), Nhìn Từ Xa Tổ Quốc (Nguyễn Duy) và Tạ Lỗi Với Trường Sơn (ĐTQ) theo tôi, là 3 bài thơ tiêu biểu cho những vần thơ “ngược dòng”, dám nói thẳng nói thật về “hậu quả tai hại của việc áp đặt chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa trên quê hương”. 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BÁNH VẼ VÀ NHÂN CÁCH MỘT NHÀ THƠ - PHẠM ĐỨC NHÌ

( HNPD )Tác giả được mời ăn bánh vẽ - chỉ là hình vẽ chứ không phải bánh thật. Ông biết là bánh vẽ nhưng vẫn cứ ngồi vào bàn nhai nhồm nhoàm để “giữ chỗ” hầu còn có dịp ăn thứ thiệt.



BÁNH VẼ VÀ NHÂN CÁCH MỘT NHÀ THƠ
Bánh vẽ
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Ðêm vui
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc...
Thế thì đâu còn dịp nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi,
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm...


(Chế Lan Viên, Văn học và Dư luận 8-1991) (1)

Lời Bình
Bánh Vẽ có phép ẩn dụ toàn bài nên tứ và ý khác nhau.

Tứ: Tác giả được mời ăn bánh vẽ - chỉ là hình vẽ chứ không phải bánh thật. Ông biết là bánh vẽ nhưng vẫn cứ ngồi vào bàn nhai nhồm nhoàm để “giữ chỗ” hầu còn có dịp ăn thứ thiệt.
Ý: Ông chấp nhận “cùng hội cùng thuyền” với những người cộng sản bấy lâu nay chỉ là vì miếng cơm manh áo, uy quyền và danh vọng chứ ngay từ đầu ông đã biết tỏng Xã Hội Chủ Nghĩa chỉ là sự lừa bịp.

1/ Ngôn ngữ thơ rất đời thường, dễ hiểu. Chức năng truyền thông thành công ở cả 2 mặt tứ và ý. Tứ thì không nói làm gì vì hình ảnh bữa tiệc “bánh vẽ” đã quá rõ ràng. Nhưng – không như một số bài thơ sử dụng phép ẩn dụ toàn bài khác - ở đây độc giả bước lên cây cầu liên tuởng để đi từ tứ qua ý không khó khăn chút nào, và có thể nói mười người như một tới cùng một điểm đến.

2/ Hình thức thơ: tác giả biểu lộ một phong thái ung dung, tự tin trước hình thức thơ:

     a/ Số chữ trong câu, số câu trong bài tùy tiện thoải mái, không có biểu hiện gò bó, gượng gạo

     b/ Luật bằng trắc: nhiều chỗ phải phá lệ để tứ thơ được ung dung tiến bước.

     b/ Vần: không quá nhạt, không quá ngọt, thoang thoảng rất vừa độ.

     c/ Dòng chảy của thơ lững lờ, êm ả, thích hợp với tâm trạng buồn, cay đắng.

 3/ Ẩn Dụ là “Nói cái này mà ngụ ý cái kia”. Cái này cũng hợp tình hợp lý và cái kia cũng hợp lý hợp tình. Phép ẩn dụ kín kẽ và hoàn hảo.
4/ Độ phủ sóng (scope) của đề tài, ý thơ: rộng, bao trùm mọi mặt của chế độ, của xã hội,

5/ Phỉ nhổ, bôi bác chế độ, chính quyền một cách cay độc, lời lẽ nhẹ nhàng nhưng ý tứ, nội dung của câu chửi “nặng đến nghìn cân”. Cộng với vị trí của ông trong chính quyền, làm công việc lãnh đạo tinh thần, tư tưởng nên câu chửi có căn cớ, gốc rễ, có độ khả tín cực cao,  chế độ không còn đường nào biện minh, chối cãi. 
6 / Làm thơ trong lúc quá tỉnh, kỹ thuật thơ điêu luyện, hoàn hảo nhưng thiếu hơi nóng cảm xúc. Thơ đầy chất trí tuệ nhưng lại không hồn.

Tóm lại, đây là bài thơ được viết bởi một thi sĩ bậc thầy về kỹ thuật thơ nên có hình thức gần như tối ưu, ngôn ngữ chắt lọc, hình tượng dễ cảm, ẩn dụ sắc sảo được thể hiện một cách hoàn hảo, thơ đầy chất trí tuệ nhưng thiếu hồn. Qua Bánh Vẽ nhà thơ đã tự tay trét bùn lên mặt mình nhưng ông cũng nhân tiện ném những nắm bùn hôi tanh đó tung tóe vào mặt, vào người đám văn nghệ sĩ công thần của chế độ, những kẻ nhắm mắt ca tụng một “Thiên Đường” mà chính mình đã biết là không có thật.

Nhân Cách Của Chế Lan Viên:
Thật tình tôi vẫn rất kính trọng những người cộng sản chân chính, vào đảng vì lý tưởng, vì bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, muốn đem tài sức của mình xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước Việt Nam giầu đẹp. Tôi đã gặp, trò chuyện với một số người như thế. Nhưng đã từ khá lâu rất nhiều người đã thấy sự thật, biết mình lầm lẫn, đã bỏ hết để về với cuộc sống dân thường, giữ chút danh dự của kẻ sĩ. 

Trường hợp Chế Lan Viên thì khác. Ông là một thức giả, đã thấy sự thật ngay từ lúc đầu:

          Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Ông biết, nhưng “vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn” vì:

            a/ Mê bả vinh hoa, tham quyền cố vị: biết là bánh vẽ mà vẫn muối mặt ngồi cùng ăn và dùng tài thơ của mình hết lời ca tụng đám người vẽ bánh để hưởng bổng lộc triều đình cho đến chết. (1989)

           b/ Hèn: Không có sĩ khí của người cầm bút, thấy cái sai to lớn, gây hại cho cả một dân tộc mà – vì sợ - vẫn ngậm miệng, không dám lên tiếng, viết dấm dúi mấy bài thơ, chờ khi chết (mấy năm sau) mới cho đem phổ biến.

           c/ Và chính vì hèn, tham lợi lộc, quyền chức nên đã góp sức gây nhiều tội ác.

-          Đẩy cả mấy thế hệ thanh niên Việt Nam đi vào chỗ chết: Chính ông đã tự thú:

 Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi!

(Ai? Tôi!, Chế Lan Viên)


Chỉ một trận đánh mà đã gần 2000 (nói chính xác như trong bài thơ là 1970) người mất mạng. Suốt mấy chục năm chiến tranh thì con số đó đã lên đến bao nhiêu? Rồi còn phía bên kia? Cũng là những đứa con của mẹ Việt Nam máu đỏ da vàng.

-          Rủ rê, lôi kéo biết bao con dân nước Việt đi vào con đường mà chính mình đã biết là sai lầm tai hại.

Thơ của ông có lúc tỉ tê, nỉ non như rót mật vào lòng, có lúc như những bản nhạc hùng tráng thúc giục lên đường. Trong số nhiều triệu con em Việt Nam ưu tú, một số rất đông vì nghe thơ, đọc thơ ông mà đã ra sức phấn đấu vào đoàn, vào đảng để cuối cùng mang tội đày đọa dân tộc, dẫm nát quê hương.

Kết Luận

Nhiều năm sau nữa người yêu thơ có lẽ cũng chưa quên Bánh Vẽ, một bài thơ có kỹ thuật thơ hoàn hảo, ý tứ sâu sắc (2). Thơ của ông, tên tuổi ông – nhà thơ Chế Lan Viên, tên thật là Phan Ngọc Hoan - sẽ đi vào văn học sử, lịch sử của dân tộc. Lớp trẻ sau này đọc thơ ông, xem tiểu sử ông chỉ cần nhớ 3 chữ: TÀI, Hèn Ác. Chữ TÀI thật to (viết hoa) là TÀI THƠ của ông, 2 chữ HènÁc nhỏ hơn nhưng thật đậm nét chính là nhân cách của ông.

Phạm Đức Nhì


Blog chuyên bình thơ

Phamnhibinhtho.blogspot.com

 Chú Thích:

1/ Bộ Di cảo thơ gồm 3 tập I, II, III do NXB Thuận Hoá ấn hành lần lượt các năm 1992, 1993, 1996. Riêng Bánh Vẽ và Trừ Đi được xuất hiện năm 1991 trên Văn Học Và Dư Luận.
(http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/a13178/tho-di-cao-che-lan-vien.html)

2/ Cũng giống Ông Đồ (VĐL) và Sông Lấp (TTX) là chứng nhân cho một giai đoạn lịch sử: nho học lụi tàn, Bánh Vẽ (CLV), Nhìn Từ Xa Tổ Quốc (Nguyễn Duy) và Tạ Lỗi Với Trường Sơn (ĐTQ) theo tôi, là 3 bài thơ tiêu biểu cho những vần thơ “ngược dòng”, dám nói thẳng nói thật về “hậu quả tai hại của việc áp đặt chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa trên quê hương”. 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm