Mỗi Ngày Một Chuyện

BAO GIỜ HẾT KHỔ - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) ...khổ quá " chứ. Con trai tôi...thở dài ngao ngán hỏi: "Má à, bao giờ con mới hết khổ hả má?"

     

BAO GIỜ HẾT KHỔ   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Tiếng hát cứ rơi vào cõi vắng mỗi buổi trưa chủ nhật.

Ở ngay ngôi nhà tôi đang cư ngụ này, chẳng cần phải nói chuyện tận đâu xa xôi...

Cậu con trai tôi có vợ đi làm luôn một lèo 7/7 ngày một tuần, thằng cháu học 5 ngày gọi là weekday xong, thì sinh hoạt riêng của nó cũng kín 2 ngày cuối tuần ...

 Vì thế con trai tôi phải nghe liên tục những bài hát đủ Tây, Tàu, Ta...mỗi trưa ngày chót bẹt của tuần lễ cho khuây khỏa ,  rồi mai sớm lại lên đường trực chỉ fwy 405. S cho tuần lễ kế tiếp, cứ thế năm này sang tháng khác, và ở Hoa Kỳ như thế là may lắm rồi. 

Do đó tôi không có lý do gì rời nhà đi đâu, nhất là đi đó, đi đây, quần tam tụ ngũ... để ở nhà kịp thời, trám vào chỗ trống những công việc lặt vặt, mà 3 thành viên con cháu đương nêu, không có thì giờ đảm trách. 

 

Cậu con tôi chỉ phải đi làm 5 ngày, còn 2 ngày thứ 7, chủ nhật, làm các việc cá nhân, như Facebook, của cậu và của vợ cậu luôn, vì con dâu tôi thích lượm tiền lẻ hơn là bạn bè ảo...

Và như thế thì cũng tốt cho con trai tôi đỡ bâng khuâng, lỡ mình không sánh bằng các nhân vật lạ hoắc được kết thân một cách máy móc, trên Facebook ấy. 

Có nghĩa là mình cậu con tôi "xử lý" 2 Facebook  của vợ chồng chúng nó, cô dâu không lười chi ưng làm cho có với đời thôi. 

Cháu trai đích tôn của tôi thì cũng bình thường như thiên hạ, ai trên đời này có chi, thì lập tức bộ 3 "bánh mì kẹp chả" nhà con trai tôi cố gắng bắt kịp, để không bị ngoại lệ. Cũng đầy đủ chi tiết như các đời IPhone, và cái mà nhà ông chi trong nước tuyên bố xanh rờn thế giới là: 

" Chỉ có những người vô công rồi nghề mới chơi Facebook, khiến thiên hạ nhức nhối . 

Xem ra có chút an nhàn tối thiểu hơn tôi ngày xưa quá xá, vậy mà chúng vẫn " trời ơi khổ quá " chứ. 

Con trai tôi ...thở dài ngao ngán hỏi : " Má à, bao giờ con mới hết khổ hả má? " 

 

Tôi giật mình đánh thót một cái, hắn vô lý hết biết, khổ gì mà khổ chứ, đi làm rồi đi ...chơi, không đi ra ngoài chơi, thì cũng chơi...máy móc, ca nhạc trong nhà ...

Ở Mỹ đi làm rồi đóng thuế, mua các thứ bảo hiểm cho chắc ăn, xong là cứ đường đời ta, ta cứ đi, có nước nào ấm no, xài sang, thư giãn tâm hồn như ...Mỹ không nhỉ? 

Tôi bèn trả lời cho hắn yên lòng trai tráng lênh đênh, rằng thì là: phải hiểu rõ sướng như thế nào, và khổ như thế nào, mới trả lời được chứ. 

Cậu con tôi liền gật đầu nói ngay: " như là lo cho cu Ha chẳng hạn " , bé thì phải mua các thứ đồ nhựa vv...để lắp ráp chơi, chất đầy một phòng luôn, tôi nghĩ nhà nào có trẻ em, cũng dư thừa đồ chơi như vậy . 

Lớn hơn thì các thứ games, chưa kể một tủ toàn các thứ phim truyện trẻ em, loại nào cũng có . 

Cao hơn một chút là các thứ " cây bài " , thay đổi từng giai đoạn mà chỉ chúng nhìn sơ mới biết . Bên cạnh đó là IPhone, IPad vv...

Bây giờ thì chịu, cái gì cũng có mặt riêng của nó , cả xã hội ...văn minh, tiên tiến đều như vậy, làm sao giật lùi trở lại tình trạng khốn khổ mà mọi người muốn thoát khỏi, muốn rời xa ...làm gì . 

 

Có một điều khác với trẻ em địa phương ba đời di dân thì thấm nhuần Văn hoá Mỹ đương nhiên, nay đến cháu tôi, kể như đời thứ ba rồi đấy chứ. Song khác một điều là chúng tôi bọc cháu kỹ quá, ở Mỹ nhưng suy nghĩ VN...khiến mệt vì nó vậy . 

Như trên tôi đã trình bầy là các thứ đồ chơi đồ dùng , tất nhiên còn đồ học , đồ hành vv...cũng vẫn ông bà cha mẹ lo  cho các cháu từ A tới Z . 

Thế nên ta Mỹ mà chưa Mỹ đủ 100% , ta còn lấn cấn mỗi lần phải quyết định một vấn đề gì cho con cháu trong nhà, bởi vì ta chưa thực sự quên ta trong hoàn cảnh mới, còn mang cảm giác ta đối xử với con cháu có bị " vong bản " chút nào chăng...

Lỡ sơ xuất tính chất VN, ta sợ bà con cô bác  phê phán từ nhẹ nhàng đến nặng nề, mà ít nhiều đều đúng mới là cơ khổ đấy . 

Tôi ngẫm nghĩ, rồi trả lời con trai tôi, cậu ta đang cảm thấy bổn phận đối với con cậu còn dài dài : 

Có vợ con rồi là phải  vơ lấy trách nhiệm mà làm, làm là nghĩa vụ thân thuộc của các người chồng, gọi là chủ  gia đình , thế nên cho tới già, tới chết có người vẫn chưa hết khổ được . 

 

Thủa tôi còn kẹt ở VN, nữ văn sĩ Minh Quân, tác giả nhiều tập truyện xã hội tâm sự : " không phải chúng nó , là các con chị, có chồng có vợ rồi là yên đâu, chúng nó giận nhau, cãi nhau, mình vẫn phải dàn hoà nữa ..." 

Những bài hát giật gân đã chẳng còn lôi cuốn, con trai tôi nghe nhạc trầm buồn, chắc trong tâm tư tình cảm cậu ta đang sóng sánh nỗi u tình, mà chỉ người mẹ mới hiểu được . 

Đó là: không có sự đồng dạng về hạnh phúc đâu , nhưng có nỗi tương đồng về đau khổ , trầm luân của một người yêu thương một người...

Con hỏi  tại sao mẹ nghĩ thế,  tôi tiếp : vì con còn nghĩ đến chuyện khổ lâu dài, khi phải tròn trách nhiệm với những người con đang yêu quý đấy ...

 

Tôi dấu biến nụ cười sau tay áo lạnh rộng, ngày xưa anh ở tuổi con trai tôi bây giờ, chắc chắn anh không hề hỏi câu : khổ vì phải làm bổn phận cho một tổ ấm bé nhỏ, trong tổ đó chỉ có vợ con...

Ngày xưa các anh còn bổn phận lớn hơn trăm lần cái tổ ấm xinh xắn ấy, là bổn phận bảo toàn lực lượng đơn vị, là đóng góp công sức trong sự nghiệp Quân Đội của Quốc Gia VNCH. 

Trong thời binh lửa trên quê hương ấy, một phần đã hy sinh, một phần đã thương tật, còn phần lớn đã mất trắng tuổi trẻ cho đất nước, lý tưởng của các anh, quý huynh đệ chi binh, nhưng không hề ta thán. 

Mỗi lần kể cho nhau nghe lại quá khứ, cứ thấy lòng mê đắm hân hoan, còn tiếc nuối là chưa xong hoài bão nữa . 

Có lần anh với mình nhắc lại chuyện xưa, cứ tranh nhau kể và thả ga cười thú vị. 

Các anh gấp đôi hoặc gấp rưỡi số tuổi con trai mình bây giờ, nhưng có lẽ không hoặc ít ai than van: " Bao giờ hết khổ  ? " . 

 

Nếu các cậu trẻ biết được rằng, ngay đến mẹ cậu, là tôi đây, qua bao thăng trầm, vẫn lạc quan tin tưởng cuộc đời vô cùng ý nghĩa, đáng ngợi ca... 

Anh lại cười trong kính viễn vọng : rằng chẳng những làm hết việc nhà, mà Cao Mỵ Nhân còn làm thơ tình và thả hồn nghe nhạc sang, nhạc sến hà rầm nữa chứ. 

Ôi, còn cả chục ban nhạc cao niên tự phát trình diễn, sinh hoạt hoà đồng với giới trẻ ngoài xã hội nữa... 

Con cháu  chỉ cần mua vé, đi coi quý ông bà đơn ca, hợp xướng " ô mê ly " còn gì sung sướng, hạnh phúc hơn . 

Cậu con trai tôi bắt đầu nhập cuộc niềm vui tự ta có được, không ai đem tới, vì ai đem tới cũng không vừa ý ta đâu . ..

 

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BAO GIỜ HẾT KHỔ - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) ...khổ quá " chứ. Con trai tôi...thở dài ngao ngán hỏi: "Má à, bao giờ con mới hết khổ hả má?"

     

BAO GIỜ HẾT KHỔ   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Tiếng hát cứ rơi vào cõi vắng mỗi buổi trưa chủ nhật.

Ở ngay ngôi nhà tôi đang cư ngụ này, chẳng cần phải nói chuyện tận đâu xa xôi...

Cậu con trai tôi có vợ đi làm luôn một lèo 7/7 ngày một tuần, thằng cháu học 5 ngày gọi là weekday xong, thì sinh hoạt riêng của nó cũng kín 2 ngày cuối tuần ...

 Vì thế con trai tôi phải nghe liên tục những bài hát đủ Tây, Tàu, Ta...mỗi trưa ngày chót bẹt của tuần lễ cho khuây khỏa ,  rồi mai sớm lại lên đường trực chỉ fwy 405. S cho tuần lễ kế tiếp, cứ thế năm này sang tháng khác, và ở Hoa Kỳ như thế là may lắm rồi. 

Do đó tôi không có lý do gì rời nhà đi đâu, nhất là đi đó, đi đây, quần tam tụ ngũ... để ở nhà kịp thời, trám vào chỗ trống những công việc lặt vặt, mà 3 thành viên con cháu đương nêu, không có thì giờ đảm trách. 

 

Cậu con tôi chỉ phải đi làm 5 ngày, còn 2 ngày thứ 7, chủ nhật, làm các việc cá nhân, như Facebook, của cậu và của vợ cậu luôn, vì con dâu tôi thích lượm tiền lẻ hơn là bạn bè ảo...

Và như thế thì cũng tốt cho con trai tôi đỡ bâng khuâng, lỡ mình không sánh bằng các nhân vật lạ hoắc được kết thân một cách máy móc, trên Facebook ấy. 

Có nghĩa là mình cậu con tôi "xử lý" 2 Facebook  của vợ chồng chúng nó, cô dâu không lười chi ưng làm cho có với đời thôi. 

Cháu trai đích tôn của tôi thì cũng bình thường như thiên hạ, ai trên đời này có chi, thì lập tức bộ 3 "bánh mì kẹp chả" nhà con trai tôi cố gắng bắt kịp, để không bị ngoại lệ. Cũng đầy đủ chi tiết như các đời IPhone, và cái mà nhà ông chi trong nước tuyên bố xanh rờn thế giới là: 

" Chỉ có những người vô công rồi nghề mới chơi Facebook, khiến thiên hạ nhức nhối . 

Xem ra có chút an nhàn tối thiểu hơn tôi ngày xưa quá xá, vậy mà chúng vẫn " trời ơi khổ quá " chứ. 

Con trai tôi ...thở dài ngao ngán hỏi : " Má à, bao giờ con mới hết khổ hả má? " 

 

Tôi giật mình đánh thót một cái, hắn vô lý hết biết, khổ gì mà khổ chứ, đi làm rồi đi ...chơi, không đi ra ngoài chơi, thì cũng chơi...máy móc, ca nhạc trong nhà ...

Ở Mỹ đi làm rồi đóng thuế, mua các thứ bảo hiểm cho chắc ăn, xong là cứ đường đời ta, ta cứ đi, có nước nào ấm no, xài sang, thư giãn tâm hồn như ...Mỹ không nhỉ? 

Tôi bèn trả lời cho hắn yên lòng trai tráng lênh đênh, rằng thì là: phải hiểu rõ sướng như thế nào, và khổ như thế nào, mới trả lời được chứ. 

Cậu con tôi liền gật đầu nói ngay: " như là lo cho cu Ha chẳng hạn " , bé thì phải mua các thứ đồ nhựa vv...để lắp ráp chơi, chất đầy một phòng luôn, tôi nghĩ nhà nào có trẻ em, cũng dư thừa đồ chơi như vậy . 

Lớn hơn thì các thứ games, chưa kể một tủ toàn các thứ phim truyện trẻ em, loại nào cũng có . 

Cao hơn một chút là các thứ " cây bài " , thay đổi từng giai đoạn mà chỉ chúng nhìn sơ mới biết . Bên cạnh đó là IPhone, IPad vv...

Bây giờ thì chịu, cái gì cũng có mặt riêng của nó , cả xã hội ...văn minh, tiên tiến đều như vậy, làm sao giật lùi trở lại tình trạng khốn khổ mà mọi người muốn thoát khỏi, muốn rời xa ...làm gì . 

 

Có một điều khác với trẻ em địa phương ba đời di dân thì thấm nhuần Văn hoá Mỹ đương nhiên, nay đến cháu tôi, kể như đời thứ ba rồi đấy chứ. Song khác một điều là chúng tôi bọc cháu kỹ quá, ở Mỹ nhưng suy nghĩ VN...khiến mệt vì nó vậy . 

Như trên tôi đã trình bầy là các thứ đồ chơi đồ dùng , tất nhiên còn đồ học , đồ hành vv...cũng vẫn ông bà cha mẹ lo  cho các cháu từ A tới Z . 

Thế nên ta Mỹ mà chưa Mỹ đủ 100% , ta còn lấn cấn mỗi lần phải quyết định một vấn đề gì cho con cháu trong nhà, bởi vì ta chưa thực sự quên ta trong hoàn cảnh mới, còn mang cảm giác ta đối xử với con cháu có bị " vong bản " chút nào chăng...

Lỡ sơ xuất tính chất VN, ta sợ bà con cô bác  phê phán từ nhẹ nhàng đến nặng nề, mà ít nhiều đều đúng mới là cơ khổ đấy . 

Tôi ngẫm nghĩ, rồi trả lời con trai tôi, cậu ta đang cảm thấy bổn phận đối với con cậu còn dài dài : 

Có vợ con rồi là phải  vơ lấy trách nhiệm mà làm, làm là nghĩa vụ thân thuộc của các người chồng, gọi là chủ  gia đình , thế nên cho tới già, tới chết có người vẫn chưa hết khổ được . 

 

Thủa tôi còn kẹt ở VN, nữ văn sĩ Minh Quân, tác giả nhiều tập truyện xã hội tâm sự : " không phải chúng nó , là các con chị, có chồng có vợ rồi là yên đâu, chúng nó giận nhau, cãi nhau, mình vẫn phải dàn hoà nữa ..." 

Những bài hát giật gân đã chẳng còn lôi cuốn, con trai tôi nghe nhạc trầm buồn, chắc trong tâm tư tình cảm cậu ta đang sóng sánh nỗi u tình, mà chỉ người mẹ mới hiểu được . 

Đó là: không có sự đồng dạng về hạnh phúc đâu , nhưng có nỗi tương đồng về đau khổ , trầm luân của một người yêu thương một người...

Con hỏi  tại sao mẹ nghĩ thế,  tôi tiếp : vì con còn nghĩ đến chuyện khổ lâu dài, khi phải tròn trách nhiệm với những người con đang yêu quý đấy ...

 

Tôi dấu biến nụ cười sau tay áo lạnh rộng, ngày xưa anh ở tuổi con trai tôi bây giờ, chắc chắn anh không hề hỏi câu : khổ vì phải làm bổn phận cho một tổ ấm bé nhỏ, trong tổ đó chỉ có vợ con...

Ngày xưa các anh còn bổn phận lớn hơn trăm lần cái tổ ấm xinh xắn ấy, là bổn phận bảo toàn lực lượng đơn vị, là đóng góp công sức trong sự nghiệp Quân Đội của Quốc Gia VNCH. 

Trong thời binh lửa trên quê hương ấy, một phần đã hy sinh, một phần đã thương tật, còn phần lớn đã mất trắng tuổi trẻ cho đất nước, lý tưởng của các anh, quý huynh đệ chi binh, nhưng không hề ta thán. 

Mỗi lần kể cho nhau nghe lại quá khứ, cứ thấy lòng mê đắm hân hoan, còn tiếc nuối là chưa xong hoài bão nữa . 

Có lần anh với mình nhắc lại chuyện xưa, cứ tranh nhau kể và thả ga cười thú vị. 

Các anh gấp đôi hoặc gấp rưỡi số tuổi con trai mình bây giờ, nhưng có lẽ không hoặc ít ai than van: " Bao giờ hết khổ  ? " . 

 

Nếu các cậu trẻ biết được rằng, ngay đến mẹ cậu, là tôi đây, qua bao thăng trầm, vẫn lạc quan tin tưởng cuộc đời vô cùng ý nghĩa, đáng ngợi ca... 

Anh lại cười trong kính viễn vọng : rằng chẳng những làm hết việc nhà, mà Cao Mỵ Nhân còn làm thơ tình và thả hồn nghe nhạc sang, nhạc sến hà rầm nữa chứ. 

Ôi, còn cả chục ban nhạc cao niên tự phát trình diễn, sinh hoạt hoà đồng với giới trẻ ngoài xã hội nữa... 

Con cháu  chỉ cần mua vé, đi coi quý ông bà đơn ca, hợp xướng " ô mê ly " còn gì sung sướng, hạnh phúc hơn . 

Cậu con trai tôi bắt đầu nhập cuộc niềm vui tự ta có được, không ai đem tới, vì ai đem tới cũng không vừa ý ta đâu . ..

 

CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm