Mỗi Ngày Một Chuyện
BÊN ĐƯỜNG LƯU LẠC - CAO MỴ NHÂN
BÊN ĐƯỜNG LƯU LẠC - CAO MỴ
NHÂN
Có lẽ không ai như tôi thật , đã không chịu học lái xe ở Hoa Kỳ , còn ...ba hoa
xích thố , nhận làm hướng dẫn viên cho một cặp cao niên , từ ở tiểu bang
bên đông bắc Mỹ , qua miền cận tây Hoa Kỳ này , để thăm họ hàng và bạn bè ,
đồng thời muốn xem thủ đô tị nạn Bolsa, vừa ý thì chuyển nhà qua luôn .
Ông ấy đã 81 , bà mới ...bước qua thềm bảy chục mấy năm nay thôi .
Cái hơn người của cặp phu phụ này , là bà quý trọng ông tới cuối số điểm A , là
A - ( A trừ ) , còn ông nể trọng bà tới mút số điểm A , là
A+ ( A cộng ) .
Rắc rối quá , ai rảnh đi học đâu mà A trừ với chả A cộng . Tóm lại
cứ coi như 2 ông bà đều đạt điểm A , chỉ xê xích nhau một tí là được rồi
.
Ờ , thế thì ...làm sao .
Nội chữ A trừ , cộng thôi , đã mất 15 phút
Là thế này , cả 2 ông bà đều lái xe . Nhị vị ấy lại muốn " lịch
sự " quá tải với tôi , nên bà với tôi ngồi băng sau ,
ông cầm vô lăng vi vút trên đường Fwy từ đình Phước Lộc Thọ đi San
Diego , để gặp lại một cặp cao niên khác.
Sau mấy mươi năm mỗi nhà tới USA , phải tự lo đứng vào những cái "
lane " , cho mau chóng ổn định , vì cả 2 cặp ông bà bạn tôi đều hiện
diện ở Hoa Kỳ từ thời lập quốc tị nạn , tức đúng tháng tư đen 1975.
Qua khỏi thành phố Irvine , Fwy 405 S đã nhập vào Fwy 5 S , tôi yên
tâm , không sợ chỉ lạc nữa , bèn nhìn ra bát ngát . Tôi có thói quen , là ngôi
trên xe , chỉ ngó về một phía , bên phải , lúc trở về cũng như vậy , để không
bỏ sót một tấc ...đất ngoài xa lộ .
Nhưng vẫn theo ông bà bạn chỉ đâu thì kịp thời ngắm đó .
Ông 81 tuổi mà lái xe như thanh niên 18 , tức là cứ phóng tít phát sợ . Ông gốc
thiếu tá Không quân xưa .
Năm 1975, tới Huê kỳ xong thủ tục tị nạn , là cả 2 ông bà đều đi học . Do đó
họ đã có một cơ sở khả năng mới ở xứ người , ông dạy Pháp Văn ở đại học nào đó
.
Bà học nghề nuôi dưỡng hoa kiểng , gốc dược sĩ ở VN thời VNCH .
2 ông bà xây tổ ấm trễ , nên chỉ sanh một quý tử , cậu bé này hoàn toàn xử dụng
English , nhưng may là hiểu được bố mẹ nói gì . Có điều cậu ta trả lời bố mẹ
bằng Anh Ngữ cho nhanh và exactly cho khỏi phải giải thích .
Rồi thì cuộc sống cứ vậy , nhà có 3 người tuy có vẻ không đồng ngôn ngữ , nhưng
chẳng cần thông dịch .
Cho tới khi cậu con ông bà bạn tôi tốt nghiệp kỹ sư gì đó , xin việc trên
"
mạng " , thì lại đúng vùng tôi đang ở .
Bố mẹ cậu tức tốc bán nhà bên tiểu bang Indiana , xước thẳng tới đây ,
thành tôi có dịp tái ngộ bạn chẳng những cùng trường , mà còn cùng
lớp xưa ...
Ông bà bạn tôi nói rằng : " có lẽ lớp người đi sau như Mỵ là
sướng nhất đấy , vì dù muốn dù không , qua thẳng tới Xứ này , tất cả đều
...có sẵn .
Không bị khốn khổ như tụi này , nhất là ở cái tiểu bang của mình , phải mãi tới
khi quý vị qua nhiều , chúng mình mới ...ăn cơm " .
Tôi ngắt lời : thì ăn bánh mì thích chứ , khỏi phải nấu .
Bà chẳng thèm trả lời tôi , nói tiếp : " tới lúc mua được gạo
, rồi làm một số thức ăn VN , cậu con khen ngon , nhưng thấy mẹ nấu lâu
quá "
Là vì nấu trước thì lúc ăn phải hâm nóng , nấu để ăn ngay cho ngon ,thì hắn ta
phải chờ lâu lắc , cũng phải nấu rồi nêm nếm đã chứ .
Sau chán quá, mình, là bà bạn tôi , lại bình thường hoá như những tháng năm ở
Mỹ trước kia , cơm VN dành cho ngày nghỉ , hoặc có lý do như
kiểu đặt tiệc , vì hằng ngày đâu có rảnh .
Chính cái lý do lúc đầu ở Mỹ , bận lắm , đi học đi làm kín cả ngày
giờ , nên không có rảnh chút nào chăm cho cậu con nói được sơ sơ tiếng mẹ đẻ
vậy .
Thế sao ông bà không nói tiếng Việt với nhau ở nhà , để cháu bắt chước?
Nói chứ sao không nói , điên sao mà vợ chồng Việt nói tiếng Mỹ với nhau , nhưng
thằng bé suốt ngày ở cạnh Mỹ: Đi học , làm bài , sinh hoạt xã hội , bạn
bè vv ...
Mỗi lúc lớn lên , nó lại càng khác , nó thích ăn như bạn nó ở ngoài đường . Rồi
lại tiếp xúc thầy bà các lớp ở trường, sinh hoạt câu lạc bộ này
kia ...và xa hẳn những điều mình muốn ở nó .
Cuối cùng là mặc nhiên như ngày nay bà , là tôi , thấy đó .
Tôi trả lời : thì có sao đâu . Cậu ta vẫn ngoan , vẫn biết cha mẹ là ai , thì
OK rồi , chúng ta đang ở Mỹ mà .
Mới đi có hơn một tiếng, ông bà cho xe vô một trạm nghỉ . Đám cỏ xanh
non mà cách đây ít năm , tôi có dịp nghỉ lại, giờ bị cằn cỗi , mấy con sóc vẫn
chạy thật nhanh ngang chỗ chúng tôi ngồi. Bà hỏi ông có mệt lắm không , để bà
lái xe đỡ một lúc.
Ông gạt đi : tôi còn có thể chạy lên , chạy xuống hàng chục vòng ,từ
Santa Ana đi San Diego có 2 tiếng , ăn nhằm gì .
Xe chạy chỉ một loáng sau, tôi đã thấy mầu sắc và không khí quận
hạt ở cực nam tiểu bang California .
Ông chồng bà bạn tôi xài cái máy định vị, mà đa số người
Việt ở Hoa Kỳ đang xử dụng để lái xe .
Vả chăng họ ở Hoa Kỳ từ chuyến dì tản đầu tiên, năm1975, nên cứ hở cơ ra
là máy móc, không nên lãng phí thì giờ vào các việc lặt vặt, như tìm
đường, hỏi thăm vv...vừa lạc hậu,vừa chậm chạp.
Chưa đầy 10 phút , chúng tôi đã bước vào nhà của cặp cao niên chủ nhà
.
Ông bà này có tiếng là trẻ dai . Tôi thường xuống San thành nhiều lần
những năm trước , dân xuất thân hàng khoa cử , chẳng gợn nét ưu phiền ,
nên dung nhan và nhân dáng nào có đổi thay .
Tôi phải đi tìm cụ bà Thuý , cụ ở với cô bác sĩ , con gái cụ và người con rể,
trên một đỉnh núi.
Vòng núi cũng khá quanh co . Nhà ở theo triền dốc . Nhà nọ cách nhà kia như
những khớp khuỷu tay , thấy có vẻ ...gian nan chi lạ , nhưng lại là vùng
nhà của những người giàu có .
Nhà cụ lên tới số trên 8 ngàn, như vậy cũng không phải ít nhà đâu.
Lúc xe lên đèo, thì phải gọi là đèo, chứ "dốc" chỉ là những đoạn
đường ngắn treo lên tuỳ theo độ cao của núi đồi . Nên lúc xe lên đèo , tôi mải
ngắm nghía xem nó có giống khoảnh khắc Đalat , hay Pleiku không
?
Đường đèo thì nam, bắc , tây , đông cũng giống nhau thôi . Nghĩa là cái
núi nó cao , thì buộc lòng xe chạy phải vòng vo rồi , ở Mỹ tinh thần ai cũng tự
giác cẩn thận , để tránh tai nạn , chứ VN ngày nay , thì đường thẳng cũng còn
nguy hiểm chớ đừng nói đường cong.
Khi trở lại thành phố , tôi mới kịp biết đó là vùng Via
Panacea .
Cách đây 22 năm , ngày tôi ra mắt sách lần đầu ở San Diego , hình như thành phố
còn giới hạn , nhưng bây giờ , thì ...văn hoá thành San đặc biệt rực rỡ
gấp nhiều lần. Thành phố mở mang nhiều lần hơn nữa.
Thành phố lớn người Việt sẽ sinh hoạt các mặt, rộng rãi hơn ...
Do đó , tôi thấy còn nhiều sườn đồi , đỉnh núi quanh thành
phố cận nam của bang California này đang lác đác nhà cửa mọc lên .
Khi chia tay nhau , mặt trời còn nán lại ở khu nhà Legoland, cả 5 người ngó sắc
màu trẻ em đã không còn hứng thú từ lâu , hoạ chăng mỗi lần cùng đi với bầy
cháu , thì hoạ may người nào người nấy như vô tư , hồn nhiên thực sự .
Buổi chiều ở trên Fwy , lại càng buồn hơn , ông bà bạn vốn nhiều năm ở
Indiana
bỗng ít nói hơn lúc đi .
Ông vừa lái xe vừa uống cà phê đen đựng trong cái ly nhựa mang từ trạm xăng ra
, nói như tâm sự giữ lâu đời , vẻ chịu đựng hơn là buồn rầu :
Tiểu bang tôi nhỏ lắm , có lẽ chỉ bằng 1/10 Cali thôi , tụi này ở ngay
Mineanapolis mà còn buồn thúi ruột , huống các nơi khác xa hơn .
Khác hẳn thủ đô tị nạn Bolsa , lúc nào cũng như có đại nhạc hội .
Có lẽ chúng tôi sẽ kiếm một chỗ ở nơi thủ đô tị nạn này ,
để mai mốt không lái xe được nữa , thì cũng thấy người nọ người kia VN
cho đỡ buồn .
Bà bạn và tôi có vẻ như cùng thở dài...một ngày trên đường trường xa, thăm bạn
bè cũ , vừa có lòng vừa có công , để nghe câu chuyện của bạn già xem ai còn ai
mất ...
Bữa ăn cuối ngày nơi một "quán nhỏ bên đường lưu lạc",
như trầm lắng nỗi riêng tư với mỗi người xa xứ quá...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BÊN ĐƯỜNG LƯU LẠC - CAO MỴ NHÂN
BÊN ĐƯỜNG LƯU LẠC - CAO MỴ
NHÂN
Có lẽ không ai như tôi thật , đã không chịu học lái xe ở Hoa Kỳ , còn ...ba hoa
xích thố , nhận làm hướng dẫn viên cho một cặp cao niên , từ ở tiểu bang
bên đông bắc Mỹ , qua miền cận tây Hoa Kỳ này , để thăm họ hàng và bạn bè ,
đồng thời muốn xem thủ đô tị nạn Bolsa, vừa ý thì chuyển nhà qua luôn .
Ông ấy đã 81 , bà mới ...bước qua thềm bảy chục mấy năm nay thôi .
Cái hơn người của cặp phu phụ này , là bà quý trọng ông tới cuối số điểm A , là
A - ( A trừ ) , còn ông nể trọng bà tới mút số điểm A , là
A+ ( A cộng ) .
Rắc rối quá , ai rảnh đi học đâu mà A trừ với chả A cộng . Tóm lại
cứ coi như 2 ông bà đều đạt điểm A , chỉ xê xích nhau một tí là được rồi
.
Ờ , thế thì ...làm sao .
Nội chữ A trừ , cộng thôi , đã mất 15 phút
Là thế này , cả 2 ông bà đều lái xe . Nhị vị ấy lại muốn " lịch
sự " quá tải với tôi , nên bà với tôi ngồi băng sau ,
ông cầm vô lăng vi vút trên đường Fwy từ đình Phước Lộc Thọ đi San
Diego , để gặp lại một cặp cao niên khác.
Sau mấy mươi năm mỗi nhà tới USA , phải tự lo đứng vào những cái "
lane " , cho mau chóng ổn định , vì cả 2 cặp ông bà bạn tôi đều hiện
diện ở Hoa Kỳ từ thời lập quốc tị nạn , tức đúng tháng tư đen 1975.
Qua khỏi thành phố Irvine , Fwy 405 S đã nhập vào Fwy 5 S , tôi yên
tâm , không sợ chỉ lạc nữa , bèn nhìn ra bát ngát . Tôi có thói quen , là ngôi
trên xe , chỉ ngó về một phía , bên phải , lúc trở về cũng như vậy , để không
bỏ sót một tấc ...đất ngoài xa lộ .
Nhưng vẫn theo ông bà bạn chỉ đâu thì kịp thời ngắm đó .
Ông 81 tuổi mà lái xe như thanh niên 18 , tức là cứ phóng tít phát sợ . Ông gốc
thiếu tá Không quân xưa .
Năm 1975, tới Huê kỳ xong thủ tục tị nạn , là cả 2 ông bà đều đi học . Do đó
họ đã có một cơ sở khả năng mới ở xứ người , ông dạy Pháp Văn ở đại học nào đó
.
Bà học nghề nuôi dưỡng hoa kiểng , gốc dược sĩ ở VN thời VNCH .
2 ông bà xây tổ ấm trễ , nên chỉ sanh một quý tử , cậu bé này hoàn toàn xử dụng
English , nhưng may là hiểu được bố mẹ nói gì . Có điều cậu ta trả lời bố mẹ
bằng Anh Ngữ cho nhanh và exactly cho khỏi phải giải thích .
Rồi thì cuộc sống cứ vậy , nhà có 3 người tuy có vẻ không đồng ngôn ngữ , nhưng
chẳng cần thông dịch .
Cho tới khi cậu con ông bà bạn tôi tốt nghiệp kỹ sư gì đó , xin việc trên
"
mạng " , thì lại đúng vùng tôi đang ở .
Bố mẹ cậu tức tốc bán nhà bên tiểu bang Indiana , xước thẳng tới đây ,
thành tôi có dịp tái ngộ bạn chẳng những cùng trường , mà còn cùng
lớp xưa ...
Ông bà bạn tôi nói rằng : " có lẽ lớp người đi sau như Mỵ là
sướng nhất đấy , vì dù muốn dù không , qua thẳng tới Xứ này , tất cả đều
...có sẵn .
Không bị khốn khổ như tụi này , nhất là ở cái tiểu bang của mình , phải mãi tới
khi quý vị qua nhiều , chúng mình mới ...ăn cơm " .
Tôi ngắt lời : thì ăn bánh mì thích chứ , khỏi phải nấu .
Bà chẳng thèm trả lời tôi , nói tiếp : " tới lúc mua được gạo
, rồi làm một số thức ăn VN , cậu con khen ngon , nhưng thấy mẹ nấu lâu
quá "
Là vì nấu trước thì lúc ăn phải hâm nóng , nấu để ăn ngay cho ngon ,thì hắn ta
phải chờ lâu lắc , cũng phải nấu rồi nêm nếm đã chứ .
Sau chán quá, mình, là bà bạn tôi , lại bình thường hoá như những tháng năm ở
Mỹ trước kia , cơm VN dành cho ngày nghỉ , hoặc có lý do như
kiểu đặt tiệc , vì hằng ngày đâu có rảnh .
Chính cái lý do lúc đầu ở Mỹ , bận lắm , đi học đi làm kín cả ngày
giờ , nên không có rảnh chút nào chăm cho cậu con nói được sơ sơ tiếng mẹ đẻ
vậy .
Thế sao ông bà không nói tiếng Việt với nhau ở nhà , để cháu bắt chước?
Nói chứ sao không nói , điên sao mà vợ chồng Việt nói tiếng Mỹ với nhau , nhưng
thằng bé suốt ngày ở cạnh Mỹ: Đi học , làm bài , sinh hoạt xã hội , bạn
bè vv ...
Mỗi lúc lớn lên , nó lại càng khác , nó thích ăn như bạn nó ở ngoài đường . Rồi
lại tiếp xúc thầy bà các lớp ở trường, sinh hoạt câu lạc bộ này
kia ...và xa hẳn những điều mình muốn ở nó .
Cuối cùng là mặc nhiên như ngày nay bà , là tôi , thấy đó .
Tôi trả lời : thì có sao đâu . Cậu ta vẫn ngoan , vẫn biết cha mẹ là ai , thì
OK rồi , chúng ta đang ở Mỹ mà .
Mới đi có hơn một tiếng, ông bà cho xe vô một trạm nghỉ . Đám cỏ xanh
non mà cách đây ít năm , tôi có dịp nghỉ lại, giờ bị cằn cỗi , mấy con sóc vẫn
chạy thật nhanh ngang chỗ chúng tôi ngồi. Bà hỏi ông có mệt lắm không , để bà
lái xe đỡ một lúc.
Ông gạt đi : tôi còn có thể chạy lên , chạy xuống hàng chục vòng ,từ
Santa Ana đi San Diego có 2 tiếng , ăn nhằm gì .
Xe chạy chỉ một loáng sau, tôi đã thấy mầu sắc và không khí quận
hạt ở cực nam tiểu bang California .
Ông chồng bà bạn tôi xài cái máy định vị, mà đa số người
Việt ở Hoa Kỳ đang xử dụng để lái xe .
Vả chăng họ ở Hoa Kỳ từ chuyến dì tản đầu tiên, năm1975, nên cứ hở cơ ra
là máy móc, không nên lãng phí thì giờ vào các việc lặt vặt, như tìm
đường, hỏi thăm vv...vừa lạc hậu,vừa chậm chạp.
Chưa đầy 10 phút , chúng tôi đã bước vào nhà của cặp cao niên chủ nhà
.
Ông bà này có tiếng là trẻ dai . Tôi thường xuống San thành nhiều lần
những năm trước , dân xuất thân hàng khoa cử , chẳng gợn nét ưu phiền ,
nên dung nhan và nhân dáng nào có đổi thay .
Tôi phải đi tìm cụ bà Thuý , cụ ở với cô bác sĩ , con gái cụ và người con rể,
trên một đỉnh núi.
Vòng núi cũng khá quanh co . Nhà ở theo triền dốc . Nhà nọ cách nhà kia như
những khớp khuỷu tay , thấy có vẻ ...gian nan chi lạ , nhưng lại là vùng
nhà của những người giàu có .
Nhà cụ lên tới số trên 8 ngàn, như vậy cũng không phải ít nhà đâu.
Lúc xe lên đèo, thì phải gọi là đèo, chứ "dốc" chỉ là những đoạn
đường ngắn treo lên tuỳ theo độ cao của núi đồi . Nên lúc xe lên đèo , tôi mải
ngắm nghía xem nó có giống khoảnh khắc Đalat , hay Pleiku không
?
Đường đèo thì nam, bắc , tây , đông cũng giống nhau thôi . Nghĩa là cái
núi nó cao , thì buộc lòng xe chạy phải vòng vo rồi , ở Mỹ tinh thần ai cũng tự
giác cẩn thận , để tránh tai nạn , chứ VN ngày nay , thì đường thẳng cũng còn
nguy hiểm chớ đừng nói đường cong.
Khi trở lại thành phố , tôi mới kịp biết đó là vùng Via
Panacea .
Cách đây 22 năm , ngày tôi ra mắt sách lần đầu ở San Diego , hình như thành phố
còn giới hạn , nhưng bây giờ , thì ...văn hoá thành San đặc biệt rực rỡ
gấp nhiều lần. Thành phố mở mang nhiều lần hơn nữa.
Thành phố lớn người Việt sẽ sinh hoạt các mặt, rộng rãi hơn ...
Do đó , tôi thấy còn nhiều sườn đồi , đỉnh núi quanh thành
phố cận nam của bang California này đang lác đác nhà cửa mọc lên .
Khi chia tay nhau , mặt trời còn nán lại ở khu nhà Legoland, cả 5 người ngó sắc
màu trẻ em đã không còn hứng thú từ lâu , hoạ chăng mỗi lần cùng đi với bầy
cháu , thì hoạ may người nào người nấy như vô tư , hồn nhiên thực sự .
Buổi chiều ở trên Fwy , lại càng buồn hơn , ông bà bạn vốn nhiều năm ở
Indiana
bỗng ít nói hơn lúc đi .
Ông vừa lái xe vừa uống cà phê đen đựng trong cái ly nhựa mang từ trạm xăng ra
, nói như tâm sự giữ lâu đời , vẻ chịu đựng hơn là buồn rầu :
Tiểu bang tôi nhỏ lắm , có lẽ chỉ bằng 1/10 Cali thôi , tụi này ở ngay
Mineanapolis mà còn buồn thúi ruột , huống các nơi khác xa hơn .
Khác hẳn thủ đô tị nạn Bolsa , lúc nào cũng như có đại nhạc hội .
Có lẽ chúng tôi sẽ kiếm một chỗ ở nơi thủ đô tị nạn này ,
để mai mốt không lái xe được nữa , thì cũng thấy người nọ người kia VN
cho đỡ buồn .
Bà bạn và tôi có vẻ như cùng thở dài...một ngày trên đường trường xa, thăm bạn
bè cũ , vừa có lòng vừa có công , để nghe câu chuyện của bạn già xem ai còn ai
mất ...
Bữa ăn cuối ngày nơi một "quán nhỏ bên đường lưu lạc",
như trầm lắng nỗi riêng tư với mỗi người xa xứ quá...
CAO MỴ
NHÂN (HNPD)