Mỗi Ngày Một Chuyện
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU :
Kính mời mọi người đọc bài viết rất hay với nhiều tư liệu, phân tích và dẫn chứng rất rõ ràng, đọc để thấu hiểu để thấy được mặt trái sự thật ở đằng sau nó, đọc để mà thương ,mà hiểu, mà đồng lòng bảo vệ nước Mỹ, đất nước đã cựu mang biết bao người dân Việt ty nạn CS chúng ta.
(Nguyen Lien Huong)
***
Biến đổi khí hậu: Đừng chỉ nghe người ta nói, hãy xem họ làm gì
Có lẽ phản ứng giả dối và nực cười nhất đối với việc Tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris là việc các nhà lãnh đạo Châu Âu và Trung Quốc chỉ trích ông Trump và Hoa Kỳ đã “từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới của mình”.
Các nhà lãnh đạo Châu Á và Châu Âu, những người tự coi mình tốt hơn người khác, đã cam kết đẩy nhanh tốc độ về năng lượng sạch cho dù có hay không có Hoa Kỳ.
Xin cứ tự nhiên!
Nhưng chúng ta đã từng được chứng kiến màn kịch này trước đây rồi.
Người Châu Âu đã tham gia thỏa thuận Kyoto về biến đổi khí hậu vào năm 2001 – một hiệp ước quốc tế mà Hoa Kỳ đã phủ quyết một cách chính đáng.
Các nước Châu Âu khi đó hứa hẹn một chuyển dịch lớn hướng tới năng lượng xanh và từ bỏ các nhiên liệu hoá thạch để làm giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính.
Nhưng rồi điều gì đã xảy ra? Cuộc cách mạng năng lượng xanh đó đã phá sản. Không nước nào trong số này tiến gần được đến những mục tiêu đó.
Hiện nay, các nước này, đặc biệt là Đức đang rời xa dần các nguồn năng lượng sạch.
Tại sao chúng ta lại tin tưởng khi họ nói rằng họ bây giờ sẽ nghiêm túc giữ vững một hiệp định mới trong khi họ đã từng vi phạm hiệp định tương tự trước đó?
Điều khó tin và ít được truyền thông đề cập đến là chính Hoa Kỳ, nước không cam kết trong hiệp ước Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính, lại là nước giảm phát thải carbon nhiều hơn chính các nước Châu Âu đã tham gia ký kết.
Tương phản với những lời thóa mạ chính quyền Trump sau khi tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris, thực tế Hoa Kỳ không đóng vai xấu trong việc bảo vệ môi trường trên trường quốc tế. Chúng ta là những người dẫn đầu thế giới về quản lý môi trường và tỷ lệ sử dụng năng lượng xét trên quy mô nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm xuống. Thậm chí có một tuyên bố phi lý hơn nữa là nói rằng Trung Quốc và Ấn Độ – hai nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới – đang từ bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và chuyển dịch sang năng lượng gió và mặt trời.
Không đời nào hai nước này làm như vậy cả.
Dưới đây là điều mà tờ Wall Street Journal đưa ra vào tháng 11/2016 về câu chuyện Trung Quốc và Ấn Độ. Họ đang “tăng gấp đôi” sử dụng nhiên liệu hóa thạch:
“Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ tăng năng suất điện than lên 20% vào năm 2020, đảm bảo một vai trò mạnh mẽ tiếp tục của điện than trong ngành năng lượng quốc gia bất chấp việc cam kết giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
Trong bản kế hoạch 5 năm tiếp theo cho ngành điện được công bố vào hôm 29/5, Tổng cục Năng lượng Quốc gia đã nói rằng sẽ tăng năng suất điện than từ khoảng 900 gigawatt vào năm 2016 lên mức 1.100 gigawatt vào năm 2020”.
Vào tháng Tư, một bài báo trên tạp chí khoa học tại Mỹ có tiêu đề:
“Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì sử dụng nhiều than đá trong những năm 2020, đồng nghĩa với nhiều CO2 và ô nhiễm”.
Hiện nay, Bắc Kinh và Thượng Hải là những thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới do các nhà máy xả khói đen kịt bầu trời.
Chờ đã ! Chúng ta sẽ được các nước này giảng dạy về việc cứu vãn hành tinh này chăng ?
Điều này có lẽ chẳng khác gì việc chúng ta tham gia vào một bài học về vệ sinh cá nhân do Pig-Pen dạy. (Pig-Pen là một nhân vật trong truyện tranh Peanuts của tác giả Charles M. Schulz. Đây là một cậu bé thường ở rất dơ, ngoại trừ những lần rất hiếm hoi).
Đến bây giờ, lẽ ra chúng ta phải học được rằng với nước ngoài, "bạn luôn phải xem những gì họ làm, đừng chỉ nghe những gì họ nói..".
Trung Quốc không hề quan tâm đến việc giảm mức độ ô nhiễm. Bắc Kinh đang tập trung chủ yếu vào mục tiêu: chiếm ưu thế trên toàn cầu trong mọi ngành sản xuất và đang sử dụng các nguồn năng lượng rẻ nhất và thiết thực nhất để có thể đạt được điều đó.
Trung Quốc và Châu Âu muốn Hoa Kỳ chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng đắt đỏ hơn để họ có thể lấy lại được sức cạnh tranh do họ bị mất vì chính sách năng lượng xanh.
Rồi nữa, báo chí cũng đã có một ngày bận rộn với câu chuyện của ông Elon Musk, CEO của Tesla và Solar City (các công ty về thiết bị năng lượng sạch). Ông này phản đối việc Tổng thống Trump rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris bằng cách từ chức thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế cho TTTrump.
Nhưng thực tế thì sao?
Theo như tờ Los Angeles Times, ông Musk đã nhận được khoảng gần 5 tỷ USD tiền trợ cấp của chính phủ. Solar City và Tesla có thể đã phá sản nếu không nhận được khoản tiền nêu trên từ những người nộp thuế môi trường.
Tại sao báo chí không nêu ra rằng ông Musk có cổ phần cá nhân nhiều tỷ USD như vậy là nhờ vào sự nóng lên toàn cầu ?
Nước Mỹ đã có ít nhất 200 năm sử dụng khí đá phiến tự nhiên, một loại khí đốt cháy sạch, hiệu quả và được sản xuất tại Mỹ.
Chúng ta cũng có 500 năm sử dụng than đá. Việc phát thải các chất ô nhiễm từ các mỏ than và nhà máy điện than đã giảm hơn 50% trong những thập kỷ gần đây.
Tập trung vào làm sạch quá trình khai thác than và sản xuất điện than sẽ tốt hơn việc phải đóng cửa ngành công nghiệp này, dẫn tới hàng chục nghìn thợ mỏ bị thất nghiệp.
Chúng ta nên áp dụng đổi mới công nghệ để làm cho nó trở nên sạch hơn. Chẳng hạn như thực hiện quá trình khí hóa, thu hồi carbon v.v…
Do những tiến bộ đáng kể trong công nghệ khai thác, giá trị của các nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và than đá của Mỹ hiện đã có thể bù đắp được, ước tính có giá trị khoảng gần 50 nghìn tỷ USD.
Con số này là gấp đôi nợ quốc gia của chúng ta.
Thỏa thuận Khí hậu Paris sẽ yêu cầu nước Mỹ phải giữ kho báu tài nguyên khổng lồ này mãi mãi dưới lòng đất, không bao giờ được sử dụng.
Đáng buồn thay, Barack Obama đã đàm phán một thỏa thuận phù hợp với lợi ích kinh tế của các đối thủ trong khi lại khiến nước Mỹ thụt lùi.
Quyết định can đảm của Tổng thống Donald Trump vừa qua đã đưa nước Mỹ lên con đường trở thành siêu cường năng lượng trong những thập niên tới và quan trong hơn, quyết định đó của ông Trump đã đặt lợi ích của người lao động Mỹ lên trên hết.
Tác giả: Stephen Moore và Timothy Doescher
Ông Stephen Moore là cố vấn kinh tế tại Freedom Works, đồng tác giả của nghiên cứu: “Nhiên liệu cho tự do: Vạch trần cuộc chiến điên rồ chống lại Năng lượng" (2016).
Timothy Doescher là một nhà nghiên cứu tại Heritage Foundation.
Tân Bình (biên dịch)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU :
Kính mời mọi người đọc bài viết rất hay với nhiều tư liệu, phân tích và dẫn chứng rất rõ ràng, đọc để thấu hiểu để thấy được mặt trái sự thật ở đằng sau nó, đọc để mà thương ,mà hiểu, mà đồng lòng bảo vệ nước Mỹ, đất nước đã cựu mang biết bao người dân Việt ty nạn CS chúng ta.
(Nguyen Lien Huong)
***
Biến đổi khí hậu: Đừng chỉ nghe người ta nói, hãy xem họ làm gì
Có lẽ phản ứng giả dối và nực cười nhất đối với việc Tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris là việc các nhà lãnh đạo Châu Âu và Trung Quốc chỉ trích ông Trump và Hoa Kỳ đã “từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới của mình”.
Các nhà lãnh đạo Châu Á và Châu Âu, những người tự coi mình tốt hơn người khác, đã cam kết đẩy nhanh tốc độ về năng lượng sạch cho dù có hay không có Hoa Kỳ.
Xin cứ tự nhiên!
Nhưng chúng ta đã từng được chứng kiến màn kịch này trước đây rồi.
Người Châu Âu đã tham gia thỏa thuận Kyoto về biến đổi khí hậu vào năm 2001 – một hiệp ước quốc tế mà Hoa Kỳ đã phủ quyết một cách chính đáng.
Các nước Châu Âu khi đó hứa hẹn một chuyển dịch lớn hướng tới năng lượng xanh và từ bỏ các nhiên liệu hoá thạch để làm giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính.
Nhưng rồi điều gì đã xảy ra? Cuộc cách mạng năng lượng xanh đó đã phá sản. Không nước nào trong số này tiến gần được đến những mục tiêu đó.
Hiện nay, các nước này, đặc biệt là Đức đang rời xa dần các nguồn năng lượng sạch.
Tại sao chúng ta lại tin tưởng khi họ nói rằng họ bây giờ sẽ nghiêm túc giữ vững một hiệp định mới trong khi họ đã từng vi phạm hiệp định tương tự trước đó?
Điều khó tin và ít được truyền thông đề cập đến là chính Hoa Kỳ, nước không cam kết trong hiệp ước Kyoto về giảm phát thải khí nhà kính, lại là nước giảm phát thải carbon nhiều hơn chính các nước Châu Âu đã tham gia ký kết.
Tương phản với những lời thóa mạ chính quyền Trump sau khi tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris, thực tế Hoa Kỳ không đóng vai xấu trong việc bảo vệ môi trường trên trường quốc tế. Chúng ta là những người dẫn đầu thế giới về quản lý môi trường và tỷ lệ sử dụng năng lượng xét trên quy mô nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm xuống. Thậm chí có một tuyên bố phi lý hơn nữa là nói rằng Trung Quốc và Ấn Độ – hai nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới – đang từ bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và chuyển dịch sang năng lượng gió và mặt trời.
Không đời nào hai nước này làm như vậy cả.
Dưới đây là điều mà tờ Wall Street Journal đưa ra vào tháng 11/2016 về câu chuyện Trung Quốc và Ấn Độ. Họ đang “tăng gấp đôi” sử dụng nhiên liệu hóa thạch:
“Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ tăng năng suất điện than lên 20% vào năm 2020, đảm bảo một vai trò mạnh mẽ tiếp tục của điện than trong ngành năng lượng quốc gia bất chấp việc cam kết giảm mức độ ô nhiễm môi trường.
Trong bản kế hoạch 5 năm tiếp theo cho ngành điện được công bố vào hôm 29/5, Tổng cục Năng lượng Quốc gia đã nói rằng sẽ tăng năng suất điện than từ khoảng 900 gigawatt vào năm 2016 lên mức 1.100 gigawatt vào năm 2020”.
Vào tháng Tư, một bài báo trên tạp chí khoa học tại Mỹ có tiêu đề:
“Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì sử dụng nhiều than đá trong những năm 2020, đồng nghĩa với nhiều CO2 và ô nhiễm”.
Hiện nay, Bắc Kinh và Thượng Hải là những thành phố ô nhiễm hàng đầu thế giới do các nhà máy xả khói đen kịt bầu trời.
Chờ đã ! Chúng ta sẽ được các nước này giảng dạy về việc cứu vãn hành tinh này chăng ?
Điều này có lẽ chẳng khác gì việc chúng ta tham gia vào một bài học về vệ sinh cá nhân do Pig-Pen dạy. (Pig-Pen là một nhân vật trong truyện tranh Peanuts của tác giả Charles M. Schulz. Đây là một cậu bé thường ở rất dơ, ngoại trừ những lần rất hiếm hoi).
Đến bây giờ, lẽ ra chúng ta phải học được rằng với nước ngoài, "bạn luôn phải xem những gì họ làm, đừng chỉ nghe những gì họ nói..".
Trung Quốc không hề quan tâm đến việc giảm mức độ ô nhiễm. Bắc Kinh đang tập trung chủ yếu vào mục tiêu: chiếm ưu thế trên toàn cầu trong mọi ngành sản xuất và đang sử dụng các nguồn năng lượng rẻ nhất và thiết thực nhất để có thể đạt được điều đó.
Trung Quốc và Châu Âu muốn Hoa Kỳ chuyển dịch sang sử dụng các nguồn năng lượng đắt đỏ hơn để họ có thể lấy lại được sức cạnh tranh do họ bị mất vì chính sách năng lượng xanh.
Rồi nữa, báo chí cũng đã có một ngày bận rộn với câu chuyện của ông Elon Musk, CEO của Tesla và Solar City (các công ty về thiết bị năng lượng sạch). Ông này phản đối việc Tổng thống Trump rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris bằng cách từ chức thành viên Hội đồng tư vấn kinh tế cho TTTrump.
Nhưng thực tế thì sao?
Theo như tờ Los Angeles Times, ông Musk đã nhận được khoảng gần 5 tỷ USD tiền trợ cấp của chính phủ. Solar City và Tesla có thể đã phá sản nếu không nhận được khoản tiền nêu trên từ những người nộp thuế môi trường.
Tại sao báo chí không nêu ra rằng ông Musk có cổ phần cá nhân nhiều tỷ USD như vậy là nhờ vào sự nóng lên toàn cầu ?
Nước Mỹ đã có ít nhất 200 năm sử dụng khí đá phiến tự nhiên, một loại khí đốt cháy sạch, hiệu quả và được sản xuất tại Mỹ.
Chúng ta cũng có 500 năm sử dụng than đá. Việc phát thải các chất ô nhiễm từ các mỏ than và nhà máy điện than đã giảm hơn 50% trong những thập kỷ gần đây.
Tập trung vào làm sạch quá trình khai thác than và sản xuất điện than sẽ tốt hơn việc phải đóng cửa ngành công nghiệp này, dẫn tới hàng chục nghìn thợ mỏ bị thất nghiệp.
Chúng ta nên áp dụng đổi mới công nghệ để làm cho nó trở nên sạch hơn. Chẳng hạn như thực hiện quá trình khí hóa, thu hồi carbon v.v…
Do những tiến bộ đáng kể trong công nghệ khai thác, giá trị của các nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và than đá của Mỹ hiện đã có thể bù đắp được, ước tính có giá trị khoảng gần 50 nghìn tỷ USD.
Con số này là gấp đôi nợ quốc gia của chúng ta.
Thỏa thuận Khí hậu Paris sẽ yêu cầu nước Mỹ phải giữ kho báu tài nguyên khổng lồ này mãi mãi dưới lòng đất, không bao giờ được sử dụng.
Đáng buồn thay, Barack Obama đã đàm phán một thỏa thuận phù hợp với lợi ích kinh tế của các đối thủ trong khi lại khiến nước Mỹ thụt lùi.
Quyết định can đảm của Tổng thống Donald Trump vừa qua đã đưa nước Mỹ lên con đường trở thành siêu cường năng lượng trong những thập niên tới và quan trong hơn, quyết định đó của ông Trump đã đặt lợi ích của người lao động Mỹ lên trên hết.
Tác giả: Stephen Moore và Timothy Doescher
Ông Stephen Moore là cố vấn kinh tế tại Freedom Works, đồng tác giả của nghiên cứu: “Nhiên liệu cho tự do: Vạch trần cuộc chiến điên rồ chống lại Năng lượng" (2016).
Timothy Doescher là một nhà nghiên cứu tại Heritage Foundation.
Tân Bình (biên dịch)