Truyện Ngắn & Phóng Sự
BIỂN VẪN ĐỢI CHỜ Phạm Thành Nhân
Phạm Thành Nhân
Khi những loạt đạn sau cùng được bắn đi từ những khẩu đại bác 105 ly tại mặt trận Cửa Việt thì cũng là giây phút cuối cùng để chấm dứt một cuộc chiến tranh đã kéo dài hơn một phần tư thế kỷ đã để lại cho đất nước Việt Nam tang thương và đổ nát.
Những người lính trong khẩu đội ngồi tựa lưng vào bờ tường bằng bao cát được xếp chung quanh khẩu đại bác, gương mặt thật mệt mỏi sau một đêm dài, dài hơn cả ngày D "The longest day" cuả quân đội đồng minh khi đổ bộ lên bờ biển Normandie cuả nước Pháp.Suốt một đêm,cả pháo đội đã tác xạ nhiều ngàn quả đại bác vào mục tiêu ,lệnh trên cho biết đúng 08 giờ ngày 28 tháng 1 năm 1973 thì ngưng bắn, nhưng tại mặt trận Cửa Việt thì đến 08 giờ 20 phút mới hoàn toàn ngưng tiếng súng và trong thời gian 20 phút đó không biết đã có thêm bao nhiêu người nằm xuống trong giờ phút thứ 25 cuả lịch sử? Và cũng sau trận chiến này, tôi đã được tưởng thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao bạc cấp sư đoàn, đó cũng là một niềm an ủi lớn lao cho một người lính sau những ngày tháng đầy gian khổ và hiểm nguy.
Ngoài biển,mặt trời đang nhô lên cao làm sáng tỏa cả một vùng mây nước như để đón chào một ngày đầu của hoà bình, một hoà bình thật mong manh và đầy trắc trở bởi được sự đạo diễn cuả một tay "phù thuỷ chính trị" người Mỹ gốc Do Thái. Nó có thể tan vỡ bất cứ lúc nào khi vẫn còn nhiều sư đoàn quân lính chính quy Bắc Việt hiện diện trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Hiệp định Geneve 1954 được ký kết, dòng sông Bến Hải , cầu Hiền Lương ngăn đôi đất nước nhưng không ngăn cản được xe tăng,đại pháo cùng quân lính chính quy Bắc Việt tiến đánh miền Nam.Với Cộng Sản, ký kết một hiệp định ngưng bắn không có nghĩa là hòa bình mà chỉ là chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác quy mô và khốc liệt hơn, lịch sử đã chứng minh điều đó.
Gió từ biển khơi thổi vào thật mát dịu, tôi lấy bao thuốc lá trong túi áo trận đưa cho từng người, mùi thuốc lá quyện lẫn mùi thuốc súng vẫn còn phảng phất vây quanh tạo thành một cảm giác chỉ có tại chiến trường.Mọi người đang nói về hòa bình,cánh cửa chiến tranh đã được khép lại,trước mặt họ là cả một tương lai khi rời bỏ quân ngũ trở về lại với quãng đời xa xưa có ruộng đồng bao la,những dòng sông hiền hòa trôi chảy,giây thép gai sẽ không còn quanh đồn phòng ngự,bước chân người lính sẽ trở về cày lại đám ruộng xưa đã một thời hoang phế bởi chiến chinh.
Điếu thuốc trên môi tàn thật trọn ven,trong lúc chiến tranh đã có biết bao nhiêu điếu thuốc cháy dở dang trên môi người lính,đã có một lần,một người lính trong khẩu đội,điếu thuốc vừa loé sáng trên môi,bỗng một quả đạn pháo bay tới,tiếng nổ chát chuá mảnh đạn ghim vào thân thể, người lính ngã xuống và tôi đã hút điếu thuốc dang dở đó như một lời tiễn biệt. Số phận người lính như thế đó,mong manh và nghiệt ngã hơn tơ trời,chiến đấu âm thầm,gục ngã âm thầm,bạn bè,người thân thương tiếc rồi dòng đời trôi theo lãng quên chỉ còn lại nấm mộ cô đơn, lạnh lẽo trong nghiã trang.
*
Mọi người đang hàn huyên với nhau thì bỗng có lệnh chuẩn bị để đón tiếp phái đoàn chính phủ từ Sài Gòn ra thăm, tôi nói với các nhân viên khẩu đội sắp xếp lại những vỏ đạn cho gọn ghẽ và chờ đợi. Khoảng xế trưa thì phái đoàn đến, họ đứng trên một mô đất cao nhìn về hướng chúng tôi,cà vạt bay phất phới trong gió ,rồi buổi tối trên băng tần số 9 cuả đài truyền hình Sài Gòn trong phần tin tức thời sự,người dân thành phố sẽ được nhìn thấy hình ảnh các ông đi thị sát mặt trận, một mặt trận đã hoàn toàn im tiếng súng.
Trời sẩm tối, tôi thả bộ đi dọc theo bờ biển, dấu giầy sault in trên cát mịn màng, từng đợt sóng xô dạt vào bờ mang theo những đám rong biển nằm lại trên bãi, biển cả bao la, biển cuả Ernest Hemingway trong The Old Man and the Sea được chuyển dịch sang Việt ngữ mà tôi đã đọc khi còn đi học. Tìm một chỗ khô ráo tôi ngồi xuống, biển vẫn chập chùng, dĩ vãng trôi về với những ngày tháng cũ ...
*
Khi hoa phượng bắt đầu nở báo hiệu cho biết một năm học sắp hết, cuốn nhật ký được chuyền cho nhau với những dòng chữ thật ngây ngô học trò, rồi có thằng vào lính,có kẻ theo chồng bỏ cuộc vui. Đôi lần trở về thành phố,đi ngang trường cũ nhìn màu kỷ niệm lòng thầm nghĩ:
Bây giờ còn nhớ hay không,
Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa,
Bây giờ anh vẫn chưa quên,
Ngày xưa phượng đỏ anh cài tóc em ...
Cuốn nhật ký còn đó ,những dòng chữ ngày xưa còn đó, có thằng vẫn mặc áo lính, có thằng đã nằm xuống sau một trận đánh ở một góc chiến trường nào đó, có người con gái năm xưa nay tay bế tay bồng và cũng có những người đã trở thành goá phụ bên song. Biển đã khuya , trên trời một vài vì sao lấp lánh, tôi trở về lều và thiếp đi trong lúc ngoài kia sóng vỗ dạt dào.
*
Đã hơn 37 năm trôi qua kể từ khi những người lính rời bỏ vùng Cửa Việt,vùng trời biển ngày xưa đó vẫn ngày đêm từng cơn sóng vỗ như đợi chờ và réo gọi:
Hỡi những người lính Mũ Xanh năm xưa cũ,
Bây giờ các anh ở đâu?
Pháo Thủ Mũ Xanh Phạm Thành Nhân
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
BIỂN VẪN ĐỢI CHỜ Phạm Thành Nhân
Phạm Thành Nhân
Khi những loạt đạn sau cùng được bắn đi từ những khẩu đại bác 105 ly tại mặt trận Cửa Việt thì cũng là giây phút cuối cùng để chấm dứt một cuộc chiến tranh đã kéo dài hơn một phần tư thế kỷ đã để lại cho đất nước Việt Nam tang thương và đổ nát.
Những người lính trong khẩu đội ngồi tựa lưng vào bờ tường bằng bao cát được xếp chung quanh khẩu đại bác, gương mặt thật mệt mỏi sau một đêm dài, dài hơn cả ngày D "The longest day" cuả quân đội đồng minh khi đổ bộ lên bờ biển Normandie cuả nước Pháp.Suốt một đêm,cả pháo đội đã tác xạ nhiều ngàn quả đại bác vào mục tiêu ,lệnh trên cho biết đúng 08 giờ ngày 28 tháng 1 năm 1973 thì ngưng bắn, nhưng tại mặt trận Cửa Việt thì đến 08 giờ 20 phút mới hoàn toàn ngưng tiếng súng và trong thời gian 20 phút đó không biết đã có thêm bao nhiêu người nằm xuống trong giờ phút thứ 25 cuả lịch sử? Và cũng sau trận chiến này, tôi đã được tưởng thưởng huy chương Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao bạc cấp sư đoàn, đó cũng là một niềm an ủi lớn lao cho một người lính sau những ngày tháng đầy gian khổ và hiểm nguy.
Ngoài biển,mặt trời đang nhô lên cao làm sáng tỏa cả một vùng mây nước như để đón chào một ngày đầu của hoà bình, một hoà bình thật mong manh và đầy trắc trở bởi được sự đạo diễn cuả một tay "phù thuỷ chính trị" người Mỹ gốc Do Thái. Nó có thể tan vỡ bất cứ lúc nào khi vẫn còn nhiều sư đoàn quân lính chính quy Bắc Việt hiện diện trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Hiệp định Geneve 1954 được ký kết, dòng sông Bến Hải , cầu Hiền Lương ngăn đôi đất nước nhưng không ngăn cản được xe tăng,đại pháo cùng quân lính chính quy Bắc Việt tiến đánh miền Nam.Với Cộng Sản, ký kết một hiệp định ngưng bắn không có nghĩa là hòa bình mà chỉ là chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khác quy mô và khốc liệt hơn, lịch sử đã chứng minh điều đó.
Gió từ biển khơi thổi vào thật mát dịu, tôi lấy bao thuốc lá trong túi áo trận đưa cho từng người, mùi thuốc lá quyện lẫn mùi thuốc súng vẫn còn phảng phất vây quanh tạo thành một cảm giác chỉ có tại chiến trường.Mọi người đang nói về hòa bình,cánh cửa chiến tranh đã được khép lại,trước mặt họ là cả một tương lai khi rời bỏ quân ngũ trở về lại với quãng đời xa xưa có ruộng đồng bao la,những dòng sông hiền hòa trôi chảy,giây thép gai sẽ không còn quanh đồn phòng ngự,bước chân người lính sẽ trở về cày lại đám ruộng xưa đã một thời hoang phế bởi chiến chinh.
Điếu thuốc trên môi tàn thật trọn ven,trong lúc chiến tranh đã có biết bao nhiêu điếu thuốc cháy dở dang trên môi người lính,đã có một lần,một người lính trong khẩu đội,điếu thuốc vừa loé sáng trên môi,bỗng một quả đạn pháo bay tới,tiếng nổ chát chuá mảnh đạn ghim vào thân thể, người lính ngã xuống và tôi đã hút điếu thuốc dang dở đó như một lời tiễn biệt. Số phận người lính như thế đó,mong manh và nghiệt ngã hơn tơ trời,chiến đấu âm thầm,gục ngã âm thầm,bạn bè,người thân thương tiếc rồi dòng đời trôi theo lãng quên chỉ còn lại nấm mộ cô đơn, lạnh lẽo trong nghiã trang.
*
Mọi người đang hàn huyên với nhau thì bỗng có lệnh chuẩn bị để đón tiếp phái đoàn chính phủ từ Sài Gòn ra thăm, tôi nói với các nhân viên khẩu đội sắp xếp lại những vỏ đạn cho gọn ghẽ và chờ đợi. Khoảng xế trưa thì phái đoàn đến, họ đứng trên một mô đất cao nhìn về hướng chúng tôi,cà vạt bay phất phới trong gió ,rồi buổi tối trên băng tần số 9 cuả đài truyền hình Sài Gòn trong phần tin tức thời sự,người dân thành phố sẽ được nhìn thấy hình ảnh các ông đi thị sát mặt trận, một mặt trận đã hoàn toàn im tiếng súng.
Trời sẩm tối, tôi thả bộ đi dọc theo bờ biển, dấu giầy sault in trên cát mịn màng, từng đợt sóng xô dạt vào bờ mang theo những đám rong biển nằm lại trên bãi, biển cả bao la, biển cuả Ernest Hemingway trong The Old Man and the Sea được chuyển dịch sang Việt ngữ mà tôi đã đọc khi còn đi học. Tìm một chỗ khô ráo tôi ngồi xuống, biển vẫn chập chùng, dĩ vãng trôi về với những ngày tháng cũ ...
*
Khi hoa phượng bắt đầu nở báo hiệu cho biết một năm học sắp hết, cuốn nhật ký được chuyền cho nhau với những dòng chữ thật ngây ngô học trò, rồi có thằng vào lính,có kẻ theo chồng bỏ cuộc vui. Đôi lần trở về thành phố,đi ngang trường cũ nhìn màu kỷ niệm lòng thầm nghĩ:
Bây giờ còn nhớ hay không,
Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa,
Bây giờ anh vẫn chưa quên,
Ngày xưa phượng đỏ anh cài tóc em ...
Cuốn nhật ký còn đó ,những dòng chữ ngày xưa còn đó, có thằng vẫn mặc áo lính, có thằng đã nằm xuống sau một trận đánh ở một góc chiến trường nào đó, có người con gái năm xưa nay tay bế tay bồng và cũng có những người đã trở thành goá phụ bên song. Biển đã khuya , trên trời một vài vì sao lấp lánh, tôi trở về lều và thiếp đi trong lúc ngoài kia sóng vỗ dạt dào.
*
Đã hơn 37 năm trôi qua kể từ khi những người lính rời bỏ vùng Cửa Việt,vùng trời biển ngày xưa đó vẫn ngày đêm từng cơn sóng vỗ như đợi chờ và réo gọi:
Hỡi những người lính Mũ Xanh năm xưa cũ,
Bây giờ các anh ở đâu?
Pháo Thủ Mũ Xanh Phạm Thành Nhân
Sinh Tồn chuyển