Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
BIỆT ĐỘNG QUÂN QLVNCH
Từ buổi sơ khai, sau khi hình thành các bộ lạc trên địa cầu, các tộc trưởng hiếu chiến, tham vọng mở rộng vùng ảnh hưởng gây ra cảnh chém giết nhau.
I- NGUỒN GỐC VÀ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ RANGER (COMMANDO)
Từ buổi sơ khai, sau khi hình thành các bộ lạc trên địa cầu, các tộc trưởng hiếu chiến, tham vọng mở rộng vùng ảnh hưởng gây ra cảnh chém giết nhau.
Những bộ lạc nhỏ yếu bị tàn sát, bị lấn áp, bị bắt làm nô lệ đa số là đàn bà con nít. Đàn ông trai trẻ thoát chết, chạy trốn vào rừng nuí rậm rạp tìm cách phục thù. Họ ngấm ngầm từng toán nhỏ bất chợt xâm nhập giải thoát thân nhân và săn tìm cơ hội phục kích giêt kẻ thù, rồi tẩu thoát.
Khái niệm về Ranger được rõ nét hơn kể từ thế kỷ 13 tại Anh, sau đó ở Nam Phi và Bắc Mỹ vào thế kỷ 17. Tại Bắc Mỹ, cuộc chiến giữa chính quyền bảo hộ và các bộ lạc da đỏ bản địa rất ác liệt. Dù trang bị thô sơ nhưng chiến binh da đỏ, như những bóng ma, tập kích các đồn hẻo lánh, các toán quân biên phòng của chính quyền bảo hộ. Để đáp ứng nhu cầu an ninh, bình định, năm 1676 quan niệm Ranger ra đời: Ranger phải là các phần tử chuyên nghiệp, tổ chức thành toán nhỏ gồm các thành viên da trắng, và da mầu bản địa, bạn hữu, trực thuộc chính quyền địa phương hoạt động ở tuyến đầu, sưu tầm tin tức, báo động sớm các hoạt động của địch đồng thời là đơn vị tiền sát, hướng đạo về dân tình, mục tiêu cho lực lượng đặc nhiệm, hoặc quân đội của chính phủ trong mọi cuộc hành quân.
Đến năm 1940, Commandos và Rangers được tổ chức thành đại đội kể cả một số independent companies cuả Anh và Úc biến cải thành Commandos. Tới năm 1943, quân đội Anh có 4 Bristist commando Brigades, Mỹ có 6 US Rangers battalions. Xuyên suốt thế chiến II (1939-1945) các lực lượng Commandos và Rangers tăng phái cho các đại đơn vị Đồng Minh ở chiến trường Châu Âu, vùng Địa Trung Hải, cũng như tại mặt trận Thái bình Dương với sứ mạng đặc biệt đột kích, phá huỷ các cơ sở Tiếp vận, các cứ điểm trọng yếu, phục kích các đoàn xe, hỏa xa v.v. của phe trục Đức-Ý- Nhật. Sau thế chiến thứ II, các đơn vị Commandos và Rangers được giải thể. Tuy nhiên, khi có chiến tranh như cuộc chiến Triều Tiên, các đơn vị này lại được tái thành lập, khi chiến tranh chấm dứt lại giải thể, nhưng vẫn duy trì các khóa huấn luyện Commando và Ranger cho các sĩ quan, và hạ sĩ quan cho tới ngày nay.
II- BIỆT ĐỘNG QUÂN VIỆT NAM
21-THÀNH LẬP CÁC ĐẠI ĐỘI BIỆT ĐỘNG QUÂN
Ngày 26 tháng 10 năm 1955, cuộc trưng cấu dân ý với kết quả trên 90% phiếu tín nhiệm Thủ tướng Ngô Đình Diệm giữ chức Tổng Thống thay thế Quốc Trưởng Bảo Đại. Nền Đệ Nhất Cộng Hoà ra đời, quân đội Viễn chinh Pháp rút khỏi miền nam Việt nam, trao lại quyền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.
Ngày 16 tháng 2 năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các Tư Lệnh Sư đoàn và Quân Khu thành lập các đại đội Biệt Động Quân, tuyển chọn từ các sư đoàn bộ binh, lực lượng phòng vệ dân sự (Bảo an đoàn), và các quân nhân giải ngũ. Tiêu chuẩn chọn lựa, theo ý Tổng Thống Diệm, phải là các đơn vị bộ binh giỏi nhất, những cá nhân thật ưu tú tình nguyện. Mười lăm (15) đại đội được thành hình vào đầu tháng 3 năm 1960. Ba mươi hai (32) đại đội sau đó trực thuộc các Quân khu. Mười tám(18) đại đội thuộc các Sư Đoàn. Tất cả được trang bị quần áo bà ba đen, vũ khí gọn nhẹ, hành quân độc lập theo lệnh của Tiểu Khu và Sư đoàn, đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong các cuộc tiểu trừ du kích cộng sản. Họ được xếp vào các đơn vị chiến đấu dũng cảm, bách chiến bách thắng, gây cho du kích cộng sản hoảng viá cao chạy xa bay mỗi khi chạm súng với Biệt Động Quân
22- THÀNH LẬP TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BĐQ ĐÀ NẴNG VÀ SÔNG MAO.
Trung tuần tháng 4 năm 1960, trong cuộc thăm viếng trường Biệt Động Đội Đồng Đế (sau đổi tên là TTHL Biệt Động Quân Nha Trang), Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất hài lòng cách thức huấn luyện và thực tập do một số sĩ quan Huấn luyện viên tốt nghiệp khoá Ranger tại Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ, về áp dụng. Trở về Sàigon, ông liền chỉ thị cho Bộ Tổng Tham Mưu/ QLVNCH thành lập 2 TTHL/ BĐQ, một tại Đà Nẵng để huấn luyện cho Sĩ quan và Hạ sĩ quan thuộc Quân Đoàn I, một tại Sông Mao huấn luyện cho Sĩ quan, Hạ sĩ quan thuộc Quân Đoàn III, và Quân Đoàn IV. Bộ TTM/ QLVNCH yêu cầu phái bộ Viện trợ Mỹ (Military assistance Advisory group) giúp đỡ tổ chức các toán huấn luyện viên hỗn hợp cho 2 TTHL này.
Vào trung tuần tháng 5 năm1960, Liên đoàn 77 Special Forces đến Việt Nam chia làm hai toán, một toán tới Đà Nẵng và một toán tới Sông Mao. Cũng trong thời gian này, các sĩ quan Việt Nam tốt nghiệp khoá bộ binh cao cấp (IOAC), và các sĩ quan tốt nghiệp khoá Đại đội trưởng (ACO) tại trường Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ, hồi hương về trình diện Ban Quân Huấn (sau này thành Tổng Cục Quân Huấn) thuộc phòng Bộ 3 TTM, được phân phối về TTHL/ BĐQ Sông Mao.
Các Đại uý Đỗ văn Sáu, Hồ văn Phước, Trần công Liễu, Đào vĩnh Thi, Trần hữu Toán, Nguyễn Ni Văn; các Trung uý Ngô Minh Hồng, Quan Minh Tống, Nguyễn Văn Sảo, và Phan Văn Cẩm. Về TTHL/ BĐQ Đà Nẵng, gồm các Đại uý: Nguyễn Văn Đại (trưởng toán), Trần Văn Hai, Võ Công Trí, Nguyễn Hoành Bảo, Cao Quốc Điền, Trần đình Nại, Cao Văn Chơn; các Trung uý: Nguyễn Kim Biên, Phạm Quang Vân, Nguyễn Văn Vy và Hoàng Tôn Oai. Về phía các huấn luyện viên Mỹ thuộc Team A 7th Special task Forces tại TTHL/ BĐQ Đà Nẵng gồm có: Thiếu tá Slade (trưởng toán), cùng các Đại uý Kaiser, Grimmett, Yohmes, Snyder, Trung uý Wynn, Thượng sĩ Gray, Schocomaker, Yones và Trung sĩ Y Tá Fouler. Riêng tên các huấn luyện viên Mỹ ở TTHL/ BĐQ Sông Mao không được rõ.
Ban Chỉ Huy TTHL/BĐQ Đà Nẵng: Thiếu tá Chương Phát Dưỡng, Chỉ Huy Trưởng, một Thiếu uý phụ trách Tiếp Liệu, Tiếp Vận, một Thiếu uý phụ trách ẩm thực cho khóa sinh, canh gác, tạp dịch và một Trung đội Bộ binh. Tất cả thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh biệt phái. Cả hai TTHL/ BĐQ Đà Nẵng và Sông Mao đồng thành lập vào thượng tuần tháng 5 năm 1960.
Ở đây chỉ đề cập tới TTHL/ BĐQ Đà Nẵng làm điển hình. Ngày 25 tháng 5 năm 1960, Thiếu tá Chương Phát Dưỡng giới thiệu hai toán huấn luyện viên Mỹ Việt, sau đó huấn luyện viên Việt nam cùng ngồi chung xe jeep của HLV Mỹ về cư xá sĩ quan Đà Nẵng nơi cư ngụ cuả SQ/ HLV Việt Nam. HLV Mỹ về cư xá phái bộ cố vấn Mỹ ở cuối đường Độc Lập cạnh sông Hàn. Sau đó mỗi buổi sáng, HLV Mỹ tới đưa HLV Việt nam vào TTHL (toạ lạc tại doanh trại của Bảo An Đoàn cũ, phía tây nam phi trường Đà Nẵng, kế cận Quốc lộ 1 và xã Phưóc tường, Hoà Cầm). Công việc cấp bách của HLV Việt-Mỹ là thám sát điạ điểm huấn luyện, tổ chức các bãi tập tại đèo Đại La, núi Ba Ra vùng Hoà Cầm, ven sông vùng Hà Thanh, Nam Ô…, cũng như dịch tài liệu, soạn phiếu huấn luyện, chuẩn bị trợ huấn cụ. Trong thời hạn 15 ngày, tất cả các phương tiện, tài liệu, vật liệu, văn phòng phẩm, và phương tiện di chuyển đều do team A 7th special Task Forces cung cấp. Riêng xe cộ chuyển vận khoá sinh do Đại đội Vận tải Sư đoàn 2 BB cung cấp bất cứ lúc nào.
Ngày 10 tháng 6 năm 1960, các khóa sinh đến trình diện chỉ phải đóng 6 tuần tiền ăn theo tiêu chuẩn bình thường. Tuy vậy suốt thời gian thụ huấn, khoá sinh đuợc hưởng chế độ ăn uống cao và khẩu phần phụ trội sáng, trưa, chiều, mà không phải trả thêm một đồng nào. Khoá sinh được trang bị đầy đủ quân trang, quân dụng, vũ khí như một quân nhân tác chiến.
Thành phần khóa sinh, một phần tình nguyện theo học, phần còn lại được tuyển lựa gồm 50 HSQ, 50 SQ cấp uý và cấp tá, trong số cấp tá có người đương kim là Trung đoàn phó, Tham Mưu Trưởng Sư đoàn, Tỉnh trưởng. Theo nội quy, các khóa sinh tự gỡ bỏ cấp hiệu và mang số khoá sinh cho tới ngày mãn khóa. Mỗi HLV Mỹ và Việt ít nhất phải đảm nhiệm huấn luyện viên chính (prime instructor) một môn, ngoài ra sẽ làm huấn luyện viên phụ (assistanct instructor) cho các PI khác, hoặc kiêm thông dịch nếu PI là Mỹ. Riêng 2 trưởng toán được miễn là AI vì bận nhiều việc như lập lịch trình huấn luyện và đón tiếp, hướng dẫn các VIP Mỹ Việt đến thăm. Tóm lại, sự phối hợp huấn luyện giữa Mỹ và Việt rất nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng đều. Chương trình huấn luyện sáu tuần lễ, thời lượng trung bình mỗi tuần là 84 giờ, bất kể ngày đêm. Chỉ có ngày chủ nhật huấn luyện viên, khoá sinh được nghỉ xả hơi. Tuy nhiên, tất cả HLV phải họp mặt vào lúc 10.00 sáng chủ nhật để kiểm điểm công tác trong tuần.
Các môn học gồm: phục kích, phản phục kích, đột kích, thám sát, kỹ thuật sưu tầm tin tức, chiến tranh chống du kích, bơi lội, vượt sông, mìn, chất nổ, cạm bẫy, cấp cứu sơ khởi, mưu sinh thoát hiểm, cận chiến, tác xạ làm quen các loại vũ khí, tác xạ di động, tác xạ phản ứng nhanh ngày, đêm, di hành với ba lô, súng đạn (nặng 15 kgs) leo núi, băng rừng, trên đường về trung tâm đi gia tốc đoạn đường dài 10 km và bài tập dã ngoại 48 giờ. Ngoài ra tập thể dục từ 4 đến 5 giờ sáng mỗi ngày, và tự giác đu xà ngang 15 lần trước khi vào phòng ăn. Hình phạt thông thường là hít đất, nhẩy xổm, chạy vòng vòng. Theo thông lệ, huấn luyện viên biểu diễn trước, khóa sinh bị phạt thi hành sau. Khóa sinh nào khai bệnh nghỉ hai ngày trở lên đều bị loại và phải học lại khóa kế tiếp. Lễ mãn khoá 1 BĐQ dưới quyền chủ tọa của trung tướng Trần văn Đôn, Tư Lệnh Quân đoàn I. Ông đã khen ngợi khóa sinh “tích cực thụ huấn” và tuyên dương TTHL/ BĐQ Đà nẵng là đơn vị duy nhất của Quân đoàn “làm việc không biết mệt mỏi, hoàn thành trách nhiệm huấn luyện tối ưu”.
Kết quả huấn luyện qua vóc dáng, nét mặt của 100 khóa sinh tốt nghiệp so với ngày đầu đến thụ huấn, đã biến mầu da thành sạm nắng, nâu đậm (nếu không muốn nói là đen kịt), nhưng rất khoẻ mạnh vui vẻ, năng động, cương nghị, tự tin hơn nhìều. Khóa sinh rời khỏi trung tâm cũng là lúc tất cả Huấn luyện viên được nghỉ 15 ngày phép về thăm gia đình bạn hữu.
Trung tuần tháng 8 năm 1960, Team A 7th Special Forces mãn nhiệm về nước. Thiếu tá Lê Tích Thiểu (tốt nghiệp khóa I BĐQ) giữ chức CHT/ TTHL/ BĐQ Đà nẵng thay Thiếu tá Chương Phát Dưỡng. Kể từ khóa 2 BĐQ, khai giảng vào cuối tháng 8 năm 1960, huấn luyện viên Việt nam hoàn toàn đảm nhận mọi trọng trách huấn luyện với sự tiếp tay của một số sĩ quan, hạ sĩ quan tốt nghiệp khóa I BĐQ được lưu giữ làm phụ tá HLV và sự yểm trợ tích cực của toán cố vấn do Thiếu tá John Warren, là cố vấn trưởng đến từ 1st Special task Forces, Okinawa.
Ngoài 2 TTHL Đà Nẵng và Sông Mao, TTHL/ BĐQ Nha Trang là hậu thân của Trường Biệt Động Đội Đồng Đế, đặc trách Huấn luyện cho sĩ quan va hạ sĩ quan thuộc Quân đoàn II.
Song song với 3 TTHL nêu trên, còn có TTHL/ BĐQ Trung Hoà, và Thất Sơn, huấn luyện cho các đại đội Biệt động Quân.
23- THÀNH LẬP BỘ CHỈ HUY BIỆT ĐỘNG QUÂN
Ngày 01 tháng 7 năm 1960, Bộ TTM/ QLVNCH chính thức thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân. Bộ Chỉ Huy đặt tại một doanh trại cũ đường Tô Hiến Thành, quân 3 Sàigon, có nhiệm vụ quản trị, điều hành, bổ sung quân số, trang bị, thanh tra, theo dõi, thống kê các hoạt động của tất cả các đơn vị BĐQ.
Chỉ huy Trưởng đầu tiên của binh chủng là Thiếu tá Phan Trọng Chinh, kế tiếp là Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng, Chuẩn Tướng Lam Sơn, Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, Trung Tá Trần Văn Hai, Trung tá Trần Công Liễu và cuối cùng là Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ban Tham Mưu gồm có: Chỉ huy Phó kiêm Tham Mưu trưởng, Phòng quản trị nhân viên, Phòng kế hoạch và điều hành, Phòng Tiếp Vận và Tiếp liệu, Phòng tâm lý chiến và xã hội, Phòng an ninh, và trung đội canh gác. Ngay sau khi thành lập BCH/ BĐQ, phù hiệu, huy hiệu BĐQ được thực hiện theo mẫu vẽ cuả Đại Uý Nguyễn Thành Chuẩn gồm: Phù hiệu mang trên cánh tay áo trái là hình khiên nền vàng có đầu beo đen, ngôi sao trắng. Phù hiệu trên beret nâu là nhành dương liễu vàng, mũi tên có cánh mầu trắng nằm ngang. Riêng huy hiệu đeo trên ngực áo là nhành dương liễu mầu vàng, hai thanh kiếm gác chéo, có ngôi sao vàng, dành cho tất cả sĩ quan và hạ sĩ quan, kể cả cảnh sát và đồng minh tốt nghiệp khóa Biệt Động Quân hoặc khoá học Rừng núi sình lầy.
Quân phục tác chiến của BĐQ là đồng phục rằn ri mầu hoa rừng. Kể từ ngày thành lập binh chủng, tất cả các BĐQ không phân biệt cấp bậc đều được hưởng thêm 300$ (VND) một tháng ngoài tiền lương ấn định. 24-THÀNH LẬP TTHL /BĐQ / DỤC MỸ.
Ngày 1 tháng 8 năm 1961, Bộ TTM/ QLVNCH quyết định sát nhập các TTHL/ BĐQ Đà Nẵng, Nha Trang, Sông Mao thành một TTHL/ BĐQ thống nhất tại Dục Mỹ, toạ lạc tại bản doanh cũ cuả SĐ23 BB, kế cận quốc lộ 21, giữa quận lỵ Ninh Hoà và Khánh Dương. Cũng thời gian này TTHL/ BĐQ Trung Hoà và Thất Sơn được sát nhập thành TTHL/ BĐQ Trung Lập chuyên huấn luyện các Đại đội và Tiểu Đoàn BĐQ. Đại uý Trần Đình Nại nguyên là HLV tại TTHL/ BĐQ Đà Nẵng đuợc chỉ định giữ chức CHT TTHL/ BĐQ Trung Lập và Thiếu tá Tom Henry làm cố vấn trưởng.
Trung tâm Huấn luyện BĐQ Dục Mỹ gồm: Chỉ huy Trưởng, Chỉ Huy Phó, Tham Mưu Trưởng, Phòng quản trị nhân viên, Phòng an ninh tình báo, Phòng 3, Phòng tài chánh, Phòng Tiếp Vận, tiếp liệu, Phòng Quân Huấn, Liên Đoàn Khoá Sinh, Ban truyền tin, Bệnh xá, Ban Chỉ huy Trại cùng 2 Đại đội 301 và 302 (canh gác, tạp dịch, làm gỉa địch, diễn tập).
Phòng Huấn luyện là quan trọng nhất gồm có các ban: Ban Nghiên cứu, Ban Kế Hoạch, Khoa Chiến Thuật, Khoa Tổng quát và Vũ tác Mìn, Ban trợ huấn cụ. Phòng này phụ trách huấn luyện:
Tất cả khoá sinh các khoá mỗi khi di chuyển bộ đến lớp học hoặc bãi tập luôn luôn trong tư thế súng cầm tay, đeo ba lô nặng 15 kgs. Hình phạt thông thường là hít đất, nhẩy xổm, chạy. Đôi khi sĩ quan kỷ luật hoặc huấn luyện viên phạt tập thể hoặc cá nhân bất cứ lúc nào, không cần lý do. Ngoài ra khoá sinh RNSL khai bệnh nghỉ một ngày, cuối khóa chỉ đuợc cấp Chứng Chỉ thay vì được cấp Bằng Tốt Nghiệp.
Trung tâm huấn luyện BĐQ Dục Mỹ còn đảm nhiệm huấn luyện RNSL cho Sinh viên sĩ quan Võ Bị Đàlạt, Thủ Đức, Cảnh Sát và hai (2) khoá cho Sĩ quan, Hạ sĩ quan cho Đại Hàn. Tất cả Huấn luyện Viên nòng cốt ban đầu đều được tu nghiệp tại các quân trường Fort Benning Georgia; Fort Bragg, North Carolina; nhưng khi các TTHL/BĐQ Đà-Nẵng, Nha Trang, Sông Mao giải tán, về tập trung tại Dục Mỹ chỉ còn khoảng một nửa. Nửa còn lại xin trở về đơn vị gốc tại Huế, Đà Nẵng, NhaTrang, Biên Hoà, và Sàigon. Các thế hệ Huấn luyện viên và phụ tá huấn luyện viên kế tiếp đều tốt nghiệp các khoá BĐQ Đà Nẵng, Nha Trang, Sông Mao và RNSL tại Dục Mỹ.
Từ cuối năm 1961 đến tháng 11 năm 1963, dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Đặng Văn Sơn, Trung Tâm Huấn luyện BĐQ Dục Mỹ đã nổi tiếng là “Lò Luyện Thép”, không những ở trong nước mà tiếng vang đã đến khắp vùng Đông Nam Á Châu. Rất nhiều phái đoàn cao cấp của quân đội đồng minh cũng như chính khách quan trọng, các Tướng lãnh Tư Lệnh các Quân Đoàn và Bộ TTM/ QLVNCH thường xuyên đến thăm liên tục. Thành quả nêu trên đều nhờ vào tất cả mọi thành viên thuộc TTHL có kinh nghiệm, năng nổ, nhiệt tình, tự giác, gương mẫu cùng với sự trợ giúp của các cố vấn, với phương pháp huấn luyện sáng tạo, thực tiễn, khắt khe, kỷ luật, lý thuyết ngắn gọn, thực hành tối đa, rèn luyện cả tinh thần lẫn thể chất.…
Lễ mãn khóa đơn giản nhưng trang trọng, khoá sinh nhận Bằng Tốt Nghiệp với lòng tự hào, tươi vui. Chính lúc này cũng là lúc họ đã lột xác từ bạch diện thư sinh thành các pho tượng đồng đen, sẵn sàng lao vào cuộc chiến với tinh thần bất khuất…
25- THÀNH LẬP CÁC TIỂU ĐOÀN BĐQ.
Nhiều Tiểu Khu đã sử dụng các Đại đội BĐQ sai nguyên tắc, không đúng với chức năng Biệt Động Quân, tệ hơn nữa họ dùng BĐQ để canh gác bảo vệ Tỉnh Trưởng. Vì vậy, theo đề nghị của MACV (Military Assistance Command VN) vào đầu năm 1962, Bộ TTM/ QLVNCH, thu hồi các đại đội này và thành lập 3 Tiểu Đoàn BĐQ: Tiểu đoàn 10 tại Đà-Nẵng (QĐI), Tiểu đoàn 20 tại Pleiku (QĐII), Tiểu đoàn 30 tại Sàigon (BKTĐ) với nhiệm vụ tiến sâu vào lòng địch, kiểm soát để truy tìm và tiêu diệt chúng.
Năm 1963, quân đội Bắc Việt gia tăng xâm nhập vào miền Nam Việt nam, mở rộng chiến tranh. Biệt Động Quân được xử dụng càng lúc càng nhiều nhằm ngăn chặn Việt Cộng, chặn đứng các cuộc chuyển quân và tiếp vận từ miền Bắc vào. Để đáp ứng trọng trách này, ngoài 3 tiểu đoàn đã thành lập như TĐ11 (TĐ10 đổi tên), TĐ21 (TĐ 20 đổi tên), TĐ30 (giữ nguyên) thành lập thêm các TĐ22/ BĐQ tại Dục Mỹ, TĐ32 và 33 BĐQ tại Sàigon. Hai tiểu đoàn 32 và 33 sau khi được huấn luyện tại TTHL Trung Lập, đặt thuộc quyền QĐ III, vào tháng 5 năm 1963. Sau đó, bốn Ban đại diện BĐQ tại bốn quân khu được hình thành tại Đà Nẵng, Pleiku, Biên Hoà, và Cần Thơ. Tổ chức và trách nhiệm của các Ban đại diện BĐQ quân khu cũng tương tự như Bộ Chỉ Huy BĐQ trung ương, không trực tiếp chỉ huy hay điều động các đơn vị BĐQ hành quân.
Sau cuộc đảo chánh (1-11-1963), lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hoà, Bộ tứ tướng “Minh, Đôn, Xuân, Đính” chỉ thị phá bỏ hệ thống các ấp chiến lược do Đệ Nhất Cộng Hoà thiết lập nhằm mục đích tách rời du kích cộng sản ra khỏi làng mạc thôn ấp. Có thể đây là một quyết định sai lầm của các tướng nói trên. Lợi dụng sự bất ổn chính trị và sự yếu kém của chính quyền quân nhân, du kích cộng sản nằm vùng chỗi dậy, quân chủ lực miền Bắc xâm nhập công khai vào các vùng dọc theo biên giới Việt-Lào-Miên. Để đối phó với tình hình này, theo lệnh của Bộ TTM/ QLVNCH, các đại đội BĐQ còn lại lần lượt được tổ chức thành 15 tiểu đoàn BĐQ, hoàn tất vào năm 1965. Đến thời điểm này, Binh chủng Biệt Động Quân/ QLVNCH có tổng cộng 20 tiểu đoàn như sau:
27/-THÀNH LẬP BỘ CHỈ HUY BĐQ QUÂN ĐOÀN.
Theo chỉ thị 100-9 của Bộ TTM/ Liên Quân (LQ)/ QLVNCH, ngày 22 tháng 5 năm 1970, thiết lập tại mỗi quân đoàn một Bộ Chỉ Huy BĐQ (ngoài ban Tham Mưu, còn có một đại đội truyền tin, một đại đội yểm trợ) đảm trách nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị dân sự chiến đấu (Civilian Irregular defense group) nguyên thuộc Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và Việt Nam tổ chức, huấn luyện, tài trợ và trang bị. Hầu hết các thành viên thuộc đơn vị dân sự chiến đấu là người dân tộc thiểu số. Việc sáp nhập, tái tổ chức CIDG và Biệt động Quân kéo dài tới ngày 4 tháng 1 năm 1971 mới hoàn chỉnh thành 37 Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, sau nhiều cuộc bàn luận giữa Bộ TTM/ Liên Quân/ QLVNCH, MACV, BTL Quân Đoàn và cố vấn Quân đoàn.
28/- VAI TRÒ CỐ VẤN CỦA CÁC TĐ/BĐQ.
Mỗi tiểu đoàn Biệt Động quân có một toán cố vấn (2 SQ, 1 HSQ và 1 binh sĩ truyền tin). Nhiệm vụ của Cố vấn trưởng là góp ý hoặc thảo luận với Tiểu đoàn trưởng về chiến thuật, kế hoach hành quân, liên lạc với các đơn vị Hoa Kỳ trong các cuộc hành quân, phối hợp, hoặc trong vùng để khi cần xin pháo yểm, không yểm, hải pháo, trực thăng yểm trợ chiến đấu hoăïc tải thưong và máy bay quan sát. Tóm lại sự giao hảo giữa cố vấn và BĐQ các cấp dù ở hậu cứ hay tiền tuyến đều rất thân thiện, hài hòa. Họ luôn luôn sát cánh bên nhau, cùng vào sinh ra tử, đầy tình đồng đội, tận sức cứu giúp bảo vệ nhau khi gặp hiểm nguy.
Một số đông cố vấn Mỹ cho BĐQ được tưởng thưởng huy chương Anh dũng bội tinh của quân đội Hoa Kỳ và của quân lực VNCH. Đồng thời, cũng có khoảng 50 cố vấn BĐQ tử thương (hy sinh tại mặt trận). Điều đáng ghi nhận là sự quan hệ giữa cố vấn Mỹ với đối tượng BĐQ/ VN rất tốt đẹp hơn bất cứ các quân binh chủng khác (theo lời học giả Gerald Canon Kickey dựa vào cuộc phỏng vấn khỏang 320 cố vấn Hoa Kỳ). Đến cuối năm 1973, người cố vấn cuối cùng thầm lặng hồi hương.
III- TÁI TỔ CHỨC VÀ PHỐI TRÍ BĐQ
Tháng 9 năm 1973, Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng/ QLVNCH đệ trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bản đánh giá và tái hoạch định cơ cấu tổ chức cùng việc sử dụng BĐQ và đã được chấp thuận, Những điểm chính trong kế hoạch này là:
1-TIỂU ĐOÀN 42 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
do thiếu Tá Nguyễn văn Biết chỉ huy trong cuộc hành quân “Dân Chí 100” vào đầu năm 1965, Tiểu đoàn được trực thăng vận xuống xã Đại Ngãi, Long Phú (Ba Xuyên), dưới sự yểm trợ của trực thăng Cobra và phản lực F4 của Hạm đội 7 Hải Quân Hoa Kỳ. Sau 4 ngày giao tranh ác liệt với các đơn vị Việt cộng:
- Kết quả: 154 tên Việt cộng bỏ xác tại chỗ, 12 tên bị bắt làm tù binh. TĐ 42 BĐQ tịch thu: 5 súng đại liên phòng không 12.7ly, 3 súng không giật 57 ly. 3 thượng liên bắn máy bay 12.8, 8 súng B40, 5 súng B41 chống chiến xa và 59 súng cá nhân các lọai. - Thiệt hại: 12 chiến sĩ hy sinh trong đó có Đại uý Phan,Tiểu đoán Phó, 35 bị thương, 2 trực thăng UH1D bị bắn rơi.
- Huy chương: Ngoài Anh Dũng bội tinh đủ loại do Tướng Nguyễn hữu Có đại diện trao gắn,Tiểu đoàn 42 BĐQ còn được Tuyên dương “US Presidential Unit Citation” do Đại Tướng William C.Westmoreland, Tư Lệnh quân đội Hoa kỳ tại Việt nam, đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng (đơn vị quân đội VNCH đầu tiên được tặng thưởng loại huy chương này).
2- Tiểu Đoàn Đặc Nhiệm Biệt Động Quân, gồm:
2 đại đội tân binh BĐQ và 1 đại đội Điạ phương Quân, do Đại Uý Nguyễn Kim Biên chỉ huy, tăng phái cho SĐ23 BB tham dự hành quân “Vũng Rô”, quận Hiếu Xương, tỉnh Phú Yên. Ngày 20 tháng 2 năm 1965, tiểu đoàn được phân nhiệm đổ bộ bằng tầu Hải Quân vào bãi biển Vũng Rô (nơi chiếc tầu Cộng sản bị Không quân VN bắn chìm và đại đội Biệt kích dù, một đơn vị người nhái đổ bộ khám xét ngày 18-2-65, tịch thu được hơn 1000 súng CKC còn nguyên trong thùng, nhưng vì hỏa lực của cộng quân quá mạnh, gây cho một số Biệt Kích thương vong và một thượng sĩ HQ trên pháo tháp tử thương, Biệt Kích phải rút lui). Tiểu đoàn BĐQ tiến về phiá Đông Bắc khoảng 1km thì bắt đầu chạm địch (SĐ Sao Vàng CS). Sau hai ngày giao tranh ác liệt với địch tại vùng rừng nuí Tây Bắc đồi Hải Đăng, địch đã chịu tổn thất nặng nề. Kết quả 25 cộng quân bỏ xác tại chỗ cùng với 11 AK47, một trung liên Tiệp Khắc, 11CKC, ngoài ra TĐ BĐQ còn tịch thu thêm 83 CKC còn mới nguyên trong bao khi cộng quân vác chạy, nhưng rồi dấu trong lùm bụi để tẩu thoát lấy người. Về phiá ta, có 2 BĐQ bị thương nặng được trực thăng chở về QYV Nha Trang, nhưng sau đó đã từ trần, 4 Biệt Động Quân khác bị thương nhẹ.
Trong lễ tuyên dương công trạng, dưới quyền chủ tọa cuả Thủ Tướng Phan Huy Quát, Tồng Tham Mưu Trưởng Trung Tướng Trần Văn Minh và Đại tướng William C. Westmoreland, tại bộ Tư Lệnh SĐ 23 BB, Ban Mê Thuột, 32 huy chương anh dũng bội tinh gồm nhành dương liễu, huy chương vàng, bạc và đồng đã được trao gắn cho Biệt Động Quân cùng nhiều huy chương khác cho các quân nhân các cấp thuộc Hải-Lục Không quân tham dự hành quân.
Các nhật báo Anh, Pháp, Việt ngữ xuất bản tại Sàigon đều tường thuật về chiến thắng Vũng Rô: Hàng trăm cộng quân bị tiêu diệt, chiếc tầu chở vũ khí của cộng sản bị bắn chìm, hàng ngàn vũ khí cùng đạn dược của cộng sản đã bị quân lực ta tịch thu, cùng trên trang nhất có đăng hình ảnh Đại uý Nguyễn Kim Biên dưới tiêu đề “Tiểu Đoàn Trưởng BĐQ anh hùng Vũng Rô”.
3- TIỂU ĐOÀN 37 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Sơn Thương, hành quân giải tỏa áp lực địch tại căn cứ Thạch Trụ, Quảng Ngãi, do một đại đội Điạ Phương Quân trú phòng. Đêm 21 tháng 11 năm 1965, Tiểu đoàn tăng cường phòng thủ, được phi, pháo Việt Nam và hải pháo của Tuần dương hạm Saint Paul Hải quân Hoa Kỳ tại bến Sa-Huỳnh yểm trợ, đã bẻ gẫy chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung của Trung Đoàn 914 và Trung đoàn18 thuộc SĐ 325 cộng sản Bắc Việt quyết san bằng căn cứ Thạch Trụ. Qua 6 đợt xung phong, 2 bên quần thảo nhau một mất một còn kéo dài tới gần trưa hôm sau.
Kết quả 225 xác cộng quân bỏ nằm rải rác trên chiến địa, một số vắt trên hàng rào kẽm gai, một số trong căn cứ. Ba sơn pháo 75 ly, một súng không giật 57 ly, hai đại liên 30 (7.62mm), 200 (hai trăm) súng cá nhân tiểu liên AK47, cùng nhiều vũ khí cá nhân khác, ba máy truyền tin Trung cộng bị tịch thu.
Về phiá ta, 40 BĐQ và ĐPQ hy sinh, 80 bị thương, hai cố vấn Mỹ tử thương.
Sau chiến thắng Thạch Trụ, Đại Tướng William C. Westmoreland đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng “US PRESIDENTIAL UNIT CITATION” cho Tiểu Đoàn 37 BĐQ và Thiếu tá Sơn Thương được vinh thăng Trung Tá cùng rất nhiều quân nhân tham chiến cũng được tưởng thưởng công trạng xứng đáng.
4- TIỂU ĐOÀN 21 BIỆT ĐỘNG QUÂN
Tiểu đoàn 21 BĐQ do Đại uý Nguyễn văn Sách chỉ huy, tăng phái cho chiến đoàn giải tỏa, cứu viện căn cứ Pleime (1 toán Lực lượng Đặc Biệt Việt nam, 12 cố vấn Mỹ và 400 dân sự chiến đấu trú đóng) bị trung đoàn 32 (+) cộng sản Bắc Việt bao vây tấn công vào đêm19 tháng 10 năm 1965. Trên trục tiến quân, chiến đoàn gồm trung đoàn Thiết kỵ do Trung tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy, Tiểu đoàn 21 BĐQ, theo sau là đoàn xe GMC tiếp tế lương thực đạn dược cùng hai khẩu đại bác 105 ly, ba xe M113 hộ tống đoạn hậu, bị phục kích. Tất cả đã nhất quyết đánh trả, dẹp tan cuộc phục kích, nhất là các chiến sĩ BĐQ đã bình tĩnh, gan lỳ, nhanh chóng phản phục kích, cùng với hỏa lực dũng mãnh của chiến xa M41 và Thiết vận xa M113, tiêu diệt lực lượng cộng quân đang từ các ngọn đồi, ven rừng tràn xuống tấn công biển người. Cuộc chiến ác liệt diễn ra suốt ngày đêm cho đến sáng hôm sau (23-10-1965). Các tiểu đoàn 344, 635, 966 thuộc trung đoàn 32 CSBV, cùng một tiểu đoàn cuả trung đoàn 33 tăng cuờng bị tan nát chạy về vùng núí Chu Prong.
Kết quả trung đoàn 32 CSBV tổn thất 40%, hai tiểu đoàn trưởng chết, 18 khẩu 12.7mm phòng không, 11 súng cối 82 mm bị tịch thu và bị huỷ diệt bởi phi pháo, 92 súng cá nhân: AK47, carbine, CKC. Ngoài ra, ta còn tịch thu rất nhiều mìn, lựu đạn, đạn súng cộng đồng, đạn súng cá nhân, xẻng cuốc cá nhân bỏ lại… Trung đoàn 33 của CS thiệt hại nặng hơn trung đoàn 32 địch. Chiến đoàn cứu viện tổn thất 8 xe vận tải, hai thiết vận xa M113, hai đại bác 105mm bị phá huỷ bởi đạn B40, SKZ 57mm, sơn pháo 75mm của địch. 60 quân nhân (có 3 sĩ quan) tử trận và 72 bị thương (bao gồm BĐQ, TG, ĐPQ). Sau đó, chiến đoàn cứu viện lại tiếp tục tiến theo trục hành quân đến giải cứu Plei Me. Điều đáng nói, có lẽ địch dồn hết lực lượng để đánh phục kích, thất bại nên khi chiến đoàn tiến về Plei Me thì công việc gỉai toả rất nhẹ nhàng
5- TIỂU ĐOÀN 42 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, trong cuộc hành quân Dân Chí 135, tiểu đoàn được trực thăng vận đổ xuống Giai lăng, Vĩnh Châu, Ba Xuyên vào năm 1966, tấn công nơi trú quân của Tiểu đoàn cơ động và Tỉnh đội Việt cộng Ba Xuyên. Kết quả 130 VC chết, bỏ xác tại chỗ, 12 tên bị bắt sống và 100 súng đủ lọai bị tịch thu. Bạn: 18 BĐQ tử trận, 32 bị thương. Chiến thắng lần này quân kỳ, cùng quân nhân các cấp thuộc Tiểu đoàn 42 BĐQ được mang dây biểu chương mầu tam hợp. Một số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ được tưởng thưởng anh dũng bội tinh. Đặc biệt Tiểu đoàn trưởng Lưu Trọng Kiệt được ân thưởng Đệ tứ đẳng bảo Quốc huân Chương kèm theo với nhành dương liễu. Ngoài ra TĐ42 BĐQ cũng được Đại Tướng Abrahm, đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng “US PRESIDENTIAL UNIT CITATION”.
6- TIỂU ĐOÀN 37 BĐQ + 1 ĐẠI ĐỘI/ TĐ21 BĐQ.
Dưới quyền chỉ huy cuả Đại uý Hoàng Phổ được không vận tới Khe Sanh (Quảng Trị) vào ngày 27 tháng 1 năm 1968, tăng cường cho lực lượng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ phòng thủ căn cứ Khe Sanh. Xuyên suốt 77 ngày đêm tử thủ chống lại lực lượng địch gồm các Sư đoàn 304, 325, 324B, 320 chính quy thiện chiến Bắc Việt, Trung đoàn Thiết giáp PT76, T54, hai trung đoàn đại pháo 130mm, 152mm cùng hỏa tiễn 122mm. Với chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung, cố gắng biến căn cứ Khe Sanh thành một Điện Biên Phủ thứ II, nhưng Cộng Quân Bắc Việt đã bị thảm bại.
Kết quả: từ 15,000 đến 20,000 nhân mạng bị thương vong, loại khỏi vòng chiến. Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ: 205 tử trận, 1,500 bị thương; Biệt động Quân VN 34 chiến sĩ hy sinh, 300 bị thương.
Theo tài liệu “Việt Nam War”,Trung tướng Philip Davision, Trưởng phòng 2 Quân lực Hoa Kỳ tại Việt nam, nhận xét “Tướng Võ Nguyên Giáp đã sai lầm tưởng rằng tấn công dứt điểm phòng tuyến của Biệt động quân VN dễ dàng hơn là vào tuyến phòng thủ của TQLC/HK”.
Theo Siege of Khe Sanh, Valley of decision, Đaị uý Pipes, Đại đội trưởng TQLC Mỹ tại Khe Sanh viết: “Thật là vinh dự cho chúng tôi được chiến đấu cùng với Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ của đơn vị đồng minh BĐQ/ VN xuất sắc. Họ là những chiến sĩ can trường, có quá nhiều kinh nghiệm tác chiến. Khả năng đánh trận của họ có thể sánh ngang với bất cứ một đơn vị nào cuả quân đội Hoa Kỳ.”…
7- TIỂU ĐOÀN 52 BĐQ.
Dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hiệp, vào lúc 2 giờ chiều ngày 17 tháng 6 năm 1967, trực thăng vận đổ xuống khu rừng thưa Suối Long thuộc vùng Mỏ Vẹt Tây Ninh, tấn công chiếm được 1/3 căn cứ cộng sản, giết một số đông cộng quân trong đó có tên Tiểu đoàn trưởng, tịch thu nhiều súng cá nhân và cộng đồng trong đó có hai súng cối 61mm. Tiểu đoàn Trưởng cho lệnh TĐ52 BĐQ đóng quân phòng thủ đêm, chờ tăng viện. Sáng hôm sau, lúc 5giờ, khoảng 1,500 cộng quân dùng chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung tấn công đến 6.15 AM thì giặc chọc thủng phòng tuyến BĐQ. Nhưng nhờ có Trực thăng võ trang được gọi đến bắn rocket chặn đứng làn sóng tấn công. Sau đó, Đại úy cố vấn trưởng Nightingale yêu cầu pháo binh 175mm của Hoa kỳ bắn yểm trợ. Khi Tiểu đoàn 52 BĐQ lui binh, cộng quân vẫn tiếp tục truy sát và chúng đã trả giá với 300 tên chết nát thây dưới mưa bom của B52 Hoa Kỳ. Đến khoảng 10.00 AM, hai tiểu đoàn 35 và 43 BĐQ cùng với lực lượng Mỹ đến tăng viện, đã chiếm được căn cứ Cộng quân vào trưa hôm sau, ngày 19-6-1967. Tiểu đoàn 52 tổn thất 28 chiến sĩ hy sinh, 82 bị thương, 12 bị mất tích. Nhờ tin tức do một trung sĩ BĐQ bị thất lạc, khám phá ra điạ điểm tập trung quân của một đơn vị lớn cộng sản, Bộ Tư lệnh Mỹ đã cho B52 không tập trúng Bộ Chỉ Huy Trung Ương Cục Miền nam của chúng. Với trận đánh Suối Long, Tiểu đoàn 52 BĐQ được tưởng thưỏng “US PRESIDENT UNIT CITATION” của Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng.
8- TĐ 32 VÀ 44 BĐQ TIẾP CỨU TĐ 42 BĐQ.
Trong cuộc hành quân Dân Chí 179, Tiểu đoàn 42 BĐQ được trực thăng vận để tấn công vào vườn dừa ông Mười trên kinh Thác Lác giữa Chương Thiện và tỉnh Phong Dinh lúc 11giờ 30, ngày 18 tháng 12 năm 1967. TĐ tịch thu 30 súng đủ loại, nhưng khi tiến sâu vào mục tiêu thì gặp chống cự rất mạnh của trung đoàn D cộng sản, trận chiến trở nên khốc liệt. Tiểu đoàn trưởng Lưu Trọng Kiệt hy sinh cùng 34 đồng đội. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, hai tiểu đoàn 32 và tiểu đoàn 44 BĐQ được trực thăng vận đổ xuống giải cứu Tiểu đoàn 42 BĐQ, được pháo binh và phi cơ yểm trợ. Hai tiểu đoàn này tấn công vũ bão vào lực lượng địch đông gấp 4 lần quân số tiểu đoàn 42. Chịu không nổi, địch đã phân tán rút chạy, bỏ lại tại chỗ 140 xác, và 45 súng các loại bị ta tịch thu.
9- TIỂU ĐOÀN 44 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Ngay từ khi thành lập, tiểu đoàn đặt dưới quyền điều động trực tiếp của QK IV đã đạt được nhiều chiến tích trong các cuộc hành quân “Tìm và Diệt Việt Cộng”, nhất là thời gian Đại uý Nguyễn Văn Dần làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trong cuộc hành quân trực thăng vận vào ngày 6 tháng 4 năm 1965, Tiểu đoàn 44 BĐQ tấn công phá vỡ hoàn toàn căn cứ cố thủ của 1 tiểu đoàn Việt Cộng, tại tỉnh Chương Thiện, gây cho chúng tổn thất nặng nề, hỗn loạn tháo chạy bỏ lại 50 xác đồng bọn cùng nhiều vũ khí cá nhân và cộng đồng. Kết quả sau cuộc hành quân,Tiểu đoàn 44 BĐQ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Lindon Johnson trao tặng “US PRESIDENT UNIT CITATION” và cũng là đơn vị quân Lực VNCH đầu tiên được nhận vinh dự này.
10- TIỂU ĐOÀN 51 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Từ năm 1966 đên năm 1968, dưới quyền chỉ huy cuả Thiếu tá Nguyễn Công Thông, Tiểu đoàn hoạt động tại vùng Đức Hoà, Đức Huệ, trong trận đánh tại ấp Trầm Lạc, quận Đức Hoà, tiểu đoàn 51 BĐQ đã loại khỏi vòng chiến một trung đoàn cộng quân vừa mới xâm nhập từ đất Miên qua, tịch thu 1000 vũ khí các loại (được trưng bày tại phòng thông tin Đức Hoà cho báo chí, và đồng bào địa phương coi tận mắt chiến thắng này của Biệt Động Quân). Một trận đánh khác cũng tại Đức Hoà,vào dịp tết Mậu Thân (1968), tiểu đoàn 51 BĐQ lại một lần nữa tiêu diệt gọn Trung đoàn (-) cộng quân gồm cả tên Chính trị viên, tịch thu 1000 vũ khí đủ loại, cũng được trưng bày tại thị xã Đức Hoà. Cả hai cuộc trưng bày chiến lợi phẩm trên đều dưới quyền chủ tọa của Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Tư lệnh Sư đoàn 25 BB. Tiểu đoàn 51 BĐQ được đặc biệt tuyên dương công trạng trước quân đội và ân thưởng dây biểu chương “Bảo Quốc Huân Chương”
V. THÀNH TÍCH -TUYÊN DƯƠNG - HUY CHƯƠNG.
51- THÀNH TÍCH
Theo tài liệu của Bộ Chỉ Huy BĐQ/ QLVNCH, tổng kết đến ngày 28 tháng 01 năm 1973 (Hiệp định Paris), các đơn vị Biệt Động Quân đã giết được 40,000 cộng quân, bắt sống 7,000 tù binh, tiếp nhận 255 cán binh cộng sản hồi chánh, và tịch thu được 1,467 vũ khí cộng đồng, 10,941 súng cá nhân đủ lọai.
52- TUYÊN DƯƠNG.
Nhiều “US AWARD SILVER STAR, BRONZE STAR và ARMY COMMENDATION MEDAL” được trao tặng cho nhiều quân nhân Biệt động quân có lòng dũng cảm tuyệt vời trong lúc chiến đấu với địch quân.
VI- PHẦN KẾT.
Sau khi hiệp định đình chiến Paris 28-3-1973 đầy xảo trá và phản bội, Quân đội Mỹ đơn phương rút hết khỏi Việt Nam, kể cả các cố vấn, viện trợ cũng cắt giảm tối đa. Quân lực VNCH nói chung, Biệt Động Quân nói riêng, vẫn phải tiếp tục chiến đấu trong điều kiện ngặt nghèo, thiếu tiếp liệu, tiếp vận, đạn dược và yểm trợ, để chống lại kẻ thù miền Bắc, không những vẫn được duy trì hậu thuẫn mà còn gia tăng viện trợ đến mức tối đa của cả khối cộng sản Liên Xô, Trung Cộng. Nhưng với lòng tự hào vì “Tổ quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”, với tinh thần bất khuất dũng cảm “Vì dân Quyết chiến”, BĐQ đã chiến đấu, một mất một còn với kẻ thù đến phút cuối cùng.
Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số đơn vị BĐQ, trong đó có Tiểu đoàn 82 BĐQ từ vùng II, Liên Đoàn 8 BĐQ gồm các Tiểu Đoàn 84, 86, 87; Liên Đoàn 7, 9 BĐQ đã chiến đấu đến giờ thứ 25. Kể cả sau khi có lệnh ngưng bắn, một số lớn vẫn chiến đấu không chịu buông súng theo lệnh đầu hàng của TT Dương văn Minh.
Sau khi Sàigon sụp đổ, Thiếu Tướng Chỉ huy Trưởng BĐQ Đỗ kế Giai, toàn bộ ba Chỉ huy Trưởng BĐQ Quân Khu, toàn bộ 15 Liên đoàn Trưởng Liên đoàn BĐQ, trên 90% các Tiểu Đoàn Trưởng, đa số Sĩ Quan, Hạ sĩ Quan và binh sĩ đều đã ở lại, chấp nhận số phận đen tối dành cho họ. Các cấp chỉ huy BĐQ bị bọn cầm quyền cộng sản liệt vào danh sách thành phần tối nguy hiểm, bị đầy đọa tàn nhẫn trong các trại tù CS trên 10 năm. Điển hình là Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, một số Sĩ Quan cao cấp BĐQ, đã trải dài cuộc đời suốt 17 năm trong tù ngục CSVN.
Ngày cuối cùng của tháng tư đen, BĐQ đã chịu chung số phận đắng cay, buồn tủi, đau xót, tuyệt vọng như Quân Lực VNCH, như tất cả Quân, Dân, Cán, Chính miền Nam. Rất nhiều trong số họ đã tuẫn tiết.
Việt Nam Cộng Hoà, một đất nước nhược tiểu, đã kiên cường chiến đấu cho lý tưởng tự do, bị nước bạn Đồng Minh bỏ rơi!!! Biết bao điều khổ đau, thù hận, tan tác… đã phủ lên cuộc đời những chiến sĩ kiêu hùng BĐQ, lên Quân đội VNCH, lên toàn thể dân chúng Miền Nam Việt Nam, chìm trong đói nghèo, tuyệt vọng... khổ luỵ....
Tài liệu tham khảo:
- Cuốn Commandos and Ranger of World War 2 của Jame Ladd.
- Bài viết cuả Mike Martin, cố vấn Biệt Động Quân.
- Bài viết của các chiến hữu trong Đặc San Mũ Nâu 1996 -1998, và Tập San BĐQ các số: 1, 2, 3, 4, 8, 9, 15, 18, 23, 24, 26.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso29.htm
BĐQ NGUYỄN KIM BIÊN
I- NGUỒN GỐC VÀ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ RANGER (COMMANDO)
Từ buổi sơ khai, sau khi hình thành các bộ lạc trên địa cầu, các tộc trưởng hiếu chiến, tham vọng mở rộng vùng ảnh hưởng gây ra cảnh chém giết nhau.
Những bộ lạc nhỏ yếu bị tàn sát, bị lấn áp, bị bắt làm nô lệ đa số là đàn bà con nít. Đàn ông trai trẻ thoát chết, chạy trốn vào rừng nuí rậm rạp tìm cách phục thù. Họ ngấm ngầm từng toán nhỏ bất chợt xâm nhập giải thoát thân nhân và săn tìm cơ hội phục kích giêt kẻ thù, rồi tẩu thoát.
Khái niệm về Ranger được rõ nét hơn kể từ thế kỷ 13 tại Anh, sau đó ở Nam Phi và Bắc Mỹ vào thế kỷ 17. Tại Bắc Mỹ, cuộc chiến giữa chính quyền bảo hộ và các bộ lạc da đỏ bản địa rất ác liệt. Dù trang bị thô sơ nhưng chiến binh da đỏ, như những bóng ma, tập kích các đồn hẻo lánh, các toán quân biên phòng của chính quyền bảo hộ. Để đáp ứng nhu cầu an ninh, bình định, năm 1676 quan niệm Ranger ra đời: Ranger phải là các phần tử chuyên nghiệp, tổ chức thành toán nhỏ gồm các thành viên da trắng, và da mầu bản địa, bạn hữu, trực thuộc chính quyền địa phương hoạt động ở tuyến đầu, sưu tầm tin tức, báo động sớm các hoạt động của địch đồng thời là đơn vị tiền sát, hướng đạo về dân tình, mục tiêu cho lực lượng đặc nhiệm, hoặc quân đội của chính phủ trong mọi cuộc hành quân.
Đến năm 1940, Commandos và Rangers được tổ chức thành đại đội kể cả một số independent companies cuả Anh và Úc biến cải thành Commandos. Tới năm 1943, quân đội Anh có 4 Bristist commando Brigades, Mỹ có 6 US Rangers battalions. Xuyên suốt thế chiến II (1939-1945) các lực lượng Commandos và Rangers tăng phái cho các đại đơn vị Đồng Minh ở chiến trường Châu Âu, vùng Địa Trung Hải, cũng như tại mặt trận Thái bình Dương với sứ mạng đặc biệt đột kích, phá huỷ các cơ sở Tiếp vận, các cứ điểm trọng yếu, phục kích các đoàn xe, hỏa xa v.v. của phe trục Đức-Ý- Nhật. Sau thế chiến thứ II, các đơn vị Commandos và Rangers được giải thể. Tuy nhiên, khi có chiến tranh như cuộc chiến Triều Tiên, các đơn vị này lại được tái thành lập, khi chiến tranh chấm dứt lại giải thể, nhưng vẫn duy trì các khóa huấn luyện Commando và Ranger cho các sĩ quan, và hạ sĩ quan cho tới ngày nay.
II- BIỆT ĐỘNG QUÂN VIỆT NAM
21-THÀNH LẬP CÁC ĐẠI ĐỘI BIỆT ĐỘNG QUÂN
Ngày 26 tháng 10 năm 1955, cuộc trưng cấu dân ý với kết quả trên 90% phiếu tín nhiệm Thủ tướng Ngô Đình Diệm giữ chức Tổng Thống thay thế Quốc Trưởng Bảo Đại. Nền Đệ Nhất Cộng Hoà ra đời, quân đội Viễn chinh Pháp rút khỏi miền nam Việt nam, trao lại quyền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.
Ngày 16 tháng 2 năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các Tư Lệnh Sư đoàn và Quân Khu thành lập các đại đội Biệt Động Quân, tuyển chọn từ các sư đoàn bộ binh, lực lượng phòng vệ dân sự (Bảo an đoàn), và các quân nhân giải ngũ. Tiêu chuẩn chọn lựa, theo ý Tổng Thống Diệm, phải là các đơn vị bộ binh giỏi nhất, những cá nhân thật ưu tú tình nguyện. Mười lăm (15) đại đội được thành hình vào đầu tháng 3 năm 1960. Ba mươi hai (32) đại đội sau đó trực thuộc các Quân khu. Mười tám(18) đại đội thuộc các Sư Đoàn. Tất cả được trang bị quần áo bà ba đen, vũ khí gọn nhẹ, hành quân độc lập theo lệnh của Tiểu Khu và Sư đoàn, đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong các cuộc tiểu trừ du kích cộng sản. Họ được xếp vào các đơn vị chiến đấu dũng cảm, bách chiến bách thắng, gây cho du kích cộng sản hoảng viá cao chạy xa bay mỗi khi chạm súng với Biệt Động Quân
22- THÀNH LẬP TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BĐQ ĐÀ NẴNG VÀ SÔNG MAO.
Trung tuần tháng 4 năm 1960, trong cuộc thăm viếng trường Biệt Động Đội Đồng Đế (sau đổi tên là TTHL Biệt Động Quân Nha Trang), Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất hài lòng cách thức huấn luyện và thực tập do một số sĩ quan Huấn luyện viên tốt nghiệp khoá Ranger tại Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ, về áp dụng. Trở về Sàigon, ông liền chỉ thị cho Bộ Tổng Tham Mưu/ QLVNCH thành lập 2 TTHL/ BĐQ, một tại Đà Nẵng để huấn luyện cho Sĩ quan và Hạ sĩ quan thuộc Quân Đoàn I, một tại Sông Mao huấn luyện cho Sĩ quan, Hạ sĩ quan thuộc Quân Đoàn III, và Quân Đoàn IV. Bộ TTM/ QLVNCH yêu cầu phái bộ Viện trợ Mỹ (Military assistance Advisory group) giúp đỡ tổ chức các toán huấn luyện viên hỗn hợp cho 2 TTHL này.
Vào trung tuần tháng 5 năm1960, Liên đoàn 77 Special Forces đến Việt Nam chia làm hai toán, một toán tới Đà Nẵng và một toán tới Sông Mao. Cũng trong thời gian này, các sĩ quan Việt Nam tốt nghiệp khoá bộ binh cao cấp (IOAC), và các sĩ quan tốt nghiệp khoá Đại đội trưởng (ACO) tại trường Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ, hồi hương về trình diện Ban Quân Huấn (sau này thành Tổng Cục Quân Huấn) thuộc phòng Bộ 3 TTM, được phân phối về TTHL/ BĐQ Sông Mao.
Các Đại uý Đỗ văn Sáu, Hồ văn Phước, Trần công Liễu, Đào vĩnh Thi, Trần hữu Toán, Nguyễn Ni Văn; các Trung uý Ngô Minh Hồng, Quan Minh Tống, Nguyễn Văn Sảo, và Phan Văn Cẩm. Về TTHL/ BĐQ Đà Nẵng, gồm các Đại uý: Nguyễn Văn Đại (trưởng toán), Trần Văn Hai, Võ Công Trí, Nguyễn Hoành Bảo, Cao Quốc Điền, Trần đình Nại, Cao Văn Chơn; các Trung uý: Nguyễn Kim Biên, Phạm Quang Vân, Nguyễn Văn Vy và Hoàng Tôn Oai. Về phía các huấn luyện viên Mỹ thuộc Team A 7th Special task Forces tại TTHL/ BĐQ Đà Nẵng gồm có: Thiếu tá Slade (trưởng toán), cùng các Đại uý Kaiser, Grimmett, Yohmes, Snyder, Trung uý Wynn, Thượng sĩ Gray, Schocomaker, Yones và Trung sĩ Y Tá Fouler. Riêng tên các huấn luyện viên Mỹ ở TTHL/ BĐQ Sông Mao không được rõ.
Ban Chỉ Huy TTHL/BĐQ Đà Nẵng: Thiếu tá Chương Phát Dưỡng, Chỉ Huy Trưởng, một Thiếu uý phụ trách Tiếp Liệu, Tiếp Vận, một Thiếu uý phụ trách ẩm thực cho khóa sinh, canh gác, tạp dịch và một Trung đội Bộ binh. Tất cả thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh biệt phái. Cả hai TTHL/ BĐQ Đà Nẵng và Sông Mao đồng thành lập vào thượng tuần tháng 5 năm 1960.
Ở đây chỉ đề cập tới TTHL/ BĐQ Đà Nẵng làm điển hình. Ngày 25 tháng 5 năm 1960, Thiếu tá Chương Phát Dưỡng giới thiệu hai toán huấn luyện viên Mỹ Việt, sau đó huấn luyện viên Việt nam cùng ngồi chung xe jeep của HLV Mỹ về cư xá sĩ quan Đà Nẵng nơi cư ngụ cuả SQ/ HLV Việt Nam. HLV Mỹ về cư xá phái bộ cố vấn Mỹ ở cuối đường Độc Lập cạnh sông Hàn. Sau đó mỗi buổi sáng, HLV Mỹ tới đưa HLV Việt nam vào TTHL (toạ lạc tại doanh trại của Bảo An Đoàn cũ, phía tây nam phi trường Đà Nẵng, kế cận Quốc lộ 1 và xã Phưóc tường, Hoà Cầm). Công việc cấp bách của HLV Việt-Mỹ là thám sát điạ điểm huấn luyện, tổ chức các bãi tập tại đèo Đại La, núi Ba Ra vùng Hoà Cầm, ven sông vùng Hà Thanh, Nam Ô…, cũng như dịch tài liệu, soạn phiếu huấn luyện, chuẩn bị trợ huấn cụ. Trong thời hạn 15 ngày, tất cả các phương tiện, tài liệu, vật liệu, văn phòng phẩm, và phương tiện di chuyển đều do team A 7th special Task Forces cung cấp. Riêng xe cộ chuyển vận khoá sinh do Đại đội Vận tải Sư đoàn 2 BB cung cấp bất cứ lúc nào.
Ngày 10 tháng 6 năm 1960, các khóa sinh đến trình diện chỉ phải đóng 6 tuần tiền ăn theo tiêu chuẩn bình thường. Tuy vậy suốt thời gian thụ huấn, khoá sinh đuợc hưởng chế độ ăn uống cao và khẩu phần phụ trội sáng, trưa, chiều, mà không phải trả thêm một đồng nào. Khoá sinh được trang bị đầy đủ quân trang, quân dụng, vũ khí như một quân nhân tác chiến.
Thành phần khóa sinh, một phần tình nguyện theo học, phần còn lại được tuyển lựa gồm 50 HSQ, 50 SQ cấp uý và cấp tá, trong số cấp tá có người đương kim là Trung đoàn phó, Tham Mưu Trưởng Sư đoàn, Tỉnh trưởng. Theo nội quy, các khóa sinh tự gỡ bỏ cấp hiệu và mang số khoá sinh cho tới ngày mãn khóa. Mỗi HLV Mỹ và Việt ít nhất phải đảm nhiệm huấn luyện viên chính (prime instructor) một môn, ngoài ra sẽ làm huấn luyện viên phụ (assistanct instructor) cho các PI khác, hoặc kiêm thông dịch nếu PI là Mỹ. Riêng 2 trưởng toán được miễn là AI vì bận nhiều việc như lập lịch trình huấn luyện và đón tiếp, hướng dẫn các VIP Mỹ Việt đến thăm. Tóm lại, sự phối hợp huấn luyện giữa Mỹ và Việt rất nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng đều. Chương trình huấn luyện sáu tuần lễ, thời lượng trung bình mỗi tuần là 84 giờ, bất kể ngày đêm. Chỉ có ngày chủ nhật huấn luyện viên, khoá sinh được nghỉ xả hơi. Tuy nhiên, tất cả HLV phải họp mặt vào lúc 10.00 sáng chủ nhật để kiểm điểm công tác trong tuần.
Các môn học gồm: phục kích, phản phục kích, đột kích, thám sát, kỹ thuật sưu tầm tin tức, chiến tranh chống du kích, bơi lội, vượt sông, mìn, chất nổ, cạm bẫy, cấp cứu sơ khởi, mưu sinh thoát hiểm, cận chiến, tác xạ làm quen các loại vũ khí, tác xạ di động, tác xạ phản ứng nhanh ngày, đêm, di hành với ba lô, súng đạn (nặng 15 kgs) leo núi, băng rừng, trên đường về trung tâm đi gia tốc đoạn đường dài 10 km và bài tập dã ngoại 48 giờ. Ngoài ra tập thể dục từ 4 đến 5 giờ sáng mỗi ngày, và tự giác đu xà ngang 15 lần trước khi vào phòng ăn. Hình phạt thông thường là hít đất, nhẩy xổm, chạy vòng vòng. Theo thông lệ, huấn luyện viên biểu diễn trước, khóa sinh bị phạt thi hành sau. Khóa sinh nào khai bệnh nghỉ hai ngày trở lên đều bị loại và phải học lại khóa kế tiếp. Lễ mãn khoá 1 BĐQ dưới quyền chủ tọa của trung tướng Trần văn Đôn, Tư Lệnh Quân đoàn I. Ông đã khen ngợi khóa sinh “tích cực thụ huấn” và tuyên dương TTHL/ BĐQ Đà nẵng là đơn vị duy nhất của Quân đoàn “làm việc không biết mệt mỏi, hoàn thành trách nhiệm huấn luyện tối ưu”.
Kết quả huấn luyện qua vóc dáng, nét mặt của 100 khóa sinh tốt nghiệp so với ngày đầu đến thụ huấn, đã biến mầu da thành sạm nắng, nâu đậm (nếu không muốn nói là đen kịt), nhưng rất khoẻ mạnh vui vẻ, năng động, cương nghị, tự tin hơn nhìều. Khóa sinh rời khỏi trung tâm cũng là lúc tất cả Huấn luyện viên được nghỉ 15 ngày phép về thăm gia đình bạn hữu.
Trung tuần tháng 8 năm 1960, Team A 7th Special Forces mãn nhiệm về nước. Thiếu tá Lê Tích Thiểu (tốt nghiệp khóa I BĐQ) giữ chức CHT/ TTHL/ BĐQ Đà nẵng thay Thiếu tá Chương Phát Dưỡng. Kể từ khóa 2 BĐQ, khai giảng vào cuối tháng 8 năm 1960, huấn luyện viên Việt nam hoàn toàn đảm nhận mọi trọng trách huấn luyện với sự tiếp tay của một số sĩ quan, hạ sĩ quan tốt nghiệp khóa I BĐQ được lưu giữ làm phụ tá HLV và sự yểm trợ tích cực của toán cố vấn do Thiếu tá John Warren, là cố vấn trưởng đến từ 1st Special task Forces, Okinawa.
Ngoài 2 TTHL Đà Nẵng và Sông Mao, TTHL/ BĐQ Nha Trang là hậu thân của Trường Biệt Động Đội Đồng Đế, đặc trách Huấn luyện cho sĩ quan va hạ sĩ quan thuộc Quân đoàn II.
Song song với 3 TTHL nêu trên, còn có TTHL/ BĐQ Trung Hoà, và Thất Sơn, huấn luyện cho các đại đội Biệt động Quân.
23- THÀNH LẬP BỘ CHỈ HUY BIỆT ĐỘNG QUÂN
Ngày 01 tháng 7 năm 1960, Bộ TTM/ QLVNCH chính thức thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân. Bộ Chỉ Huy đặt tại một doanh trại cũ đường Tô Hiến Thành, quân 3 Sàigon, có nhiệm vụ quản trị, điều hành, bổ sung quân số, trang bị, thanh tra, theo dõi, thống kê các hoạt động của tất cả các đơn vị BĐQ.
Chỉ huy Trưởng đầu tiên của binh chủng là Thiếu tá Phan Trọng Chinh, kế tiếp là Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng, Chuẩn Tướng Lam Sơn, Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, Trung Tá Trần Văn Hai, Trung tá Trần Công Liễu và cuối cùng là Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ban Tham Mưu gồm có: Chỉ huy Phó kiêm Tham Mưu trưởng, Phòng quản trị nhân viên, Phòng kế hoạch và điều hành, Phòng Tiếp Vận và Tiếp liệu, Phòng tâm lý chiến và xã hội, Phòng an ninh, và trung đội canh gác. Ngay sau khi thành lập BCH/ BĐQ, phù hiệu, huy hiệu BĐQ được thực hiện theo mẫu vẽ cuả Đại Uý Nguyễn Thành Chuẩn gồm: Phù hiệu mang trên cánh tay áo trái là hình khiên nền vàng có đầu beo đen, ngôi sao trắng. Phù hiệu trên beret nâu là nhành dương liễu vàng, mũi tên có cánh mầu trắng nằm ngang. Riêng huy hiệu đeo trên ngực áo là nhành dương liễu mầu vàng, hai thanh kiếm gác chéo, có ngôi sao vàng, dành cho tất cả sĩ quan và hạ sĩ quan, kể cả cảnh sát và đồng minh tốt nghiệp khóa Biệt Động Quân hoặc khoá học Rừng núi sình lầy.
Quân phục tác chiến của BĐQ là đồng phục rằn ri mầu hoa rừng. Kể từ ngày thành lập binh chủng, tất cả các BĐQ không phân biệt cấp bậc đều được hưởng thêm 300$ (VND) một tháng ngoài tiền lương ấn định. 24-THÀNH LẬP TTHL /BĐQ / DỤC MỸ.
Ngày 1 tháng 8 năm 1961, Bộ TTM/ QLVNCH quyết định sát nhập các TTHL/ BĐQ Đà Nẵng, Nha Trang, Sông Mao thành một TTHL/ BĐQ thống nhất tại Dục Mỹ, toạ lạc tại bản doanh cũ cuả SĐ23 BB, kế cận quốc lộ 21, giữa quận lỵ Ninh Hoà và Khánh Dương. Cũng thời gian này TTHL/ BĐQ Trung Hoà và Thất Sơn được sát nhập thành TTHL/ BĐQ Trung Lập chuyên huấn luyện các Đại đội và Tiểu Đoàn BĐQ. Đại uý Trần Đình Nại nguyên là HLV tại TTHL/ BĐQ Đà Nẵng đuợc chỉ định giữ chức CHT TTHL/ BĐQ Trung Lập và Thiếu tá Tom Henry làm cố vấn trưởng.
Trung tâm Huấn luyện BĐQ Dục Mỹ gồm: Chỉ huy Trưởng, Chỉ Huy Phó, Tham Mưu Trưởng, Phòng quản trị nhân viên, Phòng an ninh tình báo, Phòng 3, Phòng tài chánh, Phòng Tiếp Vận, tiếp liệu, Phòng Quân Huấn, Liên Đoàn Khoá Sinh, Ban truyền tin, Bệnh xá, Ban Chỉ huy Trại cùng 2 Đại đội 301 và 302 (canh gác, tạp dịch, làm gỉa địch, diễn tập).
Phòng Huấn luyện là quan trọng nhất gồm có các ban: Ban Nghiên cứu, Ban Kế Hoạch, Khoa Chiến Thuật, Khoa Tổng quát và Vũ tác Mìn, Ban trợ huấn cụ. Phòng này phụ trách huấn luyện:
- Khoá căn bản BĐQ cho tân khóa sinh.
- Khoá Rừng Núi Sình Lầy.
- Khoá bổ túc TĐ/ BĐQ.
- Khóa Viễn Thám.
Tất cả khoá sinh các khoá mỗi khi di chuyển bộ đến lớp học hoặc bãi tập luôn luôn trong tư thế súng cầm tay, đeo ba lô nặng 15 kgs. Hình phạt thông thường là hít đất, nhẩy xổm, chạy. Đôi khi sĩ quan kỷ luật hoặc huấn luyện viên phạt tập thể hoặc cá nhân bất cứ lúc nào, không cần lý do. Ngoài ra khoá sinh RNSL khai bệnh nghỉ một ngày, cuối khóa chỉ đuợc cấp Chứng Chỉ thay vì được cấp Bằng Tốt Nghiệp.
Trung tâm huấn luyện BĐQ Dục Mỹ còn đảm nhiệm huấn luyện RNSL cho Sinh viên sĩ quan Võ Bị Đàlạt, Thủ Đức, Cảnh Sát và hai (2) khoá cho Sĩ quan, Hạ sĩ quan cho Đại Hàn. Tất cả Huấn luyện Viên nòng cốt ban đầu đều được tu nghiệp tại các quân trường Fort Benning Georgia; Fort Bragg, North Carolina; nhưng khi các TTHL/BĐQ Đà-Nẵng, Nha Trang, Sông Mao giải tán, về tập trung tại Dục Mỹ chỉ còn khoảng một nửa. Nửa còn lại xin trở về đơn vị gốc tại Huế, Đà Nẵng, NhaTrang, Biên Hoà, và Sàigon. Các thế hệ Huấn luyện viên và phụ tá huấn luyện viên kế tiếp đều tốt nghiệp các khoá BĐQ Đà Nẵng, Nha Trang, Sông Mao và RNSL tại Dục Mỹ.
Từ cuối năm 1961 đến tháng 11 năm 1963, dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Đặng Văn Sơn, Trung Tâm Huấn luyện BĐQ Dục Mỹ đã nổi tiếng là “Lò Luyện Thép”, không những ở trong nước mà tiếng vang đã đến khắp vùng Đông Nam Á Châu. Rất nhiều phái đoàn cao cấp của quân đội đồng minh cũng như chính khách quan trọng, các Tướng lãnh Tư Lệnh các Quân Đoàn và Bộ TTM/ QLVNCH thường xuyên đến thăm liên tục. Thành quả nêu trên đều nhờ vào tất cả mọi thành viên thuộc TTHL có kinh nghiệm, năng nổ, nhiệt tình, tự giác, gương mẫu cùng với sự trợ giúp của các cố vấn, với phương pháp huấn luyện sáng tạo, thực tiễn, khắt khe, kỷ luật, lý thuyết ngắn gọn, thực hành tối đa, rèn luyện cả tinh thần lẫn thể chất.…
Lễ mãn khóa đơn giản nhưng trang trọng, khoá sinh nhận Bằng Tốt Nghiệp với lòng tự hào, tươi vui. Chính lúc này cũng là lúc họ đã lột xác từ bạch diện thư sinh thành các pho tượng đồng đen, sẵn sàng lao vào cuộc chiến với tinh thần bất khuất…
25- THÀNH LẬP CÁC TIỂU ĐOÀN BĐQ.
Nhiều Tiểu Khu đã sử dụng các Đại đội BĐQ sai nguyên tắc, không đúng với chức năng Biệt Động Quân, tệ hơn nữa họ dùng BĐQ để canh gác bảo vệ Tỉnh Trưởng. Vì vậy, theo đề nghị của MACV (Military Assistance Command VN) vào đầu năm 1962, Bộ TTM/ QLVNCH, thu hồi các đại đội này và thành lập 3 Tiểu Đoàn BĐQ: Tiểu đoàn 10 tại Đà-Nẵng (QĐI), Tiểu đoàn 20 tại Pleiku (QĐII), Tiểu đoàn 30 tại Sàigon (BKTĐ) với nhiệm vụ tiến sâu vào lòng địch, kiểm soát để truy tìm và tiêu diệt chúng.
Năm 1963, quân đội Bắc Việt gia tăng xâm nhập vào miền Nam Việt nam, mở rộng chiến tranh. Biệt Động Quân được xử dụng càng lúc càng nhiều nhằm ngăn chặn Việt Cộng, chặn đứng các cuộc chuyển quân và tiếp vận từ miền Bắc vào. Để đáp ứng trọng trách này, ngoài 3 tiểu đoàn đã thành lập như TĐ11 (TĐ10 đổi tên), TĐ21 (TĐ 20 đổi tên), TĐ30 (giữ nguyên) thành lập thêm các TĐ22/ BĐQ tại Dục Mỹ, TĐ32 và 33 BĐQ tại Sàigon. Hai tiểu đoàn 32 và 33 sau khi được huấn luyện tại TTHL Trung Lập, đặt thuộc quyền QĐ III, vào tháng 5 năm 1963. Sau đó, bốn Ban đại diện BĐQ tại bốn quân khu được hình thành tại Đà Nẵng, Pleiku, Biên Hoà, và Cần Thơ. Tổ chức và trách nhiệm của các Ban đại diện BĐQ quân khu cũng tương tự như Bộ Chỉ Huy BĐQ trung ương, không trực tiếp chỉ huy hay điều động các đơn vị BĐQ hành quân.
Sau cuộc đảo chánh (1-11-1963), lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hoà, Bộ tứ tướng “Minh, Đôn, Xuân, Đính” chỉ thị phá bỏ hệ thống các ấp chiến lược do Đệ Nhất Cộng Hoà thiết lập nhằm mục đích tách rời du kích cộng sản ra khỏi làng mạc thôn ấp. Có thể đây là một quyết định sai lầm của các tướng nói trên. Lợi dụng sự bất ổn chính trị và sự yếu kém của chính quyền quân nhân, du kích cộng sản nằm vùng chỗi dậy, quân chủ lực miền Bắc xâm nhập công khai vào các vùng dọc theo biên giới Việt-Lào-Miên. Để đối phó với tình hình này, theo lệnh của Bộ TTM/ QLVNCH, các đại đội BĐQ còn lại lần lượt được tổ chức thành 15 tiểu đoàn BĐQ, hoàn tất vào năm 1965. Đến thời điểm này, Binh chủng Biệt Động Quân/ QLVNCH có tổng cộng 20 tiểu đoàn như sau:
- Quân đoàn I: Các Tiểu đoàn 11, 37, 39 BĐQ
- Quân đoàn II: Các Tiểu đoàn 21, 22, 23 BĐQ.
- Quân đoàn III: Các Tiểu đoàn 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 51, 52 BĐQ
- Quân đoàn IV: Các Tiểu đoàn 41, 42, 43, 44 BĐQ.
- Liên đoàn I BĐQ (tại Đà nẵng) gồm các tiểu đoàn 37, 39, và 21(hoán chuyển với Tiểu đoàn 11 năm 1966)
- Liên đoàn 2 BĐQ (tại Pleiku) gồm các Tiểu đoàn 22, 23 và 11 BĐQ.
- Liên đoàn 3 BĐQ (tại Biên Hoà) gồm các Tiểu đoàn 31, 36, và 52 BĐQ
- Liên đoàn 5 BĐQ (tại Sàigon) gồm các Tiểu đoàn 30, 33 và 38 BĐQ
- Liên đoàn 6 BĐQ (tại Sàigon) được thành lập trễ vào tháng 3 năm 1969, gồm các Tiểu đoàn 51, 34 và 35 BĐQ.
27/-THÀNH LẬP BỘ CHỈ HUY BĐQ QUÂN ĐOÀN.
Theo chỉ thị 100-9 của Bộ TTM/ Liên Quân (LQ)/ QLVNCH, ngày 22 tháng 5 năm 1970, thiết lập tại mỗi quân đoàn một Bộ Chỉ Huy BĐQ (ngoài ban Tham Mưu, còn có một đại đội truyền tin, một đại đội yểm trợ) đảm trách nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị dân sự chiến đấu (Civilian Irregular defense group) nguyên thuộc Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và Việt Nam tổ chức, huấn luyện, tài trợ và trang bị. Hầu hết các thành viên thuộc đơn vị dân sự chiến đấu là người dân tộc thiểu số. Việc sáp nhập, tái tổ chức CIDG và Biệt động Quân kéo dài tới ngày 4 tháng 1 năm 1971 mới hoàn chỉnh thành 37 Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, sau nhiều cuộc bàn luận giữa Bộ TTM/ Liên Quân/ QLVNCH, MACV, BTL Quân Đoàn và cố vấn Quân đoàn.
- Quân Đoàn I có 8 TĐ/ BĐQ biên phòng.
- Quân Đoàn II có 12 TĐ/BĐQ biên phòng.
- Quân Đoàn III có 9 TĐ/BĐQ biên phòng.
- Quân đoàn IV có 8 TĐ/BĐQ biên phòng.
28/- VAI TRÒ CỐ VẤN CỦA CÁC TĐ/BĐQ.
Mỗi tiểu đoàn Biệt Động quân có một toán cố vấn (2 SQ, 1 HSQ và 1 binh sĩ truyền tin). Nhiệm vụ của Cố vấn trưởng là góp ý hoặc thảo luận với Tiểu đoàn trưởng về chiến thuật, kế hoach hành quân, liên lạc với các đơn vị Hoa Kỳ trong các cuộc hành quân, phối hợp, hoặc trong vùng để khi cần xin pháo yểm, không yểm, hải pháo, trực thăng yểm trợ chiến đấu hoăïc tải thưong và máy bay quan sát. Tóm lại sự giao hảo giữa cố vấn và BĐQ các cấp dù ở hậu cứ hay tiền tuyến đều rất thân thiện, hài hòa. Họ luôn luôn sát cánh bên nhau, cùng vào sinh ra tử, đầy tình đồng đội, tận sức cứu giúp bảo vệ nhau khi gặp hiểm nguy.
Một số đông cố vấn Mỹ cho BĐQ được tưởng thưởng huy chương Anh dũng bội tinh của quân đội Hoa Kỳ và của quân lực VNCH. Đồng thời, cũng có khoảng 50 cố vấn BĐQ tử thương (hy sinh tại mặt trận). Điều đáng ghi nhận là sự quan hệ giữa cố vấn Mỹ với đối tượng BĐQ/ VN rất tốt đẹp hơn bất cứ các quân binh chủng khác (theo lời học giả Gerald Canon Kickey dựa vào cuộc phỏng vấn khỏang 320 cố vấn Hoa Kỳ). Đến cuối năm 1973, người cố vấn cuối cùng thầm lặng hồi hương.
III- TÁI TỔ CHỨC VÀ PHỐI TRÍ BĐQ
Tháng 9 năm 1973, Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng/ QLVNCH đệ trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bản đánh giá và tái hoạch định cơ cấu tổ chức cùng việc sử dụng BĐQ và đã được chấp thuận, Những điểm chính trong kế hoạch này là:
- Bãi bỏ hệ thống tiền đồn biên giới. Các Tiểu đoàn BĐQ biên phòng được tái tổ chức thành Liên đoàn BĐQ, với di động tính, có khả năng trở lại hoạt động vùng biên giới nếu cần hoặc được điều động tới các chiến trường sôi động.
- Có đủ lực lượng làm Tổng trừ bị cho Bộ TTM, thay thế Sư đoàn Dù và Sư đoàn TQLC được bối trí tại mặt trận QK I
- Giải tán BK 44 vì tình hình Quân khu IV lắng diụ (đơn vị chủ lực và du kích VC đã bị loại ra khỏi vòng chiến). Giải thể 8 TĐ/ BĐQ biên phòng thuộc Quân Khu IV, bổ sung cho các tiểu đoàn BĐQ/ QK I và QK II đang thiếu hụt quân số.
- Liên đoàn 11 BĐQ: các tiểu đoàn 68, 69, 70.
- Liên đoàn 12 BĐQ: các tiểu đoàn 21, 37, 39.
- Liên đoàn 14 BĐQ: các tiểu đoàn 71, 78, 79.
- Liên đoàn 15 BĐQ: các tiểu đòan 60, 61, 94.
- Liên đoàn 21 BĐQ: các tiểu đoàn 72, 89, 96.
- Liên đoàn 22 BĐQ: các tiểu đoàn 62, 88, 95.
- Liên đoàn 23 BĐQ: các tiểu đoàn 11, 22, 23.
- Liên đoàn 24 BĐQ: các tiểu đoàn 63, 81, 82.
- Liên đoàn 25 BĐQ: các tiểu đoàn 67, 76, 90.
- Liên đoàn 31 BĐQ: các tiểu đoàn 31, 36, 52.
- Liên đoàn 32 BĐQ: các tiểu đoàn 30, 33, 38.
- Liên đoàn 33 BĐQ :các tiểu đoàn 64, 83, 92.
- Liên đoàn 4 BĐQ: các tiểu đoàn 42, 43, 44.
- Liên đoàn 6 BĐQ: các tiểu đoàn 34, 35, 51.
- Liên đoàn 7 BĐQ: các tiểu đoàn 32, 85, 58.
IV- CÁC TRẬN CHIẾN TIÊU BIỂU CỦA BĐQ.
Kể từ đầu năm 1965, Quân lực VNCH, phải đối đầu với các đại đơn vị chủ lực của Cộng sản Bắc Việt (có ưu thế về hoả lực đại pháo, hỏa tiễn 122ly, xe tăng).Trong đó BĐQ được các vị Tư lệnh chiến trường sử dụng tối đa vào các trận chiến gay go, ác liệt, hiểm nguy. Nhưng với truyền thống bất khuất dũng cảm, thiện chiến, và quyết tử, luôn luôn áp dụng triệt để chiến thuật “Bất ngờ, Mau lẹ” cũng như các cấp chỉ huy lúc nào cũng ở tuyến đầu với binh sĩ, điển hình là Tiểu đoàn trưởng luôn luôn đi với đại đội tiên phong,..., Biệt Động Quân đã đạt nhiều chiến thắng oai hùng, vẻ vang. Xin được ghi lại một số trận đánh, chiến thắng tiêu biểu:1-TIỂU ĐOÀN 42 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
do thiếu Tá Nguyễn văn Biết chỉ huy trong cuộc hành quân “Dân Chí 100” vào đầu năm 1965, Tiểu đoàn được trực thăng vận xuống xã Đại Ngãi, Long Phú (Ba Xuyên), dưới sự yểm trợ của trực thăng Cobra và phản lực F4 của Hạm đội 7 Hải Quân Hoa Kỳ. Sau 4 ngày giao tranh ác liệt với các đơn vị Việt cộng:
- Kết quả: 154 tên Việt cộng bỏ xác tại chỗ, 12 tên bị bắt làm tù binh. TĐ 42 BĐQ tịch thu: 5 súng đại liên phòng không 12.7ly, 3 súng không giật 57 ly. 3 thượng liên bắn máy bay 12.8, 8 súng B40, 5 súng B41 chống chiến xa và 59 súng cá nhân các lọai. - Thiệt hại: 12 chiến sĩ hy sinh trong đó có Đại uý Phan,Tiểu đoán Phó, 35 bị thương, 2 trực thăng UH1D bị bắn rơi.
- Huy chương: Ngoài Anh Dũng bội tinh đủ loại do Tướng Nguyễn hữu Có đại diện trao gắn,Tiểu đoàn 42 BĐQ còn được Tuyên dương “US Presidential Unit Citation” do Đại Tướng William C.Westmoreland, Tư Lệnh quân đội Hoa kỳ tại Việt nam, đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng (đơn vị quân đội VNCH đầu tiên được tặng thưởng loại huy chương này).
2- Tiểu Đoàn Đặc Nhiệm Biệt Động Quân, gồm:
2 đại đội tân binh BĐQ và 1 đại đội Điạ phương Quân, do Đại Uý Nguyễn Kim Biên chỉ huy, tăng phái cho SĐ23 BB tham dự hành quân “Vũng Rô”, quận Hiếu Xương, tỉnh Phú Yên. Ngày 20 tháng 2 năm 1965, tiểu đoàn được phân nhiệm đổ bộ bằng tầu Hải Quân vào bãi biển Vũng Rô (nơi chiếc tầu Cộng sản bị Không quân VN bắn chìm và đại đội Biệt kích dù, một đơn vị người nhái đổ bộ khám xét ngày 18-2-65, tịch thu được hơn 1000 súng CKC còn nguyên trong thùng, nhưng vì hỏa lực của cộng quân quá mạnh, gây cho một số Biệt Kích thương vong và một thượng sĩ HQ trên pháo tháp tử thương, Biệt Kích phải rút lui). Tiểu đoàn BĐQ tiến về phiá Đông Bắc khoảng 1km thì bắt đầu chạm địch (SĐ Sao Vàng CS). Sau hai ngày giao tranh ác liệt với địch tại vùng rừng nuí Tây Bắc đồi Hải Đăng, địch đã chịu tổn thất nặng nề. Kết quả 25 cộng quân bỏ xác tại chỗ cùng với 11 AK47, một trung liên Tiệp Khắc, 11CKC, ngoài ra TĐ BĐQ còn tịch thu thêm 83 CKC còn mới nguyên trong bao khi cộng quân vác chạy, nhưng rồi dấu trong lùm bụi để tẩu thoát lấy người. Về phiá ta, có 2 BĐQ bị thương nặng được trực thăng chở về QYV Nha Trang, nhưng sau đó đã từ trần, 4 Biệt Động Quân khác bị thương nhẹ.
Trong lễ tuyên dương công trạng, dưới quyền chủ tọa cuả Thủ Tướng Phan Huy Quát, Tồng Tham Mưu Trưởng Trung Tướng Trần Văn Minh và Đại tướng William C. Westmoreland, tại bộ Tư Lệnh SĐ 23 BB, Ban Mê Thuột, 32 huy chương anh dũng bội tinh gồm nhành dương liễu, huy chương vàng, bạc và đồng đã được trao gắn cho Biệt Động Quân cùng nhiều huy chương khác cho các quân nhân các cấp thuộc Hải-Lục Không quân tham dự hành quân.
Các nhật báo Anh, Pháp, Việt ngữ xuất bản tại Sàigon đều tường thuật về chiến thắng Vũng Rô: Hàng trăm cộng quân bị tiêu diệt, chiếc tầu chở vũ khí của cộng sản bị bắn chìm, hàng ngàn vũ khí cùng đạn dược của cộng sản đã bị quân lực ta tịch thu, cùng trên trang nhất có đăng hình ảnh Đại uý Nguyễn Kim Biên dưới tiêu đề “Tiểu Đoàn Trưởng BĐQ anh hùng Vũng Rô”.
3- TIỂU ĐOÀN 37 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Sơn Thương, hành quân giải tỏa áp lực địch tại căn cứ Thạch Trụ, Quảng Ngãi, do một đại đội Điạ Phương Quân trú phòng. Đêm 21 tháng 11 năm 1965, Tiểu đoàn tăng cường phòng thủ, được phi, pháo Việt Nam và hải pháo của Tuần dương hạm Saint Paul Hải quân Hoa Kỳ tại bến Sa-Huỳnh yểm trợ, đã bẻ gẫy chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung của Trung Đoàn 914 và Trung đoàn18 thuộc SĐ 325 cộng sản Bắc Việt quyết san bằng căn cứ Thạch Trụ. Qua 6 đợt xung phong, 2 bên quần thảo nhau một mất một còn kéo dài tới gần trưa hôm sau.
Kết quả 225 xác cộng quân bỏ nằm rải rác trên chiến địa, một số vắt trên hàng rào kẽm gai, một số trong căn cứ. Ba sơn pháo 75 ly, một súng không giật 57 ly, hai đại liên 30 (7.62mm), 200 (hai trăm) súng cá nhân tiểu liên AK47, cùng nhiều vũ khí cá nhân khác, ba máy truyền tin Trung cộng bị tịch thu.
Về phiá ta, 40 BĐQ và ĐPQ hy sinh, 80 bị thương, hai cố vấn Mỹ tử thương.
Sau chiến thắng Thạch Trụ, Đại Tướng William C. Westmoreland đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng “US PRESIDENTIAL UNIT CITATION” cho Tiểu Đoàn 37 BĐQ và Thiếu tá Sơn Thương được vinh thăng Trung Tá cùng rất nhiều quân nhân tham chiến cũng được tưởng thưởng công trạng xứng đáng.
4- TIỂU ĐOÀN 21 BIỆT ĐỘNG QUÂN
Tiểu đoàn 21 BĐQ do Đại uý Nguyễn văn Sách chỉ huy, tăng phái cho chiến đoàn giải tỏa, cứu viện căn cứ Pleime (1 toán Lực lượng Đặc Biệt Việt nam, 12 cố vấn Mỹ và 400 dân sự chiến đấu trú đóng) bị trung đoàn 32 (+) cộng sản Bắc Việt bao vây tấn công vào đêm19 tháng 10 năm 1965. Trên trục tiến quân, chiến đoàn gồm trung đoàn Thiết kỵ do Trung tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy, Tiểu đoàn 21 BĐQ, theo sau là đoàn xe GMC tiếp tế lương thực đạn dược cùng hai khẩu đại bác 105 ly, ba xe M113 hộ tống đoạn hậu, bị phục kích. Tất cả đã nhất quyết đánh trả, dẹp tan cuộc phục kích, nhất là các chiến sĩ BĐQ đã bình tĩnh, gan lỳ, nhanh chóng phản phục kích, cùng với hỏa lực dũng mãnh của chiến xa M41 và Thiết vận xa M113, tiêu diệt lực lượng cộng quân đang từ các ngọn đồi, ven rừng tràn xuống tấn công biển người. Cuộc chiến ác liệt diễn ra suốt ngày đêm cho đến sáng hôm sau (23-10-1965). Các tiểu đoàn 344, 635, 966 thuộc trung đoàn 32 CSBV, cùng một tiểu đoàn cuả trung đoàn 33 tăng cuờng bị tan nát chạy về vùng núí Chu Prong.
Kết quả trung đoàn 32 CSBV tổn thất 40%, hai tiểu đoàn trưởng chết, 18 khẩu 12.7mm phòng không, 11 súng cối 82 mm bị tịch thu và bị huỷ diệt bởi phi pháo, 92 súng cá nhân: AK47, carbine, CKC. Ngoài ra, ta còn tịch thu rất nhiều mìn, lựu đạn, đạn súng cộng đồng, đạn súng cá nhân, xẻng cuốc cá nhân bỏ lại… Trung đoàn 33 của CS thiệt hại nặng hơn trung đoàn 32 địch. Chiến đoàn cứu viện tổn thất 8 xe vận tải, hai thiết vận xa M113, hai đại bác 105mm bị phá huỷ bởi đạn B40, SKZ 57mm, sơn pháo 75mm của địch. 60 quân nhân (có 3 sĩ quan) tử trận và 72 bị thương (bao gồm BĐQ, TG, ĐPQ). Sau đó, chiến đoàn cứu viện lại tiếp tục tiến theo trục hành quân đến giải cứu Plei Me. Điều đáng nói, có lẽ địch dồn hết lực lượng để đánh phục kích, thất bại nên khi chiến đoàn tiến về Plei Me thì công việc gỉai toả rất nhẹ nhàng
5- TIỂU ĐOÀN 42 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, trong cuộc hành quân Dân Chí 135, tiểu đoàn được trực thăng vận đổ xuống Giai lăng, Vĩnh Châu, Ba Xuyên vào năm 1966, tấn công nơi trú quân của Tiểu đoàn cơ động và Tỉnh đội Việt cộng Ba Xuyên. Kết quả 130 VC chết, bỏ xác tại chỗ, 12 tên bị bắt sống và 100 súng đủ lọai bị tịch thu. Bạn: 18 BĐQ tử trận, 32 bị thương. Chiến thắng lần này quân kỳ, cùng quân nhân các cấp thuộc Tiểu đoàn 42 BĐQ được mang dây biểu chương mầu tam hợp. Một số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ được tưởng thưởng anh dũng bội tinh. Đặc biệt Tiểu đoàn trưởng Lưu Trọng Kiệt được ân thưởng Đệ tứ đẳng bảo Quốc huân Chương kèm theo với nhành dương liễu. Ngoài ra TĐ42 BĐQ cũng được Đại Tướng Abrahm, đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng “US PRESIDENTIAL UNIT CITATION”.
6- TIỂU ĐOÀN 37 BĐQ + 1 ĐẠI ĐỘI/ TĐ21 BĐQ.
Dưới quyền chỉ huy cuả Đại uý Hoàng Phổ được không vận tới Khe Sanh (Quảng Trị) vào ngày 27 tháng 1 năm 1968, tăng cường cho lực lượng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ phòng thủ căn cứ Khe Sanh. Xuyên suốt 77 ngày đêm tử thủ chống lại lực lượng địch gồm các Sư đoàn 304, 325, 324B, 320 chính quy thiện chiến Bắc Việt, Trung đoàn Thiết giáp PT76, T54, hai trung đoàn đại pháo 130mm, 152mm cùng hỏa tiễn 122mm. Với chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung, cố gắng biến căn cứ Khe Sanh thành một Điện Biên Phủ thứ II, nhưng Cộng Quân Bắc Việt đã bị thảm bại.
Kết quả: từ 15,000 đến 20,000 nhân mạng bị thương vong, loại khỏi vòng chiến. Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ: 205 tử trận, 1,500 bị thương; Biệt động Quân VN 34 chiến sĩ hy sinh, 300 bị thương.
Theo tài liệu “Việt Nam War”,Trung tướng Philip Davision, Trưởng phòng 2 Quân lực Hoa Kỳ tại Việt nam, nhận xét “Tướng Võ Nguyên Giáp đã sai lầm tưởng rằng tấn công dứt điểm phòng tuyến của Biệt động quân VN dễ dàng hơn là vào tuyến phòng thủ của TQLC/HK”.
Theo Siege of Khe Sanh, Valley of decision, Đaị uý Pipes, Đại đội trưởng TQLC Mỹ tại Khe Sanh viết: “Thật là vinh dự cho chúng tôi được chiến đấu cùng với Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ của đơn vị đồng minh BĐQ/ VN xuất sắc. Họ là những chiến sĩ can trường, có quá nhiều kinh nghiệm tác chiến. Khả năng đánh trận của họ có thể sánh ngang với bất cứ một đơn vị nào cuả quân đội Hoa Kỳ.”…
7- TIỂU ĐOÀN 52 BĐQ.
Dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hiệp, vào lúc 2 giờ chiều ngày 17 tháng 6 năm 1967, trực thăng vận đổ xuống khu rừng thưa Suối Long thuộc vùng Mỏ Vẹt Tây Ninh, tấn công chiếm được 1/3 căn cứ cộng sản, giết một số đông cộng quân trong đó có tên Tiểu đoàn trưởng, tịch thu nhiều súng cá nhân và cộng đồng trong đó có hai súng cối 61mm. Tiểu đoàn Trưởng cho lệnh TĐ52 BĐQ đóng quân phòng thủ đêm, chờ tăng viện. Sáng hôm sau, lúc 5giờ, khoảng 1,500 cộng quân dùng chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung tấn công đến 6.15 AM thì giặc chọc thủng phòng tuyến BĐQ. Nhưng nhờ có Trực thăng võ trang được gọi đến bắn rocket chặn đứng làn sóng tấn công. Sau đó, Đại úy cố vấn trưởng Nightingale yêu cầu pháo binh 175mm của Hoa kỳ bắn yểm trợ. Khi Tiểu đoàn 52 BĐQ lui binh, cộng quân vẫn tiếp tục truy sát và chúng đã trả giá với 300 tên chết nát thây dưới mưa bom của B52 Hoa Kỳ. Đến khoảng 10.00 AM, hai tiểu đoàn 35 và 43 BĐQ cùng với lực lượng Mỹ đến tăng viện, đã chiếm được căn cứ Cộng quân vào trưa hôm sau, ngày 19-6-1967. Tiểu đoàn 52 tổn thất 28 chiến sĩ hy sinh, 82 bị thương, 12 bị mất tích. Nhờ tin tức do một trung sĩ BĐQ bị thất lạc, khám phá ra điạ điểm tập trung quân của một đơn vị lớn cộng sản, Bộ Tư lệnh Mỹ đã cho B52 không tập trúng Bộ Chỉ Huy Trung Ương Cục Miền nam của chúng. Với trận đánh Suối Long, Tiểu đoàn 52 BĐQ được tưởng thưỏng “US PRESIDENT UNIT CITATION” của Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng.
8- TĐ 32 VÀ 44 BĐQ TIẾP CỨU TĐ 42 BĐQ.
Trong cuộc hành quân Dân Chí 179, Tiểu đoàn 42 BĐQ được trực thăng vận để tấn công vào vườn dừa ông Mười trên kinh Thác Lác giữa Chương Thiện và tỉnh Phong Dinh lúc 11giờ 30, ngày 18 tháng 12 năm 1967. TĐ tịch thu 30 súng đủ loại, nhưng khi tiến sâu vào mục tiêu thì gặp chống cự rất mạnh của trung đoàn D cộng sản, trận chiến trở nên khốc liệt. Tiểu đoàn trưởng Lưu Trọng Kiệt hy sinh cùng 34 đồng đội. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, hai tiểu đoàn 32 và tiểu đoàn 44 BĐQ được trực thăng vận đổ xuống giải cứu Tiểu đoàn 42 BĐQ, được pháo binh và phi cơ yểm trợ. Hai tiểu đoàn này tấn công vũ bão vào lực lượng địch đông gấp 4 lần quân số tiểu đoàn 42. Chịu không nổi, địch đã phân tán rút chạy, bỏ lại tại chỗ 140 xác, và 45 súng các loại bị ta tịch thu.
9- TIỂU ĐOÀN 44 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Ngay từ khi thành lập, tiểu đoàn đặt dưới quyền điều động trực tiếp của QK IV đã đạt được nhiều chiến tích trong các cuộc hành quân “Tìm và Diệt Việt Cộng”, nhất là thời gian Đại uý Nguyễn Văn Dần làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trong cuộc hành quân trực thăng vận vào ngày 6 tháng 4 năm 1965, Tiểu đoàn 44 BĐQ tấn công phá vỡ hoàn toàn căn cứ cố thủ của 1 tiểu đoàn Việt Cộng, tại tỉnh Chương Thiện, gây cho chúng tổn thất nặng nề, hỗn loạn tháo chạy bỏ lại 50 xác đồng bọn cùng nhiều vũ khí cá nhân và cộng đồng. Kết quả sau cuộc hành quân,Tiểu đoàn 44 BĐQ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Lindon Johnson trao tặng “US PRESIDENT UNIT CITATION” và cũng là đơn vị quân Lực VNCH đầu tiên được nhận vinh dự này.
10- TIỂU ĐOÀN 51 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Từ năm 1966 đên năm 1968, dưới quyền chỉ huy cuả Thiếu tá Nguyễn Công Thông, Tiểu đoàn hoạt động tại vùng Đức Hoà, Đức Huệ, trong trận đánh tại ấp Trầm Lạc, quận Đức Hoà, tiểu đoàn 51 BĐQ đã loại khỏi vòng chiến một trung đoàn cộng quân vừa mới xâm nhập từ đất Miên qua, tịch thu 1000 vũ khí các loại (được trưng bày tại phòng thông tin Đức Hoà cho báo chí, và đồng bào địa phương coi tận mắt chiến thắng này của Biệt Động Quân). Một trận đánh khác cũng tại Đức Hoà,vào dịp tết Mậu Thân (1968), tiểu đoàn 51 BĐQ lại một lần nữa tiêu diệt gọn Trung đoàn (-) cộng quân gồm cả tên Chính trị viên, tịch thu 1000 vũ khí đủ loại, cũng được trưng bày tại thị xã Đức Hoà. Cả hai cuộc trưng bày chiến lợi phẩm trên đều dưới quyền chủ tọa của Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Tư lệnh Sư đoàn 25 BB. Tiểu đoàn 51 BĐQ được đặc biệt tuyên dương công trạng trước quân đội và ân thưởng dây biểu chương “Bảo Quốc Huân Chương”
V. THÀNH TÍCH -TUYÊN DƯƠNG - HUY CHƯƠNG.
51- THÀNH TÍCH
Theo tài liệu của Bộ Chỉ Huy BĐQ/ QLVNCH, tổng kết đến ngày 28 tháng 01 năm 1973 (Hiệp định Paris), các đơn vị Biệt Động Quân đã giết được 40,000 cộng quân, bắt sống 7,000 tù binh, tiếp nhận 255 cán binh cộng sản hồi chánh, và tịch thu được 1,467 vũ khí cộng đồng, 10,941 súng cá nhân đủ lọai.
52- TUYÊN DƯƠNG.
- Các Tiểu đoàn 42, 44, 51 BĐQ được tuyên dương công trạng cấp Quốc Gia với dây Biểu Chương Bảo Quốc.
- Tiểu đoàn 43, 21, 37, 41 và 52 BĐQ được tuyên dương cấp quân đội với dây biểu chương Anh Dũng Bội tinh với Nhành Dương Liễu.
- 23 Anh Dũng Bội tinh nhành dương liễu đơn vị dành cho các tiểu đoàn Biệt Động Quân.
- Rất nhiều Binh sĩ, Hạ sĩ quan, Sĩ quan BĐQ được tưởng thưởng Anh dũng Bội tinh ngôi sao đồng, sao bạc, ngôi sao vàng, nhành dương liễu và một số Bảo Quốc Huân Chưong với nhành Dương Liễu.
- Rất nhiều quân nhân Binh Chủng Biệt Động Quân được thăng cấp đặc cách tại mặt trận.
Nhiều “US AWARD SILVER STAR, BRONZE STAR và ARMY COMMENDATION MEDAL” được trao tặng cho nhiều quân nhân Biệt động quân có lòng dũng cảm tuyệt vời trong lúc chiến đấu với địch quân.
VI- PHẦN KẾT.
Sau khi hiệp định đình chiến Paris 28-3-1973 đầy xảo trá và phản bội, Quân đội Mỹ đơn phương rút hết khỏi Việt Nam, kể cả các cố vấn, viện trợ cũng cắt giảm tối đa. Quân lực VNCH nói chung, Biệt Động Quân nói riêng, vẫn phải tiếp tục chiến đấu trong điều kiện ngặt nghèo, thiếu tiếp liệu, tiếp vận, đạn dược và yểm trợ, để chống lại kẻ thù miền Bắc, không những vẫn được duy trì hậu thuẫn mà còn gia tăng viện trợ đến mức tối đa của cả khối cộng sản Liên Xô, Trung Cộng. Nhưng với lòng tự hào vì “Tổ quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”, với tinh thần bất khuất dũng cảm “Vì dân Quyết chiến”, BĐQ đã chiến đấu, một mất một còn với kẻ thù đến phút cuối cùng.
Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số đơn vị BĐQ, trong đó có Tiểu đoàn 82 BĐQ từ vùng II, Liên Đoàn 8 BĐQ gồm các Tiểu Đoàn 84, 86, 87; Liên Đoàn 7, 9 BĐQ đã chiến đấu đến giờ thứ 25. Kể cả sau khi có lệnh ngưng bắn, một số lớn vẫn chiến đấu không chịu buông súng theo lệnh đầu hàng của TT Dương văn Minh.
Sau khi Sàigon sụp đổ, Thiếu Tướng Chỉ huy Trưởng BĐQ Đỗ kế Giai, toàn bộ ba Chỉ huy Trưởng BĐQ Quân Khu, toàn bộ 15 Liên đoàn Trưởng Liên đoàn BĐQ, trên 90% các Tiểu Đoàn Trưởng, đa số Sĩ Quan, Hạ sĩ Quan và binh sĩ đều đã ở lại, chấp nhận số phận đen tối dành cho họ. Các cấp chỉ huy BĐQ bị bọn cầm quyền cộng sản liệt vào danh sách thành phần tối nguy hiểm, bị đầy đọa tàn nhẫn trong các trại tù CS trên 10 năm. Điển hình là Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, một số Sĩ Quan cao cấp BĐQ, đã trải dài cuộc đời suốt 17 năm trong tù ngục CSVN.
Ngày cuối cùng của tháng tư đen, BĐQ đã chịu chung số phận đắng cay, buồn tủi, đau xót, tuyệt vọng như Quân Lực VNCH, như tất cả Quân, Dân, Cán, Chính miền Nam. Rất nhiều trong số họ đã tuẫn tiết.
Việt Nam Cộng Hoà, một đất nước nhược tiểu, đã kiên cường chiến đấu cho lý tưởng tự do, bị nước bạn Đồng Minh bỏ rơi!!! Biết bao điều khổ đau, thù hận, tan tác… đã phủ lên cuộc đời những chiến sĩ kiêu hùng BĐQ, lên Quân đội VNCH, lên toàn thể dân chúng Miền Nam Việt Nam, chìm trong đói nghèo, tuyệt vọng... khổ luỵ....
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Binh Chủng.
Tài liệu tham khảo:
- Cuốn Commandos and Ranger of World War 2 của Jame Ladd.
- Bài viết cuả Mike Martin, cố vấn Biệt Động Quân.
- Bài viết của các chiến hữu trong Đặc San Mũ Nâu 1996 -1998, và Tập San BĐQ các số: 1, 2, 3, 4, 8, 9, 15, 18, 23, 24, 26.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso29.htm
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (1)
Dân Phố VẩY
MỘT CHỊ THÌ NẰM GIƯỜNG LÈO, HAI CHỊ THÌ NẰM CHÈO QUEO, BA CHỊ CHỊU KHÓ RA NGOÀI KIẾM EM.( ỨT )
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
BIỆT ĐỘNG QUÂN QLVNCH
Từ buổi sơ khai, sau khi hình thành các bộ lạc trên địa cầu, các tộc trưởng hiếu chiến, tham vọng mở rộng vùng ảnh hưởng gây ra cảnh chém giết nhau.
BĐQ NGUYỄN KIM BIÊN
I- NGUỒN GỐC VÀ HÌNH THÀNH CÁC ĐƠN VỊ RANGER (COMMANDO)
Từ buổi sơ khai, sau khi hình thành các bộ lạc trên địa cầu, các tộc trưởng hiếu chiến, tham vọng mở rộng vùng ảnh hưởng gây ra cảnh chém giết nhau.
Những bộ lạc nhỏ yếu bị tàn sát, bị lấn áp, bị bắt làm nô lệ đa số là đàn bà con nít. Đàn ông trai trẻ thoát chết, chạy trốn vào rừng nuí rậm rạp tìm cách phục thù. Họ ngấm ngầm từng toán nhỏ bất chợt xâm nhập giải thoát thân nhân và săn tìm cơ hội phục kích giêt kẻ thù, rồi tẩu thoát.
Khái niệm về Ranger được rõ nét hơn kể từ thế kỷ 13 tại Anh, sau đó ở Nam Phi và Bắc Mỹ vào thế kỷ 17. Tại Bắc Mỹ, cuộc chiến giữa chính quyền bảo hộ và các bộ lạc da đỏ bản địa rất ác liệt. Dù trang bị thô sơ nhưng chiến binh da đỏ, như những bóng ma, tập kích các đồn hẻo lánh, các toán quân biên phòng của chính quyền bảo hộ. Để đáp ứng nhu cầu an ninh, bình định, năm 1676 quan niệm Ranger ra đời: Ranger phải là các phần tử chuyên nghiệp, tổ chức thành toán nhỏ gồm các thành viên da trắng, và da mầu bản địa, bạn hữu, trực thuộc chính quyền địa phương hoạt động ở tuyến đầu, sưu tầm tin tức, báo động sớm các hoạt động của địch đồng thời là đơn vị tiền sát, hướng đạo về dân tình, mục tiêu cho lực lượng đặc nhiệm, hoặc quân đội của chính phủ trong mọi cuộc hành quân.
Đến năm 1940, Commandos và Rangers được tổ chức thành đại đội kể cả một số independent companies cuả Anh và Úc biến cải thành Commandos. Tới năm 1943, quân đội Anh có 4 Bristist commando Brigades, Mỹ có 6 US Rangers battalions. Xuyên suốt thế chiến II (1939-1945) các lực lượng Commandos và Rangers tăng phái cho các đại đơn vị Đồng Minh ở chiến trường Châu Âu, vùng Địa Trung Hải, cũng như tại mặt trận Thái bình Dương với sứ mạng đặc biệt đột kích, phá huỷ các cơ sở Tiếp vận, các cứ điểm trọng yếu, phục kích các đoàn xe, hỏa xa v.v. của phe trục Đức-Ý- Nhật. Sau thế chiến thứ II, các đơn vị Commandos và Rangers được giải thể. Tuy nhiên, khi có chiến tranh như cuộc chiến Triều Tiên, các đơn vị này lại được tái thành lập, khi chiến tranh chấm dứt lại giải thể, nhưng vẫn duy trì các khóa huấn luyện Commando và Ranger cho các sĩ quan, và hạ sĩ quan cho tới ngày nay.
II- BIỆT ĐỘNG QUÂN VIỆT NAM
21-THÀNH LẬP CÁC ĐẠI ĐỘI BIỆT ĐỘNG QUÂN
Ngày 26 tháng 10 năm 1955, cuộc trưng cấu dân ý với kết quả trên 90% phiếu tín nhiệm Thủ tướng Ngô Đình Diệm giữ chức Tổng Thống thay thế Quốc Trưởng Bảo Đại. Nền Đệ Nhất Cộng Hoà ra đời, quân đội Viễn chinh Pháp rút khỏi miền nam Việt nam, trao lại quyền độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.
Ngày 16 tháng 2 năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho các Tư Lệnh Sư đoàn và Quân Khu thành lập các đại đội Biệt Động Quân, tuyển chọn từ các sư đoàn bộ binh, lực lượng phòng vệ dân sự (Bảo an đoàn), và các quân nhân giải ngũ. Tiêu chuẩn chọn lựa, theo ý Tổng Thống Diệm, phải là các đơn vị bộ binh giỏi nhất, những cá nhân thật ưu tú tình nguyện. Mười lăm (15) đại đội được thành hình vào đầu tháng 3 năm 1960. Ba mươi hai (32) đại đội sau đó trực thuộc các Quân khu. Mười tám(18) đại đội thuộc các Sư Đoàn. Tất cả được trang bị quần áo bà ba đen, vũ khí gọn nhẹ, hành quân độc lập theo lệnh của Tiểu Khu và Sư đoàn, đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp trong các cuộc tiểu trừ du kích cộng sản. Họ được xếp vào các đơn vị chiến đấu dũng cảm, bách chiến bách thắng, gây cho du kích cộng sản hoảng viá cao chạy xa bay mỗi khi chạm súng với Biệt Động Quân
22- THÀNH LẬP TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN BĐQ ĐÀ NẴNG VÀ SÔNG MAO.
Trung tuần tháng 4 năm 1960, trong cuộc thăm viếng trường Biệt Động Đội Đồng Đế (sau đổi tên là TTHL Biệt Động Quân Nha Trang), Tổng Thống Ngô Đình Diệm rất hài lòng cách thức huấn luyện và thực tập do một số sĩ quan Huấn luyện viên tốt nghiệp khoá Ranger tại Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ, về áp dụng. Trở về Sàigon, ông liền chỉ thị cho Bộ Tổng Tham Mưu/ QLVNCH thành lập 2 TTHL/ BĐQ, một tại Đà Nẵng để huấn luyện cho Sĩ quan và Hạ sĩ quan thuộc Quân Đoàn I, một tại Sông Mao huấn luyện cho Sĩ quan, Hạ sĩ quan thuộc Quân Đoàn III, và Quân Đoàn IV. Bộ TTM/ QLVNCH yêu cầu phái bộ Viện trợ Mỹ (Military assistance Advisory group) giúp đỡ tổ chức các toán huấn luyện viên hỗn hợp cho 2 TTHL này.
Vào trung tuần tháng 5 năm1960, Liên đoàn 77 Special Forces đến Việt Nam chia làm hai toán, một toán tới Đà Nẵng và một toán tới Sông Mao. Cũng trong thời gian này, các sĩ quan Việt Nam tốt nghiệp khoá bộ binh cao cấp (IOAC), và các sĩ quan tốt nghiệp khoá Đại đội trưởng (ACO) tại trường Fort Benning, Georgia, Hoa Kỳ, hồi hương về trình diện Ban Quân Huấn (sau này thành Tổng Cục Quân Huấn) thuộc phòng Bộ 3 TTM, được phân phối về TTHL/ BĐQ Sông Mao.
Các Đại uý Đỗ văn Sáu, Hồ văn Phước, Trần công Liễu, Đào vĩnh Thi, Trần hữu Toán, Nguyễn Ni Văn; các Trung uý Ngô Minh Hồng, Quan Minh Tống, Nguyễn Văn Sảo, và Phan Văn Cẩm. Về TTHL/ BĐQ Đà Nẵng, gồm các Đại uý: Nguyễn Văn Đại (trưởng toán), Trần Văn Hai, Võ Công Trí, Nguyễn Hoành Bảo, Cao Quốc Điền, Trần đình Nại, Cao Văn Chơn; các Trung uý: Nguyễn Kim Biên, Phạm Quang Vân, Nguyễn Văn Vy và Hoàng Tôn Oai. Về phía các huấn luyện viên Mỹ thuộc Team A 7th Special task Forces tại TTHL/ BĐQ Đà Nẵng gồm có: Thiếu tá Slade (trưởng toán), cùng các Đại uý Kaiser, Grimmett, Yohmes, Snyder, Trung uý Wynn, Thượng sĩ Gray, Schocomaker, Yones và Trung sĩ Y Tá Fouler. Riêng tên các huấn luyện viên Mỹ ở TTHL/ BĐQ Sông Mao không được rõ.
Ban Chỉ Huy TTHL/BĐQ Đà Nẵng: Thiếu tá Chương Phát Dưỡng, Chỉ Huy Trưởng, một Thiếu uý phụ trách Tiếp Liệu, Tiếp Vận, một Thiếu uý phụ trách ẩm thực cho khóa sinh, canh gác, tạp dịch và một Trung đội Bộ binh. Tất cả thuộc Sư đoàn 2 Bộ binh biệt phái. Cả hai TTHL/ BĐQ Đà Nẵng và Sông Mao đồng thành lập vào thượng tuần tháng 5 năm 1960.
Ở đây chỉ đề cập tới TTHL/ BĐQ Đà Nẵng làm điển hình. Ngày 25 tháng 5 năm 1960, Thiếu tá Chương Phát Dưỡng giới thiệu hai toán huấn luyện viên Mỹ Việt, sau đó huấn luyện viên Việt nam cùng ngồi chung xe jeep của HLV Mỹ về cư xá sĩ quan Đà Nẵng nơi cư ngụ cuả SQ/ HLV Việt Nam. HLV Mỹ về cư xá phái bộ cố vấn Mỹ ở cuối đường Độc Lập cạnh sông Hàn. Sau đó mỗi buổi sáng, HLV Mỹ tới đưa HLV Việt nam vào TTHL (toạ lạc tại doanh trại của Bảo An Đoàn cũ, phía tây nam phi trường Đà Nẵng, kế cận Quốc lộ 1 và xã Phưóc tường, Hoà Cầm). Công việc cấp bách của HLV Việt-Mỹ là thám sát điạ điểm huấn luyện, tổ chức các bãi tập tại đèo Đại La, núi Ba Ra vùng Hoà Cầm, ven sông vùng Hà Thanh, Nam Ô…, cũng như dịch tài liệu, soạn phiếu huấn luyện, chuẩn bị trợ huấn cụ. Trong thời hạn 15 ngày, tất cả các phương tiện, tài liệu, vật liệu, văn phòng phẩm, và phương tiện di chuyển đều do team A 7th special Task Forces cung cấp. Riêng xe cộ chuyển vận khoá sinh do Đại đội Vận tải Sư đoàn 2 BB cung cấp bất cứ lúc nào.
Ngày 10 tháng 6 năm 1960, các khóa sinh đến trình diện chỉ phải đóng 6 tuần tiền ăn theo tiêu chuẩn bình thường. Tuy vậy suốt thời gian thụ huấn, khoá sinh đuợc hưởng chế độ ăn uống cao và khẩu phần phụ trội sáng, trưa, chiều, mà không phải trả thêm một đồng nào. Khoá sinh được trang bị đầy đủ quân trang, quân dụng, vũ khí như một quân nhân tác chiến.
Thành phần khóa sinh, một phần tình nguyện theo học, phần còn lại được tuyển lựa gồm 50 HSQ, 50 SQ cấp uý và cấp tá, trong số cấp tá có người đương kim là Trung đoàn phó, Tham Mưu Trưởng Sư đoàn, Tỉnh trưởng. Theo nội quy, các khóa sinh tự gỡ bỏ cấp hiệu và mang số khoá sinh cho tới ngày mãn khóa. Mỗi HLV Mỹ và Việt ít nhất phải đảm nhiệm huấn luyện viên chính (prime instructor) một môn, ngoài ra sẽ làm huấn luyện viên phụ (assistanct instructor) cho các PI khác, hoặc kiêm thông dịch nếu PI là Mỹ. Riêng 2 trưởng toán được miễn là AI vì bận nhiều việc như lập lịch trình huấn luyện và đón tiếp, hướng dẫn các VIP Mỹ Việt đến thăm. Tóm lại, sự phối hợp huấn luyện giữa Mỹ và Việt rất nhịp nhàng, chặt chẽ, đồng đều. Chương trình huấn luyện sáu tuần lễ, thời lượng trung bình mỗi tuần là 84 giờ, bất kể ngày đêm. Chỉ có ngày chủ nhật huấn luyện viên, khoá sinh được nghỉ xả hơi. Tuy nhiên, tất cả HLV phải họp mặt vào lúc 10.00 sáng chủ nhật để kiểm điểm công tác trong tuần.
Các môn học gồm: phục kích, phản phục kích, đột kích, thám sát, kỹ thuật sưu tầm tin tức, chiến tranh chống du kích, bơi lội, vượt sông, mìn, chất nổ, cạm bẫy, cấp cứu sơ khởi, mưu sinh thoát hiểm, cận chiến, tác xạ làm quen các loại vũ khí, tác xạ di động, tác xạ phản ứng nhanh ngày, đêm, di hành với ba lô, súng đạn (nặng 15 kgs) leo núi, băng rừng, trên đường về trung tâm đi gia tốc đoạn đường dài 10 km và bài tập dã ngoại 48 giờ. Ngoài ra tập thể dục từ 4 đến 5 giờ sáng mỗi ngày, và tự giác đu xà ngang 15 lần trước khi vào phòng ăn. Hình phạt thông thường là hít đất, nhẩy xổm, chạy vòng vòng. Theo thông lệ, huấn luyện viên biểu diễn trước, khóa sinh bị phạt thi hành sau. Khóa sinh nào khai bệnh nghỉ hai ngày trở lên đều bị loại và phải học lại khóa kế tiếp. Lễ mãn khoá 1 BĐQ dưới quyền chủ tọa của trung tướng Trần văn Đôn, Tư Lệnh Quân đoàn I. Ông đã khen ngợi khóa sinh “tích cực thụ huấn” và tuyên dương TTHL/ BĐQ Đà nẵng là đơn vị duy nhất của Quân đoàn “làm việc không biết mệt mỏi, hoàn thành trách nhiệm huấn luyện tối ưu”.
Kết quả huấn luyện qua vóc dáng, nét mặt của 100 khóa sinh tốt nghiệp so với ngày đầu đến thụ huấn, đã biến mầu da thành sạm nắng, nâu đậm (nếu không muốn nói là đen kịt), nhưng rất khoẻ mạnh vui vẻ, năng động, cương nghị, tự tin hơn nhìều. Khóa sinh rời khỏi trung tâm cũng là lúc tất cả Huấn luyện viên được nghỉ 15 ngày phép về thăm gia đình bạn hữu.
Trung tuần tháng 8 năm 1960, Team A 7th Special Forces mãn nhiệm về nước. Thiếu tá Lê Tích Thiểu (tốt nghiệp khóa I BĐQ) giữ chức CHT/ TTHL/ BĐQ Đà nẵng thay Thiếu tá Chương Phát Dưỡng. Kể từ khóa 2 BĐQ, khai giảng vào cuối tháng 8 năm 1960, huấn luyện viên Việt nam hoàn toàn đảm nhận mọi trọng trách huấn luyện với sự tiếp tay của một số sĩ quan, hạ sĩ quan tốt nghiệp khóa I BĐQ được lưu giữ làm phụ tá HLV và sự yểm trợ tích cực của toán cố vấn do Thiếu tá John Warren, là cố vấn trưởng đến từ 1st Special task Forces, Okinawa.
Ngoài 2 TTHL Đà Nẵng và Sông Mao, TTHL/ BĐQ Nha Trang là hậu thân của Trường Biệt Động Đội Đồng Đế, đặc trách Huấn luyện cho sĩ quan va hạ sĩ quan thuộc Quân đoàn II.
Song song với 3 TTHL nêu trên, còn có TTHL/ BĐQ Trung Hoà, và Thất Sơn, huấn luyện cho các đại đội Biệt động Quân.
23- THÀNH LẬP BỘ CHỈ HUY BIỆT ĐỘNG QUÂN
Ngày 01 tháng 7 năm 1960, Bộ TTM/ QLVNCH chính thức thành lập Binh Chủng Biệt Động Quân. Bộ Chỉ Huy đặt tại một doanh trại cũ đường Tô Hiến Thành, quân 3 Sàigon, có nhiệm vụ quản trị, điều hành, bổ sung quân số, trang bị, thanh tra, theo dõi, thống kê các hoạt động của tất cả các đơn vị BĐQ.
Chỉ huy Trưởng đầu tiên của binh chủng là Thiếu tá Phan Trọng Chinh, kế tiếp là Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng, Chuẩn Tướng Lam Sơn, Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, Trung Tá Trần Văn Hai, Trung tá Trần Công Liễu và cuối cùng là Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ban Tham Mưu gồm có: Chỉ huy Phó kiêm Tham Mưu trưởng, Phòng quản trị nhân viên, Phòng kế hoạch và điều hành, Phòng Tiếp Vận và Tiếp liệu, Phòng tâm lý chiến và xã hội, Phòng an ninh, và trung đội canh gác. Ngay sau khi thành lập BCH/ BĐQ, phù hiệu, huy hiệu BĐQ được thực hiện theo mẫu vẽ cuả Đại Uý Nguyễn Thành Chuẩn gồm: Phù hiệu mang trên cánh tay áo trái là hình khiên nền vàng có đầu beo đen, ngôi sao trắng. Phù hiệu trên beret nâu là nhành dương liễu vàng, mũi tên có cánh mầu trắng nằm ngang. Riêng huy hiệu đeo trên ngực áo là nhành dương liễu mầu vàng, hai thanh kiếm gác chéo, có ngôi sao vàng, dành cho tất cả sĩ quan và hạ sĩ quan, kể cả cảnh sát và đồng minh tốt nghiệp khóa Biệt Động Quân hoặc khoá học Rừng núi sình lầy.
Quân phục tác chiến của BĐQ là đồng phục rằn ri mầu hoa rừng. Kể từ ngày thành lập binh chủng, tất cả các BĐQ không phân biệt cấp bậc đều được hưởng thêm 300$ (VND) một tháng ngoài tiền lương ấn định. 24-THÀNH LẬP TTHL /BĐQ / DỤC MỸ.
Ngày 1 tháng 8 năm 1961, Bộ TTM/ QLVNCH quyết định sát nhập các TTHL/ BĐQ Đà Nẵng, Nha Trang, Sông Mao thành một TTHL/ BĐQ thống nhất tại Dục Mỹ, toạ lạc tại bản doanh cũ cuả SĐ23 BB, kế cận quốc lộ 21, giữa quận lỵ Ninh Hoà và Khánh Dương. Cũng thời gian này TTHL/ BĐQ Trung Hoà và Thất Sơn được sát nhập thành TTHL/ BĐQ Trung Lập chuyên huấn luyện các Đại đội và Tiểu Đoàn BĐQ. Đại uý Trần Đình Nại nguyên là HLV tại TTHL/ BĐQ Đà Nẵng đuợc chỉ định giữ chức CHT TTHL/ BĐQ Trung Lập và Thiếu tá Tom Henry làm cố vấn trưởng.
Trung tâm Huấn luyện BĐQ Dục Mỹ gồm: Chỉ huy Trưởng, Chỉ Huy Phó, Tham Mưu Trưởng, Phòng quản trị nhân viên, Phòng an ninh tình báo, Phòng 3, Phòng tài chánh, Phòng Tiếp Vận, tiếp liệu, Phòng Quân Huấn, Liên Đoàn Khoá Sinh, Ban truyền tin, Bệnh xá, Ban Chỉ huy Trại cùng 2 Đại đội 301 và 302 (canh gác, tạp dịch, làm gỉa địch, diễn tập).
Phòng Huấn luyện là quan trọng nhất gồm có các ban: Ban Nghiên cứu, Ban Kế Hoạch, Khoa Chiến Thuật, Khoa Tổng quát và Vũ tác Mìn, Ban trợ huấn cụ. Phòng này phụ trách huấn luyện:
- Khoá căn bản BĐQ cho tân khóa sinh.
- Khoá Rừng Núi Sình Lầy.
- Khoá bổ túc TĐ/ BĐQ.
- Khóa Viễn Thám.
Tất cả khoá sinh các khoá mỗi khi di chuyển bộ đến lớp học hoặc bãi tập luôn luôn trong tư thế súng cầm tay, đeo ba lô nặng 15 kgs. Hình phạt thông thường là hít đất, nhẩy xổm, chạy. Đôi khi sĩ quan kỷ luật hoặc huấn luyện viên phạt tập thể hoặc cá nhân bất cứ lúc nào, không cần lý do. Ngoài ra khoá sinh RNSL khai bệnh nghỉ một ngày, cuối khóa chỉ đuợc cấp Chứng Chỉ thay vì được cấp Bằng Tốt Nghiệp.
Trung tâm huấn luyện BĐQ Dục Mỹ còn đảm nhiệm huấn luyện RNSL cho Sinh viên sĩ quan Võ Bị Đàlạt, Thủ Đức, Cảnh Sát và hai (2) khoá cho Sĩ quan, Hạ sĩ quan cho Đại Hàn. Tất cả Huấn luyện Viên nòng cốt ban đầu đều được tu nghiệp tại các quân trường Fort Benning Georgia; Fort Bragg, North Carolina; nhưng khi các TTHL/BĐQ Đà-Nẵng, Nha Trang, Sông Mao giải tán, về tập trung tại Dục Mỹ chỉ còn khoảng một nửa. Nửa còn lại xin trở về đơn vị gốc tại Huế, Đà Nẵng, NhaTrang, Biên Hoà, và Sàigon. Các thế hệ Huấn luyện viên và phụ tá huấn luyện viên kế tiếp đều tốt nghiệp các khoá BĐQ Đà Nẵng, Nha Trang, Sông Mao và RNSL tại Dục Mỹ.
Từ cuối năm 1961 đến tháng 11 năm 1963, dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Đặng Văn Sơn, Trung Tâm Huấn luyện BĐQ Dục Mỹ đã nổi tiếng là “Lò Luyện Thép”, không những ở trong nước mà tiếng vang đã đến khắp vùng Đông Nam Á Châu. Rất nhiều phái đoàn cao cấp của quân đội đồng minh cũng như chính khách quan trọng, các Tướng lãnh Tư Lệnh các Quân Đoàn và Bộ TTM/ QLVNCH thường xuyên đến thăm liên tục. Thành quả nêu trên đều nhờ vào tất cả mọi thành viên thuộc TTHL có kinh nghiệm, năng nổ, nhiệt tình, tự giác, gương mẫu cùng với sự trợ giúp của các cố vấn, với phương pháp huấn luyện sáng tạo, thực tiễn, khắt khe, kỷ luật, lý thuyết ngắn gọn, thực hành tối đa, rèn luyện cả tinh thần lẫn thể chất.…
Lễ mãn khóa đơn giản nhưng trang trọng, khoá sinh nhận Bằng Tốt Nghiệp với lòng tự hào, tươi vui. Chính lúc này cũng là lúc họ đã lột xác từ bạch diện thư sinh thành các pho tượng đồng đen, sẵn sàng lao vào cuộc chiến với tinh thần bất khuất…
25- THÀNH LẬP CÁC TIỂU ĐOÀN BĐQ.
Nhiều Tiểu Khu đã sử dụng các Đại đội BĐQ sai nguyên tắc, không đúng với chức năng Biệt Động Quân, tệ hơn nữa họ dùng BĐQ để canh gác bảo vệ Tỉnh Trưởng. Vì vậy, theo đề nghị của MACV (Military Assistance Command VN) vào đầu năm 1962, Bộ TTM/ QLVNCH, thu hồi các đại đội này và thành lập 3 Tiểu Đoàn BĐQ: Tiểu đoàn 10 tại Đà-Nẵng (QĐI), Tiểu đoàn 20 tại Pleiku (QĐII), Tiểu đoàn 30 tại Sàigon (BKTĐ) với nhiệm vụ tiến sâu vào lòng địch, kiểm soát để truy tìm và tiêu diệt chúng.
Năm 1963, quân đội Bắc Việt gia tăng xâm nhập vào miền Nam Việt nam, mở rộng chiến tranh. Biệt Động Quân được xử dụng càng lúc càng nhiều nhằm ngăn chặn Việt Cộng, chặn đứng các cuộc chuyển quân và tiếp vận từ miền Bắc vào. Để đáp ứng trọng trách này, ngoài 3 tiểu đoàn đã thành lập như TĐ11 (TĐ10 đổi tên), TĐ21 (TĐ 20 đổi tên), TĐ30 (giữ nguyên) thành lập thêm các TĐ22/ BĐQ tại Dục Mỹ, TĐ32 và 33 BĐQ tại Sàigon. Hai tiểu đoàn 32 và 33 sau khi được huấn luyện tại TTHL Trung Lập, đặt thuộc quyền QĐ III, vào tháng 5 năm 1963. Sau đó, bốn Ban đại diện BĐQ tại bốn quân khu được hình thành tại Đà Nẵng, Pleiku, Biên Hoà, và Cần Thơ. Tổ chức và trách nhiệm của các Ban đại diện BĐQ quân khu cũng tương tự như Bộ Chỉ Huy BĐQ trung ương, không trực tiếp chỉ huy hay điều động các đơn vị BĐQ hành quân.
Sau cuộc đảo chánh (1-11-1963), lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hoà, Bộ tứ tướng “Minh, Đôn, Xuân, Đính” chỉ thị phá bỏ hệ thống các ấp chiến lược do Đệ Nhất Cộng Hoà thiết lập nhằm mục đích tách rời du kích cộng sản ra khỏi làng mạc thôn ấp. Có thể đây là một quyết định sai lầm của các tướng nói trên. Lợi dụng sự bất ổn chính trị và sự yếu kém của chính quyền quân nhân, du kích cộng sản nằm vùng chỗi dậy, quân chủ lực miền Bắc xâm nhập công khai vào các vùng dọc theo biên giới Việt-Lào-Miên. Để đối phó với tình hình này, theo lệnh của Bộ TTM/ QLVNCH, các đại đội BĐQ còn lại lần lượt được tổ chức thành 15 tiểu đoàn BĐQ, hoàn tất vào năm 1965. Đến thời điểm này, Binh chủng Biệt Động Quân/ QLVNCH có tổng cộng 20 tiểu đoàn như sau:
- Quân đoàn I: Các Tiểu đoàn 11, 37, 39 BĐQ
- Quân đoàn II: Các Tiểu đoàn 21, 22, 23 BĐQ.
- Quân đoàn III: Các Tiểu đoàn 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 51, 52 BĐQ
- Quân đoàn IV: Các Tiểu đoàn 41, 42, 43, 44 BĐQ.
- Liên đoàn I BĐQ (tại Đà nẵng) gồm các tiểu đoàn 37, 39, và 21(hoán chuyển với Tiểu đoàn 11 năm 1966)
- Liên đoàn 2 BĐQ (tại Pleiku) gồm các Tiểu đoàn 22, 23 và 11 BĐQ.
- Liên đoàn 3 BĐQ (tại Biên Hoà) gồm các Tiểu đoàn 31, 36, và 52 BĐQ
- Liên đoàn 5 BĐQ (tại Sàigon) gồm các Tiểu đoàn 30, 33 và 38 BĐQ
- Liên đoàn 6 BĐQ (tại Sàigon) được thành lập trễ vào tháng 3 năm 1969, gồm các Tiểu đoàn 51, 34 và 35 BĐQ.
27/-THÀNH LẬP BỘ CHỈ HUY BĐQ QUÂN ĐOÀN.
Theo chỉ thị 100-9 của Bộ TTM/ Liên Quân (LQ)/ QLVNCH, ngày 22 tháng 5 năm 1970, thiết lập tại mỗi quân đoàn một Bộ Chỉ Huy BĐQ (ngoài ban Tham Mưu, còn có một đại đội truyền tin, một đại đội yểm trợ) đảm trách nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị dân sự chiến đấu (Civilian Irregular defense group) nguyên thuộc Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ và Việt Nam tổ chức, huấn luyện, tài trợ và trang bị. Hầu hết các thành viên thuộc đơn vị dân sự chiến đấu là người dân tộc thiểu số. Việc sáp nhập, tái tổ chức CIDG và Biệt động Quân kéo dài tới ngày 4 tháng 1 năm 1971 mới hoàn chỉnh thành 37 Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, sau nhiều cuộc bàn luận giữa Bộ TTM/ Liên Quân/ QLVNCH, MACV, BTL Quân Đoàn và cố vấn Quân đoàn.
- Quân Đoàn I có 8 TĐ/ BĐQ biên phòng.
- Quân Đoàn II có 12 TĐ/BĐQ biên phòng.
- Quân Đoàn III có 9 TĐ/BĐQ biên phòng.
- Quân đoàn IV có 8 TĐ/BĐQ biên phòng.
28/- VAI TRÒ CỐ VẤN CỦA CÁC TĐ/BĐQ.
Mỗi tiểu đoàn Biệt Động quân có một toán cố vấn (2 SQ, 1 HSQ và 1 binh sĩ truyền tin). Nhiệm vụ của Cố vấn trưởng là góp ý hoặc thảo luận với Tiểu đoàn trưởng về chiến thuật, kế hoach hành quân, liên lạc với các đơn vị Hoa Kỳ trong các cuộc hành quân, phối hợp, hoặc trong vùng để khi cần xin pháo yểm, không yểm, hải pháo, trực thăng yểm trợ chiến đấu hoăïc tải thưong và máy bay quan sát. Tóm lại sự giao hảo giữa cố vấn và BĐQ các cấp dù ở hậu cứ hay tiền tuyến đều rất thân thiện, hài hòa. Họ luôn luôn sát cánh bên nhau, cùng vào sinh ra tử, đầy tình đồng đội, tận sức cứu giúp bảo vệ nhau khi gặp hiểm nguy.
Một số đông cố vấn Mỹ cho BĐQ được tưởng thưởng huy chương Anh dũng bội tinh của quân đội Hoa Kỳ và của quân lực VNCH. Đồng thời, cũng có khoảng 50 cố vấn BĐQ tử thương (hy sinh tại mặt trận). Điều đáng ghi nhận là sự quan hệ giữa cố vấn Mỹ với đối tượng BĐQ/ VN rất tốt đẹp hơn bất cứ các quân binh chủng khác (theo lời học giả Gerald Canon Kickey dựa vào cuộc phỏng vấn khỏang 320 cố vấn Hoa Kỳ). Đến cuối năm 1973, người cố vấn cuối cùng thầm lặng hồi hương.
III- TÁI TỔ CHỨC VÀ PHỐI TRÍ BĐQ
Tháng 9 năm 1973, Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng/ QLVNCH đệ trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bản đánh giá và tái hoạch định cơ cấu tổ chức cùng việc sử dụng BĐQ và đã được chấp thuận, Những điểm chính trong kế hoạch này là:
- Bãi bỏ hệ thống tiền đồn biên giới. Các Tiểu đoàn BĐQ biên phòng được tái tổ chức thành Liên đoàn BĐQ, với di động tính, có khả năng trở lại hoạt động vùng biên giới nếu cần hoặc được điều động tới các chiến trường sôi động.
- Có đủ lực lượng làm Tổng trừ bị cho Bộ TTM, thay thế Sư đoàn Dù và Sư đoàn TQLC được bối trí tại mặt trận QK I
- Giải tán BK 44 vì tình hình Quân khu IV lắng diụ (đơn vị chủ lực và du kích VC đã bị loại ra khỏi vòng chiến). Giải thể 8 TĐ/ BĐQ biên phòng thuộc Quân Khu IV, bổ sung cho các tiểu đoàn BĐQ/ QK I và QK II đang thiếu hụt quân số.
- Liên đoàn 11 BĐQ: các tiểu đoàn 68, 69, 70.
- Liên đoàn 12 BĐQ: các tiểu đoàn 21, 37, 39.
- Liên đoàn 14 BĐQ: các tiểu đoàn 71, 78, 79.
- Liên đoàn 15 BĐQ: các tiểu đòan 60, 61, 94.
- Liên đoàn 21 BĐQ: các tiểu đoàn 72, 89, 96.
- Liên đoàn 22 BĐQ: các tiểu đoàn 62, 88, 95.
- Liên đoàn 23 BĐQ: các tiểu đoàn 11, 22, 23.
- Liên đoàn 24 BĐQ: các tiểu đoàn 63, 81, 82.
- Liên đoàn 25 BĐQ: các tiểu đoàn 67, 76, 90.
- Liên đoàn 31 BĐQ: các tiểu đoàn 31, 36, 52.
- Liên đoàn 32 BĐQ: các tiểu đoàn 30, 33, 38.
- Liên đoàn 33 BĐQ :các tiểu đoàn 64, 83, 92.
- Liên đoàn 4 BĐQ: các tiểu đoàn 42, 43, 44.
- Liên đoàn 6 BĐQ: các tiểu đoàn 34, 35, 51.
- Liên đoàn 7 BĐQ: các tiểu đoàn 32, 85, 58.
IV- CÁC TRẬN CHIẾN TIÊU BIỂU CỦA BĐQ.
Kể từ đầu năm 1965, Quân lực VNCH, phải đối đầu với các đại đơn vị chủ lực của Cộng sản Bắc Việt (có ưu thế về hoả lực đại pháo, hỏa tiễn 122ly, xe tăng).Trong đó BĐQ được các vị Tư lệnh chiến trường sử dụng tối đa vào các trận chiến gay go, ác liệt, hiểm nguy. Nhưng với truyền thống bất khuất dũng cảm, thiện chiến, và quyết tử, luôn luôn áp dụng triệt để chiến thuật “Bất ngờ, Mau lẹ” cũng như các cấp chỉ huy lúc nào cũng ở tuyến đầu với binh sĩ, điển hình là Tiểu đoàn trưởng luôn luôn đi với đại đội tiên phong,..., Biệt Động Quân đã đạt nhiều chiến thắng oai hùng, vẻ vang. Xin được ghi lại một số trận đánh, chiến thắng tiêu biểu:1-TIỂU ĐOÀN 42 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
do thiếu Tá Nguyễn văn Biết chỉ huy trong cuộc hành quân “Dân Chí 100” vào đầu năm 1965, Tiểu đoàn được trực thăng vận xuống xã Đại Ngãi, Long Phú (Ba Xuyên), dưới sự yểm trợ của trực thăng Cobra và phản lực F4 của Hạm đội 7 Hải Quân Hoa Kỳ. Sau 4 ngày giao tranh ác liệt với các đơn vị Việt cộng:
- Kết quả: 154 tên Việt cộng bỏ xác tại chỗ, 12 tên bị bắt làm tù binh. TĐ 42 BĐQ tịch thu: 5 súng đại liên phòng không 12.7ly, 3 súng không giật 57 ly. 3 thượng liên bắn máy bay 12.8, 8 súng B40, 5 súng B41 chống chiến xa và 59 súng cá nhân các lọai. - Thiệt hại: 12 chiến sĩ hy sinh trong đó có Đại uý Phan,Tiểu đoán Phó, 35 bị thương, 2 trực thăng UH1D bị bắn rơi.
- Huy chương: Ngoài Anh Dũng bội tinh đủ loại do Tướng Nguyễn hữu Có đại diện trao gắn,Tiểu đoàn 42 BĐQ còn được Tuyên dương “US Presidential Unit Citation” do Đại Tướng William C.Westmoreland, Tư Lệnh quân đội Hoa kỳ tại Việt nam, đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng (đơn vị quân đội VNCH đầu tiên được tặng thưởng loại huy chương này).
2- Tiểu Đoàn Đặc Nhiệm Biệt Động Quân, gồm:
2 đại đội tân binh BĐQ và 1 đại đội Điạ phương Quân, do Đại Uý Nguyễn Kim Biên chỉ huy, tăng phái cho SĐ23 BB tham dự hành quân “Vũng Rô”, quận Hiếu Xương, tỉnh Phú Yên. Ngày 20 tháng 2 năm 1965, tiểu đoàn được phân nhiệm đổ bộ bằng tầu Hải Quân vào bãi biển Vũng Rô (nơi chiếc tầu Cộng sản bị Không quân VN bắn chìm và đại đội Biệt kích dù, một đơn vị người nhái đổ bộ khám xét ngày 18-2-65, tịch thu được hơn 1000 súng CKC còn nguyên trong thùng, nhưng vì hỏa lực của cộng quân quá mạnh, gây cho một số Biệt Kích thương vong và một thượng sĩ HQ trên pháo tháp tử thương, Biệt Kích phải rút lui). Tiểu đoàn BĐQ tiến về phiá Đông Bắc khoảng 1km thì bắt đầu chạm địch (SĐ Sao Vàng CS). Sau hai ngày giao tranh ác liệt với địch tại vùng rừng nuí Tây Bắc đồi Hải Đăng, địch đã chịu tổn thất nặng nề. Kết quả 25 cộng quân bỏ xác tại chỗ cùng với 11 AK47, một trung liên Tiệp Khắc, 11CKC, ngoài ra TĐ BĐQ còn tịch thu thêm 83 CKC còn mới nguyên trong bao khi cộng quân vác chạy, nhưng rồi dấu trong lùm bụi để tẩu thoát lấy người. Về phiá ta, có 2 BĐQ bị thương nặng được trực thăng chở về QYV Nha Trang, nhưng sau đó đã từ trần, 4 Biệt Động Quân khác bị thương nhẹ.
Trong lễ tuyên dương công trạng, dưới quyền chủ tọa cuả Thủ Tướng Phan Huy Quát, Tồng Tham Mưu Trưởng Trung Tướng Trần Văn Minh và Đại tướng William C. Westmoreland, tại bộ Tư Lệnh SĐ 23 BB, Ban Mê Thuột, 32 huy chương anh dũng bội tinh gồm nhành dương liễu, huy chương vàng, bạc và đồng đã được trao gắn cho Biệt Động Quân cùng nhiều huy chương khác cho các quân nhân các cấp thuộc Hải-Lục Không quân tham dự hành quân.
Các nhật báo Anh, Pháp, Việt ngữ xuất bản tại Sàigon đều tường thuật về chiến thắng Vũng Rô: Hàng trăm cộng quân bị tiêu diệt, chiếc tầu chở vũ khí của cộng sản bị bắn chìm, hàng ngàn vũ khí cùng đạn dược của cộng sản đã bị quân lực ta tịch thu, cùng trên trang nhất có đăng hình ảnh Đại uý Nguyễn Kim Biên dưới tiêu đề “Tiểu Đoàn Trưởng BĐQ anh hùng Vũng Rô”.
3- TIỂU ĐOÀN 37 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Sơn Thương, hành quân giải tỏa áp lực địch tại căn cứ Thạch Trụ, Quảng Ngãi, do một đại đội Điạ Phương Quân trú phòng. Đêm 21 tháng 11 năm 1965, Tiểu đoàn tăng cường phòng thủ, được phi, pháo Việt Nam và hải pháo của Tuần dương hạm Saint Paul Hải quân Hoa Kỳ tại bến Sa-Huỳnh yểm trợ, đã bẻ gẫy chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung của Trung Đoàn 914 và Trung đoàn18 thuộc SĐ 325 cộng sản Bắc Việt quyết san bằng căn cứ Thạch Trụ. Qua 6 đợt xung phong, 2 bên quần thảo nhau một mất một còn kéo dài tới gần trưa hôm sau.
Kết quả 225 xác cộng quân bỏ nằm rải rác trên chiến địa, một số vắt trên hàng rào kẽm gai, một số trong căn cứ. Ba sơn pháo 75 ly, một súng không giật 57 ly, hai đại liên 30 (7.62mm), 200 (hai trăm) súng cá nhân tiểu liên AK47, cùng nhiều vũ khí cá nhân khác, ba máy truyền tin Trung cộng bị tịch thu.
Về phiá ta, 40 BĐQ và ĐPQ hy sinh, 80 bị thương, hai cố vấn Mỹ tử thương.
Sau chiến thắng Thạch Trụ, Đại Tướng William C. Westmoreland đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng “US PRESIDENTIAL UNIT CITATION” cho Tiểu Đoàn 37 BĐQ và Thiếu tá Sơn Thương được vinh thăng Trung Tá cùng rất nhiều quân nhân tham chiến cũng được tưởng thưởng công trạng xứng đáng.
4- TIỂU ĐOÀN 21 BIỆT ĐỘNG QUÂN
Tiểu đoàn 21 BĐQ do Đại uý Nguyễn văn Sách chỉ huy, tăng phái cho chiến đoàn giải tỏa, cứu viện căn cứ Pleime (1 toán Lực lượng Đặc Biệt Việt nam, 12 cố vấn Mỹ và 400 dân sự chiến đấu trú đóng) bị trung đoàn 32 (+) cộng sản Bắc Việt bao vây tấn công vào đêm19 tháng 10 năm 1965. Trên trục tiến quân, chiến đoàn gồm trung đoàn Thiết kỵ do Trung tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy, Tiểu đoàn 21 BĐQ, theo sau là đoàn xe GMC tiếp tế lương thực đạn dược cùng hai khẩu đại bác 105 ly, ba xe M113 hộ tống đoạn hậu, bị phục kích. Tất cả đã nhất quyết đánh trả, dẹp tan cuộc phục kích, nhất là các chiến sĩ BĐQ đã bình tĩnh, gan lỳ, nhanh chóng phản phục kích, cùng với hỏa lực dũng mãnh của chiến xa M41 và Thiết vận xa M113, tiêu diệt lực lượng cộng quân đang từ các ngọn đồi, ven rừng tràn xuống tấn công biển người. Cuộc chiến ác liệt diễn ra suốt ngày đêm cho đến sáng hôm sau (23-10-1965). Các tiểu đoàn 344, 635, 966 thuộc trung đoàn 32 CSBV, cùng một tiểu đoàn cuả trung đoàn 33 tăng cuờng bị tan nát chạy về vùng núí Chu Prong.
Kết quả trung đoàn 32 CSBV tổn thất 40%, hai tiểu đoàn trưởng chết, 18 khẩu 12.7mm phòng không, 11 súng cối 82 mm bị tịch thu và bị huỷ diệt bởi phi pháo, 92 súng cá nhân: AK47, carbine, CKC. Ngoài ra, ta còn tịch thu rất nhiều mìn, lựu đạn, đạn súng cộng đồng, đạn súng cá nhân, xẻng cuốc cá nhân bỏ lại… Trung đoàn 33 của CS thiệt hại nặng hơn trung đoàn 32 địch. Chiến đoàn cứu viện tổn thất 8 xe vận tải, hai thiết vận xa M113, hai đại bác 105mm bị phá huỷ bởi đạn B40, SKZ 57mm, sơn pháo 75mm của địch. 60 quân nhân (có 3 sĩ quan) tử trận và 72 bị thương (bao gồm BĐQ, TG, ĐPQ). Sau đó, chiến đoàn cứu viện lại tiếp tục tiến theo trục hành quân đến giải cứu Plei Me. Điều đáng nói, có lẽ địch dồn hết lực lượng để đánh phục kích, thất bại nên khi chiến đoàn tiến về Plei Me thì công việc gỉai toả rất nhẹ nhàng
5- TIỂU ĐOÀN 42 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, trong cuộc hành quân Dân Chí 135, tiểu đoàn được trực thăng vận đổ xuống Giai lăng, Vĩnh Châu, Ba Xuyên vào năm 1966, tấn công nơi trú quân của Tiểu đoàn cơ động và Tỉnh đội Việt cộng Ba Xuyên. Kết quả 130 VC chết, bỏ xác tại chỗ, 12 tên bị bắt sống và 100 súng đủ lọai bị tịch thu. Bạn: 18 BĐQ tử trận, 32 bị thương. Chiến thắng lần này quân kỳ, cùng quân nhân các cấp thuộc Tiểu đoàn 42 BĐQ được mang dây biểu chương mầu tam hợp. Một số sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ được tưởng thưởng anh dũng bội tinh. Đặc biệt Tiểu đoàn trưởng Lưu Trọng Kiệt được ân thưởng Đệ tứ đẳng bảo Quốc huân Chương kèm theo với nhành dương liễu. Ngoài ra TĐ42 BĐQ cũng được Đại Tướng Abrahm, đại diện Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng “US PRESIDENTIAL UNIT CITATION”.
6- TIỂU ĐOÀN 37 BĐQ + 1 ĐẠI ĐỘI/ TĐ21 BĐQ.
Dưới quyền chỉ huy cuả Đại uý Hoàng Phổ được không vận tới Khe Sanh (Quảng Trị) vào ngày 27 tháng 1 năm 1968, tăng cường cho lực lượng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) Hoa Kỳ phòng thủ căn cứ Khe Sanh. Xuyên suốt 77 ngày đêm tử thủ chống lại lực lượng địch gồm các Sư đoàn 304, 325, 324B, 320 chính quy thiện chiến Bắc Việt, Trung đoàn Thiết giáp PT76, T54, hai trung đoàn đại pháo 130mm, 152mm cùng hỏa tiễn 122mm. Với chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung, cố gắng biến căn cứ Khe Sanh thành một Điện Biên Phủ thứ II, nhưng Cộng Quân Bắc Việt đã bị thảm bại.
Kết quả: từ 15,000 đến 20,000 nhân mạng bị thương vong, loại khỏi vòng chiến. Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ: 205 tử trận, 1,500 bị thương; Biệt động Quân VN 34 chiến sĩ hy sinh, 300 bị thương.
Theo tài liệu “Việt Nam War”,Trung tướng Philip Davision, Trưởng phòng 2 Quân lực Hoa Kỳ tại Việt nam, nhận xét “Tướng Võ Nguyên Giáp đã sai lầm tưởng rằng tấn công dứt điểm phòng tuyến của Biệt động quân VN dễ dàng hơn là vào tuyến phòng thủ của TQLC/HK”.
Theo Siege of Khe Sanh, Valley of decision, Đaị uý Pipes, Đại đội trưởng TQLC Mỹ tại Khe Sanh viết: “Thật là vinh dự cho chúng tôi được chiến đấu cùng với Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ của đơn vị đồng minh BĐQ/ VN xuất sắc. Họ là những chiến sĩ can trường, có quá nhiều kinh nghiệm tác chiến. Khả năng đánh trận của họ có thể sánh ngang với bất cứ một đơn vị nào cuả quân đội Hoa Kỳ.”…
7- TIỂU ĐOÀN 52 BĐQ.
Dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hiệp, vào lúc 2 giờ chiều ngày 17 tháng 6 năm 1967, trực thăng vận đổ xuống khu rừng thưa Suối Long thuộc vùng Mỏ Vẹt Tây Ninh, tấn công chiếm được 1/3 căn cứ cộng sản, giết một số đông cộng quân trong đó có tên Tiểu đoàn trưởng, tịch thu nhiều súng cá nhân và cộng đồng trong đó có hai súng cối 61mm. Tiểu đoàn Trưởng cho lệnh TĐ52 BĐQ đóng quân phòng thủ đêm, chờ tăng viện. Sáng hôm sau, lúc 5giờ, khoảng 1,500 cộng quân dùng chiến thuật biển người, tiền pháo hậu xung tấn công đến 6.15 AM thì giặc chọc thủng phòng tuyến BĐQ. Nhưng nhờ có Trực thăng võ trang được gọi đến bắn rocket chặn đứng làn sóng tấn công. Sau đó, Đại úy cố vấn trưởng Nightingale yêu cầu pháo binh 175mm của Hoa kỳ bắn yểm trợ. Khi Tiểu đoàn 52 BĐQ lui binh, cộng quân vẫn tiếp tục truy sát và chúng đã trả giá với 300 tên chết nát thây dưới mưa bom của B52 Hoa Kỳ. Đến khoảng 10.00 AM, hai tiểu đoàn 35 và 43 BĐQ cùng với lực lượng Mỹ đến tăng viện, đã chiếm được căn cứ Cộng quân vào trưa hôm sau, ngày 19-6-1967. Tiểu đoàn 52 tổn thất 28 chiến sĩ hy sinh, 82 bị thương, 12 bị mất tích. Nhờ tin tức do một trung sĩ BĐQ bị thất lạc, khám phá ra điạ điểm tập trung quân của một đơn vị lớn cộng sản, Bộ Tư lệnh Mỹ đã cho B52 không tập trúng Bộ Chỉ Huy Trung Ương Cục Miền nam của chúng. Với trận đánh Suối Long, Tiểu đoàn 52 BĐQ được tưởng thưỏng “US PRESIDENT UNIT CITATION” của Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng.
8- TĐ 32 VÀ 44 BĐQ TIẾP CỨU TĐ 42 BĐQ.
Trong cuộc hành quân Dân Chí 179, Tiểu đoàn 42 BĐQ được trực thăng vận để tấn công vào vườn dừa ông Mười trên kinh Thác Lác giữa Chương Thiện và tỉnh Phong Dinh lúc 11giờ 30, ngày 18 tháng 12 năm 1967. TĐ tịch thu 30 súng đủ loại, nhưng khi tiến sâu vào mục tiêu thì gặp chống cự rất mạnh của trung đoàn D cộng sản, trận chiến trở nên khốc liệt. Tiểu đoàn trưởng Lưu Trọng Kiệt hy sinh cùng 34 đồng đội. Đến khoảng 16 giờ cùng ngày, hai tiểu đoàn 32 và tiểu đoàn 44 BĐQ được trực thăng vận đổ xuống giải cứu Tiểu đoàn 42 BĐQ, được pháo binh và phi cơ yểm trợ. Hai tiểu đoàn này tấn công vũ bão vào lực lượng địch đông gấp 4 lần quân số tiểu đoàn 42. Chịu không nổi, địch đã phân tán rút chạy, bỏ lại tại chỗ 140 xác, và 45 súng các loại bị ta tịch thu.
9- TIỂU ĐOÀN 44 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Ngay từ khi thành lập, tiểu đoàn đặt dưới quyền điều động trực tiếp của QK IV đã đạt được nhiều chiến tích trong các cuộc hành quân “Tìm và Diệt Việt Cộng”, nhất là thời gian Đại uý Nguyễn Văn Dần làm Tiểu Đoàn Trưởng. Trong cuộc hành quân trực thăng vận vào ngày 6 tháng 4 năm 1965, Tiểu đoàn 44 BĐQ tấn công phá vỡ hoàn toàn căn cứ cố thủ của 1 tiểu đoàn Việt Cộng, tại tỉnh Chương Thiện, gây cho chúng tổn thất nặng nề, hỗn loạn tháo chạy bỏ lại 50 xác đồng bọn cùng nhiều vũ khí cá nhân và cộng đồng. Kết quả sau cuộc hành quân,Tiểu đoàn 44 BĐQ đã được Tổng Thống Hoa Kỳ Lindon Johnson trao tặng “US PRESIDENT UNIT CITATION” và cũng là đơn vị quân Lực VNCH đầu tiên được nhận vinh dự này.
10- TIỂU ĐOÀN 51 BIỆT ĐỘNG QUÂN.
Từ năm 1966 đên năm 1968, dưới quyền chỉ huy cuả Thiếu tá Nguyễn Công Thông, Tiểu đoàn hoạt động tại vùng Đức Hoà, Đức Huệ, trong trận đánh tại ấp Trầm Lạc, quận Đức Hoà, tiểu đoàn 51 BĐQ đã loại khỏi vòng chiến một trung đoàn cộng quân vừa mới xâm nhập từ đất Miên qua, tịch thu 1000 vũ khí các loại (được trưng bày tại phòng thông tin Đức Hoà cho báo chí, và đồng bào địa phương coi tận mắt chiến thắng này của Biệt Động Quân). Một trận đánh khác cũng tại Đức Hoà,vào dịp tết Mậu Thân (1968), tiểu đoàn 51 BĐQ lại một lần nữa tiêu diệt gọn Trung đoàn (-) cộng quân gồm cả tên Chính trị viên, tịch thu 1000 vũ khí đủ loại, cũng được trưng bày tại thị xã Đức Hoà. Cả hai cuộc trưng bày chiến lợi phẩm trên đều dưới quyền chủ tọa của Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Tư lệnh Sư đoàn 25 BB. Tiểu đoàn 51 BĐQ được đặc biệt tuyên dương công trạng trước quân đội và ân thưởng dây biểu chương “Bảo Quốc Huân Chương”
V. THÀNH TÍCH -TUYÊN DƯƠNG - HUY CHƯƠNG.
51- THÀNH TÍCH
Theo tài liệu của Bộ Chỉ Huy BĐQ/ QLVNCH, tổng kết đến ngày 28 tháng 01 năm 1973 (Hiệp định Paris), các đơn vị Biệt Động Quân đã giết được 40,000 cộng quân, bắt sống 7,000 tù binh, tiếp nhận 255 cán binh cộng sản hồi chánh, và tịch thu được 1,467 vũ khí cộng đồng, 10,941 súng cá nhân đủ lọai.
52- TUYÊN DƯƠNG.
- Các Tiểu đoàn 42, 44, 51 BĐQ được tuyên dương công trạng cấp Quốc Gia với dây Biểu Chương Bảo Quốc.
- Tiểu đoàn 43, 21, 37, 41 và 52 BĐQ được tuyên dương cấp quân đội với dây biểu chương Anh Dũng Bội tinh với Nhành Dương Liễu.
- 23 Anh Dũng Bội tinh nhành dương liễu đơn vị dành cho các tiểu đoàn Biệt Động Quân.
- Rất nhiều Binh sĩ, Hạ sĩ quan, Sĩ quan BĐQ được tưởng thưởng Anh dũng Bội tinh ngôi sao đồng, sao bạc, ngôi sao vàng, nhành dương liễu và một số Bảo Quốc Huân Chưong với nhành Dương Liễu.
- Rất nhiều quân nhân Binh Chủng Biệt Động Quân được thăng cấp đặc cách tại mặt trận.
Nhiều “US AWARD SILVER STAR, BRONZE STAR và ARMY COMMENDATION MEDAL” được trao tặng cho nhiều quân nhân Biệt động quân có lòng dũng cảm tuyệt vời trong lúc chiến đấu với địch quân.
VI- PHẦN KẾT.
Sau khi hiệp định đình chiến Paris 28-3-1973 đầy xảo trá và phản bội, Quân đội Mỹ đơn phương rút hết khỏi Việt Nam, kể cả các cố vấn, viện trợ cũng cắt giảm tối đa. Quân lực VNCH nói chung, Biệt Động Quân nói riêng, vẫn phải tiếp tục chiến đấu trong điều kiện ngặt nghèo, thiếu tiếp liệu, tiếp vận, đạn dược và yểm trợ, để chống lại kẻ thù miền Bắc, không những vẫn được duy trì hậu thuẫn mà còn gia tăng viện trợ đến mức tối đa của cả khối cộng sản Liên Xô, Trung Cộng. Nhưng với lòng tự hào vì “Tổ quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”, với tinh thần bất khuất dũng cảm “Vì dân Quyết chiến”, BĐQ đã chiến đấu, một mất một còn với kẻ thù đến phút cuối cùng.
Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số đơn vị BĐQ, trong đó có Tiểu đoàn 82 BĐQ từ vùng II, Liên Đoàn 8 BĐQ gồm các Tiểu Đoàn 84, 86, 87; Liên Đoàn 7, 9 BĐQ đã chiến đấu đến giờ thứ 25. Kể cả sau khi có lệnh ngưng bắn, một số lớn vẫn chiến đấu không chịu buông súng theo lệnh đầu hàng của TT Dương văn Minh.
Sau khi Sàigon sụp đổ, Thiếu Tướng Chỉ huy Trưởng BĐQ Đỗ kế Giai, toàn bộ ba Chỉ huy Trưởng BĐQ Quân Khu, toàn bộ 15 Liên đoàn Trưởng Liên đoàn BĐQ, trên 90% các Tiểu Đoàn Trưởng, đa số Sĩ Quan, Hạ sĩ Quan và binh sĩ đều đã ở lại, chấp nhận số phận đen tối dành cho họ. Các cấp chỉ huy BĐQ bị bọn cầm quyền cộng sản liệt vào danh sách thành phần tối nguy hiểm, bị đầy đọa tàn nhẫn trong các trại tù CS trên 10 năm. Điển hình là Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng, một số Sĩ Quan cao cấp BĐQ, đã trải dài cuộc đời suốt 17 năm trong tù ngục CSVN.
Ngày cuối cùng của tháng tư đen, BĐQ đã chịu chung số phận đắng cay, buồn tủi, đau xót, tuyệt vọng như Quân Lực VNCH, như tất cả Quân, Dân, Cán, Chính miền Nam. Rất nhiều trong số họ đã tuẫn tiết.
Việt Nam Cộng Hoà, một đất nước nhược tiểu, đã kiên cường chiến đấu cho lý tưởng tự do, bị nước bạn Đồng Minh bỏ rơi!!! Biết bao điều khổ đau, thù hận, tan tác… đã phủ lên cuộc đời những chiến sĩ kiêu hùng BĐQ, lên Quân đội VNCH, lên toàn thể dân chúng Miền Nam Việt Nam, chìm trong đói nghèo, tuyệt vọng... khổ luỵ....
Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Binh Chủng.
Tài liệu tham khảo:
- Cuốn Commandos and Ranger of World War 2 của Jame Ladd.
- Bài viết cuả Mike Martin, cố vấn Biệt Động Quân.
- Bài viết của các chiến hữu trong Đặc San Mũ Nâu 1996 -1998, và Tập San BĐQ các số: 1, 2, 3, 4, 8, 9, 15, 18, 23, 24, 26.
http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso29.htm
Sinh Tồn chuyển