Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
BIỂU TÌNH - Việt Nhân
(HNPĐ) Ông Tư đang ngồi với anh mắt kiếng gọng vàng, hai người đang nói gì đó cùng anh tài xế xe tải, thì mỗ tôi bước vô, ông như reo mà gọi tôi lại cùng ngồi chung, đã là gần giữa trưa, giờ này mấy ai ghé quán café, cái quán trống trơn chỉ mỗi ông Tư chủ quán cùng hai ông khách quen.
Ấn vai tôi như biểu phải ngồi, rồi ông vào trong để lấy tách trà cho tôi, quen nhau đã lâu, mỗ tôi vừa là người bạn trẻ của ông, vừa là khách quen, ông biết giờ này là giờ cơm nước, và cũng là giờ tôi phải về gõ bài cho tờ điện báo. Thái độ của ông như hôm nay đã quá quen với tôi, cho biết ông đang có cái gì đó cần “đả thông” và cũng không chừng ông đang cần thêm đồng minh, tôi lên tiếng như hỏi chung cho cả hai anh bạn trẻ cùng bàn, thì cũng là lúc ông Tư ra tới với tách trà trên tay:
-Mấy ông đang nói chuyện gì dzậy?
-Chuyện biểu tình bên quê nhà, anh Hai à… ông Tư trả lời.
-Chuyện đó cũ đã cả tuần rồi, mà bà con mình vẫn còn bàn tán sao?
-Biểu tình thì cũ, nhưng chuyện đập phá đâu có cũ đâu anh Hai?
-Vậy ra ông Tư hổng nhớ thằng biểu tình với thằng bạo động là hai đứa cặp đôi à?
-Nhưng đây lại là chuyện xảy ra trong một nước cộng sản, đó là cái chiện tụi tui đang lấy làm lạ.
-À, cái đó thì nhiều người cũng thắc mắc như ông, vì chỉ nghĩ rằng ở xứ tự do biểu tình rồi nổi nóng đập phá thì có, còn đất cộng sản thì không… Vậy ra hổng ai nhớ năm kia 2012, bên Tầu cộng, trong vụ tranh chấp đảo Senkaku, cũng có dân biểu tình đập phá mấy cái nơi làm ăn của người Nhật đó, tụi nó hổng là cộng sản chắc?
-Ờ hén… ông Tư giơ tay định vỗ bàn như đã hiểu ra, nhưng chợt nghĩ ra điều gì mà ông xụi lơ buông tay xuống mặt bàn mà… tiếp tục nói rằng ông vẫn không hiểu.
-Ông chưa hiểu cái giống gì?
-Chuyện bên Tầu cộng thì ai cũng biết là của chính nhà nước, vậy chuyện bên quê mình thì ai tổ chức ở đây, hổng lẽ tụi nó muốn “thoát Trung” mà làm chuyện đó?
-Tới cái vụ đó thì tui cũng bí như quí vị thôi, hổng chừng đó là thằng thế lực thù địch.
Tới đây anh mắt kiếng gọng vàng góp ý, là đã từ lâu trong chế độ xã nghĩa, người dân không được bày tỏ nguyện vọng của mình, rồi bị ức chế, bị dồn nén như những chiếc lò xo, nay sút chốt nó bung tùm lum trúng ai nấy chịu. Anh tài xế như cùng một ý mà cho rằng, tầng lớp công nhân bị bịp quá lâu, nào là giai cấp vô sản chuyên chính, giai cấp nồng cốt của đảng, nghe thì khoái cái lỗ tai đó, nhưng cho được chọn thì họ khoái làm giai cấp “tư bản đỏ” như cái ông tưởng thú Xà Mâu hơn.
Làm giai cấp vô sản chuyên chính thì nắm chắc bản thân cùng gia đình đói triền miên, giai cấp công nhân, làm chủ đất nước nhưng dưới các ông chủ xí nghiệp, không Tầu Mao thì Tầu Tưởng, không Nhật thì Đại Hàn. Khắp xứ, giai cấp công nhân đều bị lột sạch không khác cái xơ mướp, nhưng công nhân vẫn luôn bám lấy nhà máy, không vì yêu nước mà vì nồi cơm, chuyện họ “bức xúc” cái dàn khoan HD.981 mà xuống đường thì là điều tự nhiên, nhưng chuyện đập phá, đốt cháy thì cần coi lại.
Trên báo chí cùng cơ quan truyền thông nhà nước đưa tin ảnh các vụ đập phá này, không ai không nhìn thấy những tấm ảnh từng tốp vài chục thanh niên cỡi xe gắn máy, chạy ngược chạy xuôi, nơi nào họ phất tay thì nơi đó có lửa khói – Họ là ai? Côn an xã nghĩa lên tiếng chúng là thành phần hình sự, cướp phá, tại các điểm nóng như Bình Dương, Đồng Nai, Nghệ Tĩnh, Thái Bình… có nơi bắt nhốt con số lên hàng trăm. Chuyện này gây cho dư luận câu hỏi là nếu đó thật là thành phần bất hảo hình sự, thì tình trạng an ninh chế độ hôm nay bên quê nhà đã chạm đáy, chuyện biểu tình trong một nước cộng sản đã là một cái gì hiếm, lại lồng vào thêm các tay cướp phá thì quả là chuyện lạ như ông Tư Bến Nghé đã nói.
Các đại biểu QH, báo chí truyền thông tiếp tục đưa ý kiến, không ngoài phê phán là “đã làm mất chính nghĩa cho phía VN” và họ kết luận về sự lợi hại của chuyện này là “phá vỡ sức đối đầu của VN với TQ”, nói như thế có khác nào nói tổ chức các vụ đập phá này (nếu sự thật đúng vậy) là của phe thân TQ? Trong khi đó một số phân tích gia phương Tây, lại cho rằng Hà Nội đã phản ứng, và có thể dùng các vụ tấn công này để “mặc cả” với Tầu cộng, sau cái khước từ của Bắc Kinh không tiếp Bí Lú, chuyện không lâu đâu chỉ vài tuần nữa sẽ rõ thôi. Và cam đoan cái giàn khoan vẫn thù lù một đống không một li di dời!
Trong bối cảnh xí nghiệp bị đốt, công nhân Tầu cộng đã vượt biên bỏ chạy sang các nước láng giềng như Kampuchia, Thái Lan (sao không chạy về Tầu?) Thì tại cuộc họp báo chiều nay 15/5, người phát ngôn bộ ngoại giao An Nam xã nghĩa cho biết, đại sứ mới của Tầu cộng đã có mặt tại Hà Nội ngày 11/5; và thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã đi sang Trung Quốc từ 13 đến 15/5 (chém chết tên đại sứ TQ mới này, đã cầm lệnh của Tập Cận Bình chỉ đích danh Hồ Xuân Sơn đi sứ).
Hồ xuân Sơn! Tay này, được mô tả là người được đào tạo từ Bắc Kinh, nói tiếng Tầu lưu loát như tiếng mẹ đẻ! Chuyến đi này gợi lại chuyến đi tháng 06/2011 của hắn sang TQ, trong lúc người dân cả Sài gòn lẫn Hà nội sôi sục biểu tình từ hai vụ cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 2 (26/05/2011), và tàu Vi Kinh II ngày (09/06/2011). Kết quả chuyến đi, cũng như mọi thông tin cuộc hòa đàm đã bị nhà nước xã nghĩa dấu nhẹm, chỉ mỗi Tân Hoa Xã đưa tin hai bên Việt-Trung là đã đạt được sự đồng thuận, và có những sự thống nhất qua cuộc đàm phán song phương trong ngày 25/06/2011, và phia THX cũng lên tiếng là, TQ mong phía VN thực hiên những gì đã cam kết trong phiên họp.
Lần đó, chính cái thái độ im lặng của nhà nước về chuyến đi của Hồ Xuân Sơn, mà một số nhân sĩ, trí thức xã nghĩa cho rằng cuộc họp 25/06/2011 có sự khuất tất, nên ngày 02/07/2011 họ đã gữi một bản kiến nghị đến Bộ ngoại giao, yêu cầu được thông tin rõ rệt, công bố toàn văn bản thỏa thuận đó. Sau cùng sự trả lời của Hồ Xuân Sơn như mọi người đã được biết là mọi việc được giải quyết trên tinh thần “4 tốt, 16 vàng” – Nay chuyến đi 13/06/2014 cho tới nay chưa một tin tức gì được nhà nước xã nghĩa loan báo, chắc cũng lại như truyền thống xưa nay, đánh lưỡi mười lần trước khi tuyên bố.
An Nam xã nghĩa thì như thế, còn phía Tầu cộng thì chỉ nói những gì cần nói, họ im lặng trước đề nghị kéo cái của nợ HD.981 ra khỏi thềm 200 Hải lý của VN - Nhưng trong cái vụ này có điều đáng chú ý về phía anh Tầu Tưởng, đó là hôm nay 16/05/2014 Đài Loan nói rằng sẽ phối hợp với Nhật Bản và các nước khác để hối thúc Việt Nam bồi thường, sau các cuộc biểu tình bạo lực tấn công các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài - Và trong một bức hình trên mạng cho thấy dân Đài Loan biểu tình với câu tiếng Anh “Xisha ílands belongs to….”
Câu chuyện cuối tuần hôm nay xin để ông Tư Bến Nghé kết thúc, trưởng phòng thương mại Đài Loan tại Hà Nội cho biết , trong các vụ bạo động chống Trung Quốc vừa qua tại Việt Nam có hơn 500 nhà máy của các nhà đầu tư Đài Loan bị thiệt hại, nay đòi bồi thường vì đây là tài sản của người nước ngoài, Ông Tư nói: “Xin được nói thật với Nị, dân An Nam xã nghĩa còn đồng xu cắt bạc nào đâu để mà đền, mà trả, có cái tà lỏn rách lấy hông? Nị muốn đòi đi kiếm Xà Mâu mà đòi”
Còn tấm hình dân Đài cầm biểu ngữ tiếng Anh, phía sau chữ “belong to…” không đọc được là chữ gì kế tiếp, nhưng mỗ tôi đoan chắc với ông Tư không ngoài ý nó muốn nói là của Tầu Tưởng (hay là của Tầu Mao không chừng), chữ Xisha (Tây sa) và Nansha (Nam sa) là chúng gọi Hoàng Sa và Trường Sa của mình, ông Tư nói “Đây là câu trả lời cho những ai nghĩ rằng, Tầu có thứ tốt có thứ xấu (!), cứ đầu óc như vậy hoài, hèn chi nguyên một dải Vạn Lý Trường Sa nay còn vài đảo đá!”
Chào mọi người ra về vì còn phải gõ bài, Ông
Tư hỏi tôi nghĩ gì về chuyện này, tôi không nói với ông về chuyện biển đảo,
cũng không là chuyện ai đã tổ chức dân biểu tình, đập phá, mà mỗ tôi chỉ nói
cùng ông là rồi đây sau chuyện này, mong mọi chuyện được yên lành đến với các
cô gái Việt nghèo đã lấy chồng Đài, chồng Trung!
Việt Nhân (HNPĐ)
BIỂU TÌNH - Việt Nhân
(HNPĐ) Ông Tư đang ngồi với anh mắt kiếng gọng vàng, hai người đang nói gì đó cùng anh tài xế xe tải, thì mỗ tôi bước vô, ông như reo mà gọi tôi lại cùng ngồi chung, đã là gần giữa trưa, giờ này mấy ai ghé quán café, cái quán trống trơn chỉ mỗi ông Tư chủ quán cùng hai ông khách quen.
Ấn vai tôi như biểu phải ngồi, rồi ông vào trong để lấy tách trà cho tôi, quen nhau đã lâu, mỗ tôi vừa là người bạn trẻ của ông, vừa là khách quen, ông biết giờ này là giờ cơm nước, và cũng là giờ tôi phải về gõ bài cho tờ điện báo. Thái độ của ông như hôm nay đã quá quen với tôi, cho biết ông đang có cái gì đó cần “đả thông” và cũng không chừng ông đang cần thêm đồng minh, tôi lên tiếng như hỏi chung cho cả hai anh bạn trẻ cùng bàn, thì cũng là lúc ông Tư ra tới với tách trà trên tay:
-Mấy ông đang nói chuyện gì dzậy?
-Chuyện biểu tình bên quê nhà, anh Hai à… ông Tư trả lời.
-Chuyện đó cũ đã cả tuần rồi, mà bà con mình vẫn còn bàn tán sao?
-Biểu tình thì cũ, nhưng chuyện đập phá đâu có cũ đâu anh Hai?
-Vậy ra ông Tư hổng nhớ thằng biểu tình với thằng bạo động là hai đứa cặp đôi à?
-Nhưng đây lại là chuyện xảy ra trong một nước cộng sản, đó là cái chiện tụi tui đang lấy làm lạ.
-À, cái đó thì nhiều người cũng thắc mắc như ông, vì chỉ nghĩ rằng ở xứ tự do biểu tình rồi nổi nóng đập phá thì có, còn đất cộng sản thì không… Vậy ra hổng ai nhớ năm kia 2012, bên Tầu cộng, trong vụ tranh chấp đảo Senkaku, cũng có dân biểu tình đập phá mấy cái nơi làm ăn của người Nhật đó, tụi nó hổng là cộng sản chắc?
-Ờ hén… ông Tư giơ tay định vỗ bàn như đã hiểu ra, nhưng chợt nghĩ ra điều gì mà ông xụi lơ buông tay xuống mặt bàn mà… tiếp tục nói rằng ông vẫn không hiểu.
-Ông chưa hiểu cái giống gì?
-Chuyện bên Tầu cộng thì ai cũng biết là của chính nhà nước, vậy chuyện bên quê mình thì ai tổ chức ở đây, hổng lẽ tụi nó muốn “thoát Trung” mà làm chuyện đó?
-Tới cái vụ đó thì tui cũng bí như quí vị thôi, hổng chừng đó là thằng thế lực thù địch.
Tới đây anh mắt kiếng gọng vàng góp ý, là đã từ lâu trong chế độ xã nghĩa, người dân không được bày tỏ nguyện vọng của mình, rồi bị ức chế, bị dồn nén như những chiếc lò xo, nay sút chốt nó bung tùm lum trúng ai nấy chịu. Anh tài xế như cùng một ý mà cho rằng, tầng lớp công nhân bị bịp quá lâu, nào là giai cấp vô sản chuyên chính, giai cấp nồng cốt của đảng, nghe thì khoái cái lỗ tai đó, nhưng cho được chọn thì họ khoái làm giai cấp “tư bản đỏ” như cái ông tưởng thú Xà Mâu hơn.
Làm giai cấp vô sản chuyên chính thì nắm chắc bản thân cùng gia đình đói triền miên, giai cấp công nhân, làm chủ đất nước nhưng dưới các ông chủ xí nghiệp, không Tầu Mao thì Tầu Tưởng, không Nhật thì Đại Hàn. Khắp xứ, giai cấp công nhân đều bị lột sạch không khác cái xơ mướp, nhưng công nhân vẫn luôn bám lấy nhà máy, không vì yêu nước mà vì nồi cơm, chuyện họ “bức xúc” cái dàn khoan HD.981 mà xuống đường thì là điều tự nhiên, nhưng chuyện đập phá, đốt cháy thì cần coi lại.
Trên báo chí cùng cơ quan truyền thông nhà nước đưa tin ảnh các vụ đập phá này, không ai không nhìn thấy những tấm ảnh từng tốp vài chục thanh niên cỡi xe gắn máy, chạy ngược chạy xuôi, nơi nào họ phất tay thì nơi đó có lửa khói – Họ là ai? Côn an xã nghĩa lên tiếng chúng là thành phần hình sự, cướp phá, tại các điểm nóng như Bình Dương, Đồng Nai, Nghệ Tĩnh, Thái Bình… có nơi bắt nhốt con số lên hàng trăm. Chuyện này gây cho dư luận câu hỏi là nếu đó thật là thành phần bất hảo hình sự, thì tình trạng an ninh chế độ hôm nay bên quê nhà đã chạm đáy, chuyện biểu tình trong một nước cộng sản đã là một cái gì hiếm, lại lồng vào thêm các tay cướp phá thì quả là chuyện lạ như ông Tư Bến Nghé đã nói.
Các đại biểu QH, báo chí truyền thông tiếp tục đưa ý kiến, không ngoài phê phán là “đã làm mất chính nghĩa cho phía VN” và họ kết luận về sự lợi hại của chuyện này là “phá vỡ sức đối đầu của VN với TQ”, nói như thế có khác nào nói tổ chức các vụ đập phá này (nếu sự thật đúng vậy) là của phe thân TQ? Trong khi đó một số phân tích gia phương Tây, lại cho rằng Hà Nội đã phản ứng, và có thể dùng các vụ tấn công này để “mặc cả” với Tầu cộng, sau cái khước từ của Bắc Kinh không tiếp Bí Lú, chuyện không lâu đâu chỉ vài tuần nữa sẽ rõ thôi. Và cam đoan cái giàn khoan vẫn thù lù một đống không một li di dời!
Trong bối cảnh xí nghiệp bị đốt, công nhân Tầu cộng đã vượt biên bỏ chạy sang các nước láng giềng như Kampuchia, Thái Lan (sao không chạy về Tầu?) Thì tại cuộc họp báo chiều nay 15/5, người phát ngôn bộ ngoại giao An Nam xã nghĩa cho biết, đại sứ mới của Tầu cộng đã có mặt tại Hà Nội ngày 11/5; và thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã đi sang Trung Quốc từ 13 đến 15/5 (chém chết tên đại sứ TQ mới này, đã cầm lệnh của Tập Cận Bình chỉ đích danh Hồ Xuân Sơn đi sứ).
Hồ xuân Sơn! Tay này, được mô tả là người được đào tạo từ Bắc Kinh, nói tiếng Tầu lưu loát như tiếng mẹ đẻ! Chuyến đi này gợi lại chuyến đi tháng 06/2011 của hắn sang TQ, trong lúc người dân cả Sài gòn lẫn Hà nội sôi sục biểu tình từ hai vụ cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 2 (26/05/2011), và tàu Vi Kinh II ngày (09/06/2011). Kết quả chuyến đi, cũng như mọi thông tin cuộc hòa đàm đã bị nhà nước xã nghĩa dấu nhẹm, chỉ mỗi Tân Hoa Xã đưa tin hai bên Việt-Trung là đã đạt được sự đồng thuận, và có những sự thống nhất qua cuộc đàm phán song phương trong ngày 25/06/2011, và phia THX cũng lên tiếng là, TQ mong phía VN thực hiên những gì đã cam kết trong phiên họp.
Lần đó, chính cái thái độ im lặng của nhà nước về chuyến đi của Hồ Xuân Sơn, mà một số nhân sĩ, trí thức xã nghĩa cho rằng cuộc họp 25/06/2011 có sự khuất tất, nên ngày 02/07/2011 họ đã gữi một bản kiến nghị đến Bộ ngoại giao, yêu cầu được thông tin rõ rệt, công bố toàn văn bản thỏa thuận đó. Sau cùng sự trả lời của Hồ Xuân Sơn như mọi người đã được biết là mọi việc được giải quyết trên tinh thần “4 tốt, 16 vàng” – Nay chuyến đi 13/06/2014 cho tới nay chưa một tin tức gì được nhà nước xã nghĩa loan báo, chắc cũng lại như truyền thống xưa nay, đánh lưỡi mười lần trước khi tuyên bố.
An Nam xã nghĩa thì như thế, còn phía Tầu cộng thì chỉ nói những gì cần nói, họ im lặng trước đề nghị kéo cái của nợ HD.981 ra khỏi thềm 200 Hải lý của VN - Nhưng trong cái vụ này có điều đáng chú ý về phía anh Tầu Tưởng, đó là hôm nay 16/05/2014 Đài Loan nói rằng sẽ phối hợp với Nhật Bản và các nước khác để hối thúc Việt Nam bồi thường, sau các cuộc biểu tình bạo lực tấn công các nhà máy thuộc sở hữu nước ngoài - Và trong một bức hình trên mạng cho thấy dân Đài Loan biểu tình với câu tiếng Anh “Xisha ílands belongs to….”
Câu chuyện cuối tuần hôm nay xin để ông Tư Bến Nghé kết thúc, trưởng phòng thương mại Đài Loan tại Hà Nội cho biết , trong các vụ bạo động chống Trung Quốc vừa qua tại Việt Nam có hơn 500 nhà máy của các nhà đầu tư Đài Loan bị thiệt hại, nay đòi bồi thường vì đây là tài sản của người nước ngoài, Ông Tư nói: “Xin được nói thật với Nị, dân An Nam xã nghĩa còn đồng xu cắt bạc nào đâu để mà đền, mà trả, có cái tà lỏn rách lấy hông? Nị muốn đòi đi kiếm Xà Mâu mà đòi”
Còn tấm hình dân Đài cầm biểu ngữ tiếng Anh, phía sau chữ “belong to…” không đọc được là chữ gì kế tiếp, nhưng mỗ tôi đoan chắc với ông Tư không ngoài ý nó muốn nói là của Tầu Tưởng (hay là của Tầu Mao không chừng), chữ Xisha (Tây sa) và Nansha (Nam sa) là chúng gọi Hoàng Sa và Trường Sa của mình, ông Tư nói “Đây là câu trả lời cho những ai nghĩ rằng, Tầu có thứ tốt có thứ xấu (!), cứ đầu óc như vậy hoài, hèn chi nguyên một dải Vạn Lý Trường Sa nay còn vài đảo đá!”
Chào mọi người ra về vì còn phải gõ bài, Ông
Tư hỏi tôi nghĩ gì về chuyện này, tôi không nói với ông về chuyện biển đảo,
cũng không là chuyện ai đã tổ chức dân biểu tình, đập phá, mà mỗ tôi chỉ nói
cùng ông là rồi đây sau chuyện này, mong mọi chuyện được yên lành đến với các
cô gái Việt nghèo đã lấy chồng Đài, chồng Trung!
Việt Nhân (HNPĐ)