Mỗi Ngày Một Chuyện

BUỔI HỪNG ĐÔNG - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Ấy thế mà hình ảnh thức khuya dậy sớm, lại luôn luôn hiện diện trong hệ thống trấn thủ lưu đồn, của quân nhân các cấp trong đại tộc KaKi huynh đệ chi binh chúng tôi.


BUỔI HỪNG ĐÔNG   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Mới đầu giờ Mẹo, tức 5 giờ sáng, mình đã dậy rồi, cái thói quen kéo dài từ thủa còn đi học quá xa xưa. 

Chẳng biết để làm gì, nhưng sự thực có nhiều việc làm lắm.  

Thủa đi học, thì dạy sớm để học thi, làm thơ. 

Khi đi làm thì dạy sớm để lo cho con cái đi học, chuẩn bị tới sở. 

Sau cuộc đổi đời, đi tù cải tạo mấy năm, trong trại tù phải dạy sớm để chấp hành nội quy nhà tù: 5:00 

giờ ra sân tập thể dục. 

Trở về cuộc sống ngoài đời, dạy sớm để lo chuyện cơm áo sinh nhai cho bản thân và gia đình, dù còn kẹt ở trong nước cũng như đã ra ngoại quốc. 

Khi về hưu hoàn toàn, dạy sớm để thay đồng hồ cho con đi làm, cháu đi học. 

Nếu có dạy trễ sau 6:00 giờ sáng, ấy là bị nóng lạnh bịnh hoạn, hay lúc được nghỉ ít ngày để đi chơi. 

Tự khai ra, mới biết được chắc chắn, chưa bao giờ mình quên ánh sáng buổi bắt đầu ngày, dẫu còn ở phương đông hay đã qua phương tây. 

Như vậy dậy sớm với mình, là thú ...tiêu khiển lành mạnh nhất, nếu quý vị ở độ tuổi bình thường, bởi vì ngủ sớm, dậy sớm đã trở thành thói quen của người lớn, các bậc cao niên cũng vậy. 

 

Thủa tôi còn bé ở ngoài Bắc, tôi thấy ông Nội tôi ăn cơm chiều lúc 4:00 giờ, nghỉ ngơi một lúc, đàn gà ngoài sân đã lục tục lên chuồng khi trời vừa chạng vạng tối, tức là đúng giờ Dậu ( từ 5 tới 7 giớ ) chiều mỗi ngày. 

Và cũng đúng thói quen của người Bắc xưa thật xưa, quý vị cao niên già lão, đi ngủ sớm như vậy, thì chỉ độ 2,3 giờ sáng đã thức dậy, pha trà độc ẩm trong đêm khuya, chờ sáng tới. 

Thời gian từ 2 tới 3 giờ sáng, là nửa sau của giờ Sửu , các nông dân đã lùa trâu ra đồng...

Người ta đã sống quen trong bóng tối. Những đêm trăng, thì dù thượng, trung hay hạ tuần, cũng đều ích lợi với nhà nông, vì 2,3 giờ sáng trở sang ngày mới, người làm ruộng, rẫy cũng đã bắt tay vào công việc đồng áng như cái nghề, cái nghiệp truyền kiếp xưa nay. 

Vì thế cho nên quý cụ ta xưa mới có câu: 

Giầu đâu đến kẻ ngủ trưa 

Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày 

        (Ca dao) 

Nếu nói về giữ gìn sức khoẻ, là cần một giấc ngủ tương đối để sinh hoạt bình thường, thì các vị cao niên già lão nêu trên, vẫn xem như ngủ đủ số giờ y tế ấn định, là giấc ngủ cũng dài khoảng 7, 8 giờ, chứ có thiếu đâu. 

 

Do thói quen đương nêu, ngày rất xa xưa, gia đình ba tôi rời Chapa Laokay về ngoại thành Hà Nội, làng Sở Thượng của ông Nội tôi.

Hằng ngày cứ thấy ông Nội tự bắc ấm nước đun cho thật sôi vào lúc... nửa đêm như vậy, rồi tự pha chế trà, chuyên trà ở nhà khách, là nơi ông Nội tôi "cư ngụ" một mình, rồi uống trà, rồi ho vì sặc nước, lụ khụ cho tới sáng. 

Ba tôi mua về biếu ông Nội tôi một cái bình đựng nước sôi,gọi là cái phích, để con cháu nấu nước trước khi đêm, hầu ông Nội tôi pha trà, nhưng ông Nội tôi rất không vừa ý, vì 2 lý do sau: 

Phích nước sôi vừa nặng, vừa lạ tay, khó chế vô ấm trà. 

Ông Nội tôi thích nhen một bếp than hay củi nhỏ, để cũng là một hình thức chờ đợi nhấp từng ngụm nước trà nóng, thơm mùi sen, lài, hay hoa ngâu mà ông tôi rất sảng khoái khi cầm gọn tách trà trong tay. 

Khi đề cập tới dậy sớm, là lập tức người ta nghĩ tới chuyện thức khuya. 

Thức khuya dậy sớm, nếu nói với nhau như một cặp bài trùng, thì người mang hai hình ảnh đó, chỉ có một giấc ngủ thiếp đi trong một, hai tiếng đồng hồ. 

Có nghĩa là người ấy bận rộn ghê lắm, công kia việc nọ đa đoan, đến nỗi không có cả giờ ăn, giờ ngủ nữa. 

Nhưng nghĩ cho cùng, danh nghĩa thức khuya dậy sớm đã không còn tính cách đồng bộ, như thời các cụ ta xưa lâu rồi.

Dẫu có việc làng việc nước, hay buôn to bán lớn vv ...cũng không đến nỗi phải dồn giấc ngủ vào một tiếng đồng hồ, mặc dầu có khi học hành trắng đêm cho kịp mùa thi cử thì phải thức khuya chẳng hạn. 

 

Ấy thế mà hình ảnh thức khuya dậy sớm, lại luôn luôn hiện diện trong hệ thống trấn thủ lưu đồn, của quân nhân các cấp trong đại tộc KaKi huynh đệ chi binh chúng tôi. 

Cho tới bây giờ tôi vẫn xúc động khi nhớ lại ngày "quan với quân lên đường" mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở miền địa đầu giới tuyến mùa xuân năm 1971. 

Ngày N tháng 2 -1971, trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe nhà binh đúng nghĩa với đủ hình thức một cuộc hành quân cấp lộ quân. Nghĩa là tiền hô hậu ủng, quan quân trước đó đã nhập doanh trại từ đêm trước, ai cũng phấn khởi lên đường, vượt Hải Vân, ra biên ải, điểm chót để vô Nam Lào . 

Phải chứng kiến đoàn xe đi, đèn nối đèn, súng nối súng, mới thấy hào hứng, lúc đó cả thành phố còn ngủ say. 

Chỉ những ai liên hệ tới những người ra đi buổi quá sớm ấy, mới thấy thấm buồn, nếu nhìn theo, "đoàn ngựa xe cuối cùng" trong bài trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương, ôi lãng mạn, trữ tình biết mấy. 

Mặc dầu đó là đoàn xe "tượng trưng" của Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI, bắt buộc phải có, và phải chuyển vận như thế để quan với quân hình thành một cuộc hành quân tên tuổi như Lam Sơn 719 để đời.

Trước đó, và tiếp tục như vậy sau đó, phần hành các cấp QĐI/QKI đã chuyển công tác theo các sư đoàn trực thuộc, phía Bắc đèo Hải Vân như Sư Đoàn 1 BB, Sư Đoàn 3 BB vv...trực tiếp tác chiến đêm ngày thời gian đó. 

Trong phạm vi kể chuyện về tính cách khuya sớm của giấc ngủ thôi, không đan cử ký sự về Lam Sơn 719, quân ta tốc chiến Hạ Lào, cắt đứt đường tiếp viện của Cộng sản Bắc Việt với Việt Cộng đang len lỏi vào miền Nam phá hoại Việt Nam Cộng Hoà. 

Buổi đó mấy người chúng tôi chỉ là người ở lại, đứng trông theo đoàn xe ra đi chiến trường. 

Chúng tôi vẫn có mặt ở căn cứ tiền phương, nhưng không cần đi sớm, riêng tôi, thì như trình bầy trên, dù có trong quân đội, hay khi chưa vô lính, tôi vẫn là người thích ngắm một vệt mây sáng buổi hừng đông để đón mặt trời về. 

 

Sớm nay, cũng vẫn khoảng thời gian âm dương chuyển dịch, còn quá sớm để đợi bình minh. Tôi cứ nhìn về phương nam, trời tối mịt mù, nhưng niềm thương nỗi nhớ cứ mỗi lúc mỗi mênh mông...

4:00 giờ, chắc anh mới vào giấc ngủ thôi, vì anh còn bận rộn với công kía việc nọ, tôi thấy rõ lòng tôi trải ra bát ngát...làm sao níu lại được những bè mây đang lãng đãng trôi về xa tít tắp, khiến càng thấy rõ sự bất lực của thời gian? 

Mình biết chắc anh không bao giờ để trống vắng tháng ngày như mình, dù chỉ phút giây ngắn ngủi, bằng chứng là anh chẳng muốn kéo không gian lại gần.

Thế nên, buổi trưa ở văn phòng Bác sĩ "khám tim" , vị Bác sĩ nói: "Tim thất nhịp nên cần giữ bình tĩnh, bình thản, tránh xúc động nhiều vv...", nhưng ngay khi rời văn phòng Bác sĩ X, đôi mắt ngó về xa xôi, quanh riềm mi tôi, lại ướt át những giọt lệ buồn. 

Song le, đừng chìm đắm vào nỗi buồn, thì trái tim sẽ đập êm đềm, ai ở đời cũng có những phút lòng chùng xuống chứ, tưởng đó cũng là một món nữ trang khá đẹp của cuộc đời người lỡ thích mộng mơ...

 

              CAO MỴ NHÂN (HNPD)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

BUỔI HỪNG ĐÔNG - CAO MỴ NHÂN

(HNPD) Ấy thế mà hình ảnh thức khuya dậy sớm, lại luôn luôn hiện diện trong hệ thống trấn thủ lưu đồn, của quân nhân các cấp trong đại tộc KaKi huynh đệ chi binh chúng tôi.


BUỔI HỪNG ĐÔNG   -   CAO MỴ NHÂN 

 

Mới đầu giờ Mẹo, tức 5 giờ sáng, mình đã dậy rồi, cái thói quen kéo dài từ thủa còn đi học quá xa xưa. 

Chẳng biết để làm gì, nhưng sự thực có nhiều việc làm lắm.  

Thủa đi học, thì dạy sớm để học thi, làm thơ. 

Khi đi làm thì dạy sớm để lo cho con cái đi học, chuẩn bị tới sở. 

Sau cuộc đổi đời, đi tù cải tạo mấy năm, trong trại tù phải dạy sớm để chấp hành nội quy nhà tù: 5:00 

giờ ra sân tập thể dục. 

Trở về cuộc sống ngoài đời, dạy sớm để lo chuyện cơm áo sinh nhai cho bản thân và gia đình, dù còn kẹt ở trong nước cũng như đã ra ngoại quốc. 

Khi về hưu hoàn toàn, dạy sớm để thay đồng hồ cho con đi làm, cháu đi học. 

Nếu có dạy trễ sau 6:00 giờ sáng, ấy là bị nóng lạnh bịnh hoạn, hay lúc được nghỉ ít ngày để đi chơi. 

Tự khai ra, mới biết được chắc chắn, chưa bao giờ mình quên ánh sáng buổi bắt đầu ngày, dẫu còn ở phương đông hay đã qua phương tây. 

Như vậy dậy sớm với mình, là thú ...tiêu khiển lành mạnh nhất, nếu quý vị ở độ tuổi bình thường, bởi vì ngủ sớm, dậy sớm đã trở thành thói quen của người lớn, các bậc cao niên cũng vậy. 

 

Thủa tôi còn bé ở ngoài Bắc, tôi thấy ông Nội tôi ăn cơm chiều lúc 4:00 giờ, nghỉ ngơi một lúc, đàn gà ngoài sân đã lục tục lên chuồng khi trời vừa chạng vạng tối, tức là đúng giờ Dậu ( từ 5 tới 7 giớ ) chiều mỗi ngày. 

Và cũng đúng thói quen của người Bắc xưa thật xưa, quý vị cao niên già lão, đi ngủ sớm như vậy, thì chỉ độ 2,3 giờ sáng đã thức dậy, pha trà độc ẩm trong đêm khuya, chờ sáng tới. 

Thời gian từ 2 tới 3 giờ sáng, là nửa sau của giờ Sửu , các nông dân đã lùa trâu ra đồng...

Người ta đã sống quen trong bóng tối. Những đêm trăng, thì dù thượng, trung hay hạ tuần, cũng đều ích lợi với nhà nông, vì 2,3 giờ sáng trở sang ngày mới, người làm ruộng, rẫy cũng đã bắt tay vào công việc đồng áng như cái nghề, cái nghiệp truyền kiếp xưa nay. 

Vì thế cho nên quý cụ ta xưa mới có câu: 

Giầu đâu đến kẻ ngủ trưa 

Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày 

        (Ca dao) 

Nếu nói về giữ gìn sức khoẻ, là cần một giấc ngủ tương đối để sinh hoạt bình thường, thì các vị cao niên già lão nêu trên, vẫn xem như ngủ đủ số giờ y tế ấn định, là giấc ngủ cũng dài khoảng 7, 8 giờ, chứ có thiếu đâu. 

 

Do thói quen đương nêu, ngày rất xa xưa, gia đình ba tôi rời Chapa Laokay về ngoại thành Hà Nội, làng Sở Thượng của ông Nội tôi.

Hằng ngày cứ thấy ông Nội tự bắc ấm nước đun cho thật sôi vào lúc... nửa đêm như vậy, rồi tự pha chế trà, chuyên trà ở nhà khách, là nơi ông Nội tôi "cư ngụ" một mình, rồi uống trà, rồi ho vì sặc nước, lụ khụ cho tới sáng. 

Ba tôi mua về biếu ông Nội tôi một cái bình đựng nước sôi,gọi là cái phích, để con cháu nấu nước trước khi đêm, hầu ông Nội tôi pha trà, nhưng ông Nội tôi rất không vừa ý, vì 2 lý do sau: 

Phích nước sôi vừa nặng, vừa lạ tay, khó chế vô ấm trà. 

Ông Nội tôi thích nhen một bếp than hay củi nhỏ, để cũng là một hình thức chờ đợi nhấp từng ngụm nước trà nóng, thơm mùi sen, lài, hay hoa ngâu mà ông tôi rất sảng khoái khi cầm gọn tách trà trong tay. 

Khi đề cập tới dậy sớm, là lập tức người ta nghĩ tới chuyện thức khuya. 

Thức khuya dậy sớm, nếu nói với nhau như một cặp bài trùng, thì người mang hai hình ảnh đó, chỉ có một giấc ngủ thiếp đi trong một, hai tiếng đồng hồ. 

Có nghĩa là người ấy bận rộn ghê lắm, công kia việc nọ đa đoan, đến nỗi không có cả giờ ăn, giờ ngủ nữa. 

Nhưng nghĩ cho cùng, danh nghĩa thức khuya dậy sớm đã không còn tính cách đồng bộ, như thời các cụ ta xưa lâu rồi.

Dẫu có việc làng việc nước, hay buôn to bán lớn vv ...cũng không đến nỗi phải dồn giấc ngủ vào một tiếng đồng hồ, mặc dầu có khi học hành trắng đêm cho kịp mùa thi cử thì phải thức khuya chẳng hạn. 

 

Ấy thế mà hình ảnh thức khuya dậy sớm, lại luôn luôn hiện diện trong hệ thống trấn thủ lưu đồn, của quân nhân các cấp trong đại tộc KaKi huynh đệ chi binh chúng tôi. 

Cho tới bây giờ tôi vẫn xúc động khi nhớ lại ngày "quan với quân lên đường" mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở miền địa đầu giới tuyến mùa xuân năm 1971. 

Ngày N tháng 2 -1971, trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe nhà binh đúng nghĩa với đủ hình thức một cuộc hành quân cấp lộ quân. Nghĩa là tiền hô hậu ủng, quan quân trước đó đã nhập doanh trại từ đêm trước, ai cũng phấn khởi lên đường, vượt Hải Vân, ra biên ải, điểm chót để vô Nam Lào . 

Phải chứng kiến đoàn xe đi, đèn nối đèn, súng nối súng, mới thấy hào hứng, lúc đó cả thành phố còn ngủ say. 

Chỉ những ai liên hệ tới những người ra đi buổi quá sớm ấy, mới thấy thấm buồn, nếu nhìn theo, "đoàn ngựa xe cuối cùng" trong bài trường ca Hòn Vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thương, ôi lãng mạn, trữ tình biết mấy. 

Mặc dầu đó là đoàn xe "tượng trưng" của Bộ Tư Lệnh QĐI/QKI, bắt buộc phải có, và phải chuyển vận như thế để quan với quân hình thành một cuộc hành quân tên tuổi như Lam Sơn 719 để đời.

Trước đó, và tiếp tục như vậy sau đó, phần hành các cấp QĐI/QKI đã chuyển công tác theo các sư đoàn trực thuộc, phía Bắc đèo Hải Vân như Sư Đoàn 1 BB, Sư Đoàn 3 BB vv...trực tiếp tác chiến đêm ngày thời gian đó. 

Trong phạm vi kể chuyện về tính cách khuya sớm của giấc ngủ thôi, không đan cử ký sự về Lam Sơn 719, quân ta tốc chiến Hạ Lào, cắt đứt đường tiếp viện của Cộng sản Bắc Việt với Việt Cộng đang len lỏi vào miền Nam phá hoại Việt Nam Cộng Hoà. 

Buổi đó mấy người chúng tôi chỉ là người ở lại, đứng trông theo đoàn xe ra đi chiến trường. 

Chúng tôi vẫn có mặt ở căn cứ tiền phương, nhưng không cần đi sớm, riêng tôi, thì như trình bầy trên, dù có trong quân đội, hay khi chưa vô lính, tôi vẫn là người thích ngắm một vệt mây sáng buổi hừng đông để đón mặt trời về. 

 

Sớm nay, cũng vẫn khoảng thời gian âm dương chuyển dịch, còn quá sớm để đợi bình minh. Tôi cứ nhìn về phương nam, trời tối mịt mù, nhưng niềm thương nỗi nhớ cứ mỗi lúc mỗi mênh mông...

4:00 giờ, chắc anh mới vào giấc ngủ thôi, vì anh còn bận rộn với công kía việc nọ, tôi thấy rõ lòng tôi trải ra bát ngát...làm sao níu lại được những bè mây đang lãng đãng trôi về xa tít tắp, khiến càng thấy rõ sự bất lực của thời gian? 

Mình biết chắc anh không bao giờ để trống vắng tháng ngày như mình, dù chỉ phút giây ngắn ngủi, bằng chứng là anh chẳng muốn kéo không gian lại gần.

Thế nên, buổi trưa ở văn phòng Bác sĩ "khám tim" , vị Bác sĩ nói: "Tim thất nhịp nên cần giữ bình tĩnh, bình thản, tránh xúc động nhiều vv...", nhưng ngay khi rời văn phòng Bác sĩ X, đôi mắt ngó về xa xôi, quanh riềm mi tôi, lại ướt át những giọt lệ buồn. 

Song le, đừng chìm đắm vào nỗi buồn, thì trái tim sẽ đập êm đềm, ai ở đời cũng có những phút lòng chùng xuống chứ, tưởng đó cũng là một món nữ trang khá đẹp của cuộc đời người lỡ thích mộng mơ...

 

              CAO MỴ NHÂN (HNPD)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm